Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:00:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thông tin C3 D26 F7 QD4  (Đọc 29001 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 10:29:35 am »

Tôi nắp những đốt Anten cuối cùng hiện có để liên lạc với đài chỉ huy ở sư đoàn, không biết sở chỉ huy hiện nằm ở đâu, có khả năng cũng đang trên đường di chuyển nên liên lạc rất khó. Lúc này phương tiện liên lạc duy nhất là máy vô tuyến điện. Quân giặc tuy bị đánh tan nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, đài vô tuyến điện của địch vẫn theo dõi tần số liên lạc của chúng tôi để phá sóng. 4h chiều đơn vị hành quân qua trận địa D9 đặt chân lên bờ tường ủi, thật khủng khiếp chứng kiến quân địch đào công sự kiên cố, bố trí lực lượng chống lại ta. Ở đây liên tục những hố pháo do pháo binh ta bắn, nhiều mảng công sự bị phá vỡ. Dưới lòng mương cá chết trắng, những cây Thốt Nốt ven đường bị trúng đạn tả tơi, ở đây cây Thốt Nốt cũng là vật che chắn rất lợi hại cho các chiến binh. Vượt qua lòng mương là những chiếc cầu khỉ cũ và những tấm gỗ bắc qua do bộ đội công binh sửa lại cho bộ binh cơ động. Lên đến gần đường 10 thấy rất nhiều bộ đội mặc quần áo mới khá đẹp, anh nào cũng trẻ khỏe hồng hào, bên cạnh mỗi người là một chiếc sọt nhỏ. Tôi đeo chiếc máy thông tin PR C25 đi đến gần, các anh hỏi đơn vị nào, tôi trả lời ở sư 7 đây. Các anh cho biết anh em ở F2 quân khu 5 mới tăng cường. Ngay từ đầu trông thấy tôi đã nghĩ nhất định không phải lính khu này bởi anh em chúng tôi ra trận có mang theo sọt bao giờ đâu. Tôi vừa đi vừa nghĩ miên man tại sao lại tăng cường lính quân khu 5 đến đây? Như vậy đánh chiếm Đôn So có cả đơn vị bạn tăng cường. Đến lúc này tôi chưa hề biết ý định đánh chiếm Pnong Pênh. Bộ đội vẫn cứ hành quân qua phum, sóc, đi qua những dãy nhà dài 40-50m, 2 bên là những sàn ghép bằng những thanh cây Thốt Nốt chẻ nhỏ. Đây là nhà ở tập trung của dân Campuchia đây. Bọn Pôn Pốt chúng bắt dân ăn chung, ở chung, ngủ chung ở những dãy nhà này. Cạnh những ngôi nhà có rất nhiều chum đường Thốt Nốt, tôi đoán đây là cơ sở nấu đường, tuy rất mệt nhưng không ai dám ăn. Ra khỏi dãy nhà này cách 1km là cầu Đôn So, cứ hướng đó chúng tôi đi theo D7 đang truy quét địch trên đó. Đến khu vực cầu tôi ngắm nhìn cây cầu nhỏ bằng gỗ khá xinh, hai phía chân cầu được cắm kè vững chắc, gọi nó là đập nước thì đúng hơn. Quanh khu vực này mương máng chằng chịt, đây là hệ thống thủy nông tưới tiêu cho đồng ruộng. Hệ thống mương máng như thế này đúng là khó đánh thật, nó tạo lên những công sự vững chắc, một tuyến phòng thủ tuyệt vời, chả thế mà mấy ngày nay sư đoàn 7 được tăng cường hỏa lực mạnh mà đánh vẫn chật vật.
Qua cầu Đôn So tôi nhận được một bức điện ngắn, bức điện gửi cho tôi do anh Nguyễn Mạnh Đề ở đài F gửi. Vừa nhận, vừa dịch bức điện “tổ đài của anh tìm gặp thủ trưởng Tư và phục vụ cho thủ trưởng nhưng vẫn phải bám sát sở chỉ huy E209”. Tôi kêu trời, ở chiến trường mênh mông rộng lớn như thế này tôi phải tìm một cái người là thủ trưởng không biết mặt, không biết tên. Trời sẩm tối, tôi thấy anh Trần Cường đi cùng một người đã cứng tuổi nói tiếng miền Nam. Mấy anh cán bộ tham mưu gọi người đó là thủ trưởng, lúc này tôi mới biết rằng đó là đồng chí Tư Ngọc Anh, mới ở đơn vị khác về thay đồng chí Mười Kim làm tham mưu trưởng sư đoàn. Anh Ngọc Anh xuống cùng ban chỉ huy trung đoàn đốc chiến đơn vị cắt đứt đường 1.
Trời tối không một miếng cơm vào bụng, suốt mấy ngày liền anh em đã mệt mỏi muốn dừng chân nhưng không được. Trung đoàn 209 có nhiệm vụ trong đêm nay phải cắt đứt đường 1 không cho địch rút từ thị xã XvayRieng về bến phà Niết Lương. Đội hình hành quân của trung đoàn do bộ phận trinh sát đi đầu dẫn đường sau đó đến tiểu đoàn 7 rồi sở chỉ huy trung đoàn D8 và D9 đi sau, đằng sau chắc còn một số đơn vị nữa. Trong đêm tối mịt mùng, đoàn quân hướng về quốc lộ 1. Đài thông tin của sư đoàn do tôi làm việc, anh Khôi Thái Bình cầm súng bảo vệ, chúng tôi đi bên nhau, còn đài của trung đoàn do anh Cao Quang Khôi làm việc, đài thông tin luôn bám sát chỉ huy. Quả thực trong lúc này liên lạc bằng vô tuyến điện cực kỳ quan trọng, ngoài hai chiếc máy PR C25 thì không còn phương tiện nào khác. Đoàn quân vẫn lầm lũi tiến về phía quốc lộ 1, 2 bên đường các phum, sóc* người dân vẫn yên giấc ngủ hay di tản đi nơi khác không rõ. Đến gần 12h đêm thấy một chiếc ô tô chở lính, đèn pha sáng rực tiến vào đội hình hành quân của ta. Chắc chúng không biết là lực lượng luồn sâu của bộ đội Việt Nam nên ngày càng đến gần. Bộ đội ta trong chốc lát đã tiêu diệt gọn.
Đến khoảng 3h sáng, đội hình của sở chỉ huy trung đoàn, trong đó có cả thủ trưởng Ngọc Anh đang trên đường hành quân thì từ bên phía trái có khẩu đại liên bắn về phía chúng tôi, vầng lửa trước mũi súng lóe sáng, những viên đạn lửa màu đỏ lao vun vút vào vị trí chỉ huy trung đoàn. Chúng tôi nằm dạp xuống đất đẻ né đạn, anh Ngọc Anh hô anh em đào hầm hố chiến đấu, anh Trần Cường lệnh cho các đơn vị lên chặn đánh. Ở trong cái quầng lửa bắn về phía chúng tôi thấy có tiếng máy nổ, lúc này chúng tôi mới biết đã vào đến gần vị trí đơn vị thiết giáp của địch mà không hề biết. Bị bộ đội ta phản công, mấy chiếc thiết giáp của địch vừa chạy vừa bắn về phía đội hình của ta, tiếng máy cứ nhỏ dần, xe thiết giáp của địch vội rút lui. Đội hình hành quân của trung đoàn vẫn thẳng tiến hướng đường 1, cách đường 1 khoảng 2km, nhìn về hướng Đông có luồng ánh sáng, đoàn xe từ thị xã Xvay Rieng đi lên. Trung đoàn lệnh cho đơn vị đi đầu nhanh chóng đánh cắt đứt đường 1. Lát sau tôi dịch điện của đài đi tăng cường E165 báo về F đã chặn đánh đoàn xe ô tô của địch, không cho chúng lên phà Niết Lương. Trời vừa sáng thì đội hình của chỉ huy sở trung đoàn 209 đã sang bên kia đường số 1, các đơn vị trong trung đoàn đã vào vị trí phòng ngự, lúc này đã là 4h30’ sáng ngày 4/1/1979. Vị trí đóng quân cạnh đường số 1, khu này có nhiều nhà cửa, khả năng là một thị trấn có tên là Pra Nhay gì đó, anh em đến lúc này đều mệt mỏi qua mấy ngày liên tục hành quân chiến đấu. Trông ai nấy đều rã rời không muốn nói gì. Anh Khôi tìm chỗ mắc Anten dây phòng khi đội hình xa, Anten cần không liên lạc được. Mấy anh ở ban tham mưu E dò hỏi tôi hiện vị trí chỉ huy của sư đoàn ở đâu, tôi chịu chết không biết. Làm sao mà tôi biết được sở chỉ huy của sư đoàn lên đâu, mặc dù chúng tôi vẫn chuyển nhận đều đều những bức điện về đó. Thế mới biết tầm quan trọng của cấp trên với những trận đánh như thế nào. Anh Khôi trực máy, tôi mệt quá thiếp đi lúc nào không biết. Khoảng gần 8h sáng anh em gọi dậy ăn cơm, vừa đói vừa mệt, nhìn chậu cơm đầy thức ăn, thịt lợn, thịt gà có cả, tôi hỏi ở đâu ra thế này, đồng chí nuôi quân bảo đi cải thiện, tôi hiểu ý anh, tôi nói: “Vi phạm kỷ luật chiến trường đấy nhé”. Đồng chí nuôi quân bảo tôi: “Phải ăn vụng thủ trưởng nên đem đến đây cùng ăn”, đã lâu rồi chưa bao giờ được bữa cơm ngon như vậy.
Trên đường số 1 các đơn vị vẫn hành quân lên hướng phà Niết Lương, các anh bên C1 hữu tuyến điện vội vã triển khai đường dây lên hướng đó. Lúc đầu thấy bộ đội hành quân bộ, lát sau từng đoàn xe cơ giới đưa bộ đội lên rất đông. Đây là hai trung đoàn 141 và 165 được điều lên. Đến gần tối lực lượng pháo binh cũng về hướng đó, những khẩu pháo 105, 130, 37 của E210 và quân đoàn tăng cường dầm dập đi lên. Lúc này tuyến đường số 1 từ Tây Ninh sang đã thông.
Tại sở chỉ huy E209 khoảng hơn 8h tối náo động hẳn lên. Các chỉ huy tiểu đoàn, cán bộ các ban tham mưu, chính trị hậu cần tập trung ở đây cả. Chiếc máy phát điện quay tay dùng cho trạm phẫu thuật mang ra phát điện lấy ánh sáng cho cuộc họp. Tấm bản đồ tác chiến được treo lên. E trưởng phổ biến kế hoạch tác chiến của trên lấy sư đoàn 7 làm hướng chính đánh vào thành phố Phnôm Pênh. E trưởng Trần Cường lập kế hoạch tác chiến của trung đoàn giao nhiệm vụ đánh chiếm các mục tiêu cho từng tiểu đoàn, phân công nhiệm vụ cho các C trực thuộc. Nhiệm vụ lớn như vậy, bao nhiêu là công việc nhưng chỉ có họp khoảng hơn một tiếng đồng hồ. Lúc này chúng tôi mới biết đích xác là đánh vào thành phố Phnôm Pênh. Địa danh thành phố Phnôm Pênh hiện lên bản đồ nhìn rất rõ, từ vị đứng chân của E đến đó không xa lắm, đường đến đó phải qua bến phà Niết Lương, sông Me Kong đoạn này khá rộng, nhất định bờ sông phía bên kia địch sẽ lập một phòng tuyến phòng thủ cực kỳ vững chắc để ngăn chặn bộ đội ta không cho tiến vào thành phố. Từ trưa đến giờ đường dây hữu tuyến đã thông, từ sở chỉ huy của F đến các E những cuộc làm việc điều qua phương tiện thông tin này. Đài vô tuyến điện chỉ giữ liên lạc với nhau một tiếng hai lần, chúng tôi có dịp nghỉ ngơi.
Sáng ngày 05/01/1979, trung đoàn 165 do anh Phạm Hựu chỉ huy đã cho bộ đội đánh chiếm phà Niết Lương, các tiểu đoàn của E165 đã vào vị trí để nhận lệnh đánh tiếp sang bên kia sông. Tin chiến thắng của trận đánh vừa rồi được làn rộng khắp sư đoàn, trung đoàn 165 đã thu hơn 100 xe các loại và nhiều vũ khí đạn dược, quân trang, quân dụng của địch. Cũng trong ngày này lực lượng cầu phà lữ đoàn công binh của quân đoàn kể cả lực lượng của bộ quốc phòng tăng cường dồn về hướng Niết Lương. Lữ đoàn xe tăng thiết giáp cũng hành quân lên hướng đó. Khoảng 2h chiều, tôi thấy thủ trưởng Lê Nam Phong lên kiểm tra đôn đốc các đơn vị.
Lê Nam Phong, người sư đoàn trưởng kính mến của sư đoàn 7 chúng tôi, ông đã từng chỉ huy dẫn dắt sư đoàn trong chiến đấu và xây dựng nhiều năm nay, lúc này ông là tham mưu trưởng quân đoàn 4. Sư đoàn 7 hiện do thủ trưởng Ba Dũng chỉ huy. Tôi biết Lê Nam Phong từ khi đơn vị làm nhiệm vụ quân quản ở thành phố Sài Gòn khi đó thành phố mới giải phóng. Ngày 26/04/1978 tôi được phân công đi đảm bảo liên lạc ở đài chỉ huy sở sư đoàn, trực tiếp truyền mệnh lệnh của ông xuống các đơn vị, lúc đó mật danh của Lê Nam Phong là Điện Biên, có lẽ tên này do anh khai ở ban thông tin sư đoàn đặt. Hồi ở đài làm việc vượt cấp của sư đoàn khi Điện Biên làm việc với các tiểu đoàn, mạng thông tin có liên quan phải dừng lại hết. Tôi đã từng mắc võng ngủ cùng ông ở rừng Long Khánh huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh tại chiến dịch 26/04/1978. Khi chiến tranh biên giới phía bắc xảy ra ông ra biên giới phía bắc làm quân đoàn trưởng. Mấy năm trước tôi xem vô tuyến thấy ông mang quân hàm trung tướng về thăm chiến trường xưa ở tỉnh Phước Long. Thủ trưởng Lê Nam Phong đến đây anh em chúng tôi dự đoán có lẽ ông triển khai kế hoạch vượt sông tiến sang bên kia phà Niết Lương để đánh vào thành phố Phnôm Pênh.
Xe vẫn trở quân lên hướng Niết Lương, có cả xe chở quân của bộ đội HenSomRin (bộ đội cách mạng Campuchia) cũng lên tham gia chiến đấu. Chiều ngày 05/01 các trận địa pháo ở bờ sông bên này đồng loạt bắn sang bờ bên kia. Lúc đầu bắn từ giáp phía bờ sông sau nâng dần lên phía trên, các trận địa pháo đã bắn khống chế ghìm chân quân địch không cho chúng phản công lực lượng của công binh và bộ đội trung đoàn 165 tiến sang.
Anh Phạm Hựu lệnh cho khoảng hơn 20 chiếc phà chở bộ đội sang sông, pháo ở bờ bên này vẫn cứ bắn, lực lượng bộ đội đã bám sát bờ bên kia. Đến gần tối ngày 05, lực lượng hải quân lên chi viện bắt liên lạc được với trung đoàn 165. Bộ đội cầu phà và và hải quân đưa những chiến sĩ trung đoàn 165 lên bờ triển khai tuyến phòng thủ. Như vậy tối ngày mồng 5 ta đã vượt sang bên kia bến phà Niết Lương.
(Còn nữa)
Logged
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #11 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 10:31:54 am »

Ngày mồng 6, công tác chuẩn bị vượt sông của các đơn vị lớn đã sẵn sàng, hải quân đã đưa loại tàu chiến của Mỹ đưa trung đoàn 141 qua sông, trung đoàn 209 đã hành quân lên. Trưa ngày mồng 6 rất nhiều xe của bộ quốc phòng chi viện để cơ động bộ đội lên phía trên.
5h sáng ngày 07/01, sở chỉ huy trung đoàn 209 di chuyển, các anh trong sở chỉ huy yêu cầu đài thông tin vô tuyến đi phục vụ. Tôi và anh Cao Quang Khôi mỗi người một máy lên xe cùng với anh Trần Cường, anh Cưu đi trước lên phà Niết Lương. Tôi nghe các anh nói tiểu đoàn 8 tăng cường cho trung đoàn 141 làm mũi tiên chính diện đánh vào thành phố. Ở bến phà Niết Lương, những chiếc tàu chiến hối hả đưa bộ đội sang bên kia sông. Đến thời điểm này lực lượng hải quân từ phía Việt Nam lên khá nhiều, các chiếc tàu nhỏ tuần tra cảnh vệ để các loại phà đưa bộ đội qua sông. Tôi và anh Cao Quang Khôi theo sở chỉ huy xuống tàu, trong chốc lát chúng tôi qua sông. Sang đến bờ bên kia chúng tôi thấy đội hình hành tiến đã được chuẩn bị, lúc này E141 và D8 của E209 cùng với lực lượng xe tăng thiết giáp đang giàn đội hình tiến vào thành phố dưới sự đảm bảo của trung đoàn 165 đứng chân tại khu vực bảo vệ. Ngồi trên chiếc xe chỉ huy có anh Trần Cường, anh Vũ Xuân Cưu cùng 2 máy thông tin của E và F do tôi và anh Cao Quang Khôi làm việc và một đồng chí vệ binh đi bảo vệ cho thủ trưởng Trần Cường. Đội hình đi đầu là lực lượng xe tăng thiết giáp và trung đoàn 141 sau đó đến D8 và E209. Chiếc xe chỉ huy E209 mở hết tốc độ đi cùng xe thiết giáp bỏ lại đội hình D8. Máy của E do anh Khôi phụ trách dùng Anten 1,1m lúc này hầu như không liên lạc. 9h máy của tôi cũng không liên lạc được với sở chỉ huy sư đoàn, tôi loay hoay tìm các tần số phụ để liên lạc nhưng cũng không được. Đội hình hành quân vẫn thẳng tiến về phía thành phố. Mọi người đều lo mất liên lạc với đài chỉ huy vì đây là phương tiện thông tin duy nhất về sư đoàn. Bộ phận đi đầu có tác chiến một số trận nhưng thời gian không lâu. Lúc đầu có tàu chiến của hải quân ở dưới sông Me Kong cũng trên đường hành tiến để bảo vệ cho chúng tôi nhưng sau đó chúng tôi vượt lên đi trước. Sức mạnh như vũ bão không có gì cản trở được của bộ đội ta đang tiến vào thành phố. Đến ngoại ô cách thành phố Phnôm Pênh khoảng 10km, anh Trần Cường nói với tôi báo về sư đoàn lực lượng của ta bắt đầu tiến vào thành phố, tôi nói hoàn toàn mất liên lạc với sở chỉ huy sư đoàn. Tôi dò tần số của các đài đi tăng cường những không được nên không còn cách nào điện về F được. Lúc này 2 máy vô tuyến điện không còn tác dụng, tôi rất lo, đây là trường hợp hy hữu từ trước đến nay chưa bao giờ có. Tôi đoán rằng có thể chỉ huy sư đoàn còn cách xa, cự ly liên lạc không đảm bảo vì máy của tôi dùng Anten 2,7m, trong lý thuyết học về tính năng kỹ chiến thuật của máy PR C25 trong địa hình tốt chỉ liên lạc được từ 15-18km. Sau này tôi được biết hầu hết mạng thông tin liên lạc đều mất khi ta đánh vào thành phố vì tốc độ cơ động nhanh.
Với lực lượng áp đảo bộ đội ta vào thành phố tương đối dễ, chỉ có một chiếc thiết giáp của quân đoàn tăng cường bị địch bắn cháy khi đánh vào sâu trong thành phố. Khi xe chỉ huy chúng tôi đến chỗ chiếc xe thiết giáp bị địch bắn cháy thì anh em đang tìm cách đưa các chiến sĩ hi sinh từ trong xe ra. Chúng tôi tiếp tục thẳng tiến về mục tiêu đài phát thanh thành phố. Đi khoảng 200m, xe chúng tôi rẽ vào ngã tư thì gặp khoảng 5-6 anh em bộ đội xe tăng phục tại ngã tư bảo vệ chiếc xe tăng T54 vì lúc đánh nhau chiếc xe tăng này đã đâm thủng bờ tường nằm gọn trong vườn. Anh Cưu tham mưu trưởng E giở bản đồ ra xác định vị trí dừng chân nhưng rất khó xác định vị trí đứng chân vì không quen xem bản đồ thành phố. Tôi và anh Khôi xuống xe, trước mặt có một toán lính mặc áo đen cầm súng chạy, đây là bọn lính Pôn Pốt đang tìm lối thoát.
Thành phố Phnôm Pênh lúc này vắng vẻ không một bóng người dân, không biết dân di chuyển đi đâu hết, chỉ có quân đội Việt Nam và ít đơn vị lính Pôn Pốt thỉnh thoảng chạm súng nhỏ lẻ không đáng kể. Đánh vào thành phố thiệt hại không mấy, lúc này là 11h trưa ngày 07/01. Chiếc máy PR C25 của tôi vẫn mở để đợi tổ đài ở sở chỉ huy gọi. Hơn 1h chiều tôi mới liên lạc được với đài sở chỉ huy, tôi điện về báo tin anh em chúng tôi đã đến thành phố khoảng 11h trưa nay rồi. Ở ngã 3, ngã 4 thành phố bộ đội ta đã chiếm các nhà cao tầng và các vị trí quan trọng của thành phố. Ở hướng quốc lộ 1, trung đoàn 165, 210 pháo binh của sư đoàn 7 cùng với lực lượng bộ đội của bạn vẫn đổ về thành phố.
Thành phố Phnôm Pênh không lớn nhưng rất đẹp, ít những tòa nhà cao tầng hơn thành phố Sài Gòn, các tòa nhà phía sau hay bên cạnh có những mảnh vườn nhỏ trồng cây ăn trái, thành phố ở ngã tư sông sát cạnh là dòng ToLeSap chảy từ biển Hồ về, cách đó không xa là dòng Me Kong phân thành 2 nhánh đổ về Việt Nam là sông Tiền Giang và Hậu Giang. Ngồi trên chiếc xe Zép, tôi cùng với chỉ huy 209 đi đến các mục tiêu mà trung đoàn đảm nhiệm đi về hướng đài truyền hình thành phố gần cầu Sập (cầu bắc qua sông ToLeSap bị đánh sập từ hồi trước năm 1975). Đi trong thành phố gặp những gương mặt rạng ngời đầy kiêu hãnh của người chiến thắng, chúng tôi vẫy chào nhau, đưa cho nhau đồ ăn như kẹo, bánh, nước ngọt, cả rượu và chiến lợi phẩm của địch. 4h chiều chúng tôi về khu vực hoàng cung nơi mục tiêu đánh chiếm của trung đoàn 141. Chúng tôi đi đến nhiều vị trí ở khu hoàng cung.
Hoàng cung nơi dinh thự các triều đại vua của đất nước Campuchia. Khu hoàng cung rất rộng, được xây dựng trên một địa thế rất đẹp nơi dòng ToLeSap gặp dòng Me Kong. Trước hoàng cung mênh mang sông nước, những tòa thành kiến trúc vừa cổ kính vừa hiện đại in bóng xuống dòng sông. Mặt trời đã ngả về tây, những tia nắng cuối cùng trong ngày hắt xuống dòng sông. Nhìn nước Me Kong xuôi dòng về hướng tổ quốc Việt Nam yêu quí, người tôi lặng đi chợt nghĩ thật nhiều về dòng sông Thái Bình lặng đỏ phù sa nơi quê hương yêu mến của tôi, nghĩ thật nhiều về dòng sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông nơi tôi đã từng công tác và chiến đấu, nơi đó có những người thân yêu nhất. Tôi mong ngày trở lại tổ quốc Việt Nam.

Từ đó đến nay đã 31 năm...
Cẩm giàng, ngày 07 tháng 01 năm 2010
 
------------
Trên đây là bản thảo của tôi, mong anh em góp ý để bài hồi kí của tôi được hoàn chỉnh hơn  Wink
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #12 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 10:42:15 am »

Em nghĩ bác phải gặp 2 xe M113 bị cháy sát nhau trong PP chứ?
Bác xem lại bằng cách nào máy 2W của bác liên lạc được lúc 1h chiều?
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 11:45:53 am »

[quote author=hieuc3d26f7
... Đến gần 12h đêm thấy một chiếc ô tô chở lính, đèn pha sáng rực tiến vào đội hình hành quân của ta. Chắc chúng không biết là lực lượng luồn sâu của bộ đội Việt Nam nên ngày càng đến gần. Bộ đội ta trong chốc lát đã tiêu diệt gọn.
... Như vậy tối ngày mồng 5 ta đã vượt sang bên kia bến phà Niết Lương.
(Còn nữa)
[/quote]
***************************88
    Chắc C của Binhyen đánh chiếc xe này đây !
Nhưng thật đáng tiếc cho công tác hiệp đồng : Đó là xe trinh sát của F9
 Quân ta chiến thắng quân mình ! Xót đau thay .
 Viết hay lắm , rất khúc chiết ,mạch lạc , hừng hực khí thế . Không kém gì Binhyen , Trinhsat1... cả  .  Hoan hô Hieu c3d26f7  . Tiếp tục Xung...phong... !
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #14 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 12:00:44 pm »

... Đến gần 12h đêm thấy một chiếc ô tô chở lính, đèn pha sáng rực tiến vào đội hình hành quân của ta. Chắc chúng không biết là lực lượng luồn sâu của bộ đội Việt Nam nên ngày càng đến gần. Bộ đội ta trong chốc lát đã tiêu diệt gọn.
... Như vậy tối ngày mồng 5 ta đã vượt sang bên kia bến phà Niết Lương.
(Còn nữa)

***************************88
    Chắc C của Binhyen đánh chiếc xe này đây !
Nhưng thật đáng tiếc cho công tác hiệp đồng : Đó là xe trinh sát của F9
 Quân ta chiến thắng quân mình ! Xót đau thay .
 Viết hay lắm , rất khúc chiết ,mạch lạc , hừng hực khí thế . Không kém gì Binhyen , Trinhsat1... cả  .  Hoan hô Hieu c3d26f7  . Tiếp tục Xung...phong... !



Một bác BY nhìn chiến trận của e209, theo góc độ người lính, và chỉ nhìn dưới góc độ cấp c, d
Một bác Hiệu lại nhìn cùng các trận ấy của e209 theo cách của lính thông tin, với góc nhìn gần với của BCH e209, theo cấp e, f.
Nhưng, cùng một chỉ huy Trần Cường mà 2 bác có ý kiến trái ngược nhau!
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Ba, 2010, 05:48:45 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
VTD e1f2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 211


« Trả lời #15 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 12:19:44 pm »

Tôi đeo chiếc máy thông tin PR C25 đi đến gần, các anh hỏi đơn vị nào, tôi trả lời ở sư 7 đây. Các anh cho biết anh em ở F2 quân khu 5 mới tăng cường. Ngay từ đầu trông thấy tôi đã nghĩ nhất định không phải lính khu này bởi anh em chúng tôi ra trận có mang theo sọt bao giờ đâu. Tôi vừa đi vừa nghĩ miên man tại sao lại tăng cường lính quân khu 5 đến đây? Như vậy đánh chiếm Đôn So có cả đơn vị bạn tăng cường. Đến lúc này tôi chưa hề biết ý định đánh chiếm Pnong Pênh. đ
 --------------------------------
     Bác Thông tin C3 D26 F7 QD4  ơi ! không phải mới tăng cường mà chúng tôi tham gai chốt bắc Chốp , đường 13 ,từ tháng 10/1978 trong đội hình Q Đ 4  ,bên cạnh f7  ,và tham gia đánh cửa mở đầu tháng 1/1979  đường 10 - đon so bác ạ ... chào thân
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #16 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 12:27:45 pm »

Một bác BY nhìn chiến trận của e209, theo góc độ người lính, và chỉ nhìn dưới góc độ cấp c, d
Một bác Hiệu lại nhìn các trận ấy của e209 theo cách của lính thông tin (b trưởng?), với góc nhìn gần với của BCH e209, theo cấp e, f.
Nhưng, cùng một chỉ huy Trần Cường mà 2 bác có ý kiến trái ngược nhau!
TVB C1,TVD C3-D7-E209+TVK 2w D7-E 209 nhận xét về bác TC:
-Học bên Liên xô về, từng học trường sĩ quan quân chính trên xóm Vệ(phía đông xóm là sĩ quan tài chính, phía tây xóm là trường quân chính).
-Giỏi, nhưng "ngộng nghệnh": Lính dân tộc(hình như Quảng ninh) mới vào, tối hôm đấy thứ 7, CN gì đó họ túm tụm trà thuốc ở quán Pako, bác TC đi qua, chẳng anh nào chào hỏi, bác quát: Chúng mày biết tao là ai không?Lính đốp lại: Mày là thằng nào(lơ lớ tiếng TQ). Thế là bác ấy rút súng ngắn bắn chỉ thiên, vừa dứt tiếng súng thì 1 trận mưa "song phi, đấm, đạp..." lên bác ấy. Mọi người chạy đến nơi, chỉ còn mỗi...bác TC?
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Ba, 2010, 10:28:22 pm gửi bởi Giang.K17 » Logged
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #17 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 12:46:34 pm »

TVB C1,TVD C3-D7-E209+TVK 2w D7-E 209 nhận xét về bác TC:
-Học bên Liên xô về, từng học trường sĩ quan quân chính trên xóm Vệ(phía đông xóm là sĩ quan tài chính, phía tây xóm là trường quân chính).
-Giỏi, nhưng "ngộng nghệnh": Lính dân tộc(hình như Cao bằng) mới vào, tối hôm đấy họ túm tụm trà thuốc, bác TC đi qua, chẳng anh nào chào hỏi, bác quát: Chúng mày biết tao là ai không?Lính đốp lại: Mày là thằng nào. Thế là bác ấy rút súng ngắn bắn chỉ thiên, vừa dứt tiếng súng thì 1 trận mưa "song phi, đấm, đạp..." lên bác ấy. Báo động khẩn cấp, vệ binh đến nơi, chỉ còn mỗi...bác TC?

Cái đoạn này là bác Giang-k17 nghe mấy bác ấy kể riêng với bác hay là bác dẫn chứng vậy? Dẫn ở trang nào thế bác Giang ?
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 12:53:14 pm »

TVB C1,TVD C3-D7-E209+TVK 2w D7-E 209 nhận xét về bác TC:
-Học bên Liên xô về, từng học trường sĩ quan quân chính trên xóm Vệ(phía đông xóm là sĩ quan tài chính, phía tây xóm là trường quân chính).
-Giỏi, nhưng "ngộng nghệnh": Lính dân tộc(hình như Cao bằng) mới vào, tối hôm đấy họ túm tụm trà thuốc, bác TC đi qua, chẳng anh nào chào hỏi, bác quát: Chúng mày biết tao là ai không?Lính đốp lại: Mày là thằng nào. Thế là bác ấy rút súng ngắn bắn chỉ thiên, vừa dứt tiếng súng thì 1 trận mưa "song phi, đấm, đạp..." lên bác ấy. Báo động khẩn cấp, vệ binh đến nơi, chỉ còn mỗi...bác TC?

Cái đoạn này là bác Giang-k17 nghe mấy bác ấy kể riêng với bác hay là bác dẫn chứng vậy? Dẫn ở trang nào thế bác Giang ?
3 lão CCB E 209 kể ấy mà. Nói về bác TC đấy. Em hớt lẻo tý, có gì các bác xá tội. Lính chỗ em, họ tin vào quân đội, nhưng ít tin vào sử sách lắm?
  (Chuyện của bác binhyen1960, bác Hiệu em có thể biết qua những cuộc "hội thảo dưới ánh trăng" quê em, hướng BGTN chỉ có QK5 là em mù tịt thôi)
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Ba, 2010, 12:58:58 pm gửi bởi Giang.K17 » Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 02:55:15 pm »

Đội hình đi đầu là lực lượng xe tăng thiết giáp và trung đoàn 141 sau đó đến D8 và E209. Chiếc xe chỉ huy E209 mở hết tốc độ đi cùng xe thiết giáp bỏ lại đội hình D8.

Cám ơn bài viết của bác Hiệu làm sáng tỏ thêm nhiều tình tiết về đội hình hành tiến của quân đoàn 4 khi tiến quân vào giải phóng Phnôm Pênh. Cho tôi hỏi thêm trung đoàn 141 trong thời kỳ chống Mỹ còn có tên gọi là trung đoàn 14 phải không? Vì coi trong truyện ký Đường vào Phnôm Pênh của cụ Bùi Cát Vũ, tôi thấy trận đó cụ Vũ kể E14 (có TTG phối thuộc) đi đầu đội hình hành tiến.

Góp ý với bác một điểm nhỏ này: Do truyện của bác post lên mạng khá dài, bác chịu khó khi xuống hàng nên cách một hàng trống để chúng tôi dễ đọc. Tôi nghĩ khi bác viết bài sẳn trong word thì bác đã cẩn thận trình bày câu cú rồi, nhưng khi post bài lên mạng quân sử thì mạng cài đặt câu cú của mình lại theo mặc định, nên bác chịu khó dò lại, đánh cách khoảng từng đoạn để người đọc xem truyện cho dễ.

Kính bác một ly. Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM