Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:37:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồ sơ mật Liên Xô  (Đọc 89367 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #130 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2010, 04:00:08 pm »

Nay trích một đoạn trong lời khai của Lêôn và quá trình sát hại Quibisep tại phiên toà. (Lêôn còn bị vu là giết Mizenky; Goocki và con của Goocki).

Lêôn: Yacôta hỏi tôi còn có thể nhằm vào ai nữa (ý nói đối tượng để giết - tác giả), tôi nói với ông ta, chỉ có thể ra tay với những người hay ốm đau, cần đến tôi chữa bệnh, như Quibisep ủy viên Bộ chính trị chẳng hạn. Tôi có thể lôi kéo Pơlêtơniôp, ông ta biết Quibisep, hai người chúng tôi đã biết Quibisep hai mươi năm năm rồi.

Pơlêtơniôp và tôi đều nắm vững Quibisep, hai người chúng tôi nắm vững ông ta, vì chúng tôi đã chữa bệnh cho ông ta hai mươi năm năm rồi. Tôi còn nói với Yacôta là tất cả những người tròng giới y học Mátxcơva đều biết Pơlêtơniôp có tư tưởng chống Liên Xô, ông ta rất dễ đi theo con đường khác. Yacôta nói:
"Được tôi sẽ tự đi tìm ông ta để nói chuyện, anh hãy tìm ông ta để nói trước với Pơlêtơniôplà tôi sẽ nói chuyện với ông ta còn những việc liên quan đến Goocki sẽ do Khơluisicôp giúp, còn tình hình của Quibisep sẽ có thư ký của ông ta lo".

Visinky: "Bị cáo Macsimôp có thể chứng minh lời khai của Lêôn không ?"

Macsimôp: "Tôi chứng minh, nhưng lôi kéo tôi không phải là Lêôn mà là Enuky và Yacôta".

Visinky: "Bị cáo Pơlêtơniôp, anh có thể chứng minh được lời khai của Lêôn không? Anh ta nói anh cũng tham gia và phạm tội"

Pơlêtơniôp: "Tôi chứng minh".

Lêôn: "Cho tôi được nói thêm là, giải thích về y học để chứng tỏ chúng tôi đã làm như thế nào."
Chủ toạ: "Nói đi".


Lêôn: "Để có một loại bệnh truyền nhiễm nào, ví dụ bệnh bạch hầu, thì trong miệng không nhất thiết phải có vi khuẩn bệnh bạch hầu; muốn có bệnh viêm phổi, trong bộ máy hô hấp của chúng ta không nhất thiết phải có nguyên thể, gây bệnh cầu trùng viêm phổi. Những vi khuẩn này có ở trong cơ thể nhưng tạm thời chưa gây hại, lúc đó vi khuẩn chưa có độc tính sau này có dịp chúng mới trở thành có độc tính. Để có cơ hội cho vi khuẩn có độc tính thì phải làm cho cơ thể mất sức đề kháng, mất khả năng miễn dịch, thường xuyên bị cảm mạo. Ví dụ như muốn bị viêm phổi hoặc các bệnh cấp tính khác, thì chỉ cần thường xuyên bị cảm mạo là đủ. Tôi tin như vậy, nên mặc dù có những bác sĩ cho rằng, cảm mạo có tính trừu tượng, nhưng tôi cho rằng nếu chúng ta mở những cửa sổ này, để cho gió lùa , thì ngày mai sẽ có nhiều người không đến được đây nữa, đó là điều chắc chắn. Tôi cho rằng muốn làm giảm sức đề kháng của cơ thể thì cần phải biết trong cơ thể bộ phận nào yếu nhất, cơ quan nào có sức đề kháng mạnh nhất, cơ quan nao dễ suy yếu nhất dễ kích thích nhất. Ngoài ra, còn có những biện pháp không cần phải suy nghĩ nhiều, chỉ cần dùng một loại thuốc độc nào đó, là có thể giết được người rồi. Cũng cần phải biết rằng, thực tế mỗi loại thuốc cũng đều có độc tính riêng của nó,mấu chốt là ở liều lượng. Mỗi một loại thuốc, ngay cả những loại thuốc thông thường, nếu dùng không đúng lúc không đúng liều lượng thì nó cũng trở thành thuốc độc. Do đó, chúng tôi đã dùng cách này để bắt đầu hạ độc đối thủ đối với những vật hy sinh của chúng tôi. Chúng tôi không muốn dùng loại thuốc độc có hiệu lực mạnh, cấp tính, chúng tôi đã dùng phương pháp chữa bệnh không chính đáng".

Những lời nói này có phải của Lêôn, một bác sĩ nội khoa hàng đầu ở trong nước, như y học lớn, nổi tiếng trên thế giới không? Ông ta nói cho ai nghe? Nói cho Uylisi Luật sư của Tập đoàn quân nghe ư? Nói cho Matunêvic luật sư cấp quân đoàn và Ephunep, Luật sư của Sư đoàn thành viên của toà án nghe ư? Ông ta nói cho Visinky Kiểm sát trưởng, Công tố viên của Nhà nước nghe ư? Ông ta nói cho Pulaotơ và Cômômotôp, người biện hộ thành viên Ban biện hộ thành phố Mátxcơva nghe ư ? Không, bác sĩ Lêôn không phải là nói cho họ nghe, vì với trình độ học vấn của họ thì những thường thức y học sơ đẳng như thế chỉ là thừa. Lời nói của bác sĩ hung thủ Lêôn, chỉ miễn cưỡng cho những người ít học nghe, đối với họ, thì phương thức trình bầy dễ hiểu của bác sĩ khiến trái tim u tối của họ có thể mở mang thêm, họ không phải tốn công tốn sức để lĩnh hội những lời khai của bác sĩ nhằm vào họ. Sau khi đã lĩnh hội được những lời khai đó họ sẽ đến hô hào tại các cuộc mít tinh biểu tình yêu cầu phải trừng trị những tên hung thủ xấu xa ấy. Xem ra những người đạo diễn này thật khôn khéo.

Chúng ta hãy tiếp tục xem tiếp thêm một đoạn biên bản tốc ký nữa. Sau khi Lêôn trần thuật xong cái quỷ kế giết hại Mizenky và Goocki xong, bắt đầu chuyển sang Quibisep.

Lêôn: "Nay nói về Quibisep. Bộ phận yếu nhất trong cơ thể Quibisep là tim, chúng tôi liền hạ độc vào tim của Quibisep. Chúng tôi đã biết ông ta bị bệnh tim khá lâu rồi. Những mạch máu trong tim ông ta bị yếu, tim bị viêm và thường có những cơn đau nhẹ. Trong trường hợp đó cần phải cấm không được uống những loại thuốc có hiệu lực mạnh với bệnh tim, và những loại thuốc đó kích thích tim hoạt động mạnh hơn, có thể làm cho tim bị suy yếu thêm. Những loại thuốc này cũng không cần phải có độc. Ví dụ, thuốc làm bằng lá dương địa hoàng, nên dùng với liều lượng, vừa phải hoặc cho những người khác bị bệnh tim dùng, thì loại thuốc này rất tốt, hoặc loại dùng làm bằng phân tiết tuyến cũng là một loại thuốc tốt, muốn uống loại thuốc này cần phải có thời gian cách quãng rõ rệt, nhưng chúng tôi đã cho Quibisep uống liên tục những loại thuốc hưng phấn tim, và uống trong một thời gian dài mãi tới khi ông ta đi công tác ở Trung Á mới thôi. Trong ba tháng tám, chín, mười của năm 1934, ông ta tiêm liên tục loại thuốc đặc chế bằng phân liệt tuyến, đồng thời lại uống các loại thuốc kích thích hoạt động của tim. Những cái đó khiến tim ông ta bị đau ngày một nặng thêm với số lần đau dầy hơn. Quibisep bị đau tim như thế mà lại đi công tác ở Trung Á, ở đó ông ta không may bị bệnh cấp tính, bị viêm họng nặng, trong họng có những túi mủ, chỉ còn cách mổ. Sau khi đi công tác ở Trung Á về, viêm họng vẫn chưa khỏi hẳn. Dùng ống nghe tim chứng tỏ tim bị bệnh rất nặng. Trong trường hợp như thế, đáng lẽ nên để ông ta nằm trên giường cấm không được làm việc gì, nhưng tôi đã không làm thế, Quibisep vẫn cứ làm việc. Sau đó ông ta đi đến trụ sở ủy ban nhân dân, tại phòng làm việc của ông ta ở trụ sở ủy ban nhân dân, bệnh tim của ông phát tác. Còn những việc làm của Macsimôp, người thư ký của ông chỉ làm cho ông ta chết sớm mà thôi. Sự việc là mỗi lần Macsimôp gặp tôi đều hỏi tình hình sức khoẻ của Quibisep như thế nào, cái gì có lợi cái gì không có lợi đối với sức khoẻ của Quibisep. Tôi và Macsimôp luôn luôn nói không nên chụp tim, tôi bảo với Macsimôp là Quibisep có thể bị co thắt tim, khi nào đau thì để ông ta nằm yên tĩnh trên giường, thật yên tĩnh, tôi nói rõ với Macsimôp như vậy, nhưng tôi biết Macsimôp sẽ làm ngược lại, vì hắn được Yacôta nói về kế hoạch giết hại Quibisep. Họ đã làm như thế nào? Tôi không biết khi Quibisep bị đau thắt tim, thì bên cạnh Quibisep có Macsimôp còn có ai nữa không, nhưng trong trường hợp như vậy mà những người ở bên cạnh ông ta, lại để ông ta tự về nhà một mình. Quibisep đi xuống bậc thềm, đi qua cửa cuốn, qua trước của phòng khám của bác sĩ trực ban, mà những người ở bên cạnh ông ta, lại không ai gọi bác sĩ đến để khám, ông ta về tới nhà ở tầng ba, thì gặp người nữ phục vụ, người này thấy ông bệnh nặng liền gọi điện thoại cho Macsimôp, sau đó mới gọi điện cho bác sĩ trực ban đến, rồi có người gọi điện thoại cho tôi, nhưng khi tôi đến nơi thì Quibisep đã chết rồi."
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #131 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2010, 04:04:33 pm »

Visinky (sau khi nghe Lêôn thừa nhận, đã dùng thuốc có hiệu lực mạnh, để làm hai người Mizenky và Goocki) "Có lẽ đối với Valian Phêlakiminôvic - Quibisep cũng có thể như thế."

Lêôn: "Huyết áp tăng cao và áp lực của van tim tăng cao, đúng là triệu chứng ban đầu của bệnh tim. Trong trường hợp như vậy cần phải cho rằng mạch máu ở tim đã bị xơ cứng, tim không còn cách nào để có thể hút chất dinh dưỡng nữa. Tim đòi hỏi máu phải lưu thông không ngừng, như cánh tay ta đang làm việc, cần nhiều không khí vậy, nếu không sẽ bị tắc mạch máu. Khi giải phẫu sẽ thấy động mạch ngoài bị tắc, đó là hậu quả của việc co thắt tim, tình hình tắc mạch máu như thế làm cho tim bị co thắt nhanh hơn, mặc dù căn cứ vào tình hình sức khoẻ có thể phán đoán đó là tình trạng sau này, nhưng tiếc rằng chúng tôi mới phát hiện ra."

Visinky : "Rút cục là..."

Lêôn: "là do phá hoại".

Visinky: là hậu quả của những cái gọi là "chữa bệnh ư?".

Lêôn: "là hậu quả của sự phá hoại".

Visinky: Thôi không còn gì nữa.

Tiếp đó Lêôn nói tỉ mỉ về việc Lêôn và Pơlêtơniôp đã nhiều lần gặp nhau. Mỗi lần gặp nhau Pơlêtơniôp đều nhắc lại việc đồng ý tiếp thu mệnh lệnh của Yacôta. "Tôi và ông ta thương lượng nên làm thế nào để (tác dụng phá hoại- ND) giết được Quibisep và Goocki, lúc đó chúng tôi quyết định hạ thủ đối với Quibisep trước. Chúng tôi bắt đầu từ năm 1934, đến tháng 1 năm 1935 thì Quibisep chết". Lêôn với giọng nói tẻ nhạt vô vị, nói lên những lời hình như đã thuộc lòng từ trước, hầu như không phải là nói về mình, như thể nói về người khác vậy.

Sáng ngày 9 tháng 3 năm 1938 toà án quân sự bắt đầu thẩm vấn bị cáo Pơlêtơniốp.

Chủ tịch: "Bị cáo Pơlêtơniôp, mi hãy khai rõ tội của mi đối với chính quyền Xô Viết trước toà. "

Pơlêtơniôp: Mùa hè năm 1934, bác sĩ Lêôn nói với tôi là Yacôta muốn gặp tôi, ông ta nói, Yacôta không phải là nhờ tôi khám bệnh. Lêôn cũng không nói rõ là sẽ bàn về việc gì, nên tôi cũng không biết, nhưng Lêôn nói, trong Chính phủ có sự chia rẽ thành hai phe, ông ta nói, có lẽ Yacôta sẽ nói chuyện với tôi về việc này. Lúc đó Lêôn cũng không nói rõ với tôi người đó tên là gì, họ gì, cụ thể làm gì.

Visinsky : "Khi Yacôta đề nghị anh bí mật mưu sát Quibisep trà Goocki, thì tư tưởng anh thế nào? Lúc đó anh có tư tưởng chống Liên Xô không?"

Pơlêtơniôp: "Có"

Visinky: "Anh có che dấu tư tưởng đó không ?"

Pơlêtơniôp: "Có"

Visinky: "Che giấu như thế nào".

Pơlêtơniôp: "Tôi luôn mồm nói, là hoàn toàn ủng hộ chính quyền Xô Viết".
 
Visinsky: "Trong khi bàn về âm mưu quỷ kế giết hại Quibisep, anh cũng cùng bàn với Lêôn chứ ?"

Pơlêtơniôp: "Vâng tôi cùng bàn với Lêôn".

Visinsky: "Để thực hiện quy kết này, anh với Lêôn thường xuyên cấu kết với nhau chứ ?"

Pơlêtơniôp: "Lêôn làm đến đâu, tôi quan tâm đến đó vì đó là kế hoạch chung của chúng tôi".

Chúng ta hãy tạm chưa xem biên bản tốc ký về việc xét hỏi bác sĩ Kachacôp, ông ta đã nói hết những chi tiết về việc giết hại Mizenky. Chúng ta hãy xem những lời khai của Macsimôp thư ký của Quibisep, ông ta thừa nhận ngay từ năm 1929 đã đứng trên lập trường của phái hữu, từ đó ông ta đã đi theo con đường chống Đảng, chống cách mạng. Để thực hiện sách lược của Trung ương phái hữu, ông ta không những không chống lại chính sách của Đảng mà còn tỏ ra hết sức xa lánh những phần tử phái hữu đã thân bại danh liệt, đang bị khốn quẫn rồi. Tóm lại ông ta đã nguỵ trang, áp dụng thủ đoạn hai mặt.

Macsimôp Quicôpky: Một ngày cuối tháng 8 năm 1934 Enukitchơ gọi điện thoại bảo tôi đến nói chuyện. Cuộc nói chuyện hôm đó, đã có ảnh hưởng lớn tới tôi sau này. Trong buổi nói chuyện đó, Enukitchơ nói: "Nếu phái hữu biết trước thì đã tổ chức một số tầng lớp chống Liên Xô mạnh mẽ nhất, ví dụ như giai cấp phú nông, tổ chức họ lại, thì có thể đã thành công trong công việc lật đổ chính quyền Xô Viết rồi, nếu làm như vậy thì tình hình hiện nay đã khác xa rồi. Về mặt này, thì phái hữu đã lỡ dịp rồi, do đó nay cần phải áp dụng biện pháp cấp tiến hơn, để giành chính quyền". Khi nói tới biện pháp cấp tiến hơn, Enukitchơ còn tiết lộ với tôi là: "Trung ương phái hữu đã bàn với phái Trôtxkit quyết định phải áp dụng hàng loạt các hành động khủng bố đối với các Ủy viên Bộ chính trị. Cần phải làm cho sức khoẻ của họ bị thương tổn để đạt được mục đích đó. Enukitchơ còn nói. Một số bác sĩ của Cục y tế của Điện Kremli đã được chiêu mộ hoặc kết nạp vào việc này. Thủ đoạn làm cho sức khoẻ bị tổn hại này, là thích hợp nhất vì nó có thể làm cho người ta tưởng rằng, do ốm yếu mà đưa đến kết cục bất hạnh, vì thế có thể che dấu được hành động ám sát của phái hữu".
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #132 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2010, 04:07:36 pm »

"Ông", Enukitchơ nói: "Nên tham gia vào hành động ám sát Quibisep; hành động này đã được chuẩn bị sẵn rồi. Bác sĩ Lêôn và bác sĩ Pơlêtơniôp sẽ làm được cộng việc của họ, còn nhiệm vụ của anh là tạo cho họ, có cơ hội để họ có thể thường xuyên đến khám bệnh cho bệnh nhân, để đến nhà bệnh nhân gọi là khám bệnh, mà không bị trở ngại gì, ngoài ra nếu bệnh nhân bị ốm nặng, hay bị một bệnh cấp tính nào đó, thì đừng có gọi bác sĩ vội, nếu cần thì gọi những bác sĩ thường chữa bệnh cho ông ta."

Tôi tuy là một thành viên của phái hữu phản cách mạng, nhưng thực tình khi thấy câu chuyện xoay chuyển một cách nhanh chóng quá như vậy, tôi cũng có phần nào kinh hoảng và bối rối. Tôi không ngờ câu chuyện lại xoay chuyển như vậy, tôi đã cố gắng trấn tĩnh để ông ta nói hết. Enukitchơ sau khi thấy tôi có vẻ lo lắng, ông ta tiếp tục nói: "Ông, rõ ràng là ông chưa đánh giá được hết sức mạnh của phái hữu ở trong nước, tổ chức và thành viên của phái hữu chúng tôi nhiều hơn nhiều so với dự đoán của ông", ông ta lại nói ngay: "Yacôta cũng là thành viên của chúng tôi, ông ta có điều kiện thuận lợi là có thể áp dụng các biện pháp trừng trị ngay những người nào trong mặt trận của chúng tôi mà lại phản lại chúng tôi. Điều này ông ta hoàn toàn có thể làm được với phạm vi quyền lực của ông ta."

Lúc đó tôi chưa biết trả lời thế nào về những lời nói của Enukitchơ, và ông ta cũng chưa nói hết, đành để đến hôm khác. Sau đó ít hôm, ông ta lại đến gặp tôi, lần này có cả Yacôta. Sau cuộc nói chuyện lần trước, lần này lại kéo thêm cả Yacôta chứng tỏ là rất quan trọng. Lần này ông ta chỉ nói đến công tác chuẩn bị sát hại Quibisep thôi. Tôi đã đồng ý tham gia vào sự kiện này. Sau đó sự việc phát triển rất nhanh, kết quả của cái gọi là chữa bệnh, sức khoẻ của Quibisep ngày một sa sút, đến khi Quibisep chuẩn bị đi công tác ở Trung Á. Enukitchơ lại gọi tôi đến và yêu cầu tôi là : "Trong thời gian đi công tác ở Trung Á cần phải mời bác sĩ của Mátxcơva, bác sĩ Lêôn sẽ đi lần này".

Quibisep khi ở Trung Á bị viêm họng, trong họng có những túi mủ, Quibisep không để bác sĩ Mátxcơva mổ, để bác sĩ địa phương Tácken mổ, cuộc mổ lần này thuận lợi, sau khi về tới Mátxcơva bệnh tình của Quibisep lại bắt đầu trầm trọng hơn, nhưng những bác sĩ đã từng khám bệnh cho ông ta vài ba lần đều cho rằng, tình hình sức khoẻ của ông ta có thể vượt qua được.Vì thế tôi đã dùng những lời nói của bác sĩ để động viên an ủi ông ta... cuối cùng thì tai hoạ cũng đã giáng xuống, hôm đó Quibisep đang làm việc, ông ta cảm thấy khó chịu, sắc mặt tái nhợt, rõ ràng đây là triệu chứng phát bệnh. Lúc đó là hai giờ chiều, ông ta về nhà, tôi liền gọi điện cho Enukitchơ nói là Quibisep đã về nhà rồi, bệnh của ông ta rất nặng. Lúc đó tôi đã khẳng định đây là kết quả của việc "chữa bệnh".

Enukitchơ bảo tôi phải bình tĩnh, làm theo yêu cầu của ông ta, không nên mời bác sĩ vội. Lúc đó đã qua khoảng mười lăm đến hai mươi phút. Quibisep lúc hai giờ thì về nhà, đến hai giờ ba mươi phút thì thần chết đã đến đón ông ta. Tôi nhận được điện thoại của người nhà Quibisep gọi tới, nói là bệnh của ông ta rất nặng, vì thế tôi đi gọi bác sĩ, nhưng khi bác sĩ đến thì Quibisep đã chết rồi, muộn quá rồi.

Tình hình thực tế là như vậy, tôi đã nói hết những gì có liên quan tới hành động khủng bố. Hành động khủng bố này là do Enukitchơ và Trung ương phái hữu Yacôta chỉ thị sắp xếp. Tôi đã tham gia vào hành động này, tôi có tội.

Toà án quân sự tối cao họp và đọc bản giám định y học. Bản giám định này viết theo hình thức hỏi đáp, người hỏi là Công tố viên nhà nước, người đáp là Giáo sư Buming một nhà hoạt động khoa học công huân . Dưới đây là trích đoạn của bản giám định y học có liên quan tới cái chết của Quibisep:

Hỏi: "Quibisep thường bị co thắt tim, động mạch xơ cứng có nên cho ông ta uống thuốc Dương địa hoàng với số lượng lớn và kéo dài như vậy không?".

Đáp: "Không, không thể".

Hỏi: "Uống dương địa hoàng với số lượng lớn, thời gian dài, (liên tục mấy tháng) có làm cho số lần co thắt tim nhiều hơn không?"

Đáp: "Đúng, có thể làm cho số lần co thắt tim nhiều hơn" .

Hỏi: "Trong khi bệnh tim phát tác, có nên cho bệnh nhân đi bộ và leo cầu thang không? Có thể cứ để mặc cho người bị bệnh tim, mà không cho gọi bác sĩ được không?".

Đáp: "Tuyệt đối không thể được, mà còn phải cấm, vì nếu không sẽ dẫn tới tử vong, huống chi tình hình đó đã dẫn đến tử vong rồi".

Hỏi: "Căn cứ vào những tình hình đó có thể là xác nhận là phương pháp chữa bệnh cho Quibisep: là cố ý mưu hại làm cho ông ta chóng chết, để đạt mục đích này, các bị cáo đã lợi dụng sự hiểu biết về chuyên môn của mình, hơn nữa còn tìm mọi cách cố ý để Quibisep khi bị đau tim không cấp cứu kịp thời, được không?"

Đáp: "Thật thế, tuyệt đối là có thể cho là như vậy".


Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #133 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2010, 04:10:17 pm »

Tiếp đó, Kiểm sát trưởng Visensky trong lời khởi tố Quicôp và Bukharin đã tham gia vào việc mưu sát Kirốp, Mizenky, Goocki, con của Goocki và Quibisep. Visensky dùng những lời khai của các bị cáo để đánh một cách không thương tiếc đối với Yacôta, nói Yacôta đã dùng những thủ đoạn xảo trá đến cực điểm để giết người, theo lời vị Kiểm sát trưởng này, thì Yacôta là đại diện có trình độ cao nhất của "khoa học" trộm cướp, hắn hơn cả những kẻ có tội ác thối tha nhất từ xưa tới nay. Visensky còn đưa ra hàng loạt những ví dụ về việc không cần đến những loại thuốc độc đặc biệt, mà vẫn làm cho người ta bị chết, nói tóm lại những ví dụ đó, là những kỹ xảo phạm tội. Visensky đầy bụng kinh luân nói một cách có sách vở rằng: Như mọi người đã biết Phêni đệ nhị đã từng sử dụng một loại thuốc độc ngay đến có nghiên cứu tỉ mỉ cũng không thể phát hiện được, loại thuốc độc đó được Phêni đệ nhị gọi là "Đi ngủ dài hạn đi", còn giáo hoàng Clêment đệ nhị đã bị chết, vì khói của cây nến độc, điều này mọi người cũng đã biết. Tiếp đó Visensky nói tới vụ án lớn Phêlaha. Phêlaha đã cho vật hy sinh của mình viêm màng niêm mạc dạ đầy mãn tính rồi chết. Vizenky còn nhắc tới vụ án của bác sĩ Phacme. Bác sĩ Phacme đã dùng loại thuốc làm bằng Asenic và Sitecning với khối lượng, mà y học cho phép để đầu độc chết vật hy sinh của mình.

Visensky đã đi quá xa đề mục, toàn lấy những kinh điển ra làm ví dụ, ông ta đã biến mình thành người thuộc lòng lịch sử của những tên tội phạm, với những âm mưu tàn nhẫn của các nước, ông ta khéo dẫn mọi người đến kết luận là những thủ đoạn mà bọn hung thủ thường dùng là bác sĩ và chữa bệnh, bề ngoài làm ra vẻ chữa bệnh, nhưng thực tế là nhằm đạt được mục đích tội ác của mình. Tiếp đó Visensky đã khéo liên hệ từ những câu chuyện từ đời thượng cổ với hiện tại, rồi nhân tiện nói tới những chi tiết mà bọn tội phạm giết người dùng để ám sát Yênôp. Vụ ám sát này cũng rất xảo quyệt bọn chúng dùng thủy ngân hoà tan trong acid để đầu độc bầu không khí trong phòng làm việc của Yênôp. Mà lúc đó Yacôta đã nhắc nhở là không dùng acid Sulfuric hoà tan thủy ngân, vì acid Sulfuric sẽ để lại dấu vết, có thể làm cháy rèm cửa sổ. Theo chỉ thị của Yacôta, những rèm cửa được ngâm vào trong acid đã hoà tan thủy ngân, như vậy Yênôp ở trong phòng thở hít không khí sẽ bị chết ngay.

Đây là một quỷ kế vô cùng xảo quyệt, hiểm độc, xấu xa, tồi tệ. Đây là quỷ kế do Yacôta bầy ra được những phần tử Trung ương phái hữu Trôtxki cho phép và tán dương. Âm mưu giết hại Misenky, Goocki và Quibisep cũng được bầy đặt tỉ mỉ và bố trí khéo léo. Công tố viên Visensky đã phẫn nộ, khảng khái vạch trần những hoạt động hai mặt, những hành vi vong ân bội nghĩa, giả nhân giả nghĩa của những tên bác sĩ xấu xa này. Visensky nói những tên đê hèn này, trong khi thực hiện những thủ đoạn hèn hạ đó, lại còn mặt dầy không biết ngượng đứng khóc bên giường của những vật hy sinh mà chúng gọi là "chữa bệnh" đó.


Ngày nay, nếu xem lại những bản tốc ký biên bản của toà án đó, thì bất giác cảm thấy mình như đang ở trong một vở kịch giả dối nổi tiếng. Bác sĩ Lêôn già nua đã nhận tội, cuối cùng ông ta đã đau khổ và tội nghiệp, hối hận là đã phạm tội..., ông ta xin toà hãy tha cho mạng sống của ông ta. Giáo sư Pơlêtơniôp hoàn toàn thừa nhận những hành vi tội lỗi của mình, ông là một nhà khoa học nổi tiếng thế giới, một người cần cù chăm chỉ, tuy ở trong tù nhưng cũng phát huy được cái học vấn của mình. Trong thời gian bị giam cầm, chờ ngày xét xử với việc thông thạo bốn ngoại ngữ, ông đã viết được một chuyên đề học thuật dài mười đến mười hai trang. Macsimôp Quicôpky tỏ ý tiếp nhận những trừng phạt đáng có, cuối cùng ông ta đã tự nhận mình có tội phản lại lợi ích của Đảng và lợi ích của Tổ quốc, mà những lợi ích đó, ngay từ khi ông mới mười tám tuổi, ông đã ra sức bảo vệ vì thế ông đã chiến đấu chống lại bọn bạch phỉ và đã bị chúng bỏ tù.

Hai mươi mốt giờ hai mươi lăm phút ngày 12 tháng 3 năm 1938, ủy ban quân sự rời toà vào phòng luận tội, để ra phán quyết. Đến bốn giờ sáng ngày 13 tháng 3 thì họp xong. Thực tế thì đúng như ngày nay chúng ta đã biết, hội nghị (luận tội) chỉ là hình thức, còn phán quyết thì đã được làm từ trước khi mở phiên toà và đã được làm tại văn phòng của cấp cao hơn nhiều rồi. Hai ngày sau khi đọc phán quyết, phán quyết đã được thi hành.

Nửa thế kỷ sau, tháng 1 năm 1988 Nicôncôp tổng kiểm soát trưởng của Liên Xô lúc đó đã không tin vào vụ án này, trước đó, tức năm 1985 Hội nghị của Toàn thể Toà án tối cao Liên Xô đã phán quyết bãi bỏ vụ án này, và không lập án với nhiều bị cáo trong vụ án này. Trong đó có Giáo sư Pơlêtơniôp, của Sở nghiên cứu chẩn đoán công năng. Ông cũng như nhiều người bị hãm hại một cách vô cớ khác đã được triệt để minh oan. Nhưng Lêôn và Macsimôp Quicôpky lại không được ai rửa cái tội xấu xa là "bỏ thuốc độc", mặc dù việc khởi tố họ rõ ràng là vu cáo. Phía Nhà nước vẫn cho rằng, họ có tham gia vào việc mưu hại Quibisep nên đã bị xử tử.


Nicôncôp, Tổng kiểm soát trưởng không tin vào vụ án là vì ông cho rằng, việc khởi tố các bác sĩ và những người khác bầy mưu hãm hại Quibisep chỉ dựa vào những lời khai của bị cáo, dùng tư liệu của bản án này để khởi tố là không đúng, bản phán quyết của Toà án quân sự tối cao Liên Xô cũng không nói lên được chứng cứ nào. Bản khởi tố lại lấy những lời khai của bị cáo để dẫn chứng trong khi lại không có những chứng cứ khác thì không thể là lý do để khởi tố được.

Qua ý kiến của Nicôncôp, Tổng kiểm soát trưởng có thể đưa đến kết luận là: Dự thẩm vụ án Trung ương các phần tử phái hữu Trôtxkit, đã phá hoại một cách thô bạo pháp chế Xã hội chủ nghĩa, nhiều biên bản thẩm vấn bị cáo, biên bản đối chất, và những văn kiện khác có liên quan đến trình tự tố tụng đều là nguỵ tạo. Chúng đã dùng các thủ đoạn uy hiếp, bạo ngược, lừa dối để ép bị cáo làm chứng giả cho mình và cho người khác... không những biên bản thẩm vấn và biên bản nhận tội đã được làm sẵn từ trước, mà còn bị sửa đổi một cách tuỳ tiện.

Phó ủy viên ủy ban nhân dân nội vụ Liên Xô trước đây Phênynôpky vì ngụy tạo nhiều vụ án hình sự và trấn áp người với quy mô lớn, nên ngày 3 tháng 2 năm 1940 đã bị toà án xét xử. Trong bản thanh minh của ông ta ngày 11 tháng 4 năm 1939 có nói: Những người công tác trong ủy ban nhân dân nội vụ Liên Xô sẵn sàng để cho những người bị bắt đối chất, để có thể thảo luận một số vấn đề gì đó và thảo luận việc nên trả lời những vấn đề đó như thế nào. Công tác chuẩn bị sẵn sàng là đọc những lời khai của họ trước đây, đọc những tài liệu có liên quan với người dối chất, sau đó Yênôp gọi những người đó đến chỗ của mình, hoặc ông ta tự đến phòng của các nhân viên trinh sát, hỏi những người bị xét hỏi xem có thừa nhận những lời khai của mình không, Yênôp hình như còn nhân tiện nói với những người bị xét hỏi là khi đối chất có thể có cả những thành viên của chính phủ cũng có mặt. Nếu những người bị bắt cự tuyệt không thừa nhận những lời khai của mình, thì Yênôp sẽ gọi ngay những nhân viên trinh sát tới chỉ thị cho họ hãy làm cho những người bị bắt "nhớ lại", tức là phải làm cho những người bị bắt thừa nhận những chứng cứ nguỵ tạo trước đó.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #134 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2010, 02:33:35 pm »

Họ làm thế nào để có được những chứng cứ giả tạo, điều này có thể đoán được qua bản tuyên bố của Giáo sư Pơlêtơniôp. Pơlêtơniôp sau khi bị tuyên án tù hai mươi lăm năm, ông bị tù ở nhà tù Phêlakimia. Ngày 10 tháng 12 năm 1940 trong bản tuyên bố gửi Bêria, ủy viên nhân dân, ủy ban nhân dân nội vụ lúc đó có nói: "Vì bản khởi tố tôi hoàn toàn là ngụy tạo, vì bạo lực và lừa dối nên tôi bị ép phải "thừa nhận"... mỗi lần thẩm vấn kéo dài 15 đến 18 tiếng đồng hồ, bị mất ngủ, bị bóp cổ, bị đánh đập thậm tệ không thể chịu nổi. Những cái đó làm cho tâm lý tôi thất thường, lúc đó tôi không ý thức được tôi đang làm gì. Tôi khẳng định là tôi không hề có liên quan tới bất cứ một tổ chức khủng bố nào. Trước đây tôi đã nói thế, và bây giờ tôi cũng vẫn nói thế... tôi không thể chết một cách mờ ám. Tôi tuyên bố với toàn thế giới là tôi không có tội. Người không có tội mà bị xử tội chết thì thật khó chịu..."

Pơlêtơniôp ngày 26 tháng 5 năm 1940 viết bản trần thuật cho Kiểm sát trưởng lúc đó là Visenky nói: Lúc tôi không chịu khuất phục, thì một người trinh sát nói với tôi: "Nếu những người lãnh đạo tối cao cho rằng anh sai, thì dù anh có đúng 100%, thì anh vẫn là sai hoàn toàn". Ngày 15 tháng 1 năm 1941 Pơlêtơniôp đang tuyệt vọng đã viết cho Vôrôsilôp một lá thư nói: Tôi vì bị liên luỵ Bukharin, nên bị tù 25 năm, như vậy có nghĩa là thực tế tôi phải ở tù suốt đời trong cái nhà mồ này... người đời chửi rủa, nào tử hình, nào bóp cổ, không được ngủ (trong suốt năm tuần lễ mỗi ngày chỉ được ngủ hai đến ba tiếng) người ta xé rách cổ họng tôi, ép tôi phải nhận, rồi còn bị đánh đập bằng gậy cao su... tất cả những thứ đó giáng xuống đầu tôi, khiến tôi bị tê liệt nửa người. Những kẻ tiểu nhân bỉ ổi và độc địa đó khiến tôi kinh tởm. Đề nghị ông làm thế nào để Liên Xô chúng ta cũng có chân lý như những nước văn minh khác. Chân lý được lan tỏa khắp nơi.

Đúng, chân lý đã được soi dọi, ngày 4 tháng 2 năm 1988, Hội nghị của toàn thể Tòa án tối cao Liên Xô đã xoá bỏ những phán quyết của Tòa án quân sự tối cao 13 tháng 3 năm 1938 đối với Bukhanin, Quicôp và những bị cáo khác trong đó kể cả Lêôn, vị bác sĩ đã "đầu độc", Kachacôp và Macsimôp Quycôpky thư kí cua Quibisep. Toà án chung thẩm sau khi xem xét thảy rằng trong các hành vi của các bị cáo không có yếu tố phạm tội.

Vậy Stalin tại sao lại cần phải có nhận xét là Quibisep, Mizenky, Goocki và con của Goocki bị thuốc độc giết hại? Tướng Aurốp người của ủy ban nhân dân nội vụ trước đây cho rằng, Stalin lợi dụng vụ án "Liên minh phái hữu Trôtxkit" chống Liên Xô để đả kích những nhà phê bình nước ngoài, những nhà phê bình này cứ ngoan cố đưa ra một câu hỏi giống như thế. "Trong hai vụ án đầu tiên của Mátxcơva, cứ nhấn mạnh có mấy chục tập đoàn khủng bố có tổ chức chặt chẽ, nhưng các hành động khủng bố của chúng, chỉ duy nhất có một lần thành công thôi. Có phải là ám sát Kirốp ? Nên giải thích sự thực này như thế nào ?"

Đúng thế, đây chỉ là sự thực của một lần hành động ám sát, nó quá bé nhỏ so với cả một kỳ quan tố tụng với quy mô kếch sù. Muốn trả lời một cách mạnh mẽ bọn khiêu chiến, Stalin cần phải nói lên tên của những người lãnh đạo nằm trong tay của những kẻ âm mưu. Sau một hồi suy nghĩ Stalin đã nhậy bén, giải quyết được ngay vấn đề này. Trong những năm từ 1934 -1936, mấy vị hoạt động chính trị nổi tiếng của Liên Xô do tuổi tác đã chết một cách tự nhiên, trong số đó có người rất nổi tiếng là Quibisep ủy viên Bộ chính trị và Misenky, Chủ tịch Tổng cục bảo vệ chính trị quốc gia, cùng tạ thế trong thời gian đó còn có cả Goocki và người con của Goocki là Macsim Pếtsơcôp. Stalin đã quyết định lợi dụng cái chết của bốn người này để thực hiện ý đồ của mình. Mặc dù Goocki không phải là thành viên của chính phủ, và cũng không phải thành viên Bộ chính trị, nhưng Stalin vẫn muốn tô vẽ ông ta trở thành vật hy sinh của những hoạt động khủng bố của bọn âm mưu. Stalin muốn làm cho nhân dân phẫn nộ và căm thù bọn âm mưu.

Ba vị bác sĩ nổi tiếng chữa bệnh cho Quibisep, Misenky và Goocki, cấp trên đã quyết định giao ba người này cho các nhân viên trinh sát Bộ ủy ban nhân dân nội vụ. Nhưng ba vị bác sĩ nổi tiếng này không phải là Đảng viên, nên kỷ luật của Đảng không thể áp dụng đối với họ. Họ luôn tuân theo đạo đức của giai cấp tư sản kiểu cũ, họ coi việc “không giết người, không làm chứng cứ giả tạo" là khuôn vàng thước ngọc cao hơn những mệnh lệnh của Bộ chính trị. Yênôp xét thấy như vậy. Nên ông ta quyết định trước hết phải đánh đổ ý chí của một bác sĩ nổi tiếng, rồi sau đó lợi dụng lời khai của vi bác sĩ này, để làm áp lực đối với hai vị bác sĩ còn lại.

Tướng Arcôp cho rằng, Yênôp cuối cùng đã chọn Giáo sư Pơlêtơniôp ông là một chuyên gia tim mạch nổi tiếng nhất Liên Xô, tên của ông được nhiều viện y học và các tổ chức chữa bệnh lấy để đặt tên. Để dìm uy tín của Pơlêtơniôp xuống bùn đen trước khi điều tra, Yênôp đã dùng một chiêu rất thâm độc. Một cô gái trẻ với danh nghĩa là người ốm đến nhờ Giáo sư chữa bệnh, người con gái này thường được bộ ủy ban nhân dân nội vụ dùng để chuốc rượu lôi kéo những nhân viên công tác của các đoàn đại biểu nước ngoài, sau một vài lần đến nhờ Giáo sư chữa bệnh, cô ta làm toáng lên, rồi đi kiện với cơ quan kiểm soát, nói là ba năm trước Pơlêtơniôp khi khám bệnh cho cô ta đã lên cơn dâm loạn, nhẩy vào ôm cô ra, rồi cắn vào vú cô ta.

Pơlêtơniôp bưng bít, không biết là cô gái này là do bọn ủy ban nhân dân nội vụ ngầm sai tới, và cũng không biết tại sao cô ta lại vì cớ gì mà bêu xấu mình như vậy, ông cảm thấy rất khó hiểu. Ông muốn đối chất để có thể từ miệng cô gái tìm ra được cái gì để giải thích cho cái hành vi quỷ quái này chăng, nhưng cô gái vẫn cứ nhất mực nói ra những điều cô gái đã nói. Lúc đó các tờ báo lớn hầu như ngày nào cũng đáng những bản quyết nghị của các tổ chức y tế ở các tỉnh thành phố lên án Pơlêtơniôp, chỉ trích Pơlêtơniôp bôi nhọ sự nghiệp y học Xô Viết. Trong những bản quyết nghị loại đó đều có chữ ký của các bạn bè và học sinh của Giáo sư. Đó chính là hiệu quả mà Bộ ủy ban nhân dân Bộ Nội vụ muốn có. Pơlêtơniôp bị chỉnh không mở mày mở mặt được, thậm tệ đến mức, thân bại danh liệt. Đúng lúc này, ông lại bị giao vào tay các trinh sát của Bộ ủy ban nhân dân nội vụ, ở đây có biết bao sự việc còn tệ hại hơn đang chờ đợi ông - ông bị gán tội đồng phạm trong vụ án "bác sĩ mưu sát" do Yacôta sắp đặt và Lêôn là thủ phạm.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #135 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2010, 02:37:41 pm »

Trong câu chuyện truyền kỳ do Yênôp biên soạn thì Yacôta đã gọi các bác sĩ đến phòng làm việc của ông ta để uy hiếp, ép họ phải dùng phương pháp không chính đáng để đưa người bệnh nổi tiếng của mình đến chỗ chết, vì sợ Yacôta nên các bác sĩ đã đồng ý.

Tướng Aurôp viết: "Câu chuyện truyền kỳ này hoang đường tới mức chỉ cần nêu một câu hỏi, cũng đủ làm cho nó bị phá sản. Câu hỏi đó là, tại sao các bác sĩ được người ta kính mến này, lại phải mưu sát theo yêu cầu của Yacôta ? Các bác sĩ có thể kịp thời báo cho người bệnh có quyền lực của mình biết về âm mưu của Yacôta, những người bệnh này có thể báo ngay cho Stalin và chính phủ biết. Ngoài ra các bác sĩ không những có thể báo cho những người mà Yacôta chỉ định giết chết biết về sự cấu kết của hắn mà họ còn có thể trực tiếp báo cho Bộ chính trị biết nữa. Pơlêtơniôp có thể báo cáo với Môlôtôp, còn Lêôn làm việc ở trong Điện Kremli có thể trực tiếp báo cáo được với Stalin".

Visinky căn bản không đưa ra được một chứng cứ nào đối với các bác sĩ. Đương nhiên là, tự các bác sĩ cũng có thể dễ dàng đánh đổ việc khởi tố của vụ án mưu sát này. Thế nhưng trước Tòa họ lại phụ họa với Visinsky và họ lại nói đúng là họ đã kê đơn thuốc theo chỉ ý của người lãnh đạo âm.mưu, tuỳ liều lượng thích hợp, nhưng phương pháp dùng thuốc của mình lại làm cho người bệnh của mình chóng chết hơn. Các bị cáo lúc đó không thể khai thác được vì có người đã ngầm báo với họ là việc cứu họ không phải là phủ nhận rằng, mình không có tội, mà ngược lại là phải nhận hết tội và hối hận.

Như vậy là ba vị nhân sĩ không Đảng phái, ba vị bác sĩ chưa từng tham gia chính trị này đã bị lợi dụng. Mục đích của việc lợi dụng này là để chứng tỏ ý kiến của Stalin nói trước đây là chính xác; là để toàn thế giới tin tưởng rằng âm mưu của bọn khủng bố thực hiện được, chỉ có một vụ mưu sát Kirốp mà thôi. Đó là kết luận của tướng Aurôp của Bộ ủy ban nhân dân nội vụ trước đây.

Nhưng ba năm sau khi toà án đã minh oan cho vị bác sĩ giết người và Macsimôp, người thư ký của Quibisep cũng tức là tháng 1 năm 1991 báo chí Liên Xô đã đăng một bài dài trong đó có nói rõ ràng là Quibisep bị đánh thuốc độc chết là sự thực, đó không phải là do tên đầu sỏ của "Liên minh các phần tử phái hữu Trôtxki" chống Liên Xô giao nhiệm vụ này mà là "Khơba đã giết cha tôi" Tuần san "Tin nhanh phương Đông" dùng đề mục đậm nét nổi bật này để đăng bài viết dài của Phêlakimia, con trai của Quibisep.

Tác giả Phêlakimia viết: "Stalin đã giết hại cha tôi đó là sự thực không còn nghi ngờ gì nữa, mà niềm tin này được xây dựng trên cơ sở phân tích sự thật. Vậy sự thật đó là gì? Kirốp, Quibisep và Blôngtai không chỉ là tâm đầu ý hợp với nhau ở trong Đảng, mà còn là bạn chiến đấu của nhau trong thời nội chiến, mà ba người này còn là bạn thân thiết của nhau. Có nhiều ý kiến và suy đoán về cái chết của ba người này, ba người này có chức vụ cao trong Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô và có uy tín rất cao, khác với những người khác, ba người này từ trước tới nay chưa tham gia bất cứ một phe phái chông đối nào, danh tiếng của họ là thật sự và hoàn toàn tốt đẹp và khác với Stalin, là ba người đều có tài diễn thuyết tuyệt vời, họ có thể diễn thuyết ngay tại những cuộc họp đông người không cần phải chuẩn bị".

Con của Quibisep còn giữ được một tấm ảnh rất có giá trị, qua tấm ảnh này có thể phán đoán được là tình bạn của ba người rất vững chắc. Ba khuôn mặt chân thật, cương nghị, ba cái trán cao, ba khuôn mặt tươi cười, đều có sức truyền cảm mạnh mẽ. Tuần san "Tin nhanh phương Đông" đã khéo léo trưng bày bức tranh này: Trên bức tường Điện Kremli, có bức ảnh ba người, bên trên bức ảnh có khắc tên tuổi, ngày sinh, ngày mất của ba người. Những chỗ để tro hài cốt của ba vị này, không xa rời những hộp tro của những người bạn khác, những hộp tro hài cốt được đặt thành hàng chữ "nhất", người nào chết trước, thì hộp đựng tro của người đó được cho vào trước.

Số phận bi thảm giáng xuống đầu Kirốp trước, Phêlakimia con của Quibisep cho rằng Kirốp chết vì tay tên Lêônit Nicôlaiep gian tế của Tổng cục bảo vệ Chính trị quốc gia ủy ban nhân dân Liên Xô, mà Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô (B) lần thứ XVII hầu như đã đẩy sự kiện này đến sớm hơn. Nguyên do là trong cuộc bầu cử của Đại hội này Kirốp đã được nhiều phiếu hơn Stalin; do đó Kirốp chắc chắn sẽ trở thành Tổng bí thư, vì thế ông ta đã bị sát thủ giấu mặt giết hại, người thứ hai là Quibisep. Trong bài này, con của Quibisep đã viết: "Khi sắp sửa họp Đại hội lần thứ VII Quibisep chuẩn bị đọc báo cáo về tiến trình thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ hai, về xây dựng nền kinh tế quốc dân trước Đại hội. Ông đã chủ trì cuộc Hội nghị cuối cùng trước ngày khai mạc Đại hội VII, đó là Hội nghị ủy ban lao động Quốc phòng họp ngày 23 tháng 1, sáng sớm ngày 25 tháng 1 ông đã làm việc tại Bộ ủy ban nhân dân. Văn kiện mà ông ký lần cuối cùng là quyết định mở rộng trại Đội thiếu niên Tiền phong "Antai" , sau đó là ngày bất hạnh đã xảy ra những điều rất kỳ quái và không hợp lô gích chút nào. Buổi sáng bác sỹ kê đơn thuốc để hạ độc, đến trưa đã phát huy tác dụng, lúc đó cha tôi cảm thấy mình khó chịu nên ông đã đề nghị hoãn việc tiếp kiên phi hành đoàn của bộ đội Sênêkin, ông nói là phải về nhà nghỉ, đến năm giờ sẽ lại đến, Nhưng Macsimôp, người thư ký riêng của ông lại không đưa ông về, cũng không gọi bác sỹ."

Tiếp đó, con của Quibisep miêu tả một số chi tiết đã biết, những chi tiết này Elêna đã kể ở hồi ký và trong tài liệu tố tụng của vụ án năm 1938, cũng đã nói đến rồi, không có gì mới, nên chúng tôi không nhắc lại nữa, ở đây chúng tôi chỉ trích dẫn một số luận cứ và chứng cứ mà các văn bản tư liệu khác không có. Người con cửa Quibisep trong bài viết có nêu câu hỏi: "Hành vi của Macsimôp tại sao lại kỳ quái như vậy? Tháng 4 năm 1934, Macsimôp đã dựa vào lý do giả tạo để thay thế người thư ký cũ của Quibisep là Mikhaiin Phêtơman. Thay đổi thư ký có nghĩa là âm mưu câu kết ám hại Quibisep đã bắt đầu khởi động, Quibisep đã tỏ ra kịch liệt phản đối việc thay đổi người thư ký đã làm việc bên cạnh ông nhiều năm. Nhưng kháng nghị của ông cũng không có kết quả." Qua bài viết này của con Quibisep, có thể kết luận như sau: Theo chỉ thị của Stalin, Macsimôp được cắm vào bên cạnh Quibisep. Sau đó Macsimôp cũng như các vị bác sỹ, đều bị xử bắn năm 1938. Đó là giết người để bịt khẩu, nhằm che dấu hành vi khủng bố.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #136 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2010, 02:44:23 pm »

Để chứng minh Quibisep và Kirốp đều là những người có tên trong sổ đen. Phêlakimia còn nhớ lại được một sự kiện là: Một hôm cả nhà Quibisep ngồi trên xe đi trên đường quốc lộ Lêningrát đến biệt thự ở Mônôtrotca. Hàng ghế phía sau có một nhân viên công tác ở ủy ban kế hoạch nhà nước Liên Xô. Quibisep mời anh ta cùng đi định kết hợp khi nghỉ ở biệt thự sẽ tranh thủ làm việc. Phêlakimia nhớ lại nói: Tất cả chúng tôi vui vẻ lên đường nhưng tôi thấy người bạn đồng hành với chúng tôi thần sắc có vẻ khác thường, ông ta luôn luôn nhìn lại sau. Đột nhiên ông ta thấy một chiếc xe đang đuổi theo xe của chúng tôi, bấm đèn pha chói mặt, ông ta vội vàng kêu lên: "Dừng xe! Đèn đỏ! Dừng ngay!" Người lái xe vội vàng hãm phanh, xe chưa dừng hẳn ông ta vội vàng đã mở cửa xe nhẩy ra rơi vào rãnh nước bên đường. Chiếc xe đuổi theo chúng tôi lao vút sạt qua xe của chúng tôi rồi mất hút trong đêm tối, chẳng ai còn nhớ là đã xảy ra điều gì. Người đồng nghiệp của cha tôi lóp ngóp bò lên đường, ông ta vừa lắp bắp vừa chống chế, vừa chui vào xe. Sau khi đến biệt thự, cha tôi mời ông ta đến thư phòng sau khi vào phòng ông ta còn cài then cửa. Một giờ sau cha tôi đi ra, trông ông có vẻ lo nghĩ và buồn bực. Vị cán bộ công tác ở ủy ban kế hoạch nhà nước này rời đây về Mátxcơva ngay, từ đó về sau không thấy ông ta nữa.

Phêlakimia, con của Quibisep đoán, có lẽ họ muốn ám sát cha tôi, cũng có lẽ họ muốn gây ra một vụ tai nạn ô tô hoặc trực tiếp bắn vào xe của chúng tôi. Còn một khả năng nữa là người cùng đi với gia đình tôi, cũng là đồng bọn của họ, nhưng tới khi lâm trận lại run sợ. Sau đó người này có thú nhận với Quibisep hay không, thì không biết. Sự kiện này quả là điều bí mật đối với cả nhà Quibisep, nhưng dù sao sự kiện này cũng là điềm báo trước của một bi kịch. Phêlakimia đến nay vẫn tin như vậy.

Vậy vì sao Stalin lại có ác cảm với Quibisep? Phêlakimia cho rằng Stalin thường có thành kiến và nghi ngờ đối với nhưng người xuất thân từ những gia đình quý tộc và được giáo dục tốt như cha tôi. Nhưng mấu chốt không phải là ở chỗ đó mà chủ yếu vì Quibisep đã yêu cầu Trung ương thành lập một Ban điều tra về cái chết của Kirốp vì thế Stalin hận Quibisep.

Như mọi người đều biết, yêu cầu Trung ương thành lập một Ban chuyên môn có quyền ngang với cơ quan trinh sát để xét hỏi hung thủ sát hại Kirốp và những người bị bắt khác. Yêu cầu này do Blôngtai đưa ra còn Quibisep thì muốn cố gắng thành lập ủy ban này. Đây là điều mới nghe thấy lần đầu tiên, vì Quibisep trước đây vẫn được coi là người của Stalin, Stalin rất thích Quibisep, Quibisep làm công tác Đảng ở thành phố, rồi được đề bạt lên cấp tỉnh, năm 1922 lại được đưa vào làm bí thư Ban chấp hành Trung ương, năm 1924 lại được trở thành một trong cái gọi là "tổ bảy người” của cơ quan quyền lực Trung ương. Trong tổ bảy người này ngoài Quibisep còn có Bukhanin, Zinôviép, Gamichep, Ricôp, Stalin và Tômsky. Đều là những nhân vật lớn cả! Rõ ràng là Quibisep lên nhanh như vậy, có lẽ là nhờ sự bảo trợ của Stalin, vì thế cho tới khi Quibisep qua đời trong Ban lãnh đạo này cũng chỉ còn có hai người là Quibisep và Stalin. Cảm kích công ơn đề bạt của Stalin, Quibisep cho tới lúc chết, vẫn là người chấp hành trung thành ý chí của Stalin, đó là quan điểm của các quan chức nghiên cứu lịch sử. Việc phân cộng công tác giữa Quibisep và Stalin rất rõ ràng, phối hợp rất ăn khớp, hai người như cùng ngồi trên một chiếc xe có hai chỗ vậy, Stalin chỉ đi hướng nào, Quibisep ra sức lái xe đi hướng đó.

Có thể còn có một Quibisep khác, mà người ta không biết? Giống như một tín đồ đã bị lừa vào trong một giáo lệ rồi, thân hình thì để ở trong giáo lệ còn trái tim lại nghĩ về thế giới bên ngoài khác. Một mặt, Quibisep hoàn toàn thuận theo và phục tùng chỗ dựa vững chắc của mình, còn nói theo từng câu, từng chữ của Stalin, nói Kirốp bị bọn phỉ Trôtxki - Zinôviep sát hại (chúng ta hãy nhớ lại bản báo cáo cuối cùng đọc tại Đại hội Xô Viết lần thứ bảy của Quận Mátxcơva ngày 7 tháng 1 năm 1935); mặt khác do nhiều chiến sĩ lão thành cách mạng nổi tiếng liên tiếp bị bắt và bị tuyên án là bọn âm mưu và phần tử Trôtxki làm cho Quibisep cảm thấy không yên và phẫn nộ. Có ý kiến nói, Quibisep đã từng công khai tuyên bố. Tình hình bên trong của vụ ám sát Kirốp và phương pháp điều tra vụ án này đáng nghi ngờ, vì vậy ủy ban Trung ương nên thành lập một ủy ban đặc biệt. Nhà văn Kharpôp trong cuốn "Nguyên soái Giucôp" đã lấy câu này làm dẫn chứng, trong sách ông viết: Kiến nghị thành lập một ủy ban được nêu ra tại Hội nghị Bộ chính trị cuối tháng 12, sau một tháng tức ngày 25 tháng 1 năm 1935 thì Quibisep bị chết đột ngột, buổi sáng còn làm việc, đến chập tối vừa uống thuốc xong khoảng nửa tiếng thì đã ra đi rồi. Lúc đó thông báo chính thức của Nhà nước nói là vì tắc mạch máu. Mãi khá lâu sau đó, đến khi xét xử Bukhanin, thì "đột nhiên phát hiện" Quibisep chết vì thuốc độc. Cái tội này đương nhiên được gán cho bọn tay chân của Zinôvich Bukhanin, vì thế chúng ta có thể kết luận: "Nhà văn Kharpôp cho rằng ý kiến Quibisep bị hạ độc là có thực. Có điều ông ta nghi ngờ Bukhanin và Zinôviép có tham gia vào vụ này hay không thôi".

Thần thoại khiến ý thức của chúng ta bị xơ cứng, vì thế chúng ta rất khó tin là Stalin cũng có lúc bị phê bình. Sự thực thì phản đối Stalin không chỉ là thành viên của phái phản đối. Việc ra sức ca ngợi công đức và cố ý thổi phồng Stalin, khiến những người ở xung quanh Stalin cũng có khối chuyện truyền kỳ. Lâu dần những câu truyện truyền kỳ đó trở thành một khối đá vững chắc to lớn không thể đánh đổ được. Đưa vị lãnh tụ lên cao vút, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Ví dụ nhà văn Kharpôp đã nói tới Hội nghị Bộ chính trị cuối tháng 9 năm 1934, đã xảy ra náo kịch hoặc là chính vì có chuyện náo kịch đó nên nó đã thúc đẩy những sự kiện sau đó liên tiếp xảy ra. Sau Hội nghị này, Stalin đại thể đã hạ quyết tâm để mình không còn gặp những nguy hiểm như vậy nữa.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #137 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2010, 02:46:48 pm »

Náo kịch đó là: Bộ chính trị thông qua Quyết nghị về việc hiện đại hoá quân đội với quy mô lớn. Quyết định này được bảo mật nghiêm ngặt. Nhưng không lâu sau Hội nghị đột ngột nhận được tin tình báo cho biết, Cơ quan tình báo nước ngoài, nhất là cơ quan tình báo của Đức đã nắm được quyết định này và đang gấp rút thám thính xem quyết định này được thực thi ra sao.

Tukhasepky phụ trách việc hiện đại hoá quân đội đã ra lệnh điều tra xem, ai đã tiết lộ tin bí mật này. Kết quả điều tra cho thấy, chính bản thân Stalin đã tiết lộ tin tức. Trong khi đàm phán chính thức với đoàn Đại biểu Tiệp Khắc, Stalin đã khoe khoang, ông ta nói dưới sự lãnh đạo của mình, Hồng quân đang tiến hành cải cách, không những có thể đưa lực lượng vũ trang Xô Viết lên ngang bằng trình độ của của quân đội các nước Châu Âu, mà còn vượt qua quân đội của châu Âu. Stalin định vơ công lao hiện đại hoá này cho cá nhân mình.

Tukhasepky sau khi điều tra được tin này, đã báo ngay cho Quibisep, Quibisep liền điện báo cho Blôngtai, Blôngtai sau khi biết Stalin làm việc này, chỉ nói có từ "con lừa" ông ta đồng ý với ý kiến của Quibisep cho rằng, cần phải mang vấn đề này của Stalin ra thảo luận tại Hội nghị không chính thức của Bộ chính trị, Quibisep chủ động đảm nhiệm việc thu thập những căn cứ cụ thể của việc phê bình Stalin để trình bày trước Hội nghị.

Tukhasepky cùng Quibisep và Blôngtai nói chuyện về việc này vào trung tuần tháng 9 năm 1934. Để cuối tháng thì Bộ chính trị họp Hội nghị bí mật. Tại Hội nghị này, Stalin không những không thể bình tĩnh để nghe nhiều vấn đề không lấy gì làm vừa lòng mà còn đột nhiên cảm thấy địa vị của mình đang bị lung lay. Nếu không có Môlôtốp bỏ phiếu trắng khi biểu quyết và nếu không có Calinin nhân hậu hiền lành cố gắng điều đình thì Stalin đã bị xử lý rồi.

Đúng như chúng ta đã thấy, quan hệ giữa Quibisep và Stalin không phải là không có khúc mắc. Không nên bỏ qua việc trong thời kỳ nội chiến Quthisep đã từng giữ chức ủy viên chính trị và ủy viên ủy ban quân sự cách mạng trong Tập đoàn quân số 1 do Tukhasepky chỉ huy, ủy viên chính trị và Tư lệnh Tập đoàn quân đã xây dựng được mối quan hệ hữu nghị tư nhân rất vững chắc. Nếu Quibisep có thể sống được tới khi xảy ra vụ án "âm mưu quân sự”, thì ai có thể biết được số phận của ông sẽ như thế nào? Stalin đa nghi khẳng định là còn nhớ ai đã là chức ủy viên Chính trị bên cạnh đối thủ đã từng tranh giành chức chỉ huy quân sự của mình trước đây? Ai đã cùng Tukhasepky ký tên vào Bản kế hoạch mệnh lệnh tác chiến và chống đột kích?

Năm 1925 Blôngtai tạ thế. Trong thời kỳ nội chiến Blôngtai đã từng chỉ huy tập đoàn quân, và Phương diện quân ủy viên chính trị và ủy viên quân sự cách mạng của Tập đoàn quân và Phương diện quân do Blôngtai chỉ huy đều là do Quibisep đảm nhiệm. Blôngtai đi đâu Quibisep đi tới đó. Blôngtai đến Buhara thì Quthisep cũng lập tức đến ngay Buhara với danh nghĩa đại biểu toàn quyền của Nước cộng hoà nhân dân Xô Viết. Blôngtai, Chủ tịch ủy ban quân sự cách mạng, ủy viên nhân dân Hải quân Liên Xô chết một cách ly kỳ khiến Quibisep bị choáng váng và đau đớn vô cùng. Ngày 1 tháng 12 năm 1934 vụ ám sát Kirốp trong cung Sưmônnưi súng nổ, Kirốp rời bỏ trần thế. Quibisep và Kirốp đã cùng nhau kề vai sát cánh bảo Attrakahan hầu như đã bị đốt thành tro bụi, nhưng họ vẫn không chịu để mất thành phố này vào tay các phần tử Côdắc và phần tử Đenikin, hai người đã kết thành bạn thân tình trong hoàn cảnh đó. Hàng trăm hàng ngàn những người bạn chiến đấu cấp bậc thấp hơn Quibisep người nọ kế tiếp người kia rời bỏ cương vị chiến đấu. Ai có thể dự đoán được rằng, nếu Quibisep còn sống liệu có thể thoát được sự chà xát của chiếc máy của bộ máy tuốt hạt tanh máu được mở hết công suất, với những tiếng ầm ầm suốt những năm 1937, 1938 không? Cũng cần biết rằng, có biết bao những tư liệu nhằm bôi nhọ Quibisep, nhưng nếu chỉ cần tiếp xúc với Tukhasepky thì nó sẽ trở thành đen đủi, càng không cần nói gì tới vấn đề liên hệ với những phần tử Trôtxki nữa.

Môlôtốp quá cố, năm 1973 trong hồi ký của mình ông đã không cố ý nói về những sai sót của Quibisép. Môlôtốp đã tỏ ra còn nhớ rất rõ một số sự kiện. Cuốn "140 lần nói chuyện với Môlôtôp" xuất bản năm 1991. Tác giả Siep đã có một số đối thoại với Môlôtốp như sau: Tác giả hỏi: "Quibisep và một số người không bằng Môlôtôp, không bằng Sêcôp có phải không?" Môlôtốp đã khiêm tốn thừa nhận là: "Không phải, ông ta đương nhiên là mạnh hơn những người đó. Trình độ văn hóa của Quibisép khá cao, ông ta đọc nhiều sách, ông ta là một nhà tổ chức xuất sắc, nhưng ông ta có liên hệ với những phần tử Trôtxki. Vì ông ta không biết rõ phương hướng, không thấy được ý nghĩa của cuộc đấu tranh chống Trôtxki. Vì ông ta cho rằng những phần tử Trôtxki đều là những nhân vật ưu tú, chỉ có điều có sự phân biệt đối xử mà thôi. Chỉ cần họ sửa chữa những sai lầm, nếu họ còn có chức vị thì vẫn nên sử dụng họ. Trôtxki đã nói khá nhiều lời tốt đẹp, do đó Trôtxki là người tốt. Đó, chính là khuyết điểm của Quibisép".

Trong thời đại đó, khuyết điểm này của Quibisép thì không thể tha thứ được, cũng như nhiều người Bônsêvích khác cũng vì khuyết điểm loại này mà không thể tha thứ được. Được tha thứ là khuyết điểm khác của Quibisép, tức là cái khuyết điểm mà Stalin nắm được, nhưng đối với cái khuyết điểm loại này của Quibisep, thì Stalin lại cố ý tha thứ thậm chí còn khuyến khích nữa. Để "lý giải" bộ phim tài liệu do Xưởng phim tư liệu Samala quay, trong đó có một đoạn nói: Trong mấy ngày cuối cùng của cuộc đời Quibisep ông ta thay đổi rất nhiều, lưng gù, đôi mắt ngơ ngác mất thần, tim luôn muốn đau nhói. Lúc đó ông ta mới 47 tuổi, thân thể ông bị tổn hại quá sớm, đó là vì ông uống nhiều rượu quá thậm chí nát rượu. Về chuyện này Phêlakymia đã từng kiên quyết bác bỏ, nhưng anh cũng không phủ nhận có lúc cha anh cũng như những người Nga bình thường khác, mỗi khi ngày Tết hoặc ngày Hội hoặc lúc tiếp khách, ông cũng có uống một chén, nhưng bất kể là thế nào, ông cũng không bao giờ uống say, không như Stalin thích làm cho người khác say túy lúy.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #138 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2010, 02:49:27 pm »

Con trai của Quibisep chào đời trong một nhà tù một năm trước ngày Cách mạng Tháng Mười, anh đã phải chịu nhục nhã khổ sở sau khi cha chết, gia đình anh đã phải chuyển nhà từ Điện Kremli đến một khu phố bên bờ sông, anh đã cảm thụ được tâm tình của những tiếng giầy và tiếng gõ cửa dồn dập, anh đã thể nghiệm được cái tâm lý hốt hoảng lo sợ của bà mẹ. Mẹ anh tên là Valiea sinh năm 1908 bà là Đảng viên, trong phòng khách của bà lúc nào cũng để sẵn chiếc va li đựng đầy những vật dụng cần dùng để đề phòng khi bị bắt có cái dùng. Đối với người đã từng phải chịu biết bao đau khổ như vậy mà nói, thì cảm tình của một người con như anh là điều có thể thông cảm. Năm 1990, Tạp chí "Người cộng sản" số 11 đăng mấy bức thư của Stalin, năm 1969 Môlôtốp giữ lại tủ hồ sơ lịch sử Đảng. Trong đó có hai bức thư nói về cái khuyết điểm chết người của Quibisep. Trong lá thư Stalin viết cho Môlôtốp ngày 1 tháng 9 năm 1933 nói: "Phải thừa nhận rằng, tôi (còn có Vêrôsilôp) rất không vừa ý, vì anh đi một cái là nửa tháng trời, không phải là chúng ta đã bàn có kế hoạch nghỉ hai tuần rồi sao... cái này cũng dễ hiểu, không thể giao công tác của Bộ chính trị và ủy ban nhân dân cho Quibisep (anh ta hay say rượu) và Caganôvich..." Và trong một lá thư khác ngày 12 tháng 9 Stalin lại nói tới việc này... "Tôi có một số điều không tiện nói, vì có liên quan tới tôi, anh hãy về sớm đi. Nhưng nếu tôi không gọi anh về, thì rõ ràng là công tác của Trung ương sẽ do một mình Caganôvich sẽ nắm trong một thời gian dài (Quibisep có thể say rượu). Như vậy thì Caganôvich sẽ phải chạy đi chạy lại giữa công tác của trung ương với công tác của Địa phương, do đó trong công tác sẽ khó tránh khỏi khinh suất..."

Như vậy không phải là Stalin cố ý phao tín đồn để nhằm mục đích hạ thấp uy tín của Quibisep (Những thư này mãi tới năm 1990 mới công bố). Tác giả và Môlôtốp trao đổi cũng chính là về vấn đề này. Siep hỏi Môlôtôp: "Bukhanin có hay uống rượu không?" Môlôtốp trả lời theo chúng tôi cho là rất thành khẩn: "Không, trái lại Licốp lại thích uống rượu, bên cạnh Licốp lúc nào cũng có chai rượu vôtca mạnh, lâu năm. Lúc đó có một loại rượu Vôtca nhãn hiệu "Licốp” , Licốp vì thế mà nổi tiếng. Bọn chúng tôi đều uống rượu uống kiểu đồng chí. Tôi lúc trẻ uống rất khỏe. Stalin uống rượu thuận theo lẽ tự nhiên, còn Quibisep thì thích uống rượu, Quibisep đáng yêu! Ông ta còn làm thơ, ông ta là một người tốt, một người rất tốt, còn Kirốp là một người phi phàm!”.

Nay lại nói tới Ôlêga người vợ thứ hai của Quibisep, bà cũng đã từng nói với Siep về cái thói quen chết người này của chồng, theo lời bà chính vì thích thú này đã làm cho Quibisep chóng chết.

Trước cách mạng Quibisep đã bị bắt tám lần, ba lần bị đưa ra tòa xét xử, bốn lần bị đi đầy ở Sibêri. Sau cách mạng ông đảm nhiệm nhiều chức vụ của Đảng và Nhà nước: Chủ tịch Hội đồng kinh tế Quốc dân Tối cao Xô Viết, Chủ tịch Ủy ban kế hoạch nhà nước Liên Xô, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng nhân dân Liên Xô. Thế nhưng mặc dù đã có nhiều công lao kiệt xuất trước cách mạng, sau cách mạng ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng như vậy, nhưng cũng không cứu nổi những người anh em, không thể giúp họ tránh được đàn áp. Người anh cả Anatôny bị lưu đầy đi thành phố thanh niên ở bên bờ sông Amua, người anh thứ hai Nicôlai, ông là Quân đoàn trưởng trên ngực có bốn Huân chương quả trám và được thưởng bốn Huân chương Quân kỳ Đỏ vì bị vu cáo tham gia âm mưu giết hại Kirốp nên năm 1938 bị xử bắn. Lúc đó phán quyết một Tư lệnh quân khu ngoại Cápcadơ, tử hình một anh hùng thời kỳ nội chiến, tổng cộng chỉ hai mươi phút đồng hồ. Quibisep người có địa vị thứ ba của Liên Xô cũng không thoát khỏi số phận này, ông là người nổi tiếng nhất trong số mười một người con của cha ông. Cha ông là Vơlađimia Acôplêvích là một nhà quý tộc, với hàm Trung tá đã từng là Đội trưởng của thành phố Khôseetats.

Quibisep ngay từ ngày mới lọt lòng đã có lắm chuyện truyền kỳ rồi. Người em Quibisep là Misa (Misa sau này bị một bạn học cùng khoá sĩ quan dự bị vô ý bắn chết) nói với Valia (tên Quibisep lúc còn bé) là: Tôi nghe lỏm cha mẹ nói chuyện với nhau là Valia nhặt được của người ăn mày. Quibisep đã tin lời Misa, bản thân Quibisep cũng nghe nhiều người nói anh ta không giống một chút nào với những người trong gia đình. Lúc đó Quibisep thường muốn thoát khỏi cảnh này nên ngày càng lo nghĩ đến kém ăn mất ngủ, vì thế nên đã ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý.

Khi Quibisep vĩnh biệt thế gian cũng có nhiều điều bí mật khó lường, sau khi chết rồi ông ta cũng không thuộc về mình, cũng không thuộc về vợ, lại càng không thuộc về con ông. Tên của ông thường bị những phần tử đầu cơ chính trị dùng để đạt mục đích của chúng - Có lúc dùng để tiêu diệt kẻ thù, có lúc dùng để kết giao bạn mới. Quibisep dưới chín suối tiếp tục trung thành phục vụ chế độ đã nuôi dưỡng mình.

Trước đây không lâu, thành phố Quibisep lại lấy lại tên cũ của mình - Thành phố Samara. Đại lộ Quibisep ở Mátxcơva đi đến Điện Kremli cũng được lấy lại tên cũ, chỉ còn một ngõ nhỏ bên cạnh đó vẫn gọi là ngõ Quibisep. Cái ngõ này còn giữ tên Quibisep, có lẽ để cho người đời sau nhớ lại con đường quyền lực mà các nhà chính trị thời đại đó đã đi? Hoặc là để cảnh tỉnh và cảnh cáo những nhà chính trị của thời đại mới?
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #139 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2010, 02:53:07 pm »

CHƯƠNG 12
TRÊN ĐƯỜNG RỜI KHỎI KHARCỐP

Nước mắt người Đội trưởng cảnh vệ Điện Kremli - Sveclốp và Grôsêkin Sveclốp và Côdắc sông Đông - Bí mật về cái chết của Sveclôp.

Ngày 16 tháng 3 năm 1919, Paven Manicôp - Đội trưởng cảnh vệ của Điện Kremli quyết định kiểm tra tình hình chuẩn bị tại đại sảnh trụ sở Ban chấp hành Trung ương toàn Nga, vì ngày mai Đại hội Đảng lần thứ VII sẽ họp tại đây. Công tác chuẩn bị đã xong, không còn chỗ nào khiến người ta không yên tâm nữa. Trên tường treo la liệt những bó hoa xanh đỏ, cờ đỏ phấp phới, biểu ngữ loá mắt, trên bàn chủ tịch trải những khăn trải bàn đỏ tươi, cả hội trường tràn đầy không khí của ngày hội.

Tất cả hầu như đã sẵn sàng, nay chỉ cần kiểm tra máy điện thoại, có lẽ chưa mắc xong chăng? Paven Manicôp đến bên chiếc máy điện thoại quay số, à mắc xong rồi. Ông ta nhấc máy.

"Paven anh đấy à?"

Tiếng của ai? Là Avanepsốp ư? Không, không thể là anh ta! Paven Manicôp chưa bao giờ run tay như bây giờ. Đầu giây bên kia tiếng nói của Vannanô Alêchsantôvich cứ ngắt quãng liên tục.

"Anh nói ai cơ ? Ai? Làm sao?" Đội trưởng đội cảnh vệ Điện Kremli gào lên trong máy.

Một đầu giây khác của máy điện thoại lại truyền tới tiếng nói đáng sợ của một nam giới.

"Acôp Mikhainôvich, Sveclôp... năm phút trước đây đã...” Cổ họng Manicôp hầu như tắc lại, nước mắt ròng ròng.

Hai ngày sau tức ngày 18 tháng 3 năm 1919, Acôp Mikhain nôvich Sveclốp được an táng. Chính giữa Hồng trường nơi gần chân tường Điện Kremli có một ngôi mộ mới, hàng ngàn, hàng vạn người tập trung tại Hồng trường để kính viếng một tấm lòng cực kỳ đau buồn. Lênin đứng bên nấm mộ nói: "Chúng ta đưa anh xuống huyệt, anh là một lãnh tụ của giai cấp vô sản, anh đã làm nhiều việc nhất cho giai cấp công nhân, cho thắng lợi của giai cấp công nhân".

Năm 1937, Nhà xuất bản Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (B) xuất bản tuyển tập V.I. Lênin và Stalin bàn về Acốp Mikhainôvich Sveclốp. Tuyển tập ngoài những lời phát biểu của Lênin trong buổi tang lễ Sveclốp ra, còn có bảy bài của Lênin nói trong dịp kỷ niệm vị Chủ tịch thứ nhất của Ban chấp hành Trung ương toàn Nga, khi Người vĩnh viễn rời khỏi thế giới này. Đề nghị độc giả lưu ý bảy bài nói chuyện này, phần lớn là phát biểu sau khi Sveclốp tạ thế không lâu, còn lại là những bài phát biểu trong những dịp kỷ niệm ngày mất của Sveclốp.

Acôp Mikhainôvich Sveclốp trước hết là một nhà tổ chức lớn và là một nhà tổ chức thiên tài nhất. Đó là ý chủ yếu trong bài phát biểu của Lênin ngày 18 tháng 3 năm 1919 tại hội nghị khẩn cấp của Ban chấp hành Trung ương toàn Nga. Sveclốp có ưu điểm là ở chỗ ông có tài đặc biệt về mặt tổ chức, lựa chọn, bổ nhiệm các cán bộ chuyên môn, cũng ngày 18 tháng 3 tại Đại hội Đảng lần thứ VIII, Lênin đề nghị mọi người đứng dậy mặc niệm Sveclốp, Lênin lại gọi ông là một nhà tổ chức quan trọng nhất của toàn Đảng và toàn Nước cộng hoà Xô Viết Lênin nói tới việc khi Trung ương giao làm báo cáo về tổ chức trước Đại hội, vấn đề này vốn đã giao cho Sveclốp. Nhiệm vụ này chỉ có một mình Sveclốp là có thể làm được. Bất kể là trong những bài phát biểu tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương toàn Nga ngày 30 tháng 3 năm 1919, ngày 16 tháng 3 năm 1920 hay trong Đại hội lần thứ IX của Đảng ngày 29 tháng 3 năm 1920, hoặc trong bài nói chuyện cuối tháng 3 năm 1919 đã được ghi âm, Lênin đều đánh giá cao Sveclốp.

Stalin chỉ viết có một bài kỷ niệm Sveclốp, bài này được đăng trên tạp chí "Cách mạng giai cấp vô sản" năm 1924 với nhan đề: "Về Acôp Mikhainnôvích Sveclốp". Bài viết không có nhân tố cá tính đọc lên khiến người ta cảm thấy vô vị mặc dù Stalin rất hiểu Sveclốp. Stalin và Sveclốp đã cùng bị đi đày ở vùng biên cương Tuluhanskhơ, và đã cùng trốn khỏi nơi lưu đầy, lúc đó Sveclốp ẩn trong sọt quần áo bẩn đem đi giặt, bọn hiến binh đến định dùng lưỡi lê chọc vào sọt quần áo để khám xét, Stalin vội đưa cho chúng một ít tiền thế là đã biến nguy thành an. Điều này do Stalin tự kể với Nguyên soái A.E Grôvan năm 1943, trước khi lên máy bay đi Tuluhanskhơ. Chuyến đi này rất bí mật chỉ có một số rất ít người biết, trong đó có Nguyên soái A.E Grôvan. Stalin nói chuyện này với Nguyên soái Grôvan, nói lên tính chất quan trọng của việc giữ bí mật, sau đó nhà thơ tác giả của cuốn "Một trăm bốn mươi lần nói chuyện với Môlôtôp" nổi tiếng Siep đã được Nguyên soái Grôvan nói về câu chuyện của hai người chạy trốn bất hạnh này.

Bài viết của Stalin năm 1924 nhằm vào các đối tượng độc giả thông thường, bài viết muốn làm cho độc giả biết rằng, giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền thì Lãnh tụ và Nhà tổ chức có ý nghĩa ra sao. Stalin đã giải thích cho đồng bào phần lớn chưa được giáo dục rằng, là một Lãnh tụ và Nhà tổ chức không có nghĩa là phải kén chọn người giúp việc, tổ chức phòng làm việc và thông qua phòng làm việc để ban hành mệnh lệnh. Trong điều kiện của nước ta hiện nay là một Lãnh tụ và Nhà tổ chức có ý nghĩa là phải:

1. Phải tìm hiểu những nhân viên công tác dưới quyền mình, giỏi phát hiện những ưu điểm cũng như khuyết điểm của họ, khéo đi sâu vào trong những nhân viên công tác dưới quyền.

2. Khéo bố trí nhân viên công tác để mỗi người có thể phát huy tài năng của họ. Sau khi nói lên yêu cầu đối với lãnh tụ và nhà tổ chức, cuối cùng Stalin đưa đến kết luận: "Nếu nói đối với những nhà tổ chức và những nhà sáng lập của Đảng ta, mà tôi quen biết, so với, họ thì tôi còn thua kém rất xa. Nhưng tôi cũng phải nói rằng, những nhà tổ chức lỗi lạc, mà tôi quen biết, thì trừ Lênin ra, chỉ có hai người : Một là GiôPhê Tupônôvensky và Acôp Mikhainnôvich Sveclôp, người đã cúc cung tận tuy trong công tác xây dựng Đảng và  nhà nưóc, họ đều là những nhân vật mà Đảng của chúng ta có thể và nên lấy đó làm tự hào”.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM