Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:46:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hỏi đáp - Thắc mắc về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 1975-1990  (Đọc 280323 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #30 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 01:11:17 pm »

Đấy cứ trả lời như bác 5000kg ấy,chứ tế nhị,nhạy cảm gì bọn này.Xét theo em thì:CHO XUỐNG CẦU NGÀ HẾT-KHÔNG CẦN XÉT XỬ!
Bác Giang.K17 ... nhạy cảm chính trị quá Smiley, bác hiểu nhầm rùi. Nếu nhạy cảm thì chắc các bác quản trị đã xóa béng cái xong, đưa sang đây làm gì.  Smiley Câu hỏi của bác, đó là một câu hỏi cần sự thảo luận và phạm trù của nó có khác so với phạm trù của Máu & Hoa, vốn là Không gian CCB. Để bàn về chiến tranh biên giới, diễn đàn không chỉ có Máu và Hoa mà còn có cả Anh ở biên cương .. để thảo luận, tìm hiểu. Chính là cái chỗ anh em đang đứng đó. Smiley
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #31 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 10:13:28 pm »

Các thủ lĩnh khmer đỏ là Pon Pot, Ieng xa Ry, Khieu Sam Phon đều là những người tốt nghiệp Sorbon Pháp, Khieu là tiến sĩ còn Pon Pot cử nhân ! Sau này người ta đọc lại luận án tiến sĩ của Khieu mới giật mình thấy bóng dáng của cái "xã hội trong sạch" mà khmer đỏ thực hiện khi cầm quyền, trong cái luận án đó!
Về nước bọn họ vào chiến khu chống Shihanouk, sau chống chính quyền LonNol và giành chiến thắng tháng 4/75, sau đó thì thực thi cuộc cách mạng kiểu công xã trại lính! cái này là do bọn họ nghĩ ra chứ ngay cả Mao còn phải ngã mũ khen Pốt đã chỉ 1 chiêu mà quét sạch sành sanh giai cấp! Sau KPC được giải phóng, toàn bộ bộ sậu lãnh tụ của khmer đỏ lớp chạy vào rừng lớp chạy qua Thái tiếp tục kháng chiến, Kampuchia dân chủ ( chính quyền PonPot ) vẫn được các nước lớn duy trì ghế tại LHQ nên không thể gọi "chính phủ" này là lưu vong được ! sau này khmer đỏ lại tập họp trong cái chính phủ ba phái do Shihanouk đứng đầu, chống CHND Kampuchia và Việt Nam !
Sau khi quốc tế có giải pháp hòa bình ở KPC và VN rút quân, các lãnh tụ của khmer đỏ vẫn ở trong nước ( An long veng ) và không chịu giải giáp, tham gia chính phủ hoàng gia KPC do Shihanouk làm quốc vương, tiếp tục chống đối đến lúc bệnh chết ở An long veng năm 1998 ( có nghi vấn là do Tà Mốc thuốc chết )! Khieu sam Phon và Ieng xa Ry thì ra hàng chính phủ hoàng gia. Pon Pot cuối đời ở An long veng, từng trả lời phóng viên phương tây là không hối hận về chính sách thực hiện một " xã hội trong sạch " nhưng có nhận sai lầm là đã tấn công VN ! Những thông tin trên đây là phổ cập nếu có tìm hiểu và suy luận một chút! không có gì là nhạy cảm, khó nói gì!
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #32 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 10:54:35 pm »

Cám ơn các bác nhé,tôi cũng chỉ là hỏi vậy thôi,lịch sử của chúng ta nói riêng  và 3 nước Đông dương nói chung cũng đầy bi tráng rồi.1 chút nhắc lại thôi,kẻo chúng ta(có thể là bọn trẻ sau nữa)quên mất.Mình còn nhiều việc phải làm lắm chứ.Chúc các bác,anh,chị và các bạn 1 tuần mới mạnh khỏe,công tác tốt.Thân ái!
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #33 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 11:47:04 pm »

 Mình cứ tưởng là phần viết nầy bị cắt mất đi rồi , không ngờ nó nằm bên nây .
 Đúng như DONGADOAN và DK SAIGON nói . SIHANUC không phải là người thành lập ra lực lượng KHMER đỏ . Lực lượng nầy đầu tiên chính là lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp của nhà vua (anh khác mẹ của SIHANUC ) và nhân dân Kam pu chia , có khuynh hướng đoàn kết chặc chẻ với Cánh Mạng Việt Nam , đến năm 1954 , khi Hiệp định GIO NE VƠ ký kết , với âm mưu của nhà cầm quyền BK đã tách CM Kam puchia ra khỏi ảnh hưởng của Cách Mạng VN Bằng cánh Chu Ân Lai đề nghị chọn vĩ tuyến 17 làm ranh giới . Vì vĩ tuyến 17 là nơi phần đất của KAMPUCHIA không còn giáp ranh với phía Miền Bắc VN nữa , lục lượng CM Kampuchia phải giải giáp tại chỗ , một số gần biên giưới VN thì theo bộ đội VN tập kết ra bắc , còn lại đa số phải về làm dân , còn lại một số ít tiếp tục ở vùng rừng núi để kháng chiến ,nhưng rất yếu . Sau nầy khi SIHANUC bị LONNOL lật đổ , thì lực lượng khmer đỏ lợi dụng vào tinh thần của người dân Kampuchia rất kính trọng và trung thành với nhà vua , nên kêu gọi SIHANUC cùng vào chiến khu để kháng chiến , như vậy lực lượng Khmer đỏ lớn mạnh nhờ biết lợi dụng dùng ngọn cờ SIHANUC để được sự hậu thuẩn của nhân dân Kampuchia cộng thêm sự giúp đở của TQ  . Sự giúp đở của TQ đối với Cách Mạng Kampuchia còn có mục đích tách ảnh hưởng của CM Kam pu chia ra khỏi CM VN . vì thế mà Cách Mạng Kam pu chia biến tướng sau nầy . Từ chỗ trước kia họ là bạn sát vai cùng chiến đấu để chống kẽ thù xâm lược chung , sau nầy họ lại trở thành kẻ thù vì họ chịu nhiều ảnh hưởng và sự giật dây từ nhà cầm quyền Bắc Kinh để chống lại Cách Mạng Việt Nam . Ngoài sự xúi dục Cách Mạng KPChia , nhà cầm quyền Bắc Kinh còn lôi kéo cã Cách Mạng Lào về phía TQ nhưng so với CM kpchia thì tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Lào có phần chung thủy trước sau như một hơn là giữa VN và Kam pu chia . Từ lâu đời lịch sữ giữa VN và Lào có sự giúp đở lẫn nhau từ thời nhà Lê , hơn nữa hai bên , không có mâu thuẩn về đất đai - biên giới , Lào không có hải cảng và VN đã chia sẽ khó khăn nầy cho bạn . Vì vậy mà VN và Lào không có chiến tranh xảy ra . Nhưng trong hiệp định GIE NE VƠ Chu Ân Lai vẫn tìm cách gây khó khăn cho sự liên hệ khắn khít giữa Cách Mạng Lào và CMVN bằng cách ông ta chọn vùng tập kết của lực lượng CM Lào là ở phía bắc nước Lào giáp với TQ , trong khi vùng hoạt động của CM Lào chính là ở phía nam Lào . Khi chọn việc nầy Trung Quốc có lợi thế hơn , vừa dùng CM Lào để làm lá chắn cho biên giới TQ đồng thời dễ kiễm soát CM lào hơn là để cho CM Lào hoạt động ở địa bàn quen thuộc của mình là ở phía nam Lào , chỉ giáp với VN đương nhiên là CM Lào sẽ thân với VN hơn .Đó cũng là những bài học kinh nghiệm trong mối quan hệ ở Đông Dương . Trong hội nghị GE NE VƠ có bốn thành phần tham dự : Một là đại diện cho chính phủ Pháp ( không biết có phải Đờ Gôn hay không ) . Hai là đại diện cho chính quyền Bắc Kinh là thủ tướng Chu Ân Lai . Ba là cụ Phạm văn Đồng đại diện cho VNDC CỘNG HÒA . Bốn là Ngô Đình Diệm đại diện cho chính quyền Bảo Đại . Còn hai lực lượng Cách Mạng Kam pu chia và Lào , nhà nước ta đưa vào nhưng Pháp không chấp nhận , lúc đầu ta chọn vĩ tuyến 15 làm ranh giới ( nếu chọn vĩ tuyến 15 thí CM Kampuchia sẽ có phần ranh giới chung với Bắc VN ) . Ngô Đình Diệm đòi vĩ tuyến 19 , cuối cùng Chu Ân lai đưa ra vĩ tuyến 17 . Nghe nói sau khi đàm phán song , cụ Phạm Văn Đồng nhà ta rất bực bội Chu Ân Lai từ lúc đó .
 Còn Mỹ năm 1980 có viện trợ cho tàn quân Pôn Pốt bằng đô la , viện trợ không có nghĩa là cấp vũ khí hay quân trang mới là viện trợ , mà Mỹ viện trợ không phải một lần mà mấy lần lận . Còn SRAYKA thì chính là đứa con của Mỹ đẻ ra , bọn nầy chính là Ngụy Lon Nol vì vậy chúng mặc quân phục theo Mỹ và sử dụng súng Mỹ là điều đương nhiên  , sau khi Pôn Pốt giải phóng PHNom Pênh , Pốt giết tại chỗ gần hết tù binh LonNol chỉ còn một số ít ở sát biên giới Thái là chạy được qua Thái mà thôi bọn nầy tụ họp lại thành SRAYKA ( Sê - ry -ka ), một số chạy sang tỵ nạn ở Mỹ , hiện nay cũng có một vài nhà văn ở nhóm nầy đang viết hồi ký và bóp méo lịch sử , họ phủ nhận công lao xương máu của bộ đội VN ta cứu dân tộc họ thoát khỏi diệt chủng trong đó có họ .  
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2009, 11:53:19 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #34 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2009, 06:24:11 am »

Phần bác Hai nói về hiệp định Geneva rất thú vị, và khác nhiều với những kiến thức phổ thông!  Grin
Logged
5tan
Thành viên
*
Bài viết: 230


Đoàn kết hay là chết !


« Trả lời #35 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2009, 08:45:41 am »

Thế mà em cứ thắc mắc là tại sao không chọn vĩ tuyến 19, 20 mà lại chọn vĩ tuyến 17. Thì ra là vậy, có yếu tố Bác Chu ở đó. Cảm ơn Bác 2 đã cho bọn hậu sinh như em sáng mắt. Tất nhiên còn nhiều việc tế nhị mà Ta cũng không nên nhắc lại, sợ nó đau quá, quê mặt lại làm khó cho ta.
Từ thời Nguyễn Huệ-Quang Trung ta cũng mang quân giúp Campuchia đánh đuổi quân Xiêm rồi cơ. Mà trước đây (1930) cả 3 nước Đông Dương cùng chung 1 Đảng là Đảng CSĐD mà, sau này mới tách ra cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. Như vậy em thấy mình cũng hết sức thủy chung và có trách nhiệm với ông bạn láng giềng này, nhất là trong những lúc khó khăn.
Em cho rằng cứ khi nào 3 nước không đoàn kết + thế lực bên ngoài "chọc ngoáy" thì y như rằng bị xâm lược. Tầm nhìn của các Cụ nhà ta cũng "ác chiến" đấy chứ. Tâm phục, khẩu phục.

Thôi thì chúc cho nhân dân Campuchia láng giềng ngày càng ổn định. Chúc Bác Hun vững tay lái.
Logged

”Mau lên hỡi bạn xe thồ-Đường lên mặt trận vui mô cho bằng - Qua đèo rồi lại qua sông - Xe thồ đè bẹp xe tăng quân thù” - Tố Hữu
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #36 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2009, 12:06:40 am »

Máy bay chiến đấu sử dụng để ném bom,bắn rốc két hoặc bắn xuống mục tiêu dưới mặt đất.Sao trong chiến trường BGTN không quân nhà mình lại thả đạn cối nhỉ?Phản lực hay trực thăng làm nhiệm vụ này?Làm thế nào hả các bác?
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #37 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2009, 06:23:48 am »

Máy bay trực thăng chở mấy thùng đạn cối, bay tới mục tiêu ... rồi thả chứ làm sao!  Grin

Nói vậy thôi, chứ tớ chính mắt thấy và xem cả nửa giờ đồng hồ 2 cái trực thăng bay tới cánh rừng cách đơn vị chừng 2 Km rồi chúng bắn rocket, đại liên, rồi hết rocket thì còn mấy thùng cối cứ thế mà bay vòng vòng mà thả. Chắc là thả bằng tay.

Mấy ngày sau các sếp đơn vị tớ đi giao ban mặt trận về nói là đã tiêu diệt được cỡ 25 xe bò của Pốt.
Ôi, má ơi! 25 xe này mà nó tới nơi, ém được đồ chơi thì biết đâu cái đơn vị tớ chắc là được Pốt nó chăm sóc kĩ lưỡng!
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #38 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2009, 07:16:15 pm »

Ô hay nhỉ,tài nhỉ!Dùng trực thăng thả đạn cối xem ra ít tốn kém nhưng hiệu quả.Cách "ra đòn" này chắc là chỉ có ở chiến tranh BGTN.
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #39 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2009, 10:17:18 pm »

Ô hay nhỉ,tài nhỉ!Dùng trực thăng thả đạn cối xem ra ít tốn kém nhưng hiệu quả.Cách "ra đòn" này chắc là chỉ có ở chiến tranh BGTN.
Máy bay trực thăng của Mỹ hay dùng cách này thả cối 60, cối 81, có từ thời KCCM!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM