Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:53:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồ sơ mật Liên Xô  (Đọc 89507 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #50 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 09:11:57 am »

Khi miêu tả quang cảnh cái chết của mẹ, Svétlanna còn dẫn lời của một phụ nữ khác, đó là Môlôtôva. Bà là bạn rất thân của Nađêzđa. Bà kể lại sự việc này trùng khớp với thời gian mà bà vú nuôi đã kể lại, đều vào năm 1955. Lúc đó bà vừa bị đi đày từ Cadắcxtan trở về không lâu. Bà bị đi đày ở đó 4 năm (1949 - 1953).

Lúc đó, Môlôtôva đã cùng tham dự buổi tiệc nhân ngày cách mạng tháng Mười cùng với Nađêzđa và nhiều người khác. Tất cả mọi người có mặt tại buổi tiệc đều tận mắt nhìn thấy, Stalin và vợ đã xảy ra việc cãi nhau, bà vợ tức giận và bỏ về, nhưng lúc đó mọi người không ý thức được rằng sự việc này lại dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như vậy. Môlôtôva cùng đi với Nađêzđa, bà sợ Nađêzđa cô đơn về một mình. Sau khi hai người dời khỏi buổi tiệc, họ đi mấy vòng quanh khu Điện Kremli, họ cứ đi không dừng lại cho đến khi Nađêzđa bình tĩnh lại.

"Khi bình tĩnh rồi, chính bà đã kể lại sự việc của mình ở trong trường đại học, câu chuyện làm cho mọi người rất thích thú”, Svétlanna kể lại lời của Môlôtôva, "cha rất thô bạo, mẹ vô cùng đau khổ khi ở cùng với cha và điều này thì ai cũng biết, nhưng cần phải biết rằng họ đã ở bên nhau trong nhiều năm, họ đã có mái ấm gia đình, đã sinh con đẻ cái, và mọi người đều rất yêu mến mẹ... Ai dám nghĩ đến điều này! Tất nhiên, đây không phải là một cuộc hôn nhân lý tưởng, nhưng có bao nhiêu cuộc hôn nhân lý tưởng?".

Sau khi bà hoàn toàn bình tĩnh lại: Siemiaonôpna nói: "Chúng ta ai về nhà nấy đi ngủ đi. Tôi hoàn toàn tin rằng mọi việc đều bình thường. Những việc xảy ra  vừa rồi đều đã qua đi . Nhưng kh i trời vừa sáng, chúng tôi đã được nghe tin dữ này qua điện thoại..."

Như vậy là, việc không vui tại buổi tiệc đã được che giấu suốt hơn nửa thế kỷ đó, chính là nguyên nhân phụ dẫn đến kết cục bi thảm của Nađêzđa. Sau khi từ nơi đi đày trở về, Bôrina, Giemxiurơnna đã đem tất cả những điều bí mật này nói cho con gái của Nađêzđa biết. Nói thực là, không có việc gì là không có nguyên nhân cả. Chỉ có điều là cuộc cãi vã lại xảy ra đúng trong buổi tiệc kỷ niệm 15 năm cách mạng tháng Mười. Stalin "chỉ có điều là" nói với vợ rằng: "Hừ, em uống!" Còn vợ ông đột nhiên kêu lên: "Tôi đối với anh cũng chẳng là cái gì cả!". Nói rồi, liền đứng dậy, trước mặt mọi người, rời khỏi buổi tiệc.

Bà vốn bị suy nhược thần kinh và bà cũng chẳng uống được rượu. Trong lòng bà rất ghét rượu, do đó bà không ưa và cũng rất sợ những người uống rượu. "Đừng uống rượu và vĩnh viễn đừng bao giờ uống rượu!". Bà luôn nhắc nhở cô con gái Svétlanna như vậy. Đây cũng là nguyên cớ của vụ cãi nhau giữa bà và Stalin. Stalin theo thói quen của người Cápcadơ thường cho con trai uống rượu nho. Có lẽ lúc đó Nađêzđa đã dự đoán trước được số phận khốn khổ của Vaxili chăng? Còn Vaxili thực sự đã bị rượu đốt cháy mình. Tuy nói rằng Nađêzđa ghét rượu đến tận xương tủy, cách thức mời rượu bà cũng rất đặc biệt, nhưng tuyệt nhiên đây không phải là nguyên nhân chính, khiến cho bà phản ứng mãnh liệt như vậy. Mà chính là sự thô lỗ quá mức của .Stalin đã làm cho bà không thể chịu nổi: "Tôi đối với anh cũng chẳng là cái gì cả". Bà cảm thấy quá nhục nhã.

Đúng vậy, có nhận định là đã xảy ra một cách như thế. Ngoài những chi tiết như đã nói ở trên, thì vẫn còn hai nhận định nữa. Một là của Metvâychép đã ghi lại nhận xét của Enukichơ, thì ngày 8 tháng 11 tại Điện Kremli có tổ chức buổi gặp mặt của các vị lãnh đạo với quy mô không lớn lắm. Nađêzđa cũng tham gia vào buổi gặp mặt này, còn Stalin hôm đó đã đến muộn. Sau khi Stalin đến. Nađêzđa đã có ý trách Stalin. Thế là Stalin nổi giận đùng đùng, mắng lại bà bằng mấy câu thô lỗ. Ông đã không hút thuốc bằng tẩu thuốc mà hút thuốc lá điếu. Ông đã cáu giận, vứt điếu thuốc đang hút dở vào mặt vợ. Điếu thuốc đã rơi vào trong cổ áo liền quần của bà.

Nađêzđa gạt điếu thuốc lá đi rồi đứng phắt dậy, còn Stalin cũng giũ áo quay ngoắt đi. Dường như lúc đó Nađêzđa cũng đứng dậy bước đi. Stalin ra xe đi về khu biệt thự, còn Nađêzđa quay về ngôi nhà trong Điện Kremli. Không khí của buổi lễ thế là bị phá vỡ, nhưng chỉ vài tiếng sau, có một sự việc xảy ra còn thậm tệ hơn nhiều. Điện thoại từ nhà Stalin gọi tới cho Enukichơ, và Secgây.Onchungnischơ yêu cầu họ cần nhanh chóng tới đây Nađêzđa đã nổ súng tự sát. Bên cạnh bà là khẩu  súng và bức thư, đương nhiên là không ai dám mở bức thư đó. Mọi người báo cáo toàn bộ sự việc cho Stalin biết, ông đã tới phòng bà rất nhanh. Cũng rất hiển nhiên là ông cũng rất kinh hoàng, nhưng lầm lì chẳng nói gì. Mọi người có ý định giữ kín việc tự sát của Nađêzđa. Trên báo chí cũng chỉ công bố những đơn chữa bệnh giả tạo. Toàn bộ những người giúp việc cũng bị đổi đi hết.

Đối với sự việc này, vợ của Bukharin cũng đưa ra một nhận định khác: Vào một ngày của tháng 11 năm 1932, tôi từ trường học về nhà, nhìn thấy Bukharin ở nhà. Tôi thấy mặt ông ấy trắng bệch ra, lo lắng không yên, ông ấy và Nađêzđa có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Nađêzđa ngầm ủng hộ quan điểm tập thể hóa của Bukharin. Bà chẳng tìm được thời gian thích hợp nào sẽ nói lên ý nghĩ của mình với Bukharin. Nađêzđa là một người rất lương thiện và khiêm tốn, nội tâm bà cũng yếu ớt, bên ngoài thì khiến người ta yêu mến. Bà luôn đau khổ vì tính khí ngang ngược và thô bạo của Stalin. Trước đó không lâu, tức là vào ngày 8 tháng 11, Bukharin cũng đã đến chào bà trong buổi tiệc kỷ niệm 15 ngày cách mạng tháng Mười. Bukhain nói, Stalin nửa tỉnh nửa say ném điếu thuốc lá đang hút dở và vỏ cam quýt vào mặt bà, bà đã không chịu nổi, liền đứng dậy bỏ dở buổi tiệc.

Trong buổi tiệc, Nađêzđa ngồi đối diện với Stalin, còn Bukharin ngồi cùng bên với Nađêzđa (có lẽ cách một người, không nhớ rõ). Buổi sáng hôm sau, mọi người phát hiện ra là Nađêzđa đã chết rồi.

Nói tóm lại, theo hai nhận định của hai người thì độ sai lệch không lớn lắm, thậm chí chuyện về đầu mẩu thuốc lá cũng chẳng lấy gì quan trọng lắm, còn việc Bukharin đột nhiên nói ném cả vỏ quýt vào mặt vợ điều này có hay không cũng không có ý nghĩa mang tính nguyên tắc. Đó chỉ là những chuyện nhỏ và cũng dễ hiểu. Lời của một trong những nhân vật hiểu rõ được mọi nội tình sự việc khiến người ta phải cảnh giác nghĩ rằng: "Stalin đi ra xe về biệt thư còn Nađêzđa trở về ngôi nhà ở trong Điện Kremli". Theo lời của bà vú nuôi của Svétlana, thì Stalin đã ngủ tại nhà. Chúng ta hãy cùng xem cuốn tự thuật của Svétlanna. Cô viết hai người đàn bà (một là bà vú nuôi, một là bà quản gia) là những người đầu tiên nhìn thấy Nađêzđa nằm trên nền nhà cách giường ngủ không xa, trong tay bà vẫn nắm chặt khẩu súng ngắn. Sau khi khênh Nađêzđa lên giường và chỉnh lại người cho ngay ngắn, họ đã làm gì? Họ có đánh thức Stalin dậy ngay hay không ? Không. Mà họ đi gọi điện thoại cho các bạn bè của Nađêzđa và viên vệ sĩ trưởng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #51 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 09:15:29 am »

Điều này chẳng phải là rất lạ hay sao? Chính tại căn phòng đó, trong căn phòng bên trái của phòng ăn, chồng của người phụ nữ đã tự sát còn đang ngủ, thế mà khi phát hiện ra người chết, họ lại không đánh thức người chồng dậy và chẳng báo cáo gì với ông ta. Càng kỳ lạ hơn nữa là, Pauken, Enukitchơ, Criemxiurenna tới nơi và bước vào phòng thì Môlôtôp và Vôrôsilôp cũng vừa tới, mà khi đó chủ nhân ngôi nhà vẫn cứ đang ngủ. Cần biết rằng, khi những người này đến đây, thì chắc chắn họ phải bấm chuông và họ cũng phải nói chuyện rồi mới đi vào phòng của người chết, điều này có nghĩa là có tiếng ồn ào, lẽ nào ông chồng lại không nghe thấy "Cuối cùng cha cũng bước ra khỏi phòng và tiến vào phòng ăn", Svétlanna đã viết như vậy. "Mọi người báo cáo tình hình sự việc cho Stalin, rồi ông liền bước tới rất nhanh, người được coi là biết rõ nội tình, Enukitchơ đã kể lại như vậy".

Điều mâu thuẫn rất dễ nhận ra là, nếu như không phải là một tạp chí danh tiếng ở nước ngoài tạp chí "Thời đại" của Mỹ ngày 1 tháng 10 năm 1990 đột nhiên cho đăng một phần nội dung hồi ký của Khơrútsốp, thì mâu thuẫn này sẽ còn dày vò mãi các sử gia. Trong cuốn sách của Khơrútsốp, ông ta đã bổ sung một số chi tiết, sự bổ sung này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nó không có trong các cuốn sách đã từng được xuất bản trước đây. Mà những chi tiết này được ghi vào trong cuốn băng của Khơrútsốp. Cuốn sách mới này của Khơrútsốp có tên là "Hồi ký của Khơrútsốp: cuốn băng công khai". Thời gian ghi cuốn băng dài khoảng hơn 100 tiếng đồng hồ. Trong lời giới thiệu của tạp chí "Thời đại" có viết: Những người thân và bạn bè của Khơrútsốp lo sợ người lãnh đạo Điện Kremli trước đây đang có khiếm khuyết trong chế độ Xô Viết. Nếu chỉ trích vị lãnh tụ chính trị khi người còn sống, khi nhà đương cục gọi là vấn đề bí mật quốc gia bị lộ ra ngoài, thì tránh sao khỏi hậu quả nghiêm trọng. Vì thế những bạn bè và người thân đã giữ lại một phần của nội dung của cuốn băng này. Do đó tạp chí ngày nay đăng lại những đoạn đó.

"Sau khi Stalin chết, tôi biết có nhiều việc liên quan đến cái chết của Nađêzđa", Khơrútsốp nói: "Đương nhiên sự việc này vĩnh viễn cũng không thể có thêm những căn cứ để chứng thực. Vlaxich vệ sĩ trưởng của Stalin đã nói với tôi, sau khi duyệt binh xong, mọi người đều đến nhà của Vôlôxilôp ăn trưa. Sau mỗi lần duyệt binh hoặc những hoạt động tương tự như thế, mọi người thường hay đến dùng cơm tại nhà Vôlôxilôp.

Người chỉ huy cuộc duyệt binh và những ủy viên Bộ chính trị khác đã đi thẳng từ quảng trường đỏ về nhà của Vôlôxilôp. Mọi người đến đây đều giống nhau hết, họ đều uống rượu. Cuối cùng mọi người đều giải tán hết, Stalin cũng đi, nhưng ông không về nhà.

Trời đã rất muộn, cũng chẳng biết lúc đó là mấy giờ nữa. Nađêzđa vô cùng sốt ruột, bà bắt đầu đi tìm ông, bà gọi điện thoại đến khu biệt thư, hỏi viên trực ban xem Stalin có ở đó không. "Có”, viên trực ban trả lời: "Đồng chí Stalin đang ở đây”, “Ai đang ở đó cùng với ông ấy?” . Viên trực ban nói với bà rằng, có một phụ nữ đang ở trong đó cùng với Stalin, và anh ta cũng nói cho bà biết tên của người phụ nữ đó. Đó là vợ của quân nhân Kuxép, lúc này anh chàng quân nhân đang ăn tại nhà của Vôlôxilốp. Khi Stalin đi, ông đã cho người phụ nữ này đi cùng. Mọi người nói với tôi rằng, cô ta rất đẹp. Stalin đã ngủ cùng cô ta tại khu biệt thự. Nađêzđa đã biết sự thật này qua người trực ban.

Buổi sáng hôm sau (không biết là mấy giờ), Stalin trở về nhà, nhưng lúc đó Nađêzđa đã chết rồi. Bà chẳng để lại thư từ gì cả, nếu như có thì cũng chẳng có ai nói với tôi Sau này, Vlaxich nói: "Viên sĩ quan đó là một thằng ngốc, chả có kinh nghiệm gì cả. Bà ấy hỏi lại đem nói tuốt tuồn tuột”.
 
Sau đó có lời đồn rằng, có khả năng là Stalin đã giết Nađêzđa. Nhận định này không chắc chắn lắm. Còn nhận định thứ nhất có vẻ rất có lý. Quả là Vlaxich đã từng là vệ sỹ của Stalin".


Vẫn còn có một sự thật là những người tán thành với nhận định cho là Nađêzđa tự sát: Khi Stalin cực kỳ buồn bực, những người thân của vợ ông chẳng những không tránh xa ông, mà hoàn toàn ngược lại, họ đồng tình với ông, họ muốn làm giảm nhẹ đau khổ của ông, giúp đỡ ông qua khỏi cơn đau buồn này.

Lần cuối cùng Khơrútsốp gặp Nađêzđa là vào ngày 7 tháng 11 năm 1932. Nói một cách chính xác là cuộc gặp gỡ diễn ra trước khi bà chết 40 giờ đồng hồ. Lúc đó họ đang đứng trên lễ đài duyệt binh thì còn nói gì được nữa. Hôm đó thời tiết rất lạnh, gió to.

Stalin vẫn như mọi ngày, mặc một chiếc pardesu của quân đội không cài khuy, Nađêzđa nhìn Stalin và nói: "Chồng tôi lại không thắt lưng da rồi, ông sẽ cảm lạnh và sinh ốm mất thôi".

Qua hai ngày, Kaganôvích đã triệu tập một cuộc họp Ban bí thư Trung ương. ông thông báo về cái chết đột ngột của Nađêzđa. Một hay hai ngày sau đó, Kaganôvích lại triệu tập tiếp cuộc họp Ban bí thư, rồi nói: Stalin yêu cầu truyền đạt sự thật của sự việc này. Nađêzđa không phải tự nhiên chết mà bà đã dùng cách tự sát để kết liễu cuộc đời mình. "Stalin không nói rõ từng chi tiết, mà chúng tôi cũng không hỏi".

Trong hồi ký, Khơrútsốp nói: "Chúng ta đã an táng Nađêzđa, Stalin rất đau khổ, tôi không biết trong lòng ông ta nghĩ gì nhưng bên ngoài thì rất đau khổ.

Nỗi đau khổ của Stalin rất đặc biệt nên nói theo đúng kiểu của Stalin. Điều ông nghĩ chắc chắn không phải là vợ của mình, mà chính là bản thân ông. Ông có cảm giác là mình đang bị trừng phạt, ông không biết tại sao mình lại phải nhận một đòn từ phía sau như vậy.

Trong bức thư Nađêzđa để lại cho ông trước khi chết chứa đầy những lời trách móc, oán hận. Bức thư này không được giữ lại đến ngày nay, nó đã bị tiêu hủy ngay lúc đó rồi. Mọi người cho rằng, trong bức thư để lại đó nội dung đề cập đến không hoàn toàn là việc riêng.

Trong số các cán bộ nhà nước ở các vùng biên cương xa xôi của nước Nga, đặc biệt là trong số các bà vợ của họ có lưu truyền một truyền thuyết rất đẹp: Stalin hầu như hàng tuần đến buổi tối đều đến mộ của Nađêzđa, ông ngồi âm thầm một mình mấy tiếng đồng hồ trước bia mộ của bà. Điều này không phù hợp với sự thật. Bởi vì, Stalin chẳng thèm qua thăm phần mộ của vợ lấy một lần, còn bia mộ do gia đình Aliluép làm.

Chỉ cho đến những năm cuối đời Stalin mới bắt đầu nói về vợ mình, tại phòng làm việc của ông, tại phòng ăn trong khu biệt thự, trong ngôi nhà ở Điện Kremli ông đã treo những bức ảnh lớn của Nađêzđa".

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #52 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 03:31:38 pm »

CHƯƠNG 6
LÀ BẠN BÈ HAY LÀ NGƯỜI CẠNH TRANH

Tiếng súng không rõ ràng - Stalin đã đến - thẩm vấn hung thủ - cái chết của cảnh vệ - ba ủy ban của Bộ chính trị - con người bắn súng ấy - cuộc gặp gỡ bí mật - Ngôi báu của lãnh tụ.

Ngày 2 tháng 12 năm 1934, một tốp người đi tới từ trong hành lang của tầng một Cung điện Sưmônnưi, số người không nhiều. Người đi hàng đầu nhất là một vị mặc quân phục, với vẻ mặt trắng bệch như người chết vậy, một số bộ ria con kiến, ánh mắt thẫn thờ, trông như một gã điên dại. Tay phải anh cầm 1 khẩu súng lục, gặp ai đi hướng tới phía mình, liền hét lên rằng: "Đứng sát vào tường, 2 tay thõng xuống".

Con người ấy là Yacôta ủy viên nhân dân bộ nội vụ, người đi theo sau anh là Stalin, Môlôtốp,Vôrôsilốp, Rhưđannốp, Edôp. Họ đến sau 2 ngày Kirốp bị ám sát. Yacôta là cán bộ làm công tác bảo vệ an ninh cho họ. Chỉ nhìn anh ta giơ súng lục lên như diễn kịch, ra lệnh cho các nhân viên công tác của Tỉnh ủy Lêningrát phải đứng nghiêm sát vào tường, không được động đậy.

Sau một năm Stalin phong cho Yacôta danh hiệu là ủy viên nhân dân an ninh quốc gia, được hưởng chế độ đãi ngộ cấp Nguyên soái. Trường Biên phòng cao cấp, công xã lao động của Bộ Nội vụ (ở Bócsơvô) và một chiếc cầu to trên sông Thungcútxka đều đặt theo tên ông. Trong những người đã từng làm ủy viên của Bộ Nội vụ nhân dân, thì ông xứng đáng là nhân vật số 1. Hăngrisi Grigơriiêvích Yacôta, thời trẻ lấy Ita Lêônnitốp, cháu ngoại của Svéclốp làm vợ, còn trong quá trình điều tra vụ án mưu sát Kirốp, ông đã thành công tỏ ra mình trung thành với Stalin. Các cán bộ dũng cảm công tác ở Bộ Nội vụ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của vị cán bộ thượng cấp của họ đã bắt được một số lớn những kẻ phạm tội hèn mạt, giết người và đã chứng minh rằng những hành động phạm tội đẫm máu là có âm mưu và có kế hoạch, là thực thi dưới sự xúi bảy của tập đoàn phản cách mạng do Zinôviép và Gaminhép cầm đầu. Trong tất cả 77 người bị bắt, thì những người làm công tác Đảng Xô Viết và giới kinh tế chiếm số đông, trong đó kể cả Zinôviép và Gamichép. Hội nghị đặc biệt của Bộ Nội vụ nhân dân Liên Xô quyết định giam cầm 77 người kể trên với thời hạn khác nhau, về sau lại đổi thành xử tử hình.

Bỗng chốc, đã truyền đến một tin đồn không thể tưởng tượng được rằng: kẻ tham gia mưu sát Kirốp chính là Yacôta. Vị ủy viên của Bộ Nội vụ nhân dân có quyền lực vô hạn độ ấy đã thừa nhận tất cả những tội phạm có thể hiểu được và không thể hiểu được, trong đó bao gồm: nó là một trong những tên lãnh đạo tập đoàn Trôtxki cánh hữu nhằm lật đổ chính quyền Xô Viết, phục hồi chủ nghĩa tư bản, đã tham gia vào các hoạt động ám sát Minđnơxki, Quybixép, Góocki và Mácxim Phêkhốp, con trai Góocki cũng như giúp đỡ bọn gián điệp nước ngoài. Đọc những lời nói thú tội của Yacôta trong xét xử, mọi người hết sức kinh hãi "Mùa hè năm 1934, Enukichơ báo cho tôi rằng, Trung ương tập đoàn cánh hữu quyết định ám sát Kirốp. Likốp trực tiếp tham dự vào việc định ra quyết định ấy. Lúc này, tôi mới biết tập đoàn khủng bố Trôtxki kiên trì bảo tôi đừng cản trở họ làm việc đó. Vì thế tôi buộc phải đề nghị Zhapôlôgiơsư, Phó Cục trưởng Cục nội vụ Lêningrát lúc bấy giờ không nên ngăn cản những hành động khủng bố đối với Kirốp. Qua một thời gian, Zhapôlôgiơsư báo cho tôi biết Cục Nội vụ Nhân dân đã bắt được một kẻ tên là Nicôlaép, thu được một khẩu súng lục có ổ quay trên mình y và bản đồ chỉ đường tới chỗ Kirốp, song Nicôlaép đã được tha".

Hàng trăm triệu nhân dân trên đất nước Nga rộng mênh mông, đọc những điều trình bày trên từng trang báo chí đều sợ run lên. Thế là thế nào? là nằm mê, là ảo tưởng? phải chăng là điên hay là ảo tưởng? Đều không phải, đó là hiện thực, là tình hình hiện thực được chứng minh bằng giấy tờ hẳn hoi. Bulannốp, thư ký của Yacôta, làm chứng ở toà án nói: "Yacôta biến tôi thành một người hoàn toàn trung thành với ông. Khi ông trao đổi với người khác trước mặt tôi, không bao giờ tránh hiềm nghi. Ông từng nói với tôi rằng Bôrisốp, cán bộ của Cục nội vụ nhân dân Lêningrát cho liên quan với vụ ám sát Kirốp. Sau khi các thành viên của chính phủ đến Lêningrát, báo cho Bôrisốp đến cung diện Sưmônnưi phải làm chứng cho việc thẩm vấn ông ta, lúc này Zhabôlôgiơsư vì căng thẳng và lo lắng Bôrisốp khai ra kẻ xúi bẩy ở hậu trường, nên đã quyết định trừ khử y. Theo chỉ thị của Yacôta , Zhabôlôgiơsư đã sắp xếp: khi lấy xe hơi của Bôrisốp lái vào cung Điện Sưmônnưi, đã xảy ra một vụ tai nạn xe, Bôrisốp mất mạng trong vụ tai nạn này".

Ngày 15 tháng 3 năm 1938, Yacôta bị xử tử, tất cả có 17 người bị xử tử hình, trong đó còn có cả Bukhanin và Ricốp.

Được ít lâu cuộc đại chiến thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Tiếng vang của tiếng súng ám sát Kirốp ở trong Cung điện Sưmônnưi cũng hoà tan với tiếng rít của bom và tiếng gầm rú của đại bác. Trước thời kỳ giữa những năm 50, tuyên bố của chính giới về nguyên nhân Kirốp bị ám sát là không thể lay chuyển được, bản tuyên bố ấy được truyền ra sau khi tiếng súng của Nicôlaép ám sát Kirốp không rõ ràng, sẽ do Stalin tự quyết định ngay, hoặc vào mấy ngày đầu mấy tuần đầu. Bản tuyên bố nói, Nicôlaép là dựa vào chỉ thị của Zinôviép lãnh đạo "trung tâm Mátscơva" phản cách mạng đóng ở Mátscơva để tiến hành hoạt động khủng bố này. Đồng thời đã tồn tại song hành một "trung tâm Trôtxki Zinôviép" khác ở Lêningrát. Trung tâm này nhận được chỉ thị của Trôtxki tiến hành những hoạt động khủng bố đối với Kirốp ở nước ngoài. Chỉ sau khi Yacôta xây dựng được mối liên hệ giữa bọn Zinôviép với bọn "cánh hữu” - Ricôp, Bukhanin, Tômski, và nhờ vào sự giúp đỡ của bọn chúng, gần gũi họ để có thể bảo đảm cho hung thủ tiếp cận được Kirốp, thì chúng mới thực thi được hành động khủng bố của chúng. Sau khi nhận được chỉ thị tương ứng, Yacôta phổ biến các chỉ thị ấy cho "người của mình" Zhapôlôgiơsư. Việc tìm chọn kẻ đi làm nhiệm vụ ám sát đã trở thành vấn đề chỉ là về kỹ thuật. Vừa vặn Lêonít Nicôlaép trở thành đối tượng lựa chọn. Tên này vừa bị khai trừ ra khỏi Đảng, và bị sa thải, là kẻ có thù với lãnh đạo, thường hay đối lập với lãnh đạo.

Rõ ràng cách nói thiếu cân nhắc ấy cũng dễ hiểu. Cần biết rằng Zinôviép và Gaminhép chúng sẽ hiểu rõ ràng, nếu ám sát Kirốp, thì người được lợi chính là Stalin. Ông sẽ không bỏ lỡ thời cơ lợi dụng sự kiện này để gạt bỏ những lãnh tụ của phái đối lập trước đây. Song cách nói đó của chính giới được truyền bá rộng rãi, trong tất cả các sách giáo khoa, cách nói ấy được nhiều lần nhắc tới. Ngay từ thời thơ ấu, được coi là chân lý vĩnh cửu không đáng tranh luận nữa nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #53 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 03:33:54 pm »

Nhưng trong các nước phương Tây, lại lưu tuyền một cách nói khác. Tháng 12 năm 1934, sau khi Trôtxki biết được tin Kirốp đã chết, y suy đoán là Stalin có thể có liên quan đến cái chết của Kirốp. Trong cuốn sách "Thiên bí sử về việc Stalin phạm tội" của A.Aurôp, có nghiên cứu tỉ mỉ về cách nói này. Năm 1953, sau khi Stalin qua đời, cuốn sách này đã được đăng ngay trên tạp chí "Sinh hoạt" của Mỹ bằng tiếng Anh. Tác giả A.Aurôp đã từng là vị tướng của Bộ Nội vụ nhân dân, sang Tây Ban Nha năm 1938, rồi từ đó không trở về Tổ quốc nữa. Ông đã mục kích một số chi tiết của vụ án rắc rối phức tạp ấy. Thí dụ việc phán quyết khoan hồng khác thường một số lớn nhân viên công tác ở Cục nội vụ nhân dân Lêningrát, khiến Aurôp rất ngỡ ngàng. Trong số những người bị xét xử, chỉ có một người bị kết án 10 năm tù giam. Tất cả những người còn lại, kể cả Cục trưởng cục nội vụ nhân dân và Zhapôlôgiơsư, Phó Cục trướng nội vụ thành phố Lêningrát, chỉ bị kết án tù giam từ 2 đến 3 năm. Điều lạ lùng hơn là, đáng lý Stalin cần phải coi vụ án ám sát Kirốp chẳng những uy hiếp chính sách của ông, mà còn uy hiếp chính bản thân ông. Nếu như nói ngày nay Bộ Nội vụ không bảo vệ được Kirốp, thì ngày mai bản thân Stalin có thể cũng phải sống trong hoàn cảnh nguy hiểm như thế. Đáng lý Stalin phải làm như thế, dù là bài học cho các nhân viên công tác khác của Bộ Nội vụ nhân dân, để họ nhớ kỹ rằng họ phải thật sự hoàn toàn chịu trách nhiệm về cái chết của các lãnh tụ.Căn cứ vào những nguyên nhân ấy, đáng lý Stalin phải ra lệnh xử bắn ngay Yacôta. Song chỉ 4 năm sau Yacôta mới bị xử bắn. Cũng có nghĩa là, dù cho Yacôta chắc chắn phải chết, nhưng vì mục đích nào đó, Stalin còn cần đến y.

Còn một việc nữa cũng rất khó hiểu. Shaninh, bạn của Yacôta , Cục trưởng cảnh sát giao thông của Bộ Nội vụ và Pônken, vệ sĩ trưởng của Stalin có gửi quà cho Zhapôlôgiơsư, trong đó có máy thu thanh, đĩa hát và các tặng phẩm khác đều là hàng nhập ngoại. Cả hai đều biết rằng đều không cho phép bất cứ biểu hiện nào gần gũi đối với những kẻ bị xét hỏi. Dựa theo những quy định không thành văn bản, dù là bạn bè thân thiết nhất của mình, hễ bị liệt vào là đối tượng bị nghi ngờ, thì đều phải cắt đứt mọi quan hệ với họ. Phải chăng Shaninh và Pônken đã biết, gửi quà cho Zhapôlôgiơsư sẽ không gây ảnh hưởng xấu cho 2 người hay sao?

Còn đó là việc nhỏ. Hãy xem những sơ hở chính trong trình bày của Aurôp:

Mùa hè năm 1934, Kirốp bắt đầu xảy ra mâu thuẫn với các ủy viên Bộ chính trị. Tại Hội nghị Bộ chính trị, Kirốp đã mấy lần phê bình Sécgây Onchungnisitchơ vị lãnh đạo cao cấp của mình trước đây, đã gửi nhiều chỉ thị rối ren về xây dựng công nghiệp ở tỉnh Lênmgtát. Kirốp còn chỉ trích Micaoyang, ủy viên dự khuyết Bộ chính trị đã gây rối loạn hệ thống cung ứng thực phẩm ở Lêningrat. Ông cũng có tranh luận với Vôrôsilốp. Uy tín của Kirốp ngày càng cao trong nhân dân, đã làm cho các ủy viên Bộ chính trị và bản thân Stalin tức giận. Các ủy viên Bộ chính trị ấy, kể cả Stalin đều không phải là nhà diễn thuyết dũng cảm. Lời nói của họ trong các trường hợp công khai là rỗng tuyếch, nhạt nhẽo. Còn Kirốp thì đúng là trái hẳn lại, lời nói của ông sinh động nổi tiếng trên thế giới, ông biết gần gũi quần chúng như thế nào. Ông không sợ đi thị sát nhà máy, không sợ phát biểu trước công nhân, về việc ấy ông là người duy nhất trong các ủy viên Bộ chính trị. Bản thân Kirốp cũng đã từng là công nhân. Ông thật sự lắng nghe những đau khổ vất vả của công nhân và cố gắng dùng mọi khả năng giúp đỡ họ. Ở Lêningrát uy tín của ông rất cao. Các ủy viên hội đồng nhân dân ở Mátxcơva còn thua kém Kirốp rất xa. Các Giám đốc Nhà máy xí nghiệp ở Lêningrát kính trọng ông.

Đầu năm 1934, sau khi họp Đại hội 17 Đảng Cộng sản Liên Xô, uy tín của Kirốp lại tăng lên nhiều. Tại hội nghị Kirốp được các đại biểu hoan hô rất lâu, khác hẳn với các ủy viên Bộ chính trị khác. Trong phòng nghỉ của đại hội, mọi người thì thào, chỉ có Stalin mới được Kirốp tôn kính.

Stalin tức giận tính độc lập cao của Kirốp, nên đã quyết định điều Kirốp ra khỏi Lêningrát. Kirốp được cho hay, Mátxcơva bổ nhiệm ông phụ trách một chức vụ quan trọng ở Ban tổ chức Trung ương.

Song Kirốp không vội đi Mátxcơva. Ông nói để đi cần phải bắt tay vào hoàn thành hàng loạt công việc trọng đại, vì thế ông đã kéo dài mất mấy tháng. Chẳng những như thế, ông ngày càng ít tham dự Hội nghị Bộ chính trị. Rõ ràng đó là một sự khiêu khích.

Thế rồi. A.. Aurốp rút ra kết luận rằng, Stalin nghĩ tới, việc giải quyết vấn đề phức tạp ấy chỉ có một con đường. Kirốp cần phải bị trừ khử. Còn trách nhiệm thanh toán Kirốp cần phải để cho các lãnh tụ phái đối lập trước đây đảm nhận. Làm như vậy, là có thể nhất cử lưỡng tiện. Stalin nhận định, nếu ông chứng minh được rằng : Zinôviép, Gaminhép và các nhà lãnh đạo khác của phái đối lập đã giết hại Kirốp - "người con trung thành của Đảng ta" và là ủy viên Bộ chính trị, do đó ông có quyền nêu ra yêu cầu: Lấy máu trả bằng máu.

Trong quá trình chuẩn bị ám sát, Stalin chú ý Cục Nội vụ Nhân dân Thành phố Lêningrát chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh cho Kirốp. Cục trưởng Métvâychi có quan hệ thân thiết và tình cảm nồng hậu với Kirốp. Cần phải chuyển Métvâychi đi nơi khác, điều tới một người của mình tương đối tin cậy. A.Aurốp nói, Stalin đã lựa chọn được Yeptôkimôp. Anh ta là Cục trưởng của Tổng cục bảo vệ an ninh quốc gia Liên Xô đóng ở một tỉnh của Ucraina. Theo chỉ thị của Stalin, Yacôta ra lệnh điều Métvâychi đến công tác ở Minskhơ, bổ nhiệm Yeptôkimốp đến Lêningrát. Nhưng, Kirốp không đồng ý quyết định ấy. Ông gọi điện thoại cho Yacôta trước, sau lại gọi điện thoại cho Stalin kháng nghị Yacôta chưa bàn với Tỉnh ủy Lêningrát mà đã ra lệnh. Cuối cùng đành phải hủy bỏ lệnh điều Métvâychi rời khỏi Lêningrát. Do ý đồ gài thân tín của mình đến Lêningrát không đạt được ngoài việc mưu cầu sự giúp đỡ của Yacôta và thông báo kế hoạch bí mật xử trí Kirốp cho ông ta, Stalin không có sự lựa chọn nào khác. Yacôta điều ngay thân tín của mình là Ivan Zhapôlôgiơsư từ Lêningơrát đến. Lúc bấy giờ Zhapôlôgiơsư là cán bộ cấp phó của Métvâychi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #54 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 03:40:53 pm »

Aurôp vị tướng của Bộ Nội vụ nhân dân trước đây đã trình bày giản đơn "động cơ chính trị" trừ khử Kirốp. Tiếp theo, ông lại trình bày tỉ mỉ chi tiết ám sát. Phần một do Aurôp trình bày quả thật có những nghi vấn to lớn, nếu như nói phần một này vẫn có thể coi như là một giả thiết, thì phần hai mà ông trình bày, tức phần liên quan tới tổ chức và thực thi hành động khủng bố, sẽ còn đầy những sai lầm lớn không chính xác và thực tế. Rõ ràng điều đó chứng tỏ rằng, vụ án Kirốp xảy ra trong tình hình Aurôp không có ở hiện trường. Hơn nữa ông chỉ thông qua người khác kể và sự suy đoán của bản thân để tìm hiểu vụ án này.

Sự trình bày của Aurôp có nhiều chỗ không sát thực tế. Thí dụ, Aurôp khẳng định ngày 1 tháng 12 năm 1934, cái ngày không rõ ràng ấy, có họp Hội nghị Tỉnh ủy ở Cung điện Sưmônnưi, Kirốp chủ trì cuộc hội nghị này. Còn tình hình thực tế là lúc bấy giờ quả thực có một cuộc Hội nghị, nhưng không phải là Hội nghị thường vụ, mà là Hội nghị liên hiệp Ban bí thư Thành ủy và Tỉnh ủy . Hơn nữa, về thời gian thì sớm hơn hai ngày. Tức họp ngày 29 tháng 11. Với sự có mặt của Kirốp, Hội nghị đã thông qua Hội nghị liên hiệp toàn thể Tỉnh ủy và Thành ủy họp hai ngày tháng 12, thảo luận Nghị quyết "Biện pháp kế hoạch của tổ chức Đảng Lêningrát về việc xoá bỏ chế độ phiếu cung cấp bánh mì". Sáng sớm hôm ấy, Kirốp từ Mátxcơva trở về Lêningrát. Ở Mátxcơva, Kirốp đã tham dự Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương (b) Đảng Cộng sản Liên Xô trong hai ngày. Vừa đến Mátxcơva ông mở "báo sự thật Lêningrát” thấy một bản tuyên bố. "18 giờ ngày 1 tháng 12 sẽ họp hội nghị những phần tử tích cực của tổ chức Đảng ở Lêningrát (b) Đảng cộng sản Liên Xô tại Cung Ulixki. Khi vào hội trường không cần xuất trình thẻ Đảng". Nhìn chung đã kịp thời ra thông báo. Hay đấy, Kirốp cũng tán thành làm như vậy.

Ở Mátxcơva, Kirốp bàn định với Xiutốp, Bí thư thứ hai Tỉnh ủy , để Xiutốp trở về Lêningrát sớm hơn các đại biểu khác một ngày, thông qua Ban bí thư, họp hội nghị những phần tử tích cực. Đối với việc xoá bỏ tem phiếu bánh mì, Kirốp cảm thấy rất phấn khởi như trẻ con vậy. Vấn đề này đã được thảo luận tại Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương.

Aurôp viết, Bôrisốp không đưa khay để bánh mỳ lát và trà vào nhà họp Ban thường vụ. Bôrisốp vừa không vào nhà họp cũng không báo cáo với Kirốp về việc Điện Kremli có gọi điện thoại tìm ông. Sao lại như vậy, chỉ vì một nguyên nhân đơn giản, Kirốp không có ở trong nhà họp, hơn nữa, ngay cả trong phòng họp Ban Thường vụ, cũng không thấy có một người nào. Thực tế, hội nghị lại họp ở văn phòng của Xiutốp, Bí thư thứ hai Tỉnh ủy . Vì thế, bất kể như thế nào, Kirốp cũng không thể đứng lên từ ghế tựa, để đi ra ngoài phòng họp, tiện tay khép cửa lại, giống như Aurôp viết thêm vậy. Ông viết: "chính trong nháy mắt ấy, vang lên một tiếng súng, mọi người đang dự họp chạy bổ ra cửa, nhưng họ chưa kịp mở tung cửa ra, đùi Kirốp mắc vào cửa, toàn thân ngã vật xuống trong vũng máu. Kirốp bị bắn chết".

Như trên đã trích dẫn một đoạn ngoài một câu nói cuối cùng ra, còn những mô tả khác thì đều là không đúng sự thực. Trong biên bản thẩm vấn Bôrisốp ngay sau khi vụ khủng bố có ghi: "Khoảng 16 giờ 30 phút Bôrisốp gặp Kirốp ở cửa phòng họp cổng chính điện Sưmônnưi, rồi anh đi theo Kirốp, với khoảng cách độ chừng mười lăm bước. Trong hành lang rộng của tầng ba, thì cự ly của Bôrisốp với Kirốp cách nhau chừng hai mươi bước. Khi rẽ vào hành lang nhỏ độ hai bước, Bôrisốp nghe thấy tiếng súng nổ, khi anh rút khẩu súng lục ổ quay lên đạn, lại nghe thấy tiếng súng thứ hai vang lên. Sau khi chạy vào hành lang nhỏ, anh nhìn thấy hai người nằm ở trên sàn, cạnh cửa phòng tiếp khách của Xiutốp, với khoảng cách ba, bốn mét. Ở gần đó có một khẩu súng lục ổ quay...".

Trong biên bản giám định pháp y về cái chết của Kirốp có viết:

Vào lúc 16 giờ 37 phút ngày 1 tháng 12 năm 1934, sau khi vang lên hai tiếng súng, người ta phát hiện Kirốp nằm úp mặt xuống ở hành lang gần văn phòng của Xiutốp ở tầng ba cung Điện Sưmônnưi. Máu mũi miệng Kirốp đều đọng lại thành cục, trên sàn một vài vết máu. Những người chạy trước đến chỗ Kirốp có Ivansinkha, Rôtsliacốp, Khơtaski, Phêritman và Pôcân. Họ từ văn phòng của Xiutốp Bí thư Tỉnh ủy chạy tới. Sau bảy đến tám phút người ta khiêng Kirốp vào trong văn phòng của ông. Lúc này Galipiarina, bác sĩ của phòng y tế Cung điện Sưmônnưi tới, chị xác nhận mặt Kirốp tím bầm mạch không đập, ngừng thở, đồng tử giãn to, không có phản ứng với ánh sáng. Người ta định làm hô hấp nhân tạp cho Kirốp, kẹp túi chườm nước nóng vào đùi ông. Qua kiểm tra phát hiện thấy vết thương sau đầu. Bác sĩ cao cấp hàm Giáo sư cũng đã tới. Nhưng đều bất lực trước người bị nạn. Do hệ thống thần kinh trung khu bị tổn thương rất nghiêm trọng nên Kirốp bị chết ngay.

Chúng ta hãy theo dõi một chi tiết cực kỳ quan trọng trong vụ việc này. Hai tiếng súng vang lên trong hành lang của Cung điện Sưmônnưi. Aurôp không đề cập tới tiếng súng thứ hai, trinh sát viên của Bộ Nội vụ cũng cho rằng không có gì đặc biệt về chi tiết này. Phát súng thứ hai của hung thủ giết hại Kirốp là nhằm bắn vào mình nhưng không trúng. Hung thủ dãy giụa điên cuồng toàn thân run rẩy anh nằm phủ phục cách người chết độ hai bước, ra sức gào thét, Galipiarina bác sĩ phòng y tế Cung điện Sưmônnưi có chứng kiến sự gào thét của hung thủ hoảng sợ như vậy, khiến các bác sĩ không thể không giúp đỡ hắn. Tên khủng bố này sau khi giết người không có ý định chạy trốn và không phản kháng như thế là thế nào? Hắn ngoan ngoãn đầu hàng các chiến sĩ cảnh vệ.

Aurốp lại dựa vào trí tưởng tượng tạo ra các tình tiết như hung thủ lấy vũ khí như thế nào, làm thế nào để có được giấy ra vào điện Sưmônnưi. Khẩu súng lục ổ quay căn bản không phải là Bộ Nội vụ giao cho hung thủ, mục đích làm như thế là để che giấu vết tích người thứ ba nhúng tay vào để thực hiện âm mưu của mình. Mọi cái thật không giản đơn hơn được nữa. Khẩu súng lục ổ quay ấy hung thủ có từ năm 1918, hơn nữa đã hai lần đăng ký súng vào năm 1924 và 1930. Lúc bấy giờ hầu như tất cả những người làm công tác Đảng và Thanh niên đều có quyền mang vũ khí. Ngoài ra năm 1920, tên khủng bố ấy đã mua 28 viên đạn súng lục ổ quay ở trong một cửa hàng tại Lêningrát. Cho nên cách nói Nicôlaiép mới có khẩu súng trước khi sát hại Kirốp là hoàn toàn sai. Còn việc Aurôp mô tả rằng có người cho Nicôlaiép giấy ra vào Cung điện Sưmônnưi cũng không có căn cứ. Trong những năm ấy bất cứ đảng viên nào có thẻ đảng viên đều có thể ra vào dễ dàng Văn phòng Tỉnh ủy. Đúng, Nicôlaiép đã từng bị khai trừ khỏi Đảng nhưng sau này anh lại được phục hồi Đảng tịch. Anh có thẻ Đảng. Sau khi anh xuất trình thẻ Đảng cho lính gác thì anh có thể đến bất cứ tầng nào. Sau này còn xác minh, hàng tháng Nicôlaiép đều có nộp đảng phí, mặc dù từ tháng 4 năm 1934 anh đã không làm việc nữa.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #55 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 03:43:23 pm »

Tất cả những cái đó gần đây mới biết. Còn lúc bấy giờ, tháng 12 năm 1934, những sự nhỏ nhặt ấy người ta cũng không buồn để ý. Stalin đã có quy định rõ ràng đối với nhân viên công tác ở Bộ Nội vụ: Điều tra hung thủ trong bọn Zinôviép. Sau khi được báo cáo về bi kịch xảy ra ở Cung điện Sưmônưi, bản thân lãnh tụ cùng với các bạn chiến đấu thân thiết nhất tụ tập ở hiện trường sau năm tiếng đồng hồ (có tin sau hai tiếng) xảy ra sự việc. Những người biết được thái độ của lãnh tụ đối với sự an toàn của mình hiểu rõ rằng trong tình hình không bình thường ấy, lần này lãnh tụ đi ra ngoài không có gì đặc biệt khiến người ta phải quan tâm. Ở nhà ga xe lửa Lêningrát, Stalin không bắt tay bất cứ ai ra đón mà còn nhiếc mắng họ. Một Sư đoàn đặc biệt thuộc Tổng cục an ninh chính trị của Liên Xô cũng được điều tới Lêningrát. Công tác điều tra do Iacốp, Agranốp cán bộ cấp phó của Yacôta và một số sĩ quan cao cấp khác của Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm. Aculốp - Viện trưởng Viện kiểm sát, Visinski - Phó viện trưởng viện kiểm sát, Lép Sơninh - trinh trát viên chịu trách nhiệm các vụ án đặc biệt quan trọng cũng đã tới hiện trường.

Bất kể là Stalin, Trinh sát viên hay là Viện trưởng, Viện phó kiểm sát viên hay là quan toà, mọi người đều rất khẩn cấp. Chính ngay hôm Kirốp bị ám sát, tình hình rối mù đó không qua Bộ chính trị thảo luận, không qua Nguyên thủ quốc gia Kalinin Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Liên Xô ký, một quyết định của Ban chấp hành Trung ương về việc sửa đổi luật tố tụng hình sự đã vội vã công bố. Bản quyết nghị ấy do Enukitchơ, một thư ký của Ban chấp hành Trung ương ký, quy định: Việc trinh sát điều tra các vụ khủng bố phải xử lý nhanh (nội trong mười ngày), cơ quan thẩm vấn nghe kể về vụ án, thì không cần thiết phải có các bên tham gia, cũng không cần phải xem xét có thể có vấn đề miễn giảm rồi hoãn việc thi hành án tử hình đối với tội phạm, bởi vì khi đã kết án lại khiếu nại hoặc xin miễn tội đều không cho phép, sau khi kết án tử hình đối với các loại tội phạm kể trên, các cơ quan thuộc Bộ Nội vụ đều phải thi hành phán quyết đó.

Không biết tại sao Stalin lại vội vã như thế, công tác trinh sát cũng tiến hành vội vàng như vậy. Để có được lời khai của Nicôlaiép, mọi biện pháp đều đã được sử dụng. Trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ y ở nhà lao đều có các nhân viên công tác ở Bộ Nội vụ trực ban. Người bị trinh sát thẩm vấn tuyên bố tuyệt thực, và khi bị hỏi cung đã có ý định nhẩy qua cửa sổ ở tầng bốn, nhưng đã bị tóm chân lôi lại nên không nhẩy xuống được. Tất cả các biên bản thẩm vấn đều được gửi ngay tới Stalin ở Mátxcơva. Stalin đề nghị với Agranốp: "Hãy tăng thêm cho Nicôlaiép một số dinh dưỡng, mua cho anh ta thịt gà và một số thực phẩm khác để anh ta ăn no, cho anh ta khoẻ lên, sau đó anh ta sẽ nói ra ai đã xui khiến anh ta. Nếu chúng ta chỉ đánh đập anh ta, thì anh ta sẽ không hé miệng ra đâu. Cuối cùng anh ta sẽ nói ra hết, khai ra hết". Đồng thời Stalin gọi điện thoại cho Yacôta bảo các anh làm sao mà cứ ở lỳ đấy lâu như thế. "Các anh phải cẩn thận một chút, hãy coi chừngđấy...” Người thẩm vấn hứa với Nicôlaiép rằng chúng tôi sẽ bảo vệ tính mạng của anh ta sẽ cung cấp thức ăn tốt nhất và lắp bồn tắm trong nhà lao, trên bàn ăn có hoa quả và rượu. Tất cả những cái đó chỉ nhằm Nicôlaiép khai ra những lời cần thiết và nêu ra được bọn Zinôviép. Cuối cùng Nicôlaiép đã khai y đã nhận ra mười ba tên trong bọn Zinôviép. Thế rồi lại bắt đầu tra khảo những người đó.

Công tác điều tra được đẩy nhanh như đi cứu hoả.

Cơ quan viện kiểm sát cũng xông lên trước như đi cứu hoả. Mau lên. Mau lên nữa! Lép Sơninh trinh sát viên đã từng giải quyết các vụ án đặc biệt quan trọng của viện kiểm sát Liên Xô năm 1956 đã nói về những khẩu cung dưới đây: "Sau khi tới Lêningrát, Acurôp, Viện trưởng viện kiểm sát và Visinki Phó Viện trưởng viện kiểm sát bắt tay vào thẩm vấn bị cáo ngắn gọn một lần nữa, còn tôi thì chịu trách nhiệm ghi lại những lời khai của các bị cáo. Những sự thẩm vấn lại đó hoàn toàn chỉ lướt qua thôi. Thời gian thẩm vấn lại cho mỗi bị cáo từ hai mươi đến ba mươi phút, hơn nữa trong khoảng thời gian này Ban chấp hành Trung ương cử một nhóm chuyên giải quyết vụ án này do Yadôp và Côsalép làm đại biểu cũng tham gia giải quyết vụ án này. Việc thẩm vấn lại chỉ hạn chế ở việc hỏi bị cáo, xem anh ta có khẳng định những lời khai và tài liệu với cơ quan của Bộ Nội vụ xem anh ta có nhận tội không”. Tiếp theo Lép Sơninh chứng minh rằng: "Ý kiến khởi tố của Kiểm sát viên là do Visinski tự viết... Anh đã cùng với Acurốp lên Trung ương tìm Stalin hai ba lần, Stalin đã phê vào tờ khởi tố đó. Tôi biết được điều đó là qua Visinski. Visinski rất phấn khởi nói Stalin đã xem xét tỷ mỉ và đã sửa từng chữ, từng câu trong bản khởi tố này. Visinskin còn nói, Stalin nêu ra một số đề nghị về cách nói quen dùng trong khởi tố".

Công tác tấn công điên cuồng vẫn tiếp tục tiến hành cuối tháng 12 bản thảo khởi tố của Kiểm sát viên gửi lên Ban bí thư Trung ương Yedôp và Acurốp có công văn yêu cầu chỉ định thời gian thảo luận bản thảo. Stalin ngay lúc đó phê rằng: "Đề nghị Môlôtốp và các ủy viên khác của Bộ chính trị duyệt. Tôi đề nghị ngày mai hoặc tối nay họp, tốt nhất là chín giờ tối nay". Chính ngày hôm ấy bản khởi tố đã được Bộ chính trị chịu thảo luận thông qua Visinski và Sơninh ký, Acurốp phê chuẩn.

Từ 14 giờ 20 phút ngày 28 tháng 12 đến 6 giờ 40 phút ngày 29 tháng 12, Tòa án quân sự thuộc Tòa án tối cao Liên Xô đã mở phiên toà bí mật xét xử vụ án Nicôlaiép ở Lêningrát. Chủ trì phiên toà xét xử có: Urichkhơ Chánh án toà án, Maturêvích và Cơliyasép - Luật sư toà án quân sự, Bathơnia - thư ký phiên toà. Có mười bốn người ở ghế bị cáo. Họ bị tố cáo là đã tham gia tập đoàn khủng bố bí mật chống Xô Viết do các thành viên của phái đối lập Zinôviép trước đây lập ra ở Lêningrát, mà Nicôlaiép được tập đoàn này cử đi tiến hành các hoạt động ám sát. Nicôlaiép đã nhận tội cố ý ám sát giết hại Kirốp do "trung tâm Lêningrát" cử tới, và đã không giấu giếm vạch trần các thành viên của trung tâm này. Đại đa số các bị cáo chỉ thừa nhận mình đã tham gia vào phái đối lập mới của Zinôviép, hơn nữa đã tham gia trước đây. Họ tuyên bố, họ không có quan hệ với vụ mưu sát Kirốp. Song tất cả các bị cáo ấy đều bị kết án tử hình, hơn nữa sau một tiếng đồng hồ tuyên án, án đã được thi hành.

Vào thời kỳ giữa những năm 50, Maturêvích, Cơliyasép và Bathơnia đã lần lượt giải thích về phiên toà hôm đó. Mỗi một người trong họ đều chứng minh rằng, trước khi phán quyết, Urichkhơ có trao đổi với Stalin, Stalin nói biện pháp trừng trị chỉ có một loại xử bắn. Sau này điều tra rõ ràng rằng, lời nghị án không phải được quyết định ở Lêningrát, mà là đã được Mátxcơva sắp đặt từ trước. Mọi cái đều được triển khai theo các tình tiết mà Stalin đã định sẵn. Thậm chí ông còn quy định cả những "việc nhỏ" như loại đơn khởi tố được đăng trên báo chí, đơn khởi tố đề ngày 27 tháng 12, tức công bố trước một ngày mở phiên toà. Thế là, những người lao động ở các địa phương nô nức tổ chức mít tinh và biểu tình thị uy, yêu cầu bọn tội phạm giết người theo chủ nghĩa khủng bố của Trôtxki và Zinôviép phải trả nợ máu. Vụ án này được phiên toà mở xét xử trong tiếng cầu nguyện và tiếng lên án phẫn nộ ấy. Trong các quảng trường của các phân xưởng, của các nhà máy, từng đoàn người đang phẫn nộ lên án. Những thông tin về các cuộc mít tinh có liên quan dồn dập đưa tới, đầy rẫy trên các trang to nhỏ của báo chí. Việc đòi bọn Trôtxki, Zinôviép phải trả nợ máu đã trở thành một tâm trạng của toàn xã hội. Tâm trạng ấy đã giảm được nhiều khó khăn trong công tác xét xử, bởi vì công tác xét xử đã thể hiện ở lòng dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #56 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 03:47:04 pm »

Đại đa số những sự thực trước đây được trình bày ở đây cũng đã được mọi người đều biết. Có người đứng ở góc độ lôgích đã phân tích những sự thực ấy. Họ phát hiện, những sự thực ấy có mâu thuẫn với cách nói của chính giới, không phải là chứng cứ về cách nói của chính giới. Về điểm này, tại Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên xô, Khơrúpsốp đã công khai nói ra trước tiên. Đáng lẽ bản báo cáo về tệ sùng bái cá nhân Stalin là báo cáo bí mật, nhưng tin đồn về bản báo cáo ấy lại lan truyền tới giới báo chí nước ngoài. Những tin đồn ấy cũng đã gây chấn động nhân dân nước ta. Ngày nay chúng ta đã hiểu rõ ràng rằng năm 1956 Khơrútsốp đã nói những gì về cái chết của Kirốp. Ông nói như thế này: "Cần phải nói, một số tình hình có liên quan đến việc mưu sát đồng chí Kirốp, cho tới nay vẫn còn rất nhiều chỗ khiến người ta khó hiểu và ngờ vực. Tình hình đó đòi hỏi phải tiến hành điều tra tỉ mỉ nhất. Có lý do để nhận xét rằng, trong số những người chịu trách nhiệm bảo vệ Kirốp, có người đã giúp đỡ cho hung thủ Nicôlaiép giết hại Kirốp. Trong thời gian trước một tháng rưỡi hành hung giết người, Nicôlaiép từng có hành động khả nghi nên đã bị bắt, nhưng y đã được thả, thậm chí không kiểm tra y. Một tình hình cực kỳ đáng ngờ là ngày 2 tháng 12 năm 1934, khi một nhân viên Chêka chịu trách nhiệm bảo vệ Kirốp bị đưa đi thẩm vấn, lại vì bị "tai nạn" xe hơi, nên đã chết, mà trong số người chịu  trách nhiệm áp giải anh ta, lại không có một người nào bị nạn cả. Sau khi Kirốp bị giết hại, người lãnh đạo Cục Nội vụ Lêningrát bị điều đi nơi khác, và bị xử phạt rất nhẹ, nhưng đến năm 1937 lại bị xử bắn. Có thể nhận xét rằng, sở dĩ họ bị xử bắn, là vì nhằm xoá dấu vết tội lỗi của kẻ tổ chức giết hại Kirốp". Những sự thực mà Khơrútsốp nêu ra đã hoàn toàn đập tan cách nói của chính giới, theo cách nói của chính giới, thì Trôtxki, Zinôviép và Gamichép đã ra lệnh cho kẻ giết hại Kirốp, còn trong quá trình thẩm vấn Zimôviép và Gamichép thừa nhận rằng, họ chịu trách nhiệm về mặt chính trị và về mặt đạo nghĩa đối với việc ám sát. Tấn bi kịch trong Cung điện Sưmônnưi đã từng có những biến đổi mới: Bôrisốp cảnh vệ của Kirốp đã từng cảnh báo Sécgây Mirônôvích rằng có khả năng xảy ra vụ mưu sát, đã hai lần anh còn bắt được Nicôlaiép mang súng ống hoạt động ở gần khu vực cảnh giới. Sau này, không biết ai đã bảo anh thả Nicôlaiép đi. Còn Bôrisốp lại bị trừ khử.

Khi Khơrútsốp lại một lần nữa, cũng chính là lần thứ hai ông công khai nói về vấn đề ấy mà ông đã nghiên cứu là tại Đại hội lần thứ 22 của Đảng họp vào năm 1961, khi đọc rồi bế mạc, Khơrútsốp đã phát biểu một đoạn như sau: "Một sự thực lôi cuốn sự quan tâm của mọi người là hung thủ giết hại Kirốp trước đó đã hai lần bị bắt sống ở khu vực gần Cung điện Sưmônnưi và khi kiểm tra thấy có mang theo vũ khí. Nhưng không biết là căn cứ vào lệnh của ai, cả hai lần Nicôlaiép đều được tha. Sau này, chính là y mang theo vũ khí xuất hiện ở hành lang Cung điện Sưmônnưi, là nơi Kirốp thường hay đi qua, và y đã giết hại Kirốp. Cũng không biết tại sao, trong giờ phút xảy ra ám sát, Vệ sĩ trưởng của Kirốp lại ở cách sau Kirốp rất xa. Mà theo nguyên tắc chặt chẽ của công tác bảo vệ, ông không có quyền ở khoảng cách xa với đối tượng bảo vệ. Còn một sự thực nữa, cũng là điều cực kỳ lạ lùng: Stalin, Môlôtốp và Vôrôsilốp vốn dĩ định thẩm vấn Vệ sĩ trưởng của Kirốp, nhưng khi Vệ sĩ trưởng bị đưa đi để thẩm vấn, thì trên đường lại xảy ra một vụ tai nạn xe. Sau này, người lái chiếc xe ấy nói rằng, chính những người chịu trách nhiệm áp giải Vệ sĩ trưởng đi thẩm vấn đã cố ý gây nên tai nạn xe hơi. Người phụ trách việc áp giải nói rằng Vệ sĩ trưởng chết vì tai nạn xe, nhưng thực tế là Vệ sĩ trưởng bị người áp giải giết chết. Một người từng chịu trách nhiệm làm công tác cảnh vệ cho Kirốp đã bị giết chết bằng biện pháp đó. Sau này những kẻ giết hại Vệ sĩ trưởng cũng bị bắn chết.... Thế thì ai có thể làm được những cái đó? Hiện nay vụ án phức tạp ấy đang được nghiên cứu tỉ mỉ”. Đây là các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước lần đầu tiên công khai bác bỏ cách nói của chính giới ngót ba mươi năm nay. Tài liệu của Đại hội 22 không xén bớt, đã được đăng toàn bộ trên báo chí. Hàng trăm bức thư dồn dập gửi tới Trung ương Đảng. Các tác giả bức thư ủng hộ cách nói của Khơrútsốp. Họ đã báo cáo những tình hình chi tiết mới, cung cấp nhiều tài liệu chứng cứ liên quan tới tấn bi kịch tháng 12 năm 1934 trước đây chưa biết. Năm 1960 đoàn chủ tịch Trung ương đã thành lập ban điều tra về tình hình Kirốp bị sát hại. Ban này do Shơvécních lãnh đạo, điều tra thăm hỏi hàng nghìn người kiểm duyệt nghiên cứu hàng nghìn văn kiện. Thành viên tích cực nhất trong ban này là Auliga Grigơriepna Shatunôpxkaya. Trước cách mạng bà là Bônsơvích, từng công tác với Kirốp ở vùng ngoại Cápcadơ, năm 1933 bị bức hại, mãi đến những năm 50 mới từ Khơrêma trở về Mátxcơva. Khơrútsốp rất hiểu bà, đề nghị bà công tác ở ban Giám sát của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

Auhga Grigơriepna tiến hành điều tra trong 2 năm. Hàng trăm người đã công khai với bà những bí mật 30 năm nay họ không dám hồi ký. Bà đã lao động rất gian khổ, tích luỹ được 64 tập tài liệu. Bản báo cáo do Shơvécních và Shatunốpxkaya ký, gửi cho Đoàn chủ tịch Trung ương đã xác định rõ ràng: Kirốp bị sát hại là theo lệnh bí mật của Stalin. Kết luận của ban điều tra này đã trở thành cơ sở cho Khơrútsốp phát biểu tại Đại hội 22 Đảng cộng sản Liên Xô. Có chứng cớ nói dưới ảnh hưởng của kết quả điều tra kể trên, Khơrútsốp thậm chí đã nêu ra vấn đề thẩm tra lại những vụ án tố tụng thẩm phán những năm 30 với Đoàn chủ tịch Trung ương, trong đó bao gồm vụ án Zinôviép - Gamichép, vụ án Phiatacốp - Sôcôlinicốp, vụ án Bukharin, vụ án Tukhasiépski và một số vụ án khác, song Khơrútsốp đã bỏ dở giữa chừng - hoặc do ông chưa đủ quyết tâm hoặc ông chưa được các bạn chiến đấu ủng hộ.

Điều không thể gạt bỏ được là kết luận của ban điều tra, trước tiên là Shatunốpxkaya. Nhiều năm nay luôn uốn nắn thái độ của Khơrútsốp đối với vụ án Kirốp bị giết hại. Rõ ràng trong những năm từ 1967 đến 1971 khi ông ở Pittơrôvô - Tanni ngoại ô Mátxcơva, ở đó ông ghi âm hồi ký của mình, trước mặt ông là bản kết luận của ban điều tra. "Băng ghi âm bí mật" của Nikita Khơrútsốp đến năm 1990 người ta mới bắt đầu được biết. Nội dung của cuốn băng không đưa vào hai cuốn sách mà trước đây ông đã xuất bản. Bây giờ chúng ta hãy trích một đoạn băng ghi âm:

"Năm 1934 tôi tham dự Đại hội lần thứ 17 của Đảng”  Khơrútsốp nói: "Mọi người cho tôi biết khi bỏ phiếu biểu quyết chỉ có sáu đại biểu (tất cả có 1.966 đại biểu) đã bỏ phiếu phản đối Stalin. Nhiều năm sau mới làm rõ, thực tế năm ấy số bỏ phiếu phản đối có khoảng 260 đại biểu. Xét địa vị của Stalin và tính sĩ diện hão của ông thì đây thật là một việc không thể tưởng tượng nổi (A.G. Shatunôtsikaia nhận định khi Đại hội 17 Đảng Cộng Sản Liên Xô tổ chức bầu cử Ban chấp hành Trung ương có 202 đại biểu bỏ phiếu phản đối Stalin. Hai người nói có chênh lệch, nhưng điều đó hoàn toàn có thể hiểu được. Do ở một làng ngoại ô Mátxcơva, nên khi công tác Khơrútsốp không sử dụng tài liệu hồ sơ tác giả).

Stalin hiểu rất rõ ai bỏ phiếu phản đối ông, chắc chắn sẽ không phải người như Khơrútsốp. Những người ấy khi Stalin cầm quyền dựa theo nấc thang chức vụ đi lên. Họ coi Stalin là thần thánh Stalin hiểu rõ, không phải là những người đó chống lại ông mà là những cán bộ lão thành thời Lênin. Trong thời gian Đại hội lần thứ 17 Đảng Cộng sản Liên Xô, một vị lãnh đạo của tổ chức Đảng ở thành phố Bắc Cápcadơ gặp Kirốp Bí thư tổ chức Đảng ở Lêningrát, ông nói vung với Kirốp rằng: "Một số đảng viên lão thành bàn tán với nhau rằng, hãy để cho một đồng chí đối xử với anh em lịch thiệp hơn lên thay thế Stalin thời điểm ấy đã đến. Đồng chí của chúng tôi ở đây nhận xét rằng đồng chí nên làm Tổng bí thư”.

Kirốp đến chỗ Stalin nói tất cả những điều nghe được ấy cho ông. Sau khi Stalin nghe Kirốp nói, chỉ trả lời đơn giản rằng:

"Cảm ơn anh đồng chí Kirốp!”
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #57 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 03:50:37 pm »

Cuối năm 1934 Lêônít Nicôlaiép cảm thấy rất bực bội với tất cả mọi thứ xung quanh, bị khai trừ ra khỏi Đảng, xuất hiện ở văn phòng Kirốp gần phòng nghiên cứu Sưmônnưi nhưng anh đã bị bắt, có thể do anh có hành động khả nghi. Sau khi lục soát trong người thấy có khẩu súng lục. Tuy vậy anh lại được thả. Chỉ có một kết luận là: Anh được thả, là vì người lãnh đạo tổ chức cử anh đến thực thi hành động khủng bố đã ra lệnh thả. Được ít lâu Nicôlaiép lại thâm nhập vào Cung điện Sưmônnưi, khi Kirốp đang lên cầu thang đã bắn vào ông. Bảo vệ của Kirốp ở phía sau cũng không kịp tới và làm gì được.

Sau này lưu truyền một cách nói, Stalin dặn dò đưa Nicôlaiép đến chỗ ông. Nicôlaiép quỳ xuống nói, tôi làm việc theo lệnh, hãy tha thứ cho tôi, có lẽ anh mong muốn được sống bởi vì anh chỉ làm theo mệnh lệnh. Tất là dốt nát. Để sự kiện này mãi mãi trở thành bí mật cần phải trừ khử Nicôlaiép. Sau này cũng đã làm như thế.

Aurôp vị tướng trước đây của Bộ Nội vụ mô tả tình hình Stalin thẩm vấn Nicôlaiép hơi có chỗ khác nhau. Mirônốp người bạn tốt của Aurôp, Cục trưởng cục Quản lý kinh tế Bộ Nội vụ năm ấy, từng tham gia phỏng vấn Nicôlaiép, anh chứng minh rằng sự việc gần như thế. Trong nhà có Stalin, Yacôta , Mirônốp và nhân viên công tác áp giải Nicôlaiép từ nhà tù đến. Trước đó Stalin có trao đổi riêng với Zhapôrôgiơsư, không có người làm chứng, thời gian dài khoảng hơn một tiếng đồng hồ.

Nicôlaiép đi vào trong phòng đứng ở cửa đầu quấn băng y tế, Stalin ra hiệu cho anh ta đến gần ngắm nghía anh một cách hiền từ, với giọng nói nhẹ nhàng hỏi anh. "Sao đồng chí lại giết hại người tốt như thế?".

"Không phải tôi bắn vào anh ấy, tôi muốn bắn vào Đảng!” Nicôlaiép cố chấp trả lời. Qua giọng nói của anh người ta cảm thấy anh không hề run sợ trước mặt Stalin.

"Đồng chí lấy được súng ở đâu?”' Stalin tiếp tục hỏi.

"Tại sao đồng chí hỏi tôi? Đồng chí hãy đi hỏi Zhapôrôgiơsư!" Câu trả lời có vẻ thô lỗ.

Stalin giận tái cả mặt "Đưa nó đi!" Stalin lầu bầu nói. Vừa ra đến cửa Nicôlaiép ngoảnh lại phía Stalin định thanh minh nhưng đã bị đẩy ra ngoài.

Cửa vừa khép lại, Stalin liếc nhìn Mirônốp nói với Yacôta: "Chẳng cần!" Không đợi người khác nói theo, Mirônốp vui vẻ đi ra. Sau mấy phút Yacôta nhẹ nhàng mở cửa gọi Zhapôrôgiơsư vào. Một mình Zhapôrôgiơsư cùng với Stalin thời gian không quá 15 phút. Từ căn phòng khiến người ta sợ hãi đi ra Zhapôrôgiơsư rảo bước trên hành lang, không nhìn thấy Mirônốp vẫn đang ngồi chờ ở phòng khách.

Từng có nhiều tin đồn và suy đoán về việc Stalin thẩm vấn Nicôlaiép. Chúng ta còn phải phân tích và so sánh, còn bây giờ chúng ta hãy ngừng mô tả đoạn chúng ta cảm thấy hấp dẫn trong “cuốn băng ghi âm bí mật" của Khơrútsốp "tôi còn biết một số việc". Khi nói đến tình hình Stalin thẩm vấn Nicôlaiép, Khơrútsốp nói: "Khi Stalin đến Lêningrát điều tra tình hình Kirốp bị sát hại, ông ra lệnh gọi Chính ủy (tức Bôrisốp - tác giả), ngày hôm đó chịu trách nhiệm công tác bảo vệ cho Kirốp đến để thẩm vấn. Chiếc xe ca chở Chính ủy đã xẩy ra tai nạn, ông đã chết ngay.

Qua thời gian dài mới thẩm tra và xét hỏi nhân viên áp giải Chính ủy. Những người ấy đều bị xử bắn cả. Tôi đề nghị điều tra lái xe. May mắn là anh vẫn còn sống. Anh cho chúng tôi biết, tai nạn xe căn bản không nghiêm trọng - chẳng qua chỉ là va chạm nhỏ mà thôi. Song anh đã nghĩ ra, anh đã nghe thấy tiếng xe ca đụng mạnh vào thành xe. Thế là chính ủy bị giết chết.

Tôi không nghi ngờ sau bức màn của âm mưu này là Stalin đang hoạt động. Kirốp đã biến tổ chức Đảng ở Lêningrát thành một quần thể tích cực. Ông rất được hoan nghênh. Nhưng sau khi ông bị đả kích làm cho đảng và Nhân dân cảm thấy đau đớn. Cớ lẽ chính vì điểm ấy, Kirốp đã bị chọn làm vật hy sinh. Cái chết của ông đã thành cái cớ khiến cho Stalin rung chuyển được cả nước, gây không khí căng thẳng khiến cho nhân dân căng thẳng tới mức có thể tha thứ cho những vụ ám sát chính trị, cũng khiến Stalin thoát ra khỏi những người mà họ không thích và thoát khỏi là "kẻ thù của nhân dân".

Shatunốpxkaya chứng minh rằng, sau khi lần lượt báo cáo vụ ám sát Kirốp bị sát hại và những thông tin về một số vụ tố tụng khác lên các thành viên Đoàn chủ tịch Trung ương, Khơrútsốp ra lệnh thu thập toàn bộ các tài liệu làm hồ sơ. Để làm dịu sự phản đối của bà, Khơrútsốp nói: "Hiện nay chúng ta vẫn chưa được mọi người hiểu, mười lăm năm sau chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này". Nhưng Khơrútsốp chưa thực hiện được lời hứa của ông - được hai năm ông đã bị người bạn chiến đấu của ông thay thế. Ngay từ trước khi ông bị cách hết mọi chức vụ, Shatunốpxkaya đã nghỉ hưu. Sau khi bà về hưu thì một số người làm chứng trước đây cung cấp tài liệu cho bà tìm đến bà. Họ báo cho bà biết rằng lại có người đến giới thiệu bằng chứng cho họ. Bà đã hiểu rõ: Đảng đánh giá lại những kết luận của Ban điều tra trước đây. Bà không đoán sai. Một ban mới thành lập do Bialisơ lãnh đạo đã bắt đầu làm việc.

Sau này mọi cái đều là im hơi lặng tiếng. Trong hai mươi năm năm tròn ở tất cả các nơi bất kể là cơ quan thông tin báo chí, sách báo lịch sử hay trong giới khoa học, đều không hề đề cập tới tấn thảm kịch xảy ra ở Cung điện Sưmônnưi chi có sau khi bắt đầu cải cách thì sự im lặng mới bị phá vỡ. Nơi phá vỡ im lặng đầu tiên là báo chí Lêningrát đã đăng hàng loạt bài báo của A. Kilirina, bà là Nghiên cứu viên cao cấp của Phòng nghiên cứu lịch sử đảng trực thuộc Tỉnh ủy Lêningrát. Bà dũng cảm nêu ra, tuyên bố chân lý dễ dàng hơn tìm tòi chân lý. Bà kêu gọi không nên dựa vào tình cảm để viết lịch sử của quá khứ, mà phải tìm hiểu chân tướng lịch sử, phải bằng văn kiện và sự thực, bà đã được kết luận hoàn toàn trái ngược với kết luận của Shatunốpxkaya. Trên báo chí ở Lêningrát, bà tuyên bố: Phòng nghiên cứu của bà chưa tìm thấy bất cứ một chứng cứ nào về việc Stalin tham dự vào vụ mưu sát Kirốp, dù là chứng cứ trực tiếp hay là gián tiếp, đều không thấy.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #58 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 03:52:47 pm »

Bắt đầu từ năm 1987, A. Kilirina đã liên tiếp đăng hơn hai mươi bài báo với đề tài quan trọng. Trong bài báo, bà đã phân tích mọi cách nói và tin đồn có thể hiểu được và không thể hiểu được của tấn thảm kịch xảy ra có liên quan ở Cung Điện Sưmônnưi. Nhìn chung khuynh hướng của Kilirina nên coi vụ ám sát là do cá nhân có mưu đồ và thực thi, với giả thiết có khả năng nhất để nghiên cứu, song bà cũng không quả quyết bác bỏ lập luận của người khác.

Shatunốpxkaya, cũng không hoang phí thời gian - bà cũng tin cải cách! Đối với bà người ta hiểu được: Bà đã bỏ ra nhiều năm để thu thập văn kiện tài liệu, để tìm hiểu tình hình thông qua những người chứng kiến may mắn còn sống và những bạn bè thân thiết của họ. Bà là người đầu tiên làm như thế, hơn nữa bà còn với cương vị rất cao thay mặt cho Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương đi làm công việc này. Sau khi vị Bônsêvích lão thành ấy biết được kết luận nghiên cứu của Kilirina, nhất là khi bà biết được Kilirina nghi ngờ Stalin tham gia vào vụ mưu sát Kirốp, bà kiên quyết nêu ra ý kiến bác bỏ, bà kiên trì cho rằng kết luận của bà trình bầy trong bản báo cáo gửi tới Trung ương năm 1961 là đúng đắn.

Vậy thì Ôliga Shatunốpxkaya kiên trì những chứng cứ đã thấy là những gì? Bây giờ chúng ta hãy xem một đoạn bà nói chuyện với tác giả cuốn sách.

Trước hết Shatunốpxkaya cho rằng, do uy tín ngày càng cao của Kirốp, hơn nữa trong thời gian Đại hội lần thứ 17 Đảng Cộng sản Liên Xô, một số ủy viên Trung ương đảng họp hội nghị bí mật ở nhà Ônchungnisitchơ thảo luận vấn đề thay thế Stalin, dẫn tới Kirốp trở thành nhân vật nổi tiếng, vì thế Stalin có lý do sợ Kirốp nổi lên. Về cuộc hội nghị bí mật lần này không có chứng cứ trực tiếp, hình như Côsion, Aikhơ, Sbpuntaiép đã tham dự cuộc hội nghị này. Shatunốpxkaya bị Êrenna Smôrôkina vợ của Pittơ Smôrôkin người lãnh đạo Đoàn thanh niên cộng sản Lêningrát bức hại và được Arêkhơsia Sêvátđiăngnốp bạn chiến đấu lão thành của Kirốp cho biết tình hình của cuộc hội nghị lần này. Mùa hè năm 1934, khi Kirốp đi nghỉ ở Siêtcrôriêtskhơ hình như có nói với Alếchkhơsia Sêvátđiăngnốp: Hiện nay Stalin sẽ không để tôi sống nữa. Từ đó, cả gia đình Alếchkhơsia luôn luôn nơm nớp lo sợ. Mancút (em gái của vợ Kirốp) vào Đảng năm 1911 cũng nói với Sahunốpxkaya về tình hình họp ở nhà Ônchungnisitchơ, bà hầu như đã trích lời của Sécgây Mirônôvích.

Thứ hai, việc Stalin thẩm vấn Nicôlaiép có vấn đề thực tế lúc bấy giờ không để lại biên bản thẩm vấn, song Satunốpxkaya tin chắc rằng Nicôlaiép ngay lúc đó tuyên bố rằng nhân viên công tác của Bộ Nội vụ đã dùng bốn tháng trời để khuyên bảo ông đi ám sát. Họ kiên quyết nói rằng đây là yêu cầu của Đảng và Nhà nước, vì Nicôlaiép đã nói thẳng ra như thế, nên đã bị đánh đập điên cuồng ngay lúc đó ở văn phòng Stalin. Vậy thì ai chứng minh những điều đó? Đó là Onpalin, vị Bônsêvích lão thành. Ông dựa vào lời kể của Pariskhaép kiểm sát viên thành phố Lêningrát tham gia cuộc xét xử năm ấy kể lại tình hình ấy cho Satunốpxkaya. Vị kiểm sát viên ấy hiểu rõ, sau khi sa vào cuộc trao đổi nào đó ở hậu trường ông cũng khó có cơ hội may mắn, nên đã lấy súng tự sát, trước khi tự sát ông đã kể những bí mật ấy cho Aupalin, người bạn tốt của mình. Ngoài ra còn có một người làm chứng khác tên là Đmitriép cũng là một bônsêvích lão thành, ông là bạn của Xiutôp, Bí thư thứ hai Tỉnh ủy Lêningrát. Cùng với Psarikhaép, Kiểm sát viên Thành phố, Xiutốp cũng đã tham gia cuộc thẩm vấn này. Trước khi ông bị bắt, đã kể cho Đmitriép về cuộc thẩm vấn của Stalin với Nicôlaiép.

Thứ ba, Bôrisốp, sĩ quan bảo vệ của Kirốp đã từng cảnh báo với Kirốp là có nguy hiểm. Trên đường đi xe ca áp giải đến Cung điện Sưmônnưi để cho Stalin thẩm vấn, anh đã bị nhân viên công tác ở Cục Bảo vệ an ninh Chính trị quốc gia áp giải dùng thanh gậy sắt đánh vào đầu thì chết. Năm 1934 nguyên nhân xảy ra sự cố xe hơi được giải thích là xe bị hỏng, do đâm vào tường, bảo rằng vì Bôrisốp đâm vào tường nên đã chết. Shatunốpkaya đã tìm đến người lái xe ca ấy. Anh tên là Kuchin anh sống một cách lạ lùng trong trại tập trung. Anh lái xe ấy nói, nhân viên công tác của Bộ Nội vụ ngồi ở bên cạnh anh, bỗng giật lấy tay lái của anh làm cho xe anh đâm vào tường. Song Kuchin lại nắm chắc tay lái nên chỉ có đèn xe bị đâm hỏng... "Đây chỉ là một sự cố bịa đặt ra, Bôrítsôp bị người ta lấy đá đập chết”. Thực tế, lời khai của Kuchin đã tự mâu thuẫn “Năm 1934 nói thế này, đến năm 1937 tại nói thế khác. Mà năm 1961 lại một kiểu nói mới. Đầu óc anh ta có vấn đề khi nói năng thì hỏi một đường trả lời một nẻo, không ăn khớp với nhau, thường ở trạng thái tinh thần hoảng hốt, vào thời kỳ giữa những năm 60, Kuchin lại cung cấp thêm những chứng cứ mới: vâng, có xảy ra; có xảy ra tai nạn xe, Bôrisốp chết vì tai nạn xe". Có, Kuchin ở đây mọi cái đều rõ ràng. Đúng rồi, Mamusân ! Mamusân gì ? Mamusân tức là giải phẫu thi thể của Bôrisốp, đồng thời lúc bấy giờ theo yêu cầu bác sĩ ngoại khoa đã cung cấp cho những lời làm chứng cần thiết. Mãi đến năm 1962 khi ông sắp lâm chung, ông mới báo cho Rátthơmiel bạn của ông rằng: "Bôrisốp bị thương chắc chắn là vì đầu anh bị đánh đập mạnh nên đã chết".

Thứ tư, Nicôlaiép hung thủ giết hại Kirốp đã mấy lần bị bảo vệ của Kirốp bắt. Người ta còn lục lọi trên mình Nicôlaiép một cái cặp công văn mở nắp ở phía trên, trong cặp giấu một khẩu súng lục ổ quay có đạn và một sơ đồ chỉ đường Kirốp đi dạo mát, song, nhân viên công tác Cục Bảo vệ an ninh chính trị quốc gia Lêningrát lần nào cũng lại thả anh, và còn đe doạ nhân viên bảo vệ. Năm 1938 khi xét hỏi các thành viên của "tập đoàn cánh hữu Trôtxki", bị cáo Yacôta thừa nhận rằng ông đã chỉ thị cho Zhapôrôgiơsư thả Nicôlaiép, bởi vì Enukichơ và Ricốp dặn như thế. Ôliga Grigơriyepna nhận định rằng, đó là người ở cấp bậc cao hơn (Stalin) dặn dò như thế.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #59 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 03:55:22 pm »

Ngày nay, mọi người đã biết rõ, trong cuộc phán xét năm 1938, khi Yacôta bị tuyên án tử hình, ông đã được nói lời cuối cùng, ngoài những tố cáo tiến hành hoạt động gián điệp ra, thì về cơ bản ông đã thừa nhận tất cả những điều tố cáo ông. Nhưng Kilirinna vẫn nghi ngờ cách nói của Khơrútsốp, mà cốt lõi cách nói của Khơrútsốp, đúng như chúng ta đã biết, đó là kết luận của Zhatunốpxkaya có ghi trong bản báo cáo: "Để chứng minh rằng Stalin đã tham dự vào các hoạt động ám sát Kirốp". Kilirinna nhận xét: "Luồng suy nghĩ mà Khơrútsôp đi tìm chứng cớ, thực tế là luồng suy nghĩ mà các trinh sát đã tiến hành trong những năm 30, sự cố nhân tạo, bảo vệ vi phạm quy tắc làm việc, Nicôlaiép bị bắt ở Cung điện Sưmônnưi. Điều khác nhau chỉ là Khơrútsốp dựa vào những chứng cứ mà anh lái xe (xe chở Bôrisôp đến điện Sưmônnưi) may mắn kỳ diệu còn sống lại cung cấp cho, còn Yacôta và Bơrannốp thư ký riêng của ông chỉ là đã thừa nhận những sự thực ấy mà thôi".

Dù sao cũng không thể coi thường những sự thật là sự cố xe hơi, Bôrisốp bị giết hoặc tự sát (cũng có giả thiết này) cũng như sự thật là Bộ Nội vụ có tham dự vào sự kiện này. Kilirinna cho rằng cần thiết phải đồng thời thăm dò tìm hiểu ở các lĩnh vực khác, hãy bỏ qua luồng suy nghĩ quen thuộc được các nhân viên nghiên cứu sao đi chép lại. Ban điều tra đầu tiên với nhiệt tình sôi nổi theo lời kêu gọi của Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô. Rõ ràng Ban điều tra này có khuynh hướng chống Stalin. Điều đó người bình thường cũng nhận ra. Nhưng các nhà sử học không nên trông gió bẻ buồm, gió chiều nào theo chiều ấy, không chịu nổi sự cám dỗ cũng không nên tuân theo những quy tắc của các nhà xã hội học Xô Viết nhồi nhét từ thế hệ này đến thế hệ khác. Lịch sử biến thành chính trị của quá khứ. Kilirinna là một trong những người ít ỏi có biểu lộ sự quan tâm đối với từng cá nhân của bọn khủng bố.

Ngày 3 tháng 12 năm 1934, Bộ Nội vụ công bố trên báo chí. Hung thủ giết hại Kirốp là Lêôrút Vasihêvích Nicôlaiép, nguyên viên chức Viện kiểm sát công nông Lêningrát sinh năm 1904. Mấy ngày đầu, dù tại cuộc mít tinh quần chúng hay trên báo chí hễ nhắc đến tên anh thì người ta chửi rủa mắng nhiếc. Cùng với ngày tháng trôi qua, tên của anh cũng dần dần bị người ta lãng quên. Nicôlaiép bị xử bắn, vợ, mẹ, em trai và hai người chị gái của anh, cùng chị gái và anh rể vợ anh, cũng vì đã tham gia vào vụ mưu sát Kirốp, nên phải chịu cùng số phận. Mẹ và hai người chị của Nicôlaiép gần đây đã được sửa lại án.

Tóm lại, thiếu tài liệu về tình hình gia đình, có liên quan đến bọn khủng bố. Lâu nay, đã gây nghi ngờ sự quan tâm toàn diện đối với Nicôlaiép. Gia đình của anh cũng phải đào tận gốc rễ. Kilirinna đã phải tốn bao công sức cuối cùng đã từng li từng tí vẽ ra bộ mặt đại khái của hung thủ giết người. Trong thời gian 15 năm, Nicôlaiép đã thay đổi 13 cương vị công tác. Điều may mắn là, có một đơn vị còn lưu giữ một cách kỳ diệu một bản hồ sơ lý lịch của anh, do chính tay anh viết tiểu sử của mình. Khi Nicôlaiép bắn súng giết người ở Cung điện Sưmônnưi, anh 30 tuổi. Anh sinh ở Pêtécbua, đi học tới lớp 6. Năm 1920 vào Đoàn thanh niên Cônsôvô, năm 1924 vào Đảng Cộng sản Liên Xô (b). Khi viết lý lịch ở Khu đoàn thanh niên Cônsôvô Vibua, tại cột những người thân trong gia đình "anh viết” chị gái Anna, em trai Pitơ, mẹ Maria, Đimôphâyépna, bà. Anh không ghi tình hình cha. Có một chi tiết quan trọng: Tên cha của em trai anh là Alếchdăngđơrôvích khác với tên của cha anh. Phải chăng mẹ anh không may mắn trong cuộc sống gia đình. Vốn dĩ, cha của mấy đứa trẻ này không phải là cùng một người. Bà mẹ làm gì hả? Ừ, bà rửa xe ở bãi xe điện Bơrôxin và Calinin. Trước năm 11 tuổi, Nicôlaiép bị ốm nặng, đi không được. Năm 1926, một tổ điều trị chỉ rõ, anh có triệu chứng thoái hoá - hai tay như tay khỉ vậy, đùi ngắn, thân hình khẳng khiu. Trong viện lưu giữ hồ sơ ở Lêningrát, người ta đã phát hiện cuốn sổ đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân Nicôlaiép. Trong sổ có ghi: "Căn cứ vào Điều 15 Lệnh số 1090, tổ điều trị miễn trừ cho anh huấn luyện quân sự trước khi tòng quân và nghĩa vụ phục vụ trong Hồng quân".

Đặc điểm tình hình của Nicôlaiép cũng dần dẫn sáng sủa: trạng thái tâm lý của anh không ổn định, cử chỉ hành động lúc thì tốt, lúc thì xấu, khi thì khiến người ta chán ghét và không làm việc chính đáng, khi thì cáu gắt lung tung. Thường hay ở trạng thái đối lập với những người xung quanh. Thường chỉ vì một việc nhỏ mà sinh sự cãi nhau. Khi anh đặt mua sách chính trị, cho rằng người phát hành hoàn tiền lẻ cho anh chậm, thế rồi cãi cọ ầm lên, bảo rằng người ta sao lâu thế vẫn không hoàn lại tiền. Anh đi xe đạp đâm vào người ta gây thương tích, khi Toà án nhân dân xét xử anh phải bồi thường cho người bị hại, anh lại đi khắp nơi kêu toáng lên là bị oan ức, khiến người bị hại và quan toà ngán ngẩm vô cùng.

Hình như việc gì anh cũng đã làm - Anh đã làm nhân viên công tác cơ quan đại diện, làm phụ cho thợ nguội, từng làm thợ tiện. Khi công tác ở Samara anh có đảm nhiệm chức thư ký Xô Viết thôn, đã từng công tác một năm rưỡi ở bên cạnh cán bộ lãnh đạo. Trong thời gian này, chính là thời kì Pêtrôgrát bị đói kém nhất - nằm 1919 - 1920. Sau khi trở về thành Pêtrôgrát quê hương, - làm việc ở Phòng sự nghiệp công cộng khu Vâybua, làm viên chức rồi làm Chủ nhiệm văn phòng ủy nhiệm khu đoàn thanh niên Kônsôvô Vâybua. Về sau anh đến Luga, ở đó anh được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm văn phòng Huyện đoàn thanh niên Kônsôvô. Sau đó bỗng nhiên tại Nhà máy "Sao đỏ" trở thành một anh phụ việc cho thợ nguội, tại Nhà máy "kho vũ khí màu đỏ" và Nhà máy Các Mác, anh làm thợ tiện. Từ tháng 5  đến tháng 8 năm 1932, làm chỉ đạo viên Tỉnh ủy, sau này từ trước tháng 10 năm 1933 là nhân viên công tác ở Phòng kiểm tra giá cả Viện kiểm sát công nông. Mùa hè năm 1933, hủy bỏ Phòng kiểm tra giá cả, Nicôlaiép lại được điều về Tỉnh ủy, lần này anh đến làm việc ở Phòng tuyên truyền văn hoá từ đây đến tháng 10 năm 1933, anh lại được điều đến làm việc ở Phòng nghiên cứu lịch sử Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Lêningrat (b) Đảng cộng sản Liên Xô. Chức vụ cuối cùng của anh là Chỉ đạo viên Ban lịch sử Đảng.

Ngày 8 tháng 4 năm 1934, Phòng nghiên cứu đã thảo luận vấn đề của cá nhân Nicôlaiép. Tổ chức Đảng triệu tập Đại hội toàn thể đảng viên thông qua nghị quyết khai trừ anh ra khỏi Đảng. Nguyên nhân là anh "không phục tùng sự sắp xếp công tác của khu ủy , từ chối đi làm công tác ở ban tuyển chọn chịu trách nhiệm động viên đảng viên tham gia xây dưng giao thông vận tải có phản ứng không chịu sự điều động để công tác đối với quyết định ấy của Đảng, gây xích mích vô lý, chỉ trích cán bộ lãnh đạo của Đảng”. Trước bốn ngày khi Nicôlaiép bị khai trừ ra khỏi Đảng, cơ quan hành chính của Phòng nghiên cứu ra lệnh miễn nhiệm công tác của anh. Anh bị cách chức, không phải vì anh không làm được việc, mà là vì anh "từ chối tiếp nhân sự phân công của Đảng". Điểm này đã được chú thích trong lệnh cách chức anh. Xét ở góc độ luật pháp, lý do để cách chức Nicôlaiép là không hợp pháp. Đáng lẽ toà án phải phục hồi cho anh trở lại công tác, song Nicôlaiép lại nhậm chức ở cơ quan của Đảng, nói chung Viện tư pháp không giải quyết những vấn đề về tranh chấp lao động của nhân viên công tác trong cơ quan của Đảng. Nếu như không có mệnh lệnh gây tai họa ấy, có lẽ Kirốp cũng sẽ không bị trúng đạn ở đầu và ngã ở hành lang Cung điện Sưmônnưi tháng 12 năm 1934. Vậy ai có thể nói đúng được đây.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM