Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 08:36:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường vào Phnôm-Pênh - Bùi Cát Vũ  (Đọc 137119 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #100 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2010, 03:46:49 pm »

Trong bài viết "Biên giới Tây nam" thì tôi cũng khẳng định Sư 7 sang sông trước D tôi.

Nhưng Bình yên nói sang bằng "phà" (lúc tụi tôi sang chưa có phương tiện "phà") thì có thể các trung đoàn Sư 7 sang sông không đồng thời và đơn vị BY sang sông sau D4 tôi. Lúc đó tôi cũng không biết các D khác trong trung đoàn 2 của tôi ở đâu...Mạnh thằng nào thằng ấy đi thôi.

Có thể hình dung lúc mới chiếm bến vượt thì đơn vị nào đến bờ trước thì được hải quân chở sang sông trước. nhằm củng cố tăng cường lực lượng tại vị trí đầu cầu bên kia, một vị trí quân sự thật quan trọng.

Thời điểm sang sông theo tôi như thế cũng chẳng thấy gì mâu thuẫn giữa 2 đơn vị cả !



Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #101 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2010, 04:49:35 pm »

 Cám ơn bác Hungnt E1F2 , tôi sẽ hỏi lại chuyện phiên hiệu đơn vị bộ binh của F7 khi đó .
 Khi mới được vào miền Đông Nam bộ , được bổ xung quân cho F7 tại Lai khê Sông bé , chúng tôi có mấy ngày học chính trị tại đó , chương trình học có nói tới tên gọi phiên hiệu của đơn vị cũng như truyền thống của sư đoàn , nếu gọi E 141 E 165 là E 12 E 14 thì quả thật là lứa lính chúng tôi không hề biết , ngay những quyết định phục viên xuất ngũ của lứa chúng tôi tại F7 cũng đều ghi rõ E 141 E 165 , trên con dấu đỏ đóng vào quyết định cũng ghi như vậy .
 Cả đời lính của tôi khi đó chỉ được gặp F trưởng Lê Nam Phong khi đó 2 lần ( tự nhận )
1- Trong đêm tối hù chẳng còn biết mặt ngang mũi dọc ai vào với ai nữa , ngay ngã tư bờ mương nơi có cây đài trinh sát pháo một đám người đứng đó chúng tôi rút về , mọi người nói có F trưởng Nam Phong đứng tại đó và một người nói tiếng miền Nam đến tận từng người mời thuốc lá , tôi cũng được một điếu và anh em lính cũ khi đó nói người mời thuốc lá đó là sư trưởng Lê Nam Phong .
2- Khi vào chiến dịch , chúng tôi được lệnh bàn giao chốt bên hướng Nam Chóp cho F9 rồi chuyển hướng Bắc Chóp đánh cửa mở , khi chuẩn bị vào nhận trận địa lúc còn đang ở trận địa pháo 105 ly thì mấy xe chở tướng tá đỗ xuống cùng vệ binh đi kèm , khoảng cách 50m họ dừng lại nói gì đó và anh em cán bộ D C của D7 chúng tôi khi đó nói có tướng Hoàng Cầm và F trưởng Lê Nam Phong , họ dừng lại tại trận địa pháo đó khoảng 10 phút , tôi bám C trưởng đi ngang qua phía họ và nghe được lệnh của tướng Hoàng Cầm :
- Đêm nay bắn pháo chi viện tối đa cho F7 đánh cửa mở .
 Vẫn không biết mặt trong số đó bố nào là tướng Lê Nam Phong , gần đây mới biết mặt tướng Nam Phong trên QSVN .
 Bác Svailo !
 Mời bác qua topic Ngã 3 Chóp hướng sư đoàn 7 bộ binh đọc bài đi , ở đó tôi viết rõ hơn .
 Xong có thể nói ngắn gọn thế này :
 E 209 chúng tôi sau khi đục thủng cửa mở của địch cùng E 141 và F2 QK5 tiến về cầu Donxo , chiều tối qua cầu rồi luồn sâu bọc lên QL1 , tới sáng thì luồn sâu tới nơi xong lùi lại không nằm trên đường QL1 , chiều hôm đó mới vượt lên đường , căn cứ trên vết xăm nơi bả vai người đồng đội của tôi bị thương tại cửa mở thì trận đánh đó của D7 là sáng 3.1.1979 , vậy là sau 24h chúng tôi đã có mặt trên đường QL1 cách thị xã Svay rieng khoảng 8 9km về hướng tây , từ vị trí này chúng tôi vào pnom Penh hoàn toàn trên đường QL1 không rẽ ngang rẽ ngửa bất kể hướng nào khác .
 F9 của TS1 khi đó nhận trận địa của F7 hướng Nam Chóp và đánh vào thị xã , họ sẽ đánh địch thốc lên theo đường QL1 , bởi vậy C2 chúng tôi là mũi đi đầu trong luồn sâu lại là mũi nằm cuối cùng đội hình 209 khi đó , hướng địch với chúng tôi khi đó lại là hướng quay về VN .
 Nửa đêm lúc gần sáng hàng đoàn xe từ hướng VN tức hướng thị xã Svay rieng chạy qua đèn pha sáng rực đường , chuông điện thoại của tác chiến E 209 khi đó là bác Trọng hói ra lệnh đánh và chúng tôi đã đánh cho đến khi phát hiện ra là quân ta chiến thắng quân mình , khi đó nếu lệnh đánh sớm 2 phút nữa thôi để tôi kịp vận động xuống DKZ75ly và 12.8ly báo cho họ biết thì có lẽ không biết sẽ là bao nhiêu thương vong nữa , khi đó cả C2 chúng tôi có hầm hố chiến đấu 2 bên đường còn F9 hoàn toàn lộ thiên ngồi trên xe , chiếc xe Doge đi đầu và đại úy trưởng ban trinh sát của F9 quê Thái bình cùng gần chục đồng chí khác đã hy sinh tại đó .
 Theo tôi để kiểm chứng vấn đề này không khó , chúng ta lần tìm từ đại úy trinh sát F9 khi đó là ai , theo tôi trong lịch sử F9 thế nào cũng có nói đến người chỉ huy trinh sát này , ngay đến D trưởng D9 Nguyễn văn Siêu của E 209 hy sinh tại cửa mở còn có nhắc tới trên chính sử của F7 thì không có lý gì đại úy trưởng ban trinh sát F9 trong chiến dịch này lại không được nhắc tới .
 Bác nào có điều kiện hay hiểu biết hơn tìm giúp chúng tôi người đồng đội này để những người lính C2 chúng tôi khi đó được tạ lỗi cùng anh và những người đồng đội F9 khác .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #102 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2010, 08:45:02 pm »

Điều quan trọng thế hệ chúng em muốn biết là:

 Đơn vị nào vào NP đầu tiên?

 Chứ như vụ Dinh Độc lập thì thế hệ chúng em ớn lắm rồi các đàn anh ạ.
Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #103 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2010, 09:17:23 pm »


Hồi đó cứ để sư 9 qua sông tiến thẳng thì Binhyen đâu đến lượt vào thủ đô trước. May nhờ Tư lệnh xuất thân chắc từ sư 7 nên đơn vị cũ với các đàn em được ưu tiên, he he he.,...

  Em không chắc lắm, nhưng có đàn anh ở QKVII kể rằng : Cụ H.C thời chống Pháp là E trưởng 209 anh ạ.
Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
Faria
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #104 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2010, 09:27:51 pm »


Hồi đó cứ để sư 9 qua sông tiến thẳng thì Binhyen đâu đến lượt vào thủ đô trước. May nhờ Tư lệnh xuất thân chắc từ sư 7 nên đơn vị cũ với các đàn em được ưu tiên, he he he.,...

  Em không chắc lắm, nhưng có đàn anh ở QKVII kể rằng : Cụ H.C thời chống Pháp là E trưởng 209 anh ạ.

Chuyện Cụ H.C thời chống Pháp là E trưởng E209 thì liên quan gì đến đoạn bôi vàng ạ???
Logged
vananh_0688
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #105 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2010, 09:31:58 pm »

Cháu tưởng cái đoạn bôi vàng đó trả lời luôn rồi mà?
Logged
Faria
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #106 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2010, 09:43:07 pm »

Cháu tưởng cái đoạn bôi vàng đó trả lời luôn rồi mà?

Em chả thấy nó chẳng lời cái gì cả???


Trích dẫn
Trong KCCM thủ trưởng Nam Phong có bao giờ là sư trưởng f7 không, và có phải là vị chỉ huy QĐ4 đến thăm BY và đồng đội d7 tại phòng tuyến Chop ở biên giới cuối năm 1978?.

1970 - 1972: Phó sư đoàn trưởng
1972 - 1987: Sư đoàn trưởng

Nguồn: Lịch sử Sư đoàn Bộ binh 7 (1966 - 2006)
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #107 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2010, 09:49:05 pm »

Điều quan trọng thế hệ chúng em muốn biết là:

 Đơn vị nào vào NP đầu tiên?

 Chứ như vụ Dinh Độc lập thì thế hệ chúng em ớn lắm rồi các đàn anh ạ.
Theo cụ Bùi Cát Vũ thì:
E14(F7) và D3(K) với BCH F7(có sư trưởng Dũng) cùng các xe T54+M113 đột phá dọc đường 1, tiến vào NP. Tiếp theo là 1 bộ phận của E209.  Wink

Lực lượng bạn K còn ít, mới thành lập không thể đánh các mũi chủ công , ta phải giữ gìn các hạt giống đỏ này cho về lâu về dài,bạn chỉ đi phối thuộc với ta mà thôi. Lính ta vẫn phải đục là chính

Lực lượng bạn ( 1 D ) bố trí nằm trong đội hình 1 E thì cũng khá an toàn rồi!
Về bạn thì trước đây, tôi có nghĩ ( hơi mất quan điểm với cụ Vũ! Cheesy ): chắc là quân ta mặc quân phục của quân bác Hêng, khi xem cảnh giải phóng Phnompenh trên phim! Sau này khi biết và thấy đài TH Đồng nai chiếu thời sự bác Hun về viếng nghĩa trang liệt sĩ quân cách mạng KPC ở Long Giao Đồng Nai ( là cứ phát tích của CM KPC ), thì tôi có suy nghĩ lại: vậy là trong " Đường vào Phnompenh " quân bác Hênh cũng hy sinh nhiều và được đưa về chôn cất tại Long Giao ( nếu hy sinh sau giải phóng thì hẳn phải an táng tại Phnompenh )! Vậy thì cụ Vũ nói đúng đấy chứ?!
Lực lượng bạn tuy lúc giải phóng PP còn ít nhưng cũng có những đơn vị nòng cốt là " thứ dữ " của QK đông, đấy chứ! là các đơn vị khmer đỏ ly khai chứ không hẳn là mới teng không có kinh nghiệm gì?! Wink

Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #108 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2010, 10:05:52 pm »

Lực lượng bạn K còn ít, mới thành lập không thể đánh các mũi chủ công , ta phải giữ gìn các hạt giống đỏ này cho về lâu về dài,bạn chỉ đi phối thuộc với ta mà thôi. Lính ta vẫn phải đục là chính

Lực lượng bạn ( 1 D ) bố trí nằm trong đội hình 1 E thì cũng khá an toàn rồi!

Nhiệm vụ của bạn  tiếp quản là chính.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #109 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2010, 10:20:47 pm »

TRích từ chính sử F7 (Lịch sử Sư đoàn Bộ binh 7 (1966 - 2006)):

Trích dẫn
Đêm mồng 3, Sư đoàn được lệnh tiếp tục truy kích địch. Ngày 4, từ 16 giờ, Trung đoàn 209 bắt đầu tiến công, đến 17 giờ làm chủ Pra Nhây thu 102 súng, 150 tấn đạn, một kho xăng, một kho quân y và nhiều quân trang quân dụng. Đêm đó, Trung đoàn 141 đánh tan cụm địch ở Pra Sát.


Trích dẫn
Cùng lúc này, Sở chỉ huy Sư đoàn lên Pra Sát. Tại đây, Phó tư lệnh Bùi Cát Vũ phổ biến: "Quân đoàn 4 được Bộ Tổng tham mưu giao cùng với Binh đoàn 1 Quân đội nhân dân cách mạng Cam-pu-chia và các đội công tác của bạn đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu Nek Lương - Phnôm Pênh .

Vào thực hiện nhiệm vụ này, Quân đoàn thấy nếu để ngày 8 tháng 1 mới vào Phnôm Pênh (phương án cơ bản của Bộ Tổng tham mưu) thì không có lợi về chính trị đối với thế giới. Vì ngày này Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc họp xét về vấn đề Việt Nam và Cam-pu-chia. Và nhất là, dừng lại lâu ở Nek Lương, địch có thêm thời gian triển khai đối phó, ta sẽ lại thêm khó khăn. Tư lệnh Hoàng Cầm quyết định: trong ngày 6 đánh chiếm, mở rộng bàn đạp bờ tây Nek Lương, huy động mọi phương tiện hiện có của Quân đoàn và tại chỗ cho bộ đội vượt sông Mê Kông; đồng thời bảo đảm hai bên bờ cho Trung đoàn Hải quân 962 tới nhanh nhất để đưa binh khí kỹ thuật nặng sang. Khi đã sang sông đủ lực lượng cần thiết thì nhanh chóng hành tiến thẳng tới Phnôm Pênh, kế sau đó sẽ có lực lượng tiếp ứng (Chú thích: Phương án tác chiến cơ bản của Quân đoàn là: Quân đoàn (thiếu) gồm Sư đoàn 7 và Sư đoàn 341 tiến công theo đường 1 (thành hai thê đội - thê đội 1 là Sư đoàn 7 trên xe tăng thiết giáp và xe vận tải); Trung đoàn Hải Quân 962 theo sông Mê Kông cùng hành tiến đánh chiếm Phnôm Pênh.).

Quán triệt ý định của Quân đoàn, Sư đoàn dùng Trung đoàn 165 đánh chiếm bàn đạp tây sông và bảo đảm hai bên bờ. Sư đoàn (thiếu) thọc sâu đánh chiếm Phnôm Pênh.  


Trích dẫn
Vượt Sông Mê Kông
[/b]

Vỡ tuyến đường 10 - Đôn So, mất Pra Nhây, Kông Pông Tra Béc, trên đường chạy, địch kéo theo dân dồn về Nek Lương đặc nghẹt. Khi ta tiến đánh, một số quan chức nhanh chân sang sông, số khác tan tác vào rừng, trà trộn vào biển người nhớn nhác trên các phố xá sập nát, bến bãi xe pháo ngổn ngang, làm đội hình ta ùn tắc xe binh chủng nối nhau dài hàng cây số, xe chở phà thuyền ghép của Lữ đoàn công binh 25 còn kẹt mãi phía sau. Dưới sông, không có tàu, thuyền, phà. Ở bờ tây là lính Pôn Pốt đang triển khai đối phó, thỉnh thoảng lại bắn cối, pháo sang ta.

Đêm mùng 5, Sở chỉ huy tiền phương Quân đoàn lên cạnh Sở chỉ huy Sư đoàn. Chỉ huy trưởng các đơn vị đều có mặt để nhận chỉ thị: đồng chí Hồ Nam - Chủ nhiệm công binh Quân đoàn quay lại đưa phà và Đại đội 12 thuyền ghép lên trước; đồng chí Ba Bì - Tham mưu phó Quân đoàn và đồng chí Hựu - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 165 đi chuẩn bị hai bến vượt; Trung đoàn trường Trung đoàn 210 và Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 24 pháo binh lên kế hoạch hỏa lực.

Kế hoạch vượt sông được thống nhất là: Trung đoàn 165 và Tiểu đoàn 3 (của bạn) được pháo binh yểm trợ đổ bộ phía hạ lưu, vòng lên bao vây hai tiểu đoàn địch ở khu vực bến, từ phía tây đánh hắt chúng ra sông; một bộ phận đánh theo theo đường 1 sâu vào 8 đến 10 ki-lô-mét (để pháo địch không bắn tới bến phà); và có lực lượng bảo đảm hai bờ cho hải quân lên. Tiếp đến là Trung đoàn 141 và hai tiểu đoàn bạn. Trung đoàn 209 chuẩn bị cùng xe tăng, thiết giáp thọc sâu.

Đêm đó, các đồng chí Phó Sư đoàn trưởng Trần Ngọc Anh, Phó Chính ủy Vinh, Tham mưu phó Triệu ra bến vượt. Nhưng do trời tối, sông rộng, sóng to, thuyền ghe không có nên chưa tổ chức cho bộ phận nào qua được.

Trong đánh Mỹ ta đã đưa xe tăng, pháo binh qua sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé nhưng chưa bao giờ vượt sông lớn mà bờ bên kia lại đang có địch phòng thủ. Phải vượt sông bằng sức mạnh của binh chủng hợp thành. Chậm là địch sẽ có thêm điều kiện đối phó. Thời gian là xương máu. Do vậy Sư đoàn quyết định: dùng pháo bắn chế áp bờ tây sông, yểm trợ cho lực lượng tinh gọn sang trước, đại quân sang sau.

11 giờ 45 phút ngày 6 tháng 1, pháo của ta từ các trận địa nhả đạn. Từ bờ đông, năm chiến sĩ trinh sát của Đại đội 21 do Trung đội trưởng Vũ Đức Mạnh chỉ huy ôm phao lao xuống sông. Ra được vài trăm mét bị bọn địch bắn, một đồng chí bị thương, anh em kèm nhau bơi sang. Cùng lúc này, xe chở 20 khoang thuyền ghép vừa tới, bộ đội Trung đoàn 165 cùng công binh ráp xong trên hai bến. Thông qua đài quan sát, biết bộ phận sang trước đã chiếm lĩnh được bờ tây, hai đội thuyền ( mỗi đội 5 chiếc ) từ hai bến (Chú thích: Hai đồng chí Ba Bì (tham mưu phó quân đoàn) và Phạm Hựu (Trung đoàn trưởng Trung đoàn 165) mỗi người một bến.) lướt nhanh sang sông.

Pháo, đạn địch vẫn bắn. Thuyền ta cứ lao sang. Đến giữa sông, do máy chưa được rà trơn và mở ga quá nhỏ, các thuyền lần lượt bị khựng lại anh em phải dùng chèo đẩy tiếp. Khi đã chiếm được bãi đổ bộ thì đợt thuyền thứ hai, 12 chiếc (mỗi chiếc chở một trung đội) xuất phát. Do được khắc phục kỹ thuật nên đợt này sang sông chỉ mất bảy phút. Cả Trung đoàn 165 và Tiều đoàn 3 (bạn) qua sông xong lúc 13 giờ cùng ngày. Tiếp theo là Trung đoàn 141 và Tiểu đoàn 7 (bạn).


Trích dẫn
Trung đoàn 141 đang sang thì Tiểu đoàn 7 công binh Quân đoàn ráp xong hai bộ phà nặng, chưa kịp khởi động đã bị pháo địch từ đường 1, phía thượng nguồn bắn sang, hai khoang bị thủng, ba đồng chí bị  thương. Quân đoàn phải cho lệnh dỡ phà, phân tán.  

Đến 15 giờ 30 phút cùng ngày, Trung đoàn 165 đã hoàn thành việc đánh chiếm và mở rộng bàn đạp tây sông. Qua khai thác tù binh thì địch ở đây gồm quân của các sư đoàn 805, 703, 340 và lực lượng địa phương tỉnh Kan Đan, tên Ren có thể đã bị chết, dọc đường 1 đã có thêm một số quân từ nơi khác mới điều về.

Được tin các Sư đoàn 341, 9 và 2 đều phát triển khá thuận lợi, đồng chí Bùi Cát Vũ đề nghị Tư lệnh Hoàng Cầm cho Trung đoàn hải quân 962 lên sớm, và nếu có trực thăng cẩu xe sang sông thì chi viện vì chỉ có hai bộ phà thì đã bị thủng hai khoang, trong 12 tiếng giỏi lắm cũng chỉ 64 xe qua được. Cảm thông với nỗi lo của Phó tư lệnh và Sư đoàn trưởng, Tư lệnh nói sẽ đốc tàu hải quân lên nhanh, sẽ nhắc các hướng cùng đẩy nhanh tốc độ tiến công. Tư lệnh dặn thêm: "Khi qua sông rồi thì các anh khẩn trương xốc lại đội hình sẵn sàng chờ lệnh. Đây là cuộc tiến công trong đội hình phản công chiến lược, phải đánh theo yêu cầu của chiến lược”.

Tư lệnh còn nhắc thêm về cách cơ động, cách đánh và phải giáo dục kỹ cho bộ đội vế kỷ luật chính sách. Phải giành thắng lợi trọn vẹn cả về quân sự và chính trị. Chính ủy, Chính trị viên các cấp phải chịu trách nhiệm về việc này. Tư lệnh báo tin đồng chí Khang Sa Rin - Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân cách mạng Cam-pu-chia kiêm Tư lệnh Binh đoàn 1 (ký hiệu là Mê Kông) hiện đang ở Sở chỉ huy cơ bản Quân đoàn, cùng chỉ huy chung. Lực lượng bạn, ngoài ba tiểu đoàn (2, 3, 7) đang đi cùng tác chiến, còn bốn tiểu đoàn 6, 9, 10, 11 sẽ đưa lên ngay sau truy quét địch, ổn định tình hình ở Soài Riêng; ngoài bốn đội công tác đã có sẽ tăng cường thêm sáu đội nữa. Tư lệnh nhắc phải quan tâm tới bạn, tránh đưa bạn vào những nơi ác liệt, tạo điều kiện cho anh em hoàn thành nhiệm vụ.

21 giờ ngày 6 tháng 1, hai bộ phà của Quân đoàn chuyển được hai chuyến thì đoàn tàu của Trung đoàn Hải quân 962 tới nơi. Thế là sáu chiếc LCM - tàu đổ bộ vào cuộc. Trong đêm này đến 7 giờ ngày 7, tàu và xuồng đã đưa hết Sư đoàn 7 (kể cả xe tăng, xe thiết giáp và xe tải chở Sư đoàn 7) và Binh đoàn 1 (bạn) qua sông.

Cũng giờ này, hai phà lớn của Công chính đến bến. Quân đoàn được Bộ thông báo: các hướng của ta phát triển tốt, đã đập vỡ tuyến phòng thủ của địch gần Phnôm Pênh. Bọn đầu sỏ địch đã hoang mang, có nhiều hiện tượng sẽ tháo chạy.

Tư lệnh Quân đoàn thấy không thể chậm trễ và quyết định: để hai phà của công chính đưa bộ đội tiếp tục qua sông; cho Trung đoàn Hải quân 962 chở Trung đoàn 113 đặc công hành tiến trên sông Mê Kông, Sư đoàn 7 hành tiến trên đường 1, cùng đánh vào Phnôm Pênh trước 12 giờ ngày 7. Sư đoàn 341 cho một trung đoàn sang sông trước, hành tiến theo bờ sông hỗ trợ cho đoàn tàu, đội hình còn lại đi tiếp sau Sư đoàn 7.


Trích dẫn
Tiến vào Phnôm Pênh
[/b]

Đêm mùng 7 [Đêm ngày 6, rạng sáng ngày 7 ? RX thêm], Quân đoàn thông báo: Pôn Pốt đã đưa Sư đoàn 260 từ Kra Chi-ê về án ngữ khu cầu Mô Ni Vông và phía nam; Trung đoàn 108 vẫn bảo vệ sân bay Pô Chen Tông; Sư đoàn 152 thủy quân lục chiến bảo vệ đường sông và căn cứ hải quân Chui Chang Va. Một số lực lượng của Sư đoàn 377 xe tăng, thiết giáp, Sư đoàn 188 pháo binh, một bộ phận công binh bảo vệ khu hậu cứ từ ga xe lửa tới sân bay Pô Chen Tông. Dọc theo đường 1 có lực lượng mới gom được của các Sư đoàn 805, 703 và 340. Ngày 5, các cố vấn nước ngoài tập trung về Phnôm Pênh. Ngày 6, nhiều máy bay lên xuống. Địch ra lệnh đốt tài liệu, phá một số cầu và tích cực đánh ngăn chặn.

Hội ý chớp nhoáng trong thường vụ và Bộ Tư lệnh, Sư đoàn thấy: địch đang rất hoang mang, khốn quẫn. Có thể chúng bỏ chạy ra rừng núi hoặc chống cự tới cùng. Chính vì vậy ta phải hành động thật khẩn trương mới đạt được ý định của Quân đoàn.

Sư đoàn hành tiến với đội hình: Trung đoàn 141 được tăng cường Tiểu đoàn 2 bạn, Tiểu đoàn 2 xe tăng và Tiểu đoàn xe vận tải, là lực lượng thọc sâu, tiếp sau là Trung đoàn 209 và 165 .

Đi được khoảng 5 ki-lô-mét thì gặp địch ngăn chặn, bộ phận đi đầu (Chú thích: Tiểu đoàn 3 được tăng cường 4 xe T54, 10 xe M113 do Tiểu đoàn trưởng Lê Minh Thư và Chính trị viên Nguyễn Văn Điệp chỉ huy.) triển khai chiến đấu, diệt tại chỗ nhiều tên, bắt 6 tên, ta thương vong 11 đồng chí.

Phát hiện phía phum Kô Ki Thom mấy chiếc xe địch đang kéo pháo chạy, nghĩ ngay là "đường không có mìn", được Trung đoàn trưởng Trần Văn Thuyết nhất trí, đồng chí Lê Minh Thư cho bộ đội lên xe tăng thiết giáp đuổi theo. Tiêu diệt xong những tên còn ngoan cố chống cự, đoàn quân đi tiếp, đánh tan một đại đội khác cách Phnôm Pênh 20 ki-lô-mét.

Qua phum tiếp theo, chúng đánh trả quyết liệt, đưa cả xe kéo pháo ra chặn ngang đường, xe M113 số 271 của Đại đội 5 bị trúng đạn B40. Chiếc T54 của Trung đội trưởng Trần Ngọc Giao lao lên, chúc nòng pháo và súng máy bắn thẳng vào đội hình địch. Tiểu đoàn trường Thư cho bộ đội xuống xe vòng đánh bên sườn. Xe của Giao vọt lên ẩy hai xe kéo pháo của địch ra, dọn đường cho Trung đoàn 141 tiếp tục thọc sâu (Chú thích: Ngày 20-12-1979 đồng chí Trần Ngọc Giao được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.). Cũng như khi qua các phum khác, khi gặp dân, Chính trị viên phó Nguyễn Tấn Phát lại nhắc tổ công tác rải truyền đơn, sách cương lĩnh Mặt trận.    

10 giờ 15 phút, ta đến cầu Mô Ni Vông. Cầu vẫn còn nguyên (có lẽ vì quá vội rút chạy nên chúng không kịp phá), địch chống trả yếu ớt. Ta nhanh chóng vượt qua rồi chọc thẳng vào thành phố. Đến nhà ga, địch từ trên lầu bắn xuống, một chiếc M113 của ta bị trúng đạn bốc cháy. Bộ đội xuống xe, thành nhiều mũi đánh chiếm từng dãy phố. Chính trị viên phó Phát chỉ huy cánh phải cùng Tiểu đoàn trưởng Thư chỉ huy lực lượng chính đánh chiếm khu Trung ương. Tiểu đoàn 1 đánh chiếm dinh thự Pôn Pốt, nhà hội đồng chính phủ. Tiểu đoàn 2 đánh vào khu Bộ Tổng tham mưu, ban an ninh, cùng bạn lên chiếm Hoàng cung. Sở chỉ huy Sư đoàn vào thành phố, ra lệnh cho các trung đoàn 165, 209 phát triển chiếm các mục tiêu còn lại. Quá trình đánh chiếm nội đô, đối phó của địch chủ yếu là từng toán, tốp, từng tên ngăn chặn nhỏ, bắn lén, bắn tỉa có gây cho ta một số thương vong.

Cánh quân tiến theo đường sông Mê Kông khá thuận lợi, tuy vậy lúc 11 giờ 10 phút khi đánh lên đông Hoàng cung, chỗ sông bốn mặt bị pháo địch bên cù lao bắn chìm một tàu BCF, ba đồng chí hy sinh.

11 giờ 30 phút ngày 7 tháng 1 năm 1979, Sư đoàn đã cùng đơn vị bạn và lực lượng cách mạng Cam-pu-chia chiếm toàn bộ các mục tiêu quan trọng và đến 12 giờ ta làm chủ hoàn toàn thành phố Phnôm Pênh sớm hơn thời gian dự kiến một ngày.

Vậy là, sau một tuần liên tục chiến đấu, Sư đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã góp phần cùng với các đơn vị bạn và lực lượng vũ trang cách mạng Cam-pu-chia đập tan chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xa-ri, địch chạy khỏi Phnôm Pênh và các thị xã, thị trấn trên cả nước. Trang sử truyền thống của Sư đoàn lại ghi thêm chiến công chói lọi đáng tự hào trong quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của đơn vị.


Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM