Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:11:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồ sơ mật Liên Xô  (Đọc 89504 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #60 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 03:59:05 pm »

Nicôlaiép phản đối việc khai trừ Đảng tịch và quyết định sa thải anh. Anh khiếu nại lên Ban kiểm sát điện Sưmônnưi Đảng Cộng sản Liên Xô (b). Sau khi Ban giám sát nghiên cứu đơn khiếu nại của anh, có cân nhắc thấy Nicôlaiép đã thành thật hối cải, nên không phê chuẩn quyết định của Đại hội đảng viên phòng nghiên cứu, chỉ đặt vấn đề xử phạt nghiêm khắc, có ghi vào hồ sơ cá nhân. Đồng thời Ban giám sát có chỉ rõ khuyết điểm của đảng viên thanh niên này: thô lỗ đại khái, cực đoan, thiếu tự kiềm chế, cuồng nhiệt, không được phục hồi trở lại công tác ở Phòng nghiên cứu. Từ tháng 4 năm 1934 Nicôlaiép không được làm việc nữa. Tình hình đó khiến anh vô cùng quẫn bách, thực tế anh đã mất hết chỗ dựa để sinh tồn.

Bản khởi tố do kiểm sát viên công bố ngày 27 tháng 12 năm 1934 nêu rõ: "... có một tình hình đủ để chứng minh rằng bị cáo Nicôlaiép trong thời gian này không có vấn đề khó khăn trong cuộc sống, anh có ba căn nhà ở đầy đủ tiện nghi..." sau khi nghiên cứu sổ đăng ký nhà ở thời kỳ ấy còn giữ lại, thấy không phải là hoàn toàn như thế. Nicôlaiép ở số 41 đơn nguyên 13 tầng số 8 đường phố Rêtnôi. Trong nhà anh có sáu người lớn, chiếm hai căn buồng nhỏ trong khu nhà ở công cộng, tổng diện tích là 30 mét vuông. Cũng dễ hiểu, sau khi bị cắt tiền lương cố định, thì tình cảnh của Nicôlaiép sẽ ra sao. Anh không được ai giúp đỡ cả, mà anh là người duy nhất trong gia đình có thể kiếm tiền để nuôi sống người thân. Về người cha của Nicôlaiép cho tới nay cũng chưa tìm được một chút tài liệu nào, sao không khỏi thất vọng.

Bản khởi tố nêu: "Nicôlaiép thường hay lấy cớ là thân thể suy nhược, cần phải điều trị, nên đã ngoan cố cự tuyệt đề nghị sắp xếp công tác cho anh". Cách nói ấy cũng hoàn toàn không chính xác. Quả thật, các ngành có liên quan có sắp xếp công việc cho Nicôlaiép, song lại là những công việc chung chung, làm công nhân trong nhà máy. Còn anh cho rằng, anh bị khai trừ không công bằng, anh đề nghị được phục hồi công việc ở phòng nghiên cứu trước đây, hoặc là ít nhất cũng sắp xếp cho anh một công việc so với trước đây không kém là bao, để có được đồng tiền lương như trước đây. Khi làm việc ở phòng nghiên cứu tiền lương hàng tháng của anh là từ 250 - 275 rúp. Trước khi làm công tác "lãnh đạo" anh luôn luôn bị điều động từ Nhà máy này đến Nhà máy khác, với tiền lương là 70 đến 120 rúp. Nghĩ tới tình cảnh gia đình anh đông người, hơn nữa trong tình hình chỉ có một mình vợ anh có công tác, người ta hoàn toàn có thể hiểu được tại sao anh cự tuyệt đề nghị sắp xếp công tác ở nhà máy. Thực tế, Nicôlaiép không nắm được một ngành công tác chuyên môn nào, dù sao anh đều không có đầy đủ trình độ kỹ thuật.

Có khi, người ta bảo Nicôlaiép giết Kirốp là xuất phát từ ghen ghét: Nhiều chứng cứ còn giữ được chứng tỏ, Nicôlaiép rất mực thương yêu vợ mình hơn nữa thường hay ghen vợ. Ban đầu Nicôlaiép công nhận là cũng đã thúc đẩy cho cách nói đó được lưu truyền. Ngay hôm xảy ra vụ mưu sát, trước khi Yacôta và Agơranốp tới, các nhân viên Chêka của Lêningrát đã trinh sát, Nicôlaiép hầu như khẳng định rằng, anh giết Kirốp chết là nhằm báo thù cho bản thân. Nhưng ngày hôm sau, một số người nói ra sự suy diễn ấy đã bị trừng trị nghiêm khắc. Thí dụ, ngày 2 tháng 12 Pieđenkin, một thợ đứng máy phay của Nhà máy "Svâytơranna""reo rắc những tin đồn phản cách mạng, nói xấu thanh danh của Kirốp" đã bị khai trừ ra Đảng. Pieđenkin nói Kirốp vì tranh công ghen tuông nên mới bị giết chết. Việc quyết định xử phạt nhanh như thế, khiến người ta ngỡ ngàng. Ví dụ như thế ở Lêningrát không phải là duy nhất.

Milita Đraurê là tên của vợ Nicôlaiép. Chị là một cô gái xinh đẹp và đáng yêu. Chị sinh ra ở một gia đình cố nông của Látvia, từng vào Đoàn thanh niên Kônsôvô, sau có vào Đảng, chịu trách nhiệm công tác ngành đăng ký của Huyện ủy Luga. Trong thời gian Nicôlaiép công tác ở Huyện Đoàn thanh niên Kônsôvô, chị đã quen biết anh. Năm 1930, chị đến Tỉnh ủy Lêningrát, lúc đầu làm đăng ký viên, về sau trở thành Trợ lý Trưởng phòng cán bộ ngành công nghiệp nhẹ. Năm 1933, chị được điều tới cục Lêningrát Bộ công nghiệp nặng, làm thư ký giám sát công việc cán bộ. Cục này không ở trong Cung điện Sưmônnưi. Kirốp có quen biết Milita Đraurê không? Tất nhiên có biết. Rất nhiều người đều có gặp, khi họ gặp nhau ở hành lang Cung điện Sưmônnưi, mỉm cười với nhau. Đối với tất cả chị em, Kirốp đều tủm tỉm cười vui vẻ ông là một con người vui vẻ lạc quan, một con người hoà nhã thân mật dễ gần. Không có một chứng cứ nào khiến người ta nghi ngờ về mối quan hệ lén lút giữa ông với Milita, dù là chứng cứ gián tiếp cũng không có.

A. Kilirinna cho rằng, khi cơ quan trinh sát điều tra không nghiêm túc nghiên cứu những tài liệu thu được khi lục lọi nhà ở của Nicôlaiép, theo cách nói hung thủ giết người chỉ hành động đơn độc. Những tài liệu ấy gồm có nhật ký của Nicôlaiép và thư khiếu nại gửi các cơ quan khác nhau. Trong đó nói tới sự tuyệt vọng và bất mãn của anh, nói tới gánh nặng về sinh hoạt vật chất trầm trọng của anh, cũng nói tới "thái độ không công bằng của nhân viên công tác nhà nước đối với những con người sôi nổi". Nhân tiện xin nói thêm, tình hình của cá nhân Nicôlaiép, vừa không phải là đối tượng nghiên cứu tỉ mỉ của Ban điều tra Shơvecních, cũng không phải là đối tượng nghiên cứu tỉ mỉ của Ban điều tra Pielisơ sau này. Các thành viên của hai ban điều tra này đều không thoát ra khỏi khuôn khổ lối suy nghĩ cố định.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #61 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 04:02:30 pm »

Các nhân viên trinh sát mới trưởng thành, thoát khỏi những ràng buộc, quy định khuôn sáo cứng nhắc của tiền bối cuối cùng đã bắt tay vào công việc nghiên cứu toàn diện, hoàn chỉnh khách quan và không một chút ngoại lệ về tình hình có liên quan đến Kirốp bị giết hại, thời gian của nhiều năm lại trôi qua. Năm 1987, Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã thành lập ban điều tra, tính ra đây cũng đã là ban điều tra thứ ba rồi. Nhiệm vụ của ban là tiến hành nghiên cứu bổ sung những tài liệu có liên quan mà Stalin tổ chức bức hại. Trong ban có thành lập tổ điều tra tấn bi kịch tháng 12 năm 1934, các nhân viên gồm có: Yu.I. Sietốp, cố vấn luật pháp cao cấp của Viện kiểm sát Liên Xô, thượng tá tư pháp U.B. Kurich kiểm sát viên quân sự cao cấp của Viện kiểm sát quân sự Tối cao, Thượng tá tư pháp A. Varêtôp, trợ lý Trưởng phòng trinh sát của KGB. Công tác điều tra tiến hành liên tục được hơn hai năm.

Đây là văn kiện tổng kết của tổ điều tra, một bản báo cáo dài hơn 100 trang (Chưa kể nhiều chứng từ phụ và tài liệu giám định). Khối lượng công việc này rất lớn. Các nhân viên điều tra đã tìm được nhiều những văn kiện mới trong Viện lưu trữ hồ sơ bị coi là sẽ vĩnh viễn mất đi, đã nghiên cứu nhiều cách nói nêu trên báo chí, kiên quyết không bỏ qua bất cứ một luận cứ quan trọng nào, đồng thời có tham khảo các nguồn thông tin của nước ngoài, trong đó kể cả những chứng từ của A.Aurốp, vị tướng trước đây của Bộ Nội vụ Liên Xô.

Tổ điều tra đã nghiên cứu tỉ mỉ tình hình của bản thân hung thủ. Đã xác minh nhiều chi tiết mới, rất quan trọng. Mà trong cuộc điều tra thời kỳ những năm 30, đối với những chi tiết ấy, hoặc là cố ý lướt qua, hoặc là không muốn liên hệ chúng với các vụ án tố tụng, có thể do ít thời gian chăng? Bạn đọc còn nhớ rõ, lúc bấy giờ còn triển khai cuộc thi đua phá án đáng sợ, khiến người ta không hiểu nổi. Nhân tiện xin nói thêm ngày 1 tháng 12 năm 1934, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã vội vàng, thông qua một bản nghị quyết cấp tốc phá án (không quá 10 ngày) song trong thực tế không thi hành được.

Tất nhiên, việc tuyên bố nhật ký, thư từ và đơn thư đề nghị của Nicôlaiép còn dễ hơn "những thứ làm giả" vừa mới "ngụy trang" biên soạn ra. Những thư từ và văn kiện mà tổ trinh sát điều tra do Siêtốp lãnh đạo thu thập được ở trong nhà Nicôlaiép cùng các thư từ và văn kiện mà Nicôlaiép giao cho các ngành kiểm tra đã được giám định. Đây là một bức thư đề tháng 7 năm 1934 gửi cho Kirốp. Trong thư Nicôlaiép viết, anh từng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng, từng tích cực đấu tranh với "phái đối lập mới", trước sau là chiến sĩ trung thành của Đảng, nhưng đã hơn 3 tháng nay không có việc làm, cũng không có tiền lương, cũng không có ai quản việc này cả.

Tháng 8 Nicôlaiép viết thư gửi cho Stalin. Vẫn là nói những ý oán trách ấy: sinh hoạt vật chất gian khổ, bị sa thải một cách không công bằng, bởi đã phê bình nên bị bức hại và gạt bỏ...Không đợi thư trả lời, tháng 10 anh lại gửi cho Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (b) một lá thư. Nói trong nhà anh có sáu người, trong đó năm người là lớn tuổi chỉ có vợ anh là có việc làm. Cả gia đình dựa vào đồng tiền lương ít ỏi của vợ anh thì không thể sống tiếp được. Đây quả thật là lời kêu gọi từ tâm linh. Kể từ hôm bị khai trừ anh đã viết cho cơ quan Xô Viết và Đảng mấy chục bức thư, nhưng không có một tác dụng nào cả. Nicôlaiép tuyệt vọng hết đời, đã bịa đặt và bổ sung thêm một “câu chuyện tự kể” đau buồn khiến ta cảm động. Sự "từ biệt" này với những từ ngữ thê thảm bi quan để nói lên một tâm linh đau khổ không ổn định, tuyệt vọng, nói tới tự sát và lấy đó để vạch trần xã hội đen tối. Anh nói đến, vì công bằng "vì sứ mệnh lịch sử”, anh sẵn sàng hy sinh mình. Các tác phẩm khác của Nicôlaiép: "gửi vợ và các anh em giai cấp thân yêu”, “lời dặn dò chính trị (trả lời của tôi trước Đảng và Tổ quốc )" đại khái nội dung là như thế. Trong các tác phẩm ấy, anh ám chỉ rõ ràng rằng anh đang chuẩn bị tiến hành các hoạt động khủng bố. Kế hoạch ám sát do Nicôlaiép tự định ra, được bảo tồn hoàn hảo và lời giải thích tỉ mỉ về khả năng thực thi phương thức ám sát khiến người ta tin rằng, đây là nói về sự chuẩn bị ám sát Kirốp.

Trong nhật ký, Nicôlaiép nhiều lần nhắc tới, anh sẽ được ghi vào sử sách người ta sẽ xây dựng bia kỷ niệm cho anh. Anh ví mình là Rhơliabôp và Radixép. Về mơ ước hão huyền khoác lác của Nicôlaiép, những người thân thích và bạn bè của anh có thể làm chứng cho anh. Xét về bệnh trạng của Nicôlaiép, tình hình sức khoẻ bất thường, cùng những chứng bệnh thoái hoá do tổ điều trị phát hiện năm 1926 (về điểm này, nên đã miễn trừ nghĩa vụ quân sự cho anh) có thể nói, nên giám định bệnh thần kinh cho anh. Song, yêu cầu về pháp luật vẫn chưa được thi hành. Tình hình ấy làm cho mọi người khó hiểu và khó xử. Tên khủng bố ấy vẫn làm thật: Bắn một phát súng vào phía sau đầu, đánh ngã một vị ủy viên Bộ chính trị có mười lăm cảnh vệ bảo vệ lăn xuống đất, hơn nữa y còn không có ý định trốn khỏi hiện trường. Chẳng những như thế, y còn bắn phát súng thứ hai muốn tự sát, nhưng bắn không trúng. Thế rồi anh run rẩy, đúng như bác sĩ mô tả, anh "trong trạng thái điên cuồng” cách người chết khoảng ba bước.

Ý kiến của Tổ kiểm sát điều tra là: Tổ chưa nắm một cách khách quan được tài liệu chứng thực Stalin và cơ quan Bộ Nội vụ tham gia vào tổ chức, thực thi hành động mưu sát Kirốp. Điều đáng chú ý là Ban chuyên trách điều tra được Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô giao cho, tổ này đã sử dụng hai năm trời, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến sự kiện tháng 12 ở Cung điện Sưmônưi. Tất cả ba người ấy: Sietốp, Kurich, Varêtốp đều tin chắc rằng, có khả năng nhất là chỉ một mình Nicôlaiép hành động.

Có một cách nói cho rằng, trong thời gian Đại hội lần thứ 17 Đảng Cộng sản Liên Xô, một số đại biểu đã thảo luận vấn đề cách chức Tổng Bí thư của Stalin, đưa Kirốp lên thay, đã dẫn tới quan hệ giữa Stalin và Kirốp trở nên xấu. Nhận xét về cách nói này như thế nào? Shatunốpxkaya đảm bảo rằng, từng có một cuộc hội nghị bí mật như thế, được tổ chức ở nhà Ônchungnisitchơ.

Có lẽ thực tế có cuộc hội nghị lần thứ nhất. Nhưng lại không có một tài liệu khách quan nào có thể chứng minh được. Shatunôpxkaya chỉ dựa vào một nguồn thông tin - nghe những người thân thích và người quen của người bị hại kể lại, cùng những thư từ người ta gửi cho Ban điều tra của Sơvecních vào cuối những năm 50 và đầu những năm 60. Dù là những người kể hay là những người viết thư, họ đều không quen biết Stalin và Kirốp. Do địa vị xã hội của họ, nên họ không thể trực tiếp quan sát Stalin và Kirốp, còn những suy luận của họ về mối quan hệ lẫn nhau giữa Stalin và Kirốp là dựa theo những tin đồn. Ngôn từ luật pháp chặt chẽ và chuẩn xác: Chỉ coi trọng sự thật và văn kiện chân chính.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #62 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 04:06:19 pm »

Còn sự thật và văn kiện chứng minh rằng, quan hệ giữa Stalin và Kirốp là thân mật và tốt đẹp. Khi Kirốp đến Mátxcơva, thường ở trong nhà của Stalin, ông thường đem thú rừng săn được và cá tươi câu được đến cho Stalin "Cha rất thích Kirốp rất lưu luyến ông".

Svéclanna Aliluêva khi miêu tả Kirốp có viết: "Tôi vĩnh viễn cũng sẽ không tin cha tôi có liên quan với cái chết của Kirốp". Mankút, em gái vợ của Kirốp, Tướng Frasic, bảo vệ của Stalin và những người khác còn nói tới tình bạn giữa Stalin và Kirốp. Những điều được biết là đôi bạn này cùng đi nghỉ cùng nhau đến bể bơi, thậm chí cùng nhau vào nhà tắm hơi nóng, còn Stalin thì không tắm hơi nóng cùng với bất cứ người nào khác. Ngay cả ngày hôm trước bị giết hại, Kirốp còn cùng với Stalin đến rạp hát sau khi biểu diễn kết thúc, Stalin còn tiễn đưa ông đến ga xe lửa.

Thật vậy, tất cả những cái đó vẫn chưa thể giải thích được mọi vấn đề. Stalin đã từng xử tử hình nhiều người bên cạnh mình và gửi tới trại tập trung nhiều người. Những người ấy bị dày vò đau khổ, một số đã kết thúc sinh mạng của mình trong trại tập trung. Nhưng trong số họ hoặc ít hoặc nhiều nói chung đều để lại một số dấu vết như bản kết án, chữ kỹ và kết quả biểu quyết. Còn Kirốp ở đây cũng không lưu lại được gì. Có chăng nữa, chỉ là những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Thí dụ tặng cho Kirốp cuốn sách "Bàn về Lênin và chủ nghĩa Lênin", trong sách có lưu lại những lời đề tặng như:

"Tặng Kirốp người bạn và người anh em thân thiết của tôi. Stalin tặng”.

Kirốp có đồng ý quan điểm của Stalin nêu trong sách không? Qua lời nói của ông, ông tán thành quan điểm của Stalin. Lại nói sự hình thành của việc sùng bái cá nhân lãnh tụ thì công của Kirốp không thể xoá nhòa được. Có ai ngờ được rằng Kirốp lại triệu tập Hội nghị Tỉnh ủy để chúc mừng kỷ niệm 50 năm ngày sinh của Stalin. Đây là trường hợp duy nhất trong phạm vi cả nước ông là người làm như thế. Có rất ít người biết về sự kiện này. Hội nghị toàn thể rút cục đã được tổ chức vào ngày 27 tháng 12 năm 1929.

Tại Đại hội lần thứ 17 Đảng Cộng sản Liên Xô, Kirốp tuyên bố báo cáo của Stalin "là văn kiện xuất sắc nhất”, ông kêu gọi mọi người "hãy giữ vững tinh thần cảnh giác cao nhất”, bởi vì đấu tranh chưa kết thúc, còn đang tiếp diễn, ông còn ca ngợi hết lời các nhân viên Chêka đã lãnh đạo hàng vạn lao động là tù nhân xây dựng kênh đào Bạch Hải - "công trình to lớn của thời đại". Chẳng những tại Đại hội lần thứ 17 Đảng Cộng sản Liên Xô, ông được các đại biểu vỗ tay như sấm, mà trong hai Đại hội 15 và 16 trước đây ông cũng được hoan nghênh. Tại hai cuộc Đại hội ấy ông đã tham dự vào việc đập tan tập đoàn Trôtxki - Zinôviép, sau đó lại tham gia vào đấu tranh chống "hữu”. Với nhiệt tình sẵn có của mình, ông tuyên bố "Đối với phái đôi lập, chúng ta cần phải gạt bỏ bằng những phương thức quả quyết nhất, cứng rắn nhất và thẳng tay nhất”. Chính trong quá trình đấu tranh chống "hữu”, Kirốp nổi bật ở hàng đầu các nhà lãnh đạo chính trị. Năm 1930, ông cùng với Caganôvích lần lượt thay thế Bukhanin và Tômski trở thành ủy viên Bộ chính trị, còn Ricốp thì được Ônchungnisitchơ thay. Kết quả là Kirốp đã vô tình khách quan giúp đỡ Stalin đập tan Bộ chính trị thời Lênin lập nên.

Đồng thời có chứng cứ tỏ rõ, thí dụ Micôiăng chứng minh rằng, không biết vì nguyên nhân gì, tại hội nghị chính trị Kirốp chưa bao giờ phát biểu ý kiến. Điều đó khiến một số nhà sử học đương đại có lý do nhận định rằng, hình như Kirốp có giữ khoảng cách nhất định với Stalin và những người xung quanh ông. Khơrútsốp đã gọi Kirốp một cách chuẩn xác rằng: "Người làm công tác quần chúng ưu tú”. Dù là Stalin hay là Môlôtốp mới tràn đầy niềm tự tin trong ngành của mình, điều khác với họ là Kirốp không sợ giao lưu với đông đảo quần chúng, song chưa bao giờ ông chủ trì công tác trong phạm vi cả nước, quá lắm ông chỉ là một vị cán bộ lãnh đạo địa phương. Có khả năng là nguyên nhân ông giữ im lặng tại Hội nghị Bộ chính trị, chính là ở đó chứ quyết không phải là như hiện nay có người tưởng rằng ông lạnh nhạt với Stalin. Cộng thêm Kirốp chưa bao giờ đến công tác ở Mátxcơva. Điều đó khiến ông chưa đứng vào hàng ngũ “lãnh tụ số 1”. Trong nhiều nấc thang quyền lực lúc bấy giờ, Kirốp chỉ được coi là “lãnh tụ vô sản của Lêningrát".

Song tất cả những cái đó đã vượt ra khỏi khuôn khổ của pháp luật. Mà Tổ giám sát điều tra được Ban điều tra của Bộ chính trị giao cho, đúng như chúng ta đã biết, chỉ thừa nhận những sự thực chuẩn xác được chứng minh bằng tài liệu khách quan. Đối với tất cả những thông tin dựa theo tin đồn và suy đoán, cách nói gió chiều nào theo chiều ấy, những thông tin của người thứ ba kể lại về người bị hại. Tất cả đòi hỏi phải có chứng cứ xác thực, mà những thông tin và cách nói ấy không xác thực. Shatunốpxkaya nêu ra kết luận cũng không có chứng cứ. Bà cho rằng khi thẩm vấn Nicôlaiép nói với Stalin rằng, nhân viên công tác của Cục bảo vệ an ninh Chính trị quốc gia đã dùng bốn tháng trời để động viên anh đi ám sát, họ cứ bảo rằng, đây là yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Shatunốpxkaya xác nhận Nicôlaiép đã ba lần bị bắt cả người lẫn súng, hầu như mỗi lần đều được người của Cục bảo vệ quốc gia ở Lêningrát thả ra. Sau này xác minh thực tế Nicôlaiép bị bắt một lần, đó là việc xảy ra ngày 15 tháng 10 năm 1934. Nhưng không có chứng cớ nào chứng tỏ nhân viên Chêka đã kiểm tra túi da của Nicôlaiép có súng lục ổ quay. Nhân viên Chêka có thể không lục soát người bị bắt. Về cách nói Nicôlaiép nhận định rằng có người dùng tới bốn tháng để khuyên anh đi giết Kirốp cũng không có tài liệu nào chứng minh. Tìm hết tất cả các hồ sơ nghiên cứu những chứng từ của các nhân viên Chêka luôn theo dõi Nicôlaiép trong nhà lao, tổ trinh sát đã tìm thấy tờ biên bản ghi cuộc nói chuyện. Sau khi Nicôlaiép bị Stalin thẩm vấn, trở về nhà lao anh nới chuyện với người coi giữ anh: "Stalin hứa không giết tôi, thực tế là nói dối, ai mà tin được. Ông bảo nếu tôi nêu được người đồng mưu ông bảo đảm sẽ không giết tôi. Tôi không có người đồng mưu...".

Aurốp trước đó đã mô tả như thật với các bạn đọc phương Tây cả tin, sau lại với các bạn đọc của nước mình dựa vào tạp chí "Tia lửa" về tình cảnh Zhapôrôgiơsư, Phó Cục trưởng nội vụ Lêningrát tham gia vào vụ mưu sát Kirốp. Tình cảnh ấy ngay tại hiện trường Stalin thẩm vấn Nicôlaiép cũng đều không có tài liệu khách quan làm chứng. Hiện trường của cuộc thẩm vấn này là do vị tướng trước đây của Bộ Nội vụ hoàn toàn tưởng tượng ra. Trước khi thẩm vấn Nicôlaiép, Stalin không có khả năng nói chuyện trực diện với Zhapôrôgiơsư hơn một tiếng đồng hồ, nguyên nhân rất đơn giản - Zhapôrôgiơsư lúc bấy giờ không ở Lêningrat. Zhapôrôgiơsư vì bị ngã ngựa trên trường đua ngựa, bị gẫy đùi, từ tháng 8 năm 1934, phải điều trị bệnh, từ ngày 13 tháng 11 cùng năm đi nghỉ ở Huôxthơ. Khi ông trở về Lêningrát, Stalin đã quay về Mátxcơva. Zhapôrôgiơsư chưa bao giờ gặp mặt Nicôlaiép, sau khi Nicôlaiép phạm tội, cũng chưa thẩm vấn anh. Zhapôrôgiơsư không tham gia vụ mưu sát Kirốp. Ông tham gia công tác của Ban thanh trừ phản cách mạng toàn Nga là theo yêu cầu của Chienrenxki. Ông là người cầm đầu gián điệp của cơ quan tình báo Liên Xô ở nước ngoài, lâu ngày ở nước ngoài chỉ tới đầu những năm 30, mới trở về Liên Xô.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #63 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 04:12:01 pm »

Tổ kiểm sát điều tra cũng đã tiến hành thẩm tra tỉ mỉ đặc biệt về cách nói đối với người làm chứng nguy hiểm ấy có liên quan đến việc cố ý trừ khử Bôrisốp. Trong sự kiện này, thực tế có rất nhiều suy đoán. Anh được đưa đến để tiếp nhận Stalin thẩm vấn - bỗng xảy ra tai nạn xe bất ngờ, tiếp theo là chết... bản giám định làm năm 1934 viết: "Bôrisốp vì đầu bị lực và vật cứng đập khá mạnh, như tường đá đập vào, làm vỡ xương sọ". Lẽ nào cả một Bộ Nội vụ như thế lại không tìm được một phương tiện giao thông thích hợp để hoàn hảo đưa Bôrisốp không bị thương đến Cung điện Sưmônnưi chờ đợi lãnh tụ ở đó? Hôm nay, sau khi việc này đã qua được ngót 60 năm, rất khó giải thích nhân viên công tác của Bộ Nội vụ lúc bấy giờ dựa vào quy định nào, điều đi một chiếc xe thông thường như thế, xe tải bỏ mui chở nặng một tấn rưỡi làm việc này. Mặc dù như vậy, chuyên gia y khoa quân sự có thẩm quyền nhất năm 1990 nhận định rằng, kết luận của bác sĩ năm 1934 là chuẩn xác.

Stalin đến Lêningrát ngày hôm ấy tức ngày 2 tháng 12 đã thẩm vấn Nicôlaiép. Mà ngày 4 tháng 12 một nhân viên Chêka tên là Kasapha gài vào nhà lao giam Nicôlaiép báo cáo với Agơranốp rằng hình như Nicôlaiép đang mê sảng nói: "Nếu như Kôtôrênốp bị bắt, đừng lo âu, anh là một con người có ý chí kiên cường, song nếu Shadơki bị bắt, nhưng anh lại là một thằng sợ chết, anh sẽ cung ra mọi cái..." Ngày hôm ấy Agơranốp đã trực tiếp gọi điện thoại báo cáo với Stalin rằng: "Qua kênh gián điệp, ở chỗ Nicôlaiép, Lêônnít được biết, những người bạn tốt nhất của anh là phần tử Trôtxki Kôtôrênốp, Ivanivannôvích và Shadơki, Nicôla Nicôlaêvích... mấy người này thù địch với đồng chí Stalin... Bộ Nội vụ rất hiểu Kôtôrênốp, y là phần tử Trôtxki tích cực hoạt động bí mật trưóc đây..."

Ngày 6 tháng 12 ba trinh sát viên: Agơranốp Mirônốp và Đimitriép đã liên tục thẩm vấn những người bị hỏi tin. Ngày hôm ấy, đã chỉnh lý được bảy bản ghi chép thẩm vấn. Nếu nói ngày 7 tháng 12 Nicôlaiép tuyên bố tuyệt thực, cự tuyệt đi để thẩm vấn và nếu có ý định kết thúc sinh mạng bằng phương thức tự sát, thì có thể tưởng tượng được rằng, nhân viên trinh sát điều tra đã dùng phương pháp nào để đạt tới mục đích hãm hại những người vô cớ. Nicôlaiép bị cưỡng ép đưa đi thẩm vấn yêu cầu anh nói ra kẻ đồng mưu. Nhật ký của Nicôlaiép ở mức độ nào đó đã giúp đỡ cho công tác trinh sát được tiến hành. Agơranốp ngay lập tức đã nắm được một đoạn là: "Tôi nhớ được, từng cùng với I van Kôtôrênốp đến đơn vị kinh doanh thu kinh phí của công tác Đoàn thanh niên côngsômmôn. Tại Khu ủy do chàng trai khoẻ mạnh Kôtôrênốp Antônốp chịu trách nhiệm thu thập, ở các nơi khác, thì do Shadơki chịu trách nhiệm..." các nhân viên trinh sát còn giúp đỡ Nicôlaiép "nhớ lại" người khác.

Ngày 6 tháng 12 Kôtôrênốp bị bắt. Vị ủy viên Trung ương đoàn thanh niên Cônsôvô trước đây trong toàn bộ thời gian dự thẩm và điều tra của viện Tư pháp, trước sau phủ nhận mình đã tham gia vào vụ mưu sát Kirốp. Tại toà án anh tuyên bố. "Tôi quỳ trước toà án xin thề rằng, dù ở chỗ Antônốp, ở chỗ Chưvâychưtốp, hay là ở chỗ Nicôlaiép, tôi chưa bao giờ nghe thấy một lời nói nào về việc tiến hành các hành động khủng bố".

Ngoài ra mười ba người cũng phủ nhận việc tố cáo họ, tên của họ là các nhân viên trinh sát bức Nicôlaiép khai ra. Khi xét xử, Nicôlaiép ra toà trong tình hình mười ba người khác không có mặt. Khi bắt đầu anh định nói rằng đây là do một mình anh làm, anh không có bất cứ một đồng mưu nào, nhưng Urilichkhơ, Chánh án phiên toà bức bách anh phục hồi những lời khai trước đây. Tại toà án, Kusép nhân viên Chêka chịu trách nhiệm trông coi Nicôlaiép, sau này có nói sau khi làm chứng ở toà án, Nicôlaiép gào lên rằng: "Tôi đã làm những gì, tôi đã làm những gì? Bây giờ họ có thể coi tôi là kẻ hèn hạ. Mọi cái đều hết rồi". Sau khi phán quyết tuyên án, Kuxép nghe thấy Nicôlaiép nói: "Phải chăng đúng là như thế. Không thể... Đó không thể... " Kusép nói, Nicôlaiép tin chắc rằng, nhiều nhất anh cũng bị kết án 3 đến 4 năm tù. Các nhân viên khác của Bộ Nội vụ nói: “sau khi toà tuyên án, Nicôlaiép gào thét lên, bảo rằng anh bị người ta lừa, rồi đập đầu vào vách". Agơranốp báo cáo với Mátxcơva rằng: Hầu hết các bị cáo đều buồn rầu, nhưng lắng nghe hết lời phán quyết, Nicôlaiép hét lên: "Tàn nhẫn..."

Các chứng từ của K.G.B, nhân viên Chêka được lưu giữ. Khi xử bắn những người bị kết án, anh có ở hiện trường. "Những người bị xử bắn đầu tiên là Nicôlaiép, Shadơki, Rumiyangxép và những người khác. Cuối cùng chỉ còn lại một mình Kôtôrênốp, Agơranốp và Vixinsky có trao đổi với anh". Họ nói với Kôtôrênốp rằng: "Bây giờ đồng chí sắp bị xử bắn rồi, đồng chí hãy nói thật đi, ai và tổ chức ám sát Kirốp như thế nào?" Kôtôrênốp trả lời rằng: "Toàn bộ cuộc xét xử lần này hoàn toàn là vớ vẩn. Những người ấy đã bị xử bắn. Bây giờ tôi cũng sẽ bị xử bắn. Song tất cả những người ấy, trừ Nicôlaiép ra, còn thì đều vô tội..."

Lý do kết án xử bắn họ, không làm cho bất cứ một ai hài lòng, cũng không ghi vào trong dự thảo kịch bản trước đây được bịa đặt ra trong Điện Kremli. Menkađen, hung thủ sát hại Trôtxki, khi anh dùng xẻng hót băng tuyết đập vào đầu trán tên "gián điệp quốc tế" ấy một đòn trí mạng, mãi tới sau hai năm rưỡi mới bị xét xử. Lúc bấy giờ đã thu thập tội chứng, đối chất trực diện và làm thực nghiệm trinh sát. Trong số mười ba người vô cớ bị xử bắn, có ba là sinh viên, có kỹ sư, giáo sư, học sinh các học viện công nghiệp và hải quân, đại biểu khu Xô Viết Vâybua. Hai mươi tám ngày sau khi sự kiện xảy ra, số phận của họ đã được quyết định. Hơn nữa sau khi toà án đọc bản phán quyết, một giờ sau, họ đều bị xử bắn. Cuộc xét xử tiến hành bôi bác và không công bằng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #64 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 04:37:57 pm »

Ban điều tra của Sơvécnich năm ấy đã nghi ngờ danh sách của "Trung tâm Trôtxki - Zimôniép ở Lêningrát và Mátxcơva". Tên tuổi của một số kẻ tham gia bắt đầu được ghi vào trong danh sách của “Trung tâm Lêningrát” còn sau này lại đổi thành danh sách "Trung tâm Mátxcơva". Thế là theo chỉ thị của Stalin, hai trung tâm Trôtxki - Zinôviép vốn không tồn tại lại được giả tạo nặn ra, hình như là chúng đã tổ chức ám sát Kirốp. Tháng 1 năm 1935, trong các vụ án hình sự mà những người như Nicôlaiép, Kôtôrênốp bị xử bắn, còn chia ra thành cái gọi là vụ án "tập đoàn phản cách mạng Zinôviép ở Lêningơrát”. Bị sa vào vụ án này có thân thích của Nicôlaiép: vợ, chị của vợ và anh rể, mẹ, chị, em cũng như Kôtôrênốp, Antônốp và những người thân của những người khác bị hành quyết tháng 12 năm 1934. Trong 77 người bị xét xử, có rất nhiều người không quen biết nhau, nhưng họ đều bị tố cáo là đã tham dự vào mưu sát. Tháng 8 năm 1936, Zimôviép, Gamichép, và những kẻ tham gia một số "trung tâm Trôtxki - Zinôviép ở Mátccơva""trung tâm liên hiệp" khác, vì đã hoạt động chống Liên Xô và thông qua tập đoàn khủng bố Nicôlaiép, Kôtôrênốp mà chúng đã chuẩn bị giết hại Kirốp một cách nham hiểm, nên đã bị đàn áp. Tóm lại đã tìm được tên thủ phạm đầu sỏ.

Ngày 13 tháng 6 năm 1988, Viện tư pháp tối cao Liên Xô minh oan sửa sai cho họ. Đã điều tra rõ ràng, bất kể một trung tâm nào kể trên đều không từng có. Những người bị xét xử trong các vụ án đó đều không tham gia vào mưu sát Kirốp. Năm 1990, Viện trưởng kiện kiểm sát Liên Xô đã kháng nghị với Viện Toà án tối cao Liên Xô về vụ án mười ba người vô cớ bị xử tử hình tháng 12 năm 1934. Bản phán quyết bất hợp pháp kết án tử hình họ đã bị hủy bỏ nên vụ án hình sự ấy đã phải bỏ dở vì những yếu tố không có tội trong hành vi của những người bị xử tử. Phán quyết đối với Nicôlaiép vẫn giữ nguyên, không thay đổi.

Không có một âm mưu nào, chỉ có một vụ ám sát, do một cá nhân thực thi. Bản phán quyết của Viện toà án tối cao công bố trước công chúng trước khi bước vào năm mới năm 1991, đã loại bỏ chút nghi ngờ cuối cùng của những người tham gia cái gọi là "Trung tâm Lêningrát" Kôtôrênôp, Antônốp v.v... Họ là tốp những người cuối cùng được xoá bỏ việc tố cáo không công bằng trong vụ án ấy. Sự tố cáo năm mươi sáu năm nay không công bằng ấy như một bóng ma luôn luôn đeo đuổi những người thân của những người bị hại còn sống sót.

Thế là kết luận của lần thẩm tra thứ ba lại rõ ràng: ám sát Kirốp là do một người làm. Không có tài liệu nào về khách quan có thể chứng minh Stalin và cơ quan của Bộ Nội vụ tham gia vào vụ mưu sát Kirốp. Song việc không thể tranh luận là Stalin đã lợi dụng việc Kirốp bị hại, lấy cớ thổi phồng sự việc. Tổ kiểm sát - điều tra đã công bố kết luận của mình trên báo chí. Ban điều tra của Bộ chính trị có đồng ý với kết luận của Tổ ấy không? Jacôlép, Chủ tịch ban điều tra tuyên bố rằng, Viện kiểm sát và các nhân viên KGB chịu trách nhiệm tiến hành thẩm tra tình hình Kirốp bị sát hại, điều cần phải chú ý "chủ yếu là phương pháp luật pháp" cần phải nghiên cứa lại vụ án này, bởi vì ở đây có rất nhiều chuyện chưa rõ.

Svécnicôp, nhân viên công tác Tỉnh ủy Lêningrát chứng minh rằng, ngày không tốt lành ấy, vào 10 giờ sáng, Kirốp gọi điện thoại bảo ông đến Cung điện Sưmônnưi. Kirốp tự nhủ rằng, mình không đi nữa, bảo Svécnicôp đưa tài liệu phát biểu mà ông đã chuẩn bị ở Tỉnh ủy đến nhà ông. Ghi lại trên bảng còn có ba cú điện thoại: lúc 12 giờ, gọi điện thoại cho Rốtliacốp, hai lần sau là gọi cho Xiutốp, Bí thư thứ 2 – Lần gọi sau cùng cho Xiutốp, vào lúc hơn 15 giờ. 15 giờ Xiutốp ở đó đã bắt đầu họp thảo luận vấn đề bỏ tem cung cấp lương thực. Qua trao đổi trong điện thoại hiểu được rõ ràng rằng Kirốp vốn dĩ không có ý định đến Cung điện Sưmônnưi nữa. Ông chuẩn bị nói chuyện với các phần tử tích cực của Đảng ở điện Ulidơki.

Nửa giờ sau, người ta nhớ một cách chính xác là đúng 16 giờ Kirốp rời khỏi toà nhà ở đường phố Kratsnêkhơchuoli. Ông đi bộ qua mấy dãy phố. Ông ngồi đợi xe hơi của ông ở bên cầu (cái cầu này gọi là cầu Kirốp, còn lúc bấy giờ gọi là cầu Ravenxthơp) để đi tới cung Ulidơki. 16 giờ 30 phút, Kirốp bỗng đến Cung điện Sưmônnưi. Ông không đi vào phía bên sườn, mà đi thẳng vào "cửa vào" Thư ký văn phòng, nghĩa là đi cửa chính.

Từng có một giả thiết, rằng không biết ai gọi điện thoại cho Kirốp bảo ông đến Cung điện Sưmônnưi để nói chuyện với Mátxcơva bằng đường dây thông tin của chính phủ. Song, để nói chuyện được, không cần phải đến Cung điện Sưmônnưi, bởi vì ngay ở trong nhà ở của ông cũng đã có một máy điện thoại gọi tới chính phủ. Điều không thể loại trừ là, Kirốp cần một văn kiện nào đó, ông quyết định đi lấy. Ở cung Ulidơki, cuộc hội nghị các phần tử tích cực của Đảng định họp vào 18 giờ. Có lẽ, công tác chuẩn bị phát biểu sớm hơn so với ông dự kiến kết thúc, thế rồi ông quyết định tham gia hội nghị do Xiutốp tổ chức ở đó một lúc?

Song, tất cả những cái đó, đều vượt lời suy đoán. Tình hình thực tế là: Trong thời gian từ 14 giờ và 15 giờ, Nicôlaiép mang theo khẩu súng lục ổ quay đi qua trạm gác cảnh giới không hề gặp trở ngại gì, tới văn phòng của A. Ugarowa, Bí thư Tỉnh ủy. Anh đề nghị cấp cho anh giấy mời dự hội nghị các phần tử tích cực của Đảng. Nhưng bị từ chối, nhưng anh không rời khỏi Cung điện Sưmônnưi. Anh đi ở hành lang, rồi ngồi lên bệ một cửa sổ, anh ngần ngừ ở bên ngoài văn phòng của các Bí thư Tỉnh ủy.

Bỗng, Kirốp xuất hiện ở hành lang, thế là tiếng súng không lành vang lên. Vệ sĩ của Kirốp không có ở phía sau ông - Bôrisốp đang dềnh dàng ở chỗ nào đó của hành lang. Ngoài vệ sĩ tiếp cận chỉ định ra, đáng lý phải còn có một bảo vệ nữa bảo vệ Kirốp (ở vòng ngoài, hơn nữa, trong hành lang của Bí thư Tỉnh ủy, vốn dĩ cần phải có nhân viên của Tổng cục bảo vệ An ninh chính trị toàn Liên Xô trực ban. Song khi có tiếng súng nổ, thì bốn cán bộ bảo vệ ấy, không một ai có mặt ở hiện trường...

Chẳng phải cái chết bi thảm của Kirốp khiến người ta khó hiểu. Trong thẻ Đảng của ông, ghi năm sinh là 1888, nhưng trên giấy khai sinh lại là 1886. Tên thật của ông là Kôtslicốp cũng dần dần bị lãng quên đi, còn ông dùng tên giả đến nay cũng chưa công khai. Ngay cả bia kỷ niệm Kirốp đặt ở tường Điện Kremli cũng đã rõ ràng khắc ngày sinh không chuẩn xác - 28 tháng 3, còn ông sinh ngày 27 tháng 3.

Sai lầm rõ ràng xuất hiện khi chuyển đổi từ năm lịch cũ sang năm lịch mới.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #65 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2010, 08:55:10 am »

CHƯƠNG 7
NHỮNG LỜI NÓI THÀNH THẬT VỚI NHAU

Một con người khí thế hiên ngang - Cáprilốp Tư lệnh Tập đoàn quân - đến từ Điện Kremli - trợ lý quân y với con trai một phụ nữ nông thôn - tù đầy và chạy trốn - Chủ tịch ủy ban quân sự cách mạng - chỗ dựa của ai - "không cần thiết phải làm phẫu thuật”.

Khi miêu tả câu chuyện này nhà văn đã viết bằng hình thức đối thoại.

A- Tôi gọi anh đến là vì anh cần phải làm phẫu thuật, cách mạng quyết không thể thiếu anh. Tôi đã mời một số chuyên gia giáo sư, họ nói sau một tháng anh sẽ bình phục. Đây là yêu cầu của cách mạng. Các Giáo sư đang đợi anh, họ cần phải kiểm tra cho anh, mọi thứ sẽ được làm rõ ràng.

B- Bất kể thế nào tôi vẫn phải hút một điếu thuốc lá. Các bác sĩ nói với tôi không nên làm phẫu thuật cũng sẽ khỏi. Tôi cảm thấy mình vẫn khoẻ không cần làm bất cứ một phẫu thuật nào, hơn nữa tôi cũng không muốn làm.

A- Đồng chí Tư lệnh Tập đoàn quân, đồng chí còn nhớ vấn đề phải cử bốn ngàn người liều mạng không, chúng ta đã thảo luận như thế nào. Đồng chí đã ra lệnh cử đi. Đồng chí đã làm đúng. Sau ba tuần lễ sẽ bình phục. Đồng chí hãy tha thứ cho tôi, tôi đã ra lệnh. Lúc này chuông điện thoại reo. Không phải là điện thoại ở ngoài mà là điện thoại nội bộ gồm ba, bốn chục máy.

A- Nhấc máy nghe lên, nghe, hỏi, cuối cùng nói:

"Gửi thông điệp cho người Pháp - tất nhiên thông điệp chính thức, làm theo hôm qua đã nói, đồng chí biết không, đồng chí có nhớ không, chúng ta đã bắt được cá lớ.n Người Pháp rất xảo quyệt. Thế nào? Vâng, vâng hãy vặn ốc chặt hơn. Tạm biệt”.

A- Xin đồng chí hãy tha lỗi cho tôi đừng nói nữa, đồng chí Caprilốp.

Tư lệnh Tập đoàn quân giẫm lên thảm đỏ đi ra cổng lớn. Tiễn khách ra ngoài phố huyện nào. Con người độ lượng ở lại văn phòng không có ai đến đây với đồng chí nữa. Đồng chí ấy cúi xuống phê duyệt văn kiện; tay cầm bút chì đỏ.

Tiếp theo, nhà văn chuyển sang mô tả tình cảnh một giáo sư, bác sĩ ngoại khoa ở văn phòng.lớn. Một số đông bác sĩ tụ tập trong văn phòng này. Chủ nhân của văn phòng đưa một bức thư bảo đảm đã bóc cho những người khách của họ xem.

"Văn thư bí mật quả thật là mệnh lệnh. Phát đi từ sáng hôm nay".

Tiếp theo nhà văn lại mô tả những mẩu chuyện của các bác sĩ trao đổi với nhau qua đó có thể cảm thấy rõ ràng sự việc là quan trọng và khẩn cấp.

"Còn phải hội chẩn đã chứ?”

"Tôi được gọi đến khẩn cấp. Điện báo gửi cho hiệu trưởng”.

"Các đồng chí có biết không, đó là vị Tư lệnh Tập đoàn quân tên là Caprilôp".

"Vâng, vâng các đồng chí biết đấy, đồng chí ấy là một Nhà cách mạng Tư lệnh Tập đoàn quân, đồng chí hay nói "xin mời".

"Hội chẩn".


Lúc này một chiến sĩ Hồng quân tay cầm súng hai gót chân chụm lại đứng nghiêm, một người trẻ tuổi cao gầy như cây liễu xuất hiện ở cổng, trên ngực anh ta đeo mấy Huân chương cờ đỏ, nhìn ông ta giống như một công tử bột đứng nghiêm ở cửa, rồi rảo bước vào phòng tiếp khách của Tư lệnh Tập đoàn quân. Anh lấy tay vuốt tóc về phía sau rồi sửa lại quân phục cho chỉnh tề nói:

"Chào các đồng chí ! Bây giờ ra lệnh cởi quần áo hả?"

Người lãnh đạo cuộc hội chẩn bắt đầu thăm hỏi bệnh nhân, lúc nào thì bắt đầu cảm thấy khó chịu, triệu chứng bệnh lý thế nào. Kết quả của cuộc hội chẩn là một trang bệnh án do Giáo sư viết thảo. Giấy đã vàng bên trên không kẻ đã nhầu nát. Theo các chuyên gia và kỹ sư nói loại giấy làm bằng bột gỗ trong thời gian tám năm đã mục hết.

Tiếp theo nhà văn đã trích dẫn biên bản của các chuyên gia nào đó dự hội chẩn (tất cả có bảy giáo sư). Bệnh nhân Caprilốp vì đau ở lồng ngực, nôn mửa, sốt nên phải khám bệnh. Hai năm trước đã phát bệnh nhưng bệnh nhân biết, cứ đi khám, điều trị, điều trị và điều trị đều không kết quả. Theo đề nghị của bệnh nhân, các nhân viên tiến hành hội chẩn.

Hiện trạng của bệnh nhân. Nhìn chung tình trạng còn khá. Phổi bình thường. Tim, thấy hơi to, mạch đập nhanh. Thần kinh suy nhược nhẹ. Các bộ phận khác trừ dạ dầy đều không có hiện tượng bệnh lý. Có thể khẳng định bệnh nhân loét dạ dầy cần phải làm phẫu thuật.

Tổ chuyên gia hội chẩn đề nghị Giáo sư Anatôli tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Paven Ivanôvích đồng ý làm trợ lý cho Giáo sư khi phẫu thuật.

"Tên thành phố, ngày tháng bảy vị Giáo sư ký tên"

Khi đánh giá biên bản cuộc hội chẩn này, nhà văn rất cẩn thận nhấn mạnh, sau này khi kết thúc phẫu thuật, qua trao đổi riêng với các Giáo sư có thể nhận định thực chất, không có một Giáo sư cho rằng cần thiết phải làm phẫu thuật. Họ cho rằng, bệnh loét dạ dầy này sẽ mau khỏi thôi, không cần thiết phải làm phẫu thuật. Nhưng khi hội chẩn, lúc bấy giờ lại không nói như thế, chỉ có một bác sĩ Đức trầm mặc suy đoán rằng không cần thiết phải làm phẫu thuật. Nhưng sau khi các bác sĩ khác phản đối, ông không kiên trì quan điển của mình nữa. Các Giáo sư còn nói, sau khi hội chẩn xong, vừa ngồi vào trong xe hơi thì Giáo sư Paven Ivanôvích nói với Giáo sư Anatôli: "Này anh có biết không, nếu như anh em tôi mắc bệnh này thì tôi sẽ không làm phẫu thuật. Anatôli trả lời rằng: "Vâng, tất nhiên, song... phải biết rằng phẫu thuật là an toàn...". Xe hơi rồ máy chạy.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #66 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2010, 08:58:06 am »

Anatôli ngồi ngay ngắn lại rồi sửa lại quần áo xong ghé vào tai Paven nói nhỏ (sợ lái xe nghe thấy):

"Ông Caprilôp này là một nhân vật đáng sợ, rất có bản lĩnh. Anh nghe ông ấy nói: "Bây giờ các anh ra lệnh cởi quần áo hả, các anh có biết không, tôi nghĩ phẫu thuật là thừa, nhưng các đồng chí, nếu như các đồng chí cho rằng phẫu thuật là cần thiết hãy cho tôi biết thời gian và địa điểm phẫu thuật, cho tôi nên đến đâu làm phẫu thuật”. Anh ấy nói thế đấy".

"Vâng vâng, anh có biết không đối với một người bônsêvích thì không có một biện pháp nào"
Paven nói.

Lúc này con người thẳng thắn hiên ngang ở toà nhà số một vẫn ngồi trong văn phòng của mình. Ông đang đọc sách và ghi chép. Rồi ông bắt đầu ra chỉ thị, nữ tốc ký ghi chép. Miệng ông luôn nói ra những tiếng như Liên Xô, Mĩ, Anh, địa cầu và Liên Xô, bảng Anh, tiểu mạch của nước Nga, công nghiệp nặng của Mĩ và sức lao động của Trung Quốc. Con người hiên ngang thẳng thắn nói cao giọng, ý tứ rõ ràng, mỗi câu thể hiện một cách nói.

Nhà văn không nêu đích danh con người ấy, nhưng sự ám chỉ ẩn khuất đã rất rõ ràng. Tiếp theo nhà văn lại mô tả tình hình trong phòng phẫu thuật. Trong phòng phẫu thuật khi kỹ thuật viên tiêm một mũi thuốc gây mê, 27 phút đã qua cũng không làm cho ông ngủ được. Đối với một số loại thuốc nào đó có tính phản ứng khá cao. Còn Caprilốp rất rõ ràng có phản ứng đặc dị. Mặc dù trong bệnh viện đã tiêm thuốc gây mê cho ông và lại tiêm Tricoratmêtin nhưng vẫn chưa làm cho ông ngủ được. Sau khi tăng liều thuốc lên gấp đôi thì vị Tư lệnh Tập đoàn quân ngủ được 48 phút. Lợi dụng khoảng thời gian này Giáo sư Anatôli dùng dao phẫu thuật dạ dầy cho tư lệnh, lật dạ dầy ra rồi, nắm chặt. Khi phát hiện vết loét, Giáo sư nhìn thấy một vết sẹo mầu trắng giống như vết sẹo trên mai rùa. Vết sẹo này chứng tỏ chỗ loét đã khỏi, vì thế phẫu thuật là mù quáng.

Chính lúc này mạch đập của bệnh nhân bỗng mất đi, bệnh nhân ngừng thở, hai chân lạnh ngắt. Vốn dĩ như thế là tim bị sốc: Cơ thể đã bị trúng độc do phản ứng thuốc. Như thế có nghĩa là con người ấy mãi mãi không sống lại, ông ấy sẽ chết, làm hô hấp nhân tạo, tiếp dưỡng khí, xoa dầu long não để kích thích, tiêm nước muối ưu chương cũng chỉ có thể kéo dài cái chết thêm một tiếng đồng hồ, 10 tiếng đồng hồ, 30 tiếng đồng hồ, chỉ thế thôi, nhưng người sẽ không tỉnh lại được nữa. Xét về thực tế ông đã chết rồi. Mọi cái đều rất rõ ràng Caprilốp chết dưới lưỡi dao phẫu thuật, chết trên bàn mổ.

Không ngoài dự đoán, quả nhiên dù đã tiến hành các biện pháp bô hấp nhân tạo, tiêm long não và tiếp nước v.v... nhưng cũng chẳng thấm vào đâu. Người ta đặt vị Tư lệnh này lên chiếc giường có bánh xe đẩy vào phòng bệnh. Ở trong phòng bệnh ông đã chết. Caprilốp là anh hùng trong cuộc nội chiến, là anh hùng của cuộc cách mạng nước Nga vĩ đại. Ông là một nhân vật thần kỳ. Ông có nghị lực, cũng có quyền lực cử người đi đánh nhau và hy sinh. Ở hành lang người gác cổng nói, ở toà nhà số một có điện thoại hai lần cho Giáo sư Anatôli. Tiếp theo nhà văn lại mô tả con người ngay thẳng hiên ngang ấy đến bệnh viện chia tay với thi hài Tư lệnh Tập đoàn quân.

Phần cuối cùng của cuốn tiểu thuyết là một bức thư ngắn mà Caprilốp gửi cho Pôpốp, bạn chiến đấu lâu năm của ông trước khi Caprilốp lên bàn mổ, Pôpôp đã từng đến gặp ông. Trong thư viết: "Aleosa, người anh em của tôi! Tôi biết, tôi sẽ chết". Tiếp theo vị Tư lệnh ấy mong muốn nhờ Pôpốp ở cùng với vợ mình để nuôi dưỡng con cái.

Ở phần đầu cuốn tiểu thuyết này có viết lời nới đầu như sau: "Cấu trúc về tình tiết của câu chuyện này bắt nguồn từ cái chết của Blôngtai, nên đã dùng các tài liệu viết về Blôngtai. Bản thân tôi không hiểu rõ về Blôngtai, cũng chỉ viết về con người đó mà thôi, tôi đã từng gặp ông hai lần, còn cụ thể về cái chết của ông như thế nào tôi cũng không biết, mà những chi tiết ấy đối với tôi cũng không quan trọng. Bởi vì mục đích của tôi xây dựng cuốn tiểu thuyết này tuyệt đối không phải là thông tin về tình hình vị ủy viên quân sự này tạ thế. Sở dĩ tôi nói như thế là vì tôi nhận thấy cần thiết phải báo cho bạn đọc không nên so đo chi tiết tìm sự thật và nhân vật thực trong cuốn tiểu thuyết Bôrít Bolinyac".

Theo yêu cầu của ban biên tập tạp chí "Thế giới mới" tác giả viết lời nói đầu không làm cho mọi sự suy đoán tan thành mây khói, mà ngược lại, mọi sự suy đoán đã trở nên có sức thuyết phục hơn. Còn có một sự thật cũng chứng minh rõ điều ấy. Toàn bộ tờ tạp chí "Thế giới mới" số 5 đăng bài "Câu chuyện về mặt trăng mãi mãi không tắt" xuất bản năm 1926 đều bị tịch thu. Những người đặt mua tờ tạp chí số này cũng bị thu lại. Những người cất giữ tờ tạp chí này cũng có tội như hoạt động phản cách mạng. Mấy thế hệ người Liên Xô sinh ra sau chiến tranh không biết câu chuyện ấy. Mãi tới cuối năm 1987, tạp chí "Ngọn cờ” đã đăng "Câu chuyện về mặt trăng mãi mãi không tắt”, bạn đọc mới có cơ may tự xác định được Caprilốp là ai, con người ngay thẳng hiên ngang ấy là ai trong tác phẩm của Bôrít. Tập tác phẩm của Bôrít. Bôlinyac xuất bản năm 1989 bài mở đầu là "Câu chuyện mặt trăng không bao giờ tắt". Trong các tác phẩm của Bôrít để lại, thì tác phẩm này được xuất bản lần đầu tiên trong nước. Nhân tiện xin nói thêm một câu, các sách của Bôrít xuất bản ở nước ngoài, kể cả các nước Đông Âu thông thường cũng mở đầu về "câu chuyện" ấy.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #67 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2010, 09:03:59 am »

Mùa hè năm 1926 xoay quanh câu chuyện ấy đã dấy lên một làn sóng mạnh mẽ. Mặc dầu có lệnh cấm, nhưng một số tạp chí "Tân thế giới” có đăng "câu chuyện mặt trăng không bao giờ tắt”, vẫn được lưu hành trong xã hội. Mặc dù trong câu chuyện không chỉ đích danh Stalin và Blôngtai nhưng những người xem hiểu được ngay những hình tượng quen thuộc. Đối với cái chết bất ngờ của Blôngtai với nhiều loại suy đoán và tin đồn khác nhau. Tóm lại tác phẩm của Bôrít Bôlinyac bắt đầu đăng ở tạp chí "Thế giới mới" số 6 năm 1926 được coi là sai lầm to lớn rõ ràng. Tác giả cũng đã công bố thư tỏ ý ăn năn hối lỗi, nhưng sự hối hận của tác giả rất kỳ quặc. Anh không vứt bỏ những nội dung chủ yếu trong tác phẩm.

"Tháng 5 năm nay" Bôrít viết "Thế giới mới" đã đăng "Câu chuyện mặt trăng mãi mãi không bao tắt” của tôi, điều ấy đã mang lại nhiều phiền phức khiến tôi đau lòng... tình hình bên ngoài của cuốn tiểu thuyết được đăng trên tạp chí là như thế. Sau khi viết xong câu chuyện, tôi có mời một số. Nhà văn và Đảng viên quen biết trong đó kể cả Ban biên tập tạp chí "Thế giới mới" để nghe họ góp ý kiến. Có rất nhiều người sau khi đã đọc tán thành đưa cho "Thế giới mới" xuất bản. Ban biên tập "Thế giới mới" đề nghị tôi viết lời nói đầu.

Trong kế hoạch xuất bản lần đầu không có lời nói đầu... hãy cho phép tôi nói thật. Bây giờ. sự việc đã qua rồi, theo tôi việc xuất bản tác phẩm này là rất không thoả đáng (quyết không phải là tôi dùng lá thư ấy,để gỡ tội cho mình). Song, hãy tin ở tôi, trong những ngày viết tác phẩm này tôi không hề có ý nghĩ xấu xa nào. Sau khi ở nước ngoài trở về, khi tôi nghe được dư luận của công chúng đối với tác phẩm của tôi, trừ những lo ngại ra, căn bản không có tư tưởng gì khác, bởi tôi vốn cũng không muốn viết một tý gì, không muốn viết những kỷ niệm khốn khổ của đồng chí Blôngtai, và chửi rủa độc ác đảng. Xưa nay tôi chưa nghĩ tới phải viết những cái làm hại Đảng. Trong toàn bộ những năm cách mạng cho tới ngày nay, trước sau tôi cảm thấy mình là con người chân thành, là công dân của Nước cộng hoà, cũng là một con người làm việc hết khả năng của mình cho nhu cầu của cách mạng...

Đúng như chúng ta đã thấy, dù là bôi nhọ hay là lăng nhục về những kỷ niệm của Blôngtai, tác giả đều phủ nhận. Anh đọc được tạp chí "Thế giới mới" số 6 là ở Thượng Hải, còn tin đăng "câu chuyện mặt trăng mãi mãi không bao giờ tắt" số tháng 5 bị cấm, anh vẫn không biết. Còn việc tên tuổi của anh có trong danh sách Lubiăngka thì anh càng không biết. Năm 1937 khi kỷ niệm ngày sinh đứa con trai ba tuổi của anh, anh bị bắt trong biệt thự Piarechiakino. Nếu động cơ của anh không có sự che giấu thì anh đã bị bắt ngay từ năm 1926. Nếu như lúc bấy giờ bức hại anh cũng có nghĩa là những sự việc kể trong tiểu thuyết là có thật, nguy hiểm lớn hơn.

"Ông thẳng tay vùi dập những nhân tài ấy nhưng bản thân ông lại không thích các nhà văn nước Nga. Ông đưa Bôrít Bôlinyac đến đâu rồi". Fêôđor Ratsrôliricốp với hình thức gửi thư công khai chất vấn Stalin. Mãi tới năm 1988 con trai của Bôrít mới được trả lời vấn đề này. Toà án quân sự của Viện luật pháp tối cao Liên Xô thông báo cho anh rằng Bôrít Bôlinyac sinh năm 1894. Vì bị tố cáo sai lầm về tội phản quốc, ngày 21-4-1938 bị toà án quân sự viện tư pháp tối cao vô cớ xét xử bị phán quyết tử hình và thi hành án ngay ngày hôm đó. Vợ của Bôrít (Bôrít là hậu duệ của dân di cư Đức thời Yêkachiarina đệ nhị đến nước Nga) bị đưa vào trại trung nữ ở Akhômôlinskhơ. Ở đây chị bị tù cùng với người em gái của Tukhasepski.

Bôrít Andrâynicasvili con trai nhà văn đã viết lời nói đầu cho cuốn sách đầu tiên "câu chuyện mặt trang mãi mãi không bao giờ tắt”. Theo anh, bản thân cuốn tiểu thuyết này là có bằng chứng. Sau khi so sánh cuốn tiểu thuyết này với tập hồi ký của bạn chiến đấu của Blôngtai, con trai nhà văn đã tìm được rất nhiều điểm chung trong đó, thậm chí phát hiện những đối thoại cá biệt ăn khớp với nhau. Điều đó khiến cho Bôrít còn tin chắc rằng những tài liệu mà cha anh nhận được là của vị thống soái Blôngtai. Bôrít con lại dám bới móc những điều thiêng liêng nhất chính nhà văn này đã phát hiện trước tiên những tệ nạn của thể chế Stalin. Dưới thể chế này khó hiểu được vì nghĩa vụ đảng viên mà con người ta đi đến chết một, cách vô nghĩa, Caprilốp Tư lệnh Tập đoàn quân không muốn làm phẫu thuật. Ông cảm thấy mình khoẻ mạnh, nhưng vì kỷ luật của đảng, ông đã đồng ý nằm xuống. Trong tác phẩm "Câu chuyện" đã mô tả rõ ràng mà chủ yếu nhất là dám mô tả.

Về Blôngtai có nhiều cuốn sách mô tả về ông, còn dựng thành phim nữa. Tên tuổi của ông chưa bị xoá nhoà trong lịch sử, còn các nhà hoạt động quân sự nổi tiếng khác của nhà nước Xô Viết như Giô. Giôvasaikít, Sia. Sia Caminhép v.v... sau khi chết, thì tên tuổi của họ đều bị xoá nhòa trong lịch sử. Trong thời kỳ cách mạng và nội chiến, Blôngtai đã đứng vững vàng ở vị trí cấp trên chỉ định cho ông, luôn luôn ở địa vị các nhà hoạt động nổi tiếng, bất cứ sự thay đổi nào trong các quan chức cấp cao đều không có ảnh hưởng gì đối với ông. Khi vào Bộ Thống soái Hồng quân của ủy ban quân sự cách mạng nước cộng hoà, Trôtski, Skhơnengski, Brơnốp, Ônresưrisithơ v.v.... bị thương nặng và bị tước bỏ chức vụ, Vôrôsilốp và Puxiongni thường hay bị một số phê bình nho nhỏ, duy chỉ có Blôngtai không giống như bọn Trôtxki, thậm chí cũng không bị phê bình như Vôrôsilốp .v.v... Trong Bộ Thống soái Hồng quân ông là người độc nhất vô nhị. Hình tượng của Blôngtai được Stalin xây dựng thành mẫu mực đã trở thành tượng thánh. Bởi vì điều đó trước hết hợp với bản thân Stalin, đối với người chết thì không cần lo lắng nữa. Xét về khía cạnh khác, dưới quyền của đồng chí Stalin, người tổ chức Hồng quân nhìn chung cần phải có một số cán bộ chỉ huy thiên tài và trung thành để lãnh đạo Tập đoàn quân và Phương diện quân. Nhìn chung không thể giống như bọn Tukhasiepski, Yêcơrốp, Iachin, Upôrêvích, Camaních, Muralốp, Mỉônốp, Buliôkhơn, Têpiencô v.v... đều là bọn phản bội và kẻ thù của nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #68 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2010, 09:06:45 am »

Nói Blôngtai là vị thống soái thiên tài, là chắc chắn không còn có tranh luận gì nữa. Kế hoạch tác chiến do ông định ra nhằm chiếm Crimê cùng với tất cả các kế hoạch khác mà ông đề ra đều rất đơn giản, được coi là kiệt tác thiên tài thật sự, Prangơn, Tổng tư lệnh quân đội Nga sau khi thị sát toàn bộ phòng tuyến, trong mệnh lệnh có viết: "Tôi đã thị sát khu vực xây dựng pháo đài Plêkhôphu. Theo tôi, việc bảo vệ Crimê mọi sự đã sẵn sàng, chúng ta làm mọi việc có thể làm". Nam tước Prangơn đã rút ra kết luận không hay lắm đối với bản thân ông, khu vực pháo đài Plêkhôphu, suốt cả mùa Đông, Blôngtai cũng không hạ được. Quân đội của ông sẽ bị chìm nghỉm dưới chân thành Plêkhôphu!

Đúng như Prangơn có kinh nghiệm đầy đặn đã dự đoán được như thế, Blôngtai cũng làm như thế thật. Ông cử Buliôkhơn công kích chính diện thành Thổ Nhĩ Kỳ và lô cốt hình ngũ giác của Plêkhôphu. Buliôkhơn ba lần dẫn bộ đội công kích nhưng không hạ được lô cốt, cả ba lần đều phải rút lui. Song cuộc tấn công lần này chỉ nhằm lôi kéo kẻ địch, nên đã giả vờ tấn công. Còn mũi đột phá tấn công chính là mũi đột kích của Apcútthơ. Cônkhơ qua vịnh Sivát làn gió mát từ phía Tây thổi sang Đông qua biển hướng tới Gơnisiêtskhơ. Trước mắt Blôngtai lộ ra bãi cát. Điều đó khiến ông rất đỗi kinh ngạc vui mừng. Những người địa phương phơi muối ở vịnh đã chỉ rõ bãi cát. Một quyết định trong nháy mắt đã chín muồi. Tư lệnh Phương diện quân đã sửa lại kế hoạch trước đây trong khi hành quân. Theo kế hoạch cũ, bộ đội cần phải hành động men theo núi Arabatsa dài 120 dặm, rộng chỉ có ba dặm, phải đi vòng qua khu vực lô cốt của địch. Biện pháp lợi dụng nước triều xuống làm lộ ra bãi cát nông của vịnh Sivát luôn vấn vương trong đầu Blôngtai, lợi dụng khi màn đêm buông xuống, quân của Cônkhơ lội qua bãi lầy lội của vịnh Sivát Họ vừa đi vừa đánh, trải qua chiến đấu ác liệt, đã giành được bán đảo Litôpski. Con đường. thông tới phía sau thành đất của Thổ Nhĩ Kỳ đã thông. Cánh quân của Conkhơ và Buliôkhơn đồng thời giáp công mãnh liệt kẻ địch từ chính diện. Một đòn tấn công đã đột phá hàng rào dây thép gai ở vịnh Plêkhôphu. Sau khi trải qua nhiều cố gắng, trên thành đất Thổ Nhĩ Kỳ đã treo lá cờ đỏ do Puleokhơn tự tay kéo lên. Qua mấy ngày chiến đấu gian khổ hy sinh, hai khu vực lô cốt Siungganski và Isunitski đã bị hạ. Sư đoàn 30 của Gơliadơnôp tấn công mãnh liệt vào hướng Chankhơy đã mở được con đường tới Crimê. Tập đoàn quân Conkhơ tiến vào Efpatolia và Sinphêrôpôn. Tập đoàn quân kỵ binh số một do Buxiông và Vôrôsilôp chỉ huy tiến vào Sêvattrôpôn ngày 15 tháng 11 năm 1921. Puleokhơn và Buxiôngni tấn công Sêvattôpôn. Quybisép và Khatslin tấn công Phêôđôsia từ 16 tháng 11 năm 1920, toàn bộ khu vực bán đảo Crimê đã trở về tay chính quyền Xô Viết. Từ khi Blôngtai đến lãnh đạo phương diện quân miền Nan vẻn vẹn chỉ 50 ngày!

Ngay trước khi tới Plêkhôphu và Siungcara, người Anh đã coi Blôngtai trên tạp chí là thống soái vĩ đại nhất của thời đại. Rõ ràng đây là ảnh hưởng của Blôngtai đã giành được thắng lợi ở Tuôckitstan. Sau khi Blôngtai đến Tuôckitstan láng giềng của Ấn Độ, chúa tể của biển cả ấy, thận trọng theo dõi vị Tư lệnh phương diện Tuôckitstan mới tới, suy đoán mục đích Lênin cử ông đến Trung Á là gì. Khu vực Tuôckitstan lúc bấy giờ rộng rãi, còn to hơn toàn bộ châu Âu, gồm có năm tỉnh. Bờ phía Đông Catxpiên, Samankha, Sêmirêchiyê. Sông Sin và Phêcana. Nói cách khác cũng có nghĩa là một phần của Udơbêkixtan, Tuốcmênia, Tátgikixtan, Kiêcghidia và Cadăcxtan ngày nay. Ngoài ra, trung tâm của nước cộng hoà Tuôckitstan còn có hai nhà nước quân chủ Siva và Bukhara.

Khi Blôngtai trên đường tới Tuôckitstan thì nước Sivakhan bị lật đổ. Ở Hoarachurmô, thủ đô của Siva có một Khơkhan, ông là bù nhìn của người Anh. Ông bị các thần dân có khuynh hướng cách mạng vứt bỏ. Còn Bukhara vẫn bị Êmi thống trị. Ông là quan phục vụ của Nga hoàng, là học viên quân đoàn Pêtécbua Padơski có biệt thự to đẹp ở Yalta. Ở lãnh địa Êmin, tình thế cách mạng vừa mới hình thành, còn ở trong nhà tù Bukhara đã nhốt đầy những đảng viên Cộng sản. Dưới sự chỉ huy của Êmin có 40.000 binh lính do sĩ quan Anh huấn luyện. Blôngtai có tất cả không quá 20.000 chiến sĩ Hồng quân phân bố từ Cratsnôvôtskhơ đến Vênê (tên cũ của Alamutu). Từ biển mặn đến vùng đất rộng lớn Tuôckitstan của Cutxka, từng bức thư tình báo khẩn cấp gửi tới Luân đôn sương mù dày đặc, vị Tư lệnh mới tới nhiệt tình tiếp đón người bộ hành từ Ấn Độ đến, tranh thủ họ từ trong tay phần tử Batư để bảo đảm đi lại được an toàn. Ông còn tổ chức mít tinh ở Tatxken và tuyên bố. "Ấn Độ có thể nhận được viện trợ của nước Nga cách mạng!" Sự lo lắng của chúa tể biển cả phí công vô ích. Blôngtai chưa chuẩn bị tiến quân vũ trang vào Ấn Độ. Binh lực của ông rất ít, quá lắm chỉ đủ tác chiến với phần tử Batư. Lênin cử ông đến Tuôckitstan không phải là không có nguyên nhân. Blôngtai sinh ở Sêmirêchiê, rất thông thạo tình hình địa phương.

Nhiệm vụ chủ yếu của ông là củng cố chính quyền Xô Viết ở vùng Trung Á. Ông chẳng những đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy, hơn nữa còn giúp đỡ nhân dân Bukhara khởi nghĩa thoát khỏi nền thống trị chuyên chế của Êmin.

Xét từ góc độ quân sự, hành động lần này là khó hoàn thành. Binh lực của Êmin chiếm ưu thế vượt gấp ba lần. Dám dùng binh lực không bằng 1 phần 4 lực lượng của địch, công kích mạnh mẽ vào pháo đài của địch, thật là hiếm có trong lịch sử, đòi hỏi nhà chiến lược phải có tài năng xuất chúng. Nghĩ đến năm ấy, Suvôrốp cũng đã từng hành động như thế, không để lỡ thời cơ hạ được Idơmen. Song vì Đại nguyên soái Nga vẻ vang năm ấy đã dùng 3,1 vạn quân đối phó với 3,5 vạn quân Thổ Nhĩ Kỳ. Còn ở Tuôckitstan, binh lực của Blôngtai lại ít hơn đối thủ 3 phần 4 ! Lại cộng thêm bức trường thành rộng, cao to vững chắc dầy bằng ba con lạc đà lại cộng thêm môi trường khắc nghiệt như trời nóng không chịu nổi, cát bụi mù mịt, trên đường hành quân các chiến sĩ không đủ nước uống.

Tuy vậy đúng như Tư lệnh Blôngtai gửi diện báo cho Mátxcơva lá cờ đỏ của cách mạng thế giới vẫn phấp phới bay trên bầu trời thành phố. Thuốc nổ mầu vàng đã phá vỡ bức tường thành khó vượt qua, các chiến sĩ Hồng quân đã tràn qua đột phá khẩu ở bức tường thành ấy. Một nước Khan cuối cùng trên lãnh thổ vô cùng rộng lớn của đế quốc Nga trước đây đã bị lật đổ. Nước cộng hoà nhân dân Xô Viết Bukhara ra đời trên lãnh địa của Êmin trước đây. Varêlian, Quybixép trở thành đại biểu của Liên bang Nga ở nước cộng hoà ấy.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #69 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2010, 09:09:19 am »

Khi Mikhaiin Vasilieevich Blôngtai 30 tuổi đã đánh bại tên Thượng tướng hải quân Coócsát, chuyên gia quân sự được huấn luyện tốt. Sau này nhà sử học nêu rõ, cuộc tấn công đối với Coócsát tuyệt diệu như thế, thành quả tấn công to lớn như thế, dù cho sau này không có Phương diện quân Tuôckitstan, đặc biệt là phương diện quân miền Nam giành được thắng lợi, thì vinh dự của Thống soái vô sản vĩ đại cũng đã thuộc về Blôngtai. Là Tư lệnh của một Tập đoàn quân của bộ đội Phương diện quân phía Đông Blôngtai đã định ra kế hoạch tấn công mạnh mẽ Coócsát. Đây lại là một kế hoạch kỳ lạ hiếm thấy: Toàn tuyến Hồng quân rút lui, quân đội của Coócsát thẳng tiến tới sông Vônga. Erenbua ba mặt bị bao vây. Miền Nam Samata quân Côdắc của Uran đã đột phá phòng tuyến của Hồng quân, lao lên phía Bắc đe dọa Samara và tuyến đường sắt Samara - Êrenbua. Trong bối cảnh các Tập đoàn quân của Phương diện quân miền Đông rút lui gian khổ vất vả, Blôngtai tỏ ra bình thường khiến người ta lạ lùng. Song ông được Tukhasiépxki và Quybisép nhiệt tình ủng hộ.

Ngày 9 tháng 4 năm 1919, Trôtxki đến Samara, Blôngtai báo cáo kế hoạch của mình cho ông. Trôtxki là Chủ tịch ủy ban Quân sự cách mạng Nước cộng hoà kiêm ủy viên hải quân nhân dân đề nghị Blôngtai phát biểu quan điểm của mình nhưng ông chưa nói cách nhìn của mình đối với tấn công và ngay đêm đó vội tới Sinpinskhơ, nơi bộ Tư lệnh Phương diện quân phía Đông đóng, cũng không gọi Blôngtai đi. Thế rồi Blôngtai cũng không tán thành, cũng không tỏ ra phản đối việc trực tiếp báo cáo với Lênin về cử chỉ lạ lùng của Trôtxki vừa không tán thành cũng không tỏ ra chống lại kế hoạch tấn công.

Ngày hôm ấy Lênin yêu cầu Trôtxki không được gạt bỏ Blôngtai và giao đơn vị bộ đội cánh phía Nam của Phương diện quân miền Đông giao cho ông chỉ huy. Ngày 10 tháng 4 Trôtxki ký lệnh ở Sinpinskhơ bổ nhiệm Blôngtai làm Tư lệnh Tập đoàn quân đơn vị cánh Nam chỉ huy 4 tập đoàn quân. Ngày 28 tháng 4 các Tập đoàn quân cánh phía Nam chuyển sang phản công. Đây là khởi điểm đập tan đơn vị bộ đội của Coócsát. Bucurutslan, Piêrêpiêi, Upha lần lượt bị công kích. Trong cuộc chiến đấu ở ven sông Piêraya, để cổ vũ tinh thần tấn công của bộ đội, Blôngtai hai tay cầm súng đi đầu hàng quân. Chỉ khi tinh thần dũng cảm được củng cố, khắc phục được hoang mang sợ sệt, thì Tư lệnh mới có thể lệnh cho bộ đội tiến lên chính lúc này trên máy bay ném xuống một quả bom. Con ngựa của Blôngtai bị trúng bom chết ngay, còn ông thì bị ngất đi. Ông được thay một con chiến mã khác. Khi ông vừa tỉnh, lại tiếp tục chỉ huy chiến đấu.

Trước cuộc chiến đấu này, Coócsát đã mất đi một khu vực rộng khoảng 300 dặm, tổn thất 1,2 vạn binh lính và 220 sỹ quan. Để lại trên chiến trường 2,5 vạn xác chết, Coócsát lui về Uran. Blôngtai đuổi theo truy kích. Lúc này để cứu vớt "cấp chỉ huy cao nhất" tránh khỏi bị tiêu diệt. Đennikin và Iutângnichi điên cuồng lồng lộn lên. Trôtxki rút một phần binh lực của Blôngtai ở đây điều động tới Pêtơgrát Salhkin và Vôrônhiêrơ đồng thời đưa ra một kế hoạch khác. Trong lòng Blôngtai cho rằng kế hoạch này là lạ lùng mù quáng và rất hoang đường. Bộ đội không tiếp tục truy kích Coócsát nữa mà dừng lại ở tuyến Êrenbua và Uranskhơ. Tình hình ấy cũng đã hạn chế hành động chiến đấu của Phương diện quân miền Đông.

Blôngtai cảm thấy khó hiểu: Lẽ nào lại để khả năng sản xuất của Nhà máy Uran cho Coócsát ? Lại nói có thể mùa Đông tới Coócsát sẽ hàn gắn được vết thương, phục hồi được sĩ khí để mùa Xuân tới trở lại. Lênin ủng hộ ý kiến của Blôngtai cần phải giải phóng khu vực Uran trước khi mùa Đông tới. Blôngtai được bổ nhiệm làm Tư lệnh phương diện quân miền Đông. Đây là việc xẩy ra sau khi Lênin và Blôngtai trực tiếp trao đổi với nhau ở Điện Kremli. Trôtxki để tỏ ý kháng nghị đã từ bỏ ý định theo dõi vấn đề quân sự ở mặt trận phía Đông.

Ngày 1 tháng 7 Coócsát bị mất Phinmu, sau hai tuần lại mất Yêkarenbua. Cuối cùng Uranskhơ, Trôitkhơ, Sơriyapinskhơ cũng được Hồng quân giải phóng. Coócsát men theo tuyến đường sắt Sibêri đi đến chỗ chết. Trong lý lịch của Blôngtai mục nghề nghiệp chính có viết là: "thợ mộc và quân sự". Sau khi đập tan Frangơn được tặng danh hiệu quân đội cách mạng vẻ vang Huân chương Hồng kỳ, trên lá cờ búa liềm thêu chữ "tặng Mikhaiin Vasiliêvich Blôngtai, anh hùng nhân dân. Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga Nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô Viết Nga". Đồng thời ông được vào Bộ Tổng tham mưu, việc này là chưa có tiền lệ. Ông chưa vào trường quân sự đã giành được danh hiệu quân sự cao nhất. Sau khi cuộc nội chiến kết thúc, ông luôn theo dõi công tác quân đội. Ông từng là Tư lệnh tất cả các lực lượng vũ trang của Ucraina và Crimê, đại biểu toàn quyền Hội đồng quân sự cách mạng Nước cộng hòa, Phó Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng Liên Xô và ủy viên Lục hải quân đội nhân dân Liên Xô, kiêm nhiệm Tham mưu trưởng Hồng quân công nông và Viện trưởng Học viện quân sự Hồng quân công nông. Tháng 1 năm 1925 lãnh đạo Hội đồng quân sự cách mạng và Bộ lục hải quân đội nhân dân. Tháng 2 cùng năm trở thành thành viên Hội đồng lao động và quốc phòng Liên Xô.

Blôngtai trở thành quân nhân như thế nào? Sau khi nghiên cứu quá trình công tác của ông, chúng ta phát hiện, hầu như suốt cả năm 1918 từ tháng 3 đến 12, chủ yếu làm việc ở địa phương: Từng lãnh đạo Ban chấp hành Xô Viết Đại biểu Công nông binh Tỉnh Ivannôvô  Vôdơniêsenskhơ, Tỉnh ủy. Có một thời gian từng làm Chính ủy Quân khu Iarôtsraphun. Ngày 26 tháng 12, Hội đồng quân sự Nước cộng hoà ra lệnh bổ nhiệm Blôngtai làm Tư lệnh Tập đoàn quân thứ tư Phương diện quân miền Đông. Ông tới nhận nhiệm vụ ngay, song ngay cả một người lính bình thường ông cũng chưa từng làm. Lại nói trong thời gian làm Chính ủy quân khu Iarôtsraphun, công tác chính của ông là xây dựng tổ chức bộ đội cho mặt trận, tranh thủ binh lính và sĩ quan quân đội cũ chuyển sang hàng ngũ cách mạng, phục vụ đồng bộ cho các lớp huấn luyện giáo dục quân sự công nông. Hầu như hàng ngày đều có bổ sung liên tục cho tiền tuyến. Địa bàn quân khu rất rộng quản lý tám tỉnh, từ tỉnh Ankhangơnskhơ đến tỉnh Thơven. Đimitri - Phunmanốp đã giúp ông làm công tác tuyên truyền cổ động. Tướng Phêđor Nôvêtski là Trợ lý của Bộ tư lệnh. Trong vấn đề Blôngtai được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân, Phêđor - Phêđôrôvích đã phát huy được tác dụng nhất định.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM