Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 06:11:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồ sơ mật Liên Xô  (Đọc 89529 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #80 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2010, 09:12:30 am »

Gơrigôri thời nhỏ điềm đạm dễ thương, người trong làng không biết tại sao gọi cậu là Sécgây. Cậu nằm mơ cũng không nghĩ rằng sau này mình lại có kết cục như vậy. Chúng ta hãy nói về tình hình của Sécgây khi ở nhà vú nuôi. Khi cậu mới bảy tuổi, vú nuôi đưa cậu đến học ở Trường nhà dòng. Sau khi tốt nghiệp cậu vào học ở Trường đường sắt, nhưng sau một năm, do gia đình nghèo khó buộc phải trở về làng. Sau đó Simông Ônchungnisítchơ, một thày giáo cùng họ, đưa cậu đến một làng khác nuôi cậu ăn học ở một trường theo chế độ hai năm. Mùa xuân năm 1889 cậu tốt nghiệp ở trường đó. Trong cuốn sách có đóng bìa đẹp xuất bản nhân dịp chúc mừng Ônchungnisítchơ 50 năm nhân ngày sinh, kèm theo những bức ảnh quý của gia đình và các bản phô tô văn kiện, kể cả những báo cáo bí mật của cảnh sát nhưng điều kỳ lạ là trong cuốn sách lại không đề cập tới một việc sau đây, khi Sécgây vẫn còn là một học sinh ở trường theo chế độ hai năm, cậu đã bóc ảnh của Sa hoàng trên tường, rồi xé nát trước mặt mọi người, hành động đó nhằm kháng nghị nhà trường đã đuổi những học sinh con em nông dân nghèo. Mẩu chuyện tuyệt vời đó là khởi điểm của cuộc đời cách mạng của Sécgây và sau khi ông mất được xuất hiện trong các cuốn truyện của nhi đồng để kỷ niệm ông. Về sau cũng được trích dẫn vào sách cho mọi người cùng đọc. Có người hỏi nếu không có tình tiết này thì cuộc sống của  Sécgây vẫn tràn đầy những sự kiện xuất sắc nhiều chiến công, tại sao lại phải thêm? Đây có lẽ là phục hồi theo truyền thống cũ chăng? Căn cứ vào những truyền thống cũ ấy, các anh hùng trước đây đều được khắc hoạ thành hình tượng thiêng liêng vĩ đại ngay từ thời niên thiếu đã bắt đầu làm nên những sự tích anh hùng.

Có văn kiện chứng thực lần đầu tiên Sécgây đi vào con đường cách mạng là lúc ông mười lăm tuổi đó là vào năm 1901, cũng là sau khi Tara - người anh họ của ông cùng với Paven Pakhavariôni, một người thân thích khác đưa ông đến Tibilitsi. Họ đưa ông đến học tập ở Trường y, thuộc Viện y khoa thành phố. Vì cậu mồ côi nên được đặc quyền mà không muốn, ở trường miễn phí. Từ 1901 đến 1902 trong thời gian học tập cậu đã tham gia vào những hoạt động của Tổ dân chủ xã hội phi pháp. Năm 1903, mười bảy tuổi vào Công đảng Dân chủ xã hội Nga. Lúc bấy giờ ông được Đảng ủy Tibthtsi ủy nhiệm lãnh đạo công tác "trung tâm học sinh" bí mật in ấn tài liệu bất hợp pháp, phân phát trong các xí nghiệp.

Tháng 12 năm 1905 lần đầu tiên ông bị bắt trong lúc đang bốc dỡ vũ khí. Không đến 6 tháng, ông đã hai lần tuyệt thực ở nhà tù Subumi; lần cuối cùng rất ngoan cường. Ai cũng lo cho sức khoẻ của chàng trai mười chín tuổi này, các bạn gom góp một số tiền lớn để bảo lãnh cho cậu ra tù. Viên giám thị cuối cùng động lòng. Cậu vừa được bảo lãnh ra khỏi nhà tù Subumi đã vội đến Tibihsi, sau đó là mít tinh rải truyền đơn họp Hội nghị tiểu tổ bí mật. Bọn mật thám hàng ngày theo dõi nên ông luôn đứng trước nguy cơ lại bị bắt. Rồi Sécgây quyết định ẩn náu ở nước ngoài. Ở Béclanh ông định vào đại học nhưng sau khi được tin từ Côcadơ về tổ chức Bônsêvích bị phá hoại, thì nhà cách mạng trẻ tuổi quyết định trở về. Ông đến giếng dầu ở Bacu làm y sĩ ở đó. Được ít lâu ông trở thành Thành viên ủy ban khôi phục thành phố Bacu. Sau đó lại bị bắt, được thả lại bị bắt.

Tháng 11 năm 1907, ông bị bắt lần thứ tư, bị giam ở nhà lao Payrốp. Chính tại nơi đây Stalin cũng bị bắt giam ở đó. Họ gặp nhau tại đây nhưng không phải lần đầu tiên. Lần trước họ gặp nhau ở hầm bí mật tại Trường trung học nữ sinh đại lộ Mikhaiirốp (sau này gọi là đại lộ Plêkhanốp) tháng 6 năm 1906. Nơi này là ban biên tập "báo thời đại" tờ báo của Đảng Bônsêvích do Stalin lãnh đạo. Cuộc gặp lần thứ hai là vào mùa xuân 1907, sau khi Sécgây ở Béclanh trở về nước. Nhưng số phận đã để hai người cùng bị giam một nhà lao.

Tháng 4 năm 1908, Sécgây ra toà ở Bacu để xét xử. Toà án ở Tilibisi cũng đặc biệt cử người đến dự. Phán quyết của tòa rất nặng - tước mọi quyền của anh và đi đầy biệt xứ ở Sibêri. Chẳng những thế mùa hè năm ấy anh bị áp giải tới Batumi xét xử về vụ vận chuyển vũ khí trái phép năm 1905, ông bị giam ở nhà lao Batumi đến tháng 9. Nhà cầm quyền lại chuyển ông đến toà án Subumi. Ở đây ông lại bị xử tù giam một năm.

Sau đó cứ vài tháng ông lại bị chuyển từ nhà giam này đến nhà giam khác, từ nhà tù này đến nhà tù khác cuối cùng bị áp giải tới bờ sông Ancara "định cư”  ở một làng của tỉnh Giênisai, một vùng tận đầu thế giới Đileotaracan, có con đường nhỏ vào rừng dẫn tới 3 gian nhà hiu quạnh của nông dân. Bên trái là dinh lũy của Phicơlinia, bên phải là bãi đất hoang mới khai phá. Sau hai tháng ở nơi cư trú "vĩnh cửu" này, Sécgây đã tự tay đóng một chiếc thuyền độc mộc mạo hiểm vào nơi không có người mà dân Sibêri không dám vào. Từ nơi bùn lầy men theo một lối mòn đến một nơi không có người ở. Ông đến Bacu rất dễ dàng. Được ít lâu tổ chức bônsêvích cử ông đến Batư (Iran). Ở đó dưới ảnh hưởng cuộc cách mạng 1905 của nước Nga, đã nổ ra những hành động của đông đảo quần chúng cần lao. Sécgây tham gia hàng ngũ cách mạng chống lại nhà vua Sakhơsiêvan, Chỉ huy Binh đoàn vũ trang giúp quân khởi nghĩa ở Batư, Sécgây cùng với Lênin giữ vững mối liên hệ chặt chẽ với trung tâm Bônsêvích ở nước ngoài. Ông đã tổ chức chuyển những tác phẩm của Bônsêvích ở nước ngoài qua Batư về Nga. Ông thường xuyên liên lạc với Lênin và thường hay đọc "Báo người xã hội dân chủ" do Lênin chủ biên.

Trên tờ báo này ông đọc được một tin, nói ở Paris đang chuẩn bị mở một Trường Đảng. Ở đó các nhà cách mạng chuyên nghiệp có thể nâng cao trình độ lý luận của mình. Sau khi từ Ba tư trở về Bacu, ông chuyển đường sang Paris. Đến Paris từ ga xe lửa ông đi thẳng đến nơi ở của Lê nin. Sau này trong hồi ký của mình, Crúpcaia có viết: "Lúc bấy giờ người gác cổng vào báo cho tôi có một người đến, một chữ Pháp cũng không biết, chắc là muốn tìm đồng chí đấy". Tôi đi xuống nhìn thấy có một người Capcadơ đang vui vẻ đi về phía tôi, hoá ra là Sécgây. Từ đó đến nay, anh đã trở thành đồng chí thân thiết nhất của chúng tôi.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #81 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2010, 09:14:41 am »

Sau đó Sécgây đã trở thành một học sinh dự thi tại Trường Đảng Rônruâymô gần Paris. Song việc học tập lại bị gián đoạn. Theo chỉ thị của Lênin mang theo sứ mệnh quan trọng trở về nước Nga làm công tác trù bị triệu tập Hội nghị toàn Nga. Nhưng khi Sécgây chưa rời khỏi biên giới nước Pháp, Sở cảnh sát Pêtécbua đã nắm được tin tình báo ông nhận trọng trách của Lênin trao phải trở về nước Nga. Ông bị theo dõi chặt chẽ ở Bacu. Nhưng nhiều lần ông đã thoát khỏi màng lưới bố trí tinh vi của Sở cảnh sát một cách thần kỳ và đã hoàn thành được nhiệm vụ mà Lênin giao cho. Sau khi trở về Paris ông đã báo cáo lại với Lênin. Hội nghị Đảng họp ở Praha là kết quả của công tác căng thẳng nhất. Là đại biểu của tổ chức Bônsêvích ở Tilibisi. Sécgây đã tham gia Hội nghị này. Ông đã báo cáo tỉ mỉ về công tác của ủy ban tổ chức Nga tại cuộc Hội nghị lần này.

Khi ông từ Praha trở về Pêtécbua ông đã trở thành ủy viên Trung ương Đảng. Ở Vôrôcôta ông đã đến chào Stalin đang bị đi đầy ở đó. Thông báo với ông tin về việc thành lập Cục Trung ương lãnh đạo công tác ở Nga, các thành viên gồm có Stalin, Sécgây, Sútvantaniăng. Sau khi Stalin và Sécgây rời khỏi nơi đi đầy đã đến Bacu trước, rồi đến Tilibisi, Sécgây lúc bấy giờ được nhiều người chú ý. Mọi người đều muốn hiểu được tinh thần của hội nghị qua Sécgây là người đã tham dự Hội nghị Praha. Sau khi báo cáo đầy đủ, Sécgây trở về Pêtéchua.

Ở Pêtécbua ông không may lại bị bắt qua sáu tháng dự thẩm, toà án Pêtéchua lên án ông bỏ trốn ở nơi bị lưu đầy, tiến hành những hoạt động trái pháp luật nên bị kết án ba năm khổ sai, sau đó đưa đi đầy vĩnh viễn. Ở toà án ông đã phải đeo cùm xích. Ông phải đến làm khổ sai ở Sơluydơpao, sau đó bị đi đầy ở Iếccút.

Cuộc cách mạng tháng 2 đã giải thoát cho ông và mọi người đi đầy. Tháng 6 năm 1917 ông đi xe hoả đến Pêtécbua. Lênin đề nghị ông công tác ở ủy ban Bônsêvích ở Pêtécbua và ủy ban chấp hành Xô Viết. Tháng 7, chính lúc bọn phản cách mạng hung hăng hoạt động ráo riết, Lênin chuyển hướng vào bí mật, Sécgây đã hai lần đến Radơrisp thăm ông. Tại đây Hội nghị Đại biểu lần thứ 6 của đảng, Sécgây đã đọc báo cáo khiến mọi người đặc biệt phấn chấn. Ngày thứ hai sau thắng lợi Cách mạng Tháng 10 ông đã tổ chức và tham gia hoạt động của Quân đoàn Côdắc chống lại tướng Cơrátnốp ở Phuncốp.

Sécgây đã trải qua 3 năm ở mặt trận nội chiến. Lênin cử ông tới Ucraina miền Nam nước Nga và ngoại Cápcadơ và Trung Á. Căn cứ vào giấy ủy nhiệm mà Lênin ký, tất cả các hội đồng nhân dân đại biểu Xô Viết công nông binh, Hội đồng quân sự cách mạng và bộ tư lệnh cách mạng đều phải dưới sự lãnh đạo của Sécgây, đại biểu chính quyền Xô Viết Trung ương, và phái viên đặc biệt. Phạm vi lãnh thổ và quyền hạn mà ông chịu trách nhiệm rất lớn. Ông là thành viên của Hội đồng quân sự cách mạng bao gồm nhiều Tập đoàn quân và phương diện quân, là chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng, nhà lãnh đạo Trung ương cục, người đứng đầu ủy ban đặc biệt về vấn đề chính trị, quân sự và tổ chức đảng vụ.

Song Sécgây cũng không phải là bách chiến bách thắng. Ở quân đoàn thứ 11, chủ lực Hồng quân ở Bắc Cápcadơ đã gặp khó khăn mang tính chất bi kịch quân đoàn thứ 11 là do Sécgây sáng lập ra. Tháng 12 năm 1918, Đenikin dưới sự ủng hộ của bộ đội Côdắc ở Cuban đã chặn đứng quân đoàn 11 ở Prađicápcadơ. Bộ đội cắt đứt quan hệ với nước Nga Xô Viết. Đạn đại bác và đạn các loại đều đã bắn hết, bệnh thương hàn đã cướp đi nhiều sinh mạng của các chiến sĩ, thuốc men và lương thực cũng sắp cạn kiệt. Trải qua bảy ngày cầm cự, bộ đội chống cự không nổi bắt đầu chạy tán loạn. Số bộ đội còn lại bị dồn tới vùng sa mạc Atstara thiếu nước. Sécgây chỉ huy một phân đội nhỏ buộc phải vượt qua dẫy núi Incúts. Lúc này là mùa Đông đã đến, gió Bắc thổi lạnh thấu xương, nhiệt độ âm 200C. Đường núi bị đóng băng dầy đặc, đi lại rất nguy hiểm khó khăn.

Cuốn tự truyện xuất bản nhân dịp 50 năm ngày sinh của Sécgây có mô tả đoạn đường công tác như sau: Đêm 11 tháng 2, một đơn vị bộ đội khoảng 40 người xuất phát từ Mudơchi. Sécgây, Bâyta Kanmâycốp và Siđi Anchưanốp đi trước đoàn quân, Anchưanốp là người Incútsai. Sau cánh mạng giai cấp vô sản đã trở thành người bảo vệ cách mạng ở dẫy núi Cápcadơ. Đoàn quân men theo chân núi Asinốp. Đoạn đường đầy băng tuyết càng đi càng dốc. Trời tối đen, gió thổi mạnh. Người dẫn đường tay cầm đuốc giơ cao, để mọi người đi theo. Bọn bạch phỉ xuất hiện bất cứ lúc nào. Sécgây và mấy đồng chí khác thay phiên nhau bế một bé gái mới sinh được 5 tháng, con gái vị chủ tịch ủy ban thanh trừng phản cách mạng bên bờ sông Chiarê. Kanmâycốp xé vạt áo bông của mình để bọc cho cháu bé, rồi lấy khăn quấn vào cho cháu. Mẹ của cháu bé cùng Kinayta tiếp tục bò theo. Hình ảnh Kinayta không rời khỏi tâm trí người chồng, bà đã phải chịu bao nỗi cực khổ khó khăn cùng chống tham gia chiến đấu. Bỗng Sécgây phát hiện trong túi mình còn sót lại một mẩu sôcôla. Khi nghỉ anh lấy cốc nước hoà tan mẩu sôcôla để cho bé ăn. Dưới sự chăm sóc của mọi người, đứa bé vẫn sống một cách kỳ tích. Khi lên dốc cao, Kanmâycốp bế cháu bé ngã từ trên lưng ngựa xuống. May sao anh phản ứng rất nhanh nên đứa bé và anh đều được an toàn. Đây không phải là chuyện bịa đặt, mà là có thật.

Đường ra mặt trận lại càng gian nan vất vả, vừa có cầu treo nguy hiểm, lại có nhiều đường đèo núi vòng vèo rất khó đi. Đội ngũ mỗi ngày một hao mòn, người thì ốm nằm lại ở nhà sàn ven những núi rất ít người qua lại. Đường đèo núi hiểm trở khó qua, nên ý định tới Grudia không thành. Họ buộc phải ẩn náu ở dẫy núi Incút đến đầu mùa hạ. Lúc này băng tuyết vẫn chưa tan. Mãi tới đầu tháng 6 năm 1919 Sécgây mới bí mật trở về Tibilisi một cách khó khăn. Rồi chuẩn bị đi Mátxcơva theo đường Bacu do từ Bacu đến Mátxcơva chỉ có một đường, hơn nữa lại phải đi qua vùng ngoại vi Côcadơ bị bọn phản cách mạng khống chế và biển Lý Hải do người Anh kiểm soát. Đảng bônsêvích ở Bacu do Micoyăng lãnh đạo đã cung cấp thuyền để Sécgây đi đường thủy.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #82 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2010, 09:16:37 am »

Đêm khuya Sécgây, Kinayta, Chia Paristchơ và một số người khác đóng một bè gỗ to rời Bacu ra biển Lý Hải. Mười ba ngày hành trình liên tục dưới trời oi bức khó chịu, mọi người đều sống trong cảnh đói khát, hơn nữa lại phải luôn đối phó với chiến hạm của bọn bạch phỉ. Hai mươi sáu chính trị viên của Bacu không may đã phải rơi vào tay bọn chúng. Sáng sớm hôm đó chiếc bè gỗ đã đến được gần vùng Crátnôvôsưkhơ để tránh đi qua mặt người Anh, chiếc bè phải chuyển về phía biển theo hướng Attrakhan. Trên đường lương thực đã hết, nhưng khó khăn nhất là nước uống. Nước ngọt trên bè đã hết, cuối cùng họ cũng tới được Attcakhan. Ở đó lần đầu tiên, ông được gặp Kirốp, hai người đã kết nên tình bạn thân thiết. Trong những năm tháng cùng hoạt động mối tình đó không bao giờ phai nhạt. Nơi ở của Sécgây tại Điện Kremli có dành một phòng riêng cho Kirốp. Mỗi lần Kirốp đến Mátxcơva đều nghỉ tại đây.

Trong cuộc sống của hai con người này có rất nhiều điểm giống nhau. Họ cùng xây dựng chính quyên Xô viết ở ngoài Capcadơ. Cả hai người đều chết một cách thần bí, mộ của hai người đều xếp cùng hàng ở chân tường đỏ của Điện Kremli, đây là số phận quyết định hay là do người ta cố ý sắp xếp. Một số tin gần đây khiến mọi người lo âu. Mùa hè năm 1990 bức tượng của họ ở quảng trường Tibilitsi bị người ta dỡ bỏ trong những tiếng công kích độc ác công khai. Còn ngày 25 tháng 2 năm 1921, cũng chính ngày nay là cờ đỏ của chính quyền Xô Viết phấp phới bay trên bầu trời Tibilisi thì công nhân nông dân khởi nghĩa của Grudia. (cha mẹ và ông bà của phái dân chủ hiện nay) vui mừng nhẩy múa hoan nghênh vị Thống soái Hồng quân với tư cách đến giúp đỡ quê hương anh hùng của họ. Biết bao thế hệ Cápcadơ từ đáy lòng đều khâm phục Sécgây, còn những người hiện đại thì chỉ say đắm vào việc truy tìm nguồn gốc ông được thăng quan tiến chức trong bậc thang của tập đoàn quyết sách của đảng và nhà nước như thế nào. Ông đã từng đảm nhiệm các chức vụ chủ tịch ban giám sát Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô (b), Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân Liên Xô và ủy ban nhân dân kiểm tra công nông, Chủ tịch ủy ban kinh tế quốc dân tối cao, mãi tới sau này khi cái tổ ủy ban kinh tế Quốc dân tối cao ông đảm nhiệm ủy viên Hội đồng nhân dân Công nghiệp nặng. Từ dãy núi Uran đến dãy núi Bắc cực và dãy núi Capcadơ, từ duyên hải Adốp đến tất cả các công trình kiến trúc Nhà máy tài nguyên dưới đất và rừng sâu của khu vực hồ Baican rộng lớn đều thuộc quyền ông lãnh đạo. Nhưng đến nay những công lao thành tích không thể xoá nhoà ấy, thì nay đang bị gạch bỏ, chỉ vì tuyên truyền rùm beng những thiếu sót của ông. Dứt khoát quên hết những nghị lực ngoan cường hơn người của ông, tài năng tổ chức xuất sắc, tính tình thẳng thắn và tinh thần kiên định của ông. Nhân thể xin nêu một ý kiến, một chuyên gia Mỹ đã công tác 5 năm ở Tiniabô không hề giấu giếm tình cảm và sự khâm phục của mình đối với vị bác sĩ nắm công tác kinh tế cả nước ấy. Ông nói, "khả năng giải quyết chi tiết công việc và khả năng giải quyết phần lớn các vấn đề mới của ông thực hiếm thấy".

Trước đây thì tâng bốc ca ngợi ầm ĩ, nay thì đả kích và bôi nhọ nói xấu. Ít lâu nay ông được coi là lãnh tụ giành được hàng trăm thành tựu kinh tế vĩ đại, nhà xây dựng khu công nghiệp mới tài ba, nhà sáng lập công nghiệp luyện kim và công nghiệp hàng không. Sau này Iurian C. Mennốp, khi nói tới "Cuộc triển lãm thành tựu của chúng ta" do Sécgây tổ chức ở Viện bảo tàng Mỹ thuật tổng hợp trước Đại hội 18 Đảng cộng sản Liên xô rằng, những người sáng tạo chân chính ra thành tựu ấy, là những cán bộ cấp phó của ông, cũng chính là số người bị bắt trong những năm ấy. Các bạn trước đây có đọc kết luận trong bài của A. Aurốp sẽ có phản ứng gì? Bởi vì căn cứ vào kết luận ấy, việc Sécgây ra sức bảo vệ tính mạng của người bạn chiến đấu thân thiết của mình, thuần tuý chỉ là xuất phát từ ý nghĩ thực dụng, vì ông chỉ trải qua lớp học y sĩ, nếu không có sự hỗ trợ của Phiyatacốp, thì ông không thể lãnh đạo được công nghiệp. Aurốp viết, các nhà hoạt động và lãnh đạo đảng các cấp Xã hội chủ nghĩa đều hiểu rất rõ người lãnh đạo thật sự về công nghiệp hoá và công nghiệp nặng là Phiyatacốp. Còn Sécgây cũng hiểu rõ điều đó "Đồng chí cần tôi làm việc gì?". Sécgây hầu như đã từng hỏi Phiyatacốp "Đồng chí biết đấy tôi vừa không phải là kỹ sư, lại không phải là chuyên gia kinh tế. Nếu đồng chí cho rằng hạng mục này hay thì tôi sẽ giơ hai tay tán thành, và sẽ cùng với đồng chí tranh thủ ý kiến mọi người tại Hội nghị Bộ chính trị".

Iuri Phiyatacốp chắc chắn là một người được trời phú cho nhất trong đảng bônsêvích. Khi cách mạng tháng 10 kết thúc, tuy ông mới có 27 tuổi, nhưng đã làm công tác cách mạng 12 năm. Còn như Lênin đánh giá cao Phiyatacốp như thế nào, trong Di chúc của người có nhắc đến thì có thể rõ. Bởi vì trong di chúc của Lênin tất cả chỉ nêu sáu nhà hoạt động đảng nổi tiếng nhất. Phiyatacốp và Bukharin đều là những người trẻ tuổi ưu tú nhất, còn Phiyatacốp vẫn là 1 con người có ý chí siêu phàm và khả năng hơn người, một cán bộ lãnh đạo hành chính rất có tinh thần trách nhiệm.

Sau cách mạng tháng 10, Phiyatacốp từng làm ủy viên chính trị thống đốc ngân hàng quốc gia, chủ tịch đầu tiên của ủy ban nhân dân Ucraina , từng lãnh đạo ủy ban kinh tế Trung ương. Năm 1931 Stalin bổ nhiệm ông làm chức Phó trong ủy ban nhân dân công nghiệp nặng. Do Stalin chưa quên vào những năm giữa thập kỷ 20, ông từng tham gia phe Trôtxki cho nên không dám để ông làm chức trưởng. Aurốp rất hiểu Phiyatacốp, ông xứng đáng là người xuất sắc của nước Nga. Bề ngoài ông giống như người anh họ Tây Ban Nha của ông. Ông vừa cao lại gầy, râu mầu hung nhạt, mặc bộ âu phục ống tay ngắn. Do làm việc nhiều thiếu chất dinh dưỡng nên người ông gầy, da xanh tái. Ông không có cuộc sống riêng tư và không thuộc về bản thân. Trước ba giờ sáng ông chưa rời khỏi văn phòng. Công việc của ông đầy ắp. Một tuần có đến mấy ngày không kịp ăn cơm trưa. Sở dĩ chúng tôi quan tâm đến Phiyatacốp và sinh hoạt của ông là vì nghiên cứu mới nhất cho thấy vì cái chết bí hiểm của Sécgây có quan hệ mật thiết tới mấy ngày cuối cùng của vị cán bộ cấp phó thứ nhất bị bắt. Xin nói thêm cách nói của Khơrútsốp 30 năm trước đây đã công khai tuyên bố là Sécgây tự sát vẫn im hơi lặng tiếng thì nay có người ủng hộ. Iu Karapuhuốc là một trong những người đó. Tờ Tạp chí "quân cận vệ thanh niên" của ông đầu năm 1991 đã suy đoán về cái chết của Sécgây.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #83 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2010, 09:18:12 am »

Nội dung của bài báo suy đoán là Sécgây cuối cùng đã tự sát. Vị học giả trẻ tuổi ấy có sự suy đoán như vậy là do sau khi thật sự nghiên cứu số phận sau cuộc chiến ở Vantơ Sơrêpiacơ. Đúng, tên Vantơ Sơrêpiacơ là Cục trưởng cục 6 tổng Bộ an ninh đế quốc phát xít Đức. Sau thất bại của bọn Đức quốc xã không lâu, y bị mọi người nhận mặt, bị bắt giam trong nhà tù với Gơrin ở Niurenbua một thời gian. Lúc bấy giờ y chỉ phó thác mặc trời, nhưng bỗng được đặc xá, Vantơ Sơrêpiacơ được thả, tùy ý đi đâu cũng được. Thế là tên đầu sỏ của phòng bảo an đối ngoại ấy của phát xít Đức được đàng hoàng cư trú ở phòng khám bệnh nổi tiếng của nước Ý. Y có thể tiếp phóng viên, viết hồi ký và tiêu tiền thoải mái. Bẩy năm sau chiến tranh, tức 1952 y chết về bệnh ung thư.

Song bỗng nhiên có bệnh đặc xá này? Tại sao sau chiến tranh tên Sơrêpiacơ không bị xét hỏi như những tên tội phạm chiến tranh khác? Tại sao Chính phủ Liên Xô không hề có biện pháp nào phán xét những tên lãnh đạo chủ yếu của Đức quốc xã. Câu trả lời của Carapunhuốc rất đơn giản, Vantơ Sơrêpiacơ đối với chúng ta chắc chắn đã giúp đỡ rất lớn về mặt nào đó. Những mặt nào hả? Vào thời gian nào hả? Trong thời kỳ chiến tranh thì tuyệt đối không thể có, bởi vì tình thế của Liên Xô và Đức lúc bấy giờ đều rất nguy cấp. Nên chỉ có trước chiến tranh thôi. Vậy thì trước khi đánh nhau với Đức, Sơrêpiacơ giúp đỡ chúng ta như thế nào? Vị học giả trẻ tuổi Carahuốc viết: Có thể là từ năm 1933 đến 1934 có một đường dây tình báo tuyệt mật do cơ quan tình báo Đức (được Sơrêpiacơ lãnh đạo) cơ quan tình báo Anh và cơ quan tình báo Liên Xô trong hệ thống Bêria (được Bêria, Stalin và Minrơnski lãnh đạo) tạo nên. Thông qua đường dây tình báo ấy, những người hoạt động bí mật phản cách mạng có liên quan đến Trôtxki tiến hành những hoạt động tình báo ở trong và ngoài Liên Xô đều có thể chuyển tới phía bên Stalin, sau đó truyền tới Tổng cục bảo vệ An ninh chính trị Quốc gia của ủy ban nhân dân Liên Xô, để bắt và chuyển giao cho cơ quan Tư pháp.

Sau khi Minrơnski chết, trạm cuối cùng của đường dây tình báo ấy còn lại một mình Stalin, Iu Carapuhuốc nhận định, những năm 30 chính nhờ có đường dây ấy mới đập tan được những hoạt động phản cách mạng bí mật của Trôtxki ở Liên xô. Vụ án Tukhasiépki có thể chứng minh đường dây tình báo này đã tồn tại. Khi bọn theo đuổi Trôtxki đang chuẩn bị thực thi kế hoạch của mình thì đã đặt cược toàn bộ cuộc đời mình vào Tukhasiépski. Tukhasiépski xuất thân từ một gia đình quý tộc. Y gần như tin tưởng rằng Stalin không có cách nào làm cho đất nước thoát khỏi vũng bùn của sự biến cách, hơn nữa sẽ xẩy ra những sự việc đáng sợ nhất. Đó là nước Nga sẽ ở vào tình trạng bị nô dịch khốn khổ hơn mấy trăm năm bị Mông Cổ chiếm đóng. Y nhận xét đường dây của Trôtxki là tuyệt đối chính xác, cần phải quay lại xã hội tư bản, chỉ có đợi sau khi giai cấp công nhân giành được thắng lợi ở mấy nước Tư bản phát triển nước Nga mới có cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa mới. Do phát xít phát triển ở châu Âu nên tình thế nước ta trở nên rất khó khăn.

Thế rồi Tukhasiepski cùng với bọn tay chân của mình đã giao động (trừ Primacôp ra, trong đó chẳng thiếu người xuất thân từ gia đình công nhân và nông dân nghèo khổ). Đúng, phải cứu nước Nga, thà để cho nó không phải là Xã hội chủ nghĩa, cũng phải làm cho nó thoát khỏi ách thống trị theo chế độ nô lệ của nước ngoài.

Sau khi hiểu được âm mưu ấy, bằng đường dây tình báo bí mật, Stalin hiểu rất rõ cần phải giữ bí mật cho Sơtêpiacơ, rồi qua đường dây "công khai” gửi chỉ thị cho chủ tịch bộ dân ủy nội vụ, yêu cầu nghiên cứu tài liệu về chuyên án Tukhasiépski. Sau khi vị Chủ tịch này nghiên cứu các tài liệu mới nhất của chuyên án đã mua tài liệu ấy với giá ba triệu rúp từ trong tay cơ quan tình báo Đức. Không ai biết được đường giây bí mật, còn tài liệu chuyên án công khai bịa đặt có liên quan Tukhasiépski là để lừa dối những người thực thà. Thế rồi Carapuhuốc rút ra kết luận là nguyên nhân Chính phủ Liên Xô không động đến Sơrêpiagơ mà để cho y sống những năm cuối đời ở Ý.

Sau đó căn cứ vào tưởng tượng của mình, tác giả phác hoạ ra đường dây chính của sự kiện năm 1936 - 1937 mà anh cho là rất hợp với lôgích. Chính lúc bấy giờ cơ quan dân ủy nội vụ đã thu được tin tình báo của những phần tử Trôtxki đủ mọi mầu sắc tiến hành những hoạt động phản cách mạng. Thế rồi lại xuất hiện màn sau - thông qua đường dây bí mật của hệ thống Bêria, Stalin đã thu được tin tình báo về hoạt động bí mật phản cách mạng của các phần tử Trôtxki. Tháng 12 năm 1936 chuẩn bị họp Hội nghị bí mật toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô (b) (tác giả xin nói thêm, trong văn kiện công khai không có tài liệu về cuộc Hội nghị này. Tiếp theo là ráo riết tiến hành điều tra các hoạt động của Bukharin, Licốp và những người khác. Từ ngày 23 tháng2 đến ngày 6 tháng 3 năm 1937 có kế hoạch Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô (b)' lần nữa để thảo luận vấn đề để hoạt động phản cách mạng của Bukharin và Licốp.

Còn Sécgây? Carabuhuốc khẳng định, Sécgây tự sát ngày 18 tháng 2 năm 1937. Chính những lời nói gay gắt quá đáng của Stalin đã buộc ông phải tự sát. Carabuhuốc thận trọng suy diễn, Stalin chỉ trích Sécgây không biết chọn lựa cán bộ, bởi vì căn cứ vào những tài liệu mà cơ quan tình báo Liên Xô nắm được, những cán bộ mà Sécgây lựa chọn không phải là phần tử Trôtxki thì là những kẻ có liên quan tới những hoạt động phản bội phạm tội của Trôtxki.

Carabuhuốc trong sách có viết "Tin tình báo này đối với Séc gây là đáng sợ, thậm chí có thể một đòn mạnh. Sau khi Stalin thông báo tin tình báo này cho Sécgây, thì ông hoàn toàn nhận sự thực với Stalin, thừa nhận ở trong nước có những kẻ hoạt động bí mật phản cách mạng trong những phần tử Trôtxki mà trong đó, sự thực đáng sợ là có người do Sécgây giới thiệu cho đảng và nhân dân Liên Xô. Lương tâm đảng viên cộng sản buộc Sécgây quyết định tự sát..."
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #84 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2010, 09:33:18 am »

Kết luận mà Carabuhuốc rút ra được ngoài dự đoán của mọi người. Có đúng thực như thế không? Yăng Kamaních cũng giải thích nguyên nhân tự sát như thế (Kamaních 1894-1937, nhà hoạt động trong quốc vụ Liên Xô, năm 1927 là ủy viên Trung ương, ủy ban chấp hành Trung ương toàn Nga và ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô). Phần nhiều là do ông đã tham dự vào cái âm mưu của quân nhân, ông hiểu rõ sau khi âm mưu của ông bị lộ, thì số phận của Tukhasépski đang đợi ông. Kamaních không muốn sống, mà bị làm nhục và bị khinh bỉ nên đã tự sát. Carabuhuốc trong sách có viết, M. Thuamutski và các nhà lãnh đạo cấp cao khác cũng do những hoạt động phản cách mạng bị vạch trần, nên đã tự sát.

Bây giờ, trước hết hãy nói về Sécgây mà chúng ta quan tâm, Carabuhuốc nhận định rằng, Sau khi Sécgây biết được sự thực đáng sợ người phụ tá thân thiết của mình tham dự vào những hoạt động phản bội gây nhiều tội ác của phần tử Trôtxki đã tự sát. Từ lâu chúng ta đã biết, người đã bị bắt có Yuri Piyatacốp giữ chức phó thứ nhất của ông. Đứa con trai 10 tuổi và vợ của của Nga nay lại không bị bắt. Yuri và vợ quan hệ lạnh nhạt, trước đó hai người đã sống ly thân. Mối ràng buộc duy nhất của họ là đứa con trai. Các nhân viên coi nhà lao, sau khi hiểu được tình hình đó đã quyết định lợi dụng điểm ấy. Họ biết rằng những lời người thân thiết của bị cáo nơi có hiệu lực nhất . Tình cảnh vợ con bị cáo trong vụ án "Trôtxki - Zinôviép trung tâm khủng bố đồng thời bị xử tử hình đã hiện lên trước mặt vợ Phiatacốp. Nỗi lo sợ về số phận đứa con trai duy nhất bao trùm lên bà. Để bảo toàn tính mệnh cho đứa con trai bà đã đồng ý khai tất cả những lời không có lợi cho chồng. Song sự đả kích ấy cũng không thể đánh gục được Phiatacốp. Ý chí kiên định, đầu óc tỉnh táo ông không hề sợ hãi. Mặc dầu thể xác ông bị suy sụp trong thời gian ngắn, nhưng tinh thần ông vẫn vững vàng. Còn rất nhiều người lòng son  dạ sắt như Sưmênôp và Murachicốpki, sau khi nghe thấy những lời cung khai của vợ mình thì không chịu được”.

Về việc Phiatacốp thừa nhận một cách trái lương tâm là đã tham gia vào những hoạt động gián điệp phá hoại, Carapuhuốc chỉ trình bày bằng mấy câu đơn giản "Stalin đã bàn giao đầy đủ cho Sécgây, nếu Phiatacốp và bạn chiến đấu của ông tự nguyện vạch trần cương lĩnh của chủ nghĩa Trôtxki hiện đại, giúp đỡ đất nước chống chủ nghĩa phát xít nên họ được miễn chết, vì đảng họ hy sinh chức vụ và quyền lợi của mình làm việc trong biệt thự viết hồi ký”.

Phiyatacốp đồng ý “tiếp tục làm việc cho đảng”. Tất cả những đảng viên cộng sản có quan hệ mật thiết với Sécgây bị tố cáo đã tham gia các hoạt động gián điệp và phá hoại sau bảy tiếng đồng hồ kết thúc xét xử, đều bị xử bắn.

Từ A. Aucốp chúng tôi còn biết được tình hình chi tiết dưới đây. Phiatacốp bị bắt tháng 9-1936, ban đầu thậm chí còn cự tuyệt nói chuyện với nhân viên điều tra. Nhưng tháng 1-1937, trước toà án ở hội trường của toà nhà liên minh cách mạng tháng 10 lại nhận mình phạm tội hoạt động phá hoại. Những việc ấy đã xẩy ra sau khi Sécgây mấy lần đến bộ dân ủy nội vụ và gặp Phiatacốp bị giam trong nhà lao. Cuộc gặp lần đầu tiên là theo lệnh của Aglanốp, Phiyatacốp bị đưa đến văn phòng của Yênốp vị cán bộ cấp phó. Lúc này Sécgây vội đến ôm hôn anh, nhưng Phiatacốp vội co người lại và chìa tay ra.

"Iuri! Với tư cách là bạn bè tôi đến thăm anh". Sécgây nói: "Vì anh đã trải qua một cuộc chiến đấu, hơn nữa tôi sẽ tranh đấu cho anh, tôi đã nói tình hình của anh với ông ấy (Stalin)...".

Tiếp theo Sécgây đề nghị Agranốp cho phép ông và Phiyatacốp ngồi với nhau. Hai người ngồi đối diện nói chuyện với nhau.

Dưới áp lực của Stalin, Sécgây bề ngoài tỏ ra vui vẻ với Phiyatacốp hay ông thực lòng? Thiết nghĩ đây là một câu mãi mãi không trả lời được. Tuy Aurốp không hề nghi ngờ sự thành thật và đạo đức của Sécgây, nhưng có thể Stalin yêu cầu Sécgây nghe theo chỉ huy để giải quyết các vấn đề trọng đại của đất nước. Song không chắc là có thể bức ông đóng vai kẻ tiểu nhân hèn hạ. Ngoài ra bản thân Sécgây có thể cũng không ý thức được mình đã đóng cái vai không hay ho như thế.

Dù sao mấy ngày sau cuộc gặp lần đầu, Sécgây lại đến toà nhà của bộ dân ủy nội vụ và nói chuyện riêng với Phiyatacốp. Khi chia tay, Sécgây đã truyền đạt một chỉ thị của Stalin cho Agranốp trước mặt Phiyatacốp. Không cho vợ và Môtskhalép thư ký riêng của Phiyatacốp dự phiên toà sắp tới, thậm chí không cho người làm chứng ra toà. Rất dễ hiểu Sécgây đề nghị Phiyatacốp nhượng bộ Stalin, tham dự phiên toà xét xử giả tất nhiên với tư cách bị cáo. Nhưng đối với Aurốp, đúng như ông đã viết, ông luôn thân chinh bảo vệ Phiyatacốp chứ không tin Phiyatacốp bị tử hình.

Phiyatacốp có tin Sécgây không, Aurốp thì tin Phiyatacốp biết rằng Sécgây không phải là gian dối xảo quyệt, ông tin vào tình bạn, ông đã không giúp đỡ Phiyatacốp nên không thể lãnh đạo công nghiệp. Sécgây công khai thừa nhận công lao thành tích của Phiyatacốp trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm xây dựng kinh tế. Phiyatacốp cũng hoàn toàn có lý, do tin tưởng ông vì ông là đồng hương, bạn chiến đấu thân thiết của Stalin, hơn nữa trong Bộ chính trị là người có ảnh hưởng nhất đối với Stalin.

Tóm lại sau hai lần Phiyatacốp gặp Sécgây, ông đã ký vào bản nhận tội trái với lương tâm mình. Ông thừa nhận lợi dụng chuyến đi Béclin đã viết cho Trôxki một bức thư ở Nauy lúc bấy giờ. Phiyatacốp hầu như đã thỉnh thị Trốtxki giúp đỡ tài chính cho bọn có âm mưu chống Liên Xô. Sau đó ông thừa nhận đã được thư trả lời của Trôtxki. Thông báo cho ông biết, Trôtxki đã thoả thuận với Đức quốc xã một bản hiệp nghị, theo bản hiệp nghị này, người Đức sẽ khai chiến với Liên Xô, để giúp Trôtxki giành lại quyền lực ở Liên Xô. Với việc ký kết bản hiệp nghị này, trong thư gửi cho Phiyatacốp. Trôtxki yêu cầu ông tăng cường những hoạt động phá hoại bí mật chống Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #85 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2010, 09:36:01 am »

Tại hội nghị ở Điện Kremli, sau khi nghe xong bản báo cáo nhận tội của Phiyatacốp, Stalin hỏi Chỉ thị của Trôtxki gửi tay cho Phiyatacốp đã ghi trong bản khởi tố không tốt hơn gửi bưu điện hay sao? Thế rồi lại xẩy ra một chuyện Phiyatacốp bay tới Nauy gặp Trôtxki, nhà cầm quyền Đức đã chủ động cho chuyên cơ đón Phiyatacốp chứ không phải máy bay dân dụng. Giấy nhận tội về thông tin cho Trôtxki có chữ ký của Phiyatacốp đã được sao làm nhiều bản. Thế rồi lại có một cách nói mới: Trung tuần tháng 12 năm 1935 Phiyatacốp xuống máy bay ở sân bay Ôtslô, sau khi được chính giới kiểm tra giấy tờ thì đi ô tô đến nơi ở của Trôtxki và hai người đàm thoại trực tiếp. Họ đã thảo luận kế hoạch dựa vào lưỡi lê của người Đức, để lật đổ chính quyền Stalin.

Rút kinh nghiệm bài học đau đớn nhắc tới trong quá trình thẩm vấn ở khách sạn "Buritstôn" thực tế không có, các nhà tổ chức vụ án mới nghiêm trang cảnh cáo Phiyatacốp không nên nói quá nhiều về chi tiết, ông hà tất phải báo cáo đến Nauy với danh nghĩa nào. Nhận được visa nhập cảnh như thế nào. Dù như thế cũng không tránh khỏi xảy ra chuyện cười quốc tế. Sau hai ngày Phiyatacốp tường trình trước toà án cũng tức là ngày 25 tháng 1 năm 1937, tờ "Bưu điện buổi tối” của Nauy đã đăng một bài ngắn với đầu đề "cuộc gặp gỡ của Phiyatacốp với Trôtxki ở Ôtslô là hoàn toàn bịa đặt, bài báo nêu rõ, các nhân viên công tác ở sân bay Ôtslô quả quyết phủ nhận tháng 12 năm 1935 không có bất cứ một máy bay nào hạ cánh ở đó. Nhưng bài báo này đã không có một ý nghĩa gì bởi vì rất nhiều người Liên Xô căn bản không biết đến. Như mọi người đều biết, báo chí của Nauy lúc bấy giờ không thể truyền tới Mátxcơva được".

Việc xét xử Phiyatacốp, Sêrêfuriacốp, Ragiắc, Sôcôlinicốp và các bị cáo khác tiến hành vào tháng một năm 1937. Hai tháng trước Sécgây từ nơi nghỉ trở về. Ông nghỉ ở Kitsrôvôskhơ và kỷ niệm ngày sinh lần thứ 50 của mình. Để chúc mừng ngày 27 tháng 10 năm 1936, đã tổ chức mít tinh long trọng ở thành phố Piachigơnscơ. Nhưng bản thân Giơrigơri Côngstinnôvích lại không tham dự, mà Kinayta, vợ ông tới dự. Sau này trong hồi ký bà viết: "Về tới nhà, tôi ngồi trước máy thu thanh lúc 4 giờ sáng nghe giọng nói êm dịu của phát thanh viên phát thanh điện chúc mừng Sécgây đăng trên báo chí toàn Liên Xô" hầu như không ai dự cảm tới tai họa. Sau khi Sécgây trở về Mátxcơva thì lao ngay vào công việc ở Bộ dân ủy . Hình như không có gì đặc biệt, khiến người ta lo âu, bởi vì kỷ niệm 50 ngày sinh của ông, đã trở thành ngày hội của toàn dân, để tỏ lòng kính mến ông, Phrachicápcadơ đã lấy tên của ông, nhiều nhà máy, nông trang tập thể, trường trung học, đại học, đường phố đại lộ đều lấy tên ông. Thái độ của Stalin đối với ông vẫn như trước. Trước khi qua đời không lâu, Lênin cũng đã thờ ơ với Sécgây, có thể là vì càng hiểu được nhược điểm của ông, tức nhiệt tình có thừa lại thiếu kiến thức, trong những năm đấu tranh bí mật thì có thể tha thứ được, nhưng thời kỳ xây dựng rõ ràng là không được. Stalin đã chú ý tới sự thờ ơ của Lênin với Sécgây, đặc biệt là sau "sự kiện Grudia", nhưng không bỏ qua mà kéo ông về phía mình.

Gần đây lại lan truyền cách nói trong thời gian Stalin cùng công tác với Sécgây thì quan hệ rất tốt, song đến nay mới hiểu rõ quan hệ của họ có quá trình phát triển rất phức tạp, có khi còn rất căng thẳng. Trải qua mấy chục năm im lặng, ngày càng có nhiều chứng cớ và văn kiện chứng tỏ mối quan hệ giữa Stalin với Sécgây không ổn định và phẳng lặng như các chính giới và các văn kiện lịch sử mô tả. Mối quan hệ của họ khi lên khi xuống, nhất là sau này từng bước trở nên căng thẳng, cuối cùng lên tới đỉnh cao của khủng hoảng, gây nên cái chết có tính chất bi kịch của Sécgây. Những triệu chứng họ không hiểu nhau và bất hoà đã bộc lộ trong thời kỳ những năm 30. Cần phải nêu lên rằng trong tất cả thời gian cùng làm việc với nhau Stalin hết sức thận trọng theo dõi người bạn đồng hương của mình. Kindơpao nhiều năm cùng làm việc với Sécgây và rất hiểu ông chứng thực tình bạn của Sécgây với Kirốp đã gây nên mối ngờ vực rất lớn cho Stalin. Sau khi Kirốp mất Sécgây trở nên trầm tư lặng lẽ, hơn nữa càng cảm thấy cô đơn. Trong hồi ký xuất bản lần đầu năm 1991, Kindơpao có viết: "Sau khi Sécgây biết được tin Kirốp mất đã đề nghị với Stalin được đến ngay Lêningrát, nhưng bị Stalin cương quyết từ chối, kiên trì giải thích rằng: "Tim của đồng chí không tốt, tuyệt đối không nên đi”. Tôi tin chắc rằng Stalin muốn Sécgây hủy bỏ ý định, vì biết rõ Sécgây sẽ bằng mọi cách truy tìm nguyên nhân thật sự về cái chết của Kirốp. Theo tôi cũng chính từ lúc này giữa hai người đã có sự bực tức, cũng chính sự bực tức ấy đã gây nên một kết cục bi thảm khác, cái chết bí hiểm của Sécgây".

Dựa vào những sự theo dõi đặc biệt của Kindơpao về nhiều sự kiện nổi cộm, đã được ghi trong nhật ký chứng minh rằng, ngay từ giữa những năm 30 Stalin đã bắt đầu lạnh nhạt với Sécgây. Rất khó trình bầy những chi tiết, những nguyên nhân của nó. Nhưng Kindơpao và các bạn đồng sự của ông dần cảm thấy rằng Sécgây xưa nay vẫn vui vẻ lạc quan, sau khi gặp gỡ nhân vật cấp trên hoặc tham dự hội nghị cấp cao trở về thì sầu não buồn bực, có lúc ông lại buột miệng mấy câu: "Không, dù sao tôi cũng quyết không đồng ý làm như thế". Kindơpao cũng không biết là ông đang nói gì, tất nhiên là cũng không hỏi những vấn đề không cần thiết. Nhưng có lúc Sécgây hỏi một nhân viên công tác nào đó của Bộ dân ủy công nghiệp nặng. Kindơpao có thể đoán  được đây rõ ràng là số phận của con người ấy. Còn lúc này đám mây đen trên đầu nhiều nhà lãnh đạo ngành xây dựng và công nghiệp ngày càng dầy đặc.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #86 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2010, 09:38:02 am »

Trụ cột chủ yếu của Chủ tịch Bộ dân ủy chỉ được giáo dục ở trình độ y sĩ, đúng là số lớn chuyên gia được ông thu nạp vào làm các công việc khác nhau, cũng là do ông với nhiệt tình của mình khuyến khích họ công tác tốt. Ông đã giúp cho nhiều người khỏi bị bắt bớ, hoặc đã giải thoát họ ra khỏi nhà tù. Chính Sécgây đã triệu tập các kỹ sư trước đây bị tra hỏi, thiết kế ra máy tẽ hạt đầu tiên của Liên Xô. Tuyệt đại đa số cán bộ công nghiệp nặng bị liệt vào vụ án thanh trừng đều không được Sécgây phê chuẩn, ông kiên quyết không giao họ. Điều đó khiến Stalin rất bực tức. Stalin không chỉ một lần chỉ trích Sécgây mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa, nhưng bề ngoài vẫn tỏ ra bình thường trong quan hệ với Sécgây.

Khi nghe thấy tin đồn gián điệp của Trôtxki tràn vào các bộ máy dân ủy, thì Sécgây hiền lành chất phác chỉ cười trừ. Bạn bè nhắc nhở ông, Stalin và Môlôtốp tin chắc vào tin đồn ông là dân ủy lại tha thứ cho hành động phá hoại trong xí nghiệp liên hiệp luyện kim, hầm mỏ, nhà máy. Sécgây trước sau không tin vào những tin đồn ấy, mãi tới tại một cuộc Hội nghị Bộ chính trị, Stalin đã phê bình không chỉ đích danh rằng ông đã tha thứ cho kẻ thù của nhân dân. Lúc này Sécgây với ý chí kiên cường đã tỏ rõ tính cương quyết của mình. Ngày hôm sau ông đã tổ chức một bộ máy kiểm tra đặc biệt. Bộ máy này chia thành mấy ban, được cử xuống địa phương kiểm tra tình hình công tác. Người lãnh đạo của mỗi ban đều phải là cán bộ công tác thanh trừ phản cách mạng có nhiều kinh nghiệm phong phú. Nhưng kết quả rất đáng sợ là Baburia anh của ông đã bị bắt. Những năm 30 ông làm Trưởng phòng chính trị Cục đường sắt Khadắc. Ông và vợ con đều bị giam ở nhà tù. Bêria định bắt Baburia nhằm đả kích nhẹ nhàng Sécgây vì y biết Baburia là người chỉ dẫn Sécgây thời thanh niên để Tổng bí thư (Stalin) lấy đó doạ Sécgây, người rất có uy tín trong Đảng. Không còn nghi ngờ gì nữa, Stalin thân chinh ra lệnh bắt anh ông. Để chứng minh người anh vô tội, Sécgây đề nghị với Stalin cho ông được đến thẩm vấn Baburia, nhưng không được.

"Tại sao anh ấy lại là kẻ thù? Baburia giới thiệu tôi vào Đảng, như thế không phải là tôi cũng bị bắt hay sao?"

Chúng tôi xin giới thiệu trước một chút, Baburia cũng sẽ không được ra khỏi nhà tù. Họ đã phán quyết anh tử hình. Một số tài liệu chứng tỏ sau khi Sécgây mất, thì Baburia bị đánh đập tàn nhẫn và xử tử hình trong văn phòng của Bêria. Trước khi chết vị bônsêvích lão thành này đã nhổ máu tươi vào một cuốn sách đóng bìa đẹp đẽ lấy tên là "Bàn về tổ chức bônsêvích ở ngoài Cápcadơ" mà cuốn sách này lại đúng là tác phẩm đắc ý của Bêria, là "Nhà văn học và nhà biên soạn lịch sử".

Đồng thời các ban mà Sécgây cử xuống điều tra nguyên nhân các vụ bắt bớ đều đã trở về Mátxcơva, họ đã đi hầu hết các đơn vị của Bộ dân ủy công nghiệp nặng. Sécgây lần lượt đọc các bản báo cáo điều tra bỗng ông thấy được. Không phát hiện thấy ở đó hoạt động phá hoại và hiện tượng lãn công. Trên cơ sở báo cáo của các ban, ông chính thức gửi thư cho Bộ chính trị, bác bỏ sự chỉ trích rằng Bộ công nghiệp nặng đã dung túng cho kẻ thù của nhân dân bắt rễ Bêria báo cáo với Stalin rằng, theo tình báo gián điệp lúc bấy giờ, Sécgây điên cuồng định lợi dụng Hội nghị toàn thể Trung ương sắp họp làm diễn đàn. Nhân dịp này y sẽ báo thêm về các hoạt động phá hoại trong lĩnh vực công nghiệp có liên quan điều đó sẽ xẩy ra xung đột với Bộ dân ủy nội vụ. Vì thế Sécgây cử chuyên gia xuống các địa phương để thu thập tài liệu về tình hình công tác và cán bộ công nghiệp. Điều mà họ nói chính là Hội nghị toàn thể Trung ương nhiều tai tiếng lần ấy họp từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1937. Tại hội nghị này Yêkhốp đã đọc bản báo cáo với chủ đề "Cần phải tiến hành thanh trừng với quy mô lớn".

Sécgây chuẩn bị bác bỏ lời lên án đối với ông tại Hội nghị toàn thể với ý định nói lên toàn bộ sự thực làm cho Yêchốp, Bêria và Stalin sợ phát khiếp. Thế rồi họ tiến hành sục sạo nơi ở của Sécgây tại Điện Kremli, sự kiện này xẩy ra vào ngày 16 tháng 2 mà Hội nghị toàn thể Trung ương định vào ngày 19 tháng 2. Từ đêm khuya ngày 16 đến sáng sớm ngày 17 tháng 2 vừa oan ức lại phẫn nộ luôn gọi điện thoại cho Stalin. Liên tiếp gọi điện thoại đến sáng sớm, tiếng trả lời lãnh đạm và bình tĩnh trong điện thoại của Stalin truyền tới: Loại cơ quan là như thế đấy ngay cả văn phòng của tôi họ đều có thể sục sạo được, không có gì ghê gớm cả...

Sáng sớm ngày 17 tháng 2, Sécgây được tin toàn bộ các thành viên của các Ban mà ông cử xuống các Nhà máy công trường v.v... đều bị bắt cả, hơn nữa ngay cả đêm hôm ấy còn bắt cả vợ họ nữa. Được mấy ngày tất cả các Cục trưởng của Bộ dân ủy công nghiệp nặng đều bị giải đến Cabiăngca. Sau khi Sécgây mất thì số phận ấy lại rơi vào Yêphâynốp, Cục trưởng Cục cảnh vệ riêng, Siêmutskin, Thư ký riêng cũng như tất cả những người làm việc cho Sécgây, thậm chí cũng không bỏ qua người gác cổng của biệt thự. Sau này lại bắt cả hai người em của Sécgây là Côngstăngtin và Oanô. Các hồ sơ của Sécgây bị lục lọi mang đi cho Bêria nghiên cứu. Rõ ràng Stalin sợ Sécgây trước đây sao chép các thư từ của Hội nghị toàn thể Trung ương rồi giao cho một người nào đó bảo quản để tiện công bố.

Có thể tin chắc rằng sáng ngày 17 tháng 2 Sécgây và Stalin đã trực tiếp nói chuyện với nhau mấy tiếng đồng hồ, sau đó lại trao đổi với nhau một lần nữa. Cuộc trao đổi giữa hai bên lần này, cả hai đều không kìm được giận dữ, ho đều dùng tiếng Nga và tiếng Grudia trách móc và mắng nhiếc nhau. Những cuộc trao đổi này đều không rõ nội dung vì không có ai chứng kiến cả. A.Antônốp Ápphusêdenkhơ căn cứ vào những chứng cớ của những cán bộ nhiều năm công tác ở cơ quan Trung ương mô tả chi tiết như sau: "Vừa mới vào cửa, Stalin đã bác bỏ những lời chỉ trích và oán trách của Sécgây, đòi ông vạch trần kẻ thù của nhân dân. Sécgây bị bức bách hai tay nắm chặt Khơba giơ lên rồi vùng vằng một lúc. Khơba đứng dậy không nói gì cả, còn Sécgây thì đi ra khỏi nhà, hầm hầm đóng sập cửa lại. Được hai mươi phút, .Stalin cử người đến phòng ở của Sécgây truyền đạt rằng: "Gơrigơri Côngstăngtinnôvích, đồng chí phải suy nghĩ cho kỹ, nếu không sau một tiếng đồng hồ, họ sẽ đến thăm đấy".
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #87 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2010, 09:47:18 am »

Điều gì khiến cho quan hệ của họ trở nên gay gắt như thế, và hiềm nghi giữa họ đã bắt đầu từ bao giờ. Một cách nói phổ biến nhất về sự rạn nứt giữa họ xuất hiện trong thời gian Đại hội lần thứ 17 Đảng cộng sản Liên Xô (b), hình như lúc bấy giờ có một số người tụ tập ở nhà Sécgây mà Stalin không thích, họ thảo luận vấn đề gạt bỏ Tổng bí thư. Một cách nói khác cũng rất đáng tin, đó là cách làm của Stalin trong việc giải quyết sự kiện Phiyatacốp. Ông bắt đầu chuẩn bị phát biểu tại Hội nghị toàn thể Trung ương tháng 2. Ông hiểu rất rõ nếu như ông không nói ra một sự thật thì sự nghiệp của Lênin sẽ bị đả kích trầm trọng, việc đó có quan hệ đến sự tồn vong của lý tưởng Xã hội chủ nghĩa. Do Stalin nắm nguồn tin nhanh nhậy, nên Sécgây chuẩn bị phát biểu tại Hội nghị toàn thể dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Stalin bị bóp chết ngay.
 
Hơn nữa điều không thể tưởng tượng được rằng, sau khi Sécgây chết không tiến hành một cuộc điều tra nào. Ngay cả trên thân thể không kiểm tra xem có một vết đạn nào không, không nói tới giám định y khoa khác. Rõ ràng điều khiến người ta cảm thấy không cần thiết vì cách nói của chính giới về cái chết của ông, là do suy tim bột phát đã lan truyền rộng rãi.

Còn hiện nay chúng ta đã phát hiện những sai lệch về thời gian chết. Thời gian đăng trên báo chí là 5 giờ 30 phút chiều. Đồng thời Kindơpao tin chắc là ba giờ chiều hôm ấy, khi ông đang đứng ở hành lang toà nhà của Bộ dân ủy công nghiệp nặng, Sêrốpurôski ủy viên cấp phó thông báo cho ông tin bất hạnh ấy. Khi họ tới đặt thi thể người chết vào trong nhà, đúng là 5 giờ chiều. Họ lên tầng hai vào một nhà ăn không lớn, ở đó họ nhìn thấy rất nhiều người lạ đang thì thầm với nhau. Cùng đi vào phòng với họ có năm người là Sêrôpurôpski, Kindơpao, Mikhaiin em trai của Racha Caganôvích, còn hai người khác thì Kindơpao không nhớ rõ. Họ đề nghị được vào trong phòng ngủ nhìn Sécgây. Ông nằm trên giường phủ một chăn đơn có vẻ như ngủ say. Đứng ở bên thường có Stalin, Môlôtốp, Vôrôsilốp, Phưđanốp, Caganôvích, Micôyăng, Yêdốp, Khơrútsốp v.v... Mọi người đứng lặng lẽ khoảng 8 đến 9 phút.

Stalin phá vỡ bầu không khí nặng nề trước tiên với giọng mạch lạc, Stalin nói: "Thế đấy, Sécgây làm việc mang theo bệnh tim, nhưng cuối cùng trái tim không chịu đựng được nữa...." Là người chứng kiến, Kindơpao mô tả màn ấy như sau: "Stalin ngoảnh về người thân tín của mình nói. "Chúng ta đi đi". Trước khi họ đi, họ còn đứng ở trước giường của Sécgây vài phút, rồi đi vào nhà ăn có nhiều người lạ mặt ở đó".

"Khi Stalin sắp rời căn phòng, có nói nhỏ với Kinayta mấy câu ở hành lang. Sau khi Stalin mất nhiều năm, bà nói lên sự thật lúc bấy giờ Stalin nghiêm nghị nhắc bà rằng: "Kinayta tình hình cụ thể về cái chết của Sécgây ngoài cách nói chính thức ra, không được nói cho ai biết cả, chị hiểu rõ rồi đấy..."
. Kinayta hiểu rõ ràng mọi chuyện nhưng bà đã im lặng trong nhiều năm.

Sau nhiều năm, một hôm Khơrútsốp hỏi tôi: "Siameo lúc bấy giờ chị và chúng tôi cùng ở trong phòng của Sécgây, chị có biết vì sao anh chết không?". Tôi trả lời: "Ngoài những thông tin của chính giới ra, tôi đều không biết gì. Còn Khơrútrôp bảo tôi rằng khi ấy ông là ủy viên dự khuyết Bộ chính trị, nên cũng chẳng biết gì cả".

Còn Rô.Métvâychép lại diễn đạt lời nói của Kinayta như sau. Đêm ngày 17 tháng 2 mặc dù đã nói hết với Stalin, nhưng Sécgây vẫn đến văn phòng Bộ dân ủy, ở đấy trước hết ông ký mấy bức điện báo, công văn, rồi xác định hàng loạt cuộc gặp gỡ cho ngày hôm sau. Nhưng sáng sớm ông chưa ngủ dậy, chưa mặc quần áo, cũng chưa ăn sáng. Ông dặn dò đừng quấy rầy ông và luôn tay viết những gì đó. Buổi trưa, G. Gơvakharia, một người bạn đến thăm ông, nhưng ông không tiếp chỉ dặn để người đó ăn một bữa cơm. Sau buổi trưa trời tối sầm lại. Kinayta bật đèn, đi qua nhà khách lên phòng ngủ thăm chồng. Chính lúc này ở phòng ngủ vang lên một tiếng súng. Khi bà vội lên phòng thì thấy chồng bà nằm ở trên giường đã chết.

Bà gọi ngay điện thoại cho Stalin ở nhà đối diện. Nhưng Stalin không đến ngay mà đi mời các ủy viên Bộ chính trị đến. Em gái Kinayta cũng chạy đến phòng ngủ, chị nhìn mấy tờ giấy Sécgây viết để ngay ngắn trên mặt bàn. Vêra Caprilốpna nắm mấy tờ đó vò trong tay, chị căng thẳng đến mức không thể đọc nổi một chữ nào trong đó. Khi Stalin cùng với Môlôtốp, Vôrôsilốp và các ủy viên Bộ chính trị khác vào, Stalin thấy mấy tờ giấy trong tay Vêra liền giằng lấy. Kinayta khóc thét lên, tại sao không vì tôi cũng không vì Đảng bảo vệ Sécgây ! "Câm miệng! đồ ngốc!"  Stalin thô bạo ngắt lời bà.

Mévâychép lần đầu tiên công bố bản hồi ký viết tay của Côngstăngtin, em trai Sécgây do ông giữ được. Côngtăngtin lúc bấy giờ làm việc ở Cục khí tượng thủy văn trực thuộc Bộ dân ủy Liên Xô.

Năm 1937 sau khi hai người anh qua đời được ít lâu ông cũng bị bắt. Ông bị giam ở trại tập trung những 16 năm, mãi tới sau khi Stalin qua đời mới được phục hồi danh dự.

Cái đêm 18 tháng 2 năm 1937 bất hạnh ấy, Côngstăngtin đang cùng với vợ trượt băng ở Scôriniki. Theo lệ thường họ còn định đến thăm Sécgây. Đến cổng, Vôncốp, người lái xe nói với họ rằng:  "Mau lên, mau lên..."Chúng tôi cũng không hiểu ra sao". Côngstăngtin nói: "Lên tầng". Chúng tôi đi vào nhà ăn, nhưng bị những người của Bộ Nội vụ đứng ở cửa ngăn lại. Sau đó chúng tôi được phép vào văn phòng của Sécgây. Ở đây tôi gặp Cơva Kharia, anh bảo tôi: "Sécgây của chúng ta không còn nữa".
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #88 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2010, 09:50:48 am »

Tôi vội lao tới phòng ngủ, nhưng tôi lại bị đẩy ra, họ không cho phép đến gần thi thể, không biết đã xẩy ra việc gì, tôi hoảng hốt trở về văn phòng.

Sau đó Stalin, Môlôtốp và Rhưđanốp đi vào phòng ngủ, họ đứng trước thi hài mấy phút rồi lại trở ra nhà ăn. Lời nói của Kinayta vọng đến tai tôi: "Mọi cái đều nên công bố ở trên báo chí”, Stalin trả lời rằng: "Chúng tôi sẽ tuyên bô ông chết vì suy tim.". "Không ai tin đâu”, Kinayta phản bác. Rồi bà lại nói thêm một câu: "Sécgây yêu chân lý, cần phải nói rõ sự thật". “Sao lại không tin hả? Mọi người đều biết rằng tim của anh ấy không tốt, tất cả mọi người đều sẽ tin như thế." Stalin kết thúc câu nói của mình.

Cửa phòng ngủ khép hờ, tôi đi tới hơi đẩy nhẹ một chút nhìn thấy Rhưđanốp và Caganôvích đang ngồi ở ghế tựa bên cạnh thi hài. Họ đang nói gì đó, để tránh phiền phức tôi khép cửa lại.

Được một lát, các ủy viên Bộ chính trị và các cán bộ cao cấp khác tụ tập ở nhà ăn, Bêria được Kinayta gọi là ác ôn cũng có mặt. Bà lao tới phía Bêria đang đi đến, định tát cho y một cái. Thấy thái độ của bà y chuồn ngay, hơn nữa từ đó cũng không bao giờ xuất hiện ở nhà Sécgây.

Thi hài của Sécgây được khiêng từ phòng ngủ tới văn phòng của ông. Ở đây em trai Môlôtốp đã chụp một kiểu ảnh người chết với Stalin, Môlôtốp, Rhưđanốp cùng các thành viên khác của chính phủ và Kinayta. Sau đó Mêncurốp nhà điêu khắc nổi tiếng đến đo đầu Sécgây để nặn tượng.

Kinayta đi tìm Yêrhốp và Pôckhơ, yêu cầu cử người đi Grudia báo cho người thân, còn yêu cầu Baburia anh trai của Sécgây dự lễ tang, Yêrhốp trả lời. "Baburia đang bị toà án xét hỏi, theo chúng tôi, anh là kẻ thù của nhân dân, hãy để cho anh chịu tù đầy miễn là để cho anh ta ăn no mặc ấm là được, còn những người khác chúng tôi sẽ đi báo, miễn là có địa chỉ cho chúng tôi là được".

Tôi cho họ địa chỉ của em trai Ivan, em gái Yulia và Nina, vợ của Baburia.

Đêm khuya hôm ấy, Yêmâyriăng đi xe đến. Nhìn thấy thi hài, anh ngất ngay. Mọi người phải cố sức nâng anh lên phôtơi, đợi sau khi anh tỉnh, cho xe hơi đưa anh về nhà. Sau đó Seonuitskin cũng đi xe đến. Hôm đó đúng là ngày nghỉ, anh đang ở biệt thự Tarasốpka. Khi anh nhìn thấy cảnh đáng sợ này, anh vùng vằng nói to vẻ bất mãn, sau đó người ta cũng bỏ qua, không trói anh lại, đưa anh về nhà.

Mahuơven, thư ký của Sécgây nhìn thấy cũng hoảng hết biến sắc, lời nói của anh khiến tôi phải ghi nhớ. "Bọn xấu ấy đã giết ông".

Đêm 19 tháng 2 năm 1937 Sécgây được hoả táng. Ngày hôm sau tức 20 tháng 2 tổ chức lễ tang.
Ivan em trai và vợ, Yulia em gái và chồng không kịp đến Mátxcơva.

Qua một thời gian lại bắt đầu một cuộc bắt bớ lớn. Không thể không đề cập tới hai chi tiết mà Antônốp nêu ra, tuy chương này đã đề cập tới.

Đầu tháng 2 năm 1937, Sécgây khi đi bách bộ ở Điện Kremli với Micoiăng và Vôrôsilốp từng nói, tự sát là lối thoát duy nhất. Ông rất chán nản và nói dứt khoát rằng một ngày ông cũng không chịu được nữa.

Tình tiết thứ hai có liên quan tới tập hồi ký A.T Rêbin. Rêbin đã từng lái xe cho Sécgây, từ năm 1929 làm bảo vệ cho Stalin. Ngày 18 tháng 2 năm 1937 đồng sự của Rêbin đang đứng gác cách nhà Sécgây không xa, khi nghe thấy tiếng súng nổ, nhưng lại không đến. A. Antônốp nhận xét rất có thể anh bảo vệ này theo lệnh nên mới không hành động.

Nếu như chú ý một chút những lời làm chứng của cán bộ cấp phó Bộ dân ủy công nghiệp vì có việc gấp đến thăm Sécgây, kết hợp với những tài liệu mới nhất của B.N Sitôrôva, cán bộ phụ trách của Bộ dân ủy công nghiệp đã trình bầy ở đầu chương, cho nên không thể không tính đến việc Kindơpao kiên quyết chống lại cách nói của chính giới rằng Sécgây chết vì bệnh suy tim bột phát cũng như cách nói, Sécgây tự sát trong những năm 60 sau này.

Bởi vì vị cán bộ cấp phó ấy có gặp một người mặc quần áo đen ở cửa nhà ở của Sécgây. Người đó nhìn thấy ông thì hoảng hốt la lên rằng: "Không phải tôi giết! Tôi buộc phải làm..." rồi anh ta co cẳng chạy.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #89 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2010, 09:55:05 am »

CHƯƠNG 9
TIẾNG SÚNG Ở SIÊBANKHA

Rôbinhan của Ôđétsa - làm quen với Zhaichiên - cuộc tập kích kiên quyết – vận quan may mắn - hỷ đoàn trưởng kỳ diệu - sự bổ nhiệm mới - sự chẩn đoán khiến người ta nghi ngờ - chiến dịch không triển khai được - tiếng súng ở Siêbankha.

Nhà thổ của Macgiônkích Zhaichiên khai trương trước cách mạng vẫn được bảo tồn trong thời kỳ Chính phủ cách mạng lâm thời cầm quyền sau khi Bônsêvích lên vũ đài, thì nghề của nhà buôn tháo vát này, chỉ còn đợi chờ ngày đóng cửa thôi. Hơn nữa còn ngấm ngầm cầu nguyện nhất thiết đừng để mất tự do. Việc bộ đội của Đennikin mơ ước lật đổ được Bônsêvích, đối với ngành nghề của Zhaichiên rất được hoan nghênh, hơn nữa ở mức độ nào đó giúp cho ông khôi phục được ngành nghề. Khi trên đường Ôđétsa râm mát cây cối hai bên rải rác, thấy những chàng bộ đội mặc quân phục ngoại quốc thì nghề nhà thổ của Zhaichiên trở nên thịnh vượng. Bọn binh lính và sĩ quan đến từ Hi Lạp, Pháp, Anh, Rumani thay thế khách thường xuyên của nhà thổ ngày trước - bộ đội Ucraina ăn mặc đúng mốt, sĩ khí hiên ngang và Quân đoàn Ba lan với danh hiệu là vô địch.

Khách chơi không bao giờ thiếu, khách chơi mà nhà thổ thích nhất phải kể đến các thuyền viên trên chiến hạm "Không Sợ” đậu ở bến cảng Ôđétsa. Nhưng ông chủ nhà thổ cũng không bao giờ từ chối được phục vụ đồng bào của mình nhất là đối với người của đơn vị Đennikin. Bởi vì ở Ôđétsa bộ đội Đennikin được coi là cơ quan phản gián. Trưa một hôm, trước cửa nhà thổ chật ních những gã mua vui tìm thú đang tìm chọn người đẹp trẻ đen. Lúc này một đại uý pháo binh với thân hình chắc nịch đến, ông chủ nhà thổ như tiếp khách nước ngoài vậy, hết sức thận trọng mời chào ngài đại uý hơn nữa luôn miệng nói cười vui vẻ. Vâng, bất kể khách nào đều không được làm mất lòng. Khách mà oán trách, thì phiền phức lắm, nhưng ai mà hiểu rõ được các anh lính tráng ấy? Có thể phải ra mặt trận vào ban đêm. Kìa, chưa đến cho người đi đặt phòng rồi.

"Chìa khoá gác xép tầng chót ở đâu?”  Người đến ra lệnh thế "đưa chìa khóa đến..."

Zhaichiên sợ hãi liếc nhìn vị khách, định nổi nóng, nhưng nhìn vẻ mặt của vị đại uý pháo binh, rõ ràng ông không suy đoán được ý định của anh, thế rồi lập cập đưa chìa khóa. Viên đại uý cầm chìa khoá tung lên, rồi đón lấy một cách thành thạo, sau đó với sự hướng dẫn của chủ nhân, đi xuống cầu thang.

"Tôi hy vọng ngài hiểu cho, tối nay một vị đại uý như ngài cũng chưa từng tới".

Ông chủ nhà thổ buồn bã nghĩ thầm. Rõ ràng ông chưa đoán ngay được con người ấy là ai, song cứ phải vất vả suy nghĩ ngầm. Lúc bấy giờ cả Ôđétsa đều đang bàn luận một tên tuổi nổi tiếng của người Bisarabiya. Khi nhắc đến tên tuổi anh ta, người thì sợ hãi, người thì phấn khởi. Có tin, người ấy đã từng mạo hiểm đột nhập  vào nhà tù cứu Đảng viên Bônsêvích bí mật bị bắt, phá hoại đường sắt, cướp được nhiều vũ khí rồi vận chuyển sang tay đội du kích ở bờ bên kia sông Đênhiếp. Tối đến, Zhaichiên nghe được tin đồn càng khó mà tin rằng một tên phỉ cướp, tung tích bí hiểm trong thanh thiên bạch nhật, đột nhập vào cơ quan phản gián của Đennikin, trải qua một trận đấu súng quyết liệt, hắn đã cướp đi nhiều văn kiện bí mật, rồi ngang nhiên chạy trốn, mà tên thổ phỉ kẻ cướp ấy đúng là mặc bộ quân phục của đại uý pháo binh.

Ở Ôđétsa, Zhaichiên là một tay nghề, làm ăn nổi tiếng. Tuy vợ ông xuất thân là người tầm thường, nhưng sau khi cưới đã trở thành quý phu nhân đeo chuỗi hạt kim cương có giá trị. Khi chị có lòng tốt, thì chị sẽ không nề hà gì làm ra vẻ đài các, đối với các bạn gái trước đây của chị. Nếu không phải vì tình hình Ôđétsa không ổn, trong thành phố thường có tiếng súng, chị thường cùng với chồng, dọn vào ở trong biệt thự hào hao ở ven biển. Do tình hình rối loạn trầm trọng, cũng như ngày càng trở nên cấp bách, khiến cho Zhaichiên đã mấy lần muốn đến xem tình hình cơ quan phản gián, sau khi bị bọn cướp ngang ngược hoành hành ở đó đang treo giải thưởng nhiều lạng vàng tróc nã tên Bisarabiya xuất quỷ nhập thần ấy. Với bản năng tự bảo vệ hoặc là do bẩm tính nhát gan, ông đã nhiều lần xoá bỏ ý nghĩ mạo hiểm hành động.

Vào lúc nửa đêm, viên "đại uý” từ trên gác xép tầng nóc đi xuống. Với khẩu khí lịch sự chủ nhân ông trong cuốn sách Scôtt của nhà văn Anh, anh tỏ lời cảm ơn ông chủ nhà thổ hấp dẫn ấy, rồi anh báo với ông chủ rằng anh muốn thay bộ quân phục của mình lấy một bộ quần áo thường dân. Zhaichiên không lấy bộ quân phục đại uý lượt là ấy bởi vì ông liên tưởng rất nhanh tới, rất có thể tên thổ phỉ ăn cướp ấy mặc quân phục trong khi đấu súng bị người ta nhìn thấy. Vì thế ông hiểu rõ ràng rằng, nếu bị cơ quan phản gián của Đennikin phát hiện, điều đợi chờ ông sẽ là cái gì. Mặc dầu rất lưu luyến, nhưng ông vẫn đưa cho vị đại uý lạ lùng ấy bộ thường phục. Trong nháy mắt đã thay xong quần áo, thế rồi rút một búi tóc giả trong cặp da ra, đội lên đầu vừa tròn lại nhẵn thín của anh. Quả thực khi người ấy mang lại búi tóc giả, người ta không nhận ra nữa: đứng trước mặt Zhaichiên là một thân sĩ lực lưỡng, trắng béo, cử chỉ kiêu ngạo. Khi chia tay, anh vô tình buột miệng ra một câu khiến cho Zhaichiên không thể nào quên được. "Tôi mắc nợ tình cảm ngài...".

Sau bảy năm, tức đêm ngày 6 tháng 8 năm 1925 Zhaichiên dùng khẩu súng poọc hoọc giết chết người sẽ trả ơn ông - Gơrigơri Ivanvích Kôtôpxki, Quân đoàn trưởng, anh hùng diệu kỳ trong nội chiến vinh dự được tặng thưởng ba Huân chương Hồng kỳ. Anh là vị "đại uý” tạm thời trốn ở nhà thổ của Zhaichiên sau khi tập kích chớp nhoáng cơ quan phản gián của Đennikin.
 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM