Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:15:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sài Gòn, Dinh Độc Lập của những thời khắc không bao giờ quên  (Đọc 216699 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #200 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2010, 12:52:39 am »

Em xin tiếp tục được "khuấy lại" chủ đề bằng hồi ký sau đây của Đại tá Tư Cang - Nguyễn Văn Tầu.

http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/247/247/247/108582/Default.aspx

Trong đó có đoạn:

Trích dẫn
Theo hiệp định đó, ngày 27-3-1973, tên lính Mỹ cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam.  Bởi vậy, trên chiến trường chỉ còn quân ngụy với sự tăng viện vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nên thế chủ động hoàn toàn đã thuộc về ta. Để chuẩn bị cho những trận đánh lớn, nhằm giải phóng hoàn toàn miền Nam, cấp trên rút một số cán bộ trong các đơn vị ra Bắc học tập. Trong số đó, J22 được cử 2 người là Thượng tá Sáu Trí, Chỉ huy trưởng J22 và tôi-Nguyễn Văn Tàu, Phó chính uỷ J22. Anh Sáu Trí vào học ở Học viện Quân sự, còn tôi học tại Học viện Chính trị, lúc ấy sơ tán ở Đông Anh (Hà Nội). Khoá học dự kiến là hai năm nhưng mới được một năm thì chiến trường diễn biến mau lẹ. Tháng 3-1975, chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng, địch tháo chạy khỏi Tây Nguyên, hiện tượng hoảng loạn trong ngụy quân xuất hiện. Tiếp đó, Huế rồi  Đà Nẵng được giải phóng, thời cơ nghìn năm có một xuất hiện. Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa. Dù mới qua nửa khoá học, nhưng số cán bộ từ B2 ra được lệnh trở về chiến trường. Ai cũng hăm hở lên đường để kịp dự trận đánh quyết định cuối cùng.

và:

Trích dẫn
Đang nói chuyện thì xe tăng quân ta (Lữ đoàn 203) húc sập cửa dinh tiến vào. Lúc này xảy ra một chuyện. Chẳng là thấy các chiến sĩ xông vào bắt nội các Dương Văn Minh, cứ trừng mắt nhìn anh Sáu Trí đứng lẫn trong đó. Không ngờ, đến khi một người  chỉ huy của Quân giải phóng tiến vào, nhận ra anh Sáu Trí (vì hai người vừa cùng học ở Học viện Quân sự ngoài Hà Nội) thì tủm tỉm cười: “Đi đâu cũng đụng ông tình báo này”. Lúc đó, các chiến sĩ mới vỡ lẽ vì sao trong hàng ngũ quân ngụy khi nãy, anh Sáu Trí lại nhẹ nhàng nhắc các chiến sĩ cần làm tốt quy định xử lý tù binh.

Như vậy, theo các bác thì vị chỉ huy Quân giải phóng đó là ai? Nên nhớ rằng người này học cùng ông Sáu Trí (khi ông là Thượng tá) tại Học viện Quân sự. Như vậy theo hồi ký này thì:

- Lúc bộ đội mình còn ở trong phòng họp nội các, thì đã có cán bộ cao cấp của mình vào đó rồi. Do đó, lời kể của bác Cam mâu thuẫn với nó hoàn toàn.

- Và cấp bấc cao nhất lúc đó còn là Thượng tá Sáu Trí.





Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
DK1
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #201 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2010, 12:14:03 pm »

Chỉ huy quân giải phóng, bạn học của đại tá Sáu Trí, chính là đại tá Công Trang, lữ đoàn phó lữ đoàn tăng.
Trước khi bộ đội chính qui của trung đoàn 66 bộ binh và lữ đoàn tăng 203 vào Dinh, đã có nhiều "việt cộng" trong đó rồi: nhóm quân báo (đại tá 6 Trí, kỷ sư Tô Văn Cang, Ba Lễ), nhóm an ninh T4( Huỳnh Bá Thành, GS Huỳnh Văn Tòng, SV Nguyễn Hữu Thái), nhóm binh vận miền, nhóm đặc công...
Hình như sử sách đã quên những con người này, chi chủ yếu ghi công anh em chính qui.
 
Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #202 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2010, 01:29:43 pm »

Chỉ huy quân giải phóng, bạn học của đại tá Sáu Trí, chính là đại tá Công Trang, lữ đoàn phó lữ đoàn tăng.


Đại tá Nguyễn Công Trang 4/75 là phó chính ủy quân đoàn 2 bác ơi.
Các bác biệt động, tình báo thì công nhận là có mặt ở dinh khá sớm, nhưng có bác nào cắm cờ, bắt sống nội các DVM, tiếp nhận đầu hàng không bác?  Grin
Logged
DK1
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #203 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2010, 02:20:53 pm »

Xin lỗi, tôi nhầm, đại tá Trang đúng là phó chính ủy quân đoàn 2.
Người đưa anh Thận lên nóc Dinh cắm cờ là GS Huỳnh Văn Tòng và SV Nguyễn Hữu Thái (người của an ninh T4).
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #204 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2010, 09:29:30 pm »

Người đưa anh Thận lên nóc Dinh cắm cờ là GS Huỳnh Văn Tòng và SV Nguyễn Hữu Thái (người của an ninh T4).
Đại tá Võ Quang Chiêm, chánh văn phòng phủ tổng thống dẫn lên chứ nhỉ?
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1180.140
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2010, 09:40:39 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
DK1
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #205 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2010, 10:02:45 am »

"Người được lệnh hướng dẫn Bùi Quang Thận đi thang máy lên nóc dinh cắm cờ là đại tá Chiêm, chỉ huy trưởng lực lượng phòng vệ phủ tổng thống. Cùng đi theo hỗ trợ Bùi Quang Thận cắm cờ còn có hai người nữa: sinh viên Nguyễn Hữu Thái (cựu chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn) và tiến sĩ báo chí Huỳnh Văn Tòng".
Đoạn này đã được đăng trong loạt bài về 30-4 trên báo Tuổi Trẻ năm 2005. Nó gián tiếp phủ nhận việc ông Lý Quí Chung (tức nhà báo Chánh Trinh) đã đưa anh Thận lên nóc Dinh cắm cờ (ông Chung đã tự nhận như vậy trong cuốn "Hồi ký không tên")

Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #206 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2010, 10:25:31 am »

"Người được lệnh hướng dẫn Bùi Quang Thận đi thang máy lên nóc dinh cắm cờ là đại tá Chiêm, chỉ huy trưởng lực lượng phòng vệ phủ tổng thống. Cùng đi theo hỗ trợ Bùi Quang Thận cắm cờ còn có hai người nữa: sinh viên Nguyễn Hữu Thái (cựu chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn) và tiến sĩ báo chí Huỳnh Văn Tòng".
Đoạn này đã được đăng trong loạt bài về 30-4 trên báo Tuổi Trẻ năm 2005. Nó gián tiếp phủ nhận việc ông Lý Quí Chung (tức nhà báo Chánh Trinh) đã đưa anh Thận lên nóc Dinh cắm cờ (ông Chung đã tự nhận như vậy trong cuốn "Hồi ký không tên")



Hà hà, cắm có lá cờ mà đông người đu bám ghê, toàn mấy bác tay không theo hỗ trợ dân có súng.  Grin Grin
Logged
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #207 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 02:23:40 pm »

Chuyện tưởng như nhỏ nhặt
21/04/2010
 
Chuyện tưởng như nhỏ nhặt. Ở thời điểm đánh chiếm dinh Độc Lập, đầu não của chính quyền Sài Gòn, có hai xe tăng cùng ở trong dinh: đó là xe tăng số 843 và số 390.
 
Thế nhưng đã có sự nhầm lẫn đáng tiếc: Báo chí đưa tin xe tăng số 843 húc đổ cổng sắt tiến vào dinh trước tiên mà thực ra không phải như vậy. Chính là xe tăng số 390 vào đầu tiên, còn Bùi Quang Thận từ xe tăng 843 lao vào cắm cờ trên nóc dinh. Bẵng đi thời gian dài, trong đám cưới con gái của Bùi Quang Thận ở Bảo tàng Chiến thắng B52 không thấy có mặt bốn người lính xe tăng 390...Những người lính xe tăng cũ nay đều giải nghệ nhắc lại câu chuyện xưa, cảm thấy buồn man mác. Một sự tình cờ, vào dịp kỷ niệm chiến thắng ngày 30-4 cách đây mấy năm, nữ nhà báo Pháp đăng tin tìm kiếm danh tính các chiến sĩ xe tăng 390 trong bức ảnh bà chụp xe tăng này húc đổ cổng sắt, tiến vào dinh Độc Lập. Và từ đây sự thật được trả lại nguyên giá trị. Thế rồi tại một cuộc đại lễ, xe tăng 390 và bốn thành viên trong xe được tôn vinh, những lời phát biểu gây xúc động trong tâm can người Việt. Anh Thận ít nói hơn. Anh giải ngũ, về quê, bán xe đạp và nuôi tôm. Nhưng hàng năm, nhân dân cả nước vẫn nhớ về anh là người cầm lá cờ lao lên phía trước trong tòa dinh đồ sộ mà không biết trong đó hỏa lực địch như thế nào? Thỉnh thoảng Nguyễn Khắc Nguyệt (lái xe tăng số 380, thê đội 2) và Nguyên (lái xe tăng 390) có đến lớp học thăm tôi, tôi tự hào giới thiệu với các em học sinh về người bạn, những người lính dũng cảm có mặt trưa ngày 30-4-1975 lịch sử ấy... Nhưng không tiện chạm vào điều "dễ vỡ" nhất! Theo tôi biết, bốn thành viên xe 843 còn "khúc mắc" lắm, bốn thành viên xe 390 dạo này đời sống đã khá hơn... Riêng tôi, tôi vẫn buồn, mặc dù Nguyệt nhắn tin cho tôi: " ngày 5-10-2009 vừa rồi, anh Toàn và anh Thận đã bắt tay nhau...". Trong thành phố Hồ Chí Minh, thủ trưởng Bùi Tùng phải ngồi xe lăn sau một cơn tai biến mạch máu não ... Thời gian cứ trôi nhanh. Nhưng cứ đến ngày 30-4 hàng năm, những người dân Việt yêu nước vẫn nhớ về cái giây phút hào hùng, thiêng liêng ấy, nhớ về anh Toàn, anh Thận...như nhớ người ruột thịt của mình. Chiến sĩ Nguyên nói: "Lúc đó hai xe gần như đến cùng một lúc từ hai hướng khác nhau. Khi xe 390 vượt quá ngã tư một đoạn...lúc đến đối diện với cổng chính, tôi nhìn sang ngang không hiểu tại sao thấy xe 843 cứ rồ máy tiến, lùi có vẻ khó khăn...? Anh Toàn bảo: "Tông thẳng vào!...". Xe 390 bèn húc tung cổng chính lao vào, thấy phía sau, anh Thận nhảy ra khỏi xe 843, cầm cờ chạy vào dinh Độc Lập, xe 843 vào ngay sát phía sau...".

Hỏa (chiến sĩ xe tăng 843 do trung úy Bùi Quang Thận chỉ huy) nói: "Khi đối diện với dinh Độc Lập, thấy cánh cổng cũng chả biết chính hay phụ, anh Thận ra lệnh bắn, bắn hai phát, đạn không nổ, tôi bèn húc thẳng vào, cánh cổng sập xuống, nòng pháo mắc kẹt phía trên, xe phải lùi lại để gỡ pháo và chỉnh hướng lấy đà...".

Nguyệt (chiến sĩ xe tăng 380 chạy cuối đoàn tăng) nói: " Xe 843 lượn tránh mấy chướng ngại, đang tốc độ cao nên xe hơi lệch sang trái so với cổng chính, chưa kịp lấy lại hướng thật chính xác thì chiếc tăng đã húc vào cổng dinh, băng xích bên phải thúc vào làm một cánh cổng đổ nghiêng xuống, cánh cổng bên kia cũng mở ra, băng xích bên trái đâm vào trụ cổng, chiếc xe khựng lại... Đúng lúc ấy xe 390 đã đến trước cổng dinh. Tập tăng chân dầu lao thẳng vào vào trong dinh. Thận đã tháo được lá cờ, anh nhảy xuống chạy thẳng vào trong dinh, băng qua thảm cỏ, cạnh xe 390 về phía cửa chính, thấp thoáng một vài bóng người cầm máy ảnh phía trước... Lúc này, Hỏa đã khởi động được máy, anh lùi lại một chút và lao vào dinh sau xe 390 vài mét, anh tăng ga cho xe chạy song song với xe 390, bảo vệ Bùi Quang Thận. Cả hai xe lao sát đến tiền sảnh dinh thì dừng lại. Đại đội trưởng Thận cầm lá cờ chạy lên bậc tam cấp và khuất dạng sau cánh cửa. Chính trị viên Toàn ra lệnh: "Phượng lên ôm 12 ly 7, cả xe sẵn sàng bảo vệ cho anh Thận và tôi". Ra lệnh xong, Toàn bật nắp cửa trưởng xe, cắp khẩu AK nhảy xuống chạy theo Thận vào trong dinh...".

Nguyên kể với tôi: "Lúc ấy có một số phóng viên nước ngoài quay phim và chụp ảnh, bọn tôi đã chấp hành lệnh trên, đồng ý cho họ tác nghiệp mà không bắn, tôi nhắc anh Thận ghi vào lá cờ 10 giờ 45 phút là lúc xe 390 húc tung cổng để tránh tranh cãi sau này (sở dĩ tôi khẳng định như vậy là vì tay đang đeo chiếc đồng hồ Pôngiốt của đồng đội tặng lại), chi tiết ấy cũng quý như lá cờ ba sọc khi anh Thận xé tung ra, mép buộc dây bị rách nham nhở rất khớp với vết rách của lá cờ được bảo lưu... Nhìn sang bên, thấy thằng Hỏa cầm AK nhảy ra khỏi xe, hét vang: "Sống rồi, hòa bình rồi!..." Nhìn vào góc dinh, thấy chi đội M113 bảo vệ dinh án binh bất động, bọn lính đã đầu hàng hết cả, chúng tôi cầm AK chạy lên để bảo vệ cửa phòng, nơi thủ trưởng Bùi Tùng đang làm nhiệm vụ... Trong số các phóng viên nước ngoài có một bà người Pháp, tên là Franxoa Đơ-mun-đê, chính bức ảnh của bà đã chứng minh cho xe 390 vào dinh đầu tiên...".

Tháng 9-2009 các CCB Binh chủng Tăng thiết giáp tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Binh chủng Tăng thiết giáp sớm hơn mọi năm. Thành viên xe 390 lên từ hôm trước, nhưng không thấy anh Thận! Tôi thấy buồn và nhìn những gương mặt hốc hác, tóc đã điểm sương của những người lính xe tăng xe thứ ba, thứ tư, thứ mười... những chiếc xe, những người lính mà không bao giờ được nhắc đến, từ ngày đó đến bây giờ họ vẫn lam lũ với bươn chải đời thường. Tôi nhớ đến phát đạn AR15 bắn xuyên qua trán người tiểu đoàn trưởng anh hùng Ngô Văn Nhỡ trước khi cắm cờ hai tiếng đồng hồ trên xe 912. Tôi nhớ đến phát đạn từ pháo M148 bắn trúng lỗ thông gió lấy đi sinh mạng của bạn tôi, pháo thủ Nguyễn Kim Duyệt ở xe 380 cách đó hai ngày. Tôi nhớ đến Chính ủy xe tăng Đào Văn Xuân, một trong số rất ít những "khai quốc công thần" đã đặt viên gạch đầu tiên xây nền móng cho xe tăng Việt Nam, nhiều lần vào chiến trường, tính bộc trực thẳng thắn (và những người lính của ông rất ngạc nhiên khi không thấy tên ông trong danh sách các thủ trưởng tiền bối ở phòng truyền thống của binh chủng). Tôi nhớ đến gương mặt trẻ trung tuổi 23 của Ngô Sĩ Nguyên ngồi giữa đống ba lô con cóc, chân dép cao su, ngổn ngang đạn 12 ly 7 và lá ngụy trang trên tháp pháo trước sân dinh Độc Lập trong tiếng xả súng ăn mừng cả hòm 12 ly 7 của lính xe tăng và tiếng AK dậy trời của bộ binh. Là những người lính sống trong Binh chủng Tăng thiết giáp theo đoàn xe tăng trong chiến dịch Đại thắng mùa Xuân năm 1975, tôi đã phác thảo nhiều chân dung chiến sĩ xe tăng và khung cảnh bước tiến của xe tăng ta trên các nẻo đường chiến tranh. 35 năm đã trôi qua, nhưng những kỷ niệm về mùa Xuân lịch sử năm 1975 vẫn còn tươi mới như vừa xảy ra.

Lê Trí Dũng
 
(Báo Cựu chiến binh)
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #208 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 10:05:34 pm »

"Người được lệnh hướng dẫn Bùi Quang Thận đi thang máy lên nóc dinh cắm cờ là đại tá Chiêm, chỉ huy trưởng lực lượng phòng vệ phủ tổng thống. Cùng đi theo hỗ trợ Bùi Quang Thận cắm cờ còn có hai người nữa: sinh viên Nguyễn Hữu Thái (cựu chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn) và tiến sĩ báo chí Huỳnh Văn Tòng".
Đoạn này đã được đăng trong loạt bài về 30-4 trên báo Tuổi Trẻ năm 2005. Nó gián tiếp phủ nhận việc ông Lý Quí Chung (tức nhà báo Chánh Trinh) đã đưa anh Thận lên nóc Dinh cắm cờ (ông Chung đã tự nhận như vậy trong cuốn "Hồi ký không tên")


VNCH thời đó chỉ có một tiến sĩ về báo chí (Jounalism), tên là TẠ Văn Tòng. Ông ta có xuát bản 1 tác phẩm tựa là, "Lịch Sử Báo Chí Việt Nam."
Logged
cuong.tran
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #209 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2010, 05:40:12 am »

"Người được lệnh hướng dẫn Bùi Quang Thận đi thang máy lên nóc dinh cắm cờ là đại tá Chiêm, chỉ huy trưởng lực lượng phòng vệ phủ tổng thống. Cùng đi theo hỗ trợ Bùi Quang Thận cắm cờ còn có hai người nữa: sinh viên Nguyễn Hữu Thái (cựu chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn) và tiến sĩ báo chí Huỳnh Văn Tòng".
Đoạn này đã được đăng trong loạt bài về 30-4 trên báo Tuổi Trẻ năm 2005. Nó gián tiếp phủ nhận việc ông Lý Quí Chung (tức nhà báo Chánh Trinh) đã đưa anh Thận lên nóc Dinh cắm cờ (ông Chung đã tự nhận như vậy trong cuốn "Hồi ký không tên")


VNCH thời đó chỉ có một tiến sĩ về báo chí (Jounalism), tên là TẠ Văn Tòng. Ông ta có xuát bản 1 tác phẩm tựa là, "Lịch Sử Báo Chí Việt Nam."
Nhiều khi không nên tin quá vào trí nhớ được đâu!
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2010, 05:45:43 am gửi bởi cuong.tran » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM