Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:03:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pháo Binh Thế Kỷ 20 - Phần 2  (Đọc 342100 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #370 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 07:15:21 pm »

Đánh giá thiết kế



Pháo Br-2, cũng như các loại pháo hỏa lực mạnh khác, rất khó khăn đển có được thiết kế hoàn hảo. Trong nhiều thông tin, vấn đề này liên quan tới sự thiếu hụt về kinh nghiệm của các công trình sư trẻ tuổi của Liên Xô, những người mà “trường học” của họ chỉ là thu hoạch trên các mặt trận vào cuối những năm 1930 và đầu 1940. Sau một quãng đường dài, bao gồm cả sự chế tạo những mẫu thiết kế không thành công nhất và sự vay mượn rộng rãi kinh nghiệm chuyển gia của nước ngoài. Sự thiết kế loại pháo lớn, có uy lực mạnh, do sự phức tạp lớn của các hệ thống khi đó, đã được biết đến là một công việc đặc biệt theo so sánh với các lớp hệ thống pháo binh khác. Sự thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này và thời gia làm việc không nhiều trên các hệ thống vũ khí tiên tiến nhất của nước ngoài đã cản trở rất mạnh các công trình sư Liên Xô và công việc của họ.

Vấn đề chính của Br-2 cũng như toàn bộ các phá hỏa lực mạnh là gầm bằng bánh xích. Thiết kế của khung gầm dự tính phải bảo đảm độ cơ động cao khi di chuyển theo đất hoang và đất cày, trong khu vực cho phép tăng cường khả năng sống còn của pháo sau sự tính toán thay đổi nhanh chóng trận địa hỏa lực trong điều kiện không được chuẩn bị trước. Trong thực tế, sự sử dụng khung xích đã dẫn tới sự cồng kềnh và cơ động rất thấp của toàn bộ hệ thống trong trường hợp chưa được chuẩn bị trận địa sẵn. Các khả năng linh hoạt của hỏa lực đã bị hạn chế rất mạnh bởi góc hướng – tổng cộng chỉ có 8 độ. Để quay pháo bằng sức người của khẩu đội trong giới hạn góc hưởng yêu cầu không dưới 25 phút. Ngay sự cần thiết tháo pháo khi hành quân và việc tháo rời nòng pháo khi vận chuyển cũng không mang lại khả năng cơ động và tăng tính sống còn của hệ thống. Pháo với được bố trí với sự khó khăn mặc dù có những xe kéo mạnh nhất của Liên Xô lúc đó, trong trường hợp giao thông không tốt (đường lầy và băng mỏng), hệ thống này thức tế mất khả năng cơ động. Vì thế, trong mọi trường hợp, pháo có khả năng cơ động tồi.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #371 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 07:25:23 pm »



Trong các nhược điểm khác của pháo cần thiết ghi nhận về tốc độ bắn không cao mặc dù khả năng của nòng pháo sau hàng loạt các sự nâng cấp đã được trông đợi sẽ được tăng cường. Sự vội vàng với những thí nghiệm không thực sự đầy đủ của hệ thống trước khi sản xuất hàng loạt đã dẫn tới tình trạng không ít hệ thống pháo vị chia thành hai dòng khác nhau, khác nhau về rãnh xoắn của nòng pháo và loại đạn sử dụng.

Vấn đề với pháo lớn và uy lực mạnh do nội địa sản xuất đã bắt buộc lãnh đạo Liên Xô phải quay lại con đường sử dụng cách thí nghiệm khác -  sử dụng kinh nghiệm đã được chuyển giao của nước ngoài. Năm 1938, với tập đoàn “Shkoda” đã kí kết hợp đồng chuyển giao các mẫu thí nghiệm và tài liệu kỹ thuật cho hai hệ thống pháo hỏa lực mạnh: pháo 210mm và lựu pháo 305mm, tiếp nhận trong sản xuất với chỉ số Br-17 và Br-18.

Vấn đề chính còn tồn tại của toàn bộ pháo hạng nặng liên xô là khả năng sản xuất với số lượng lớn. Theo tình hình tháng 6 năm 1941, Hồng Quân chỉ được trang bị 37 – 38 pháo Br-2 bao gồm các mẫu trên trường bắn và hiệu quả thấp với rãnh xoắn nông, đồng thời 9 pháo Br-17 – khi bắn đầu chiến tranh đã không có đạn bắn.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #372 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 07:35:12 pm »



Để so sánh, quân đội Đức khi đó đã có trong trang bị một vài loại pháo hỏa lực mạnh 150mm: K.16 (28 pháo), SKC/28 (không dưới 45 khẩu),  K.18 (không dưới 101 pháo) và K.39 (53 khẩu). Toàn bộ chúng được giới thiệu là những hệ thống pháo binh cơ động cao trên bánh hơi với đạn uy lực mạnh. Ví dụ pháo 150mm K.18 có các tính năng kỹ thuật sau: khối lượng hành quân: 18 310kg, khối lượng chiến đấu: 12 930kg, góc hướng: 360 độ trên khung pháo hoặc 11 độ với sự triển khai càng pháo, tốc độ bắn: 2 viên/phút, tầm bắn xa nhất: 24 470 mét. Rõ ràng, K.18 tương đồng với Br-2 về tầm bắn nhưng vượt trội pháo Liên Xô trong mọi chỉ số còn lại. Đồng thời, các loại pháo Đức có hệ thống đạn pháo phong phú hơn, bao gồm ba loại đạn nổ - nổ mảnh khác nhau: khoan bê tông, xuyên giáp và bán xuyên giáp. Ưu thế duy nhất của Br-2 có thể là sự vượt trội về sức mạnh của đạn nổ - nổ mảnh, với thuốc nổ trong đạn nhiều hơn 1kg so với pháo đồng dạng của Đức. Thậm chí, loại pháo nặng hơn về khối lượng 170mm K.18 Mrs.Laf (sản xuất từ năm 1941 – 1945: 338 pháo), bắn đạn 68kg trên cự ly 29,5km cũng vượt trội Br-2 về độ cơ động.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #373 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 07:44:25 pm »



Đồng thời, còn sự đối chiếu thú vị về tính năng của Br-2 với pháo hạng nặng 155mm M1 “Long Tom” của Mỹ. “Long Tom” được thiết kế vào giữa những năm 1930 – như Br-2, có nòng pháo dài gấp 45 lần cỡ nòng, sơ tốc đầu nòng 853m/s. Mặc dù “Long Tom” thua kém Br-2 về tầm bắn xa cực đại gần 2km (23,2km so với 25km), nó có khối lượng trong trạng thái hành quân 13,9 tấn (trong trạng thái chiến đấu còn thấp hơn), ít hơn 4,5 tấn so với khối lượng chiến đấu của Br-2. Ngoài ra, pháo Mỹ được lắp trên khung bánh hơi bằng thiết kế đặc biệt với càng pháo gấp – mở được: bánh xe sẽ được nâng lên khi bắn, còn khung đặc biệt bởi trụ hạ xuống mặt đất. Theo so sánh với độ giật về phía sau lên mặt đất của Br-2 khi bắn trên khung bánh xích, điều này cho phép vượt trội hoàn hoàn về độ chính xác của hỏa lực; ngoài ra, phạm vi bắn góc tầm của “Long Tom” là 60 độ. Sự cơ động của “Long Tom” cùng với sự xuất hiện của các xe kéo mạnh và độ chính xác cao trong những vị trí không thuật lợi đã bù đắp rất nhiều, về sự thua thiệt trong tầm bắn xa không đáng kể so với Br-2.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #374 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 07:51:12 pm »

Thông số kỹ thuật



Tên gọi: pháo uy lực mạnh Br-2 mẫu năm 1935

Cỡ nòng pháo: 152,4mm

Chiều cao đường lửa: 1920mm

Khối lượng trong vị trí chiến đấu: 18 200kg

Khối lượng trong trạng thái hành quân: 13 800kg (giá khung với thiết bị lăn); 11 100 (giá pháo)

Chiều dài nòng pháo: 7170mm (gấp 47,2 lần cỡ nòng)

Chiều dài kênh nòng pháo: 7000mm (gấp 45,9 lần cỡ nòng)

Chiều dài: 11 448mm (trong vị trí chiến đấu)

Chiều rộng: 2490mm (trong vị trí chiến đấu)

Độ cách đất: 320mm (giá khung pháo), 310mm (giá pháo)
 
Sơ tốc đầu nòng: 880m/s

Góc hướng: từ 0 đến 60 độ

Góc tầm: 8 độ

Tốc độ bắn: 0,5 viên/phút

Tầm bắn xa: 25 750 mét

Khối lượng đạn nổ - nổ mảnh: 48,770kg

Tốc độ vận chuyển trên đường nhựa: 15km/h (trong tình trạng tháo rời)

Khẩu đội: 15 người.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #375 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2010, 12:59:20 pm »

Lựu pháo B-4 203mm mẫu năm 1931



Tổng quan

Ngày 11 tháng 12 năm 1926, trong cuộc họp của Ủy ban pháo binh đã ra quyết định: “Giao cho Phòng thiết kế Artkom trong thời gian 46 tháng thết kế lựu pháo 203mm uy lực lớn…”. Bằng văn bản số 51225/12Ya5 từ 22 tháng 3 năm 1927. Ủy ban pháo binh đã ra chỉ thị cho Phòng thiết kế “Artkom” hoàn thành những thiết kế tổng quan của pháo cấp quân đoàn 122mm, lựu pháo 203mm và 152mm. Người lãnh đạo các công việc thiết kế lựu pháo 203mm là A.A.Lender, còn sau đó là A.G.Gavrilov (Lender mất).

Thiết kế lựu pháo được hoàn thành ngày 16 tháng 1 năm 1928. Thiết kế được chuẩn bị theo hai phương án. Một phương án có loa hãm lùi đầu nòng và phương án còn lại không có. Thân pháo và đường đạn đạo của hai phiên bản giống nhau. Bản lựu pháo không có loa hãm lùi đầu nòng đã được đánh giá cao và ưa thích hơn.

Các bản vẽ hoạt động bộ phận lắc của lựu phao được thiết kế bởi Phòng thiết kế “Artkom”, còn các bản vẽ hoạt động của giá khung pháo trên banh xích do Phòng thiết kế xưởng “Bolshevik” đảm nhiệm.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #376 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2010, 01:06:46 pm »

Mẫu thí nghiệm đầu tiên của lựu pháo B-4 203mm được chế tạo tại xưởng “Bolshevik” vào đầu năm 1931.



Trong tháng 6 đến tháng 8 năm 1931, tại Viện Công nghiệp nghiên cứu khoa học đã tiến hành bắn thử với mục đích lựa chọn đạn cho B-4.

B-4 bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt tại xưởng “Bolshevik” năm 1932.

Cũng trong năm 1932, sự nâng cấp B-4 được thực hiện, cho phép tăng cường khả năng đạn đạo. Trên cùng khung pháo lắp nòng pháo dài và vững chắc hơn. Lựu pháo với nòng pháo cũ mang tên gọi “B-4 uy lực yếu” (MM), còn lựu pháo với nòng mới: “B-4 uy lực mạnh” (BM). Ngoài nòng pháo lớn và dài, lựu pháo BM còn khác với MM ở bộ phận nạp đạn. Không có sự khác nhau bên ngoài giữa hai dòng pháo BM và MM.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #377 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2010, 01:13:48 pm »

Năm 1933, sự sản xuất lựu pháo B-4 được bắt đầu ở xưởng “Barrikada”. Năm 1933, xưởng này chỉ sản xuất đươc một lựu pháo nhưng không thể hoàn thành cho đến cuối năm. Xưởng “Barrikada” đã bàn giao cho hai lựu pháo B-4 đầu tiên vào nửa đầu năm 1934.



Do khả năng trong mỗi xưởng (“Bolshevik” và “Barrikada”), cấu trúc lựu pháo của mỗi xưởng sản xuất trên thực tế đã dẫn tới hai thiết kế khác nhau. Để khắc phục vấn đề nảy sinh này, năm 1937, công việc sản xuất được tiến hành theo một bản vẽ thiết kế duy nhất.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #378 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2010, 01:19:36 pm »

Nhưng trên hết, sự đồng nhất trong sản xuất lựu pháo của các xưởng “Bolshevik” và “Barrikada” đã không đạt được thành công. Vì thế, năm 1938, việc sản xuất B-4 còn có sự tham gia của xưởng thứ ba: Novokramator.



Ban đầu, nòng pháo của lựu pháo BM và MM được chế tạo theo dạng cố định. Lót nòng thí nghiệm đầu tiên của B-4 uy lực nhỏ đã được chế tạo tại xưởng “Bolshevik” tháng 4 năm 1934. Lót nòng đầu tiên của B-4 uy lực lớn được chế tạo không sớm hơn cuối năm 1934. Sau đó, diễn ra việc chế tạo song song các loại nòng pháo cố định và có lót nòng của B-4 uy lực mạnh.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #379 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2010, 01:26:56 pm »



Năm 1934, xưởng “Bolshevik” đã nhận đơn đặt chế tạo nòng thí nghiệm cho B-4 để bắn đạn rãnh xoắn. Sự chết tạo nòng pháo thí nghiệm kéo dài và đưa vào thí nghiệm bắn chỉ bắt đầu cuối năm 1936.

Tháng 12 năm 1935, trong Viện Công nghiệp nghiên cứu khoa học đã từ nòng thí nghiệm của B-4 tiến hành bắn thử đạn rãnh xoắn.

Các kết quả khả quan khi bắn đạn rãnh xoắn không được tiếp nhận. Ngày 25 tháng 3 năm 1938, Ủy ban pháo binh đã ra lệnh cho Viện Công nghiệp nghiên cứu khoa học “gửi tới xưởng “Bolshevik” không muộn hơn ngày 10 tháng 4 năm 1938 chế tạo nòng pháo B-4 số 128 với rãnh nghiêng để khắc phục rãnh xoắn”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM