Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:54:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sài Gòn, Dinh Độc Lập của những thời khắc không bao giờ quên  (Đọc 216729 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
DK
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #190 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 07:45:49 am »

Dạo này hồi ức của các chú CCB thì ít. Mà tâm sự của các " chiết gia" thì nhiều quá Grin Grin Grin
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #191 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 07:57:35 am »

Xin cho bốn mùa đất trời lặng gió
Đường trần em đi hoa vàng mấy độ
Những đường cỏ lá từng giọt sương thu
Yêu em thật thà

(Hoa vàng mấy độ, TCS)

Khi yêu người ta thường nói Yêu da diết, Yêu tha thiết, Yêu hết biết v.v. để nói lên sự hổi hổi, cuộc tuôn trào cùa tình mình khi đó. Nhưng mấy ai Yêu mãi không thôi? Rồi lấy gì bảo chứng cho cái trận yêu đó? Vậy nên tôi thích "yêu thật thà" của Trịnh. Cái phó từ nầy nó "hiền" quá, nó chân chất đến "chắc cà đao", nhưng nghe nó thiệt tình hơn?

Có người nói "lịch sử không có khoảng trắng", nhưng lịch sử có những khoảng tối, mãi ngàn năm sau không sáng ra được vì nhiều lẽ. Cùng một sự thật nhưng gốc tiếp cận, cách lý giải khác nhau đã đủ để đời sau vò đầu bức tóc. Cái nầy là tả? Cái kia là hữu? Cái nọ là trung dung? Còn trung thực nó đi đâu, hỡi đồng bào thân yêu của tôi?
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #192 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2010, 12:30:18 am »

"Xin cho bốn mùa, đất trời lặng gió
Đường trần em đi, hoa vàng mấy độ
Những đường cỏ lá, từng giọt sương thu… yêu em thật thà"

Cái nầy là tả? Cái kia là hữu? Cái nọ là trung dung? Còn trung thực nó đi đâu, hỡi đồng bào thân yêu của tôi?

Lão già đầu bạc kia mới ở độ tuổi "tri thiên mạng" thôi mà sao hành văn thâm thúy như người "cổ lai hi" thế này?
Để thư giãn đầu óc, kính mời các bác nghe bài "Hoa vàng mấy độ":
http://nhacvietplus.vietnamnet.vn/vn/phainghe/3284/index.aspx
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2010, 12:41:54 am gửi bởi thượng sĩ Hùng » Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #193 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2010, 06:42:48 am »

Chào bác Cam!

Bác Cam vào xem, đã đọc nhưng không trả lời. Vậy tôi cho rằng topic này có thể khóa được rồi
Logged

yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #194 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2010, 08:27:12 am »

Xin cho bốn mùa đất trời lặng gió
Đường trần em đi hoa vàng mấy độ
Những đường cỏ lá từng giọt sương thu
Yêu em thật thà

(Hoa vàng mấy độ, TCS)

Khi yêu người ta thường nói Yêu da diết, Yêu tha thiết, Yêu hết biết v.v. để nói lên sự hổi hổi, cuộc tuôn trào cùa tình mình khi đó. Nhưng mấy ai Yêu mãi không thôi? Rồi lấy gì bảo chứng cho cái trận yêu đó? Vậy nên tôi thích "yêu thật thà" của Trịnh. Cái phó từ nầy nó "hiền" quá, nó chân chất đến "chắc cà đao", nhưng nghe nó thiệt tình hơn?

Có người nói "lịch sử không có khoảng trắng", nhưng lịch sử có những khoảng tối, mãi ngàn năm sau không sáng ra được vì nhiều lẽ. Cùng một sự thật nhưng gốc tiếp cận, cách lý giải khác nhau đã đủ để đời sau vò đầu bức tóc. Cái nầy là tả? Cái kia là hữu? Cái nọ là trung dung? Còn trung thực nó đi đâu, hỡi đồng bào thân yêu của tôi?
A, hôm nay bác Nam đụng tới nỗi lòng của nhiều người vậy ha?

Thứ nhất là cụm từ "chắc cà đao" (từ chữ Khmer "chập kđam" là chỗ bắt cua), quê nội ngoại Long Xuyên của yta đều ở gần đó đó, bác Nam muốn cái gì nào, "chắc cà đao" thì sao chứ, cho lão một "đao cho chắc" nha  Grin  Grin  Grin.

Còn chuyện tả hữu và trung dung thì đúng là nhiều người tự vỗ ngực xưng tôi đây là "trung dung", là "công bằng" nhưng kỳ thực có mấy ai trung dung. Kinh nghiệm đi xem tranh là như vầy, để thấy được cái thực của toàn bức tranh thì nên nhìn nó từ xa, sau đó xích lại gần chút để xem kỹ thuật diễn tả, sau đó lùi ra xem từ xa lần nữa mới cảm nhận hết cái thực của bức tranh. Ai đi xem tranh mà xem gần quá chưa kịp nhận thức hết toàn cảnh đã vội vội vàng vàng phê bình, như vậy chưa trung dung đâu đấy nhé.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #195 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2010, 09:36:55 am »

Chèn đéc ơi, có ai dám đụng tới ai đâu, xin đừng chích tui.

Tui chưa từng để ý "chắc cà đao" từ đâu ra, chỉ thấy nó diễn tả cái sự "quê một cục" (như thằng tui nè). Cám ơn yta đã khai sáng.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #196 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2010, 09:07:52 am »

Hữu Cam đâu rùi Huh
Thôi thì tạm gác lại một bên chuyện ở Dinh ĐL, quê cứ tiếp tục sưu tầm chứng cứ khi nào đủ sẽ trả lời các câu hỏi mà mọi người đã đặt ra sau.
Còn bi giừ vào đây kể chuyện đánh Đà Nẵng đi.
Xin giới thiệu trước với các quê là cT3 của tôi (tôi vẫn có quyền nói vậy, mặc dù lúc này tôi đã chuyển về cT4) chiến cũng ác phết. Chính phó TL qd2 Hoàng Đan đã ngồi trên xe của cT3 hành tiến đánh địch trên đèo HV và giải phóng ĐN đấy. Sau này, cT3 còn dẫn đầu đội hình qd2 công phá vành đai phòng thủ Phan Rang nữa cơ. Oanh liệt lắm! Cheesy.
Hãy gác sang một bên những vướng mắc. Vào kể chuyện đánh đèo HV, ĐN và PR đi Grin
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #197 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 07:48:30 am »

Chắc cà đao có gần Hoóc bà tó không bác Ytá ơi?
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #198 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 08:14:30 am »

Chắc cà đao có gần Hoóc bà tó không bác Ytá ơi?
Bây giờ thì hai cái "quê" này gần như nhau   Grin  Grin Grin.

Thật ra "Hóc Bà Tó" là một địa điểm có thật ở Quảng Bình đấy, như vậy nói Hóc Bà Tó là đụng chạm tới các quê ở Quảng Bình Grin. Ở Đồng Hới có cái Bàu Tró rất nổi tiếng. Theo cụ Nguyễn Tú (nguồn http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/61963/Nguoi-viet-su-lang.html) tra từ điển Chăm - Việt thì "tró" chính là từ chỉ đồ gốm như chum, ché. Cái này liên quan đến việc khai quật khảo cổ học ở Bàu Tró với hàng vạn mảnh gốm cho thấy một thời kỳ thịnh vượng của kỹ nghệ đồ gốm ở đây. Khái niệm văn hóa Bàu Tró đã được các nhà khảo cổ học dùng để chỉ chung cho nền văn hóa hậu kỳ đá mới ở các tỉnh ven biển miền Trung từ Nghệ An tới Thừa Thiên - Huế. Hóc là tiếng Việt, giống như hang hóc, vùng sâu, vùng xa, như ... Hóc Môn chắc là vùng sâu này khi xưa có nhiều cây môn (yta đoán mò). "Hóc Bà Tó" có lẽ từ chữ Hóc Bàu Tró ("tró" gốc chữ Chàm) dịch nôm na là "vùng xa có bàu nước nơi người ta làm đồ gốm" ở Đồng Hới. Còn "Chắc Cà Đao" ("chập kđam" gốc chữ Khmer) dịch nôm na là "chỗ người ta đi bắt cua" cách Long Xuyên 10 cây số, đây là một địa phận gần Năng Gù (An Châu) hiện nay vẫn còn con kênh tên Chắc Cần Đao (xem bản đồ An Giang www.vnbd.com/maps/province-select-1.html có con kênh nối liền ngã ba cù lao Mỹ Hòa Hưng hay cù lao Ông Chưởng - quê của bác Tôn Đức Thắng - là thủy lộ từ sông Hậu Giang đi Núi Sập, rồi nối liền với kinh Rạch Giá để ra biển chỗ vịnh Thái Lan). Chắc Cà Đao thuộc huyện Châu Thành, An Giang.

Một chỗ thì lo bắt cua của người Khmer Nam Bộ, một chỗ lo làm đồ gốm của người Chàm Trung Bộ, thế là bị người ta chọc quê  Grin! Bắc Bộ có địa điểm nào tương đương "Hóc Bà Tó" và "Chắc Cà Đao" không vậy các bác?
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Ba, 2010, 08:44:12 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #199 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 10:45:53 am »

"Hóc Bà Tó" có lẽ từ chữ Hóc Bàu Tró ("tró" gốc chữ Chàm) dịch nôm na là "vùng xa có bàu nước nơi người ta làm đồ gốm" ở Đồng Hới. Còn "Chắc Cà Đao" ("chập kđam" gốc chữ Khmer) dịch nôm na là "chỗ người ta đi bắt cua" cách Long Xuyên 10 cây số

Ytá ới! trước nay mình vẫn nghĩ " Hóc bà Tó " là địa danh lấy tên 1 người phụ nữ là bà Tó giống như ở ĐN cũng có địa danh Hóc bà Thức chứ! Cheesy
Còn " chắc cà đao " trước nay thì mình phân vân giữa hai nghĩa: một là " chắc cà đoi " nghĩa là đâm chuột! vì tiếng khmer có từ " chắc " là đâm, còn từ " cà đao " là nóng, sôi, nhưng dịch là đâm nóng nghe ra không ổn! bởi vậy mình nghĩ chắc nguyên nghĩa là cà đoi nói lẫn qua cà đao? Cheesy
Nghĩa thứ hai thì : không lẽ từ ban đầu là " chắc cà đo " sau đọc trại thành cà đao... cũng có thể lắm?! Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM