Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:15:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: TẾT và MÙA XUÂN ĐẤT NƯỚC  (Đọc 200335 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #500 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2014, 08:18:05 am »

@bác sư đoàn 5: cảm ơn bác đã chi viện.
Còn đây là thành quả lao động


Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #501 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2014, 07:27:07 pm »



   Chợ hoa Tết Trần nhân Tông hôm nay.






Logged

tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #502 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2014, 08:10:34 pm »


   Chợ hoa Tết Trần nhân Tông hôm nay.


Hôm nay "lệch pha" với bác sudoan 5 mất rồi. Grin





Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #503 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2014, 06:57:22 pm »



   Thời khắc Hà nội và cả nước đón năm mới, xuân Giáp Ngọ đang đến gần, rất gần. Bộ đội QKTĐ đã tiếp cận các vị trí ven hồ Gươm, chuẩn bị lán trại, trận địa cối sẵn sàng tung lên bầu trời đêm màn pháo hoa rực rỡ.

   Phía trước bưu điện Thành phố. (phố Đinh tiên Hoàng)






   Phía bên kia hồ (phố Lê thái Tổ)






   Trước thềm năm mới xin chúc mọi thành viên trên diễn đàn VMH mọi miền đất nước đón chào mùa xuân mới, trọn vẹn niềm vui mới, dồi dào sức khỏe, hạnh phúc ! AN KHANG – THỊNH VƯỢNG – VẠN SỰ NHƯ Ý.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2014, 11:14:13 am gửi bởi sudoan5 » Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #504 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2014, 08:47:44 pm »

http://vuongtrinhan.blogspot.com/2014/01/hien-tuong-lai-gao-trong-niem-tin-trong.html

Hiện tượng “lại gạo” trong niềm tin trong cách sống
                                               
Trên báo Văn Nghệ, có lần, tôi đã được đọc một truyện ngắn, trong đó kể chuyện hai vị cán bộ về hưu, tranh nhau chức chủ tế, trong một dịp làng mở hội.
Còn đây trước mắt tôi, bài tạp văn Chiến binh khi đã về già của Nguyễn Khải   dựng lại cả một quá trình thay đổi:

 Khoảng 1948, thị xã Hưng Yên, theo trí nhớ của tác giả, bước vào kháng chiến chống Pháp bằng một cuộc từ bỏ lớn. Đó là từ bỏ mọi thói mê tín vốn đã thâm căn cố đế:
"Bói bụt ở chùa Chuông, bỏ.
"Xin thẻ ở đền Mẫu, cũng bỏ.
"Rước Niềm, rước Du của hội Mẫu vào tháng ba ta cũng bỏ luôn.
"Hình như mọi người không ai bảo ai đều muốn sống theo lề luật mới (...)".
Năm chục năm sau, có hiện tượng ngược lại. Người ta đua nhau lễ bái. Và lạ nhất là mấy ông cán bộ cũ nhà mình cũng tham gia vào việc tế lễ một cách hào hứng.
Một người trong số đó kể với tác giả:
 "Ông nói ngày nhỏ có người xem lá số của ông, bảo ông có số thờ. Một đời trong quân ngũ, có lúc nào nghĩ tới cúng bái, đã tưởng lá số lấy sai; nào ngờ lúc về già, lại được làm tôi tớ của Mẫu, cả ngày quanh quẩn nơi thờ tự của ngài, chả còn thiết gì đến con cháu.
 Có một sự ăn nhập tuyệt vời giữa ông ta với đám đông chung quanh.
"Các bà đi lễ chắp tay đồng thanh nói: Lạy Mẫu mớ bái, Mẫu đã chọn làm ghế làm đệm của Mẫu làm sao mà trốn được. Ông kia lại nói, tiếng bổng tiếng trầm, lời lẽ cứ trôi ra tuồn tuột như một anh thầy cúng rất thạo nghề, rằng từ ngày được hầu hạ Mẫu, vợ chồng ông rất khỏe mạnh, con cái đều ăn nên làm ra, tức là ngài đã xá u xá mê xá nhầm xá lỗi cho ông vì ông đã biết quay đầu trở lại. Các bà tín nữ lại đồng thanh kêu tiếp: Lạy Mẫu mớ bái, ngài giơ cao đánh khẽ".
Điều thú vị nhất là ở đoạn về sau, tác giả chợt phát hiện cái ông già hoan hỉ được hầu hạ Mẫu ấy, gần năm chục năm trước, là một chiến sĩ: "dáng vóc cao lớn, đội mũ sắt, khoác xà cột da, ngang lưng đeo một khẩu súng ngắn và hai trái lựu đạn", từng đã đứng ra diễn thuyết về kháng chiến, và trong tâm trí tác giả, là "cái chân dung hào hùng và lãng mạn của một chàng trai Việt Nam buớc vào chiến trận".

Theo Từ điển tiếng Việt của nhóm Hoàng Phê, chữ lại  khi đặt trước một từ khác, là để chỉ một quá trình đảo ngược:
Như lại bữa là ăn trả bữa;
lại gạo là chỉ bánh đã nấu, mà trở lại khô cứng, như khi chưa nấu;
hoặc lại giống là sự xuất hiện một vài yếu tố của tổ tiên xưa như người có lông, người có đuôi...
Trường hợp mà Nguyễn Khải vừa miêu tả ở trên (cũng như nhiều chuyện tương tự đã được nhắc tới đây đó trên mặt báo) đúng là một sự lại gạo ở cấp tinh vi hơn: lại gạo trong cách sống, trong niềm tin.
Người ta quay trở lại với những gì từng lên án và xem là cổ hủ, lạc hậu. Hơn thế nữa, đó là một sự trở lại thành tâm, tự nguyện, khiến cho con người trở lại kia thấy sung sướng đến nở lòng nở ruột.
Cuối cùng, chỉ có cách kết luận: trong khi tham gia vào cuộc vận động cách mạng hôm qua, những người ấy chưa có sự nhận thức tự giác, chẳng qua hùa theo đám đông, thấy xung quanh làm thì cũng chạy theo.
Có nhận thức sâu sắc thì trong khi hoạt động, đồng thời làm công việc tự cải tạo, làm thay đổi hẳn con người của mình.
Còn như hùa theo mọi người thì không trước thì sau, sẽ trở lại với cái lai do bản mệnh.
Và bởi mấy ông cán bộ nói trong bài tạp văn Chiến binh khi đã về già, chẳng qua cũng là nông dân, cởi áo cán bộ ra là nhập ngay được với bà con làng xóm, cho nên, vấn đề nhà văn Nguyễn Khải nêu lên ở đây cũng là vấn đề nhức nhối của nông thôn ta hiện nay,
--sự trở lại của những tập quán mê tín dị đoan, mà có một thời chúng ta tưởng đã tuyệt diệt
-- sự trở lại của nông thôn cũ trong lòng cái thực thể nông thôn mà ta cứ ngỡ là mới.
Trong khi suy nghĩ về hiện tượng này, và những hiện tượng lại gạo tương tự, có người chỉ đổ thừa cho những biến đổi xã hội thường được mệnh danh là  kinh tế thị trường.
Nhưng xem xét kỹ thì thấy cái gọi là kinh tế thị trường hiện nay cũng quá cũ kỹ như đời sống chúng ta nói chung.
Nó chưa đủ sức trở thành một yếu tố đầu tầu làm thay đổi đời sống một cách căn bản. Mà chỉ giúp cho cái nếp sống cũ có những biến thể sặc sỡ, giúp chúng ta yên tâm tự dối mình là mọi chuyện đang thay đổi , đang tiến hóa.


Đến đây, có thể có người sẽ lý sự:
 - Sao anh nghiệt ngã thế? Cái chuyện hôm qua tôi bỏ lễ bỏ bái là sai, giờ tôi có quyền sửa! Chính nhờ cách mạng rồi tôi mới hiểu ra các giá trị văn hóa dân tộc, nên tôi tính chuyện trở lại, có gì là lạ?
Một cách lập luận hiện rất phổ biến và nghe ra cũng có lý.
Chỉ hiềm có phải là đúng như thế không, thì cần xem kỹ một chút.
Bên cạnh Chiến binh khi đã về già , trong thời gian này (những năm 1990s) Nguyễn Khải còn có một truyện ngắn mang tên Một thời gió bụi , kể về một sự việc xảy ra theo hướng hoàn toàn ngược lại.
Thiên truyện cho biết tại một làng nọ, có một bọn cả gan đập phá một ngôi mộ cổ. Đó là mộ một bà thứ phi từ đời chúa Trịnh. Mộ bị bật tung, cái xác chôn đã mấy trăm năm (song được chèn quanh bởi những túi gạo rang và lụa là gấm vóc nên thân người con nguyên) nay bị lấy cắp mất cái đầu, chắc để tìm vàng. Cảnh tượng thật thê thảm hết chỗ nói.
Đặt hai hiện tượng cạnh nhau.
Một bên mê mẩn với thần thánh và lao vào hầu hạ thần thánh.
 Một bên làm chuyện bạo thiên nghịch địa báng bổ tổ tiên.
Sao ở xã hội cùng lúc lại có hai hiện tượng trái ngược nhau đến vậy?
 Truy tìm nguồn gốc cả hai hiện tượng đó,  Nguyễn Khải đã lật ra chung một nguyên nhân. Chẳng qua đó chỉ là hai mặt của một quá trình - quá trình tính vụ lợi lên ngôi và trở thành nhân tố chủ đạo chi phối mọi hành động của con người hậu chiến.
Hóa ra chẳng ai thực sự vô thần mà cũng chẳng ai có được một lòng tin cho vô tư, cho sâu sắc. Cứ thấy lợi thì làm. Có lợi, thì việc càn rỡ, việc xấu, xúc phạm tới mọi điều cao cả thiêng liêng cũng chẳng từ. Rồi nếu nhắm thấy có lợi, thì sẵn sàng cầu cúng đền này miếu nọ, và đứng ra lo việc cầu cúng, tức là tổ chức nên sự mê tín cho mọi người.
 Ở cuối bài tạp văn Chiến binh khi đã về già, nhà văn không quên bỏ nhỏ một chi tiết:
Trong khi cái con người từng cả đời trong quân ngũ nhưng lại có "số thờ" kia, đang mải miết trò chuyện về sự linh ứng của Mẫu, thì bên chính điện bà đồng đền ngồi nhăn nhó bực bội.
Hóa ra có sự ăn chia nào đó không sòng phẳng giữa các bên có liên quan xung quanh những đồng tiền công đức cúng vào đền.
Đấy, lý do khiến cho người ta từ chỗ không tin đến chỗ đi thuyết minh về đức tin, thật ra là ở chỗ ấy!

Câu chuyện Nguyễn Khải kể ở đây xảy ra ở Hưng Yên, nhưng cũng có thể xảy ra ở Hải Dương, ở Bắc Ninh, ở nhiều tỉnh khác.
Sự vụ lợi, suy cho cùng đâu cũng có, thời nào cũng có, và nếu như bảo rằng nó là động cơ sâu xa chi phối mọi hành động của một số người thì cũng là lẽ thường tình.
 Thử hình dung ra quá trình đảo ngược của những người lại gạo.
 Những năm tháng hoạt động cách mạng chưa hết dấu vết nơi họ, và trong thâm tâm, họ cũng có chút xấu hổ.
Thế nhưng sau khi thấy cả đời mình thua thiệt và chả còn biết nương tựa vào đâu, họ không còn cách nào khác là lần mò kiếm chút lợi lộc, dù có mang tiếng cũng đành chịu.
Và để tự biện hộ, họ phải khoác cho hành động của mình những ý nghĩa lớn lao. Bởi vậy mới có những lời rao giảng thật to, rằng mình làm thế tức là tôn trọng truyền thống ông cha, là trở về cội nguồn, và tất nhiên là có ý nghĩa bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa dân tộc.
Đây chính là nét đặc trưng chỉ sự mê tín thời nay mới có. Nó khiến cho thật giả khó lường. Và có những chuyện buồn cười mọi người trông thấy nhỡn tiền lại thừa biết chúng được thúc đẩy bởi những động cơ không ra làm sao, mà không dễ gì làm khác.

Đã in trong Nhân nào quả ấy, 2003

Viết thêm 27-1-2014

Sự tha hóa của loại nhân vật cán bộ dày dạn kinh nghiệm đấu tranh cách mạng là một chủ đề liên tục được bộc lộ trong các tác phẩm Nguyễn Khải từ những ngày kết thúc chiến tranh và sang thời kỳ kinh tế thị trường.

Bài  Chiến binh nay đã về già dẫn ra ở trên chỉ nói về sự đổ vỡ niềm tin. Song nó gợi cho ta liên hệ tới hàng loạt sự giật lùi khác trong cách sống của lớp người từng là cốt cán góp phần tạo nên mọi biến động lịch sử mấy chục năm qua:
--Từ chỗ hào hứng tự tin đến chỗ bất lực sợ hãi trước tương lai.
--Từ chỗ sống thanh cao và đầy lý tưởng nay chỉ lo hưởng thụ vật chất.
-- Từ chỗ nhân danh vô sản phê phán bừa bãi địa chủ tư sản đến chỗ bò xuống học đòi bắt chước những thói xấu mà những người ưu tú trong giới thượng lưu đã từ bỏ.
-- Từ chỗ đặt mục đích đời mình là xả thân vì nghĩa lớn, nay cậy có công trong chiến tranh, tự cho phép tha hồ khai thác tình trạng lạc hậu của xã hội, cảnh cùng cực của dân đen, để kiếm chác.
...

Bởi lớp người như ông chiến binh nói ở đây là cốt cán của xã hội ta hôm nay và tư tưởng của họ vẫn đóng vai trò chi phối xã hội, nên có thể suy ra, mấy chục năm qua, xã hội ta cũng đang có sự quay đầu trở về thời tiền hiện đại.
Đây là điều tôi đã thử dự đoán qua một vài bài phiếm luận trước và đang suy nghĩ tiếp.
Nguyên nhân ở đâu?
Việc tiêu hủy sức lực và tinh thần ý chí của con người trong chiến tranh có lỗi một phần.
Nhưng cái chính là ngay từ thuở ban đầu, cộng đồng chúng ta đã không nhận thức được mình là ai, mình sẽ làm được những gì. Những khẩu hiệu chính trị mà chúng ta mới nhập khẩu từ nước ngoài và đã có tác dụng lớn trong việc hướng dẫn hành động, thật ra, chưa bao giờ được ta tiêu hóa và từ đó đề ra cho mình một định hướng phát triển chính xác.
 Kết cục đang đến với chúng ta hôm nay là một cái gì tự nhiên. Chúng ta vốn là thế thì phải hiện ra như thế, thay đổi như thế và chấp nhận những kết cục như thế.

http://vuongtrinhan.blogspot.com/2014/01/mot-dip-tro-ve-voi-di-vang.html

Một dịp trở về với dĩ vãng

    Đêm 30 Tết Tân Hợi (1971), về công tác ở một đơn vị bộ đội và đón giao thừa giữa rừng Quảng Bình, tôi chỉ còn tìm thấy niềm an ủi ở một bếp lửa.
 Từ khoảng mười giờ đêm trở đi, không biết làm gì mà cũng không thể ngủ nổi, tôi và mấy anh lính Hà Nội  nghĩ ra cách giết thời gian là ngồi đun nước. Nghĩa là đun đầy một cặp lồng cho sôi lên sùng sục, rồi đổ đi. Lại một cặp lồng khác. Cố nhiên chẳng để làm gì, nhưng bù lại, tôi thấy vui vui. Và có điều lạ là nhiều năm sau, sống những cái tết bình thường khác bên gia đình, vợ con, tôi vẫn nhớ Tết năm 1971 ấy như một thời khắc đẹp trong đời mình.

Có lẽ là trong sự đơn sơ của tình thế, tôi như được đối mặt với những gì thuộc về vẻ bao la huyền bí của thiên nhiên. Và một bếp lửa, nó thuộc loại dấu hiệu đẹp nhất nói về sự có mặt của con người trên mặt đất. “Đưa người ta trở về sống trọn vẹn trong cái trong trắng tinh khôi của dĩ vãng” - phải chăng có thể xem đấy là một trong những định nghĩa đơn giản nhất về Tết mà ngày nay đã bị quên lãng?
Nông thôn và Tết
Do tính chất ước lệ của nó, văn chương cổ điển Việt Nam không có điều kiện mô tả trực tiếp những nét đẹp của sinh hoạt dân tộc. Phải đợi đến thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, ngòi bút các nhà văn mới hướng vào việc tả thực và trong văn thơ người ta bắt đầu thấy hiện lên những bức tranh của đời sống, trong đó có cảnh Tết.
 Nhưng, từ rất sớm, đã thấy bộc lộ một xu hướng, ấy là những cảnh Tết đầm ấm nhất, tươi đẹp nhất thường khi là Tết ở nông thôn (như trong thơ Nguyễn Bính, thơ Đoàn Văn Cừ).
Còn tết thành thị lại mang sắc thái bẽ bàng, trớ trêu (trong một số truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, hoặc trong tuỳ bút Một chuyến đi của Nguyễn Tuân).
Tại sao lại có tình trạng đó? Tôi có suy nghĩ và thấy Tết là một cách sống lại dĩ vãng. Mà trong đời sống một dân tộc, nông thôn bao giờ cũng mang rõ dấu vết của dĩ vãng hơn cả. Nói cách khác, Tết tự trong bản chất của nó, là gắn với nông thôn. Nó xuất phát từ nông thôn và chỉ hiện ra với đầy đủ vẻ đẹp trong môi trường nông thôn. Thí dụ như câu chuyện chung quanh cái bánh chưng. Thời buổi đói kém qua đi, mấy ai bây giờ nhớ tới bánh chưng với vẻ thèm thuồng tối thiểu. Chính các cụ xưa cũng đã khái quát: “Dửng dừng dưng như bánh chưng ngày tết”. Nghĩ lại thì hoá ra cái thú bánh chưng không phải ở chuyện ăn, mà là chuyện chuẩn bị. Đãi đỗ, vo gạo, rồi rửa lá. Nhất là gói thì càng vui. Còn cái thú của việc ngồi canh bánh chưng thì đã được Nguyễn Bính nhắc tới từ hơn sáu chục năm trước.
Trời đen như thể  tối ba mươi
Diễm trốn nhà sang để gặp tôi
Hai chúng tôi ngồi trên đệm rạ
Lắng nghe nồi bánh rộn ràng sôi.
Nên đón Tết như thế nào?
Trong trường kỳ lịch sử, với tư cách một lễ hội đặc biệt, cố nhiên Tết còn được người xưa giải thích theo những cách khác nhau. Tết để tưởng nhớ công ơn tổ tiên. Tết để có dịp gia đình sum họp. Đến ngày nay, dịp đầu năm này tiếp tục khoác thêm nhiều ý nghĩa mới: tết, ấy là dịp tổng kết mừng công. Là thời gian nghỉ ngơi trước khi bước vào một chu kỳ công việc mới v.v...
Thế nhưng, căn cứ vào cách tổ chức Tết từ cổ các cụ truyền lại và lắng nghe tâm trí mình mỗi dịp Tết đến, thì phải nói ở đây nhu cầu trở về với quá khứ vẫn là cái cảm giác bao trùm. Và nét tâm lý ấy di truyền từ thế hệ nọ sang thế hệ kia, đến mức chỉ mơ hồ cảm thấy những dấu hiệu của nó, lòng dạ chúng ta đã xốn xang.
Khốn nỗi, xã hội ngày mỗi trở nên hiện đại, có nghĩa là càng ngày, niềm khao khát trở lại ngày xưa càng khó thực hiện.
 Trước 1945, ở Hà Nội, nhiều gia đình có cái lệ là Tết đến đóng cửa, giao cho bọn thằng nhỏ trông nhà, để mọi người cùng kéo về quê ăn Tết.
Ngày nay, những chuyến đi thú vị ấy trở nên quá diệu vợi, không mấy ai dám tính chuyện rắc rối ấy nữa.
Và để bù vào cái khoảng trống vắng vừa mở ra, một số người xoay ra tổ chức Tết thật linh đình. Tết trở thành một thời điểm thuận tiện, tiến hành các thủ tục ngoại giao, biếu sếp cái này, thết đãi bạn cũ món kia. Tết đóng vai trò một sàn diễn lý tưởng để người ta khoe giàu, khoe của. Nói chung, vừa là tết trưng diện, vừa là tết hưởng thụ.
Nói những chuyện này để thấy hoá ra có được một cái Tết như ta vẫn thầm mong đợi, quả là chuyện khó, trong mỗi đời người hoạ chăng chỉ có một hai cái Tết mà mãi về sau ta còn thấy nhớ. Để những cái Tết ấy đến sớm và còn tiếp tục đến, ta hãy tự chuẩn bị bằng cách bảo nhỏ với nhau, một là từ bỏ hẳn ý tưởng coi Tết là một dịp đua đả bon chen, khoe khoang tị nạnh và hai là trong khi thực hiện những tập tục xưa với lòng thành kính, hãy cố gắng mang vào đấy những suy nghĩ riêng, tức không dừng lại ở những cách giải thích sẵn có mà tự lắng nghe để tìm ra ở Tết những ý vị mới.

 Chắc chắn nhờ thế, dịp Tết sẽ bớt nhàm chán, và ra giêng người ta sẽ không phải nghĩ về nó với một sự than tiếc ngẩn ngơ rằng vừa trải qua một chuỗi ngày dông dài vô bổ.


Đã in Nhân nào quả ấy 2003
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #505 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2014, 08:49:44 pm »

Sáng 29 Tết:








Lê-nin rời vườn hoa Canh Nông sang công viên Indira Gandi để cắt tóc nhưng không phải chờ vì giai cấp công nhân quanh năm câu cá đêm ở hồ Thành Công đã nhường cho người cắt trước:


« Sửa lần cuối: 29 Tháng Giêng, 2014, 08:57:36 pm gửi bởi qtdc » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #506 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2014, 03:22:42 pm »

[/URL]

Trong loạt ảnh, tôi thích nhất bức hình này của bác qtdc. Sự thong thả trong từng lát kéo đối lập với sự tíu tít sắm tết khi thời khắc chuyển giao cũ mới đang cận kề. Giá bác cắt bớt 2 người ở tiền cảnh, nhẽ tuyệt.

Mùa Xuân, cụ Sáu đã áp dụng NEP cứu Nga Xô viết ra khỏi khủng hoảng. Liên minh Công Nông nhờ đó được cải thiện nhiều về kinh tế, đi siêu thị mua sắm đồ tết hết rồi. Việc nước đã ổn, nên cụ đi cắt tóc thôi.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #507 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2014, 03:37:46 pm »

   Tất cả việc vụn vặt đã chuẩn bị xong.


   Cứ ra chợ bê tất thứ quả để có mâm ngũ lục quả.




    Và.


   Có cái khác mọi năm là những điểm xung quanh hồ Gươm, tượng đài vua Lý, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Sân khấu đền Bà Kiệu…không có sân khấu biểu diễn ca nhạc mừng xuân??. Sân khấu quảng trường Cách mạng tháng 8(Nhà hát lớn TP) thì đang chuẩn bị nên không chụp hình. Cây xăng gần nhà cũng nghỉ bán mà xe đã báo vạch đỏ nên không dám đi chỗ khác sợ hết “vốn” ngày mai. Không biết đổ rượu vào có chạy được không!?. Grin
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2014, 04:00:19 pm gửi bởi sudoan5 » Logged

Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #508 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2014, 03:38:55 pm »

   Các bác ở Hà nội và thành phố Hồ chí Minh đưa ảnh hoa lên nhiều và đẹp quá, em chụp mấy cái chợ hoa, nhìn nó mờ mờ, nhưng cũng góp gốc đào ghép hai màu này vậy, dạo này rộ lên phong trào chơi loại này ( tất nhiên là chỉ nhà giàu mới mua nổi rồi ).

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #509 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2014, 04:48:26 pm »

Kể ra mua sắm thì nó cũng vô cùng, nhưng là lính hì cứ "hòm hòm" là được.

Chỉ một nụ đào hé nở
Cũng đủ báo mùa Xuân sang
Cớ sao cứ đua nhau sắm
Đào thế, quất đỏ, mai vàng

Đua lùng địa lan, tu- líp
Đua kiếm hải vị sơn hào
Mà không biết rằng như thế
Chỉ làm mùa Xuân qua mau

 



Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM