Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:02:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thông tin C3 D26 F7 QD4  (Đọc 28999 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 08:20:56 pm »

Bác hieuc3d26f7  nhớ cũng như tôi nhớ: Chiều mùng 5 đã ở bến phà NL rồi  Wink
Logged
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #21 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2010, 08:28:24 am »

        Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết và có những ý kiến đóng góp. Quả thực tôi không biết sử dụng vi tính (chỉ biết đọc báo điện tử thôi). Ở quê tôi có nhiều anh em ở F7, hàng năm chúng tôi gặp nhau nói chuyện cũ hay nhắc đến chop và sư đoàn 7. Một hôm con tôi nói " Ở trên mạng Internet con thấy có nhiều người viết về BG Tây Nam, về chop và sư đoàn 7, hình như họ cùng đơn vị, cùng đánh trận với bố và các bác, các chú đấy". Vậy tôi mới gặp Binhyen và các bạn ít ngày nay thôi.
        Có bạn hỏi E141 có fai là E 14 không? Đúng là một đấy, E này còn có tên là E 38 nữa. Sư đoàn 7 có 4 trung đoàn, 3 trung đoàn bộ binh là 141, 165, 209, 210 (trung đoàn pháo binh) và các D trực thuộc.
         Tôi chưa xem "Đường vào Phnom Penh" của bác Bùi Cát Vũ nhưng tôi đã đọc "nhật kí chiến đấu" của bác hồi năm 1975 rồi. Trong chiến dịch giúp bạn giải phóng Phnom Penh bác ấy cũng là 1 trong những vị chỉ huy chiến dịch đấy.
         Việc 2 chiếc M 113 bị cháy ở hướng nào, chỗ nào tôi không nắm được, chứ ở hướng tôi vào chỉ có 1 chiếc thôi.
         Ở hướng trung đoàn 209 tôi nối lại đc thông tin với đài sở chỉ huy sư đoàn lúc hơn 1h chiều như vậy mất liên lạc 4 tiếng đồng hồ từ 9h sáng. Vì lúc 1 h chiều đài ở sở chỉ huy nhẹ của F đã di chuyển đến gần thành phố PP.
         Chiếc xe ô tô chở lính lúc ta đánh gần 12h đêm ngày mồng 3 không phải do d7 của binhyen đánh đâu. Chiếc xe này ở sau đội hình sở chỉ huy E, xe này do bộ đội d8 và d9 đánh. Còn việc đánh nhầm vào xe của f9 là ngày hôm sau 04.01 ở trên khu vực đường 1. Ở hướng f9 lúc đó có e165 của f7 ở đó. Trong chiến đấu, chỉ đơn vị nào đảm nhiệm hướng nào thì biết hướng đó chứ tuyệt đối bí mật, không biết việc bố trí lực lượng của đơn vị khác đâu, chỉ có cấp trên mới biết. Sau này đi truy quét địch ở Căng đan STưng anh hiến là sĩ quan tác chiến của E đi nắm tình hình địch cùng với trinh sát bị địch vây, a phải đốt bản đồ tác chiến vì sợ rơi vào tay địch. Được giải vây khi về đơn vị, a Trần cường E trưởng cứ gặng hỏi mãi có đúng là đốt hay để rơi? Sợ lộ bí mật, trung đoàn 209 fai điều chỉnh lại vị trí đứng chân.
         Trong chiến đấu những trận đánh lớn lúc nào cũng có 2 sở chỉ huy, sở chỉ cơ bản và sở chỉ huy nhẹ. Sở chỉ huy nhẹ là quan trọng và đặc biệt thường xuyên di chuyển theo tình hình của từng trận đánh, xử lí các tình huống trong chiến đấu đều do sở chỉ huy nhẹ ra mệnh lệnh. Tôi đã từng phục vụ ở sở chỉ huy nhẹ này. Cấp dưới thường gọi đây là bộ phận đốc chiến.
Logged
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #22 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2010, 08:50:23 am »

       
         ...Trong chiến đấu những trận đánh lớn lúc nào cũng có 2 sở chỉ huy, sở chỉ cơ bản và sở chỉ huy nhẹ. Sở chỉ huy nhẹ là quan trọng và đặc biệt thường xuyên di chuyển theo tình hình của từng trận đánh, xử lí các tình huống trong chiến đấu đều do sở chỉ huy nhẹ ra mệnh lệnh. Tôi đã từng phục vụ ở sở chỉ huy nhẹ này. Cấp dưới thường gọi đây là bộ phận đốc chiến.
Cánh F317 của Tiahien gọi là cứ cơ bản và cứ tiền phương bác a! Không nhất thiết là các trận đánh lớn mới lập cứ vì một năm có 2 mùa đồng thời có 2 chiến dịch cho cả năm. Như vậy có thể nói ít khi E được về chung làm 1 cứ. Cánh bên các bác chắc cũng vậy thôi nhỉ! Grin
Logged
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #23 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2010, 10:06:22 am »

Trích dẫn từ binhyen1960:
"Khi ra đến con đường đất đỏ cắt ngang đường quốc lộ 10, đất ở đó bị đạn pháo của địch bắn xốp như bột mì"

Trả lời: Theo tôi được biết đoạn đường này chính là 1 trong những bờ tường ủi mà f7 fai đánh. Không chỉ có pháo địch bắn đâu mà ngày hôm trước pháo của e 210 và của quân đoàn cũng bắn vào đây rồi. Vị trí này là nơi quyết tử của cả ta và địch đấy, nếu không chiếm được đây thì làm sao chiếm được cầu đôn xo và có trận luồn sâu cắt đứt đường 1 được?
      Xin nói thêm rằng đôn xo là hệ thống thủy nông đầu mối rất nhiều mương máng dẫn nước nên địch đã lợi dụng địa thế này để phòng thủ.
Về phía ta tôi nghĩ các vị chỉ huy trận đánh đã tính kỹ rồi nên sử dụng lực lượng bộ binh và hỏa lực nhiều như vậy để chọc thủng phòng tuyến. Từ khi đánh với Pôn Pốt, chưa trận nào chúng ta phải đánh tới ngày thứ 3 như ở đôn xo. Tôi tin rằng trận mở cửa đánh đường 10, cầu đôn xo giúp bạn giải phóng PP những đơn vị tham gia chiến đấu ở đây sẽ được ghi trong lịch sử của QĐ 4 và QĐNDVN.

Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #24 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2010, 03:50:02 pm »

 Khi D7 của E 209 vượt qua được bờ tường ủi vào sáng ngày 3.1.1979 thì gặp con mương nước rộng , vượt qua bên kia là cánh đồng rộng với con đường 10 chạy thẳng tới cầu Đôn xo , đường đất đỏ mới , đắp thẳng tắp to rộng , cũng khoảng 9h sáng D7 mới tới chân cầu , tại vị trí này có con đường dất khác chạy cắt ngang con đường 10 , theo binhyen nhớ thì nó là ngã 3 , tại đây có 2 ãy nhà lá dọc theo con đường nhỏ , đơn vị binhyen bố trí đội hình tại đây bên phải chân cầu , bên trái chân cầu là lính của E 141 .
 Cầu Đôn xo là một cái đập chắn nước đắp bằng đất , 2 bên tre gai dày đặc chạy ra giữa là trạm van khóa đập nước bên trên là cái cầu bằng gỗ to rộng , một đoạn xa mới tới điểm giữa cầu , đoạn này cong cong cao lên trên , nếu để bộ binh đơn thương độc mã vượt qua cầu theo địa hình này mà bên kia cầu là 1 khẩu đại liên 1 khẩu 12,8ly của địch bắn quét từ bên kia qua thì binhyen khẳng định không thể vượt qua nổi , có bao nhiêu quân vào đó cũng hết . Chính vì vậy đơn vị binhyen nằm lại bên phải chân cầu gần cái gò cao bên trên gò là mấy cây to , sau lưng là dãy nhà lá và con đường đất đỏ nhỏ cắt ngang .
 Tại đây đơn vị binhyen bị dập pháo 105ly của địch từ hướng cánh phải và từ phía sau bắn tới một lúc , hướng bên phải đội hình thì đã rõ địch là chắc chắn rồi , xong từ phía sau hơi chếch về hướng trận địa pháo tại cửa mở phía bờ tường ủi quất lên và cũng dập trúng bên cánh phải lên cái gò C2 đứng chân thì có lẽ là pháo của F7 hoặc QD4 bắn giữ sườn cho E 141 thôi , mấy cây to trên cái gò đó trúng đạn tan nát , cũng may họ chỉ bắn một lúc thì dừng , thời gian lúc đó có lẽ ngừng trôi với đơn vị binhyen , 1 phút qua đi bằng 1 năm , cảm giác thật ghê sợ khi nằm dưới tọa độ pháo của quân ta , chỉ cần nghe tiếng "cùng " đầu là toàn bộ BCH C2 rúm hết lại với nhau rồi , cũng rất nhanh nó rít trên đầu và nổ tung phía trên đỉnh đầu mình hoặc trên cái gò đó . Bên ngoài con đường đất đỏ đó thì địch bắn lâu hơn nhiều , có lẽ 4 5 khẩu 105ly cùng dập một lúc , chúng bắn tới mức đất trên đường mịn ra như bột mỳ , binhyen đi đội giày bước chân lên đường mà lún tới nửa bắp chân vì đất mịn .
 Con đường này nằm sát chân cầu Đon xo chứ không phải bên bờ tường ủi bác HieuCD26F7 à , từ vị trí đầu cầu này đi khoảng 20 phút qua bên kia cầu là chúng ta tập trung để luồn sâu đấy , khi đó Trần Cường lên sau chửi ầm lên vì lính tập trung ùn lại đông quá , lính thì trẻ kinh nghiệm chưa nhiều , có người chưa từng bắn phát đạn nào , anh em lính cũ thì quá ít quân dồn về lộn sộn gọi tên nhau như gọi đò sông cái , E trưởng cầm cái ba toong bằng ăng ten M113 đi đến cùng một số anh em khác khi đó trời cũng đã nhá nhem tối rồi và lệnh C2 D7 đi đầu đội hình luồn sâu của E 209 .
 Hóa ra khi đó cũng có mặt bác hieuc3d26f7 trong đội hình đó .
 Bác lính thông tin của F7 nên có cái nhìn chính xác mang tính tổng quát hơn binhyen nhiều , với góc độ người lính phía dưới chỉ nói được cái mình thấy mình biết của trận đánh .
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Giêng, 2014, 05:38:34 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #25 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2010, 04:24:15 pm »

 Cầu Đon xo này, lính quê em nhắc đến nhiều đây(bộ binh E141, E209-F7 và pháo binh E42-F9, hình như có cả lính cối 120 của F9, ít nhất 6 bác). Mai, ngày kia em bận việc " nhớn", cuối tuần em rủ mấy bác bình luận trận này!
 Bác binhyen1960 cho em hỏi: Hôm ấy có cối 120 của ta bắn yểm trợ không?(Lính cối nói:5/5 đi chơi với bọn anh không?)
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2010, 05:01:24 pm gửi bởi Giang.K17 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #26 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2010, 05:42:45 pm »

 Có chứ Giang K17 , lính cối 120ly là quân số của E mà , họ luôn đi sau đội hình bởi vậy binhyen rất ít gặp trên đường hành quân , trong chiến dịch duy nhất 1 lần gặp khi E 209 lật cánh từ hướng nam về hướng bắc Chóp đánh trận cửa mở , nhìn số anh em này gánh cối đi trên đường mình phát hoảng , may ngày đó anh Thái không nhận mình về pháo , nếu không có lẽ anh ấy phải gánh nốt cả mình mất , họ vất vả lắm khi gánh pháo và đạn trên đường bằng phẳng , nếu trên địa hình rừng núi có lẽ vất vả hơn thế nhiều lần .
 Thôi làm thằng lính bộ binh chiến đấu cho nó nhàn  Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #27 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2010, 09:01:20 pm »

Vượt U Răng thì 4 thằng C16 một cái đế cối 120mm, trầy trật với hai đòn khiêng kẽo kẹt cắt nhau hình chữ thập. DK75mm C17 hai thằng một nòng...
Đúng là suốt đời không thể quên được. Cái ngưỡng con người ta quả là vô biên...
Logged
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #28 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 03:34:36 pm »

TÔ TEENG NGÀY ẤY
Nguyễn Hữu Hiệu

Cuối tháng 4 năm 1978 ta tấn công toàn tuyến đẩy lùi quân địch về đất chúng, các đơn vị của Sư đoàn 7 đều đứng chân trên tỉnh Svay Riêng Campuchia. Quân giặc gây ra chiến tranh phải đẩy chiến tranh sang đất nó, giữ bình yên cho đồng bào ta ở biên giới đồng thời bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Khi ta đứng chân ở đây, địch hoạt động rất mạnh hòng đẩy lực lượng ta về phía bên kia biên giới. Chúng thường xuyên bâu bám đánh vào các chốt của ta, nhiều khi còn mở những trận đánh với quy mô hàng tiểu đoàn, trung đoàn, liều lĩnh luồn sâu tập kích vào phía sau ta. Cách đây không lâu chúng đánh vào đơn vị thanh niên xung phong phục vụ ở đoạn đường 241 và các tiểu đoàn trực thuộc vào đến gần Sở chỉ huy Sư đoàn. Cùng với những đơn vị bộ binh của chúng, các loại hỏa lực như pháo, cối cũng thường xuyên bắn vào chốt gây thương vong đáng kể cho ta. Không ngày nào thời gian chốt ở đây bộ đội ta không có thương vong.
Hướng Sư đoàn 7 đảm nhiệm có 9 tiểu đoàn Bộ binh của ba trung đoàn 165, 209, 141 đều phải đưa lên phía trước. Trung đoàn pháo binh 210 bố trí ba trận địa pháo để chi viện cho đơn vị giữ chốt, tiểu đoàn công binh chốt tuyến đường từ Việt Nam sang và dọc theo tuyến đường 241 lên Chóp các tiểu đoàn chinh sát, thông tin, vận tải... đều đưa lực lượng tăng cường cho các trung đoàn. Tuyến phòng thủ của F7 được bố trí theo hình vòng cung. Trung đoàn 165 chốt ở hướng nam, giáp Sư đoàn 9 (hướng đường số 1), trung đoàn 209 chốt giữa hướng tây nam, chốt phía đường 24 đến bắc Chóp, bắc Chóp là trung đoàn 141 giáp với đơn vị bạn về hướng đường 13 là sư đoàn 1. Ở dưới các chốt tiền tiêu về mùa mưa này anh em bộ đội rất vất vả, điều kiện ăn ở sinh hoạt hết sức khó khăn, hàng ngày phải đối mặt với quân thù, suốt ngày đêm phải căng ra giữ chốt. Quân giặc luôn chủ động tấn công vào chốt của ta.
Nằm ở đây anh em bộ đội ta rất khó hiểu tại sao một nước nhỏ bé, nghèo nàn, dân số ít, có 7 triệu dân thì bọn Pôn Pốt đã giết mất gần 2 triệu từ 1975 đến nay rồi, hàng trăm ngàn dân sát biên giới với Việt Nam đã tị nạn sang ta, đánh với ta mấy năm nay ta diệt cũng nhiều, người ở đâu ra mà lực lượng của địch vẫn mạnh như vậy dám đương đầu với bộ đội Việt Nam - một quân đội mạnh và thiện chiến vào bậc nhất thế giới, nhiều khi chúng lại chủ động tấn công ta.
Trung tuần tháng 10 năm 1978, sau thời gian phục vụ trung đoàn 209, tôi được lệnh rút về, không về đơn vị mà về thẳng cụm đài vô tuyến điện phục vụ cho sở chỉ huy sư đoàn. Cụm đài này triển khai 3 đài vô tuyến, 2 đài thường xuyên làm việc với các trung đoàn, 1 đài dự bị để làm việc vượt cấp xuống các tiểu đoàn khi cần thiết và phục vụ theo yêu cầu cơ động của chỉ huy sư đoàn. Ở đây còn có đài vô tuyến điện của quân đoàn tăng cường. Cụm đài sở chỉ huy do anh Đỗ Minh trung đội trưởng lên trực tiếp chỉ huy. Về đây gặp các anh cũng ở dưới các trung đoàn vừa về đây cách mấy hôm, anh Lã Thanh Bình (Hà Tây), anh Nguyễn Mạnh Đề, Trần Đắc Xít (Thái Bình) và một số anh em khác mới bổ sung về đơn vị. Về được ít ngày anh Minh phân công tôi và anh Nguyễn Mạnh Đề xuống trung đoàn 165, anh Đề nói ở đó có anh Đào Hải Yến và anh Phú rồi còn xuống làm gì? Anh Minh giải thích xuống 165 lần này là xuống chốt của tiểu đoàn nên phải đưa người có kinh nghiệm quen với chiến trận, xuống đó phải nằm chốt với bộ binh, phải chiến đấu kết hợp với đảm bảo thông tin liên lạc trong điều kiện rất khó khăn ác liệt. Tôi hỏi thêm: xuống tiểu đoàn nào? Anh nói: tiểu đoàn 6, E165, vị trí của tiểu đoàn chốt tại Tô Teeng. Tô Teeng nằm ở phía tây nam sở chỉ huy sư đoàn, các đồng chí chuẩn bị ngay chiều nay có mặt tại đó. Ngoài máy, pin, cơ số đạn đầy đủ thì xuống đó nên mang theo lương thực. Nhận mệnh lệnh anh Đề chuẩn bị máy, pin, súng đạn. Tôi nói với anh không phải mang gạo, khi nào có xe qua lại thì lấy sau cũng được, chắc ở dưới đó không thiếu lương thực đâu, có khó khăn thiếu thốn như đầu năm đâu mà sợ. Tôi lên hầm sở chỉ huy sư đoàn xem bản đồ tác chiến xác định vị trí đứng chân và đường đi đến chốt Tô Teeng. Các anh ở ban tác chiến trực chỉ huy ở đây cho biết gần đây ở hướng nam (hướng đường 1) địch tập chung đánh mạnh vào sư đoàn 9, một số vị trí chốt của sư đoàn 9 bị mất, trung đoàn 165 được lệnh của quân đoàn tăng cường trung đoàn thiếu cho sư 9 gồm hai tiểu đoàn 4 và 5 cùng các C trực thuộc. Tiểu đoàn 6 không đi tăng cường mà ở lại giữ sườn phía đông cho trung đoàn 209, đồng thời chặn giữ phía tây nam sở chỉ huy sư đoàn và đường 241 từ KoKiSon về Chóp. Vậy tiểu đoàn 6 lúc này chịu sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh sư đoàn, chính vì vậy mà đài vô tuyến điện của chúng tôi phải xuống đây, không chỉ có vô tuyến điện mà hữu tuyến điện cũng triển khai đường dây xuống hướng này.
Hơn 9 giờ sáng, tôi mang chiếc máy PRC25 và mấy bình pin dự trữ, anh Đề mang súng đeo bao se đạn, hai anh em lên đường xuống Tô Teeng. Đường đến đó khoảng hơn 8km từ sở chỉ huy sư đoàn đi về hướng tây dọc đường 241 hơn 3km, rẽ trái 5km về phía nam là đến Tô Teeng. Đoạn đường 241 từ KoKiSon đến Chóp hôm nay thật êm ả, từ sáng đến giờ chưa thấy địch bắn pháo cối vào, trên đường chỉ có các tổ công binh chốt đường và anh em bên C1 hữu tuyến điện đi kiểm tra đường dây, thỉnh thoảng có chiếc xe Zeo chở bộ đội, vũ khí, lương thực thực phẩm từ Việt Nam sang chi viện cho các trung đoàn nằm phía trên Chóp. Đi đến ngã ba, lối rẽ vào tiểu đoàn 6, ở gần vị trí này những lần ở 209 về lấy pin và lương thực thường gặp đơn vị thanh niên xung phong. Các chị em chốt ở đây đến gần tôi vẫn thường nghe những câu hò điệu lý, câu vọng cổ Nam bộ do chị em ca. Hôm nay qua đây không thấy ai nữa, trung đội nữ thanh niên xung phong chốt đường đã bị địch đánh vào, các chị em đã hi sinh gần hết. Tiểu đoàn 5 của trung đoàn 165 phải đánh quay lại, các D trực thuộc và đại đội vệ binh của sư đoàn phải đánh lên đưa các em về Tổ quốc. Trận chiến này cách đây không lâu. Vị trí này do một bộ phận của tiểu đoàn 25 công binh của sư đoàn đảm nhiệm. Tôi hỏi các anh chốt đường, đường về Tô Teeng nơi tiểu đoàn 6 đang chốt ở đó. Các anh cho biêt còn hơn 5km nữa, cứ thẳng bờ kênh này là đến. Sáng nay đã có các anh hữu tuyến của D26 rải đường dây điện thoại đến rồi. Như vậy các anh bên C1 đã về đó trước chúng tôi.
Đứng ở ngã ba nơi đường về Tô Teeng, nhìn cánh đồng nước mênh mông trắng xóa, dưới ruộng nước những đàn cò trắng hàng ngàn con đang mải miết kiếm ăn, trên rặng cây thốt lốt những đàn sáo đen đùa giỡn, khung cảnh làng quê êm đềm thơ mộng làm sao. Chỉ có những con vật kia mới không biết chiến tranh là gì, chúng không thể biết được con người phải đối mặt với bao vất vả hi sinh, những người nông dân cần cù chịu khó phải bỏ quê hương, ruộng đồng gần gũi thân thương của mình đi nơi khác, biết đâu được những người lính từng ngày từng phút mong ngày về Tổ quốc mình. Khác với đường 241, đường đến Tô Teeng thật vắng, lúc này chỉ có hai người -tôi và anh Nguyễn Mạnh Đề đi về hướng đó. Đi trên bờ kênh thẳng tắp, hai bên bờ kênh là những cây bình bát (quả ăn gần giống quả na), những cây dừa nước xen lẫn những cây tràm non. Hai bên đường là kênh dẫn nước, phía đông kênh rộng hơn. Mùa mưa này bộ đội vận tải dùng thuyền để vận chuyển vũ khí, lương thực thực phẩm chi viện cho tiểu đoàn 6 và vận chuyển thương binh liệt sĩ từ D6 về phía sau. Trên cánh đồng nước mệnh mông chỉ có con đường độc đạo chạy theo hướng nam đến thẳng Tô Teeng. Vào mùa mưa Tô Teeng như một hòn đảo nổi giữa trùng khơi, cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 6 trung đoàn 165 hiên ngang đứng chốt giữ nơi đầu sóng ngọn gió.
(Còn nữa ....)
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2010, 03:41:22 pm gửi bởi hieuc3d26f7 » Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #29 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2010, 02:29:58 pm »

  Tiếp đi bác Hiệu,bác "bỏ nhà' đi đâu gần năm nay mới quay lại thế !  nghe bác H (BY1960) ,boong H so so; k 2w...nhắc bác nhiều ,em cùng là lính sư 7 nhưng là lớp lính đàn em ut của các bác ! tiếp tục đi bác,rất hấp dẫn !
   
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM