Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:47:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pháo Binh Thế Kỷ 20 - Phần 2  (Đọc 341801 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhnhi2009
Thành viên
*
Bài viết: 118


« Trả lời #320 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 01:15:58 am »


Pháo D-48 được sản xuất trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1957. Trong thời gian đó 819 khẩu pháo đã được sản xuất, trong đó 100 – D-48N (1957, tên gọi của xưởng: 52-P-372N, với thước ngắm ban đêm APN-2-77 hoặc APN3-77). Dây chuyền sản xuất D-48 được thực hiện ở Trung Quốc với tên gọi “Type-60” (“Kiểu 60”). Pháo có mặt trong lực lượng vũ trang các nước khối Varsaw, Pakistan (phiên bản Trung Quốc)….

Năm 1958, phần lớn các phần tử cấu trúc của D-48 được sử dụng để chế tạo dòng pháo chống tăng đầu tiên trên thế giới T-12 (2A19).


Bác daibangden giải nghĩa thêm về những chỗ đỏ ở trên. Sao lại những năm 50 mới có "dòng pháo chống tăng đầu tiên trên thế giới "? bn tưởng nó có từ trước đó lâu rồi chứ?
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 04:01:25 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #321 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 03:57:58 pm »


Pháo D-48 được sản xuất trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1957. Trong thời gian đó 819 khẩu pháo đã được sản xuất, trong đó 100 – D-48N (1957, tên gọi của xưởng: 52-P-372N, với thước ngắm ban đêm APN-2-77 hoặc APN3-77). Dây chuyền sản xuất D-48 được thực hiện ở Trung Quốc với tên gọi “Type-60” (“Kiểu 60”). Pháo có mặt trong lực lượng vũ trang các nước khối Varsaw, Pakistan (phiên bản Trung Quốc)….


Năm 1958, phần lớn các phần tử cấu trúc của D-48 được sử dụng để chế tạo dòng pháo chống tăng đầu tiên trên thế giới T-12 (2A19).


bác daibangden giải nghĩa thêm về những chỗ đỏ ở trên. Sao lại những năm 50 mới có "dòng pháo chống tăng đầu tiên trên thế giới "? bn tưởng nó có từ trước đó lâu rồi chứ?
Là dòng pháo chống tăng nòng trơn bác ạ. Các dòng pháo chống tăng trước 2A19 là nòng rãnh xoắn.
Cám ơn bác nhé, em viết thiếu. Em sẽ bổ sung Grin
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #322 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 06:16:20 pm »

Biến thể



Trong quá trình sản xuất hàng loạt pháo được thay đổi rất đáng kể. Nòng pháo được sản xuất theo hai phiên bản: đá khối bắt chặt và đơn khối (trong một vài nguồn có nhắc tới phiên bản thứ 3: - nòng tự do, không lắc). Các mẫu sớm hơn của pháo có bánh xa với nan hoa và vành cao su từ pháo 152mm mẫu 1910/34.

Để lắp trên pháo tự hành, phiên bản ML-20S đã được sản xuất, có chiều dài bộ phận rãnh xoắn 3476,1mm, chiều dài loa hãm lùi đầu nòng gấp 32,2 lần cỡ nòng/2925mm với sự bố trí các cơ qua điều khiển khác, thuận lợi hơn cho pháo thủ trong các điều kiện khó khăn của buồng chiến đấu trong pháo tự hành.

Đồng thời cũng có một số mẫu thí nghiệm ML-20 nhưng không được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #323 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 06:39:00 pm »



+ ML-20 với cát tút nạp điện. Năm 1937, Bộ Tư lệnh pháo binh đã đưa ra nghi vấn vì cho rằng khả năng kinh tế không đáp ứng được việc sản xuất pháo cỡ nòng trung bình với loại đạn này. Năm 1939, mẫu thín nghiệm ML-20 với loại cát tút này đã được sản xuất nhưng không thành công khi trải qua các thí nghiệm. Sau đó, sự tiết kiệm trong kim loại dành cho vỏ đạn đã bị loại bỏ bởi tốc độ tạo hỏa lực chậm và sự phá hủy ngăn tiếp đạn của pháo, không có khi sử dụng vở đạn nạp điện riêng.

+ ML-20SM – phiê bản nân cấp dành cho pháo tự hành. Khác với ML-20, phiên bản này không có loa hãm đầu nòng. ML-20SM được lắp thí nghiệm trên pháo diệt tăng tự hành ISU-152 mãu năm 1945 trên cơ sở xe tăng hạng nặng IS-3. Chỉ có một tiêu bản duy nhất được sản xuất và hiện nay đang đặt ở Bảo tàng Tăng – thiết giáp Kubinka.

+ BL-29: pháo được chế tạo bởi Phòng thiết kế số 172 năm 1946 và được giới thiệu là ML-20 với bộ phận nạp đạn đúc và khóa nòng dạng nêm.

+ ML-20 với khung phái và bánh xa theo mẫu pháo 130mm M-46. Năm 1950, pháo được chế tạo và mẫu thí nghiệm đã đưa vào các thử nghiệm.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #324 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 06:55:08 pm »

Pháo tự hành với ML-20



+ Su-152: pháo tự hành trên cơ sở xe tăng KV-1, được sản xuất từ tháng 2 đến tháng 12 năm 1943. Tổng cộng: 670 xe.

+ ISU-152: pháo tự hành trên cơ sở IS-1, được sản xuất từ tháng 11 năm 1943 đến năm 1946 (thời gian cuối cùng vẫn còn là câu hỏi). Tổng cộng: 3242 xe.

+ ISU-152 mẫu năm 1945. Bản thí nghiệm trên gầm xe tăng IS-3, có một tiêu bản duy nhất được sản xuất.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #325 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 07:09:17 pm »

Đánh giá thiết kế



ML-20, nói một cách chắc chắn là một loại pháo tốt. Nó nằm trong khoảng giữa dòng lựu pháo cổ điển với nòng ngắn và đại bác nòng dài uy lực mạnh, với ưu điểm đầu tiên về tầm xa hỏa lực, còn ưu điểm thứ hai là khối lượng (như kết luận sau đó, pháo có tính cơ động tốt và giá thành thấp). Trong thực tế, ưu điểm đầu tiên của ML-20 là có khả năng tấn công vào các trận địa mạnh hơn các lựu pháo phổ biến của đối phương, vượt xa tầm bắn của các loại lựu pháo mạnh nhất (tầm xa của lựu pháo 15cm F.H.18 của Đức: 13,3km). Bằng kết quả ưu điểm thứ hai, pháo được sản xuất với số lượng rất lớn theo so sánh với số lượng các loại pháo uy lực mạnh đã được sản xuất với giá thành cao hơn. Trong ví dụ cụ thể, có thể lấy pháo 15cm K.18 khối lượng 12,5 tấn và tầm bắn tối đa 24,8km được sản xuất từ năm 1940 tới 1943 trong số lượng 101 khẩu, hoặc loại pháo vượt trội khác là K.18Mrs.Laf 17cm (23,4 tấn, 29,6km) được sản xuất với số lượng 338 khẩu. Các đại bác nhẹ hơn của Đức 10,5cm K.18 (5,6 tấn, 19,1km) được sản xuất với số lượng nhiều hơn: 2135 khẩu, nhưng sức mạnh của đạn nổ - nổ mảnh không so sánh được với đạn 44kg của ML-20.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #326 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 07:22:45 pm »



Khi so sánh ML-20 với số lượng không lớn các loại pháo đồng dạng, nó có lợi thế rõ ràng. Pháo 155mm của Pháp mẫu năm 1917 – 1918 (đồng thời biến thể của Mỹ M1918M1) chỉ hơn ML-20 không nhiều về tầm bắn nhưng nặng hơn 3,5 tấn, độ cơ động thấp hơn và quỹ đạo bay của đạn thấp hơn vì góc hướng cực đại bị hạn chế trong khoảng 40 – 42 độ. Lựu pháo Séc K4 (trong quân Đức gọi là 15cm s.F.H.37(t)) nhẹ hơn 2 tấn nhưng thua kém về tầm bắn 2km so với ML-20. Ngoài ra, những khẩu pháo này ít phổ biến, tổng cộng chỉ có 178 khẩu. Người Đức không chỉ một lần đã thử chế tạo vũ khí, có tính năng gần với ML-20, nhưng không thành công. Lựu pháo 15cm s.F.H.40 không được sản xuất quy mô lớn do hàng loạt các nhược điểm về thiết kế; mẫu pháo khác 15cm s.F.H.42 có tầm bắn xa tối đa 15 100 mét được sản xuất 46 khẩu. Trong năm 1943 và 1944, quân đội Đức đã tổ chức cuộc thi thiết kế lựu pháo 15cm mới với tầm bắn 18km nhưng không thành công và không được đưa vào sản xuất quy mô lớn. Dòng pháo chiến trường hạng trung của Anh (140mm) được đưa vào sản xuất năm 1941 nhưng tầm xa chỉ có 14km, không quá vượt trội pháo 15cm s.F.H.18 và thua kém Ml-20 theo chỉ số này cũng như độ linh hoạt của hỏa lực.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #327 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 07:41:57 pm »



ML-20 có rất nhiều loại đạn, cho phép pháo giải quyết những nhiệm vụ khác nhau. Ngoài các loại đạn điển hình dành cho hệ thống pháo binh cho các mục tiêu sinh lực địch, sở chỉ huy, kho tàng, trận địa pháo binh, ML-20 còn được trang bị đạn để hủy diệt các công trình hỏa lực mạnh, trong có có bê tông và hàng loạt các loại đạn trong trường hợp bắn trực xạ. ML-20 được sử dụng rất hiệu quả trong chiến tranh đường phố. Ngoài ra, có thể sử dụng ML-20 trong nhiệm vụ chống tăng. Đương nhiên, sử dụng pháo lớp này để chống tăng chỉ ở trong những trường hợp hãn hữu nhất bởi vì khi chống lại các mục tiêu này, ML-20 có kích thước rất lớn (dễ bị phát hiện và tiêu diệt), giá thành cao và tốc độ bắn chậm. Trong thời gian đó, trong nhiều trường hợp, ví dụ, như trận Kursk, khi các loại pháo chống tăng phổ biến không hiệu quả với giáp xe tăng mới nhất của kẻ thù, ML-20 đã được sử dụng vào nhiệm vụ chống tăng. Đạn xuyên giáp và xuyên bê tông của ML-20 đã phá hủy một cách dễn dàng các xe tăng hạng trung của Đức khi bắn vào bất kỳ vị trí nào, xe tăng hạng nặng “Tigr” đồng thời cũng bị tiêu diệt khi bắn trên tầm xa hàng kilomet trừ khi bị bắn vào thành tháp pháo. Pháo tự hành “Ferdinand” bị tiêu diệt dễ dàng khi bắn vào thành. Xe tăng “Panther” không có vấn đề khi bị trúng thành xe trên tầm xa, trong cự ly gần, trừ khi bắn vào đầu (mặc dù xác suất đạn nảy ra lớn cho tới khi xuất hiện đạn đầu tù). Khi đạn trúng xe tăng, đạn nổ - nổ mảnh với các xe tăng hạng trung phá hủy tháp pháo; tới các xe tăng hạng nặng tạo nên các chấn động (trong đó sự phá hủy các thiết kế của đốc pháo và sự bố trí tháp pháo khỏi trục quay đạt xác suất đáng kể), loại khỏi vòng chiến pháo chính, các thiết bị quan sát, kíp xe bị chấn thương.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #328 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 07:53:17 pm »



Các nhược điểm của ML-20 có thể liệt kê: khối lượng lớn với hạn chế về tốc độ vận chuyển do thiết kế bảo thủ của khung pháo. Như thí nghiệm ML-15 đã chỉ ra, pháo có thể được thiết kế nhẹ và cơ động hơn. Để vận chuyển, cần có xe kéo mạnh – vốn có số lượng không lớn trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Đây là nhược điểm đã được ghi nhận trong pháo binh Phần Lan. Độ cơ động không cao đã dẫn đến việc pháo chỉ được trang bị ở các đơn vị cấp cao như quân đoàn pháo binh hoặc lực lượng dự bị của Đại bản doanh. Điểm yếu nữa có thể ghi nhận trên ML-20 là loa hãm đầu nòng. Sự xuất hiện của nó làm lộ vị trí ngụy trang pháo, sau khi đạn bay khỏi nòng pháo, khói thuốc sẽ chuyển hướng hoạt động sau khi qua loa hãm và tạo ra các đám bụi trên mặt đất. Việc này xảy ra rất rõ ràng khi bắn pháo ở các góc tầm không lớn, để đối phó lại vấn đề không mong muốn này, đôi khi mặt đất dưới nòng pháo được thấm ướt. Mặt khác, sự sử dụng loa hãm đầu nòng trong thời sản này đã trở thành phổ biến cho các loại pháo lớp tương tự.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #329 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 08:03:06 pm »



Theo ý kiến của một vài sỹ quan quân đội Liên Xô, rằng ML-20 sẽ không phục vụ lâu dài trong lực lượng vũ trang. Trên thực tế, sự phối hợp các tính năng với độ tin cậy, không yêu cầu cao trong bảo dưỡng kỹ thuật, thiết kế hàn đơn giản và vượt trội nhiều loại pháo 152mm hiện đại ngoại trừ thua kém về tầm bắn và tương đương về độ chính xác và khả năng bắn cấp tập. Điều này cho phép ML-20 được duy trì lâu dài trong trang bị, nhưng đến đầu những năm 1970, nhiều pháo ML-20 đã gặp vấn đề về tuổi thọ của nòng pháo khi bắn cấp tập và đã bị loại khỏi biên chế, đồng thời có những hệ thống pháo binh hiện đại thay thế ví dụ như pháo 152mm 2A36. Tuy nhiên, với các pháo thủ thế hệ đi trước, vẫn còn những “nỗi nhớ”và “kỷ niệm ấm áp” về ML-20.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM