Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:35:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xung quanh chuyện tướng Kim Tuấn hy sinh 3-1979 tại Kampuchia  (Đọc 133624 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #90 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2015, 11:03:24 am »

Thiếu tướng Kim Tuấn (1927-1979) tên thật là Nguyễn Công Tiến, quê gốc làng Phúc Lâm, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội ngày nay. Năm 19 tuổi, ông được vào học trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 1 (nay là Học viện Lục quân), ngôi trường quân sự đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa....



Thiếu tướng Kim Tuấn báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tình hình chiến trường - 1975

Thiếu tướng Kim Tuấn và trận Cheo Reo

 Trận tấn công chớp nhoáng đánh đòn sấm sét vào Quân đoàn 2 Việt Nam cộng hòa rút chạy trên đường số 7 đoạn Cheo Reo - Phú Bổn ngày 16 và 17/3/1975 là đòn chính xác trúng tử huyệt, đè bẹp hoàn toàn ý chí của đối phương
Từ đó tạo tiền đề vững chắc nhất dẫn đến thắng lợi cuối cùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh
Cuộc rút chạy bất ngờ Để bảo toàn lực lượng của Sư đoàn 23 Việt Nam cộng hòa, sau khi thất thủ Buôn Ma Thuột,  tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân đoàn 2 và Quân khu 2 Việt Nam cộng hòa đã ủy nhiệm cho chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phó tư lệnh Quân đoàn 2, chỉ huy cuộc rút lui chiến lược khỏi Tây Nguyên, co cụm về giữ đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ. Hướng rút quân được xác định là theo trục đường 14, rồi theo đường số 7 qua thị xã Cheo Reo (tỉnh lỵ tỉnh Phú Bổn). Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh Đoàn A75 (cơ quan đại diện Quân ủy Trung ương và tiền phương Bộ Tổng tư lệnh ở chiến trường miền Nam) đã giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 320: “Băng rừng, cắt đường giao thông và chặn đánh, buộc địch ùn lại ở hai phía đông - tây”. Quyết tâm của Bộ là kiên quyết không để quân địch ở Tây Nguyên thực hiện việc rút lui thành công. Phó Tổng tham mưu trưởng - Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền đã trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh của Tổng tham mưu trưởng: Lệnh cho Sư đoàn 320 sử dụng ngay Trung đoàn 64, cơ động thật nhanh xuống phía nam Cheo Reo, hình thành các trận địa chốt chặn, giam chân địch tại Cheo Reo, đồng thời cơ động Trung đoàn 48 và Trung đoàn 9 cùng các đơn vị trực thuộc về khu vực Cheo Reo để thực hiện bao vây tiến công liên tục, tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch rút chạy trên đường số 7, không để cho chúng có cơ hội co cụm về các tỉnh ven biển miền Trung. Trong Hồi ký “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” (NXB Chính trị Quốc gia, 1996), Đại tướng Văn Tiến Dũng đã viết: “Sư đoàn 320 sau khi nhận lệnh đã hành quân cấp tốc trong đêm 16/3/1975. Sáng 17/3, một đơn vị đã nhanh chóng băng qua rừng, cắt đường số 7, chặn được quân địch ở phía đông Phú Bổn... Cuộc đuổi đánh quân địch đã kết thúc thắng lợi... Ta tiêu diệt gọn tập đoàn rút chạy của Quân đoàn 2 ngụy...”

Trận truy kích lớn nhất trong lịch sử chiến tranh Đông Dương Sau khi bàn bạc nhanh với Chính ủy Bùi Huy Bổng, Tư lệnh Kim Tuấn đã điện cho Trung đoàn trưởng trung đoàn 64 Phạm Quang Bào (sau này được tuyên dương Anh hùng LLVTND): Lệnh cho toàn trung đoàn lập tức cơ động trong đêm, bằng mọi giá vừa hành quân vừa giao nhiệm vụ, cắt rừng mà chạy, nếu cần thì đốt đuốc mà đi... trong thời gian nhanh nhất có thể được, đưa lực lượng vòng xuống phía nam Cheo Reo, xây dựng các trận địa chốt chặn để khóa chặt quân địch trong thung lũng Cheo Reo. Không câu nệ đội hình, đơn vị tới được điểm chốt chặn trước thì cứ nổ súng, vừa đánh địch vừa xây dựng trận địa. Các đơn vị tới sau cũng lập tức bước vào chiến đấu ngay, làm sao cho đội hình địch rối loạn, không kịp phản ứng. Sau đó mới hình thành các tuyến chốt chặn, không cho bất cứ tên địch nào thoát khỏi thung lũng Cheo Reo. Đêm 16/3, Tư lệnh thức trắng. Cứ 30 phút ông lại yêu cầu trợ lý tác chiến liên lạc với Trung đoàn 64 xem bộ đội đã cơ động tới đâu và đánh dấu trên bản đồ. Cho tới khu Trung đoàn trưởng Phạm Quang Bào báo cáo về, đơn vị đầu tiên của Tiểu đoàn 9 do Tiểu đội trưởng Nguyễn Vi Hợi chỉ huy đã ra tới điểm chốt chặn và bắt đầu nổ súng đánh địch, Tư lệnh mới thở phào nhẹ nhõm. Trận truy kích thần tốc trên đoạn đường số 7 Cheo Reo - Củng Sơn của Sư đoàn 320 do Tư lệnh Kim Tuấn trực tiếp chỉ huy từ ngày 17 đến ngày 24/3/1975. Tiêu diệt gọn toàn bộ tập đoàn địch thuộc Quân đoàn 2, Quân khu 2 Việt Nam cộng hòa, đập tan ý đồ rút khỏi Tây Nguyên về giữ đồng bằng ven biển Khu 5, diệt và bắt gần 1,5 vạn tên lính chủ lực (trong đó bắt 1,3 vạn tên, với 635 sĩ quan từ đại tá trở xuống), thu 5.700 súng các loại (trong đó có 79 pháo lớn) và 500 máy thông tin; thu và phá 2.000 xe (trong đó hơn 200 xe tăng và xe bọc thép), bắn rơi 6 máy bay. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt phần lớn địch tháo chạy bị dồn lại tại thị xã Cheo Reo, thừa thắng, Sư đoàn 320 từ Củng Sơn theo trục đường 7 hiệp đồng với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương tiếp tục truy kích địch xuống tận đồng bằng ven biển, giải phóng tỉnh Phú Yên, bắt sống chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phó tư lệnh Quân đoàn 2 Việt Nam cộng hòa. Các nhà nghiên cứu quân sự đã đánh giá, chiến thắng Cheo Reo - Củng Sơn là trận truy kích lớn nhất trong lịch sử chiến tranh cách mạng Đông Dương: “Nếu như chiến thắng Buôn Ma Thuột với sự chuẩn bị kỹ càng công phu, đánh trúng điểm huyệt của đối phương, khiến chúng phải rùng mình; nhưng đó mới chỉ làm suy yếu chứ chưa hạ gục được quân ngụy. Chỉ đến Cheo Reo, một ứng phó tức thời của quân đội ta, nhưng lại vượt ngoài tầm dự kiến của địch về những điểm bị phục kích, nên là đòn chính xác trúng tử huyệt, đè bẹp hoàn toàn ý chí của đối phương, tạo tiền đề vững chắc nhất, quyết định nhất dẫn đến thắng lợi cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh”. Bình tĩnh, đĩnh đạc Nhớ về người thủ trưởng của mình trong những ngày sôi động của Chiến dịch Hồ Chí Minh, Đại tá Nguyễn Công Dung, nguyên Trưởng ban Quân lực sư đoàn 320, xúc động: “Tôi bỗng nhận ra một phẩm chất đặc biệt của Tư lệnh Kim Tuấn, đó là khi tình hình càng sôi động, công việc càng nhiều ông càng tỉnh táo. Ông nghe báo cáo tình hình, cho chỉ thị xử lý công việc, phối hợp hiệp đồng với các đơn vị, bộ phận luôn luôn trong tư thế bình tĩnh, đĩnh đạc, không bao giờ cáu gắt, nóng giận, ngay cả trong những tình huống gay cấn nhất...". Thiếu tướng Kim Tuấn mất ngày 17/3/1979 khi làm nhiệm vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia, với cương vị Thiếu tướng - Tư lệnh Quân đoàn 3, Phó Bí thư Đảng ủy Quân đoàn. Cũng trong năm 1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ký quyết định truy tặng Thiếu tướng Kim Tuấn danh hiệu Anh hùng LLVTND
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #91 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2015, 11:04:39 am »

Tư lệnh Kim Tuấn tại chiến trường K năm 1979


Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM