Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:36:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân  (Đọc 49233 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #60 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2020, 10:01:17 am »

175. ĐẠI ĐỘI 4 VẬN TẢI
BINH TRẠM 106, MẶT TRẬN TRỊ THIÊN


Đại đội 4 được thành lập năm 1964, hầu hết cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thuộc các dân tộc ít người ở miền Tây Trị Thiên. Từ năm 1965 đến năm 1971, đại đội làm nhiệm vụ vận tải bộ, chuyển thương, chiến đấu bảo vệ kho tàng, bảo vệ hành lang.

Mùa mưa những năm 1965, 1966, 1968 tuy bị thiếu đói phải ăn cháo hàng tháng, nhưng bất cứ hoàn cảnh nào cán bộ, chiến sĩ cũng đưa hàng đến đích, tăng cân, tăng chuyến. Bình quân mỗi người gùi được 50 kg/chuyến, có bộ phận ai cũng gùi trên 70 kg/chuyến, có người gùi 114 kg/chuyến.

Vừa vận tải giỏi, vừa sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt, đại đội đã đánh 11 trận, diệt 450 tên địch, bắn rơi 5 máy bay lên thẳng.
Đại đội đã được tặng thưởng 7 Huân chương Chiến công Giải phóng (3 hạng nhất, 3 hạng nhì, 1 hạng ba).

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 4 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





176. TIỂU ĐOÀN 14 SÚNG 12,7 LY
SƯ ĐOÀN 2, QUÂN KHU 5


Tiểu đoàn 14 vàa chiến trường tháng 10 năm 1965. Từ đó đến tháng 3 năm 1971 đã vượt mọi khó khăn, đánh độc lập và hiệp đồng đều giỏi. Tiểu đoàn 14 đã bắn rơi 626 máy bay các loại, trong đó có gần 300 chiếc rơi tại chỗ, diệt nhiều tên địch trên máy bay. Ngoài ra đơn vị còn đánh bộ binh, cơ giới địch, diệt trên 300 tên Mỹ, ngụy, phá hủy 5 xe tăng.

Trong chiến dịch hè năm 1968, các đơn vị trong tiểu đoàn đã bắn rơi 49 máy bay, chi viện đắc lực cho bộ binh chiến đấu giải phóng Khâm Đức. Ngày 10 tháng 5 năm 1969, đại đội 2 làm nhiệm vụ chi viện cho bộ binh đánh địch ở Kỳ Long, đã bắn rơi 17 máy bay, tạo thuận lợi cho bộ binh diệt địch.

Hè năm 1970, tiểu đoàn chi viện cho bộ binh đánh địch ở Hiệp Đức, trong vòng hơn 1 tháng, các đơn vị trong tiểu đoàn đã bắn rơi 80 máy bay.

Trong chiến dịch Đường số 9 - Nam Lào tháng 2 và tháng 3 năm 1971, đơn vị đã bắn rơi 73 máy bay, chi viện đắc lực cho bộ binh chiến đấu, góp phần tích cực vào thắng lợi rất to lớn đánh bại cuộc hành quân của Mỹ - ngụy.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 2 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, được tặng danh hiệu Đơn vị Thành đồng Quyết thắng, tiểu đoàn có 1 đại đội và 1 đồng chí được tuyên dương Anh hùng.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Tiểu đoàn 14 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



177. ĐẠI ĐỘI 202 ĐẶC CÔNG
BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH PHÚ YÊN


Thành lập tại chiến trường năm 1962, đại đội 202 là đơn vị đặc công đầu tiên của tỉnh, đánh độc lập và hiệp đồng đều giỏi, hiệu suất chiến đấu ngày càng cao, từ chỗ diệt gọn 1 trung đội đến chỗ đã diệt gọn hai đại đội địch. Đại đội đã đánh gần 200 trận, diệt 4.500 tên địch, trong đó có 1.150 tên Mỹ và chư hầu, có 22 đại đội, 38 trung đội, 3 ban chỉ huy liên đội bảo an, 2 sở chỉ huy chi khu địch bị tiêu diệt; phá hủy 2 máy bay, 16 khẩu pháo và súng cối, 31 xe quân sự, 19 kho xăng, 1 đài phát thanh, 1 nhà ga; thu trên 500 súng và nhiều đồ dùng quân sự.

Đặc biệt, 2 năm 1969 - 1970 đơn vị đã đánh 29 trận, trận nào cũng đánh thắng, làm chủ trận địa, hỗ trợ đắc lực cho quần chúng nổi dậy.
Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 12 Huân chương Chiến công Giải phóng các hạng, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”. Có 1 đồng chí được tuyên dương Anh hùng.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 202 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #61 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2020, 10:03:39 am »

178. ĐẠI ĐỘI 7 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 2, TRUNG ĐOÀN 95, MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN


Đại đội 7 vào chiến trường từ cuối năm 1965, đơn vị làm nhiệm vụ đánh giao thông địch trên đường 19 từ An Khê đến Plây Cu. Trong 5 năm chiến đấu, Đại đội thường được giao nhiệm vụ chủ công trong các trận đánh của tiểu đoàn. Cán bộ, chiến sĩ đã vượt mọi khó khăn ác liệt, kiên cường trụ bám địa bàn hoạt động, đánh độc lập và hiệp đồng đều giỏi, vận dụng nhiều cách đánh linh hoạt, đạt hiệu suất cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đại đội đã đánh gần 100 trận, diệt hơn 1000 tên địch, phá hủy hơn 300 xe (có 37 xe tăng, bọc thép) bắn rơi 2 máy bay, thu nhiều súng đạn và đồ dùng quân sự, góp phần quan trọng vào thành tích chung của tiểu đoàn.

Có ngày đại đội 7 đánh liền 2 trận, diệt 24 xe địch trên cùng một quãng đường.

Đại đội được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công Giải phóng được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”. Là đơn vị lá cờ đầu về đánh giao thông địch trên chiến trường Tây Nguyên.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 7 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



179. ĐẠI ĐỘI 2 ĐẶC CÔNG
TIỂU ĐOÀN 430, BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH GIA LAI


Đại đội 2 vào chiến trường năm 1966. Từ năm 1968 đến năm 1971, đơn vị làm nhiệm vụ độc lập đánh hậu cứ địch ở An Khê. Cán bộ, chiến sĩ đã vượt qua mọi khó khăn ác liệt kiên trì bám đất, bám dân, tích cực xây dựng cơ sở, đứng chân vững chắc trên địa bàn hoạt động, dũng cảm, luồn sâu, đánh nhanh, diệt gọn, đánh đi đánh lại nhiều lần trong một khu vực nhưng lần nào cũng đánh thắng, đánh địch trong hậu cứ và đánh địch ở dã ngoại đều giỏi. Đại đội 2 đã đánh 21 trận, diệt gần 1000 tên địch, hầu hết là Mỹ, có nhiều sĩ quan và nhân viên kỹ thuật, phá hủy 50 máy bay, 8 khẩu pháo, 171 xe quân sự, 16 kho bom đạn, đánh cháy hàng triệu lít xăng và nhiều đồ dùng quân sự.

Đại đội đã được tặng thưởng 8 Huân chương Chiến công Giải phóng các hạng, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 2 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



180. ĐẠI ĐỘI 42 SÚNG 12,7 LY
TIỂU ĐOÀN 30, TRUNG ĐOÀN 40, MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN


Đại đội 42 vào chiến trường năm 1966, đơn vị đã tham gia nhiều chiến dịch, chiến đấu dũng cảm, kiên cường, đánh độc lập và hiệp đồng đều giỏi, mưu trí, sáng tạo, bắn rơi 133 máy bay các loại, trong đó có gần 100 chiếc rơi tại chỗ, diệt nhiều tên địch trên máy bay. Đơn vị còn đánh bộ binh địch, diệt gần 100 tên, trong đó có trên 40 tên Mỹ.

Từ ngày 6 tháng 5 đến ngày 27 tháng 6 năm 1969, đại đội chi viện cho bộ binh vây ép trại biệt kích Plây Cần, đã bắn rơi 29 máy bay.
Tháng 11 năm 1969, đơn vị khống chế không cho địch đổ quân xuống vùng ngã ba Đắc Song, chi viện cho bộ binh vây ép địch ở điểm cao 804 bắn rơi 37 máy bay. Riêng ngày 2 tháng 11 năm 1969, đơn vị diệt gọn 2  tốp máy bay (có 1 tốp 3 chiếc).

Tháng 4 và tháng 5 năm 1970, đại đội 42 chi viện cho bộ binh vây ép địch ở Đắc Siêng, Núi Éc, đã bắn rơi 37 máy bay, chi viện đắc lực cho bộ binh chiến đấu.

Đã được tặng thưởng 6 Huân chương Chiến công Giải phóng các hạng, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”. Là đơn vị lá cờ đầu về bắn rơi nhiều máy bay địch trên chiến trường Tây Nguyên.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 42 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #62 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2020, 10:05:42 am »

181. ĐẠI ĐỘI 2 VẬN TẢI
TIỂU ĐOÀN 2 MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN


Đại đội 2 vào chiến trường năm 1965. Từ đó đến năm 1971, đơn vị làm nhiệm vụ chuyển thương, vận tải thổ, gùi lương thực và đạn dược phục vụ trực tiếp cho các đơn vị chiến đấu. Cán bộ, chiến sĩ đã chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn ác liệt, tận tụy bền bỉ đối với công tác.

Thực hiện tốt khẩu hiệu “thồ gùi hết sức, chuyển thương tận tình”, bình quân mỗi người trong đơn vị gùi được 50 kg/chuyến; thồ được 175 kg/chuyến, có người thồ 200 kg/chuyến.

Đơn vị đã nêu cao tinh thần yêu quý, tiết kiệm của công, giữ gìn hàng hóa được tốt, hao hụt dưới mức quy định.

Trên đường vận tải nhiều lần gặp địch cán bộ chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu bảo vệ thương binh, hoặc đánh địch để mở đường đưa hàng ra phía trước, diệt gần 100 tên địch, trong đó có lần diệt gần hết 2 trung đội Mỹ, bắn rơi 6 máy bay.

Đại đội 2 là đơn vị lá cờ đầu về vận tải chiến đấu trên Mặt trận Tây Nguyên.

Đại đội được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công Giải phóng, được tặng danh hiệu Đơn vị Thành đồng Quyết thắng.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 2 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



182. ĐẠI ĐỘI 5 ĐẶC CÔNG
TIỂU ĐOÀN 840, NAM TRUNG BỘ


Đại đội 5 là một trong những đơn vị được thành lập đầu tiên ở chiến trường Nam Trung bộ. Cán bộ, chiến sĩ đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, nêu cao tinh thần quyết chiến Quyết thắng, dũng cảm luồn sâu đánh mạnh, lấy ít thắng nhiều, liên tiếp đánh thắng nhiều trận có tác động lớn ở chiến trường Nam Trung bộ. Đặc biệt từ năm 1968 đến năm 1971 đơn vị đã giữ vững vai trò nòng cốt, thường nhận những nhiệm vụ khó khăn nặng nề nhất trong các trận đánh và đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong hơn 2 năm từ tháng 11 năm 1968 đến tháng 3 năm 1971, đại đội 5 đã 7 lần đánh vào căn cứ Sông Mao, một hậu cứ lớn của địch, diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của chúng.

Từ năm 1968 đến năm 1971 đại đội 5 đã diệt hơn 3.700 tên địch, cùng các đơn vị bạn diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn bộ binh, 2 chi đoàn xe thiết giáp, nhiều sở chỉ huy và 17 đại đội địch, phá hủy 106 xe quân sự (có 73 xe tăng, xe bọc thép).

Đơn vị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 5 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



183. ĐỘI H63 TÌNH BÁO
CỤC THAM MƯU BỘ TƯ LỆNH MIỀN


Trong 10 năm kiên cường bám đất, bám dân, bám cơ sở, được đồng bào yêu thương đùm bọc, đội H63 đã bảo đảm giao thông liên lạc thông suốt, vừa công tác, vừa chiến đấu, bảo vệ căn cứ, bảo vệ nhân dân. Đoàn kết nội bộ, đoàn kết với đơn vị bạn, gắn bó với đồng bào địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chỉ thị, mệnh lệnh và các chế độ quy định, xây dựng đơn vị tiến bộ vững chắc.

Đơn vị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì và 4 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Ngày 20 tháng 9 nâm 1971, Đội H63 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #63 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2020, 10:08:03 am »

184. ĐẠI ĐỘI 2 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 514C, BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH MỸ THO


Đại đội 2 luôn luôn phát huy tinh thần tích cực tiến công, luồn sâu, bám trụ địa bàn xung yếu, liên tục chiến đấu diệt bọn “bình định” ác ôn, tạo thế đứng chân vững chắc. Đơn vị đã tích cực tuyên truyền vận động quần chúng xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, chính trị trong địa phương, dìu dắt lực lượng du kích trong chiến đấu, góp phần đẩy mạnh phong trào đánh phá “bình định” của địch.

Trong năm 1969 - 1970, đơn vị đã diệt hơn 1.000 tên địch, trong đó tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 đại đội, 8 trung đội, 7 đoàn “bình định”, bắt nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí.

Đơn vị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.
Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 2 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



185. ĐẠI ĐỘI 3 ĐẶC CÔNG
TIỂU ĐOÀN 7, TRUNG ĐOÀN 10 MIỀN TÂY NAM BỘ


Đại đội 3 luôn nêu cao truyền thống khắc phục khó khăn, quyết tâm tiến công tiêu diệt địch, luồn sâu, đánh mạnh vào các hậu cứ, đồn bốt của địch, đánh nhiều trận tiêu diệt gọn, bắt tù binh, thu vũ khí, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Đại đội 3 đã cùng các đơn vị bạn đánh bại nhiều cuộc càn của địch vào vùng U Minh, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đánh phá kế hoạch “bình định” của địch. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng đơn vị, thực hiện khẩu hiệu: “Đi là đến, đánh là thắng”.

Từ năm 1968 đến năm 1971, đơn vị đã diệt gần 3000 tên địch, trong đó diệt và đánh thiệt hại nặng 14 đại đội (có 3 đại đội Mỹ, diệt nhiều đồn bốt, phá hủy gần 40 khẩu pháo, 68 xe quân sự và nhiều kho súng, đạn, xăng dầu, bắt nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí).

Đơn vị được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 3 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất và 4 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì và hạng ba.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Đại đội 3 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



186. BỆNH XÁ c2
PHÒNG HẬU CẦN, PHÂN KHU 1, BẮC GIA ĐỊNH


Bệnh xá c2 ở vùng sâu, nơi địch thường xuyên càn quét, đánh phá quyết liệt, cán bộ, y bác sĩ bệnh xá vẫn kiên cường bám trụ phục vụ các đơn vị chiến đấu phía trước. Với số người phục vụ ít nhưng biết đoàn kết gắn bó, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, dũng cảm khắc phục khó khăn, vượt qua ác liệt để cứu chữa và chăm sóc thương bệnh binh. Vừa công tác, vừa ra sức xây dựng đơn vị tiến bộ vững chắc về mọi mặt, được các đơn vị bạn và đồng bào địa phương tin tưởng, yêu mến.

Đơn vị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 3 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì và 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Bệnh xá c2 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #64 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2020, 10:19:30 am »

187. PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH XÃ CAM CHÍNH
HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ


Xã Cam Chính nằm ở ngã ba đường số 1 và đường số 9. Năm 1964, xã đã nổi dậy giành chính quyền. Từ tháng 11 năm 1966 mặc dù bị địch đánh phá ác liệt nhưng nhân dân vẫn chiến đấu kiên cường một lòng một dạ kiên trung, bất khuất. Cán bộ anh dũng trụ bám xây dựng cơ sở vững mạnh, phát triển chiến tranh nhân dân địa phương, kết hợp chặt chẽ 3 mũi giáp công, lập nhiều thành tích xuất sắc, đánh hàng trăm trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần 2.000 tên địch, trong đó có 250 tên Mỹ, bắn rơi 2 máy bay, phá hủy 42 xe quân sự. Nhiều lần nổi dậy diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ, vận động được nhiều binh sĩ và nhân viên ngụy quyền về với nhân dân. Tích cực giúp đỡ và nhiều lấn phối hợp với bộ đội chủ lực diệt địch lập công.

Xã đã được tặng thưởng 3 Huân chương Giải phóng và 3 Huân chương Chiến công Giải phóng.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Xã Cam Chính được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền .Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



188. PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH XÃ TRUNG GIANG
HUYỆN GIO LINH TỈNH QUẢNG TRỊ


Xã Trung Giang nằm sát bờ sông Bến Hải gần biển. Địch tập trung đánh phá ác liệt, triệt hạ không còn một mái nhà hòng biến xã thành vành đai trắng. Cán bộ và nhân dân trong xã đã kiên cường trụ bám thực hiện một tấc đi, một ly không rời, phát động toàn dân đánh giặc. Dân quân du kích đã đánh hơn 400 trận, diệt gần 1300 tên địch, bắn rơi nhiều máy bay, phá hủy 64 xe quân sự, thu nhiều súng đạn và đồ dùng quân sự.

Nội bộ đoàn kết chặt chẽ, càng đánh càng mạnh, tiến bộ vững chắc, toàn diện.

Xã đã được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công Giải phóng.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Xã Trung Giang được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



189. PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH XÃ ĐẮC UY
HUYỆN 16 (NAY LÀ HUYỆN KON RẪY) TỈNH KON TUM


Xã Đắc Uy là căn cứ du kích nằm sát yếu khu Võ Định, Kông Hơ Rinh, mặc dù địch dùng mọi thủ đoạn từ mua chuộc dụ dỗ đến đánh phá ác liệt, nhưng cán bộ và nhân dân không nao núng. Thực hiện toàn dân đánh giặc, vót hàng chục vạn chông, hơn 400 hầm chông, diệt địch. Xã là lá cờ đầu của Tây Nguyên về xây dựng. Cơ sở quần chúng vững chắc, đội du kích mạnh, cán bộ kiên cường trụ bám phong trào.

Nhân dân xã Đắc Uy đã kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn “bình định” của địch. Dân quân du kích đã đánh hơn 90 trận, diệt 500 tên địch, phá hủy 5 xe tăng, 1   xe vận tải, bắn rơi 4 máy bay, bắn bị thương nhiều chiếc khác.

Xã đã đóng góp nhiều sức người,  sức của cho công cuộc kháng chiến được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công Giải phóng.

Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Xã Đắc Uy được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #65 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2020, 10:23:27 am »

190. TIỂU ĐOÀN 52 Ô TÔ VẬN TẢI
BINH TRẠM 14, BỘ TƯ LỆNH 559


Từ năm 1966 đến năm 1970, tiểu đoàn 52 làm nhiệm vụ vận chuyển trên đường 20. Hàng trăm lần máy bay Mỹ đánh vào đội hình, nhưng cán bộ chiến sĩ trong tiểu đoàn vẫn kiên cường bám xe, bám đường thực hiện xe quay vòng nhanh, tăng chuyến. Cán bộ, chiến sĩ nhiều lần dũng cảm lao vào bom đạn cứu xe, cứu hàng. Đơn vị đã chuyển được 59.600 tấn hàng ra phía trước.

Đơn vị nêu cao tinh thần “yêu xe như con, quý xăng như máu”, thực hiện tốt các chế độ bảo quản, bảo dưỡng xe, nên hệ số kỹ thuật thường đạt từ 78 đến 87% vượt từ 3 đến 12%.

Xây dựng đơn vị tiến bộ vững chắc, bồi dưỡng 217 lái xe phụ thành lái chính, 37 đồng chí học việc thành thợ sửa chữa xe ở mức tiểu tu.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 3 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba. Có 2 đồng chí và 1 đại đội được tặng danh hiệu Anh hùng.

Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Tiểu đoàn 52 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



191. TIỂU ĐOÀN 35 CÔNG BINH
BINH TRẠM 32, BỘ TƯ LỆNH 559


Là đơn vị bộ binh được chuyển sang làm nhiệm vụ công binh, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1966; tiểu đoàn 35 làm nhiệm vụ mở đường. Từ tháng 4 năm 1966 đến cuối năm 1970, đơn vị bảo đảm giao thông trên đoạn đường dài 65km - một trọng điểm đánh phá của địch. Chỉ tính riêng mùa vận chuyển năm 1969 - 1970, máy bay địch đã đánh 3500 trận với 2 vạn quả bom các loại. Nhưng tiểu đoàn 35 vẫn kiên cường bám đường, phá bom, làm đường vòng tránh, ứng cứu kịp thời bảo đảm giao thông thông suốt. Đơn vị còn tổ chức trận địa phòng không bắn rơi 11 máy bay Mỹ. Riêng chiến dịch Đường số 9 - Nam Lào, tiểu đoàn bắn rơi 4 máy bay lên thẳng, tiêu diệt hàng chục tên biệt kích, thám báo thu vũ khí và tài liệu của chúng.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 5 Huân chương Chiến công hạng 3, cả 4 đại đội đều là Đơn vị Quyết thắng.

Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Tiểu đoàn 35 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



192. ĐẠI ĐỘI 4 SÚNG 12,7 LY
BINH TRẠM 42, BỘ TƯ LỆNH 559
(Tuyên dương lần thứ 2)


Đại đội 4 làm nhiệm vụ đánh máy bay địch, bảo vệ giao thông vận chuyển ở phía tây tỉnh Thừa Thiên. Từ năm 1965 đến cuối năm 1966, đơn vị đã bắn rơi 32 máy bay. Ngày 22 tháng 12 năm 1967, Đại đội 4 đã được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Từ năm 1967 đến tháng 10 năm 1971, đại đội đã vượt qua mọi khó khăn ác liệt, đánh tập trung, đánh phân tán đều giỏi đã bắn rơi 121 máy bay, phần lớn là máy bay lên thẳng, trong đó có 52 chiếc rơi tại chỗ. Có ngày bắn rơi 5 chiếc (ngày 27 tháng 4 năm 1967) đánh bại ý định đổ quân của địch.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng nhì, 2 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 4 Huân chương Chiến công hạng nhì, 4 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Đại đội 4 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM