Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:17:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồ sơ mật Liên Xô  (Đọc 89505 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #70 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2010, 09:11:30 am »

"Công tác lãnh đạo Quân khu dù là diện rộng việc nhiều đến đâu, dù là tinh thần cao đến mấy, Blôngtai vẫn cùng những người lao động ra chiến trường vật lộn sống chết với Chủ Nghĩa Tư bản". F.F.Nôviski viết hồi ký: "Một hôm trong quá trình thị sát Quân khu, cuối cùng chúng tôi nói, định đến Matxcơva nêu ra vấn đề chúng tôi ra nhận chức vụ ở mặt trận.

Blôngtai muốn tới một trung đoàn, nhận thấy ông rất thích cưỡi ngựa, tính tình lại hoạt bát, ông nói ông mong muốn có một Trung đoàn kỵ binh. Tôi khuyên ông đừng ngại gì cả, mà phải chỉ huy một tập đoàn quân. Trong bối cảnh như thế Blôngtai cảm thấy là trò đùa. Anh không thể tưởng được mình sẽ trở thành Tư lệnh một Tập đoàn quân, vì anh cho rằng mình chưa qua một lớp huấn luyện, cũng chưa qua thực tiễn chiến đấu. Còn ý kiến của tôi thì hoàn toàn khác. Trong bốn tháng cùng công tác, tôi thấy Blôngtai có hiểu biết về quân sự rất sâu sắc. Điều thường làm tôi kinh ngạc là trong số sách báo mà anh đọc, chủ yếu là các sách lý luận quân sự. Bản thân Blôngtai có phẩm chất ý chí của một cán bộ chỉ huy và có tố chất lý luận mác xít sâu sắc. Là nhà hoạt động chính trị rất có bản lĩnh. Theo tôi ông có đầy đủ những phẩm chất của một cán bộ chỉ huy quân sự mà một cán bộ chỉ huy cao cấp cần phải có. Những phẩm chất ấy được kết hợp một cách lý tưởng trên con người ông.

Cuộc đời cách mạng trước đây của ông là bảo đảm đáng tin cậy nhất cho sự tín nhiệm của quần chúng.

Tiếp theo, F.F Nôvitski nói, những người ở Mátxcơva tuyên bố với ông: ông được bổ làm Tham mưu trưởng Phương diện quân miền Nam, còn Blôngtai đến Phương diện quân niềm Nam làm Thành viên Ban quân sự cách mạng.

Nhưng tướng Nôviski tính khiêm tốn rất hiếm có, lần nữa ông giải thích cần thiết phải sắp xếp Blôngtai vào vị trí chỉ huy cao cấp, kiên trì được ở lại làm bất cứ nhiệm vụ gì bên cạnh Blôngtai, Skhơliăngski, cán bộ cấp phó của Trôtxki tỏ ý nghi ngờ ý định này, nhưng ý kiến của lão tướng quân đã được Ban tổ chức Trung ương ủng hộ Blôngtai được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân thứ tư. Còn F.F Nôvitski làm Tham mưu trưởng Tập đoàn quân này. Skhơliăngshi sao có thể ngờ được rằng, sau vài năm Blôngtai kẻ trẻ trung khoẻ mạnh mặc quân phục chiến sĩ để râu, ít nói lại lên thay thế y, trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng và ủy viên hải quân nhân dân.

Lại ai có thể ngờ rằng Blôngtai nếu không gặp tướng Nôvitski thì ông sẽ như thế nào. Cần biết rằng Blôngtai chỉ nghĩ đến làm chỉ huy một Trung đoàn mà thôi. Cách mạng đã đề bạt nhiều nhân vật thiên tài xuất thân từ quần chúng công nông mà Blôngtai là một trong số đó. Những người hiểu biết về ông chứng minh rằng ông đọc tiếng Pháp và tiếng Anh thông thạo, tiếng Đức và tiếng Ý cũng nắm được rất tốt. Ông nghiên cứu tất cả những tác phẩm của các chuyên gia quân sự nổi tiếng. C.A. Sirôkinsky, vị cán bộ cấp phó của ông nói trước khi ông qua đời mấy ngày, Blôngtai đã đọc lại tác phẩm của Craosaivit. Kiến thức quân sự của ông phong phú như thế nhưng lại có người nghi ngờ ông là Mikhaiylốp tướng quân đội Nga hoàng. Điều cần phải lưu ý là trong thời gian khá dài, khi ký các văn kiện Blôngtai sử dụng hai tên "Blôngtai - Mikhaiylốp".

Blôngtai có rất nhiều biệt hiệu và tên giả khi làm công tác bí mật. Nổi tiếng nhất có hai tên: Ansiani và Mikhailốp. Quá trình cách mạng trước đây của ông quả thực tràn đầy chuyện ly kỳ K.A.Apkhơsiêchiepski, người bạn chí thiết của vị thống soái nói, có một lần khi bàn tới vấn đề giáo dục quân sự, Blôngtai trả lời rằng: "Các đồng chí trong thời gian công nhân dệt ở Ivanôvô tổ chức phong trào bãi công, lần đầu tiên tôi cầm súng lục bắn vào cảnh sát, tôi đã tốt nghiệp Trường quân sự sơ cấp, Trường quân sự trung cấp của tôi là vào năm 1919, khi các Tập đoàn quân của đơn vị miền Nam của chúng tôi kiên quyết dũng cảm tấn công vào Tập đoàn quân của Coósát, tôi đã đánh giá đúng đắn tình hình chiến sự của Phương diện quân miền Đông. Còn Trường quân sự thứ ba của tôi, tức là Trường quân sự cao cấp là khi tác chiến ở Phương diện quân miền Nam với Frangơn, khi ông và các cán bộ chỉ huy khác cùng nhiều chuyên gia khuyên tôi nên có hành động khác nhưng tôi thuyết phục mình không đồng ý mà vẫn thi hành chủ trương của tôi. Tôi đã làm đúng. Ở đó chúng tôi đã giành được thắng lợi hoàn toàn, đã đập tan Frangơn.

Năm 1924 tại Đại hội Đại biểu lần thứ 9 của Đảng Blôngtai lần đầu tiên được bầu vào Ban chấp hành Trung ương. Tại Đại hội lần thứ 13 được bầu làm ủy viên dự khuyết Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương. Đại hội 13 là Đại hội đầu tiên sau khi Lênin tạ thế, họp vào tháng 4. Trong 53 ủy viên của Ban chấp hành Trung ương thì Blôngtai cùng Chiarenski là những người có uy tín nhất , và có tính độc lập nhất trong Trung ương. Blôngtai là một vị Thống soái xuất sắc với tài năng nổi bật ông ta giành được hàng loạt thắng lợi về quân sự. Những thắng lợi ấy đã quyết định cuộc nội chiến phát triển theo hướng có lợi cho Hồng quân: Thành tích và công lao của Blôngtai là không thể tranh cãi. Mọi người đều nhớ rõ Lênin từng đánh giá cao tài năng quân sự của Blôngtai thường trên hệ trực tiếp với ông, triệu ông từ chiến trường về Điện Kremli thảo luận kế hoạch tác chiến và kiên trì để ông đi tấn công quân của Frangơn đóng ở Crimê.

Trước khi nổ ra cách mạng, cuộc sống Blôngtai có rất nhiều câu chuyện ly kỳ khiến cho ông có uy tín cao và tính độc lập cao trong số ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nga (b) với số lượng không nhiều lúc bấy giờ. Dù là đảng viên Bônsêvích xuất sắc trải qua thử thách đấu tranh bí mật nguy hiểm, Blôngtai cũng là nhân vật nổi bật có cá tính tốt đẹp. Ông đã hai lần bị kết án tử hình và bị tám năm khổ sai dầy vò trong nhà tù và đã trốn thoát ở nơi đi đây. Ông đã phải đương đầu với nguy hiểm đến tính mạng xây dựng các chi bộ đảng Bônsêvích, tất cả những cái đó đều là những thành tích nổi bật của ông.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #71 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2010, 09:13:26 am »

Nhà sử học phương Tây nhận xét, sở dĩ Blôngtai nhà cách mạng kiên cường ấy có nghị lực phi phàm và tinh thần dũng cảm vì trên người ông có pha trộn dòng máu người Mônđôva và người Rôma cổ của người cha, có pha trộn dòng máu nông dân Blônngtai và Côdắc sông Đông của người mẹ, ông là sự kết hợp tốt đẹp giữa hai huyết thống ấy. Blôngtai sinh ra ở Pitspêtkhơ, một thành phố nhỏ bụi mù ở biên thuỳ miền Đông Nam đế quốc Nga. Cha tên là Vasili. Mikhaiinlôvích Blôngtai, là một quân y sỹ hết nghĩa vụ, ông xuất thân ở một gia đình nông nô ở Mônđôva. Sau khi ra quân, ông lấy Mafura Yêfâymốpna.

Mikhaiin Blôngtai là con trai thứ hai. Hình dáng như anh cả Côngtăngtin, tóc nâu nhạt, mắt đen. Tóm lại rất giống người của gia tộc Vôrônnhiêdư. Dưới Blôngtai còn ba người em gái. Thời niên thiếu ông không phải đi chân đất, vị thống soái sau này ấy không phải trải qua những ngày gian khổ đói rét. Khi cha còn sống trong nhà không khó khăn, sơn hào hải vị ở trong nhà thường ăn không hết. Cha ông đi săn thường không bắn phí một viên đạn nào, thật xứng danh là thiện xạ. Ngay từ khi ông 10 tuổi Blôngtai đã mê đi săn bắn. Cái chết của người cha thật bất ngờ ngoài dự đoán của mọi người. Cha ông chết ở bệnh viện. Hai anh em trai của ông ở Vênây đang học trung học ở Alanmu ngày nay. Tài hoa của anh em họ xuất chúng cho nên họ hàng ở thành phố nhỏ Pitsphêtkhơ xếp cho hai đứa con trai của vị quân y sĩ về hưu ấy đến ký túc xá học tập. Mikhaiin Blôngtai khi tốt nghiệp trung học được thưởng Huy chương vàng, đến năm 1904 thi vào học viện kỹ thuật tổng hợp Pêtécbua, vào học tập ở khoa kinh tế. Song Blôngtai không có thời gian để hoàn thành học tập. Làn sóng cách mạng ngày càng lên cao đã nhanh chóng cuốn hút ông vào dòng xoáy ấy. Năm 1904 trong cuộc rối loạn của sinh viên, khi Blôngtai ném đá vào cảnh sát, ông bị bắt. Ông khai không đúng tên của mình bị xử phạt hành chính đuổi về địa phương. Sinh viên. năm thứ nhất dũng cảm ấy nghĩ đến một thành phố đầu tiên - thành phố Pêtơrôpskhơ của Tỉnh Saratốp. Rất nhanh mọi thứ được quyết định, Blôngtai mất tư cách học tập bị đuổi về thành phố Pêtơrôpskhơ.

Cuối tháng 11 năm 1904, Blôngtai vào Công đảng dân chủ xã hội nước Nga, tiến hành công tác tuyên truyền cổ động ở Pêtơrôpskhơ, Liphunây, Yekhachiêlinnôstráp...

Hôm xảy ra "vụ ngày chủ nhật đẫm máu" ở Pêtécbua, Blôngtai bị thương ở cánh tay. Mùa hè năm 1905, sau khi ông tổ chức cuộc bãi công của công nhân dệt ở Ivannôvô thì ông bị bắt, và bị đầy đi ở vùng núi Khơsan. Về sau, ông chạy trốn về Shuya. Tháng 12, chỉ huy công nhân, dân quân ở Ivannôvô và Shuya, tới Mátxcơva tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ pháo đài Pơlêsưnniya. Họ lên hai toa xe lửa kéo bằng đầu máy chạy bằng hơi nước chạy như bay để tới. Sau khi công nhân bảo vệ pháo đài được tăng viện, tinh thần mọi người rất hăng hái. Dân quân tới tăng viện bò lên ngói toà lầu cao ngắm bắn bọn binh lính đàn áp. Tubasốp, Tổng đốc Mátxcơva ra lệnh nã pháo vào nóc toà nhà. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Blôngtai lợi dụng tảng băng trên sông Mátxcơva, rút lui về hướng Fêrêi và Luburêwô.

Ngày hôm sau, ông trở về Shuya.

Năm 1906, Blôngtai đến Stốc-khôm tham dự Đại hội 4 Công Đảng dân chủ xã hội Nga. Ở đây, lần đầu tiên ông được gặp Lênin. Tại cuộc họp này về nhiều mặt đã quyết định con đường sống sau này của Blôngtai. Năm 1907, Blôngtai được bầu làm Đại biểu Đại hội lần thứ 5 của Đảng, nhưng do bị cảnh sát bắt nên không thể tham dự Đại hội được. Tại phiên toà dự thẩm trong nhà tù Fradimin, Blôngtai đã trải qua giờ phút rất căng thẳng. Tên cai tù biết được qua đường dây nội bộ, đội chiến đấu của dân quân Shuya căn cứ vào mệnh lệnh của ủy ban cách mạng định xông vào Fradimin bằng hình thức tấn công vũ trang để giải cứu Blôngtai. Vì thế nhà cầm quyền thi hành biện pháp tăng cường đề phòng nhà lao bị tấn công. Blôngtai tên tù nguy hiểm ấy bị giam cách ly.

Trong thời gian chờ đợi xét xử, thì Blôngtai đã tự học tiếng Anh và tiếp Pháp một cách ngoan cường, anh đã viết được những tác phẩm dài và đặt tên cho tác phẩm trí tuệ của mình: "Chính trị kinh tế học trong lĩnh vực tài chính" "những người nghiên cứu về quyền lực và đạo đức". Những tác phẩm ấy đều do ông căn cứ vào bút ký được chỉnh lý lại hầu như ông không cảm thấy mình đang bị tù đầy.

Ngày 25 tháng 1 năm 1909, Blôngtai nhận được đơn khởi tố. Ngày hôm sau ông bị coi là kẻ phạm tội đặc biệt quan trọng và bị toà án quân khu Mátxcơva liên tục xét hỏi bí mật. Kết quả phán quyết thật là đáng sợ. Treo cổ. Sau khi tuyên bố phán quyết thì ngay lúc đó Blôngtai phải đeo còng. Từ 26-1 đến 6-4-1909 Blôngtai, sống trong nhà tử tù ngót 2 tháng rưỡi, tử thần luôn đe doạ ông.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #72 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2010, 09:16:03 am »

"Những kẻ tử tù chúng tôi". Sau này Blôngtai viết hồi ký: "Nói chung trước 5 giờ sáng là không ngủ được. Thông thường việc xử tử hình trong nhà tù là vào nửa đêm, giờ Tý qua, bên ngoài nhà tù không có chút động tĩnh gì, chúng tôi đều chú ý lắng nghe. Ngày 6-4-1909 một Luật sư bào chữa nhận được điện báo của Mátxcơva lúc 12 giờ đêm. Nội dung bức điện nói xoá bỏ việc phán quyết đối với Blôngtai, vụ án sẽ xử lại. Vị Luật sư vội đến ngay nhà tù báo tin ấy cho tôi". Tên cai tù đi vào nhà lao nói: "Blôngtai đi lên văn phòng". Đây là lời nói thương tình đối với người tử tù. Tất nhiên tôi không một chút do dự, nghĩ rằng họ mang tôi đi treo cổ đây. Trước khi gọi tôi ra, vốn dĩ trong lòng tôi rất buồn. Nhưng tới giờ phút này thì bản thân cái chết không đáng sợ. Cái cảnh lúc bấy giờ tôi còn nhớ rất rõ. Khi ra khỏi nhà tù tôi hét to: "Các đồng chí xin vĩnh biệt! Bọn chúng sắp treo cổ tôi rồi". Tôi còn nhớ tiếng ồn ào trong nhà tù lúc bấy giờ, khiến người ta khó tin được. Tôi đi theo tên cai ngục lên văn phòng nhà tù. Bỗng nhiên một vị Luật sư đi đến trước mặt tôi nói: "Mikhaiin Vasiliêvích, phán quyết đã bị xoá bỏ". Lúc bấy giờ tôi nghĩ: Tại sao con người này lại lừa dối tôi, tại sao lại an ủi tôi thế ? Căn bản tôi không cần, tôi quyết không tin vào lời an ủi của anh ta. Chỉ sau khi cái cùm của tôi được tháo ra, tôi mới hiểu rằng tôi vẫn được sống.

Trước áp lực của xã hội nên án tử hình của nhà cầm quyền buộc phải bỏ. Các Giáo sư học viện kỹ thuật tổng hợp Pêtécbua gửi thư kháng nghị cho Tư lệnh quân khu Mátxcơva phản đối xử tử hình sinh viên có tài năng và tràn đầy hy vọng ấy. Nhà văn Côrôlencô cũng ra lời kêu gọi bênh vực chàng thanh niên Blôngtai có hành động đặc biệt ấy. Bên ngoài nhà tù nhiều bè bạn của nhà cách mạng trẻ tuổi ấy cũng vì cứu anh mà đi đây đó vận động. Kết quả án tử hình đã phải hủy bỏ, thay vào là bốn năm khổ sai, Blôngtai bị giải tới Fradimin tù khổ sai. Đây là việc của năm 1910. Sau bảy tháng, căn cứ vào tình hình mới phát hiện, nhà cầm quyền lại có phán xét mới đối với Blôngtai. Phán xét mới lại là treo cổ. Lại phải đau khổ chờ đợi cái chết sắp đến, lại lắng nghe tiếng bước chân ở hành lang nhà tù trước bình minh. Cứ như thế một tháng trôi qua, án tử hình lại bị hủy bỏ, lần này lại là sáu năm tù khổ sai. Còn phải cộng thêm bốn năm khổ sai của lần xét xử trước.

Blôngtai đã mãn hạn tù khổ sai ở Fradimin và Nicôla Iepskhơ. Ông đã từng có ý định vượt ngục nhưng không thành. Sau mỗi lần vượt ngục thất bại, ông đều bị trừng phạt, giam ở hầm tối ẩm thấp trong nhà lao nhỏ bé, chỉ ngồi được thôi. Đen tối, cô quạnh lại còn những con chuột đói luôn chui rúc ở xung quanh.  Trong nhà tù, Blôngtai đeo cùm phải làm những công việc khổ sai nặng nhọc trong bảy năm rưỡi. Tháng 9 năm 1914 Blôngtai đi đầy ở Sêbêri xa xôi. Trong nhà tù khổ sai ở Iếccút, ông đã tổ chức tù chính trị tuyệt thực.

Theo những người biết chuyện nói, khi Stalin bị đầy đi Sibêri biểu hiện rất tiêu cực thường giữ khoảng cách với các đồng chí, thích một mình tiêu phí thời gian. Trong sinh hoạt hàng ngày cũng không chú ý giữ vệ sinh (sau khi ăn xong không chịu rửa bát. Sao lại phải rửa bát). Khác với Stalin, Blôngtai là linh hồn của những người đi đầy. Khi bị đầy ở Curéki, Stalin tự khép mình lại sống cô độc, cắt hết mối quan hệ riêng tư với những người đi đầy, cố gắng lánh mặt họ. Được ít lâu, do khó sống ở chung với Stalin, Sveclốp rời khỏi làng Curéki, sau đó lại có hai Đảng viên Bônsêvích Gơlôsêkin và Métvâychép cũng di chuyển tới nơi khác.

Blôngtai lại ở trong một tình cảnh khác. Thẳng thắn cởi mở, tinh thần phấn chấn. Anh là trung tâm thu hút những người bị đầy ải. Khi có nhiều thì giờ nhàn rỗi Blônngtai cố gắng tận dụng thời gian vào việc có ích. Những phạm nhân bị đầy ải ấy đã lập ra một xưởng mộc có mười mấy người làm việc trong xưởng. Với hình thức ấy họ tiến hành hoạt động. Mỗi người trong họ đều lấy bản lĩnh của mình để dạy cho mọi người. Trong trường đại học bí mật này, Blôngtai chịu trách nhiệm giảng dạy ba môn: tiếng Anh, kinh tế thống kê và quân sự. Những lưỡi bào lướt nhanh trên mặt gỗ, những phoi bào đầy trên mặt đất, những miếng ván được bào nhẵn viết lên những sơ đồ về công thức, đẳng thức và những nhiệm vụ về hành động quân sự. Nếu như ở xung quanh đó có nhân vật khả nghi nào xuất hiện thì lượt bào đã nhanh chóng lướt xoá hết, mặt ván lại sạch bóng, phoi bào lại liên tiếp rơi. Tuy vậy hành động của Blôngtai vẫn không tránh khỏi con mắt độc ác. Ngày hôm ấy mặc dù họ đang nghiên cứu cuộc giao chiến ở Pôrôchinô, so sánh cuộc giao chiến ấy với các sự kiện trong đại chiến thứ nhất. Nhưng có một bản báo cáo âm mưu quân sự về Blôngtai và bạn bè ông đã được gửi tới trên mặt bàn của tên Tổng đốc Iếccút. Một lệnh bắt tội phạm và giải tới Iếccút được thi hành. Trên con đường dẫn tới nhà tù đáng sợ như trong địa ngục, Blôngtai đã trốn thoát. Sau một tuần xuất hiện ở thành phố Sưta của Oaipâygan nhưng tên tuổi giấy tờ đã thay đổi. Ban công tác bí mật của Đảng chuyển ông đến Cục di cư làm nhân viên thống kê. Những kiến thức học trong nhà tù đã được áp dụng. Côntanôpski, một người tù đã tích cực tham gia vào công tác tổ chức di cư. Sôfia Arêkhơsiépna, con gái nuôi của ông sau này trở thành vợ của Blôngtai.

Một hôm bỗng nhiên xẩy ra một việc làm cho Blôngtai "lộ nguyên hình". Do mối quan hệ công việc, phải đi làm thay công tác thống kê lấy tên là Vasirencô, Blôngtai đi khắp toàn vùng Oaipâygan. Thế là xẩy ra việc ở một thành phố, Blôngtai gặp một người rất quen thuộc với ông cũng tên là Vasirencô. Suýt nữa thì lộ. Sau đó ở Sưta lại chuẩn bị cho Blôngtai một bộ giấy tờ mới mạo danh là Mikhaiin Alếchđăngđrôvích Mikhaiilốp. Ông đóng làm một người bị bệnh thần kinh chuẩn bị đi Mátxcơva để chữa bệnh cùng đi với ông là người bạn gái Sôphia. Chị đóng vai y tá, Blôngtai đã đóng vai người bệnh thành công - khi thì rên rỉ, khi thì co dúm người. Đi qua tất cả các ga lớn anh đều trùm chăn quay mặt vào tường.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #73 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2010, 09:19:04 am »

Ở Mátxcơva không được bao lâu - tức năm 1916, ông đến Phương diện quân miền Tây đóng ở Lữ đoàn pháo binh gần Minskhơ làm sĩ quan dự bị trong một thời gian. Sau đó lại làm nhân viên thống kê quân sự, hỗ trợ cho tổ chức quân sự. Đến khi cuộc cách mạng tháng 2 bùng nổ, Blôngtai đã là một trong những Nhà lãnh đạo tổ chức cách mạng bí mật, trong các Tập đoàn quân của Phương diện quân miền Tây đều đã thành lập tổ chức chiến đấu của mình. Năm 1917 sau cuộc cách mạng Tháng Hai Blôngtai làm Cục trưởng Cục dân cảnh Minskhơ. Về sau ông lại công tác ở Shuya Ivannôvô, cho tới dưới sự giúp đỡ của F.F.Nôvitski, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân Phương diện quân miền Đông.

Đúng như chúng ta đã thấy, tinh thần dũng cảm kiên cường của Blôngtai là có thừa. Khi ông ở Minskhơ làm Cục trưởng cục dân cảnh, vì thành phố này ở gần mặt trận luôn có những hoạt động âm mưu phản cách mạng và các tội phạm hình sự đủ mầu sắc, Blôngtai đã nhiều lần trực tiếp tham gia chiến đấu chống bọn thổ phỉ và bọn âm mưu. Sinh mạng của ông nhiều lần bị đe doạ nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm không kém thời kỳ hoạt động bí mật. Blôngtai bẩm sinh có tính gan dạ, trong giờ phút nguy hiểm ông không bao giờ mất đi sức tự kiềm chế. Trên đây chúng tôi đã từng nêu một ví dụ, nói khi ông ở phương diện quân miền Đông, ông đã tự mang súng vào tấn công kẻ thù trong lúc Hồng quân chạy tán loạn. Lúc bấy giờ ông là Tư lệnh trẻ, luôn chiến đấu ở nơi ác liệt nhất. Còn rất nhiều sự kiện chứng minh, sau khi đặt ở đỉnh cao vinh quang, Blôngtai không bao giờ coi sự an toàn của mình là quan trọng và cũng không tự sắp xếp cho mình nhiều bảo vệ. Khi lãnh đạo tất cả các lực lượng vũ trang của Ucraina và Crimê, ông chỉ huy bộ đội chiến đấu chống bọn thổ phỉ Makhanốp. Cuộc chiến đấu diễn ra rất gian khổ, nhiều người bị hy sinh. Blôngtai khi trực tiếp tham gia chiến đấu với bọn phỉ Makhanôp, suýt nữa thì bị địch mai phục. Trong giờ phút đáng sợ ấy, nếu lúc bấy giờ Blôngtai không bình tĩnh tự tin thì không tránh khỏi tai nạn. Ông khẳng định sẽ bị bọn Makhanốp bắt. Song Blôngtai là một xạ thủ ưu tú trăm phát trăm trúng. Ông bắn năm viên đạn bắn chết năm tên địch xông tới. Quân địch trở tay không kịp, thế tấn công yếu ớt, thế là Blôngtai vọt ra khỏi vòng ổ phục kích, nhưng bị thương nhẹ. Sau khi xảy ra vụ nguy hiểm này, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản (b) buộc phải thông qua một quyết nghị đặc biệt. Nghị quyết khẳng định sự gan dạ và cũng cảm của Blôngtai, nhưng kiên quyết không đồng ý hành động trực tiếp tham gia chiến. đấu của ông. Về chiến công của cá nhân Stalin, lịch sử đề cập rất ít. Ngay cả trong giai đoạn lịch sử huy hoàng của ông ở mặt trận, Stalin cũng không nói tới chiến công của ông.

Cuộc sống của Blôngtai làm cho quần chúng đảng viên ngạc nhiên. Tất nhiên trong Ban chấp hành Trung ương ông không phải là người duy nhất. Thí dụ Vôrôsilốp liên tục chiến đấu, liên tục giành được thắng lợi trong thời nội chiến. Và Vôrôsilốp cũng kỳ tài xuất chúng trong công tác bí mật trước cách mạng. Nhưng ông không phải là vĩ nhân như Blôngtai. Mikhaiin Vasiliêvích Blôngtai có thể đạt tới đỉnh cao về chiến lược và chiến thuật quân sự. Ông viết rất nhiều tác phẩm khoa học cơ sở về lý luận quân sự, đặt cơ sở cho học thuyết quân sự Liên Xô. Ngay cả Trôtxki cũng thừa nhận điểm ấy. Khi ông lưu vong, có viết: "Trong nội chiến Blôngtai chắc chắn đã đóng vai trò nổi bật. Tóm lại ông thông minh hơn Vôrôsilốp rất nhiều”. Ngày 23 tháng 3 năm 1926 Trôtxki viết "Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Hồng quân năm thứ tám, Vôrôsilốp trong bản  thảo do thư ký của ông viết, nói cuộc cải cách tiến hành trong Hồng quân dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Mikhaiin Vasiliêvích Blôngtai, lãnh tụ khó quên của Hồng quân. Nhưng chỉ qua ba năm, Vôrôsilốp lại quy mọi thành tựu công tác của Hồng quân và những thắng lợi của Hồng quân giành được trong nội chiến do công của Stalin. Tên tuổi của Blôngtai trong bài diễn văn kỷ niệm hoặc một chữ cũng không nhắc hoặc là ở vị trí thứ yếu”.

Trên đây chúng tôi đã từng trình bầy, lần đầu tiên Blôngtai được giao nhiệm vụ quan trọng, làm Phó Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng và ủy viên nhân dân hải quân nước Cộng hoà vào tháng 3 năm 1924. Vôrôsilốp vẫn là một trong những thành viên bình thường của Hội đồng quân sự cách mạng. Vốn dĩ chuẩn bị địa vị cho Stalin ở mặt trận Salikin và các bạn chiến đấu khác, đúng là địa vị của Skhơriăngski, kẻ theo đuôi Trôtxki bị bãi chức lại nhẩy ra làm. Rõ ràng là Stalin vẫn không biết tầm nhìn về quân sự của Vôrôsilốp nông sâu như thế nào. Sau này sau cuộc chiến tranh mùa Đông với Phần Lan, Vôrôsilốp không làm được việc gì đáng kể, sau đó bị cách chức ủy viên nhân dân quốc phòng. Còn trong cuộc chiến tranh vĩ đại bảo vệ tổ quốc, Vôrôsilốp căn bản bất lực trong chỉ huy chiến đấu ở điều kiện mới, về sau cử xuống đội dự bị làm chức vụ không đáng kể. Song năm 1924, Stalin cũng bất lực trong việc lựa chọn người của mình lên thay thế Trôtxki, bởi vì ảnh hưởng của ông chưa đủ mạnh. Ông buộc phải chia ảnh hưởng với Caminhép và Zinôviép. Tháng 3 năm 1924 chính là lúc Stalin và Trôtxki xảy ra đối địch nhau gay gắt Zinôviép đề nghị cử Blôngtai có uy tín rất cao trong Đảng và trong Quân đội ra làm chức Phó của Trôtxki, Stalin ủng hộ ý kiến này.

I. K.Hanpao đã từng cùng Blôngtai đi đầy ở Sibêri là bạn tốt của Blôngtai. Ông chứng minh rằng việc bổ nhiệm này, Blôngtai không hề thích thú và đề nghị. Cùng làm việc với Trôtxki, Blôngtai cảm thấy bất yên. Trong vấn đề quân sự và công tác đảng vụ, cả hai người đều tồn tại những bất đồng rất lớn, Blôngtai còn thấy Trôtxki có ác cảm với ông. Ở đây còn pha trộn mối ân oán cá nhân, vẫn là năm 1920, khi Blôngtai đáp xe lửa từ Tatsken đến Mátxcơva, bộ đội của Ban thanh trừ phản cách mạng toàn Nga đã bao vây đoàn tầu và tiến hành sục sạo những cán bộ và bảo vệ của Blôngtai, Tư lệnh Phương diện quân ở trên xe hoả. Blôngtai rất phẫn nộ vì hành động ấy. Qua Pittensư, Phó Chủ tịch Ban thanh trừ phản cách mạng toàn Nga được biết hành động sục sạo lần này là do làm theo yêu cầu của Trôtxki. Trôtxki cho rằng chuyến xe đã mang theo vàng bạc và tài sản quý báu cướp ở Bukhara.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #74 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2010, 09:21:48 am »

Qua sục sạo không thấy gì, Blôngtai đã vô cùng phẫn nộ, nghiêm khắc kháng nghị hành động ấy "Sau khi xảy ra sự kiện ấy, các nhân viên công tác của Blôngtai cảm thấy bị làm nhục". Sự kiện ấy đã được thảo luận trong Ban tổ chức Trung ương Đảng cộng sản Nga (b). Chiarênski và Minrênski đã báo cáo kết quả sục sạo. Kết quả của sự việc này là Ban tổ chức Trung ương giao quyền cho Blôngtai với danh nghĩa là Ban chấp hành Trung ương bầy tỏ sự tín nhiệm của các nhân viên công tác của ông.

Ai lại ngờ rằng, khi thảo luận vấn đề cử ai đi làm cấp phó cho Trôtxki, Tổng bí thư nhớ kỹ mọi việc cũ "giờ phút huy hoàng" của Vôrôsilốp vẫn chưa tới. Nhưng dù sao, người tinh mắt bắt đầu đoán được rằng, cuộc đời quân sự của Trôtxki đã hết rồi: Trong biệt thự ở đường phố Chưnamianxưkaya, hai con người tự ái, suy nghĩ độc lập không thể cùng ở một ngôi nhà được. Về mặt quân sự, quan điểm của hai người đối lập nhau gay gắt. Trôtxki cho rằng, quân sự chẳng qua là một nghề nghiệp mà thôi, y tin chắc rằng, vận dụng phép biện chứng Mác xít vào quân sự là hoang đường. Còn Blôngtai thì cho rằng Hồng quân là quân đội kiểu mới, nó không phải là phường hội vũ trang nào của bọn xâm lược của bọn thực dân, không phải là vũ khí của các tướng quân, cũng không phải là một ngành kinh doanh. Hồng quân là con đẻ của nhân dân cách mạng, là cột trụ của nhân dân và hy vọng của nhân dân cách mạng. Nhân dân cần phải cố gắng hết sức ủng hộ Hồng quân. Để xây dựng và trang bị cho quân đội kiểu mới ấy cần phải định ra chính sách quân sự, đúng đắn hơn nữa, giống như tất cả các lĩnh vực trong nước, theo kế hoạch nhất định của nhà nước "Mọi vấn đề quân sự" – Blôngtai nói "Từ việc diễn tập làm cơ sở cho việc xây dựng lực lượng vũ trang đều là phản ánh sinh hoạt của đất nước, suy cho cùng là phản ánh thực tiễn kinh tế làm nguồn tài nguyên và mọi sức mạnh quốc gia". Ngày nay các tác phẩm lý luận quân sự mà Blôngtai viết "Tiền tuyến và hậu phương trong chiến tranh tương lai" Lênin và Hồng quân, quân đội và dân cảnh chủ chốt cũng không mất hết ý nghĩa của nó.

Sau khi Lênin tạ thế, Stalin ra sức công kích, hạn chế ảnh hưởng của Trôtxki. Ngoài những bài phát biểu công khai nhằm vào Trôtxki, Stalin còn cố gắng tranh thủ làm cho tên tuổi của Trôtxki ngày càng ít xuất hiện trên báo chí và trong tuyên truyền cổ động chính trị bằng miệng. Có một lần Stalin được báo cáo trong kế hoạch học tập chính trị của các chiến sĩ Hồng quân, Trôtxki vẫn được gọi là lãnh tụ của Hồng quân Công nông. Ngày 10 tháng 12 năm 1924 Blôngtai nhận được thông tri, đề nghị ông nhanh chóng nghiên cứu lại kế hoạch học tập. Trong thư trả lời Blôngtai có gửi kèm theo bản báo cáo của Trưởng phòng tuyên truyền cổ động Bộ chính trị Hội đồng quân sự cách mạng, nêu rõ "trong học tập chính trị, sẽ không coi Trôtxki là lãnh tụ của Hồng quân nữa". Tháng 1 năm 1925 sau khi trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng, Blôngtai bắt tay vào việc cải cách quân sự. Bước đầu tiên của cải cách là cải tổ cơ quan quân sự Trung ương, về cơ bản trong thời kỳ nội chiến đã phình ra rất to bao gồm những người ủng hộ Trôtxki. Với năm triệu quân số giảm đi 1 phần 8. Quân số trong bộ Tổng tư lệnh Hồng quân Công nông bị các phần tử Trôtxki khống chế cũng đã được giảm đi tương ứng. Về vấn đề cách chức Trôtxki và xác định ứng cử viên mới vào chức Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng và ủy viên nhân dân của Hải quân Nước Cộng hoà sẽ được Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Nga (b) tháng 1 năm 1924 quyết định, Trôtxki ốm không tham dự Hội nghị này. Ở đây xin bổ sung thêm một việc xảy ra rất thích hợp trong hội nghị toàn thể Trung ương. Khi giới thiệu ứng cử viên vào chức vụ mà Trôtxki bị cách chức, Caminhép bất chợt đề nghị do... Stalin đảm nhiệm chức vụ này. Stalin không che giấu sự ngỡ ngàng và không hài lòng của mình. Caminhép và Zinôviép định thông qua việc thay đổi chức vụ của Stalin nhằm thu hẹp ảnh hưởng ngày càng tăng của Stalin, nhưng ý đồ ấy không thành công, đại đa số ủy viên Trung ương phản đối đề nghị ấy. Cuối cùng Blôngtai trở thành Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng và ủy viên nhân dân Hải quân nước Cộng hoà. Stalin để cho người của mình - Vôrôsilốp làm chức Phó cho Blôngtai.

Qua các tài liệu hiện có, Stalin rất tôn trọng Blôngtai. Dù sao, ít nhất về bề ngoài, Stalin đã tuân theo nguyên tắc, những người đã nhiều năm bị tù trong nhà tù Sa hoàng chịu nhiều gian khổ ở những nơi đi đầy thì được cử làm các chức vụ ấy. Năm giờ chiều ngày 29-10, sau khi Blôngtai phẫu thuật xong. Stalin và Micoiăng cùng đến bệnh viện Pốtthơkinskaya. Cả hai không được phép vào phòng bệnh, thế rồi Stalin để lại một mảnh giấy cho bệnh nhân: "Đồng chí thân mến ! Năm giờ chiều nay (tôi và Micoiăng) ở Rôchannốp. Chúng tôi định vào thăm đồng chí, anh ta không cho vào, thằng tồi ấy. Hai chúng tôi buộc phải phục tùng anh ta. Đồng chí đừng buồn, đồng chí thân mến của chúng tôi, chúng tôi gửi lời thăm đồng chí, chúng tôi sẽ còn đến nữa... Khơba (biệt danh của Stalin). Còn trong lễ tang của Blôngtai, Stalin nói: "Lão đồng chí đã được đặt một cách nhẹ nhàng và đơn giản vào huyệt, có lẽ nên như thế, cũng cần như thế. Song điều đáng tiếc là khi đồng chí trẻ của chúng ta lên thay thế đồng chí già, lại sẽ không được dễ dàng như thế, và còn lâu mới được giản đơn như thế”. Trong những lời nói ấy còn có những ẩn ý nào khác, thì chỉ bản thân người phát biểu mới hiểu rõ được thôi.

Trôtxki rất bực bội Stalin, quả quyết rằng: "Blôngtai chết vào năm 1925 dưới lưỡi dao phẫu thuật của bác sĩ ngoại khoa. Cái chết của ông lúc bấy giờ đã có rất nhiều suy đoán, và đã phản ánh trong các tác phẩm văn học. Sau này những suy đoán ấy dần dần được trực tiếp quy tội cho Stalin. Trên cương vị quân sự, Blôngtai hay làm theo lý trí của mình, khác với các viên chỉ huy của Đảng và Quân đội. Điều đó chắc chắn ngăn cản ý đồ của Stalin thông qua người đại diện của mình để khống chế quân đội".
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #75 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2010, 09:25:13 am »

Bây giờ chúng ta hãy nghe cách nói của Bôrít Bachanốp - vị Thư ký của Bộ chính trị trước đây nhấn mạnh, Blôngtai là một nhà cách mạng lão thành, cán bộ chỉ huy nổi tiếng trong nội chiến, có tài năng quân sự nổi bật. Nhưng Bachanốp đồng thời chỉ rõ Blôngtai là một con người rất lầm lì và thận trọng, ông để lại ấn tượng là người ham chơi bài tựa như ông chơi một ván to nhưng lại không lật con bài lọc cho người ta biết. Tại Hội nghị Bộ chính trị, ông rất ít phát biểu, có phát biểu cũng chỉ nói vấn đề quân sự.

Bachanốp đánh giá cao các tác phẩm quân sự của vị thống soái Blôngtai này. Ông đã quy công lao đập tan quân đội cũ bất lực đồi bại, xây dựng quân đội mới là con em nông dân của Blôngtai. Ông thậm chí còn cho rằng chính Blôngtai đã lựa chọn và đề bạt các cán bộ chỉ huy ưu tú có đủ đức tài cho các Quân khu, Quân đoàn và Sư đoàn.

"Song”, Bachanốp viết: "Trong thái độ của Stalin đối với Blôngtai phần nhiều là ngờ vực. Nhiều lần tôi nhìn thấy khi Stalin trao đổi tâm sự với người khác thì tỏ ra không hài lòng việc bổ nhiệm Blôngtai. Nhưng khi trao đổi với Blôngtai, Stalin tỏ ra rất thân thiện, chưa bao giờ bác bỏ đề nghị của Blôngtai. Điều đó có ý nghĩa gì? Phải chăng đây là diễn lại sự kiện Ugơrannốp... cũng có nghĩa là Stalin giả vờ chống lại Blôngtai, kẻ theo đuôi Zinôviép, mà thực tế cũng là xây dựng liên minh bí mật chống lại Đinôviép. Điều đó không giống như thế. Blôngtai không phải là hạng người như thế. Ông với Stalin không hề có điểm giống nhau.

Mãi đến tháng 10 năm 1925, thực chất của vấn đề mới được lộ ra. Lúc bấy giờ Blôngtai bị bệnh loét dạ dầy dày vò (khi ở nhà tù thời kỳ trước cách mạng ông đã bị loét dạ dầy) đã hoàn toàn khỏi. Stalin rất quan tâm đến sức khoẻ của ông nói "Chúng ta căn bản không chú ý tới sức khỏe quý báu của những cán bộ tốt nhất của chúng ta". Hầu như Bộ chính trị phải dùng vũ lực cưỡng bức Blôngtai làm phẫu thuật nhằm để ông khỏi bệnh. Huống chi bác sĩ riêng của Blôngtai lại tuyệt đối không cho rằng phẫu thuật là nguy hiểm.

Khi tôi biết Pôgơsiangxep, bác sĩ của Ban chấp hành Trung ương Đảng cùng với Khannai tổ chức thực thi phẫu thuật, thì mọi cách nhìn của tôi hoàn toàn trái ngược lại. Xem ra nỗi lo âu mơ hồ của tôi lúc bấy giờ lại hoàn toàn đúng đắn. Khi làm phẫu thuật, đã khéo sử dụng cách gây mê, mà Blôngtai không chịu đựng được. Ông chết trên bàn phẫu thuật, còn vợ ông lại tin chắc rằng, ông bị người ta sát hại rồi, bà đã tự sát. Trong "câu truyện mặt trăng không bao giờ tắt", đúng là tác giả Piliniackhơ đã mô tả theo tình tiết này. Tác phẩm này được lưu truyền rộng rãi. Câu truyện này đối với tác giả là rất quý.

Tại sao Stalin phải tổ chức ám sát Blôngtai? Chỉ là để cho người của mình Vôrôsilốp lên thay thế Blôngtai hay sao? Tôi không nghĩ như vậy, bởi vì qua một vài năm, sau khi Stalin nắm được toàn quyền, thì ông sẽ thực hiện sự thay thế ấy một cách dễ dàng. Tôi nghĩ, Stalin có một linh cảm (tôi cũng có linh cảm ấy), ông cho rằng Blôngtai sẽ đóng vai Napôlêon của nước Nga. Nên ông phải trừ khử Blôngtai ngay. Còn những người khác (như Tukhasiépski .v.v. . .) của Tập đoàn quân nhân, thì bị Stalin xử bắn theo thời gian.

Tất nhiên sau khi Blôngtai mất, Vôrôsilốp được sắp xếp lên vị trí là nhà lãnh đạo Hồng quân...

Từ tháng 1 năm 1925, Vôrôsilốp trở thành cán bộ cấp phó của Blôngtai. Phải chăng ông đã biết được rằng Blôngtai, ủy viên nhân dân Hải quân bị bệnh loét dạ dầy? "Về bệnh tình của Mikhayin Vasiliêvich Blôngtai tất cả chúng ta ai cũng biết", trong bài "kỷ niệm người bạn thân mến Mikhayin Vasiliêvích Blôngtai" Vôrôsilốp có viết. "Song, đồng chí ấy vẫn cùng mọi người đến nghỉ ở Crimêvà Capcadơ, đưa bạn bè của mình tung tăng ở khu núi, suốt ngày đêm đi săn bắn. Blôngtai nhìn bề ngoài thấy luôn luôn rất khoẻ, sắc mặt bỗng trắng bệch, thân hình trở nên gầy còm. Các bác sĩ không cho đồng chí đi săn nữa, yêu cầu đồng chí phải tuyệt đối nằm tĩnh dưỡng, nghiêm khắc tuân theo chế độ ăn uống. Nhưng, khi đồng chí ở trên núi cao, rừng rậm, còn bạn bè của đồng chí lại vui vẻ và thoải mái như vậy, sao đồng chí lại từ chối sự hấp dẫn ấy!"

Bệnh tật dày vò rồi lại biến mất. U.K Hanbao, bạn của Blôngtai là một bác sĩ, họ đã quen biết nhau ngay từ năm 1914 khi áp giải những phạm nhân đến nhà lao ở Krasnoyanxkhơba, mãi cho tới những ngày cuối đời, tình bạn của họ ,chưa bao giờ đứt quãng. Hanbao có viết hồi ký, Mikhain Vasiliêvich cho rằng bệnh của mình không sao, nên không thật sự điều trị. Các bác sĩ kê đơn cấp cho đồng chí nhiều thuốc, nhưng đồng chí dùng rất ít lại hay dùng thuốc muối để cấp cứu.

Mùa hè năm 1925, Blôngtai hai lần bị tai nạn xe, cánh tay đùi và đầu đều bị thương, do đó cũng ảnh hưởng tới dạ dày, dạ dầy bị chảy máu. Lúc bấy giờ, tuy đồng chí không chịu đi chữa, mãi tới tháng 9 đồng chí mới được sắp xếp đi nằm viện ở Crimê.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #76 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2010, 09:27:30 am »

Lúc này Vôrôsilốp cũng đi nghỉ ở Crimê. Vôrôsilốp thường mời Blôngtai đi săn. Sau khi lên núi săn bắt được thú rừng, họ đốt củi nướng ăn. Nói gì đến chuyện ăn uống phải kiêng khem theo chế độ này nọ. Bác sĩ hội chẩn điều từ Mátxcơva đến, kiên quyết đề nghị đồng chí trở về Mátxcơva để vào bệnh viện điều trị. Khi bác sĩ kiểm tra bệnh tình Blôngtai vẫn điềm tĩnh vui vẻ, hoà nhã cười nói. Nhưng bác sĩ quyết định làm phẫu thuật, thì Blôngtai trở nên buồn rầu ngỡ ngàng, ông giữ vẻ bình tĩnh trước mặt mọi người, nghe bác sĩ chẩn đoán bệnh tình, rồi nêu một vài ý kiến đề nghị với bác sĩ. Khi một mình ông quyết định, ông trầm ngâm suy nghĩ, nỗi lòng nặng trình trịch.

"Trước khi làm phẫu thuật, tôi đến thăm ông" U.K Hanbao viết: ông đau lòng nói với tôi rằng, ông không muốn nằm trên bàn mổ. Đôi mắt ông mờ đi. Một dự cảm không rõ ràng đè nặng lên ông. Ông nói với tôi rằng, trong trường hợp ông xảy ra hậu quả xấu, thì nhờ tôi chuyển lời đề nghị của ông tới Ban chấp hành Trung ương Đảng là hãy đưa ông về mai táng ở Shuya. Tại nơi đây ông đã làm công tác cách mạng, và cũng chính ở nơi đây ông đã qua thời thanh niên tốt đẹp nhất. Ông tha thiết yêu mến thành phố của tỉnh lẻ nhỏ này. Khi ông nói tới cuộc sống của công nhân ở Shuya, thì nét mặt ông hiện lên nụ cười dịu dàng vui vẻ.

Tôi khuyên Blôngtai đừng làm phẫu thuật, bởi ý nghĩ phải phẫu thuật đè nặng lên người ông. Nhưng ông lắc đầu nói việc này đã quyết định rồi...".


Năm 1965 khi cuốn hồi ký của Hanpao xuất bản thành sách đã xác minh sự mô tả sự việc ấy rằng "ông lắc đầu nói Stalin kiên trì bảo tôi phải mổ, ông nói cần phải dứt khoát thoát khỏi chứng loét dạ dầy, tôi quyết  định mổ..."

Ngày 27 tháng 10 năm 1925, Blôngtai chuyển từ bệnh viện Điện Kremli đến bệnh viện Sontachenkôpskaya. Sau hai ngày Giáo sư Rôchannốp mổ cho ông. Thuốc mê không có tác dụng đối với ông, trong thời gian khá dài ông vẫn không ngủ được. Các bác sĩ tăng liều lượng aminométhane lên gấp đôi. Lúc này tim ông không chịu đựng nổi. Năm giờ 40 phút ngày 31 tháng 10 năm 1925 Blôngtai qua đời.

Trước ngày chuyển viện tức ngày 26 tháng 10 ông có viết cho vợ một bức thư. Bức thư này cũng chứng tỏ Blôngtai không muốn phẫu thuật mà muốn áp dụng biện pháp điều trị (khi xảy ra loét dạ dầy thì người ta thi hành biện pháp này trước. Chỉ khi hiệu quả không tốt mới dùng biện pháp điều trị bằng biện pháp phẫu thuật ngoại khoa) "Nhìn kìa... xét nghiệm đối với tôi cũng đã xong”. Cuối cùng trong lá thư Thống soái viết sáng sớm mai tôi sẽ chuyển viện, ngày kia (thứ năm) tôi sẽ mổ. Khi em nhận được bức thư này, có lẽ em sẽ nhận được điện báo kết quả về cuộc phẫu thuật. Bây giờ anh cảm thấy mình rất khoẻ mạnh. Đừng nói đến làm phẫu thuật, ngay cả nghĩ đến anh đã thấy buồn cười. Xong qua hai lần hội chẩn đều khẳng định là phải làm phẫu thuật... bản thân anh thường nghĩ rằng không có gì là bệnh nặng cả, bởi vì rất khó giải thích sự thật là trải qua nghỉ ngơi điều trị, anh sẽ nhanh chóng bình phục.

Đêm ngày 31 tháng 10 đăng cáo phó viết, Mikhain Vasiliêvích Blôngtai, Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng, sau khi làm phẫu thuật vì tim bị liệt nên đã tạ thế. Bản cáo phó đã gây nên hiệu quả xấu, vị Thống soái mới 40 tuổi bỗng nhiên tạ thế. Ở Mátxcơva đã lan truyền nhiều cách nói khác nhau. Trên báo chí đăng nhiều bài trả lời những kết luận mơ hồ về phẫu thuật. Báo chí còn đăng nhiều hồi ký của các bạn bè và các bạn chiến đấu của Blôngtai cũng như biên bản hai lần hội chẩn đối với bệnh nhân. Đáng lẽ các văn kiện và bài báo ấy sẽ làm tiêu tan nghi ngờ của mọi người và trả lời tường tận những nghi vấn trong xã hội. Song mọi tin đồn không vì thế mà mất đi. Những tài liệu công bố trên báo chí lại mâu thuẫn nhau nên càng làm người ta nghi ngờ hơn.

Đúng như "Câu chuyện mặt trăng không bao giờ lặn" kết quả của phẫu thuật chứng tỏ, cuộc phẫu thuật cho ông là không cần thiết, các Giáo sư nhìn thấy vết loét đã thành sẹo nhỏ. Song các Giáo sư đã không dừng làm phẫu thuật. Mikhayin Côlichóp đã mô tả một cách sinh động rằng, Blôngtai đã hai lần bị xét tử hình trong thời gian hai năm luôn bị bọn đao phủ đe dọa treo cổ. Sau khi chịu đựng tất cả những nỗi dày vò đau khổ, trái tim của ông lại bị 60gr Aminômethane làm cho tê liệt. Thế rồi, khi tim đã không chống đỡ nổi, chúng ta có nên trách trái tim đáng thương đó không?

Khi phát hiện tình trạng bệnh nhân bị gây mê khác thường, tác dụng của thuốc gây mê không mạnh, có nên tiếp tục kiên trì làm phẫu thuật không? Huống chi xác nhận là vết loét đã khỏi. Một số bác sĩ có kinh nghiệm dồi dào lại có quyết định khiến người ta khó tin, chỉ có thể giải thích là họ bị áp lực từ bên ngoài. Métvâychép nhà sử học nổi tiếng giữ quan điểm ấy. Ông đã đưa ra một luận cứ là: Bộ chính trị đã thảo luận vấn đề Blôngtai bị ốm, hơn nữa chính Stalin và Vôrôsilốp kiên trì phải mổ.

Cái chết của Thống soái là ngẫu nhiên hay ẩn dấu một mưu mô gì? Métvâychép viết: "Sau một lần phẫu thuật không phức tạp, Blôngtai đã qua đời một cách bất ngờ, một số việc có liên quan đến cái chết của ông cũng như sự giải thích hàm hồ của bác sĩ làm phẫu thuật gây nghi ngờ cho đông đảo cán bộ đảng viên. Các Đảng viên cộng sản ở Ivannôvô thậm chí yêu cầu lập một Ban chuyên môn điều tra về cái chết của Blôngtai. Trung tuần tháng 11 năm 1925 dưới sự chủ trì của H.N. Pôtvôitski, Hội đồng trị sự Hiệp hội các Bônsêvích lão thành đã họp hội nghị về cái chết của Blôngtai. Ban bảo vệ sức khoẻ cũng họp hội nghị. Trong báo cáo ngoài việc giải đáp những đề nghị người ta nêu ra, còn phát hiện bất kể bác sĩ chịu trách nhiệm chính hay Giáo sư Rôchannôp đều không vội làm phẫu thuật, rất nhiều người tham gia hội chẩn không phải là người trong ngành y. Mọi việc đều không qua Bộ y tế bảo vệ sức khoẻ, mà là thông qua một tổ y tế của Ban chấp hành Trung ương giải quyết. Người lãnh đạo Tổ y tế này là Siemátsưkhơ rất không tán thành một số người. Ngoài ra người ta đã điều tra rõ, trước khi hội chẩn về ca bệnh của Blôngtai, Giáo sư Rôchannốp từng bị Stalin và Zinôviép gọi đến. Qua Siemátsưkhơ, người ta hiểu được rằng, trong thời gian làm phẫu thuật, số lượng thuốc gây mê quá nhiều đã gây nên sự uy hiếp về chết chóc đối với Blôngtai đang nằm trên bàn mổ..."

Sau khi Hội đồng trị sự Hiệp hội các Bônsêvích lão thành thảo luận vấn đề này, Nghị quyết của Hội nghị đã chỉ rõ, đối xử với vị Bônsêvích kỳ cựu như thế là không ra thể thống gì cả. Bản Nghị quyết của Hội đồng trị sự được trình báo lên Đại hội đại biểu của Đảng. Nhưng tại Đại hội lần thứ 14 của Đảng họp tháng 12 năm 1925, thì vấn đề có liên quan đến cái chết của Blôngtai chưa được thảo luận.

Rôchannốp cho rằng, sau khi Blôngtai qua đời, thì vợ ông đã tự sát. Như thế không đúng. Sau khi Blôngtai mất được một năm, vợ ông mới mất vì bị bệnh lao. Khi Blôngtai phải gửi đi để làm phẫu thuật, thì vợ ông đang điều trị bệnh lao ở Cơrimê, Sirôchinxki, cán bộ cấp phó của Blôngtai được cử tới Cơrimê để thông báo cho bà tin không may mà Blông tai qua đời. Bà cùng với Sirôchixki trở về Mátxcơva tham dự lễ tang.

Thống soái đề nghị báo cáo nguyện vọng cuối cùng của ông lên Tổng bí thư là mai táng ông ở Shuya. Nhưng chỉ thị của Tổng bí thư lại là: Chôn tại chân tường Điện Kremli. Blôngtai đã bị làm trái ý nguyện của mình, nằm trên bàn mổ tiếp nhận làm phẫu thuật, còn sau khi chết, tiếp tục chịu sự sắp xếp của người khác.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #77 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2010, 03:15:33 pm »

CHƯƠNG 8
HÃY KÍN MIỆNG KÍN MỒM

Mối quan hệ của 2 người bạn chiến đấu xưa nay không phải là bình thường - sau này trở nên bất hoà - sau đó là thượng cẳng tay hạ cẳng chân - bạn bè trở thành kẻ thù - kẻ nào đã điều khiển việc giám định giả tạo cái chết - sao lại chết trong ghế tựa mây - đáng ngờ người đến thăm.

Sáng ngày 18 tháng 2 năm 1937, một người lạ mặt tự nhận là lái xe đến nhà ở của Ônchungnisítchơ ở Điện Kremli. Anh ta muốn chuyển cho Grigơn Côngstantinôvich Ônchungnisítchơ một túi văn kiện cửa Bộ chính trị. Kinaita Capnrốpna (vợ của Ônchungnisítchơ) hỏi "Nicôla Ivannôvích, lái xe riêng của Sécgây đi đâu rồi?”. Người kia trả lời rằng, hôm nay Nicôla Ivannôvích không đi làm.

Sau đó con người ấy đi lên tầng hai, vào phòng làm việc của Sécgây. Được vài phút, vọng tới một tiếng súng nổ. Người lạ mặt ấy ra đi khỏi văn phòng, xuống dưới nhà hỏi Kinaita "Vừa rồi bà có nghe thấy tiếng súng nổ không?"

Khi Kinaita đi vào văn phòng, bà nhìn thấy Sécgây gục ở ghế tựa, tay phải thõng xuống, một khẩu súng lục vứt ở sàn nhà, bên phải thi thể Sécgây.

Trước khi gã lạ mặt vào văn phòng, Sécgây với giọng người Gơrudia đang gắt gao gọi điện thoại (có thể đang gọi cho Stalin).

Cuối cùng sau 54 năm, lâu nay người mục kích sự việc đã mô tả thành các nguồn tin bàn tán và lan truyền được đăng tải trong một cuốn học thuật có tầm cỡ. Năm 1991, tạp chí "Vấn đề lịch sử của Đảng cộng sản Liên xô" có đăng một mẩu chuyện trong tập hồi ký của Kindơpao, từng là bạn chiến đấu thân thiết nhiều năm của Sécgây Ônchungnisítchơ. Anh đã giới thiệu màn kịch mà Vanvara Nicolayepna Sitôrôva từng làm người phụ trách trong Hội đồng công nghiệp nặng, kể và đã được nhắc tới ở trên. Câu chuyện do Sitôrôva kể đã được kỹ sư L.C. Kamarốp của Nhà máy sản xuất máy kéo Sơriyabinscơ ghi âm. Kindơpao nói, Sitôrốpva yêu cầu Kamarốp chỉ ghi âm cho Kindơpao thôi, và yêu cầu không nên công khai tất cả những cái mà bà nghe được ở nhà Kinaita Ônchungnisítchơ. Sau khi Sitôrôpva qua đời Kindơpao mới cho rằng, có thể công bố cho mọi người biết bí mật mà bà quả phụ ủy viên Hội đồng nhân dân công nghiệp nặng nghe được.

Kindơpao từng làm Cục trưởng dưới quyền của Ônchungnisítchơ. Việc anh công bố tập hồi ký, buộc tôi phải chỉnh lý lại những tài liệu về cái chết của "ủy viên hội đồng nhân dân công nghiệp nặng hà khắc" trong nhiều bài tưởng niệm có liên quan mà tôi thu thập được. Chính những tin đồn về việc Sécgây bị giết hại được tung ra từ đấy! Song có tin nói là không phải tự sát, cách nói tự sát là do Khơrútsốp công khai tuyên bố trước Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô. Rất nhiều người nghi ngờ về tin này, mặc dầu đối với đại đa số những người hiện đại bình thường cũng giống như ném một quả bom. "Tại sao Bêria bức hại cả gia đình đồng chí Ônchungnisítchơ tàn khốc như thé. Bởi vì Ônchungnisítchơ đã ngăn cản Bêria thực hiện âm mưu của y. Bêria muốn tiêu diệt tất cả những ai ngăn cản y, gạt bỏ mọi trở ngại nhằm đạt được mục đích của y. Bê-ria nói với Stalin rằng Ônchungnisítchơ hay đối lập với y. Trong tình hình Stalin chưa làm rõ vấn đề, Stalin lại thi hành những biện pháp cần thiết, đồng ý trừ khử anh trai của Ônchungnisítchơ, và còn bức bản thân Ônchungnisítchơ đến mức phải nổ súng tự sát”. Những lời nói ấy đã từng gây rối loạn về tư tưởng của chúng tôi quen kiên nhẫn làm theo các bậc cha mẹ.

Tại lễ bế mạc Đại hội lần thứ 20 Đảng cộng sản Liên Xô Khơrútsốp đã đọc cái gọi là báo cáo bí mật lúc bấy giờ. Những người trải qua phong trào thanh trừ các phần tử phản cách mạng và chiến tranh, được bảo toàn sinh mệnh vẫn còn nhớ rõ bản thông cáo của chính giới liên quan đến cái chết của Ônchungnisítchơ công bố hai mươi năm trước đây, nói rằng ông chết vì bệnh suy tim. Bản tin cáo phó đóng khung đen trên trang nhất báo "Sự thật” rất nổi bật, trong đó nội dung cáo phó của Chính phủ là: Đồng chí Gơricơli Côngstăngtinnôvích Ônchungnisítchơ, ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, ủy viên Hội đồng nhân dân Công nghiệp nặng đã tạ thế vào 17 giờ 30 phút ngày 18  tháng 2 năm 1937 tại nơi ở trong Điện Kremli Mátxcơva. Ở dưới còn có một bản tin cáo phó của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô (b) trong đó có giải thích thêm về từ tạ thế - chết vì bệnh tim bột phát, và có mở rộng cả nội dung phô trương ông là "nhà hoạt động vĩ đại nhất của Đảng ta, Đảng viên Bônsêvích và Lêninnít nhiệt tình hăng hái, nhà lãnh đạo xây dựng kinh tê nổi tiếng của nước ta". Một tấm ảnh ghi lại thi hài của Ônchungnisítchơ nằm trên giường đứng bên cạnh là Kinaita Cáprirốpna Ônchungnisítchơ, người vợ đau khổ đến bất động cùng các bạn chiến đấu của ông Môlôtốp, Yêdốp, Stalin, Ruđannốp, Caganôvích, Micôying, Vôrôsilốp. Mãi tới gần đây không rõ ai chụp bức ảnh đó lại hoá ra em trai Môlôtốp chụp. Lúc bấy giờ không cho bất cứ ai vào bí mật của Điện Kremli được giữ rất kín.

Cái chết xảy ra vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 18-2 đến 19-2 bức ảnh của những bạn chiến đấu, những đồng chí của ông đến chia buồn với người quả phụ đã được đặt bên cạnh linh cữu. Dù có theo quan điển của người hiện đại thì kết quả của cách làm việc ấy cũng khiến người ta kinh ngạc. Hầu như ở hậu trường có người đã ra sức làm cho dư luận xã hội tin vào cách nói của chính giới về cái chết của Ônchungnisítchơ, được cố ý đưa vào bức ảnh để từ đó chứng minh rằng mối quan hệ bình thường trước đây của người chết với các bạn bè đến thăm viếng. Rất hiểu được một số người thân của người chết chắc chắn có sự nghi ngờ đó. Nhưng sau khi báo "Sự thật" đã đăng mấy hàng về giám định y khoa trường hợp tử vong Ônchungnisítchơ, thì những nghi ngờ đó tan đi rất nhanh.

Giám định y khoa được trích ra từ trong báo chí lẽ ra phải thật công bằng. Dưới đây là bản báo cáo giám định y khoa khiến những người nghi ngờ nhất cũng phải tin. "Đồng chí Ônchungnisítchơ bị bệnh xơ cứng động mạch vành trầm trọng, cơ tim và huyết quản cũng bị xơ cứng, năm 1929 sau khi đã cắt bỏ thận trái do kết hạch, chỉ còn thận phải cũng bị lệnh lâu dài.

Mấy năm nay những cơn đau thắt tim và khó thở của đồng chí lại tái phát. Lần tái phát cuối cùng là đầu tháng 11 -1936, tình hình lúc bấy giờ rất trầm trọng.

Sáng ngày 18-2 Ônchungnisítchơ không nói là mình bị mệt. Nhưng đến 17 giờ 30 khi ông đột nhiên cảm thấy khó chịu, sau mấy phút thì trái tim ngừng đập dẫn đến tử vong".

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #78 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2010, 03:19:14 pm »

Các chuyên gia có trách nhiệm nhất trong giới y học đã ký vào bản giám định tử thi ấy. Họ là G.Kaminski, ủy viên nhân dân bảo vệ sức khoẻ của Liên Xô; Y.Huatơrôpski, Giám đốc Sở y tế Điện Kremli; Rêwen, bác sĩ y khoa Cố vấn Sở y tế Điện Kremli và C.Mâysư bác sĩ trực ban Điện Kremli. Nhưng được ít lâu họ đều bị bắt và bị sát hại. Họ bị lên án là phạm tội khác, nhưng ai biết được rằng, nhất định phải trừ khử những nhân chứng nguy hiểm ấy, có cần phải có nguyên nhân chính đáng không?

Năm 1937, có một ám chỉ nào về cái chết của Kaminski và Ônchungnisítchơ bị bắn thì bị coi là người điên nói mê. Tại Đại hội lần thứ 20 Đảng cộng sản Liên Xô, Khơrútsốp là người đầu tiên lật đổ Stalin về cách nói Ônchungnisítchơ chết vì tim ngừng đập. Nhưng dù là trong bài diễn văn ông đọc trong buổi lễ tang của Ônchungnisítchơ lúc bấy giờ đã quy tội cái chết này cho Trôtxki, Zinôviép và bọn chân tay của bọn phái hữu phản cách mạng. Ông nói "Những người Bônsêvích Mátxcơva chúng ta cùng toàn thể Nhân dân lao động đều chửi rủa căm thù và khinh bỉ kẻ thù của Liên Xô và của giai cấp công nhân toàn thế giới - những phần tử Trôtxki phản bội, các phần tử phái hữu Zinôviép vô liêm sỉ. Bọn chúng với những hành động biến chất phản bội và những hoạt động gián điệp phá hoại, đã làm thương tổn đến trái tim vĩ đại của đồng chí. Những tên gián Piyatacốp ấy, những phần tử Trôtxki đê tiện, những tên phản cách mạng, kẻ thù của nhân dân đã bị giai cấp công nhân bắt sống ở hiện trường, một tên ác ôn bị xét xử và phán quyết, song hành vi phản cách mạng của y đã tăng nhanh cái chết của Sécgây thân yêu của chúng ta".

Môlôtốp nhắc lại bài diễn văn của Khơrútsốp, "kẻ thù của nhân dân và tất cả những người lao động nước ta, bọn phát xít xấu xa kiểu Trôtxki và phái hai mặt vô liêm sỉ khác cùng bọn phản bội làm cho sự nghiệp tư bản giẫy chết tăng nhanh, khiến cho đồng chí Ônchungnisítchơ bị đau khổ mà chúng ta đều biết, điều đó đã tăng nhanh cái chết cho Secgây của chúng ta. Đồng chí ấy đã không ngờ được rằng mặc dù đồng chí ấy đã giành cho bọn Piyatacốp rất nhiều cơ hội, song bọn chúng vẫn sa đọa, thậm chí rơi vào vũng bùn đen tối phản cách mạng. Chúng ta biết làm thế nào để trả thù cho đồng chí..." Trong buổi lễ truy điệu ngày 21 tháng 2 năm 1937, Vôrôsilốp, Bêria, Côsalép và những người khác đều có phát biểu theo tinh thần ấy.

Việc trình bầy công lao thành tích của người chết đã chiếm gần hết bài diễn văn của họ. Quả thực công lao thành tích của ông không ít, hồi tưởng lại cũng không phải là thừa. Bởi vì một số việc xẩy ra gần đây : như đã dỡ bỏ bia kỷ niệm Ônchunguisítchơ ở thành phố Tibilitsi, xoá bỏ tên Ônchungnisítchơ đã dùng làm tên thủ đô hơn nửa thế kỷ nay ở Nước Cộng hoà.

Nay trở lại tên cũ, cũng như lên án ông đến chết vẫn chưa làm rõ ông đã tận tụy làm việc cho ai. Tất cả những cái đó đã ám ảnh lên con người phi phàm ấy, đã xuyên tạc những nhận thức mâu thuẫn về ông tạo nên bi kịch. Người ta còn nhớ rõ "Sự kiện Grudia" nổi tiếng, nhớ rõ nhiệt tình của ông khi thực hiện đường lối tự trị hoá Capcadơ, đặc biệt nhớ rõ ông cương quyết ủng hộ kế hoạch hoá và tập thể hoá toàn diện. Lên án trong cách lãnh đạo kiểu mệnh lệnh chỉ huy của ông, khi phổ biến nhiệm vụ cho các giám đốc nhà máy, ông không nêu rõ căn cứ kinh tế, trong công tác thiếu nguyên tắc nghiên cứu tối thiểu và duy ý chí, vô căn cứ.

Năm 1937, B.B Phukin làm Giám đốc Nhà máy máy kéo Stalin viết một cách hồ đồ khiến người ta ngạc nhiên rằng: Những điều mà ủy viên Hội đồng nhân dân Công nghiệp nặng không hiểu tý gì về kinh tế đã làm cho tất cả các Nhà lãnh đạo và Giám đốc xí nghiệp Liên hiệp giận dữ. Có một lần Sécgây bảo một vị Giám đốc báo cáo xem một năm xí nghiệp của ông sản xuất được bao nhiêu chiếc máy. Sau khi vị Giám đốc này báo cáo xong, vị ủy viên công nghiệp nặng này hỏi "sản xuất thêm một số nữa không được à?"

- Đồng chí biết đấy, hiện nay rất khó, đại thể miễn cưỡng thì cũng có thể sản xuất thêm được 1.000 chiếc.

- Sản xuất thêm một số nữa không được à? Vị ủy viên lại lặp lại câu hỏi của mình.

- "Nên cần thiết nói chúng là có thể" viên Giám đốc trả lời.

- "Phải chăng có thể tăng thêm được 2.000 chiếc máy nữa không?"

- Tôi sẽ cố gắng, chúng tôi sẽ dốc toàn sức ra làm.

- "Thế thì chúng tôi định tăng thêm 3.000 chiếc". Vị ủy viên cười tuyên bố.

Thưa các bạn đọc thân mến, chắc các bạn cũng cười. Song xin các bạn hãy chờ một lát, bây giờ còn quá sớm. Phukin đã tham gia cuộc hội nghị quan trọng của chính phủ để thảo luận kế hoạch của Nhà máy này. Sécgây đề nghị vị Giám đốc Nhà máy ấy phát biểu trước. Vị Giám đốc đứng dậy tuyên bố.

"Theo đề nghị của đồng chí Sécgây, chúng tôi quyết định thi hành kế hoạch sản xuất thêm 3.000 chiếc".


Bây giờ thì có thể cười thoả mái được rồi. Con người ta là như thế, khi anh sắp chia tay với quá khứ, anh thường hay cười. Nhưng cần biết rằng thời kỳ khác nhau thì có quy tắc khác nhau. Phải chăng hiện nay với quan điểm của con người hiện đại, chỉ trích Ônchungnisítchơ rằng tại sao không hoài nghi mình giúp đỡ Stalin xây dựng chủ nghĩa xã hội? Quả thật hội nghị toàn thể Trung ương tháng 11 năm 1929, Sécgây đột nhiên tấn công phái hữu rằng các phát biểu của Bukharin, Ricốp và Tômski đều là những trò lừa bịp cả. Nhưng sau khi Bukharin bị trục xuất khỏi Bộ chính trị, ông lại giữ Bukharin ở lại trong Hội đồng nhân dân của ông, đồng thời đã đề bạt Piatacốp và Sêrêbriacốp, phái đối lập trước đây lên làm cấp phó. Trước đó Sécgây còn không đồng ý trục xuất Trôtxki đến Alamutu, nhưng đồng ý cho y di cư sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #79 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2010, 03:36:03 pm »

Bi kịch của Sécgây là bi kịch của một thế hệ cách mạng. Trong một thời gian rất dài trước đây việc cố ý mô tả nhiều Nhà lãnh đạo chính trị trở thành anh hùng tuyệt đối không phải là sai lầm của các nhà sử học. Tuy phương cách sống kiểu điền viên không phải là của Sécgây nhưng ông và các bạn chiến đấu của ông đều đã sa vào vòng kỳ lạ theo chủ nghĩa lý tưởng. Chắc chắn về nhiều lĩnh vực ông là con người lý tưởng, nhưng là một con người rất trong sạch, ông là người theo chủ nghĩa lý tưởng hai mang. Ông tin chắc rằng tư tưởng xã hội chủ nghĩa tất nhiên sẽ giành được thắng lợi, không tin tưởng có con đường và phương pháp khác.

Tạm thời không coi những lời nói hoang đường bịa đặt rằng ông là thân tín của Stalin, chúng ta không có bất cứ một thành kiến nào mà không tìm hiểu về sinh hoạt và quá trình hoạt động của ông, theo dõi truy tìm nhiều tài liệu phong phú xuất hiện cùng với cải cách và những suy nghĩ của chúng tôi về lịch sử. Như thế chúng tôi càng hiểu được thực chất số phận bi kịch của ông hơn - đó là chúng tôi đã viết được rất nhiều, hơn nữa lại viết về chủ nghĩa anh hùng của ông ở địa vị chủ yếu. Khi kỷ niệm 50 năm ngày sinh nhật của ông, Tạp chí Thư viện Quốc gia liên hiệp với Công ty xuất bản cùng với nhà xuất bản nghệ thuật tạo hình quốc gia liên hiệp xuất bản cuốn tự truyện của ông. Cuốn tự truyện ấy được đóng rất đẹp có nhiều tranh ảnh mầu sắc được in bằng ốp xép chất lượng tốt. Trong đó mỗi một trang đều ca ngợi Stalin và các bạn chiến đấu thân thiết của ông là thiên tài, sáng suốt vĩ đại, kể cả Ônchungnisítchơ. Ông được coi là lãnh tụ, là học trò, người bạn, người yêu nước đáng tin cậy của nhân dân các dân tộc từng thời kỳ, là một trong những người lãnh đạo thiên tài của đảng và Chính phủ Liên Xô, là Đảng viên Bônsêvích kiên định nhất, nhiệt tình nhất là một trong những người lãnh đạo xuất sắc nhất của những năm tháng vĩ đại chưa từng có trong lịch sử phong trào cách mạng Nga lập nên Đảng Bônsêvích và cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng 10. Đúng như chúng ta đã thấy các nhà lãnh đạo của Đảng từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai (Khơrútsốp, Brơgiênép và Chécnencô) xây dựng truyền thống để ca ngợi công lao thành tích của mình nhân dịp các ngày kỷ niệm lớn của đất nước theo chu kỳ là có nguồn gốc lịch sử rất sâu xa. Cuốn sách này sau khi Ônchungnisítchơ qua đời không biết tại sao lại khoá chặt trong tủ hồ sơ đặc biệt rõ ràng là do trong sách có nêu đích danh một số anh hùng trong chiến tranh giữ nước bị bức hại từ năm 1937 đến 1938. Tất nhiên hiện nay cuốn sách ấy đã được bỏ lệnh cấm, ai muốn xem đều được.

Toàn bộ cuốn sách đều rập theo một khuôn khổ, thậm chí không lấy ở góc độ con người bình thường, can thiệp vào đời tư của nhân vật, dù sao cũng có đôi chút thuộc về cuộc sống thời niên thiếu. Tuy cha của Sécgây thuộc về tầng lớp quý tộc ở Grudia, nhưng cha của Sécgây vẫn phải đi cầy cấy trên mảnh đất cằn cỗi vẻn vẹn mấy chục mẫu của gia đình họ chỉ đủ ăn hơn nửa năm. Thế rồi cha của vị lãnh đạo, nhà cách mạng tương lai ấy buộc phải rời khỏi làng trong những ngày nông nhàn đi vận chuyển quặng mănggan. Mẹ của Sécgây sau khi sinh mấy người con được ít lâu đã qua đời. Mẹ mất được 3 tháng thì được bà vú nuôi đem anh về nuôi. Còn cha anh đi bước nữa được ít lâu thì cũng qua đời.

Vận không may của gia đình cứ đeo đuổi cuộc đời của Sécgây cho tới sau khi ông mất. Ngay từ nhỏ Sécgây đã mất cả bố lẫn mẹ, chưa bao giờ nhận được tình thương của cha. Sécgây bị đi đầy ở Sibêri đã lấy một cô giáo ở địa phương. Họ không có con. A. Antônốp chứng thực rằng họ đã từng nuôi một cậu bé nhưng đến năm 14 tuổi bị ốm chết. Về sau Sécgây và Kinayta lại nuôi một bé gái tên là Aitơli dậy dỗ cháu ở nhà. Trước khi người cha nuôi mất không lâu thì Aitơli lấy chồng. Sau này chồng của cô đổi tên là Onchungnisítchơ.

Ban đầu Aitơli kể bí mật cho người quen. Sau này trong các trường hợp có tuyên bố cô là con đẻ của Sécgây. Cô là kết tinh của người cha sôi nổi, nhưng lại có cuộc sống ngắn ngủi. Kinayta nuôi bé gái trưởng thành, sau khi nghe những lời đó thì bà yêu cầu vợ chồng cô phải dọn đi nơi khác ở. Điều gì đã khiến cho Kinayta làm như thế ? Phải chăng là hờn giận? Quả thật xét ở mức độ nào đó, sau khi Aitơli làm xong việc tang đã tìm cớ để lấy di sản của cha để lại. còn Đinaita nhận xét hành động vong ân bội nghĩa đó như thế nào?

Không phải chỉ riêng chuyện đó, mà vì nhiều chuyện khác thúc đẩy bà buộc phải cắt đứt quan hệ với cô con nuôi ấy. A. Antônốp chứng thực rằng, vợ chồng Aitơli vốn là gián điệp của Bộ dân ủy nội vụ. Stalin thông qua chúng để nắm được mọi cử chỉ hành động của Ônchungnisítchơ và bạn bè của ông. Sau khi Sécgây mất, có tin đôi vợ chồng trẻ này đã theo lệnh thu dọn và nộp lên trên tất cả bản thảo và những cuốn sách mà ông đã đánh dấu ở đó. Sau khi Kinayta biết được những hành động của vợ chồng Aitơli thì bà thẫn thờ cả người. Có tin trước khi bà mất được ít lâu, bà có viết thư cho Trung ương yêu cầu cấm Aitơli đến mộ của Sécgây. Có người suy đoán rằng, ngành do Bêria lãnh đạo đã triển khai công tác có hiệu quả, lấy biệt hiệu là con quỷ giám sát nhanh nhẹn đối với quả phụ Ônchungnisítchơ, đã ghi tất cả những nội dung mà Kinayta nói về cái chết của chồng mình.

Nhưng trước sau bà vẫn không để cho chúng nắm được đằng chuôi, để làm trái những điều bà thoả thuận với chúng trước thi hài ông chồng bà ngày 18 tháng 2 năm 1937. Vì thế ngành của Bêria để cho bà sống bình yên, không giống như những người bạn thân khác bị tai họa trong phong trào thanh trừng phản cách mạng. Dù cho sau khi Stalin mất, Kinayta vẫn giữ bí mật về nguyên nhân cái chết của chồng, mãi tới khi sắp mất mới nói ra sự thật về cái chết của chồng bà...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM