Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:18:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pháo Binh Thế Kỷ 20 - Phần 2  (Đọc 341804 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuchinhuoc
Thành viên

Bài viết: 3



« Trả lời #360 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2010, 02:34:05 pm »

Trích dẫn
Nòng pháo dài gấp 7170 lần cỡ nòng vào cấu tạo từ ống, vỏ bọc, các khớp chốt, bộ phận nạp đạn và loa hãm lùi đầu nòng. Chiều dài bộ phận rãnh xoắn của nòng pháo 6462mm, trong kênh nòng pháo của 40 rãnh xoắn sâu 3,6mm.

Nòng pháo dài thế công tử  Grin
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #361 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2010, 02:37:47 pm »

Pháo sử dụng các loại đạn nạp rời sử dụng ống liều phóng: nổ - nổ mảnh F-572 (khối lượng 88kg, thuốc nổ: 10,7kg, sơ tốc đầu nòng 860m/s, tầm bắn xa nhất: 30,39km), đạn nổ khoan bê tông G-572 (khối lượng 97,7kg), đạn hạt nhân chiến thuật 0,2 kiloton, đạn phản lực chủ động (khối lượng đạn: 84,09kg, khối lượng thuốc nổ: 5,616kg, sơ tốc đầu nòng: 850m/s, tầm bắn xa nhất: 43,7km)

Tốc độ bắn: 0,5 – 1 viên/phút



Khung dưới trang bị hai càng pháo đóng – mở được có tiết diệt hình hộp. Mỗi càng pháo có một lưỡi cày chính và hai trục chống bên. Trong vị trí chiến đấu, khung pháo được nâng trên các trục của hai kích thủy lực, còn bánh xe được treo trên mặt đất. Khi bắn, hệ thống S-23 được đặt trên diện tích phẳng 8x8 (64 mét vuông) theo mặt đất cứng. Nếu đất không đủ độ cứng để chịu tải trọng của pháo, phần đầu của khung dưới S-23 sẽ được chôn xuống đất và được cố định bằng dây xích.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Hai, 2010, 02:50:56 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #362 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2010, 02:42:11 pm »

Trích dẫn
Nòng pháo dài gấp 7170 lần cỡ nòng vào cấu tạo từ ống, vỏ bọc, các khớp chốt, bộ phận nạp đạn và loa hãm lùi đầu nòng. Chiều dài bộ phận rãnh xoắn của nòng pháo 6462mm, trong kênh nòng pháo của 40 rãnh xoắn sâu 3,6mm.

Nòng pháo dài thế công tử  Grin
Nguyên văn thế này bác ạ: "Ствол имеет длину 7170 калибров". Đối chiếu lại với thông số kỹ thuật thì nòng pháo dài 7170mm. Nghĩa là số 7170 là chiều dài nòng pháo, không phải số lấn gấp của chiều dài nòng pháo so với cỡ nòng Grin.
Chiều dài của nòng pháo gấp gần 40 lần cỡ nòng pháo (7170:180) Grin
Cám ơn bác nhiều! Grin
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #363 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2010, 02:58:06 pm »



Khẩu đội pháo: 16 người, thời gian chuyển từ trạng thái hành quân sang trạng thái chiến đấu: 30 phút. Khi vận chuyển trông trạng thái hành quân, nòng pháo được kéo ra đằng sau và cố định gần vị trí hợp nhất của hai càng pháo, còn càng pháo được lắp trên vị trí của hai bánh trước đã được tháo rời.

Trong bộ phận chuyển động sử dụng các bánh xe đôi của xe hơi, bảo đảm khả năng vận chuyển với kích thước bánh xe nhỏ nhất. Toàn bộ bánh pháo có lò xo xoắn, nhờ đó, pháo có thể được kéo bằng thiết bị kéo pháo bánh xích AT-T trên đường nhựa với tốc độ 35km, còn khu vực không có đường xa: 12km/h.

Pháo S-23 180mm được tiếp nhận trong thời gian chiến tranh A-rập – Israel năm 1973.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #364 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2010, 03:03:42 pm »

Thông số kỹ thuật



Tên gọi: pháo xe kéo S-23

Năm sản xuất: 1955

Năm gia nhập lực lượng vũ trang: 1955

Cỡ nòng: 180mm

Chiều dài nòng pháo: 7170mm

Chiều dài rãnh xoắn của nòng pháo: 6462mm

Số rãnh xoắn: 40

Chiều dài trong trạng thái hành quân: 10 490mm

Chiều rộng trong trạng thái hành quân: 3025mm

Khối lượng:

+ trong trạng thái hành quân: 19,75 tấn

+ trong vị trí chiến đấu: 21,45 tấn

Góc tầm: -2 đến 50 độ

Góc hướng: 40 độ

Khối lượng đạn

+ đạn nổ - phá mảnh: 88kg

+ đạn nổ - khoan bê tông: 97,7kg

+ đạn phản lực: 84kg

Sơ tốc đầu nòng

+ đạn nổ - nổ mảnh: 860m/s

+ đạn phản lực: 850m/s

Tầm bắn:

+ đạn nổ - nổ mảnh: 30,39km

+ đạn phản lực: 43,7km.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #365 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 03:37:53 pm »

Pháo 152mm hỏa lực mạnh Br-2 mẫu năm 1935



Sau khi kết thúc Nội chiến, trong trang bị Hồng Quân có số lượng không lớn pháo hạng nặng uy lực lớn, trong đó chủ yếu sản xuất ở nước ngoài. Vì thế, năm 1926, việc đặt thiết kế lựu pháo 152mm tầm xa đã được thực hiện. Pháo Br-2 có nhiều điểm đồng nhất với lựu pháo B-4 230mm như cùng trên khung pháo chạy bằng bánh xích, và đảm bảo toàn bộ các yêu cầu đặt ra. Do sự chưa cần thiết của pháo binh hỏa lực mạnh trong thời gian đầu chiến tranh, các lựu pháo này nằm trong nhà kho cho tới khi bắt đầu các cuộc tấn công chủ động.

Sau Nội chiến, số lượng pháo uy lực mạnh do nước ngoài sản xuất của Hồng Quân, số lượng không quá nhiều và những công nghệ kỹ thuật đã quá lạc hậu, khả năng hỗ trợ và tình trạng sẵn sàng chiến đấu vô cùng hạn chế. Vì thế, năm 1926, Hội đồng Quốc phòng Liên Xô đã ra quyết định cần thiết thay thế các loại pháo do nước ngoài sản xuất bằng các nguyên vật liệu trong nước và xác định các cỡ nòng của loại pháo lớn, có sức mạnh đặc biệt. Ủy ban Pháo binh thuộc Cục Pháo binh đã đề ra chương trình thiết kế, bản vẽ và các đơn đặt chế tạo các mẫu pháo thí nghiệm. Pháo 152mm mẫu năm 1935 được thiết kế trong khuôn khổ chương trình này, đồng thời với tính toán yêu cầu của Hệ thống trang bị pháo binh năm 1933 – 1937. Pháo được sử dụng dành cho việc đối phó laoij với pháo binh đối phương, bắn phá các khu vực hậu phương. Thiết kế của loại pháo này có độ đồng nhất cao với cấu trúc của lựu pháo 203mm mẫu năm 1931. So với lựu pháo có sự thay đổi không nhiều về khung với bánh xích, cho phép bắn một cách trực tiếp trên mặt đất mà không cần sử dụng khung chuyên dụng. Yếu tố mới của hệ thống là nòng pháo 152mm với khóa nòng pít tông và nắp bịt bằng chất dẻo. Để bắn, pháo sử dụng loại đạn cát tút nạp rời với nhiệm vụ khác nhau. Tầm bắn xa nhất của đạn nổ - nổ mảnh 48,77kg: 25 750 mét, đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu đặt ra cho pháo.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #366 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 03:49:33 pm »



Để di chuyển trong trạng thái hành quân, pháo Br-2 152mm cần hai xe kéo, pháo có thể di chuyển bằng các xe kéo chạy xích với tốc độ 15km/h. Nhờ sự hỗ trợ của bộ phận chuyển động bánh xích, bảo đảm độ cơ động cao của hệ thống. Trước chiến tranh, pháo 152mm mẫu năm 1935 đã gia nhập trang bị các trung đoàn pháo binh uy lực lớn độc lập dự bị thuộc Đại bản doanh (36 pháo mẫu năm 1935 và 1579 người trong mỗi trung đoàn), trong thời gian chiến tranh là cơ sở để triển khai thêm một trung đoàn tương tự. Do sự không thuận lợi của Hồng Quân trong thời kỳ đầu chiến tranh, pháo 152mm cũng như toàn bộ các pháo lớn, có uy lực mạnh đều được duy trì ở tuyến sau và chỉ tham chiến từ cuối năm 1942.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #367 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 04:07:19 pm »

Sự tiếp nhận chiến đấu



Pháo Br-2 được sử dụng nhằm tiêu diệt các công trình khác nhau sau lưng địch – trạm chỉ huy cấp cao, kho tàng, sân bay dã chiến, ga xe lửa, khu vực tập trung binh lính, các đại đội pháo tầm xa, đồng thời phá hủy các công sự dành cho bắn trực xạ.

Pháo Br-2 hoặc B-30 đã tham gia cuộc chiến tranh Liên Xô – Phần Lan, khi đó một pháo đã bị mất. Theo tình trạng tới tháng 6 năm 1941, tổng cộng Hồng Quân có 37 pháo Br-2 (thông tin khác: 38 pháo), trong các đơn vị dã có 28 pháo nằm trong thành phần các trung đoàn pháo hạng nặng thuộc lực lượng dự bị của Đại bản doanh và hai đại đội độc lập (nằm trong quân khu Arkhangel trong mục đích phòng thủ bờ biển). Các khẩu pháo còn lại nằm trong kho và trên trường bắn, trong mục đích huấn luyện và thí nghiệm. Trong quá trình tham chiến, sự tiếp nhận Br-2 rất ít, trong đó, có thông tin về sự sử dụng chúng trong trận Kursk. Đồng thời loại pháo này cũng có mặt trong lữ đoàn pháo binh thuộc Tập đoàn quân Cận vệ số 8 tháng 4 năm 1945, pháo được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên điểm cao Zeelov trong chiến dịch tấn công Berlin. Năm 1944, 9900 viên đạn Br-2 đã được bắn (tại Leningrad: 7100 viên bởi phương diện quân Pribaltic số 1 và Belorusia số 2), trong năm 1945: 3036 viên, trong năm 1942 và 1943, số đạn pháo được bắn không cố định. Một cách chắc chắn rằng, trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, loại pháo này không bị gây thiệt hại, bởi vì gần tháng 1 năm 1945, trong bộ phận dự bị thuộc Đại bản doanh vẫn duy trì đủ số lượng pháo như lúc bắt đầu chiến tranh: 28 khẩu. Dẫn chứng này được liên kết với sự sử dụng rất cẩn thận loại pháo uy lực mạnh, đồng thời sự di chuyển chúng kịp thời từ khu vực phía tây Liên Xô tới hậu phương năm 1941.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #368 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 04:19:17 pm »

Biến thể



+ Br-2 với nòng được cố định – mẫu thí nghiệm

+ Br-2 với rãnh xoắn nòng pháo nông (chỉ số của Cục pháo binh: 52-P-550) – sản xuất không quá 7 pháo trong những năm 1936 – 1937

+ Br-2 với nòng pháo 162mm – mẫu thí nghiệm

+ Br-2 với rãnh xoắn nòng pháo sâu (chỉ số của Cục pháo binh: 52-P-551) – đã sản xuất 27 pháo trong thời gian 1939 – 1940

+ Br-21 – mẫu thí nghiệm với cỡ nòng 180mm

+ Br-2M – nòng pháo Br-2 trên gầm xe bánh hơi, gia nhập lực lượng vũ trang từ năm 1955.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #369 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 06:52:22 pm »

Các thiết bị pháo tự hành với Br-2


SU-14Br-2

Pháp Br-2 được lắp trên mẫu pháo tự hành thí nghiệm SU-14-1, đã được đưa thí nghiệm ở trường bắn ngày 16 tháng 5 năm 1936 cùng với lựu pháo B-4 203mm. Đây là loại lựu pháo dạng mở với khối lượng 48 tấn được thiết kế trên gầm biến thể của xe hạng nặng T-35 với sự sử dụng các chi tiết của xe tăng hạng trung T-28. Các thí nghiệp trên trường bắn của SU-14-1 đã trải qua không thành công, mặc dù đã đánh dấu tiềm năng có thể hoàn thành thiết kế tiếp theo. Năm 1937, pháo được đưa vào kho theo thông tinh của một trong số những nhà thiết kế pháo P.Ya.Syzchintov.

Năm 1940, lúc bắt đầu chiến tranh Liên Xô – Phần Lan, pháo được quyết định chuẩn bị cho chiến tranh, dự kiện , các pháo uy lực mạnh sẽ tiêu diệt một cách hiệu quả phòng tuyến Mannergeyma. Tuy nhiên, sự hoàn thiện pháo, bao gồm tăng cường giáp bảo vệ với sự hỗ trợ của các diềm chắn thép và kín giáp đầu đã bị đình chỉ. Trên chiến trường, pháo tự hành không kịp tham chiến và nằm lại trên trường bắn ở Kubinka. Biến thể này của pháo trong các văn bản được biết dưới tên gọi SU-14Br-2. Mùa thu năm 1941, Su-14Br-2 đã bắn vào quân Đức từ cự ly xa khi chúng tiến tới gần trường bắn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM