Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:09:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: TẾT và MÙA XUÂN ĐẤT NƯỚC  (Đọc 200757 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2010, 08:12:01 pm »

Ờ, kể cũng phải! Cụ Nguyễn Khuyến rõ ra "đầu đường xó chợ" hơn DepTraiDeu rồi! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2010, 08:19:08 pm »

Ờ, kể cũng phải! Cụ Nguyễn Khuyến rõ ra "đầu đường xó chợ" hơn DepTraiDeu rồi! Grin

hoho khổ nỗi Cụ Nguyễn Khuyến khuất núi lâu rồi và thơ cụ nó trong cảnh khác bác ợ! Bác tính sánh mình với cụ à? Wink
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2010, 08:25:28 pm »

Hơ...hơ, khi từ "đếch" được cụ Nguyễn Khuyến dùng thì rõ ra là ngữ nghĩa của nó không "đầu đường xó chợ", chỉ sau này văn hóa Tây phương du nhập thì cái từ dân dã đó mới bị các ông ký, ông phán,... coi là "đầu đường xó chợ" chứ dân ta không coi như thế!

Tớ sao dám so với cụ Nguyễn Khuyến, thế hóa ra đối tượng trong vế đối của tớ bằng Chu Mạnh Trinh à? Tớ không có ảo tưởng ấy! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #53 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2010, 07:33:28 am »

Rằng hay thì thật là hay
Đem "nho" đối "xỏ" lão này không ưa.


Giai thoại chậu trà Tết năm đó chứng tỏ cụ Tam nguyên tính khá "nhạy cảm" và cả nghĩ  Cheesy Thành ra nếu người đọc chỉ biết Chu Mạnh Trinh qua bài thơ này sẽ coi ông ấy đúng là phường xỏ lá hay mọt dân thật. Thực ra ông ấy là người tài hoa, thi sĩ kiêm kiến trúc sư, và cũng cáo quan về ở ẩn như cụ Tam nguyên.

Nếu mình không nhầm thì ở Saigon vẫn có đường Chu Mạnh Trinh (?)

Logged
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #54 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2010, 10:15:09 am »

ANH TÂY ĐỘC ĐỘC ẨM TỬ ĐỘC .NGẤM ĐỘC RỒI ĐỘC NÓI TÂY TÂY

CHỊ ĐÔNG TÀ MỞ HỘI THƯỞNG TRÀ .THANH NHIỆT XONG CHỈ CƯỜI MỦM MỈM
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #55 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2010, 10:23:34 am »

Rằng hay thì thật là hay
Đem "nho" đối "xỏ" lão này không ưa.


Giai thoại chậu trà Tết năm đó chứng tỏ cụ Tam nguyên tính khá "nhạy cảm" và cả nghĩ  Cheesy Thành ra nếu người đọc chỉ biết Chu Mạnh Trinh qua bài thơ này sẽ coi ông ấy đúng là phường xỏ lá hay mọt dân thật. Thực ra ông ấy là người tài hoa, thi sĩ kiêm kiến trúc sư, và cũng cáo quan về ở ẩn như cụ Tam nguyên.

Nếu mình không nhầm thì ở Saigon vẫn có đường Chu Mạnh Trinh (?)



Đường Chu Mạnh Trinh nằm phía sau tòa nhà 37 tầng cao nhất SG bây giờ, nó song song với đường Tôn Đức Thắng, giao cắt 1 đầu với Lê Thánh Tôn, 1 đầu với đường Nguyễn Du, và là 1 cạnh phía của Bệnh viện Nhi đồng 2.
Logged
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #56 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2010, 10:32:02 am »

    ôi xin lỗi !
ANH TÂY ĐỘC ĐỘC ẨM TỬU ĐỘC .NGẤM ĐỘC RỒI ĐỘC NÓI TÂY TÂY
CHỊ ĐÔNG TÀ MỞ HỘI THƯỞNG TRÀ .THANH NHIỆT XONG CHỈ CƯỜI MỦM MỈM
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #57 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2010, 10:41:49 am »

Phương án 1:

Chú Tây Độc_ độc ẩm tửu độc. Ngấm độc rồi độc nói tây tây
Dì Ly Di_ di trú loạn ly. Ly dị xong dì đò
i
.....nháy nháy
Logged
T54b
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373



« Trả lời #58 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2010, 04:27:35 pm »

Làm câu đối thì e thua rồi. Nhân vô Tết và Mùa xuân đất nước, em đọc được cái này nên coppy về góp vui không khí tết, mong các bác chấp nhận.

Những Tết hoà bình đầu tiên


 Với người dân Hà Nội, Tết Ất Mùi 1955 không chỉ là cái Tết hoà bình đầu tiên, sau 8 năm chiến tranh mà dấu vết đổ nát của 60 ngày đêm trước sau giao thừa năm Đinh Hợi (1946-1947) gần như đã xoá hết nhưng trong tâm khảm của người dân vẫn còn đè nặng không khí ngột ngạt thời chiến của một thành phố tạm bị chiếm.

Sau cái háo hức của những ngày tháng 10.1954 với không khí phấn khởi đón bộ đội và chính quyền kháng chiến trở về tiếp quản thành phố gần như nguyên vẹn là những lo toan mới của người dân tổ chức cuộc sống mới.

Cái không khí Hà Nội sau ngày độc lập cách đó 8-9 năm vẫn còn nguyên vẹn. Người dân phố tôi cũng như mấy phố lân cận là Hàng Ngang, Hàng Đào… đã từng tham gia nhiều hoạt động ủng hộ cách mạng như Quỹ Độc lập, Tuần lễ Vàng, Mùa Đông binh sĩ... lại cũng nằm trong Liên khu Một máu lửa, có nhiều người thân trở về sau bộ quân phục dày dạn chinh chiến nên ban đầu cùng đầy tự tin đón nhận cuộc sống mới.

Nhưng rồi những khó khăn kinh tế và hơn thế là những cảm giác “dị ứng” với những lối sống mới đã khác nhiều qua 8 năm trên chiến khu với những gương mặt mới, tác phong và những quan niệm mới... Cảm giác ấy len lỏi vào những gia đình vùng “tạm chiếm”. Các bà, các chị xì xào bình phẩm những thành phần mới của cư dân Thủ đô, trông họ hiền lành mộc mạc nhưng lúc cần thì thật cứng rắn, đôi khi hách dịch...

Nhiều từ ngữ sử dụng mới mẻ và ban đầu khó hiểu nhưng được sử dụng với tần số rất nhiều khiến rồi cũng quen hết. Người dân Hà Nội bắt đầu tìm cách hoà đồng với cuộc sống mới, thay đổi dần lối sống mà bây giờ được định danh là “tiểu tư sản”... Nhưng dẫu sao, cho đến trước Tết Nguyên đán Ất Mùi còn có một sự kiện làm náo nức dân chúng.

Đó là ngày đầu năm dương lịch, cuộc tập hợp đầu tiên của dân chúng tại Quảng trường Ba Đình để đón Hồ Chủ tịch, Đảng và Chính phủ về Thủ đô bắt đầu tạo nên những tâp quán mới, cứ mỗi ngày lễ trọng đại lại có những cuộc míttinh tập hợp hàng chục vạn người, có dịp như Quốc khánh còn duyệt binh, rồi các tầng lớp nhân dân tuần hành thành đội ngũ với biểu ngữ và đặc biệt là các “tấm ảnh lãnh tụ” được phóng to vài người rước trên vai hay những tấm ảnh chân dung căng trên liếp kèm theo một cái cán để mỗi người vác một chiếc thành cả một “rừng” lãnh tụ kết thành từng khối tuần hành đi qua lễ đài và các đường phố.

Trừ ảnh Bác Hồ hay một vài vị nhiều người biết đến như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp hay Hoàng Quốc Việt (là Chủ tịch Tổng Công đoàn) còn có nhiều người nước ngoài rất mới mẻ như Mao Trạch Đông của Trung Quốc, Kim Nhật Thành của Triều Tiên,  Xêđenban của Mông Cổ, Malencốp hay Bunganin của Liên Xô và nhiều vị nữa...

Sở dĩ tôi nhắc đến chi tiết này bởi vì Tết năm ấy, có một cái mốt của lũ trẻ chúng tôi là đi mua các cái huy hiệu bằng kim loại có mặt trong suốt bằng nhựa mica trong đó có ảnh chân dung các vị ấy nhỏ xíu, lại có cái in ảnh ba vị lãnh tụ Việt - Trung - Xô. Mới đây được đọc một cuốn sách xuất bản bên Pháp in lại hình của những huy hiệu ấy mà nhớ lại cái kỷ niệm này.

Vào thời điểm trước và sau Tết 1955, miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng nhưng theo Hiệp định Giơnevơ thì có 300 ngày Hải Phòng vẫn bị tạm chiếm và trở thành cửa ngõ cho ai muốn vào Nam hay ra Bắc. Một bộ phận dân Hà Nội vẫn còn vương vất chuyện đi hay ở, ngoài bà con có đạo bị “dụ dỗ theo Chúa vào Nam” thì nhiều gia đình đi ở không vì những lý do chính trị mà vì những lý do thuần tuý riêng tư gia đình.

Nhiều gia đình Hà Nội đón bà con ở Sài Gòn ra, có người lưỡng lự đi lại vài lần rồi mới quyết  đi hay ở. Chợ Giời chuyên mua bán đồ cũ kéo dài đến tận hồ Hale (Thiền Quang). Vào thời điểm này bà con miền Nam tập kết ra Bắc đã xuất hiện và nói chung còn rất tin tưởng là chỉ 2 năm sau sẽ trở về quê hương nên hồ hởi hơn là rầu rĩ vì xa nhà như mấy Tết sau.

Nhà tôi có gốc gác Nam Bộ nên bắt đầu đón bà con tập kết trong đó có các chú bộ đội. Giọng Nam nghe chưa quen nhưng điều đó càng khiến cho các cuộc gặp gỡ thêm vui. Hồi đó chưa cấm pháo. Pháo Hà Nội nổ vẫn nhiều và khi đó pháo vẫn được làm đúng quy cách cổ truyền nên không nguy hiểm và làm vui không khí đón Tết.

Dường như quen với tiếng nổ ở trận tiền nên mấy chú bộ đội thấy chưa đã, đến nhà tôi chế pháo tự tạo bằng một ống bương, rồi cho vào đó đất đèn mang lên gác thượng nhà tôi cho nổ váng cả trời đất, lấy thế làm sự hơn hẳn của “pháo kháng chiến” so với “pháo tạm chiếm”. Pháo nổ to nhưng cũng không nguy hiểm vì ống bương chỉ tách làm đôi, chỉ có điều khói thoát ra khai um không ngào ngạt như than soan của pháo cũ.

Một trong những cái mới mẻ của Tết đầu giải phóng là được xem xinê Liên Xô. Thực ra, trước ngày tiếp quản, các rạp chiếu bóng ở Hà Nội đã  chiếu phim Liên Xô. Nhiều người còn nhớ đến bộ phim thần thoại “Xácxcô đi tìm hạnh phúc”, có lẽ câu chuyện cổ vô thưởng vô phạt nên không bị kiểm duyệt nay được chiếu lại ở nhiều rạp. Nhưng bộ phim được coi là “đinh” của phim Tết lại là bộ phim tài liệu “Công phá Bá Linh” quay trận đánh của Hồng quân Liên Xô vào sào huyệt của phátxít Đức.

Từ phim này xuất hiện một không khí xem phim mới là khán giả hoan hô rầm rĩ mỗi khi thấy “ta thắng địch thua”, cũng như sau này ít lâu, thời đang tiến hành cải cách ruộng đất, xem phim “Bạch Mao Nữ” người ta hô đả đảo rầm rầm mỗi khi thấy địa chủ họ Bạch xuất hiện. Nghe đồn ở bãi chiếu phim ngoài trời ở Lương Yên có cán bộ căm thù quá rút súng bắn cả vào màn ảnh...

Quanh hồ Gươm, trước cửa chợ Đồng Xuân có nhiều thùng chiếu phim mà bọn trẻ mang tiền lẻ đến để được chổng mông nhòm vào một cái lỗ trong đó là một buồng tối có một màn ảnh nhận hình từ một máy chiếu cũ cứ chạy long lên sòng sọc nhưng không át nổi tiếng thuyết minh về một đoạn phim nhựa không biết lấy ở đâu ra của ông chủ kiêm điều khiển máy và thu tiền lũ trẻ. Xem phim hòm và ăn thịt bò khô gần như là cái thú tuyệt đối của bọn trẻ chúng tôi trong ngày Tết. Cái thú cặp díp này có từ trước ngày tiếp quản nhưng đến thời buổi này nó phát triển hơn vì Hà Nội ngày càng đông và lũ trẻ ngày càng thích ra phố hơn ở nhà.

Trước kia thú vui này Tết chủ yếu ở gia đình. Trong gia đình cùng với ban thờ gia tiên nay còn có thêm ban thờ Tổ quốc treo ảnh Bác Hồ hay cờ đỏ sao vàng. Đêm giao thừa là kiêng ra đường. Trước kia có tổ chức “két mét” (hội chợ) ở phía hồ Gươm mạn Thuỷ Tạ. Thu hút nhất là vào xem voi hít bã mía. Sau ngày giải phóng các đám vui công cộng ngày càng nhiều ở các khu phố. Trẻ con có cách anh chị phụ trách bày các trò vui, các cô chú, hay bộ đội ở kháng chiến về rất hồn nhiên sẵn sàng múa dân vũ “xòn xòn xòn đô xòn” hay “hò lơ hó lơ”... Về sau này có cả quốc tế vũ.

Cái thú ra đường đón giao thừa ngày càng thu hút người ta, một phần vì số người “thoát ly” gia đình ở quê xa không có điều kiện về quê ăn Tết ngày một đông. Sau đó mấy năm là số bà con miền Nam ra tập kết ngày càng đông, ngày Tết nhớ nhà ra bờ hồ Hoàn Kiếm gặp nhau hay kéo nhau vào Câu lạc bộ Thống nhất (nhà Khai trí Tiến đức cũ nay là Nhà hát Ca nhạc nhẹ) sinh hoạt. Hình như có cả cuộc vận động bà con hàng phố ra Bờ hồ tổ chức gặp gỡ, tâm tình chia sẻ và mời bà con về nhà mình đón giao thừa. Không nhớ Tết 1955 đã có chưa, nhưng về sau này quanh hồ Gươm, Nhà nước treo rất nhiều loa phát thanh công cộng, vào các đêm giao thừa nó tạo sức hút mọi người quây quần nghe tiếng Bác Hồ đọc thư hay thơ chúc Tết. Thói quen ra Bờ hồ đón Tết có lẽ bắt đầu từ đó?

Hồi đó bên Bờ hồ có mấy nghề mới: sơn lại huy hiệu,  có khắc tên hay vẽ vào thân bút máy và nghề vẽ “tranh Bờ Hồ”. Đây là loại tranh vẽ trên bìa màu bằng bột màu. Trong các hình vẽ trên tranh Bờ Hồ hay khắc vào thân bút máy, có một chủ đề rất ấn tượng đó là một cô gái Nam Bộ, quấn một tấm khăn rằn rất đặc trưng trên cổ, đứng tựa một gốc dừa mắt nhìn phía trời xa, dường như là phương Nam, trên đó có bóng chim bồ câu bay lượn. Cái ước mơ hoà bình và thống nhất cháy bỏng mà để thực hiện cái ước mơ ấy, chẳng bao lâu sau Hà Nội cùng cả nước bước vào cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm đầy máu lửa.

Tôi nhớ cái cây dừa ấy là có thật, nhưng nó biến mất tự bao giờ không ai biết. Chuẩn bị đón Tết này, tôi cùng mấy người bạn già đi dạo quanh hồ Hoàn Kiếm để tìm dấu tích và vị trí của cây dừa xưa. Mới đấy mà đã quên, cãi vã hồi lâu mới nhất trí rằng nó nằm gần nhà Thuỷ Tạ. Rồi có người bàn rằng, dịp “nghìn năm” này mà ta trồng một cây dừa đúng ở nơi đó cũng là một gợi cảm về một thời đã qua.
Dương Trung Quốc
Logged

Hạt cát nhỏ trên xa mạc. Thân cát bụi trở về cát bụi.
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #59 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2010, 08:47:50 pm »

@bác T54b!
Ông 'Khắc bút" này hồi nhỏ tôi cũng từng gặp. Một cái quầy nhỏ dưới gốc đa đền Bà Kiệu. Ngoài đồ khắc bút còn thêm bộ tiêu và sáo trúc nữa. Tiêu là sáo dọc, sáo thì thổi ngang. Hứng lên hay để chiêu khách, ông ấy thổi :" Quảng Bình quê ta ơi!" hay :" Câu hò trên bến Hiền Lương"
Bút máy hồi đó có những hiệu "nhât Anh hùng, nhì Kim tinh" của nước bạn Trung Quốc ...ta thì có bút Hồng Hà, bút Trường sơn, sau thêm bút Tân dân....Các anh đi bộ đội thường đến đây khắc bút. Hình khắc thường là Tháp Rùa, Hồ Gươm với cây dừa cong cong, lá buông lả lướt, kèm theo là chữ Kỷ Niệm, Nhớ Mãi, Thủ Đô.... thật là bay bướm.... Khắc xong, ông ấy lấy viên phấn mài lên thân bút vừa khắc rồi lau sạch. Những nét khắc mảnh mai, hiện lên rõ ràng thật tinh xảo.
Cái bút máy lúc đó là một vật thật quý, khẳng định đẳng cấp cá nhân như cái điện thoại bây giờ vậy, hì hì Cheesy
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM