Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:30:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hỏi đáp - Thắc mắc về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 1975-1990  (Đọc 280321 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #230 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 10:27:20 pm »

Thú thực mình không hiểu rõ ý bạn. Hay hay không hay, không qua trọng. Bạn có thể nói rõ hơn?
Logged
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #231 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 10:39:32 pm »

Các bạn vui thật đấy, tranh cãi tưng bừng nhưng có một điều cơ bản nhất thì không ai chịu tìm hiểu: thế có ai biết cái nguồn của đường dây 110kV ấy nằm ở đâu không?

Tìm hiểu kỹ đi đã rồi hãy ngồi tranh luận nhé! Grin
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #232 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 10:41:02 pm »

Chẳng đến nỗi phải lo bộ đội trên bờ và nhân dân dọc khúc sông đâu bác ạ. Việc có giật hay không là do có đường dẫn cho điện chạy qua cơ thể hay không (nối trực tiếp hoặc chủ yếu qua điện áp bước). Chênh lệch điện áp cũng suy giảm và chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định (do có điện áp rơi trên vật dẫn: đất, nước ...). Chứ nếu không thì khi có sự cố chạm đất, hoặc khi sét đánh thì cả tỉnh cả huyện bị giật sao bác?

Về cách đánh có thể bắn dây như bác hoanggiaxulang nói ở trên,cũng có thể ung dung cắt điện, cắt dây thả xuống sông rồi cứ thi thoảng ngồi đóng cắt mạch thôi.

Em chả thấy cách này vô nhân đạo ở chỗ nào cả. Chết như ngồi ghế điện và chết đuối mà thôi. Mà với tụi đó, trong hoàn cảnh đó thì nhân đạo bàn sau bác ạ.
:Bác lưu ý cho đây là điện áp 110Kv nhé ,về lý thuyết thì khi dây nóng  bị rơi xuống sông thì cả dòng sông đó như một thanh tiếp địa nối xuống đất rồi điện sẽ lan tỏa đi điên áp giảm nhanh chóng chẳng giật chết được người đâu .Chỉ có trường hợp là khi dây đang có điện chăng ngang với mức điện áp cao như thế thì chỉ cần đến gần thôi nó cũng hút mình vào .Nên về mặt kỹ thuật chả ai gí dây điện xuống sông để cho nó giật chết người cả.Bác đã xem người dùng kích điện bắt cá chưa,hai cái vợt có hai điện cực của ắc quy hai đầu ,khi ta kích điện áp lên cao dúng hai cái vợt xuống nước ở khoảng cách hai vợt  ngắn  cho phép thì cá mới chết ở khoảng giữa hai vợt, còn người lội nước cạnh đó có sao đâu.Tương tự khi ta gí dây nóng có điện áp cao xuống nước thì phải gí tiếp một dây mát nữa xuống ở một khoảng cách kỹ thuật cho phép người lội giưã hai dây mới bị giật được .Mà chuyền tải điện 110kv thì làm gì có dây mát chỉ khi nào qua máy biến áp hạ áp ra cấp điện áp sử dụng người ta mới lấy dây mát từ máy biến áp ra dùng thôi ...    
Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #233 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 10:59:01 pm »

Bác VMH: Thế những điện áp thấp hơn thì theo bác có khả năng xảy ra không ạ? Chuyện thực có xảy ra hay không thì em không chắc. Nhưng nói "không", hay cho nó là "huyền thoại" hay "chém gió" thì em cũng không vội tin.
Bác vmt: Không có dây mát thì không giật được sao? Kể cả bác cần dây mát thì cũng thêm 1 dây nữa chứ mấy.
Logged
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #234 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 11:04:28 pm »

Trước năm 1979, hầu hết các tỉnh biên giới của ta dùng điện của TQ, bạn danviet ạ. Chính vì cái lý do ấy mà việc thả dây điện 110kV xuống sông cho cả ngàn quân TQ "ngồi ghế điện" mới trở thành "huyền thoại" đấy! Grin
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #235 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 11:14:07 pm »

Nếu thế thì em tin rằng nó đúng là huyền thoại. Nhưng "hầu hết" với "hoàn toàn" cũng khác nhau đó bác. Vẫn còn các nhà máy nhiệt điện phát vào lưới.
Logged
loicuagio
Thành viên
*
Bài viết: 51



« Trả lời #236 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 11:22:51 pm »

Thế có ai kể nốt cho bạn nghe chuyện ta đổ chất độc da cam xuống suối cho quân tq uống vào để chúng hỏng cả mấy đời sau không ? Grin Grin Grin .Không phải là cứ xảy ra chiến tranh thì phải bằng mọi cách triệt hạ đối phương.Mang vũ khí sinh học ra sử dụng rồi cho máy bay ném bom xóa dấu vết mà ổn được sao ?Ta mạnh mẽ lên án mỹ -ngụy dã man tàn bạo sử dụng những loại vũ khí bị cấm sử dụng nay ta lại mang ra dùng liệu có coi được không ? Thế giới nghĩ gì về ta .
 Dẫn điện cao thế 110KV kiểu gì trong hoàn cảnh đó mà giật chết được địch đây,điện cao thế 110KV mà rơi xuống sông chỉ ảnh hưởng mỗi chỗ có quân tq thôi à ,cả con sông dài như vậy mà dẫn điện cao thế thì bao nhiêu dân ta dọc bờ sông và trên sông chịu họa lây đây? Ông cha ta có cả trăm ngàn cách sáng tạo để đánh giặc giữ nước nhưng không phải là những kiểu này .Ta chiến đấu với kẻ thù không phải chỉ bằng những người lính cầm súng ở tuyến đầu mà phải bằng sức mạnh tổng hợp của nhiều hình thức khác nhau dựa trên nền tảng vững chắc là sự chính nghĩa của mình...  
Những cái bạn nói tôi không phủ nhận hoàn toàn nhưng tôi thấy một số câu bạn nói mang nặng tính lý thuyết quá. Ví dụ như bạn nói "Không phải là cứ xảy ra chiến tranh thì phải bằng mọi cách triệt hạ đối phương.Mang vũ khí sinh học ra sử dụng rồi cho máy bay ném bom xóa dấu vết mà ổn được sao ?Ta mạnh mẽ lên án mỹ -ngụy dã man tàn bạo sử dụng những loại vũ khí bị cấm sử dụng nay ta lại mang ra dùng liệu có coi được không ? Thế giới nghĩ gì về ta".
Tôi thấy lịch sử của loài người và lịch sử của dân tộc Việt Nam ta đã trả lời cho những câu hỏi của bạn. Vì "cuộc đời vốn không như mơ" hơn thế nữa vận mệnh của cả dân tộc ta sẽ ra sao khi những quyết định của người đứng đầu mang cảm tính. Một lần nữa tôi muốn nói lại rằng "nghệ thuật quân sự của Việt Nam ta rất độc đáo". Vì thế không nên quá ngạc nhiên với những gì chúng ta có thể nghĩ ra được với thực tế đã diễn ra.
Logged

Đừng ba hoa ! Kẻ địch đang nghe lén chúng ta
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #237 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 11:24:35 pm »

Nếu thế thì em tin rằng nó đúng là huyền thoại. Nhưng "hầu hết" với "hoàn toàn" cũng khác nhau đó bác. Vẫn còn các nhà máy nhiệt điện phát vào lưới.
--------------------------------------
Vấn đề là để xây dựng được lưới điện truyền tải 110kV lúc ấy (1979) nằm ngoài khả năng của VN ta. Nói hầu hết là vì chỉ những vùng (rất nhỏ) quanh thủy điện Thác Bà hồi ấy là dùng điện VN, các tỉnh biên giới còn lại đều dùng điện của TQ, đầu tiên là viện trợ, sau đó là mua. Ở một số tỉnh đến nay vẫn vậy, bởi chi phí cho xây dựng đường truyền tải điện cao gấp nhiều lần việc mua điện từ TQ.

Tranh luận là tốt, nhưng tranh luận phải dựa trên kiến thức và thực tế, không nên tranh luận suông! Grin
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Omon
Thành viên
*
Bài viết: 55



« Trả lời #238 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 11:33:10 pm »

Nếu thế thì em tin rằng nó đúng là huyền thoại. Nhưng "hầu hết" với "hoàn toàn" cũng khác nhau đó bác. Vẫn còn các nhà máy nhiệt điện phát vào lưới.
Vậy theo bác thì phải bao nhiêu nhà máy nhiệt điện cùng phát điện 1 lúc để dí điện xuống lòng sông mà hàng ngàn lính TQ "đi ngồi ghế điện"? Và chừng đó nhà máy điện như vậy thì bố trí ở đâu, gần những khu vực nào, đối chiếu với tình hình thực tế của VN năm 1979 thì có khả thi không?
Bác trả lời câu hỏi của em được không ạ?
Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #239 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 11:49:42 pm »

Bác VMH: Không biết thì tranh luận rồi biết mà bác. Đó cũng là lợi ích của tranh luận, phải không ạ? Nhân tiện bác cho em hỏi luôn (vì đúng là thực tế lưới điện khi đó thế nào em không biết): hai tỉnh biên giới Quảng Ninh và Lạng Sơn cũng bao được cấp điện từ Trung Quốc?

Bạn Omon, nhà máy điện ở đâu không quan trọng. Cái cần là có một đường điện chạy qua đó thôi. Tôi không thảo luận về quy mô (ví dụ cấp điện áp, giết được bao nhiêu người...), hay thực tế nó như thế nào (vì có vẻ chẳng ai có bằng chứng) mà đang xem nó có khả dĩ không thôi. Còn công suất của đường điện chắc bạn không phải lo.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM