Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:08:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sài Gòn, Dinh Độc Lập của những thời khắc không bao giờ quên  (Đọc 216845 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #90 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2010, 10:51:53 pm »

Hé hé hồi ấy em mới 15 tuổi đầu chưa biết thế quái gì về lòng yêu nước cả , ngay lúc ông Dương văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng cả nhà em đang ờ bến Bạch Đằng , mấy ông tài công cho ông bô trốn về nhà sạch , nếu không làm gì gặp mấy bác và cùng đứng trong hàng ngũ QDNDVN .
Khoảng 12 giờ cả nhà 9 mạng chất trong chiếc Mazda chạy ngang nhà Dinh độc Lập , lần đầu tiên thấy Việt Cộng nhưng mấy ông không để ý tới mình , khi xe chạy tới ngã tư Trương tấn Bửu & Công Lý vẫn gặp lính biệt khu thủ đô , mấy cha ấy bắt phả chạy qua hướng Trương tấn Bửu không cho đi thẳng đường Công lý .
Nói về cảm nhận TP HCM trong ngày 30/4 em nhớ rõ lắm .
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #91 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2010, 10:58:24 pm »

  Cúp cầu giao điện là đúng vì đó là nguồn điện dùng để thắp sáng cho những bóng đèn trên cột hàng rào xung quanh dinh ,khi xe tăng ta húc đổ hàng rào có thể làm đứt dây điện , trong lúc bộ phận bảo vệ quá tải chưa kịp ngắt có thể gây nguy hiểm tạm thời cho người đứng dưới đất vô tình chạm vào hàng rào bị điện giật thôi . Chứ nguồn điện đó không thể dùng để nối với hàng rào , như hàng rào cao thế của bọn Đức Quốc Xã được .
Logged
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #92 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2010, 10:58:46 pm »

bà Trần Lệ Xuân đang nghiên cứu xem cái hố bom có nuôi cá được không đấy ?
Phát hiên của bác Hai hơi bị hay đấy  Grin  Em xin góp thêm chút ý : chắc bả đang tính xem nuôi cá...mập hoặc cá sấu, để chừng nào bắt được mấy cha pilot dám "phá nhà" bả thì bả cho nếm mùi...đau khổ.
 Thôi spam nhiêu đó, trả nhà lại cho gia chủ thôi các bác ui  Wink
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #93 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2010, 11:04:38 pm »


Người xưa năm cũ

http://www.flickr.com/photos/34067378@N05/
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #94 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2010, 11:15:22 pm »


Bàn thêm về "điện" !


Bác Giangtvx ạ! Về chuyện "nhất thiết" hay không "nhất thiết" em không bàn. Kể cả cái mỏ hàn xung cũng như các loai "kích" điện trên đời để bắt cá lớn cá bé của nông thôn chúng ta bây giờ, với thế hiệu 6.0V nguyên thể.

Cái mà mọi người thấy không ổn và phi logic là cả một thể chế cũng như quân đội đã sụp đổ, đã không thiết tha gì đến đánh nhau nữa.... mặc dù còn rất nhiều thứ mạnh hơn cái hàng rào cao áp phi kỹ thuật kia mà họ cũng buông, cũng "chờ các ông đến để bàn giao"

Xin phép hôm nào đó ta bàn về tất cả các loai E cao áp trên đời.

Chỗ này quan trọng nhất là chờ bác Cam khẳng định lại những điều bác ttrải qua trong giờ phút đó thôi. Nói thêm nhiều e làm bác Cam lại phân tâm.

Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #95 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2010, 11:53:45 pm »

 Nhất trí với ý kiến mọi người : Dừng chuyện điện đóm ở đây
  Trả nhà cho bác Đặng Hữu Cam
 Tôi xin lỗi bác , vì ham vui đã kéo các loại dây điện vào nhà , làm bác vướng víu , không tiếp tục " những thời khắc không bao giờ quên " được .
 Bác đừng ngại , Anh em không ai có ác ý gì đâu. Tất cả chỉ là mạn đàm để cùng sống lại đúng sự thật vốn có, của những thời khắc không bao giờ quên đó với nhau thôi mà
 Có thể cách dùng từ ngữ của 1 số bài có thế này thế khác ( Nếu mà ngon lành thì đã là FORUM của các nhà văn CCB , chứ không phải chỉ là CCB)
 Bác lạ gì : Lính ác khẩu , nhưng chả bao giờ ác tâm với nhau cả .
      Kính bác tiếp tục .
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Ba, 2010, 10:41:53 am gửi bởi svailo » Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #96 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 10:00:33 am »

Quê  Cam đâu rùi Huh
Để anh em chờ mãi.
Nhưng cũng xin nói thêm để các quê thông cảm: quê Cam tôi vừa tiếp cận với mạng xong, trình vi tính còn "non", cái bài kia là được viết từ lâu rồi và phọt lên chứ chưa chiến đấu trực tiếp được Grin
Logged
T54b
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373



« Trả lời #97 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2010, 02:48:50 pm »

Em đọc đựoc bài này, chép lại để mọi người cùng xem. Dù sao cũng có gì đó an ủi động viên các CCB một thời.

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Van-may-cua-bon-chien-si-xe-tang-390-huc-do-canh-cong-Dinh-Doc-Lap/70046444/157/

TPCN - Hơn 20 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, sau khi xem bộ phim Bốn chiến sĩ xe tăng 390, chúng ta mới biết chính xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập và xe tăng 843 lúc ấy đang dừng bánh trước cổng phụ của Dinh.

Van may cua bon chien si xe tang 390 huc do canh cong Dinh Doc Lap
(Từ trái qua phải) Vũ Đăng Toàn, Ngô Sĩ Nguyên, Lê Văn Phượng, Nguyễn Văn Tập bên xe tăng 390 đang trưng bày tại Dinh Thống Nhất
Hiếm có bộ phim tài liệu nào người xem nhớ từng nhân vật như bộ phim Bốn chiến sĩ xe tăng 390 của đạo diễn Phạm Việt Tùng phát trên màn hình nhưng lại là nhớ cái biệt danh do người xem đặt ra: Ông gác đầm cá (Vũ Đăng Toàn, trưởng xe), Ông đánh rậm (Nguyễn Văn Tập, lái xe), Ông lái xe lam (Ngô Sĩ Nguyên, pháo thủ số 1), Ông cắt tóc bị công an đuổi ở Bờ Hào (Lê Văn Phượng, pháo thủ số 2).

Trời Phật thường sang tai cho các nhà hảo tâm bù đắp cho những người đã phải gánh chịu quá nhiều thiệt thòi. Chính vì thế tại Đại hội Hai giỏi năm 1995, một ông giám đốc Cảng Nhà Rồng gặp Vũ Đăng Toàn và Nguyễn Văn Tập hứa sẽ bố trí cho con trai hai anh vào làm việc trong Cảng.

Sau khi Đại hội Hai giỏi bế mạc, Vũ Đăng Toàn dẫn cháu Nam, Nguyễn Văn Tập dẫn cháu Kết vào TP Hồ Chí Minh đến Cảng Nhà Rồng nhận việc. Trong lúc đi tìm nhà cho hai cháu, Vũ Đăng Toàn và Nguyễn Văn Tập gặp một ông giáo có căn buồng cho thuê.

Đã từng xem phim Bốn chiến sĩ xe tăng 390 qua màn ảnh nhỏ, ông nhận ra ngay Vũ Đăng Toàn và Nguyễn Văn Tập, ông giáo bèn tặng tháng đầu ở miễn phí để kỷ niệm buổi gặp gỡ. Còn Lê Văn Phượng ở thị xã Sơn Tây bị công an dẹp tiệm hớt tóc ở Bờ Hào để đảm bảo mỹ quan Thành Cổ, lại được anh bạn giới thiệu cho một chỗ có thể bày đồ nghề ở gần trường Sĩ quan Lục quân.

Các sinh viên trong trường biết Lê Văn Phượng qua bộ phim Bốn chiến sĩ xe tăng 390, thường để dành tóc “đem đầu” đến tiệm cắt tóc để giúp đỡ người pháo thủ số 2 này.

Sau một thời gian chạy xe lam, Ngô Sĩ Nguyên được một anh bạn thanh lý cho một chiếc xe Gát 69 làm phương tiện vận chuyển hàng hóa cho các chủ hàng trên tuyến đường Hà Nội – Thường Tín – Hà Nội.

Khoản thu nhập trên “dây chuyền nước chảy” này đã giúp cho anh pháo thủ số 1 giữ được thăng bằng thu chi trong cán cân thanh toán của gia đình bốn miệng ăn. Nhằm tạo điều kiện cho Nguyễn Văn Tập giải quyết một phần khó khăn trong gia đình có hai cháu đang theo học trung học phổ thông, Bưu điện huyện Gia Lộc (Hải Dương) đã nhận anh vào làm bưu tá xã.

Một ông giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn ở Hải Dương đã gửi tặng Tập một máy điện thoại để bàn. Tập lên Bưu điện Gia Lộc đề nghị được chọn bộ số điện thoại nào có nhóm số 390 để nhớ tới chiếc xe tăng anh lái đã húc đổ cánh cổng chính Dinh Độc Lập sáng 30/4/1975.

Ông Trưởng phòng Bưu điện tìm mãi chỉ có một bộ số điện thoại có nhóm số 390 nhưng người khác đã đăng ký trước rồi. Nguyễn Văn Tập đành nhận bộ số điện thoại 711.155 vậy và anh đang nghĩ cách nào có thể đổi số cho khách hàng được cấp số điện thoại có nhóm số 390.

Một lần xem chương trình giao lưu với bốn chiến sĩ xe tăng 390, Tiến sĩ hóa học Nguyễn Thị Hòe vô cùng xúc động trước những mảnh đời một thời bị lãng quên, cuối cùng tay trắng vẫn chỉ là tay trắng.

Chị tự thấy trách nhiệm tạo điều kiện cho những người đã lập chiến công húc đổ cánh cổng chính Dinh Độc Lập giảm bớt gánh nặng trong đời sống hằng ngày mà các anh phải gánh chịu.

Chị gọi điện thoại lên Đài truyền hình Việt Nam hỏi địa chỉ bốn chiến sĩ trên xe tăng 390. Chị viết thư cho từng anh, tự giới thiệu mình là Chủ tịch Hội đồng quản trị một Công ty sản xuất mặt hàng hóa chất và mời các anh lên thăm Công ty.

Nếu thấy không có gì trở ngại trong đời sống gia đình, các anh có thể chọn một công việc thích hợp ở Công ty. Nhận được thư các anh lên thăm, thấy Công ty đang trên đà phát triển cần bổ sung nguồn lực lao động Vũ Đăng Toàn và Nguyễn Văn Tập ở lại làm việc.

Chị Nguyễn Thị Hòe phân công Vũ Đăng Toàn làm Phó Giám đốc Xí nghiệp Sơn giao thông Kova và Nguyễn Văn Tập vừa làm thủ kho, vừa điều khiển xe nâng đưa hàng ra vào kho. Ngoài lương theo chế độ hiện hành, chị còn trợ cấp cho hai chiến sĩ xe tăng tiền thuê nhà hàng tháng.

Còn Lê Văn Phượng, anh cám ơn lòng tốt của chị Nguyễn Thị Hòe nhưng tự thấy đã đến cái tuổi không theo được công việc khuôn theo giờ hành chính mà khi làm khi nghỉ đều lượng theo sức khỏe của mình.

Anh vẫn tiếp tục cắt tóc ở cổng trường Sĩ quan Lục quân.Trong khi đó Ngô Sĩ Nguyên, sau một thời gian thức khuya dậy sớm dọc ngang trên con đường gió bụi đã bắt đầu thấm mệt.

Anh bán xe Gát 69 đi và làm đơn xin vào làm ở Công ty xe Bus 10/10 Hà Nội. Vốn đã có bằng lái tăng cấp 2 – cấp cao nhất của Binh chủng Tăng – Thiết giáp, sau khi tu nghiệp, Nguyên lái xe theo tuyến một thời gian rồi được giám đốc Công ty điều động công tác về làm việc ở văn phòng Công ty.

Tuy không được “bốn anh em trên một chiếc xe tăng” nhưng các anh vẫn có điều kiện gặp nhau thuận lợi hơn.

Những người làm nên giờ phút lịch sử, sau 20 năm sống âm thầm trong quên lãng, cuối cùng nhân dân cũng biết đến. Tình cảm của nhân dân với bốn chiến sĩ xe tăng 390 và bốn bà vợ âm thầm sống bên chồng cũng sâu nặng khác gì bảng vàng, bia đá.

Vũ Bão
Logged

Hạt cát nhỏ trên xa mạc. Thân cát bụi trở về cát bụi.
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #98 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2010, 08:48:52 pm »

Em mới xem một đoạn phim của British Television, trong đó cảnh quay tại dinh ĐL chất lượng rất khá. Các bác lính tank của QSVN có bác nào nhận ra người quen không ạ? Grin






Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=xX5lesv49B4&feature=related


Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #99 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2010, 09:28:57 pm »

Đoạn phim màu nét căng Grin

Phút 6.30 giây, cực kỳ rõ Đại trưởng Thận vác cờ chạy lên dinh, cảnh TT DVM bị giải xuống sân dinh, khuôn mặt bác Thệ, cảnh xe Jeep chạy trong sân ra ngoài cổng dinh (chở TT DVM?).
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2010, 09:36:56 pm gửi bởi rongxanh » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM