Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:37:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hỏi đáp - Thắc mắc về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 1975-1990  (Đọc 280606 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #200 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2012, 02:47:52 am »

Theo giang hồ đồn, trinh sát sư đoàn 338 (ở Cao Lộc, Lạng Sơn) tập kích sân bay Ninh Minh. Trừ Cao Bằng, các hướng khác đều không có đặc công tham gia.

Đặc công, trinh sát của ta có truyền thống luồn sâu đánh hiểm sang đất địch như đi chợ, cần gì phải mượn mấy tay biệt kích hễ ra quân là bị tóm ấy huấn luyện.

Đúng là năm 79 trừ Cao Bằng các hướng khác đều không có đặc công tham gia, nhưng sau năm 79 thì hướng Lạng sơn đặc công tham gia nhiều . Năm 1981 đánh bình độ 400 đặc công 198 của Bộ tham gia với F337 của tôi, đâu cũng gần chục anh nằm lại vĩnh viễn ở bình độ. Sau đó năm 1984, đặc công 198 biệt phái 1 C đóng kề cận với E197 thuộc sư của tôi. Năm 1984 tuy đùng đoàng với TQ suốt đấy, nhưng thỉnh thoảng bọn tôi vẫn ra "phố lính" đoạn ngã 4 Đồng đăng "quậy" . Đôi khi gặp các anh đặc công lầm lũi mặc rằn ri, đôi mũ đặc chủng sùm sụp nhưng "kin lẩu" chẳng khác lính chơn tí nào Grin.
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #201 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2012, 04:04:03 pm »

Đọc thấy ở blog Beo về ông Tiêu Khánh Nha, mới biết là ngoài vụ máy bay từ Hà Nội trốn sang TQ lại còn vụ máy bay từ TP. HCM trốn sang Thái, có bác nào biết vụ này rõ hơn Beo?
Trích dẫn
VIỆT TRUNG-ĐẪM LỆ MỘT CHUYỆN TÌNH ĐẮM SAY

Đăng ngày: 12:18 14-03-2012
Thư mục: Tổng hợp

Mình trên cả  thân với ông Vinh Tàu, HLV Thể công ở thời điểm huy hoàng nhất của đội bóng này, ngoài miền Bắc.

Đặt cái tựa entry thế cho nó song hành cùng trào lưu sến sặc sụa báo mạng, chứ tuyệt chả có tình tọt gì với nhà ông Vinh Tàu này, lại còn gọi bằng chú mới kinh.

Lôi vào đây vì đời ông ấy có một chi tiết, giờ nhắc lại vẫn  đau.

Hãy hình dung, đang thét ra lửa, sáng sáng đến cơ quan lính gác đứng nghiêm bồng súng rốp rốp chào thì một sáng, vẫn những thằng lính gác ấy cấm cửa ông với một lời khẩn khoản, lệnh cấp trên, chú thương chúng cháu thì dừng ngoài cổng này.

Cái biệt danh của ông đã nói đủ căn nguyên.

Cơn bão bài Hoa ngày ấy  càn quét xác xơ các china town Hải phòng và Hà nội.

Sàigòn, không phải tâm bão nhưng dư chấn không hề nhẹ nhõm hơn.

Ông là Tiêu Khánh Nha, nằm trong lứa những phi công đầu tiên của Hàng không Việt. Và không thuộc trường hợp ngoại lệ.

Bị cho nghỉ ngang, đơn vị lại dứt khoát không cấp bất cứ thứ giấy tờ gì để ông ra ngoài kiếm sống. Phải đặt trong bối cảnh 30 năm trước mới thấy, đấy là những cách dồn ông và gia đình vào cửa tử.

Vượt biên bằng cách ăn cắp máy bay là kế do chính những đồng nghiệp Việt bày ra và thực hiện gần hết các công đoạn ăn cắp phi thường- đến giờ vẫn là phi thường- cho ông.

Nguyên tắc, khi máy bay đưa vào hanga phải rút toàn bộ xăng. Chiếc máy bay ấy được phép rời hanga với đầy đủ thủ tục nhiêu khê ai cũng biết trừ lãnh đạo không biết, sẽ bay với mục đích thật là gì.

Tiêu Khánh Nha cùng vợ và hai con được các chị cantin xưởng máy bay giấu trong bếp. Tới gần giờ phi thường trốn tiếp bên bờ rào gần hanga, mé mạn Gò vấp bây giờ.

Tiêu Khánh Nha đã cất cánh ngay tại sân đỗ của sân bay Tân Sơn Nhất, không chạy ra đường băng.

Dĩ nhiên là náo loạn, ra tận Hà nội.

Lệnh máy bay quân sự đuổi theo bắn hạ được thực thi. Thế nhưng, bình thường, một phi công quân sự từ trên giường nhảy xuống, đóng đầy đủ lệ bộ  bùng nhùng áo quần mũ mãng và sẵn sàng trong buồng lái, chỉ mất 9 phút. Lần ấy, chuông báo động hỏng ...cầu chì  gần 20 phút.

Tiêu Khánh Nha hạ cánh an toàn xuống sân bay Thái Lan và ngay lập tức được Hàn quốc chào đón.

Toàn bộ kíp trực Việt hôm ấy lên bờ xuống ruộng và toàn bộ tổ bay cùng Tiêu Khánh Nha, trong đó có chồng bà dì Beo, phải về nhà nuôi lợn theo đúng nghĩa đen.

Không một ai, nửa lời than vãn hay hối hận về việc đã làm, cho Tiêu Khánh Nha.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #202 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2012, 06:28:51 pm »

Như ở đây viết thì là bay sang Sing.

Trong LS dẫn đường KQ, Tiêu Khánh Nha được nhắc đến khá nhiều trong những trận ném bom quân Pol Pot bằng C-130. Đáng tiếc.

Trích dẫn
Lúc ấy, bộ đội Trường Sa cần có lực lượng không quân yểm trợ. Không quân ta bấy giờ có rất nhiều trực thăng UH-1 có thể đáp ứng yêu cầu chi viện trực tiếp của hải quân. Các kỹ sư đã chế tạo thành công, lắp thêm thùng dầu để có thể đủ nhiên liệu bay ra đảo. Một phi công chế độ cũ tên Nguyễn Văn Hai được giữ lại làm giáo viên UH-1 cho các chiến sĩ lái mới. Hai cố tỏ ra trung thành... Song mặt khác, ông ta bố trí vợ con bí mật đến một địa điểm trên đường từ phi trường Trà Nóc đến Rạch Giá, chờ đợi.

Khi thời cơ tới, trên chiếc trực thăng nạp đầy dầu có thêm thùng dầu phụ, tổ lái 3 người, gồm phi công Nguyễn Văn Hai và 2 chiến sĩ học viên, ông ta nổ máy. Chiếc máy bay vừa nhấc lên khỏi mặt đất, Hai nói to vào micro: “Máy bay có tiếng kêu”. Lập tức chiếc UH-1 được hạ cánh và hai học viên xuống kiểm tra phía sau đuôi máy bay theo chỉ dẫn của ông ta. Chỉ chờ có vậy, Hai tăng tốc độ, máy bay bốc lên nhanh chóng, rời phi trường giữa sự bàng hoàng của hai học viên và đài chỉ huy. Ông ta bay đến địa điểm đã hẹn với vợ con, chở họ thẳng sang Thái Lan, sau đó qua Mỹ.

Sau đó một năm lại xảy ra vụ đào thoát của thiếu tá phi công Tiêu Khánh Nha. Hôm đó, theo kế hoạch, Tiêu Khánh Nha sẽ bay thử chiếc C130 đang sửa chữa tại nhà sửa chữa (hangar). Mọi việc đã chuẩn bị xong, lượng dầu đã nạp đầy đủ cho một chuyến bay đường dài, có cả dự trữ dùng để xử lý những trường hợp bất trắc ở trên không.

Đêm trước ngày bay thử, Tiêu Khánh Nha đã bí mật cắt hàng rào bảo vệ tiếp giáp khu dân cư với hangar. Mờ sáng hôm đó, ông ta bí mật dắt vợ con, dỡ hàng rào vào hangar và ngồi chờ ở một gian nhà bỏ hoang gần nơi chiếc C130 đậu. 7 giờ 30, như thường lệ, một sĩ quan cơ giới trực ban cùng một chiến sĩ lái xe điện vào nạp điện, nổ máy. Khi tiếng động cơ nổ, Tiêu Khánh Nha liền dắt vợ con lên máy bay. Người sĩ quan cơ giới không trông thấy, bởi ông ngồi trên ghế lái chính. Lúc này, một thiếu úy cơ giới chế độ cũ được giữ lại làm việc cho hangar (chồng một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng miền Nam) bước lên máy bay, tiến đến khống chế người sĩ quan cơ giới. Tiêu Khánh Nha cũng rút súng ngắn, dùng vũ lực buộc viên sĩ quan cơ giới rời ghế rồi nhanh chóng tăng tốc độ vòng quay và ra lệnh cho xe điện tháo dây. Mọi việc diễn ra rất nhanh, chiếc C130 rời mặt đất bay sang Singapore.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
naturo
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #203 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2012, 11:43:28 pm »

Trong giai đoạn từ 1979 - 1990 vẫn còn tiếp tục xung đột nhiều đến như vậy à các bác  Angry chúng em chỉ biết 1979, 1988 1990 một số tài liệu còn nói tới tận 1992 nữa  Wink
Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #204 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2012, 12:50:02 am »

Trong giai đoạn từ 1979 - 1990 vẫn còn tiếp tục xung đột nhiều đến như vậy à các bác  Angry chúng em chỉ biết 1979, 1988 1990 một số tài liệu còn nói tới tận 1992 nữa  Wink

Đúng là sau tháng 2 - 1979 thì cuộc xung đột biên giới Việt Trung vẫn diễn ra và nó bùng lên hoặc lắng xuống tùy theo thời điểm, theo như các bác cựu chiến binh thì nó kết thúc vào năm 1989 và đây là nguồn đáng tin cậy hơn mọi tài liệu có trên mạng vì họ là những nhân chứng sống. Bạn naturo hay "nguoi_giai_phong" đưa ra nguồn chứng minh cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc tiếp diễn tới năm 1992 đi nào.
Logged

MRK
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #205 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2012, 11:35:02 am »

Như ở đây viết thì là bay sang Sing.

Trong LS dẫn đường KQ, Tiêu Khánh Nha được nhắc đến khá nhiều trong những trận ném bom quân Pol Pot bằng C-130. Đáng tiếc.

Cảm ơn bác!
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #206 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2012, 06:43:09 pm »

                        Năm 1977, có 1 máy bay A37 Của ta sau khi đánh bom xong bị trúng đạn rơi, Phi công đã cố bay về đất Việt mà vẫn không được. Hai phi công nhẩy dù ra rơi vào đất của Pốt. Và rồi không biết số phận 2 người phi công này thế nào? Nếu có thông tin gì, thì mong Phicongtiemkich cho anh em VMH biết với.

            

Hai phi công Tạ Đông Trung và Nguyễn Thế Hùng đều hy sinh.

Ngày 1/10/1977, máy bay A-37 do hai phi công Nguyễn Thế Hùng và Tạ Đông Trung điều khiển, ném bom vào đội hình địch ở khu vực Cây Me. Trên đường về, máy bay ta bị hoả lực phòng không địch bắn cháy, rơi vào khu vực trận địa quân Khơme đỏ. Sở chỉ huy mặt trận lệnh cho máy bay trực thăng UH-1 của phi công Đinh Gia Dục đang làm nhiệm vụ gần đó, đến cứu phi công bị nạn. Từ trên máy bay nhìn xuống, Đinh Gia Dục nhìn thấy một đồng chí phi công ta lọt giữa vòng vây địch, dùng súng ngắn chiến đấu với cả một đại đội địch. Chiếc trực thăng UH-1 đơn độc trước một đại đội địch, quần đảo liên tục trước hoả lực dày đặc, không thể đáp xuống được. Anh phi công dũng cảm chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hi sinh.


http://ttvnol.com/quansu/654999
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #207 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2012, 07:15:38 pm »

Hai liệt sỹ phi công trên hy sinh khi làm nhiệm vụ cường kích tấn công mặt đất. Vụ này từ xưa đến nay tôi vẫn nghĩ ta chưa có phương án ứng cứu phi công tối ưu thì phải, đau xót quá.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #208 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2012, 08:45:17 pm »

đôi nét về anh hùng liệt sỹ Tạ TRung Đông :
 Anh hùng Tạ Đông Trung sinh năm 1948, quê ở phố Ngọc Lâm, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội. Khi hy sinh, đồng chí là đảng viên, thượng úy lái máy bay phi đội 4, trung đoàn 937, sư đoàn 372, Bộ Tư lệnh không quân, nay là Quân chủng Phòng không - Không quân.

Từ tháng 5/1975 đến tháng 10/1977, Tạ Đông Trung đánh 11 trận, trận nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí cùng đồng đội đánh thiệt hại nặng 2 cơ sở chỉ huy trung đoàn, 3 trận địa pháo, đánh trúng 2 vị trí hành quân lấn chiếm của địch.

Trong các ngày 11,12,13- 6/1975, Tạ Đông Trung chỉ huy biên đội đánh đảo Vai (cách đất liền 250 km) diệt  nhiều mục tiêu địch trên đảo, tạo điều kiện cho hải quân ta diệt hơn 1 tiểu đoàn địch ở đây.

Ngày 7/5/1977, biên đội của Tạ Đông Trung bay thấp, đánh thiệt hại nặng chỉ huy trung đoàn địch, phá hủy 2 trận địa pháo.

Ngày 29/9 và ngày 1/10/1977, Tạ Đông Trung chỉ huy biên đội phá hủy 2 trận địa pháo, bắn cháy kho tàng quân sự, tiêu diệt nhiều địch ở khu vực Xa Mát (biên giới Tây Ninh). Trong trận đánh này, máy bay bị trúng đạn hỏng nặng, Tạ Đông Trung anh dũng hy sinh ngày 1/10/1977.

Ngày 20/12/1979, Tạ Đông Trung được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
 http://thanglonghanoi.gov.vn/channel/82/2010/04/5452/#fD18sBMevTmN

Logged
vietcong91
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #209 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2012, 05:46:55 am »

Các bác thông cho em cái này với, hôm qua mất cả tình bạn với thằng bạn vì vụ này, chẳng là nó nói ông già nó đi Cam năm 1982 thuộc quân khu 5 (Đà Nẵng), rồi tham gia sư hay đoàn 579 gì đó (cái này em không nhớ rõ lắm, nhưng chắc chắn là số 579 vì nó còn khoe "mi lên DVO mà đọc, đơn vị thiện chiến nhứt đó con"  Grin) đánh trên dưới 17 trận lớn nhỏ  Huh (cái này em cũng không rõ số liệu lắm nhưng nói chung là theo lời nó: "ông ba ta tham gia hết trận lớn nhỏ 1982 - 1989", các bác thông cảm vì lúc đó đang bực Grin), còn ông già em ở Quân Khu 4 (Huế) nó nói ông già nó bảo QK4 chỉ biết uống rượu cần với hút thuốc lào, vì ở Lào chẳng có đánh ai chỉ giữ chơi  Wink, còn nói nghe Trung Quốc sang (mà Trung Quốc chỉ có sang năm 1979 thôi, theo như em biết) thì từ QK4 trở ra vãi cả ra quần, còn QK5 ông già nó lúc đó chuẩn bị lên đường ra choảng Trung Quốc "khí thế hừng hực" vì Trung Quốc chỉ còn cách Hà Nội 80 km  Angry (theo em được biết thì năm 1979 quân TQ cách HN 85 dặm tức gần bằng 140 km), cái này mới tếu "nhưng nghe tin Trung Quốc rút nên thôi , không ra bắc nữa" Huh . Cuối cùng: Ông già nó là đơn vị trinh sát Smiley

Em quên một phần cũng tếu, tại thằng này cũng hay cãi nhau với em về đủ thứ trên trời dưới đất lắm  Grin. Trước vụ "Cam 1982", chẳng là xem phim Giải Phóng Sài Gòn 2004, lúc ấy có đoạn thằng tướng Mỹ Wayan cố vấn cho trận Xuân Lộc, nó bảo "thằng tướng này từng tham chiến ở Sông Áp Lục bên Triều Tiên, đẩy lùi quân Trung Quốc sang sông"   Huh em mò đỏ cả con mắt cũng chẳng thấy tên tướng như vậy, chỉ có một ông nhưng ở thời nội chiến Mỹ
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2012, 06:39:01 am gửi bởi vietcong91 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM