Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:12:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sài Gòn, Dinh Độc Lập của những thời khắc không bao giờ quên  (Đọc 216872 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tranlam99
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #60 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2010, 01:51:04 pm »

Em lục lại đống ảnh cũ, thấy có cái ảnh này gửi lên đây cho các xem:


Ảnh này theo em nhớ thì cũng của bà Francoise Demulder. Tay PV khi thấy xe tăng vào đã bỏ máy quay xuống vì sợ bị nhầm là súng chống tăng Grin
Có khi chính là Neil Davis cũng nên.

Xe tăng các bác nhìn thấy có lẽ chính là xe tăng 390, đây chính là lúc Neil Davis dừng máy không dám quay tiếp và chỉ khi xe tăng 746 lao vào sau thì mới cầm máy quay tiếp. Ai mà biết được nếu ông ta cứ bấm máy quay cảnh xe tăng 390 mà các bác lái xe tăng đó cho 1 phát đạn vì tưởng là đang bị ngắm bắn thì sẽ ra sao.

Vì bất cứ lẽ nào thì việc quay xe tăng đang tiến công hướng vào mình cũng là rất dũng cảm, chính ông Neil Davis đã bị thiệt mạng khi đang quay cảnh đánh nhau tại cuộc đảo chính ở Thái Lan năm 1982.
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #61 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2010, 02:19:09 pm »

Ông nào bảo đấu E cao áp vào hàng rào là không hiểu gì về điện cả.
Hạ thế may còn chấp nhận được nhưng cũng khó xuaast hiện trong tình thế này
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #62 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2010, 04:39:07 pm »

Ông nào bảo đấu E cao áp vào hàng rào là không hiểu gì về điện cả.
Hạ thế may còn chấp nhận được nhưng cũng khó xuaast hiện trong tình thế này
******************
 Mình cũng nghe các bố " nổ " rằng : có điện cao áp ở hàng rào dinh ĐL. Nên mấy lần vào đó , mình đã để ý quan sát và thấy khó mà tin được là có chuyện này :
 Thứ nhất : Hàng rào sắt bao quanh 4 mặt dinh, chỉ được gắn liền vào hệ thống đế bê tông chắc chắn nhưng bình thường như 1 hàng rào kiên cố mà thôi, không thấy có hệ thống cách điện nào giữa rào sắt với chân đế bê-tông và mặt đất . Người ít hiểu biết về điện nhất , cũng biết rằng : Việc cách điện CAO ÁP cho 1 hàng rào sắt rộng lớn như vậy, giữa 1 vùng nhiệt đới nắng lắm ,mưa nhiều như Saigon là không hề đơn giản, dễ dàng . Mưa xuống , nước lênh láng tràn ngập, ướt khắp mọi nơi thì Dinh sẽ ra sao ? Đường dây trần cao áp 35 KV (35000 vol) người , hoặc thiết bị công trình(cần cẩu chẳng hạn) cách # 2m là đã có thể bị phóng điện, nổ , gây bỏng nặng, cháy đen thui rồi.(tất nhiên phải có tiếp đất)
 Thứ 2 : Hoàn toàn không có bất cứ 1 hàng rào phụ cách ly nào , phòng ngừa người , vật vô tình tiếp xúc vào hàng rào chính có điện CAO ÁP . Cho dù hệ thống cao áp này được thiết kế bí mật, dấu kín , phòng ngừa bị phá hoại tới đâu thì cũng bắt buộc phải có hàng rào phụ này( phía ngoài đường 1 hàng, phía trong dinh 1 hàng nữa) Đó là nguyên tắc an toàn bắt buộc phải có, cho chính ngay những người chủ của công trình. Các bác nhìn kỹ lại các bức ảnh, xem có thấy hàng rào cách ly nào không ? Hoàn toàn không có. Đừng nói là họ thiết kế hàng rào bảo vệ phụ này= hệ thống sóng siêu cao tần,hay Laser , Hồng ngoại nên vô hình nhé .Các bost thiết bị hiện đại, đầy phức tạp đó đâu ? Dù có dấu kín thì cũng phải có 1 vài sự hiển thị nào đó chứ .
 Nhiều khi các bác ấy " nhiệt tình "+ " hiểu biết hơi khiêm tốn " nên nói quá lên vậy cho thêm oanh liệt, xứng danh ... , hấp dẫn người nghe ( vốn dễ tính với những người đã từng vào sống ra chết .)
 Thứ 3 : Không thiếu gì các công nghệ,kỹ thuật bảo vệ khác của thời đó, thừa đủ hữu hiệu cho việc phong thủ , chả cần gì đến cái hệ thống CAO ÁP này cho phức tạp, mà lại không an toàn .Nếu không nói là còn cực kỳ nguy hiểm cho chính các chủ nhân trong cơ quan đầu não này .
 Xin các bác thử đưa ra các ý kiến mổ xẻ các sự không an toàn này theo con mắt đánh giá của lính. Rồi tôi sẽ xin nêu ý kiến cuối cùng .
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2010, 01:17:56 pm gửi bởi svailo » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #63 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2010, 09:42:10 pm »

 Hồi còn nhỏ mình thấy mấy người dùng điện nhà chích cá . Rồi sau đó nghe một thầy dạy chính trị nổ lên rằng : lúc chiến tranh biên giới phía bắc , ta chích điện cao thế xuống sông theo biên giới làm cho lính TQ chết hàng loạt . Đến khi mình tốt nghiệp kỹ sư điện rồi , mình mới thấy mấy tay nầy dốt mà hay nổ với những người dốt hơn mình . Họ không hiểu tý gì về điện cao thế cã . Chỉ cần một dây điện cao thế đứt rớt xuống đất dù cho đất khô , không có nước là đã nổ ầm và hệ thống bảo vệ tự động ngắt ngay nhánh dây chạm đất ra khỏi nguồn ngay tức khắc , nếu không thì sẽ nổ luôn cã máy biến thế ngay . Làm gì có chuyện lấy điện cao thế chập vào dòng sông được
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Ba, 2010, 11:21:37 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2010, 10:30:32 pm »

Về chuyện điện đóm, ta không là người trong cuộc, tốt nhất nghe xong biết vậy. Nếu có thể thì lặng lẽ xem xét thực tế, quan sát và tự rút ra kết luận thôi, không nên phủ nhận 1 cách quá vội vàng. Trong thực tế có nhiều cái lúc đầu có vẻ như vô lý và chắc khó có thể xảy ra được nhưng thực tế lại xảy ra.

Ngày xưa khi mà cái bật lửa có bấc, dùng dầu hỏa rồi sau chuyển sang dùng xăng - tồn tại như như 1 chuẩn mực tự nhiên trong xã hội - thì nghe nói về cái bật lửa không có bấc, chắc nhiều người cũng quả quyết là không tồn tại !

Rồi chuyện bắn rơi máy bay Mỹ, rồi bắn rơi cả B52 nữa ...v.v.

Đôi điều suy nghĩ và trao đổi vậy. hơn nữa đã nhiều chục năm rồi, các kết cấu có thể không còn nguyên như ban đầu.
Bác nào ở Sài Gòn đến "thực địa" xem xét và tìm thêm "nhân chứng" xem sao

Cũng xin cám ơn bác Cam với lượng thông tin rất lớn bác cung cấp. Nếu biết được chi tiết những gì xảy ra khoảng 2 tiếng bắt đầu từ lúc quân ta vào thì hay biết bao. Cũng xin hỏi lại bác Cam là thời điểm bác viết
   " ... Lúc này khoảng 9 giờ, tôi báo về Tiểu đoàn tình hình trên và Tiểu đoàn yêu cầu giải gấp người đó về Tiểu đoàn. Tới khoảng 9 giờ 30 phút, Tiểu đoàn phát lệnh tấn công đánh chiếm Dinh Độc Lập."
   " ...   Lúc này là 10 giờ 15 phút, tôi bật đài báo cáo về: 01 (tức tiểu đoàn), 03 (tức 746) đã tới sát cổng Dinh Độc Lập, cổng sắt đóng chặt, xin chỉ thị"
 
giờ bác viết trong đó là giờ Sài Gòn hay giờ Hà Nội ?

Logged

tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #65 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2010, 08:27:46 am »

   Bác Cam giải thích hộ em về hồi ức của các bác xe tăng 390 (nguồn tạp chí lịch sử Việt nam)

Gần đây, những cựu chiến binh xe tăng 390 đã viết bản kiến nghị gửi một số cơ quan chức năng thắc mắc về một số tình tiết liên quan đến kết luận của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

Trong bản kiến nghị, họ thắc mắc về một số tình tiết liên quan đến việc lý giải của Viện LSQSVN: “Ai là người tổ chức việc bắt Tổng thống Dương Văn Minh cùng Nội các Sài Gòn và áp giải ông ta cùng Thủ tướng Vũ Văn Mẫu ra Đài Phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng” và “Ai là người khởi thảo nội dung Tuyên bố đầu hàng”.

Cùng thời điểm này, Tạp chí Xưa & Nay (số tháng 4/2006) cũng đăng một số bài viết có tính đặt lại vấn đề với kết quả nghiên cứu của Viện LSQSVN.

 Xét thấy đây là vấn đề lớn liên quan đến một thời khắc lịch sử vĩ đại của dân tộc, Tiền phong xin trở lại vấn đề trên và đã có cuộc gặp với những cựu binh xe tăng 390 và đạo diễn Phạm Việt Tùng, tác giả bộ phim tài liệu Những người lính xe tăng 390 ngày ấy chấn động dư luận cách đây 10 năm.

Anh Vũ Đăng Toàn (nguyên chính trị viên đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 203, trưởng xe 390), thay mặt các cựu binh xe tăng 390 nói:

Trước hết, chúng tôi thấy chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị QĐNDVN về vấn đề vừa nêu là rất cần thiết và đúng đắn; đồng thời những nghiên cứu của Viện LSQSVN có những thông tin có giá trị.

Tuy nhiên chúng tôi cũng thẳng thắn cho rằng, cuộc Tọa đàm do Viện LSQSVN tổ chức đã bỏ sót một số nhân chứng lịch sử cần thiết, trong đó có toàn bộ kíp chiến đấu của xe tăng 390 đã húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, tham gia vào việc đưa toàn bộ Nội các Dương Văn Minh vào phòng họp lớn để đầu hàng quân giải phóng cũng như bảo vệ sự kiện trên.

Việc bỏ sót nhân chứng này đã dẫn đến sự thiếu khách quan lịch sử của một cuộc tọa đàm được tổ chức công phu như trên. Vì lẽ đó, chúng tôi đã viết bản Kiến nghị để trình bày thêm một số tình tiết trái với kết quả nghiên cứu của Viện LSQSVN.

Gần đây, chúng tôi có nhận được Thư phúc đáp (trả lời bản Kiến nghị) của Viện LSQSVN, nhưng sự giải đáp khá chung chung, chưa trả lời thẳng vào những điểm chúng tôi đã nêu. Vì thế, đến thời điểm này, chúng tôi vẫn tiếp tục bảo lưu những gì đã nêu trong bản Kiến nghị.

Anh đã nêu những tình tiết cụ thể gì trong bản Kiến nghị?

Vũ Đăng Toàn: Tôi xin khẳng định, sau khi xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập và tiến sát bậc thềm lên xuống của Dinh rồi dừng lại, tôi thấy anh Bùi Quang Thận (đại đội trưởng đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 203, trưởng xe 843) cầm cờ chạy tới nơi. Biết đồng đội vào Dinh làm nhiệm vụ cắm cờ, tôi vội xách khẩu AK (bên hông vẫn đeo súng ngắn) chạy theo để yểm hộ.

Hai chúng tôi vừa vào tầng 1 của Dinh đã gặp ông Nguyễn Hữu Hạnh - Phụ tá Tổng thống Dương Văn Minh. Tôi nhớ rõ lúc ấy ông Hạnh mặc quân phục, đội mũ hơi lệch, đeo quân hàm chuẩn tướng.

Ông Hạnh chào rất lễ phép và nói Tổng thống Dương Văn Minh đang đợi quân Cách mạng. Lên đến lầu 2, anh Bùi Quang Thận định lên cắm cờ nhưng không biết đường. Ông Nguyễn Hữu Hạnh cử người đi theo và có một người mặc chiếc áo trắng cộc tay nhận dẫn anh Thận đi lên nóc Dinh bằng thang máy. Còn lại một mình với khẩu AK vẫn lăm lăm trên tay, tôi thấy Nội các của Dương Văn Minh nhốn nháo với thái độ khá sợ hãi.

Lúc này Ngô Sĩ Nguyên (nguyên pháo thủ số 1 xe 390) cũng lên tới nơi. Hai anh em chúng tôi đã dồn Nội các của Dương Văn Minh vào một chỗ, sau đó Nguyên ra đứng gác ở cửa.

Thấy ổn, ông Nguyễn Hữu Hạnh mới vào phòng trong mời ông Minh ra chào. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh chi tiết: Lúc chúng tôi lên, ông Minh không phải đã ngồi sẵn cùng nội các trong phòng khánh tiết, mà ngồi ở phòng bên cạnh.

Khi ông Minh vừa ra thì đại úy Phạm Xuân Thệ (lúc đó là Trung đoàn phó Trung đoàn 66, nay là Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 1- PV) cùng 2 trợ lý cũng bước vào phòng.

Anh Thệ có nói với tôi anh là trung đoàn phó trung đoàn 66, sau đó bắt tay Dương Văn Minh bằng tay phải, tôi cũng bắt tay Dương Văn Minh bằng tay trái.

Khi mọi người chưa kịp làm gì tiếp thì trung tá Bùi Tùng (sau là đại tá, hiện đã nghỉ hưu- PV) Chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 tới. Ông Minh thấy anh Tùng người to cao thì lễ phép chào: “Thưa ông, chúng tôi đợi các ông vào lâu rồi để bàn giao chính quyền”.

Anh Tùng nói: “Các ông là người bại trận. Các ông không còn gì để bàn giao mà chỉ có đầu hàng vô điều kiện”.

Tôi vẫn nhớ rõ, khi ra sân Dinh Độc Lập để sang Đài Phát thanh Sài Gòn, anh Tùng ngồi xe thứ hai, còn anh Thệ và ông Dương Văn Minh ngồi xe đầu.

Là người chủ yếu làm nhiệm vụ đứng gác ngoài cửa phòng, lúc đó anh được chứng kiến những gì, thưa anh Ngô Sĩ Nguyên?

Ngô Sĩ Nguyên: Khi anh Bùi Tùng bước vào, anh Thệ chào và nói: “Báo cáo thủ trưởng, tôi là đại úy Phạm Xuân Thệ, trung đoàn phó Trung đoàn 66, sư 304”.

Anh Bùi Văn Tùng hỏi: “Ngoài anh ra còn ai nữa không”. Anh Thệ nói: “Không”. Anh Tùng nói: “Vậy thì mời anh vào đây cùng làm việc với 203”.

Lúc này, trong Nội các có người báo phòng bên có đường phát thanh, nhưng kiểm tra thì thấy bị hỏng. Ông Vũ Văn Mẫu nói: “Nếu đưa chúng tôi sang Đài Phát thanh Sài Gòn thì phải có xe bọc thép đưa đi, nếu không phe đối lập sẽ gây nguy hiểm cho chúng tôi”.

Anh Bùi Tùng nói luôn: “Bây giờ không còn phe đối lập nào ở Sài Gòn nữa, mà toàn là quân giải phóng”.

Thưa anh Nguyễn Văn Tập, về phần mình, thời điểm lịch sử này anh được chứng kiến những gì?

Nguyễn Văn Tập (nguyên lái xe tăng 390): Khi xe 390 vào sân Dinh Độc Lập thì vẫn còn xe và quân lính chính quyền Sài Gòn. Thấy xe tăng ta vào, họ sợ và chạy hết. Lúc đó sân Dinh Độc Lập rất vắng, không có nhiều quân ta.

Tôi thấy anh Thận, anh Toàn rồi sau đó là anh Nguyên vào Dinh - nên nhảy khỏi xe 390. Tôi chạy lên bậc thềm sảnh Dinh, bỗng chợt nghĩ: Nếu bây giờ mình vào nhỡ địch quay lại chiếm xe thì sao, nên vội quay lại xe, nhảy vào ghế lái và thò đầu ra ngoài.

Sự việc sau đó diễn biến rất nhanh, xe tăng, bộ binh của ta tiến vào Dinh mỗi lúc một đông. Khi vẫn đang ngồi trong xe, tôi thấy Dương Văn Minh đi ra, dáng đi khá hiên ngang.

Tôi nhận ra trong số người cùng ra với Dương Văn Minh có Chính ủy Bùi Tùng (vì ông là thủ trưởng của tôi), nên có nói: “Thủ trưởng ơi, thủ trưởng bắt ông ta cúi đầu xuống chứ”.

Tôi nói câu đó và sau bao năm cũng không thể quên được. Khi đó anh Bùi Tùng nói giọng miền Nam với tôi: “Việc ấy là của tớ”. Sau đó xe chở Dương Văn Minh đi. Anh Bùi Tùng ngồi xe thứ hai.

Thưa anh Lê Văn Phượng, được biết trong bản Kiến nghị chưa có ý kiến của anh. Vậy anh suy nghĩ thế nào về những ý kiến của các đồng đội mình?

Lê Văn Phượng (nguyên pháo thủ số 2 xe tăng 390): Hôm các anh Toàn, Nguyên, Tập viết bản kiến nghị, tôi bị ốm nên chưa thể tham gia. Nay tôi xin xác nhận việc các anh Toàn, Nguyên vào trong Dinh; anh Tập xuống xe định vào Dinh rồi sau đó quay lại là hoàn toàn chính xác.

Về phần mình, lúc đó tôi ngồi trong xe, phần vì bị thương, đồng thời lại được anh Toàn giao nhiệm vụ giữ khẩu 12 ly 7 chĩa lên phía lá cờ trên nóc Dinh để yểm hộ cho anh Bùi Quang Thận cắm cờ.

Thưa đạo diễn Phạm Việt Tùng, được biết khi làm bộ phim tài liệu “Những người lính xe tăng 390 ngày ấy”, ông đã nghiên cứu khá kỹ những tình tiết diễn ra tại Dinh Độc Lập. Vậy ý kiến của ông quanh sự việc này như thế nào?

Đạo diễn Phạm Việt Tùng: Không phải bây giờ các anh Toàn, Nguyên mới nói đến việc từng tham gia bắt Nội các Dương Văn Minh như thế nào, mà cách đây 10 năm, trong bộ phim Những người lính xe tăng 390 ngày ấy, các anh đã nói đến việc này.

Tất nhiên ngày ấy, anh Toàn, anh Nguyên không kể chi tiết như bây giờ, vì lúc đó phim tập trung vào chủ đề khác. Hơn nữa dù có làm việc này, các anh đến bây giờ vẫn xác định rằng mình chỉ là những người tham gia bắt Nội các Dương Văn Minh, và việc làm này là chiến công chung của nhiều người.

Theo ý kiến tôi, cuộc “Tọa đàm khoa học trao đổi thông tin một số vấn đề quanh sự kiện đánh chiếm Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975” thiếu sự có mặt của các cựu thành viên xe tăng 390 là điều rất đáng tiếc.

Xin cảm ơn các anh và đạo diễn Việt Tùng.
Kiến Nghĩa (báo Tiền Phong)
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #66 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2010, 11:47:33 am »

  Bác Cam giải thích hộ em về hồi ức của các bác xe tăng 390 (nguồn tạp chí lịch sử Việt nam)

Gần đây, những cựu chiến binh xe tăng 390 đã viết bản kiến nghị gửi một số cơ quan chức năng...

... “Ai là người tổ chức việc bắt Tổng thống Dương Văn Minh cùng Nội các Sài Gòn và áp giải ông ta cùng Thủ tướng Vũ Văn Mẫu ra Đài Phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng” và “Ai là người khởi thảo nội dung Tuyên bố đầu hàng”.

 Xét thấy đây là vấn đề lớn liên quan đến một thời khắc lịch sử vĩ đại của dân tộc...

Anh Vũ Đăng Toàn (nguyên chính trị viên đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 203, trưởng xe 390), thay mặt các cựu binh xe tăng 390 nói:
...toàn bộ kíp chiến đấu của xe tăng 390 đã húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, tham gia vào việc đưa toàn bộ Nội các Dương Văn Minh vào phòng họp lớn để đầu hàng quân giải phóng cũng như bảo vệ sự kiện trên...

Anh đã nêu những tình tiết cụ thể gì trong bản Kiến nghị?

 * Vũ Đăng Toàn: Tôi xin khẳng định, sau khi xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập và tiến sát bậc thềm lên xuống của Dinh rồi dừng lại, tôi thấy anh Bùi Quang Thận (đại đội trưởng đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 203, trưởng xe 843) cầm cờ chạy tới nơi. Biết đồng đội vào Dinh làm nhiệm vụ cắm cờ, tôi vội xách khẩu AK (bên hông vẫn đeo súng ngắn) chạy theo để yểm hộ.

Hai chúng tôi vừa vào tầng 1 của Dinh đã gặp ông Nguyễn Hữu Hạnh - Phụ tá Tổng thống Dương Văn Minh...
Lên đến lầu 2, anh Bùi Quang Thận định lên cắm cờ nhưng không biết đường. Ông Nguyễn Hữu Hạnh cử người đi theo và có một người mặc chiếc áo trắng cộc tay nhận dẫn anh Thận đi lên nóc Dinh bằng thang máy. Còn lại một mình với khẩu AK vẫn lăm lăm trên tay...

Lúc này Ngô Sĩ Nguyên (nguyên pháo thủ số 1 xe 390) cũng lên tới nơi. Hai anh em chúng tôi đã dồn Nội các của Dương Văn Minh vào một chỗ, sau đó Nguyên ra đứng gác ở cửa...

... ông Nguyễn Hữu Hạnh vào phòng trong mời ông Minh ra chào. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh chi tiết: Lúc chúng tôi lên, ông Minh không phải đã ngồi sẵn cùng nội các trong phòng khánh tiết, mà ngồi ở phòng bên cạnh.

Khi ông Minh vừa ra thì đại úy Phạm Xuân Thệ (lúc đó là Trung đoàn phó Trung đoàn 66, nay là Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 1- PV) cùng 2 trợ lý cũng bước vào phòng...

 * Ngô Sĩ Nguyên: Khi anh Bùi Tùng bước vào, anh Thệ chào và nói: “Báo cáo thủ trưởng, tôi là đại úy Phạm Xuân Thệ, trung đoàn phó Trung đoàn 66...

 * Nguyễn Văn Tập (nguyên lái xe tăng 390): Khi xe 390 vào sân Dinh Độc Lập...
Tôi thấy anh Thận, anh Toàn rồi sau đó là anh Nguyên vào Dinh...

 * Lê Văn Phượng (nguyên pháo thủ số 2 xe tăng 390): Nay tôi xin xác nhận việc các anh Toàn, Nguyên vào trong Dinh...

 * Đạo diễn Phạm Việt Tùng: Không phải bây giờ các anh Toàn, Nguyên mới nói đến việc từng tham gia bắt Nội các Dương Văn Minh như thế nào, mà cách đây 10 năm, trong bộ phim Những người lính xe tăng 390 ngày ấy, các anh đã nói đến việc này...
 Hơn nữa dù có làm việc này, các anh đến bây giờ vẫn xác định rằng mình chỉ là những người tham gia bắt Nội các Dương Văn Minh, và việc làm này là chiến công chung của nhiều người.

Theo ý kiến tôi, cuộc “Tọa đàm khoa học trao đổi thông tin một số vấn đề quanh sự kiện đánh chiếm Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975” thiếu sự có mặt của các cựu thành viên xe tăng 390 là điều rất đáng tiếc.
***********************88
  Đúng vậy ! " các anh đến bây giờ vẫn xác định rằng mình chỉ là những người tham gia bắt Nội các Duơng Văn Minh, và việc làm này là chiến công chung của nhiều người."
  Do đó mình đã đề nghị bác Cam , bình tâm nhớ và sắp xếp lại sự kiện cắm cờ và bắt TT D.V.M , Cho thật chuẩn xác . Bởi : vấn đề này có tính nhạy cảm lịch sử !
  Rất mong các nhân chứng CÂN NHẮC trước khi nêu ý kiến của mình, khi đã may mắn và vinh dự  được trực tiếp chứng kiến sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc Viêt nam anh hùng vào trưa 30/4/1975 này
 Nhiệt liệt hoan nghênh và chúc mừng bác Cam - 11h30 phút tại dinh Độc lập-SG 30-4-1975 !
 Kính  !
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Ba, 2010, 10:39:08 pm gửi bởi svailo » Logged
rua3be
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #67 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2010, 08:46:04 pm »

Chao ôi, sao xe tăng đi hành quân chiến đấu hàng ngàn cây số mà vẫn sạch bong cứ như vừa mới xuất xưởng thế nhi?

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Ba, 2010, 09:19:18 pm gửi bởi rua3be » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2010, 09:10:20 pm »

Chao ôi, sao xe tăng đi hành quân chiến đấu hàng ngàn cây số mà vẫn sạch bong cứ như vừa mới xuất xưởng thế nhi?

http://s447.photobucket.com/albums/qq194/huyenrua/?action=view&current=5.jpg

Tò mò về cái xe bạn này đang đi quá Grin
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Faria
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #69 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2010, 09:18:14 pm »

Bác Altus cắt ngang dòng suy nghĩ của bác Cam mất rồi .  Wink

Cắt là cắt như thế nào??? Hiện giờ những gì bác Cam kể, nó khác khá nhiều thứ mọi người đã được biết, được xem. Vậy thì người đọc cũng cần phải được biết rõ những thứ họ thấy khúc mắc, mâu thuẫn chứ???


Mấy ngày hôm nay, em cũng đang chờ các giải đáp của bác Cam trước những thắc mắc của các thành viên khác  Grin

Em có đề nghị các các anh các chị nào, không đủ trình tham gia thì đứng bên ngoài xem thôi, đừng có ném đá hội nghị  Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM