Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:29:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sài Gòn, Dinh Độc Lập của những thời khắc không bao giờ quên  (Đọc 216724 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #10 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2010, 10:37:05 am »

Cảm ơn trang QSVN đã tạo ra một sân chơi bổ ích và lý thú.
Rất cảm ơn hồi ức chân thật của bác Đặng Hữu Cam.
Thông tin quá đủ và nhiều để cho mỗi chúng ta cùng suy ngẫm.
Em cảm thấy mình không đủ lời để bình cho hay, cho hết.
Trân trọng và tha thiết đề nghị bác TS1 cho lời bình để mọi người thưởng ngoạn
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2010, 11:53:12 am »

[quote author=lethaitho

Vậy mà xem phim thì thấy ông Thận sau khi bị dừng tại cổng phụ liền nhảy xuống cầm cờ chạy thẳng lên bậc thềm Dinh.
Bây giờ mới biết là ông Thận mượn cờ của bác Cam lên cắm sau thời điểm vào Dinh cả mấy chục phút.
[/quote]
*******************
 Ôh ! Phim này các bố đạo diễn, dàn dựng quay lại cho hoành tráng ấy mà
 Nhảy từ trên xe tăng xuống, vác cao lá cờ, dũng mãnh lao thẳng vào cửa dinh ...
Không phân vân, chần chừ, không lạ lẫm , không định hướng... như vào chỗ không người. Chứ không phải vào hang ổ đầu não của 1 chính thể tay sai bán nước bạo tàn . Chính sử chắc là phải vậy !
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2010, 01:17:09 pm »

...Ra khỏi thang, tôi thận trọng quan sát rồi nhanh chóng tiến vào hành lang, khom người đi nép vào tường, súng lăm lăm sẵn sàng bắn. Đi khoảng mươi bước, thoáng nhìn lại phía sau, thấy anh Toàn, người sau cùng cũng vừa bước ra khỏi thang, hai tay giương khẩu K54 ngang bên mặt, nghiêng người thận trọng tiến vào hành lang... Đã tới gần khung cửa rộng, thoạt nhìn thì đại sảnh hơi tối. Thẳng lối cửa vào là một cái bàn to hình bầu dục, chạy dài vào phía trong, mặt bàn màu cánh gián. Đối diện đầu bàn phía trong là chiếc ghế bành bọc lụa màu vàng, tựa lưng có hình cầu màu đỏ, vành lửa bao quanh. Hai dải lụa vàng thêu rồng chầu hai bên. Hàng ghế quanh bàn có tựa cao hình bán nguyệt, không có người ngồi. Tiến thêm chút nữa, thấy sát tường bên phải, ngang ghế bành ra, một người đàn ông cao to đứng chắp tay phía sau, mặt hướng ra hành lang phía cổng, vẻ như chăm chú quan sát Bộ đội ta đang bao vây trước Dinh. Ông ta mặc bộ đồ ký giả cộc tay màu xám nhạt. Không có biểu hiện gì nguy hiểm, tôi tiến thêm vài bước, phát hiện sát chân tường bên trái, cạnh khung cửa lớn màu cánh gián khép chặt, có hai người nằm song song úp mặt xuống sàn, hai tay ôm lấy đầu...Lại một người nữa nằm phủ phục phía trên, cũng hai tay ôm đầu...Rất im ắng, không có động tĩnh gì, tôi tiến tới cửa, ngay chân tường bên phải, một người đàn ông ôm đầu nằm phủ phục, vội đứng dậy, lom khom chắp tay xoa xoa trước ngực, cười gượng gạo: “Dạ thưa ông, tôi là Thủ Tướng (ông xưng tên mà tôi không nhớ). Nội các chúng tôi đang họp bàn giao chính quyền cho đại diện bốn bên về phía các ông”. Trông ông ta tầm thước, mặt hơi xương, trán cao, tóc thưa, vẻ cương nghị quyết đoán, áo sơ mi trứng sáo bỏ ngoài quần, tay xắn lửng, quần âu màu técgan. Tôi quát: “Tổng thống Dương Văn Minh đâu?” ông ta rụt rè từ từ quay mặt lén nhìn người vẫn đứng phía trong, rồi đưa tay chỉ: “Dạ, dạ thưa ông, kia là tân Tổng thống Dương Văn Minh ạ.” Như chỉ chờ có vậy, người đó liền quay lại, khuôn mặt đẫy đà, đeo kính trắng. “Vâng, chính là tôi – Đại tướng, tân Tổng thống Dương Văn Minh đây”. Có tiếng bước chân của các đồng chí đang đến phía sau. Tôi lại quát: “Nếu đúng Tổng thống Dương Văn Minh, xin mời đi theo chúng tôi.” Anh Toàn và anh Bốn cũng quát như vậy.
              Giải ông ta xuống lối cầu thang bộ, tôi luôn duy trì một khoảng cách an toàn với ông. Ra khỏi tiền sảnh rẽ theo lối xe xuống, khi gần tới chân dốc, bỗng ai đó phía gần cổng kêu lên: “Ố, Dương Văn Minh, Dương Văn Minh!” Lúc này rất đông bộ đội ta đang tụ tập quanh các xe phía sát hàng rào, có cả các nhà báo nước ngoài. Tất thảy họ sững lại trong giây lát rồi ùa cả vào. Trước tình thế đó, ông ta vội quay lại và nói với tôi rằng: “Thưa ông, xin các ông bảo toàn tính mạng cho tôi, tôi sẽ làm bất cứ việc gì các ông khiến”. Tôi đáp lại: “Được, ông cứ yên tâm”. Sau đó tôi dừng lại còn ông ta đi tiếp, quá chân dốc vài bước thì đứng lại, hai tay chắp phía sau, quay lưng vào tường, mặt hướng ra cổng. Mọi người ập đến quây kín lấy ông ta, vòng trong vòng ngoài. Cánh nhà báo cố chen tận nơi quay quay, chụp chụp. Mấy vị người Á với túi nghề lủng củng đành đứng ngoài, giương khoảng hơn chục chiếc micrô cán dài hàng mét, to bằng nắm tay, xanh xanh đỏ đỏ, dí sát vào mặt ông ta. Ông đứng đó, ánh mắt xa xôi buồn đăm đắm không hé một lời.
 Khoảng 10 phút sau, từ phía cổng, một chiếc xe Jep mui trần lao tới giữa sân. Xe chưa kịp dừng thì Chính uỷ Lữ đoàn 203 Bùi Tùng, bật khỏi xe. Dáng ông cao to, hồng hào, đẹp trai, áo quân phục bạc màu cỏ úa, vừa chạy vừa rút khẩu K59 ra khỏi bao “Các cậu, các cậu mau lên bắt Dương Văn Minh.” Mọi người đáp: “Dương Văn Minh đây rồi.” Chính uỷ tiến sát Dương Văn Minh, giáp mặt nhìn chằm chằm một hồi lâu cũng không nói gì, trông ông rất căng thẳng. Tôi sực nghĩ mình phải báo cáo điều mà ông ta nói với Chính uỷ. Tôi chen sát tới sau lưng, lay nhẹ cánh tay, nghến sát tai Chính uỷ nói vừa đủ nghe: “Báo cáo Chính uỷ, ông ta khẳng định chính ông là Đại tướng tân Tổng thống Dương Văn Minh. Ông cầu xin chúng ta bảo toàn tính mạng cho ông, thì ông sẽ làm bất cứ việc gì chúng ta khiến.”  
   Báo cáo xong, Chính uỷ vẫn đứng y nguyên, không phản ứng gì. Lúc sau, như sực nhận ra điều gì, Chính uỷ vội đưa hai tay sờ soạng túi áo ngực, bên trái, bên phải rồi bật nói: “Đúng rồi, đúng Dương Văn Minh rồi. Các cậu điều ngay hai xe thiết giáp, hộ tống Dương Văn Minh ra đài phát thanh.” Nói xong, Chính uỷ quay nhanh ra xe của mình...Vòng người giãn ra. Dương Văn Minh được mấy đồng chí đứng cạnh giải đi, tắt qua thảm cỏ tới chỗ các xe thiết giáp đang đỗ và rồi hai chiếc thiết giáp K63 đã khởi xe, quay đầu nối đuôi nhau chạy ra cổng. Dương Văn Minh được giải đi trên một trong hai chiếc xe đó. Sau đó có lời tuyên bố đầu hàng của ông ta trên đài phát thanh Sài Gòn .
Sau khi Dương Văn Minh được giải đi, tôi trở về xe cất vũ khí, thành viên lúc này chẳng có ai. Vừa trèo ra khỏi xe thì thấy anh Bùi Quang Thận đi từ hướng đầu xe anh Toàn (tức xe 390) xuống, tắt ngang qua đầu xe tôi, dường như để về xe anh đỗ phía bên kia. Bỗng có tiếng reo hò rộ lên của mấy đồng chí Bộ binh, đang phất cờ Giải phóng trên tầng hai, phía cuối hành lang bên trái, khiến mọi người đều hướng tới. Trong giây lát, không gian chật hẹp bỗng bừng lên, tiếng reo hò như sấm, vang dậy cả đất trời. Những nụ cười đằm thắm, rạng rỡ đến ngây thơ. Tiếng sấm rền chưa lắng thì lại rộ lên tiếng reo hò trên nóc của hai đồng chí khác: người bồng súng, người phất cờ. Đất trời lại bừng lên như ngàn trùng không ngớt. Ở vị trí này, chúng tôi thấy rất rõ lá cờ ba sọc của Ngụy vẫn treo trên đỉnh cột, trong khi hai đồng chí Bộ binh thì cứ mãi hò reo phất cờ ngay gần dưới chân cột. “Sao lại phất cờ ta dưới cờ địch thế kia, phải hạ cờ Ngụy xuống chứ.” Như cùng ý nghĩ, tôi và anh đảo mắt qua các xe nhưng không xe nào cờ còn lành lặn. Tôi sực nhớ vội quay vào xe bê ra một hộp phụ tùng của máy thu phát vô tuyến, trong đó có lá cờ của xe tăng 724 do tôi làm trưởng xe. Sau khi giải phóng Đà Nẵng, xe bị làm thịt để lấy phụ tùng bổ sung cho các xe khác hành quân chiến đầu thần tốc đường dài. Cờ còn tương đối mới, chỉ sờn rách chút ít ở góc cuối.
   Tôi vội luồn đốt ăng ten lấy trong bộ ăng ten cũng là của xe 724 mà tôi mang theo làm cán cờ. Trong khi đó, anh Thận vẫn đứng dưới đầu xe với tay lên “Cậu đưa tớ, cậu đưa tớ.” Thiện tình dù gì anh cũng là cấp trên cho dù khác đại đội nên tôi đã trao cờ cho anh. Anh chạy lên cùng hai đồng chí Bộ binh hạ cờ của Ngụy và treo lá cờ Giải phóng đó lên trên nóc Dinh Độc Lập trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975. Khi xuống, anh đã hoan hỉ kể cho tôi rằng: “Khi lên tới nơi, dây treo cờ bằng lụa vàng, to cỡ ngón tay, chắc quá, lại bị khoá chặt đầu dây, không thể hạ cờ xuống được. Cả ba người lại đều không mang theo dao găm. Sau đấy mới nghĩ ra cách dùng hai quả lựu đạn chày, một quả để kê, một quả ghè đứt dây. Tớ bảo ghè thế nó nổ thì chết, các cậu ấy giải thích: chỉ khi nào giật nụ xoè thì mới nổ! Quá trình treo cờ của anh là như vậy.

Ông Minh bị đưa đi rồi bác Thận mới lên cắm cờ?

Thế trước đấy có bác lính tăng nào cầm cờ xông vào Dinh như thế này không ạ?
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2010, 01:54:51 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2010, 01:31:25 pm »

...
Tất cả tiếp tục tiến. Các xe đồng loạt nhấn ga, đất trời như rung chuyển, tiếng động cơ gầm rú, tiếng xích nghiến trên đường. Cả đoàn quân hùng mạnh đang tiến đến hang ổ cuối cùng của địch. Từ đây 746 đi đầu đội hình, tốc độ hành tiến khoảng 8 đến 10 km/giờ. Tôi lưu ý các thành viên tăng cường quan sát, cảnh giới từng gốc cây, ô cửa vì rất có thể đó là những ổ đề kháng bất ngờ và nguy hiểm. Bên tay phải đã đến Nha Cảnh sát Đô thành. Phía sau hàng rào và cổng sắt, trên khoảng sân rộng, rất đông Cảnh sát Ngụy cởi trần, đứng thành nhiều hàng ngang giơ tay hàng. “Chúng hàng rồi không bắn bỏ qua!” Kia rồi nơi cuối đường, Dinh Độc Lập chăng ngang, toà nhà màu sáng bạc, phía trước có mấy ô cỏ xanh, có đài phun nước. Các thành viên chú ý.
...

Chỗ anh nói Nha cảnh sát Đô thành có lẽ là tòa đại sứ Mỹ. Nha cảnh sát và Tổng nha cảnh sát ở ranh giới Q3 và Q5, gần khu Bàn Cờ, đối diện trường nam trung học hàng đầu của TP HCM Lê Hồng Phong bây giờ.

nguồn: http://www.toquoc.gov.vn/Print/Article/Tro-Chuyen-Voi-Nguoi-Cam-Co-O-Nha-Canh-Sat-Do-Thanh/pdf
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #14 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2010, 01:49:16 pm »

Bác Cam có thấy vật cản ở cầu Thị Nghè không?
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #15 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2010, 02:23:58 pm »

Rất cảm ơn bác Cam đã chia sẻ hồi ức của mình.

Tuy nhiên cháu muốn hỏi lại một số chi tiết.

Bác không nói gì đến vai trò của ông Phạm Xuân Thệ, vậy bác có thể bình luận về bức ảnh này được không ạ.

Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #16 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2010, 03:17:12 pm »

 Như vậy người bắt ông Minh là anh Cam chứ không phải anh Thệ Huh người đưa ông Minh ra đài phát thanh là ông Tùng chứ không phải ông Thệ ??/
 Tôi nhớ đọc ở đâu đó  trong cuộc hội thảo mới nhất của viện lịch sử là quân của ông Thệ vào bắt ông Minh tại nhiệm sở cơ mà
 rối rắm quá - thường thì chuyện tranh công đổ tội vẫn hay xảy ra ....nhưng hiểu thế nào nhỉ Huh
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
tranlam99
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #17 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2010, 04:17:02 pm »

Tóm lại bác Cam mới là người làm nên lịch sử Huh
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #18 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2010, 04:28:12 pm »

Hiểu theo cách như của đơn vị tôi khi trước thì:
- Bác Cam chính là người thật đã làm nên lịch sử.
- Nhưng bác Cam không thuộc diện "qui hoạch" nên lịch sử được ghi danh cho người khác.
Sự xắp xếp kiểu này chắc không phải cá biệt.
Logged

tranlam99
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #19 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2010, 04:45:10 pm »

Mong bác Cam giải thích rõ thêm về thời điểm của bức ảnh do phóng viên Francoise Demulde chụp. Ngày 30/4/1975, bà là người duy nhất chụp được khoảnh khắc lịch sử cảnh xe tăng quân đội ta húc đổ cổng dinh Độc Lập từ phía bên trong của dinh. Năm 1976, bà là người phụ nữ đầu tiên giành Giải ảnh báo chí thế giới (WPPA).



Đây là tấm ảnh lịch sử của Francoise Demulde chụp: Xe tăng 390 húc văng hai cánh cổng chính của dinh Độc Lập, còn xe tăng 843 bị kẹt lại ở cổng phụ. Bùi Quang Thận từ xe tăng 843 nhảy xuống cầm cờ chạy vào dinh (ở đầu mũi tên).

Chính do bức ảnh này mà xe tăng 390 mới được chính thức xác nhận là vào dinh đầu tiên, anh Bùi Quang Thận đã chạy qua cổng dinh khi xe tăng 843 vẫn còn kẹt lại tại cổng ngoài còn xe tăng 390 vừa tiến vào. Lúc đó anh Thận đã có cầm cờ rồi, vậy xe tăng 724 của bác Cam ở đâu và bác Cam đưa cờ cho anh Thận ở trong cổng dinh hay ngoài cổng dinh.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2010, 05:03:17 pm gửi bởi tranlam99 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM