Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 05:51:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xung quanh chuyện tướng Kim Tuấn hy sinh 3-1979 tại Kampuchia  (Đọc 133649 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #80 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 09:17:05 pm »

Theo 1 tài liệu thì cụ Kim Tuấn hy sinh vì bị phản bội. Bọn Pốt hoạt động ngầm đã mua chuộc được 1 tay lính Hunsen làm nhiệm vụ gác đường, chính tay này đã phụt quả B40 vào xe cụ Kim Tuấn. 
  Bác VMH ơi, theo em biết thì giai đoạn đó( 1979- 1980) như ở chỗ đơn vị em( f307/MT579) cũng có lính của Bác Hun nhưng những nhiệm vụ tuần đường, chốt đường, nhất là khi có xếp lớn đi qua thì 100/100 phải do bộ đội mình đảm nhiệm hết. Hồi cụ Lê Đức Anh lên thăm đền Preah Vihear chính cả các đơn vị thuộc F307 phải bung ra tuần đường, chốt đường mấy lớp vòng trong, vòng ngoài cả ngày cho tới khi cụ về mới xong . cho lên việc có lính của Bác Hun bắn b40 thì chưa chắc Bác ạ.
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #81 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 03:39:05 pm »

Theo 1 tài liệu thì cụ Kim Tuấn hy sinh vì bị phản bội. Bọn Pốt hoạt động ngầm đã mua chuộc được 1 tay lính Hunsen làm nhiệm vụ gác đường, chính tay này đã phụt quả B40 vào xe cụ Kim Tuấn. 
  Bác VMH ơi, theo em biết thì giai đoạn đó( 1979- 1980) như ở chỗ đơn vị em( f307/MT579) cũng có lính của Bác Hun nhưng những nhiệm vụ tuần đường, chốt đường, nhất là khi có xếp lớn đi qua thì 100/100 phải do bộ đội mình đảm nhiệm hết. Hồi cụ Lê Đức Anh lên thăm đền Preah Vihear chính cả các đơn vị thuộc F307 phải bung ra tuần đường, chốt đường mấy lớp vòng trong, vòng ngoài cả ngày cho tới khi cụ về mới xong . cho lên việc có lính của Bác Hun bắn b40 thì chưa chắc Bác ạ.

Ở chỗ F302 bon tôi thời đó bộ đội k cũng có rồi cũng có đi công táctheo bộđội ta xây dựng chính quyền và gác sách cơ quan, khu dân ở, chợ búa là chính chứ chốt, gác đường và đi ủi thì hãn hữu lắm. Vì khả năng tác chiến, ý thức tổ chức chưa cao... cái chính là vẫn chưa tin được.
 Việc cụ Kim Tuấn bị bắn cũng có thể do pót nó đóng giả lính bác HUn đấy. Tôi hay bị đi xa, chui rúc sâu nên ghét nhất là cái đám du kích bạn. Đang chay ngon trớn bỗng đâu nhô bên đường ngoài bìa rừng lố nhố 1 đám súng ống tua tủa, lăm lăm, đầu bụng quấn cama với sarong người đen trũi chả biết là du kích hay tàn quân pot nữa ... giật mình thót hết cả tim. Bây giờ khi xem TV thấy cái cảnh quân nổi dậy ở Trung đông i trang cảnh xưa của du kích K vậy.
Logged
hungf10
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #82 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2013, 12:05:16 am »

                                Chào các chiến hữu.
 Hôm nay rỗi rãi lang thang sang chơi bên này lâu lắm mới lại thấy có người nhắc đến chuyện tướng Kim Tuấn hy sinh 3-1979 tại kampuchia.
   Tôi là lính vận tải của F302 lúc đó F302 đang đánh cùng QD3 chúng tôi hoạt động ở Siẻmiep, kalanh lộ 68 lên samrong, núi cóc, núi hông...
Từ kalanh lên sisephon, Battam bong là của F5 và các đơn vị khác. Lúc này chưa có MT479 nên tôi nghĩ BTL quân đoàn 3 dóng ở Siemriep là cấp cao nhất, tôi nhớ lúc đó miếng vải phù hiệu đeo trên áo của họ là mầu trắng còn F302 là mầu vàng hay đỏ gì đó.
 Hôm đó là cái ngày tôi và cậu Khải vâu người Hà nam ninh chạy xe RẺO(GMC) đc điều đi chở người của quân nhu phòng hậu cần lên chợ Sisepon đổi lưới về cho bộ phận tăng gia ở Biển hồ đánh cá. Buổi sáng hôm đó xong việc tôi có rủ anh em nhân tiện lên chơi với đội phẫu 7D lúc đó đang đóng ở sân bay Battambong, mấy tháng trước tôi có đi biệt phái tăng cường cho đôi phẫu 7D ở chùa Congpongthom rồi cùng về nước nơi bệnh viện 7B Biên hòa cong tác kết hợp chở tử sĩ ( Cường đầm trạm sửa 302 người Hanoi, Chi yta 7D người tp HCM ) về chôn ở nghĩa trang khẩu bí Tân biên Tây ninh.

Khi xe chúng tôi chạy hướng lên Battambong chắc tầm sáng gần trưa thì có gặp 1 trận mới bị phuc xe trên lộ chỗ này đường xấu như mới bị phá, hơi cua về bên trái xa xa hướng bên phải qua mấy thửa ruộng và mấy cây thốt nốt là 1 quả núi đất có nhiều bụi cây lúp xúp, có lẽ pôt hay nằm phục từ trong này bắn ra.
 lúc xe tôi đến nơi xe bị cháy vẫn còn khói mùi khét lẹt hình như là xe uoat của liên xô, mọi người đang khiêng 1 người bị thương lên xe M113 tôi thoáng nhìn thấy bộ quần áo ka ky liên xô mầu cỏ úa và chiếc xe uóat bị dính đạn tôi đoán đây là cán bộ lớn phải tá nhiều sao trở lên và phải ở bắc vào vì quân khu trong này chưa dùng đồ Liên xô.  Mãi sau này mới biết là tướng Kim Tuấn bị phục trên đoạn đường này.
 Lúc đó bọn tôi khg dừng lại lâu để xem kĩ như bây giờ khi người ta gặp tai nạn vì khg có viêc cần đến mình và tâm lý càng rời xa nơi chiến sự càng nhanh càng tốt. nhưng theo trí nhớ của tôi thi đoàn xe bị  bắn trộm chứ chưa có dấu hiệu của giao tranh bộ binh ở nơi xe bị đạn mà xe cũng chưa bị tanh bành như dính B40 hay nổ mìn. chỗ này là lộ giao thông chính vẫn có xe qua lại...
 Vài dòng nhớ nhớ, quên quên sau hơn 30 năm kể lại với các bạn để cùng tưởng nhớ đến 1 vị tướng mà mình đc hành quân cùng ông.
             Xin được thắp 1 nén hương trước anh linh của tướng Anh hùng đã hi sinh nơi chiến trận  Tướng KIM TUẤN

có nhầm khống đấy bác zinbacau!Tướng KT được đưa về xixophôn khi trận đánh đang còn tiếp diễn,tôi có tham dự trận này và kể rõ trân này ở trang 3 gần đầu của mục này,trận tướng KT bị phục xảy lúc khoảng 9h sáng ngày 16/3/1979(tôi còn giữ được cuốn lịch túi của năm 1979có ghi vắn tắt ngày giờ của trân này).Kết thúc trận mới đưa tướng KT đi thì bác KT đã chia tay lính tráng ngay tại chỗ rồi bác zinbacau  Grin
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2013, 12:26:46 am gửi bởi hungf10 » Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #83 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2013, 05:56:40 am »

Xin chào các bác.
Tôi gửi các bác tấm hình chụp chân dung của người lính trinh sát quân đoàn bộ, quân đoàn 3(người mặc áo trắng).Anh là một trong 20 người lính bảo vệ tướng Kim Tuấn đi hôm đó.Câu chuyện về chuyến đi định mệnh này xin được kể sau
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Bảy, 2013, 09:34:45 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #84 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2013, 06:00:47 am »

Chân dung người chiến sĩ trinh sát quân đoàn bộ quân đoàn 3(36 năm trước), người được giao bảo vệ tướng Kim Tuấn. Anh là Trần Mai, nguyên xê phó c2,trinh sát quân đoàn 3.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
trinhtodinh
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #85 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2013, 09:53:40 pm »

mình là lình trinh sát chèo dừa tí chết đây ai biết kể minh nghe nhé lúc đó tháng 3 /79 ở nong pênh  tên của minh là trịnh tố đính s d t 01674747488
Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #86 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2013, 11:08:21 am »

vào thời điểm đó,khả năng bị lính của bác Hun phản bội rất cao,bác VMH có tư liệu về số lượng thương vog của ta trong trận phục kích đó không? kể cả hư hại về trang bị.thân ái
Logged
binhc6d5e2f9
Thành viên
*
Bài viết: 155


« Trả lời #87 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2013, 05:26:34 pm »

công vụ của tướngkim tuấn cũng hy sinh quê hải hưng đượcgia đình chuyển cốt từ tân biên về nghĩa trang liệt sy thành phố hồ chí minh .f9 hy sinh đai tá mười kim sư đoàn phó kiêmtham mưu trưởng f khi chỉ huy chiến dịchlech ngồi xe dep bị mìn
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #88 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 10:13:56 am »

 Gửi các bác đoạn hồi ký của Trung tướng Quốc Thước  phó tư lênh QĐ3   trong  cuốn Chân dung vị tướng  Anh hùng  do bác  Hoi_LS @ đăng tải  trên DNGN  để các bác  hiểu  rõ hơn trường hợp hy sinh của  bác  Kim Tuấn :
    
        ...."   Vào thời điểm sắp kết thúc nhiệm vụ trên chiến trường Cam-pu-chia, Bộ quyết định Quân đoàn 3 mở một đợt truy quét vào sào huyệt cuối cùng của bọn Pôn Pốt tại khu vực biên giới Bát Tam Bang, nơi tiếp giáp với Thái Lan, truy bắt bọn đầu sỏ đang thiết lập căn cứ để chuẩn bị đối phó với ta trên khu vực núi cao biên giới giáp Thái Lan, nhiệm vụ rất khẩn trương, để phối hợp trên toàn tuyến biên giới. Sau khi trao đổi thống nhất ý định chiến dịch, lúc này chỉ có anh và tôi, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng. Riêng anh Phạm Sinh về họp tại Sài Gòn. Vào một ngày đầu tháng 3 năm 1979, anh giao nhiệm vụ cho tôi cùng một số trợ lý sáng hôm sau trở về Siêm Riệp đê giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 31 hiện đang truy quét và trấn giữ vùng Xiêm Riệp, nhanh chóng thu quân về Bát Tam Bang để tham gia chiến dịch, còn anh ở Sở chỉ huy tại Bát Tam Bang để chỉ đạo cơ quan tác chiến - tham mưu hoàn thành kế hoạch chiến dịch và các văn bản chiến dịch. Lúc này bọn Pôn Pốt tan rã nhưng ráo riết hoạt động phục kích tiêu hao ta trên tất cả các tuyến đường đi qua vùng rậm rạp và các phum sóc. Do đó mọi công việc chuẩn bị cho cuộc đi rất chặt chẽ với kế hoạch nghi binh chu đáo, có xe bọc thép, xe ô tô vận tải giả làm đoàn vận chuyển để nghi binh kế hoạch cơ động của cán bộ. Đột nhiên 4 giờ sáng hôm sau, anh gọi cơ quan dậy và phổ biến ý định mới. Anh nói, nhiệm vụ rất khẩn trương, anh phải trực tiếp về Siêm Riệp để giao nhiệm vụ cho đồng chí Tê - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 31 phải khẩn trương thu quân về cho kịp ngày N của Bộ, và để làm việc với Quân khu 7. Anh nói thêm: Ở nhà công việc chủ yếu là hoàn chỉnh các kế hoạch, mệnh lệnh, chỉ lệnh, việc này cậu Thước thông thạo hơn nên cậu Thước ở nhà để chủ trì cùng anh em chuẩn bị chờ mình về thông qua cho kịp, còn mình ở nhà không thạo làm kế hoạch. Với phong cách của anh rất kiên quyết, anh em đề nghị anh ở nhà chủ trì chung còn đồng chí Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng đi là đúng cương vị, chức năng. Anh nhất quyết không nghe và chỉ thị mọi người thực hiện đúng theo ý định của anh. Anh cùng một bộ phận cơ quan xuất phát và anh nói mình đi dần trước các lực lượng thiết giáp, xe vận tải lên tiếp tục đi theo sau. Và ngày 16 tháng 3 năm 1979, ngày đau xót của Quân đoàn, sự việc không ai mong muốn lại đã xảy ra: Anh bị thương nặng trên đưòng xuống giao nhiệm vụ cho đơn vị vào thời điểm cuối cùng của cuộc chiến tranh và anh vĩnh viễn ra đi để lại sự nghiệp dang dở của cuộc đời mà Đảng, Nhà nước đang đặt bao kỳ vọng ở anh. Trong bài thơ tiễn Quân đoàn trở về đất Mẹ làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới phía Bắc của đồng chí Lê Đức Thọ - Ủy viên Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo cuộc tổng tiến công, đã nhắc đến anh như một biểu tượng của tinh thần quốc tế của một “chiến sĩ cách mạng Việt Nam”. Cấp trên, đồng chí, đồng đội, bạn bè và gia đình cùng những ai quen anh, thậm chí nghe tên anh đều sững sờ với nỗi tiếc thương vô hạn, sự ra đi của anh là mất mát lớn đối với quân đội, đối với đất nước. Anh đột ngột, vội vàng ra đi không một lời vĩnh biệt, chia tay - nhưng hình ảnh của anh, sự nghiệp anh để lại mãi mãi vẫn trong trái tim của mọi người thân và đồng đội. Cầu chúc anh được thanh thản tại cõi vĩnh hằng. Xin anh hãy yên lòng khi các thế hệ đi sau của Quân đoàn 3 và Sư đoàn 320 vẫn tiếp tục noi gương anh, phát huy truyền thông của Quân đoàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới ngay tại nơi ra đời của Quân đoàn."

Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2011
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #89 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2014, 07:25:59 am »



Tư lệnh Kim Tuấn tại chiến trường K năm 1979

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước kể, vào giữa tháng 3/ 1979, Bộ Chỉ huy Quân đoàn 3 đóng ở khu vực Bat Tan Bang đã quyết định tổ chức chiến dịch truy quét vào hang ổ cuối cùng của Pol Pot tại vùng Săm Lop - Ta Sanh thuộc dãy núi Kravanh giáp biên giới Thái Lan. Thiếu tướng Kim Tuấn đã quyết định từ Bat Tan Bang trở về Xiêm Riệp để giao nhiệm vụ cho các sư đoàn đóng ở Xiêm Riệp phối hợp tổ chức chiến dịch cuối cùng này.

Ban đầu, tướng Kim Tuấn được đề nghị đi trực thăng, nhưng ông đã quyết định đi đường bộ với lý do muốn tham khảo địa hình trước khi cho các Sư đoàn hành quân. Trên đường đi, đoàn đã bị quân Pol Pot tập kích. Chiếc xe chở Thiếu tướng Kim Tuấn bị trúng một quả B40. Tư lệnh Kim Tuấn bị chấn thương nặng vùng cột sống. Dù bộ đội ta kịp thời ứng cứu, nhưng ông đã qua đời ngày 17/01 trên máy bay trực thăng đưa ông về cấp cứu ở Sài Gòn, khi máy bay vừa bay qua địa phận Phnom Penh.

Tướng Kim Tuấn là vị Chỉ huy cấp cao nhất của quân tình nguyện Việt Nam hi sinh ở chiến trường Campuchia. Ông cũng là chỉ huy đầu tiên của quân tình nguyện Việt Nam được phong AHLLVTND. Trước khi mất, ông đã nhận hết trách nhiệm của vụ tấn công về mình để văn phòng Quân đoàn không bị truy cứu trách nhiệm. Đó là nguyện vọng cuối cùng của vị Tư lệnh Anh hùng của Quân đoàn 3

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/156944/cuoc-giai-cuu-chu-tich-quoc-hoi-campuchia.html
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM