Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:32:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường vào Phnôm-Pênh - Bùi Cát Vũ  (Đọc 136945 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #140 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 06:24:07 pm »

Đây là hướng đi của đơn vị bác TS1 đoạn Neak Luong - Phnompenh tháng 1/1979

(Ảnh hơi lớn. các bác nên save về máy xem dễ hơn)

Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #141 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 08:09:23 pm »

Trung đoàn 209 chỉ có một bộ phận của trung đoàn thủ đô ( 1946 ) sau khi rút khỏi HN lên hoạt động ở mạn Sơn La, Hòa Bình. Phát triển lực lượng ở đó lên thành E209, hình như trung đoàn trưởng đầu tiên là Lê Trọng Tấn.
Theo như tư liệu mà bác Phong quang đưa ra thì năm 1946 đã có trung đoàn 209 rồi , nó là một phần của trung đoàn Thủ đô , theo tư liệu bodoibucket thì E 209 thành lập ngày 2.9.1949 và theo binhyen được học chính trị về truyền thống trung đoàn thì E 209 thành lập ngày 2.9.1945 đúng ngày bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ( điều này được nhấn mạnh trong bài giảng ) và trung đoàn trưởng đầu tiên của E 209 là tướng Hoàng Cầm .
 Ngày đó buổi học chính trị này tại căn cứ Lai khê Sông Bé , khi đơn vị đang ở tuyến trên Tây ninh hết chỉ còn lại D31 và trại ăn dưỡng nằm lại cứ , số cán bộ khung tiếp nhận tân binh cũng toàn lính bị thương về xây dựng giữ bộ khung đơn vị , cũng có thể trình độ của số cán bộ này giới hạn , giải quyết về mặt chính trị tư tưởng tốt cho lính mới là chính chứ chẳng quan tâm đúng sai thế nào , cũng có thể họ đã giảng sai và binhyen thì nhớ nguyên như vậy .
 Khi về E 209 tại chóp cũng được E cử cán bộ chính trị xuống tập trung tân binh giảng một buổi về truyền thống E 209 , họ cũng nói đúng như vậy nên binhyen cũng nhớ nguyên như vậy .
 Lính mới biết gì đâu , đàn anh nói sao hiểu vậy , sau này về rồi chẳng có thời gian nghiên cứu nữa .
 Gần nhà Binhyen cũng có đàn anh lính E 209 F 312 hàng ngày vẫn chạy xe 3 bánh qua ngang cửa nhà trên xe dán tên đơn vị rõ ràng , hỏi thì đàn anh bảo tao đánh thành cổ Quảng trị 1972 bị thương tại đó .
 Cũng chéo cửa nhà có thằng em hàng xóm khoảng chục năm trước đi lính hỏi nó đơn vị nào nó bảo em lính E 20 chán ( 209) giật mình hỏi lại sao mày lại là 209 của QD x ( binhyen không nhớ nó lính QD mấy xong không phải QD4) , cũng tưởng đơn vị mình đã rút khỏi miền Đông Nam bộ xong khi hỏi cặn kẽ có phải vậy đâu .
 Chuyện phiên hiệu đơn vị trùng nhau với chuyện thành lập ngày tháng này rối lắm , ta cũng tách đơn vị rồi tách nữa tách nữa mà vẫn cứ lấy truyền thống cũ áp vào khiến loạn hết cả lên . Ngay F7 cũng chính là từ F312 mà tách ra truyền thống đơn vị thì giữ nguyên .
 Khó mà nói chính xác lắm các bác ạ
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #142 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 08:21:53 pm »

Mình thấy nhật ký " Đường vào Phnom Pênh " của cụ Bùi Cát Vũ hay quá . Từ lúc xem tập phim của phươing tây có đoạn phim tư liệu cảnh ba chiếc xe tăng - Thiết Giáp của ta tiến như bay vào Phnom Pênh . Sau đó bạn Bodoibuket , đưa lên mạng tập nhật ký nầy quá đúng lúc , thật đáng hoan nghênh . Lúc đầu có vài tình tiết phản biện nghe có vẽ mâu thuẩn một tý , nhưng sau đó tất cả các CCB trên mạng hợp lại phân tích ra vấn đề , thì mới thấy nhật ký rất là trung thực và không có gì là mâu thuẩn cã . Mình nói vui một tý các bác đừng giận , anh em mình lên mạng đa số lúc đó đều là lính lác , cho nên tầm nhìn có hạn , cũng giống như ba bốn anh thầy bói mù xem voi , vì chỉ sờ bằng tay nên làm sao mà thấy tổng quát hết hình dạng con voi . Con voi nó quá to không anh nào sờ hết con voi . Anh sờ phải vòi voi thì quả quyết rằng con voi nó như cái vòi , những anh khác nói sai hết . Anh khác sờ trúng cái đuôi voi , bảo rằng con voi giống như cái chổi quét nhà . Anh sờ đúng tai voi thì bảo rằng con voi giống như cái quạt .  Anh sờ trúng chân voi thì bảo voi như cây cột đình . Anh nào cũng nói trúng cã nhưng lại đều mâu thuẩn với nhau hết . Té ra con voi nó là tổng hợp tất cả cái biết của tất cả anh em . Như vậy nhờ ở vị trí chỉ huy cánh quân lại là người xông xáo đi đầu , lại có tài viết văn của cụ mà cụ đã để lại cho chúng ta một nhật ký vô cùng quí giá . Nội dung quyển nhật ký nói lên được nghĩa tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân Kam Pu Chia từ thời chống Pháp , chống Mỹ . Hai dân tộc anh em chúng ta cùng chung chiến hào . Đồng thời cũng vạch ra âm mưu thâm độc của kẽ thù bên ngoài , lợi dụng thành quả Cách Mạnh của nhân dân hai nước vừa mới tạo dựng được bằng máu của mình , để tạo nên sự biến tướng của một nhóm cầm quyền gây bao tan tóc cho nhân dân hai nước . Một mặt nói lên được cái chính nghĩa của quân đội ta và của lực lượng Nhân Dân Cách Mạng Kam pu Chia do Ông Hieng Som Rin lãnh đạo . Khắc họa lại tấm gương dũng cãm của quân đội ta , sẳn sàng hy sinh vì nhân dân hai nước , coi cứu dân bạn như cứu dân mình không hề đòi hỏi công lao , bù đắp .
 Mình nghĩ rằng tập tài liệu nầy , phải được phổ biến rộng ra và để lại cho các thế hệ sau nầy nhất là thanh niên hai nước biết để các bạn trẻ nhận ra đâu là sự thật , đâu là tình đoàn kết gắn bó lâu dài , để xua tan luận điệu vu khống , xuyên tạc của các thế lực thù địch hòng chia rẻ nhân dân ba nước , có lợi cho âm mưu xâm lược của họ .
  Mình xin đưa ra ý kiến như thế nầy :
 Bodoibutket làm chủ xị lập topic khác . Sau đó  vận động và phân công anh em ta trên QSVN gỏ lại toàn bộ tập nhật ký trên , mỗi người một trang . Nếu các bạn tán thành ý kiến trên  mình tình nguyện gỏ bốn trang do Bodoibutket phân công bất cứ trang nào . Còn anh em khác có tay nghề giỏi hơn thì tìm hình ảnh tư liệu pot thêm vào để minh họa dẫn chứng . Tiến thêm bước nữa là dịch ra tiếng anh và cã tiếng KHmer , để cho các bạn Thanh Niên Kam pu Chia và thế giới cùng biết . Chào các bạn
  À! Mình quên mất , là phải xin phép bác Tư lệnh nữa chứ . Ý bác Tư Lệnh thế nào ?
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2010, 08:39:28 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #143 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 09:46:13 pm »

Sơ đồ trận tiến công của Lữ 22 TTg (-) trong hành tiến giải phóng Phnom Penh tháng 1/1979

Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #144 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 10:01:19 pm »

Ý kiến của bác Hai Ruộng rất hay , mỗi người mỗi chân mỗi tay anh em mình cùng tập trung gõ máy cho thật chính xác với từng trang mà tướng Bùi Cát Vũ đã viết và tổng hợp lại thành cuốn sách trên mạng là rất cần thiết .
 Cũng như bác Hai ruộng binhyen không bận việc gì có thể gõ 10 trang trở lên tùy bodoibucket phân công gõ từ trang nào tới trang nào  Grin

Xin được tham gia cùng đồng đội vài trang nếu được phân công.
 Hôm qua tôi cũng vừa save về và copy ra đĩa, cũng in ra một quyển để đọc di động ( xem cũng tạm được, không đến nỗi nào)
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #145 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 10:13:02 pm »

Bìnhyen hiểu sai ý mình rồi, ý mình nói e209 có một số dơn vị nhỏ tách ra từ trung đoàn thủ đô 1946 rồi phát triển lên, trong đó có cụ Hoàng Cầm. Còn phần lớn các chiến sĩ bảo vệ thủ đô năm 1946 là về trung đoàn 102 như Lê Thế Thọ đã nói.
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #146 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 11:00:35 pm »

Thường thì chính sử rất đúng về thời gian, địa danh và các đơn vị tác chiến.
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #147 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 11:20:10 pm »

-Theo cái tài liệu trên, ta phóng thích tại chỗ 2000 tù binh. Nghe có vẻ dễ dãi quá?
 -Chuyện của lính C9-D6-E174: Khi đi lấy tử sĩ của C10, C11, đầu của anh em mình bị chúng đập vỡ tung, quá dã man! Chưa thấy ai trở về, sau khi bị Pốt nó bắt.
 -Không biết trong 2000 kẻ được phóng thích kia, có thằng nào quay lại cầm súng phục kích C10, C11 không nhỉ?
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2010, 11:51:26 pm gửi bởi Giang.K17 » Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #148 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2010, 12:20:24 am »

Hay quá, rất đầy đủ tài liệu do rongxanh và bodoibucket cung cấp mà không có diễn đàn hay trang WEB nào có. Tiếp tục tiến lên nhé. Còn hướng  QĐ3 và hướng QK9 F330 nữa, binh chủng công binh, pháo binh, không quân, hải quân, có tài liệu gì liên quan thì đưa lên đối chiếu cho anh em biết để ôn lại kỷ niệm 1 thời máu & hoa luôn. Chứ như trước tới giờ, cả một dân tộc được cứu sống vào ngày 7/1/79, chiến công rất tầm cỡ, vậy mà chỉ một hai câu "Phom Penh giải phóng"! Anh em các hướng khác chỉ biết vậy, còn người ngoài cuộc thì thờ ơ cỡ nào nữa?
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #149 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2010, 01:32:53 am »

Ý kiến của bác Hai Ruộng rất hay , mỗi người mỗi chân mỗi tay anh em mình cùng tập trung gõ máy cho thật chính xác với từng trang mà tướng Bùi Cát Vũ đã viết và tổng hợp lại thành cuốn sách trên mạng là rất cần thiết .
 Cũng như bác Hai ruộng, binhyen không bận việc gì có thể gõ 10 trang trở lên tùy bodoibucket phân công gõ từ trang nào tới trang nào  Grin

Em mạn phép các bác, kể từ mai em sẽ gõ thử vài trang đầu, xem tiến độ tới đâu, rồi sẽ phân cuốc xẻng tới các bác!  Grin

Các bác xem tư liệu của Rồng Xanh về E165 - F7 trong vụ này ra sao? Theo em là rất hay đó!  Cụ Bùi ít nói về E165 trong việc này?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM