Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 04:31:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hỏi đáp - Thắc mắc về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 1975-1990  (Đọc 280339 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #50 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2009, 06:53:43 pm »

Chiến tranh loạn lạc , nếu họ có vàng thì họ cũng tìm cách chôn dấu chứ ngu dạy gì mà đem ra khoe . Bốn năm bên đó mình chẳng thấy mà cũng chẳng quan tâm đến vàng , có mùng màn gì đó thì đổi chó đổi gà anh em ăn bồi dưỡng biết sống chết lúc nào mà giữ vàng làm gì .
Anh Hai ơi,1 trong 6 anh CCB CTBGTN ,thương binh 2/4 đã từng là lính QK9(1977-1984),đánh trận từ xi măng Hà tiên sang tận biên giới CPC-TL.Hôm nay cũng khẳng định:Bên ấy nhiều vàng lắm,nhưng không ai dám lấy vì sợ bị kỷ luật.
Logged
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2009, 06:59:27 pm »

Cho em hỏi cối 8, tiểu đoàn 7 , trung đoàn 6 mặt trận 479, giai đoạn 1982-1986 có bác nào biết thông tin về nó không ạ?
Em cám ơn nhiều.
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
angko krao
Thành viên
*
Bài viết: 219


« Trả lời #52 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2009, 07:35:58 pm »

Tháng 6-1982, khi VN lần đầu tiên công khai với thế giới việc rút quân khỏi CPC. F317 là Sư đoàn đầu tiên rút nguyên Sư về VN (trước đợt rút quân của Binh đoàn Cửu Long ), các QN đã đủ hoặc dư niên hạn theo luật NVQS của F317 và 1 số đơn vị thuộc MT479 rút về dưới phiên hiệu F317. Riêng tại E747, đa số AE còn hạn NVQS chuyển về E 6, khi đó đã tách khỏi F317 về 7705 ( lúc trước tôi cứ nhớ là E66, sau này haanh nhắc và hỏi lại 1 số AE cùng đơn vị, chính xác là E 6), tiếp tục trấn giữ KV Núi Hồng- Bần tia Srây-Siêm Riệp.
Nếu ở cối 8 , chắc chắn sẽ có 1 số AE từ C17-E747 qua E 6 , số AE này dân TP.HCM và Con Cuông-Nghệ Tĩnh.
Logged
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2009, 07:46:42 pm »

Tháng 6-1982, khi VN lần đầu tiên công khai với thế giới việc rút quân khỏi CPC. F317 là Sư đoàn đầu tiên rút nguyên Sư về VN (trước đợt rút quân của Binh đoàn Cửu Long ), các QN đã đủ hoặc dư niên hạn theo luật NVQS của F317 và 1 số đơn vị thuộc MT479 rút về dưới phiên hiệu F317. Riêng tại E747, đa số AE còn hạn NVQS chuyển về E 6, khi đó đã tách khỏi F317 về 7705 ( lúc trước tôi cứ nhớ là E66, sau này haanh nhắc và hỏi lại 1 số AE cùng đơn vị, chính xác là E 6), tiếp tục trấn giữ KV Núi Hồng- Bần tia Srây-Siêm Riệp.
Nếu ở cối 8 , chắc chắn sẽ có 1 số AE từ C17-E747 qua E 6 , số AE này dân TP.HCM và Con Cuông-Nghệ Tĩnh.


Em đang ở chung với anh Thọ, dân quận 1, lính 82, giữ cối 8 của d7,e 6. Wink và 1 anh nữa lính 479 giai đoạn 86-89
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
angko krao
Thành viên
*
Bài viết: 219


« Trả lời #54 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2009, 08:12:23 pm »

C17-E747 có 1 Thọ , dân Q1 qua E 6-7705 (đứng thứ 2 từ phải sang), nhưng Thọ này nhập ngũ 81 !

 Grin Bác dép trái , nói Thọ có nhận ra AE nào trong tấm hình dưới đây không ? 7 trong số AE trên hình này về E 6 (đa số là dân huyện Con Cuông- Nghệ Tĩnh )

Mấy tấm hình này, tôi đã post bên topic "Những hình ảnh cựu binh" rồi . Xem xong nhờ mod dép trái xóa luôn dùm nha ! Chừa đất diễn đàn cho AE khác ! Cảm ơn  Grin
Logged
pallmall
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #55 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2009, 02:35:35 am »

Kính chào các bác CCB chiến trường K! E theo dõi rất thường xuyên các bài của các bác trên quân sử, và rất cảm động vì những gì các bác đã trải qua. E có 1 câu hỏi xin nhờ các bác giúp đỡ. E có 1 người cậu bà con tên Lê Hữu Hòe ( Liệt sĩ trên chiến trường K) quê quán Đô Lương Nghệ An. Hồi nhỏ e có nghe mẹ kể lại cậu Hòe đã được nhà nước phong tặng danh hiệu AHLLVT.
E đã có tìm kiếm và đọc nhiều bài của các bác cựu binh để may ra có thêm thông tin nào về Liệt Sĩ Lê Hữu Hòe , nhưng chưa tìm được. Mong các bác nào có thêm thông tin ,thì xin cho e biết thêm về cuộc sông chiến đấu và hy sinh như thế nào của liệt sĩ Lê Hữu Hòe.
Xin chân thành cảm tạ !
Logged
ma
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #56 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2009, 02:58:36 pm »

Kính chào các bác CCB chiến trường K! E theo dõi rất thường xuyên các bài của các bác trên quân sử, và rất cảm động vì những gì các bác đã trải qua. E có 1 câu hỏi xin nhờ các bác giúp đỡ. E có 1 người cậu bà con tên Lê Hữu Hòe ( Liệt sĩ trên chiến trường K) quê quán Đô Lương Nghệ An. Hồi nhỏ e có nghe mẹ kể lại cậu Hòe đã được nhà nước phong tặng danh hiệu AHLLVT.
E đã có tìm kiếm và đọc nhiều bài của các bác cựu binh để may ra có thêm thông tin nào về Liệt Sĩ Lê Hữu Hòe , nhưng chưa tìm được. Mong các bác nào có thêm thông tin ,thì xin cho e biết thêm về cuộc sông chiến đấu và hy sinh như thế nào của liệt sĩ Lê Hữu Hòe.
Xin chân thành cảm tạ !

Em ko phải cựu binh K nhưng là dân luật nên chỉ có thể tìm giúp bác được cái quyết định phong anh hùng của liệt sĩ Lê Hữu Hòe, bác xem tại đây:

http://74.125.153.132/search?q=cache:2lMeqP1XRV0J:www.thuvienphapluat.vn/default.aspx%3FCT%3DVC%26LID%3DD99F008%26nb%3D0+%22l%C3%AA+h%E1%BB%AFu+h%C3%B2e%22+%22anh+h%C3%B9ng%22&cd=1&hl=en&ct=clnk&gl=vn

Tuy nhiên quyết định chỉ nhắc tới quê quán đơn vị chứ ko nói đến việc phong anh hùng vì lý do gì.

Chào thân ái và quyết thắng!
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #57 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2009, 03:10:17 pm »

Trong QĐ đó thấy có

Lương Văn Xuân, sinh năm 1959, thượng sĩ, trung đội phó bộ binh, đại đội 7, tiểu đoàn 8, trung đoàn 209, sư đoàn 7, quân đoàn 4.
Quê quán: Lũng Cao, Bá Thước, Thanh Hóa.


Bác binhyen1960 có biết anh này không nhỉ?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2009, 05:27:59 pm »

Anh hùng Lê Hữu Hòe
(Liệt sỹ)

Lê Hữu Hòe sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 1 năm 1972. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, chính trị viên đại đội 12 bộ binh, tiểu đoàn 3, trung đoàn 141, sư đoàn 7, Quân đoàn 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kháng chiến chóng Mỹ cứu nước, Lê Hữu Hòe tham gia chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên.

Từ tháng 10 năm 1977 đến ngày 25 tháng 4 năm 1978, Lê Hữu Hòe chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công địch, dũng cảm, xông xáo, gương mẫu đi đầu trong những tình huống khó khăn. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị đánh 30 trận, riêng đồng chí diệt 29 tên địch, bắt 2 tên, thu 9 súng các loại.

Tháng 1 năm 1978, Lê Hữu Hòe chỉ huy đơn vị chốt giữ khu vực Long Giang (tỉnh Tây Ninh). Địch dùng thủ đoạn bao vây, ban đêm vào sát trận địa phục kích, gài chông, mìn, gây cho ta rất nhiều khó khăn. Đồng chí đã đề xuất ý kiến mở đợt sinh hoạt dân chủ bàn bạc cách đánh. Sau đó, đồng chí trực tiếp chỉ huy một tổ đi gỡ chông, mìn, phục kích bắn tỉa. Qua thực tế chiến đấu rút được kinh nghiệm phổ biến trong đơn vị, động viên được mọi người hăng hái tham gia đánh địch, giữ vững trận địa. Riêng Lê Hữu Hòe đã gỡ được 12 quả mìn các loại và bằn tỉa diệt 15 tên địch. Trong ngày 20 tháng 3 năm 1978 ở ấp Mặt Cật (tỉnh Tây Ninh), đại đội đồng chí làm nhiệm vụ dự bị, Lê Hữu Hòe xin được thay thế chỉ huy đại đội khác do thiếu đại đội trưởng, đánh địch ở mũi chủ yếu Được cấp trên chấp thuận, đồng chí nhanh chóng làm công tác tổ chức và trong chiến đấu đã dẫn đầu đơn vị tấn công nhanh, mạnh, tiêu diệt gọn địch trong khu vực đảm nhiệm. Trận này, đại đội diệt 50 tên địch, bắt 2 tên, thu 9 súng. Riêng đồng chí diệt 5 tên, bắt 1 tên, thu 2 súng.

Trận ngày 25 tháng 4 năm 1978 ở khu vực Bến Sỏi (Tây Ninh), địch chống cự quyết hệt, đơn vị bị thương vong một số. Đồng chí bình tĩnh bò đến từng chiến sĩ động viên anh em giữ vững quyết tâm và tổ chức lực lượng tiếp tục tấn công địch. Giữa lúc đang chỉ huy đơn vị xung phong thì Lê Hữu Hòe trúng đạn đã anh dũng hy sinh.

Khi còn sống Lê Hữu Hòe nêu cao tinh thần khiêm tốn, gương mẫu về mọi mặt, được đồng đội tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng đanh hiệu Dũng sĩ giữ nước.

Ngày 28 tháng 8 năm 1981, Lê Hữu Hòe được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Mấy hôm nữa rảnh rỗi em sẽ đưa danh sách các bác AH BGTN lên.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
pallmall
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #59 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2009, 04:22:52 pm »

Cám ơn bác chiangshan nhiều!
Bây giờ e mới biết rõ, vậy là liệt sĩ Lê Hữu Hòe hy sinh tại biên giới Tây Nam chứ không phải trên chiến trường K.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM