Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:56:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch đường 9-Nam Lào (Lam Sơn 719)  (Đọc 138217 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
shi_mian_yivi
Thành viên
*
Bài viết: 6



« Trả lời #20 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2011, 11:45:30 am »

  Trong chiến dich Lam sơm 719 phía quân SG đã không đánh giá đúng trận địa cũng như lượng quân của ta.Khu vực đường vào sephon là căn cứ hậu cần của đường Trường sơn, có hỏa lực phòng không mạnh nhất của ta. Quân số của ta ở đó hơn 10.000 lính chưa kể 40.000 ở các vùng lân cận chỉ cách 2 tuần hành quân.Khi chiến dịch diễn ra, trong 3 tuần đầu lính VNCH chỉ đi được 1/3 đoạn đường cần tiến, làm chậm kế hoạch hành quân.Chính vì vậy tạo thời gian 2 tuần đủ để ta đưa các đơn vị ở vùng lân cận vào tham chiến .Trong 2 tuần đầu lực lượng trên chiến trường là 2 VNCH-1 QGP nhưng 2 tuần sau chuyển thành 1VNCH-3QGP làm cho kế hoạch tiến vào sephon của VNCH bị phá sản.Cộng thêm hỏa lực phòng không của ta, trực thăng Mỹ không giám vào trận làm cho lính VNCH bị cô lập, lính tráng, thương binh, tử sỹ không chuyển đi được cũng làm kế hoạch tiến vào sephon bị phá sản.

Chiến dịch Hạ Lào quân Sài Gòn thiệt hại khoảng hơn một vạn quân.Chỉ thị của tổng thống Thiệu là hành quân đến Sephon rồi quay trở về, cho thấy sự bất lực trong chiến thuật của chính quyền Ngụy.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #21 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2011, 01:37:57 pm »

Một số ảnh chụp ở Camp Evans, tháng 2/1971











Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #22 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2012, 10:17:32 am »

Xem bản đồ thấy vẽ khá rõ ràng các điểm đóng quân của VNCH trong "Chiến dịch đường 9-Nam Lào (Lam Sơn 719)". Tuy nhiên có vài điểm lại khá mơ hồ về nơi chốn cụ thể.
Nhà em xới cái thớt này lên, ghi lại 1 số tọa độ cụ thể; bác nào cần dùng để làm mốc thì cứ tự nhiên, nếu thấy chưa đúng thì thoải mái "kiện cáo" nhé!  Grin

Đầu tiên là 2 cái khó xơi nhất: FSB 30 và FSB 31, còn gọi là LZ number 30, 31 tại Laos.
Sau vài ngày dò dẫm, mò mẫm thì cũng thấy!
+ FSB 30 - đỉnh 665 (núi) Phou Arin - XD 58x46y
+ FSB 31 - đồi 543 (trên các bản đồ sơ lược thường ghi 456 - hehe - bí tị) - XD 50x47y
... (còn tiếp)
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #23 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2012, 10:35:01 am »

(tiếp)
Điểm đóng quân của Biệt Động quân Nam
FSB Ranger South - XD 57x50y - điểm cao 492
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Hai, 2012, 10:25:55 pm gửi bởi tuaans » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #24 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2012, 10:39:17 am »

Bác nào biết tọa độ của Biệt Động quân Bắc không nhỉ?
Theo mô tả của lính lái trực thăng VNCH thì chỗ đó cách Bản Na 2 Km về phía tây. Nhưng lại có mô tả khác rằng Biệt động quân Bắc cách Biệt động quân Nam ~ 6 Km.

Kết hợp 2 dữ kiện này lại thì trật lấc! Bản Na cách quá xa Biệt Động quan Nam!

Huh
--------
Ghi chú: tọa độ của FSB 30, 31, FSB Ranger South như bản đồ trên là theo báo cáo của đơn vị yểm trợ trên không Mỹ (có thể tin được)
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #25 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2012, 12:06:31 pm »

Theo cụ Khuất Duy Tiến, E trưởng 64 thì:
- thuộc dãy đồi núi liên hoàn sát đường 16 (92)

- VNCH (lữ dù 3) đổ quân chiếm không chỉ 1 cao điểm 543 mà còn là 500, Đồi Không Tên ... nhằm khống chế đường 16, không cho quân ta từ phía Bắc đổ xuống tấn công Bản Đông (khu vực đóng quân chính của VNCH - mũi chính diện đường 9)

- trận đánh Đồi Không Tên xảy ra ngay khi VNCH đổ quân xuống bắt đầu triển khai loạt chốt này (trận này có thượng sỹ Phùng Quang Thanh tham gia) vào tháng 2-1971.

- trận đánh lớn thứ 2 vào đầu tháng 3 ở Đồi Không Tên khi quân GP chiếm 543, buộc đoàn xe thiết giáp (17) của VNCH đi cứu viện phải quay trở lui và bị chặn đánh ở đồi Không Tên.

- Đồi Không Tên cách điểm cao 543 (FSB 3031) khoảng 3 km.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2012, 12:51:52 pm gửi bởi tuaans » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #26 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2012, 01:58:34 pm »


Đồi Không Tên, ảnh Đoàn Công Tính (không rõ là trận tháng 2 hay tháng 3)
Tọa độ của Đồi Không Tên:
~ Latitude: 16° 41' N
~ Longitude: 106° 19' E
Logged
daulephuoc
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #27 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2012, 08:31:44 pm »

bạn Tuaan oi cho mình hỏi khoang các là 3km là từ bên trái qua hay tu bên phải hay là đi thẳng lên hay đi quay xuống?
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #28 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2012, 08:58:45 pm »

bạn Tuaan oi cho mình hỏi khoang các là 3km là từ bên trái qua hay tu bên phải hay là đi thẳng lên hay đi quay xuống?

Trích dẫn
- trận đánh lớn thứ 2 vào đầu tháng 3 ở Đồi Không Tên khi quân GP chiếm 543, buộc đoàn xe thiết giáp (17) của VNCH đi cứu viện phải quay trở lui và bị chặn đánh ở đồi Không Tên.
Bác xem lại đoạn này thì sẽ tự chọn được vòng tròn đỏ nào!  Wink
Logged
daulephuoc
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #29 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2012, 10:41:05 pm »

Ai có bản đồ, chỉ hộ mình điểm cao 723 trên đó hộ nhé. Cái này biết ơn nhiều, vì có liên quan tới nơi bác mình hi sinh mà.Điểm cao 723 là 1 điểm cao đột xuất, có già trị chiến thuật, khống chế và án ngữ trụ đường 9 từ bản đông đi sê pôn (lúc này đường vận chuyển 35 của đoàn 559 cùng các điểm cao 660, 651, 462, Phu ra teng tạo thế phòng ngự ở phía tây và nam bản đông). Các bác ai biết thêm về các điểm cao trên cho ý kiến để cùn hiểu thêm ah.
Đỉnh điểm cao 723 là đồi trọc, địch dùng máy ủi san thành bãi bằng, chiều dài (theo hướng đông - tây) là 150m, chiều rộng (theo hướng bắc -nam) 80m ai có bản đồ ( hình ảnh ) đề nghị giúp đỡ khu vực này cho mình sáng hơn 1 chút nhé?Huh
phía bắc, đông bắc điểm cao 723 dốc đứng, có vách đá và hang sâu, có khe cạn sâu hiểm trở nên cơ động lực lượng khó. Hướng đông nam, tây nam dốc thoải dần, tiện cho ta cơ động và triển khai lực lượng khi tấn công.
Từ chân cao điểm 723 lên phía bắc, đông bắc là rừng già, nửa chân điểm cao trở xuống là rừng le, nương rẫy của daan, có các đồi cây lúp xúp xen lẫn rừng già, rừng le tiện cho việc giấu quân kín đáo ( bác nào vẽ được bản đồ vẽ hộ em cái ah).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM