Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:38:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồ sơ mật Liên Xô  (Đọc 89365 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2010, 08:11:41 am »

HỒ SƠ MẬT LIÊN XÔ

Trọng Phụng và Văn Toàn biên soạn
NXB Công An Nhân Dân 2006
Khổ 14,5 x 20,5. Số trang : 583

Số hóa : hoi_ls







LỜI GIỚI THIỆU

   Hồ sơ mật Liên Xô là cuốn sách được biên soạn dựa vào những tư liệu mới được công khai, những thư từ từng giấu kín, những tập hồi ký bị cấm lưu hành trong thời kỳ Đại Nguyên soái Stalin lãnh đạo Nhà nước Liên Xô. Nội dung sách bao gồm 12 chuyên án hình sự phức tạp nhưng chung một đề tài chuyên quyền, lộng hành, tranh giành ngôi vị độc tôn, tham vọng trở thành thần tượng. Những mưu mô ám muội, những toan tính tinh vi, những thủ đoạn tàn bạo được sử dụng chỉ nhằm loại trừ phe phái đối lập để ung dung ngồi vào chiếc ghế cao nhất trong chính quyền hoặc tiêu diệt những nhân vật lỗi lạc nổi trội để không còn ai hơn mình.

   Mọi ý đồ đều xuất phát từ Điện Kremli, chủ mưu là những “chiến hữu thân cận nhất" từng đồng cam cộng khổ thời xây dựng chính quyền Xô Viết và thời nội chiến. Không thể không kể đến sự đồng lõa ấy là tính cả tin, sự buông lỏng và cả thói vô trách nhiệm của một tập thể nắm quyền lực tối cao.

   "Bạo chúa" có "gian thần" phò tá thì âm mưu ám muội nào cũng thực hiện được. Công cụ của "bạo chúa" là "gian thần", công cụ của "gian thần" là cơ quan quyền lực Chêka, các sát thủ chuyên nghiệp và những gã bác sĩ không có lương tâm nằm trong Cục Bảo vệ sức khoẻ lãnh tụ. Hành vi giết người mà dựa trên tiêu chí đạo đức "Kẻ thù của nhân dân ", “Tập đoàn phản cách mạng hoạt động chống nhân dân" thì nạn nhân rất khó tự bảo vệ và dễ ru ngủ tính cảnh giác của nhân dân.

   Chỉ một chiếc ghế bành bọc nhung đỏ trong Điện Kremli mà Trôtxki và Stalin đều nhăm nhe, nhưng thế lực Stalin mạnh hơn, tính tàn bạo kiểu vua chúa Trung cổ ở Stalin thể hiện táo tợn, quyết đoán mưu mẹo hơn nên Stalin thắng.

   Thời kỳ Stalin cai trị Liên Xô tồn tại một xã hội bưng bít, một xã hội thiên đường hoang tưởng, bắt đầu từ việc thần thánh hoá một cá nhân, thần bí hoá và không có cá tính hoá một cá nhân. Niềm vui, sở thích và thái độ của cá nhân ấy là những bí mật quốc gia đặc biệt quan trọng. Đó là tệ sùng bái cá nhân. Tệ sùng bái cá nhân tồn tại được phải dựa trên cơ sở loại trừ những người không cùng phe cánh và những người tài giỏi hơn. Nếu ai đó bị ông ta coi là kẻ thù thì không thể thay đổi được. Nạn nhân của tệ sùng bái cá nhân là những tướng lĩnh công huân, những vị lãnh đạo lão thành, các chính trị - kinh tế gia tài giỏi. Cơ quan đàn áp của Stalin ngụy tạo những chứng cớ về tội danh "Kẻ thù của nhân dân", “tập đoàn phản cách mạng hoạt động chống Liên Xô" để tiến hành những cuộc tàn sát, thanh trừng bất chấp đạo lý phi nhân tính.

   Thể chế quốc gia dù rõ ràng, chặt chẽ mà người chấp hành thiếu tinh thần trách nhiệm đã có tác hại lớn.. Nếu vin vào thể chế, nấp sau thể chế để làm bậy thì sự ngang ngược ác hiểm càng đáng sợ hơn.
   Lênin bị ám sát, "đồ đệ thân tín" của Người liền mượn gió bẻ măng, dựa vào việc chữa bệnh mà dùng thuốc phá hoại sức khoẻ của Người.

   Có thể nói ẩn trong hào quang của vĩ nhân là những bi kịch - bi kịch quyền lực, bi kịch tình cảm. Sau khi từ trần, người sáng lập Nhà nước công nông đầu tiên của xã hội loài người bị các "đồ đệ” của mình bài xích khéo:

   Stalin tâng bốc Lênin là nhà chuyên chính vô sản cứng rắn, thẳng tay với kẻ thù ... Lời tuyên bố này ngầm mách bảo cho mọi người biết "Lãnh tụ không có lòng khoan dung độ lượng”, đồng thời lại có tác dụng biện hộ cho những quyết định tàn bạo mà sau này Stalin thể hiện với các đồng chí của ông.

   Khơrútsốp có những phát biểu vô ơn phủ nhận vai trò lịch sử của Lênin, xem Lênin như là một nhà cải cách máy móc bảo thủ "Chỉ biết bảo nông dân mùa này nên trồng cây gì".

   Brêgiênhép nhìn nhận Lênin như là "ông cụ từ thiện hào nhoáng bên ngoài". Người chết không thể tự biện hộ nên thoải mái chỉ trích, thậm chí thoá mạ.

   Lênin mất đi, những phụ tá đắc lực nhất, thân thiết nhất của Người - những nhân vật góp công sức xây dựng tạo nên Nhà nước công nông bị bức hại dần dần, những cuộc thanh trừng vô ơn rất tàn bạo đó chỉ nhằm nâng cao uy tín cho người kế vị. Số phận Stalin cũng vậy, nó như một minh chứng cho luật nhân quả.
   Bêria - cánh tay phải của Stalin, người chỉ đứng dưới một người mà trên cả muôn người đã ký một quyết định mang tính chất như một “lệnh tiêu diệt" tạo tiền đề cho việc ông ta mưu hại cấp trên của mình nhưng lại tỏ ra quan tâm săn sóc sức khoẻ cho Đại Nguyên soái: "Khi lãnh tụ bị ốm phải báo cho ủy viên Nhân dân An ninh (Bêria) biết, khi ủy viên Nhân dân An ninh có mặt bên bệnh nhân mới được phép gọi bác sĩ". Kết cục là: Stalin bị ngất, các "bề tôi trung thành", các “chiến hữu thân cận" vẫn ung dung: "Các người hoảng loạn nỗi gì, chẳng thấy lãnh tụ đang ngủ đó sao". Mười giờ sau họ mới “hoảng hốt" gọi bác sĩ đến cấp cứu!

   Gấp cuốn sách lại mà như hiện ra toàn cảnh bức tranh xã hội của Liên Xô thời Stalin thoả sức dọc ngang. Lời nói của ông là pháp luật, sinh mạng con người không được coi trọng,  nguyện vọng của con người bị xem nhẹ mới thấy lời nói sâu sắc, thấm đượm đạo lý nhân văn của nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười: "Từ dân, do dân, vì dân". Hiểu như thế thì chủ nghĩa cá nhân không còn đất sinh tồn.

   Hồ sơ mật Liên Xô là cuốn sách tham khảo quý.

   Nhà xuất bản Công an Nhân dân trân trọng giới thiệu cuốn sách với Quý vị độc giả.

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Hai, 2021, 09:14:41 am gửi bởi ptlinh » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #1 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2010, 08:18:29 am »

CHƯƠNG 1
MỘT TRĂM NGÀY ĐÔNG

   Những ngày cuối cùng của Lênin- vấn đề người thừa kế: - Trôtxki, Stalin hay BLôngtai - Làng Goocki, nơi Lênin từ trần- Mối quan hệ cá nhân của Lênin và Stalin : Quan hệ với Stalin bị phá vỡ. Lời đồn xung quanh việc Stalin đã hạ độc chết Lênin. Nguồn sử liệu, tài liệu lưu trữ. Những lời truyền miệng- Nhiều cuốn bệnh án của Lênin lần đầu tiên được công bố.

   Xung quanh việc Vlađimia Ilích lâm bệnh và cái chết của Người đã có vô vàn các tin đồn khác nhau. Sau khi người mất, những lời đồn, các cách phán đoán bắt đầu được lưu truyền. Cuối tháng 1 năm 1924, một bài báo có xuất xứ từ Trung ương Đảng Cộng sản Nga được đăng trên tờ "Công nhân" có đoạn viết: "Đồng chí Lênin đang chữa bệnh tại làng Goocki, cách Mátxcơva không xa, do vậy mãi đến 7 giờ 30 phút tối hôm đó Ban chấp hành Đảng Cộng sản Nga mới biết tin đồng chí mất. Một số các đồng chí ủy viên Trung ương ở Mátxcơva lập tức đến làng Goocki. Lúc đó đồng chí Bukharin đang ở bên cạnh Người..."

   Hai ngày sau trong bài điếu văn với tiêu đề: "Sáu ngày khó quên của nước Nga" của đồng chí Zinôviép đăng trên báo "Sự thật" có đoạn viết: "Có đồng chí gọi điện thoại cho tôi nói rằng Ilich đã đi rồi... Một tiếng sau tôi đến làng Goocki, đứng trước thi hài của Iích".

   Khi đến đó tôi đã thấy Bukharin, Tômxki, Calinin, Stalin, Camênhép và tôi (Ricốp lúc đó đang nằm viện).

   Đã có rất nhiều đảng viên, đặc biệt có nhiều đảng viên không phải công tác trong cơ quan trung ương, đã chú ý đến điểm mâu thuẫn giữa bài báo đăng trên tờ "Công nhân" và lời điếu của Zinôviép đăng trên tờ "Sự thật". Một đằng thì nói là đồng chí Bukharin đã ở làng Goocki. Một đằng thì lại nói, đồng chí Bukharin sau khi nghe tin tạ thế của Lênin đã cùng với các đồng chí trong Bộ chính trị và các đồng chí ủy viên khác tức tốc đi xe cơ động từ Kremli đến làng Goocki.

   Vậy rút cuộc lúc đó Bukharin đang ở đâu?

   Trong bài điếu văn viết nhân kỉ niệm tròn một năm ngày mất của Lênin, Bukharin đã trả lời: "Lúc đó tôi chạy đến, căn phòng đầy những thuốc men và các bác sỹ, Ilích thở hắt ra một hơi, ngửa mặt ra phía sau, trắng bệch đến dễ sợ, yết hầu rung rung như muốn nói điều gì, hai tay Người thõng xuống - Ilích, Ilích người đã không còn nữa rồi..."

   Mọi người đều biết rằng Lênin mất vào hồi 18 giờ 50 phút ngày 21 tháng 1 năm 1924. Thế nhưng đến 21 giờ 30 phút thì Stalin, Zinôviép, Calinin và Tômxki mới đi xe đến làng Goocki.

   Vậy là vấn đề nảy sinh từ đâu? Phải chăng Bukharin là người lãnh đạo cao nhất, duy nhất của Đảng có mặt bên cạnh Lênin lúc người trút hơi thở cuối cùng? Vậy thì Zinôviép lý giải làm sao về bài điếu văn của mình? Nhưng, bài điếu của Zinôviép cũng nhanh chóng bị quên lãng trong ký ức của người dân. Bởi vì chính bài viết "Sáu ngày khó quên" của Zinôviép được cho là loại hồ sơ đặc biệt và được khóa kỹ trong két sắt. Số phận bài điếu văn của Bukharin viết nhân kỷ niệm một năm ngày mất của Lênin cũng cùng chung số phận như vậy. Hơn thế nữa, nó không phải chỉ là một bài báo.

   Năm 1927, trong bài viết với tiêu đề: "Bàn về Lênin đã trích công bố hồi ký của Sôrin", của kẻ theo gót Bukharin. Sôrin bị bắt năm 1939. Năm 1944 chết. Năm 1957, Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin đã cho xuất bản ba tập "Hồi ký về Lênin", trong đó họ đã thu thập nhiều bài hồi ký của Sôrin. Nhưng đã bị lược bỏ đi rất nhiều, thậm chí tất cả những phần liên quan đến tên của Bukharin cũng đều bị lược bỏ hết. Và như vậy, 3 tập "Hồi ký về Lênin" đã được xuất bản mấy lần vào năm 1960, thậm chí nó được tái bản vào những năm 1980.

   Đỉnh cao trong cuộc đời hoạt động chính trị của Bukharin được Sôrin nhắc đến trong cuốn hồi ký xuất bản năm 1927, trong đó có nhiều tình tiết rất ly kỳ. Ngày 21 tháng 1 năm 1924, lúc đó Sôrin đang ở làng Goocki, sau khi ăn trưa xong, Sôrin biết rằng trong "Toà nhà lớn" đang cần có Dầu long não, anh ta vội chạy đi báo cho Bukharin biết. Tôi đã báo cho Bukharin về tin cần có Dầu long não. Bukharin vừa nghe, chợt biến sắc nói: "Ai đã nói với đồng chí như vậy", và lập tức cùng tôi bước vào "Tòa nhà lớn".

   Đến giờ thì đã rõ, Bukharin chính là người đã ở bên Lênin khi người ra đi. Khi Người bị cảm, không có một ai tại viện dưỡng lão ở làng Goocki, vô hình chung, Bukharin đã trở thành người được chứng kiến một sự kiện lịch sử.

   Lẽ nào lại là ngẫu nhiên? Đảng cũng không có những giải thích rõ ràng về việc này. Trong giờ phút cuối cùng khi Lênin ra đi, chỉ có mình Bukharin có mặt tại làng Goocki, bản thân của sự việc này có thể làm cho nhân dân thấy được một luận cứ nào đó. Trong cuộc đấu tranh để giành lấy những di sản của Lênin, chẳng ai có thể có được một cơ hội quý báu như vậy. Do vậy mà sự thật về việc Bukharin có mặt ở làng Goocki cần phải giấu đi.

   Trên thực tế sự việc cũng đúng là như vậy. Người thứ nhất đã làm như vậy đó là Zinôviép. Trong lời điếu từ ông ấy đã giữ được một giọng đọc vô cùng bình tĩnh. Đã thể hiện được sự đoàn kết nhất trí của Bộ chính trị trước cái chết của lãnh tụ. Không ai có thể coi mình là người có đặc quyền kế thừa lãnh tụ. Bukharin cũng đồng ý với phương châm này. Nhưng sau khi có lời nói dối nho nhỏ thứ nhất của những bạn chiến đấu ở bên cạnh giường của người quá cố, những người này đã có những thỏa thuận với nhau, sau đó lại có lời nói dối thứ 2, rồi thứ 3. Cứ như vậy, câu chuyện thần thoại người đầu tiên biết được tin Lênin ra đi đương nhiên chính là Stalin, điều này đã bám rễ một cách chắc chắn trong ý thức của mọi người. Stalin, chỉ có ông ấy mới có thể có được quyền lực hàng đầu như vậy. Tuy nhiên, các nhà sử học đã chứng minh được rằng, chính Zinôviép là người đầu tiên ở Mátxcơva biết tin sớm nhất về cái chết của lãnh tụ. Maria Ilinichina Ulianôpna đã điện thoại trực tiếp từ làng Goocki cho Zinôviép. Zinôviép cũng vì sự đoàn kết nhất trí trong Bộ chính trị, đồng ý chia sẻ niềm vinh dự này với Stalin. Và kết quả là trong báo cáo của tổ lãnh đạo về việc kỷ niệm vĩnh viễn Lênin của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã có chi tiết phải tranh luận với nhau, và được viết lại như sau: "Lúc 7 giờ tối ngày hôm đó, đồng chí Stalin và Zinôviép là hai người được biết sớm nhất về sự ra đi của Lênin..... 9 giờ 30 phút ngày 21 tháng 1, đồng chí Stalin, Zinôviép, Tômxki, Calinin, đã lên ô tô đến làng Goocki".

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #2 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2010, 08:26:30 am »

   Và như vậy, vô hình chung, Bukharin người lãnh đạo cao nhất, duy nhất của Đảng đã có mặt bên giường bệnh của Lênin, điều này tuyệt nhiên không thể vô ý đổi thành Stalin được. Về điều này xin xem lại bài tường thuật của Pangki Bruêvich (1873-1935) - nhà hoạt động Đảng và Nhà nước, Tiến sĩ lịch sử học viết về hồi ký của Lênin, nói về việc các thành viên của Bộ chính trị đã đến làng Goocki vào ngày 21  tháng 1. Trong đó có đoạn như sau:

   "Stalin đi đến trước mặt mọi người, ông rảo những bước dài, lúc quay sang trái, lúc quay sang phải, cứ mỗi một bước đi, ông lại chuyển ngoắt thân mình một cái rồi đút bàn tay phải vào trong túi của bộ quân phục, điệu bộ nặng nề, kiên quyết... sắc mặt Stalin trắng bệch ra, căng thẳng, con mắt thì chăm chú nhìn vào... Tạm biệt nhé, tạm biệt nhé, Vlađimia Ilích... Xin tạm biệt ! Sắc mặt Stalin lúc này đã hết trắng, hai tay nâng đầu Lênin, ghé sát vào người mình, hầu như ôm ghì lấy Lênin rồi hôn lấy hôn để, lên trán của Lênin... Stalin đã phẩy tay một cái, bước đi một cách dứt khoát giống như chém một nhát dao chặt đứt quá khứ và hiện tại..."

   Với những cuốn hồi ký thế này, và rất nhiều những cuốn hồi ký tương tự như thế, đã dạy cho nhân dân ta nhận thức được vai trò đặc biệt của Stalin. Và việc làm sáng tỏ vấn đề, cuối cùng ai là học trò của Lênin, ai là nhân vật số một xứng đáng là người kế thừa của Lênin.

   Thời gian vẫn cứ trôi, năm này qua năm khác, các vị lãnh tụ chính trị của đất nước thì cứ kẻ lên người xuống. Nhưng, những câu chuyện xung quanh việc bệnh tật và cái chết của Lênin thì không bao giờ dứt. Đến thời kỳ tan băng của Khơrútsốp, những câu chuyện ấy lại bùng lên.

   Bức màn sắt cuối cùng cũng đã hé mở, người ta được ra nước ngoài nhiều hơn. Ở nước ngoài, người ta nghe thấy nhiều chuyện mà từ trước đến nay không nghe thấy ở Liên Xô. Vậy thì đâu là chân tướng của sự việc, đâu là hư cấu? Làm thế nào để có thể tách biệt cho được sự thật của lịch sử và những việc bịa đặt vu cáo?

   Trong những năm Khơrútsốp cầm quyền, đã có một số người nào đó từng nghiên cứu về cuộc đời và hoạt động của Lênin, có ý đồ muốn phủ nhận Lênin. Tuy nhiên đến thời kỳ Brêgiênhép, những ý đồ này đã bị triệt tận gốc. Vào thời kỳ đó, công thức hóa việc sửa sai các khuôn mẫu cũ, hư cấu, nguỵ tạo đang rất được thịnh hành. Các hình thức tuyên truyền của chính giới như điện ảnh, sách báo đã biến Lênin trở thành một ông cụ chuyên đi phát quà cho trẻ em trong các ngày lễ thánh và là người chuyên đi làm tất cả mọi việc thiện cho mọi người. Việc này được thấy rõ trên phim ảnh, kịch, thậm chí cả trong các tác phẩm hội họa. Còn trong thời kỳ cầm quyền của Stalin, Lênin được coi là một người luôn thẳng tay với kẻ thù. Trong thời Khơrútsốp, Lênin lại được xem như một người chỉ biết bảo nông dân rằng, vào mùa nào thì nên trồng cây gì. Trong thời kỳ Brêgiênhép, Lênin được coi là một người chỉ thích hào nhoáng bên ngoài. Một vị lãnh tụ hầu như đã biết hết tất cả mọi thứ theo một khuôn mẫu đã định sẵn. Người luôn luôn đúng giống như mọi việc đã được sắp đặt sẵn như từ trong bụng mẹ vậy.

   Còn ngày nay, Lênin trong con mắt của mọi người là người thế nào? Đến nay chắc chẳng ai tin Lênin lại chỉ là người đơn điệu như vậy, và từ trước đến nay, Người cũng không phải là người đơn điệu như thế. Nhưng, những lời đánh giá về Lênin không khó khăn như hiện nay, và sự thật cũng không có gì phải bàn cãi cả.

   Những kẻ muốn đả phá, công kích Lênin, nhưng lại không thể dùng ngòi bút để đả phá Người thì chúng bới móc Người trên mọi phương diện. Chứng chỉ trích Người luôn đặt bạo lực lên hàng đầu, đặt lợi ích của xã hội lên trên lợi ích của cá nhân kiểu tư tưởng dân chủ theo khuynh hướng "tả" của tư tưởng cộng sản cấp tiến.

   Ngày càng nghe thấy nhiều lời chỉ trích Lênin về việc Lênin đã gây ra nhiều bi kịch lớn. Rồi vấn đề đời tư của Lênin, trong đó bao gồm cả việc Người bị ám sát, mang trọng bệnh và cả sự thực về việc bị trúng thương cho đến lúc Người mất.

   Trong thời gian tôi ở nước ngoài, có người đã dẫn lời từ các báo chí của Nga hỏi tôi rằng: Di hài "đặt tại lăng Lênin ở quảng trưởng Đỏ không phải là di hài của Lênin, mà là một di hài khác được thay vào đó, thậm chí đó chỉ là một bức tượng, mà thực sự thì thi hài của Lênin đã không được bảo quản tốt. Nói gì thì nói, chắc chắn thi hài của Lênin đã không được bảo quản chu đáo. Do vậy đến tháng 7 năm 1941, đã xảy ra bi kịch là thi hài của Lênin đã được đem đến Sibêri để cất giữ. Chính vì những việc này đã dẫn đến sự nghi ngờ của rất nhiều người. Vì sao quá trình ướp xác Lênin lại phải tiến hành bí mật như vậy? Chẳng lẽ việc này lại đúng như chính giới vẫn hay nói hay sao, việc không công khai trên báo chí về vấn đề ướp xác phải chăng là để ngăn chặn không cho đưa ra những bí mật về bệnh tình của Lênin chăng? Nếu như tin vào cách nói của chính giới như vậy - Thì đây, với ba lần bị cảm, động mạch bị sơ cứng, bị mất trí nhớ và khả năng nói, điều này tất nhiên sẽ rất đau đầu, vậy thì sẽ giải thích thế nào đây về việc, chính trong thời kỳ Lênin bị bệnh trầm trọng thế này, lại chính là thời kỳ mà Người sáng tạo được nhiều tác phẩm lý luận khoa học ? Trong thời kỳ này, nhiều tác phẩm đã được ra đời như: "Bàn về vấn đề cách mạng dân tộc", "Vấn đề dân tộc hay vấn đề "Tự trị hóa", "Về vấn đề hợp tác hóa", "Chúng ta cải tổ viện kiểm soát công nông thế nào?", "Về vấn đề cách mạng của nước ta", "Thư gửi đại biểu đại hội". Theo suy đoán, như vậy thì thứ bệnh mà Lênin gặp phải chắc là một thứ bệnh nội tạng gì chăng?

   Không chỉ ở nước ngoài, mà ngay ở trong nước những điều bàn tán xung quanh cái chết của Lênin và những lời bóng gió vô căn cứ không hề giảm đi tý nào. Những lời phát biểu của Kaliyakin tại Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ nhất, lại một lần nữa làm cho những điều bàn tán và những lời bóng gió về Lênin có dịp lại bùng phát trở lại. Kiến nghị đòi đưa thi hài của Lênin ra khỏi quảng trường đỏ và việc làm trái với ý nguyện của người chết và những người thân thích của Lênin được xem như một phát hiện vĩ đại trước hàng triệu đồng bào trong nước. Bàn về nguyên nhân cái chết bí mật của Lênin, bàn về kẻ đã bắn mấy viên đạn tẩm độc đó chẳng phải là ta bàn đến Kapulan mà ta lại một lần nữa bàn đến kẻ đã đưa những tin đồn này lan ra. Nói gì đi chăng nữa thì chúng ta cũng thấy, Lênin đã từng giảm án đối với những phán quyết của ban thanh trừng bọn phản cách mạng trên toàn nước Nga. Kapulan đã sống tại Macatan đến khi tuổi già. Một số sách báo xuất bản công khai, thậm chí đã khẳng định, có người từng nhìn thấy Kapulan sống ở Budinka và Sôrốpka.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #3 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2010, 08:44:17 am »

   Nhiều năm nay, trên thực tế, giới hạn của sự phối hợp của lịch sử đã làm cho chúng ta bị bó hẹp đến đáng thương hại. Đa số mọi người không biết gì và thiếu hiểu biết về sự thật của những sự việc trong dĩ vãng, việc làm cho mọi người tin rằng, đang có những lời đồn đại muôn màu, muôn vẻ ở những làng quê, những thành phố của một quốc gia rộng lớn. Tính công khai ở đây đã bị che đậy, mọi người ai cũng muốn bỏ ngoài tai những điều đã nói nhàm chán được chôn vùi suốt mấy chục năm qua. Ấy vậy mà những lời nói bâng quơ ấy được mô tả rất thần thánh vì thế những người chả biết gì cũng rất dễ tin vào những lời nói dối.

   Do không nắm rõ nguyên nhân thực sự cái chết của Lênin, cho nên đã có những tin đồn vô căn cứ là Stalin đầu độc Lênin. Trong thời kỳ "băng tan" Khơrútsốp và vào cuối những năm 1980, trong một số tác phẩm lịch sử đã ngầm ám chỉ rằng, Stalin đã nhúng tay vào bi kịch ở làng Goocki. Tuy nhiên các tác phẩm này không dám chỉ thẳng vào như nhà viết kịch Pháp đã từng viết, nhưng những tin đồn người Capcadơ trong Điện Kremli (Stalin) có tội thì ngày càng trở nên thần bí.

   Năm 1991, trên tạp chí "Thông báo của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô" có đăng hồi ký của Maria Ulianôpna, một năm trước chính mắt tôi đã được đọc cuốn hồi ký này. Và thực sự tôi đã may mắn phát hiện ra một trang trong cuốn nhật ký của Maria có nội dung rất đặc biệt, điều này đã làm tôi vô cùng kinh ngạc. Hiện nay, căn cứ vào bút tích của những đoạn đã được sửa chữa ở trang 30, 31 của Maria, đem trích nội dung ra ta thấy Maria viết: Ngày 30 tháng 5, Lênin yêu cầu Stalin đến gặp Người. Côrôpnicốp đã khuyên Lênin hủy bỏ cuộc gặp mặt này, bởi vì việc này có thể sẽ không có lợi cho Người, nhưng cuối cùng lời khuyến cáo đó đã chẳng có tác dụng gì. Lênin đã nói rằng, Người cần nói chuyện một cách ngắn gọn với Stalin. Sau khi nói xong. Người tỏ ra cực kỳ xúc động, vậy là nguyện vọng của Người đã được thỏa mãn. Người gọi điện cho Stalin đến gặp mình. .Một lát sau, Bukharin và Stalin cùng tới. Stalin bước vào căn phòng của Lênin, Lênin đề nghị Stalin đóng chặt cửa lại. Lúc này Bukharin đang ở phía ngoài cùng với chúng tôi. Ông nói một cách thần bí rằng: "Tôi đã đoán ra được vì sao Lênin lại muốn gặp Stalin rồi". Nhưng ông không nói ra ý nghĩ của mình cho chúng tôi biết.

   Mấy phút sau, cửa phòng Lênin bật mở, Stalin từ trong phòng bước ra, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh của một Stalin với tâm trạng chán nản. Sau khi từ biệt chúng tôi, Stalin và Bukharin đi qua căn phòng nhỏ nằm gần "toà nhà lớn" phía trong viện điều dưỡng, rồi tiến về phía xe ô tô đang đỗ ở bên ngoài. Tôi đi lại đó tiễn họ, tôi thấy họ nói gì đó với nhau rất nhỏ, lúc ở trong viện điều dưỡng tôi thấy Stalin quay người về phía tôi nói rằng: đối với tôi - Maria, thì có thể nói được, còn đối với chị dâu tôi - Crupxcaya, không nên nói. Stalin nói với tôi, Lênin gọi ông đến là muốn để cho ông thực hiện lời hứa của mình trước đây với Lênin là: Rồi sẽ đến một ngày nào đó, khi thần kinh của Lênin bị tê liệt lúc đó Stalin phải nhanh chóng giúp người rời khỏi thế giới này. Lênin nói: "Cái giây phút trước kia tôi nói với đồng chí bây giờ đã đến rồi, tôi biết mình đã bị tê liệt, bây giờ tôi cần sự giúp đỡ của đồng chí”.

   Lênin nhờ Stalin mang thuốc độc đến cho mình, Stalin đã đồng ý với yêu cầu của Lênin. Sau đó Stalin cúi xuống hôn Lênin và bước ra khỏi phòng, Nhưng khi nói chuyện Stalin đã có ý nghi ngờ. Lẽ nào Lênin lại không hiểu là Stalin cũng đã đồng ý như vậy. Nếu như giây phút vĩnh biệt đã đến gần, và lúc đó những hy vọng về sự phục hồi sức khỏe không còn nữa... Stalin nói: "Để an ủi Người, tôi đã đồng ý với yêu cầu của Người. Nhưng Người phải thật sự hiểu cho là, Người thực sự không còn hy vọng gì nữa, hoặc giả những lời nói của tôi đã chứng thực rằng Người chẳng còn hy vọng gì nữa. Vậy thì phải làm thế nào đây?” Nói đến đây Stalin và Bukharin quyết định quay lại chỗ Lênin một lần nữa. Khi quay lại đây, Stalin đã cùng trao đổi với các bác sỹ. Các bác sỹ nói một cách quả quyết rằng, bệnh của Lênin chẳng phải đã hoàn toàn hết hy vọng, bệnh của Người hoàn toàn không phải là không chữa được. Đề nghị Người hãy cố gắng đợi thêm một thời gian nữa. Thế là mọi công việc lại được tiến hành. Lúc này ở trong phòng của Lênin, Stalin ngây người ra một lúc. Rồi sau khi đi ra, Stalin đã nói với Bukharin rằng, Lênin đã đồng ý chờ thêm một thời gian nữa. Xem ra, sau khi Stalin chuyển lời của bác sỹ đến Lênin, Người tỏ vẻ rất vui. Stalin còn đảm bảo rằng, nếu như thực sự không còn hy vọng gì nữa, thì Stalin sẽ thực hiện lời hứa của mình. Lời bảo đảm của Stalin đã làm cho Lênin cảm thấy thật yên lòng. Cho dù Người không hoàn toàn tin tưởng lắm mà nói: "Đây chỉ là mánh khóe ngoại giao của đồng chí”.

   Liên tục trong suất mấy chục năm qua, cuốn nhật ký của Crúpxkaya luôn bị xếp trong kho hồ sơ của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Dường như chưa có ai được nhìn thấy nó. Nhưng khi xem xét cuốn nhật ký của Maria, ta thấy bà nói chính bà đã tự tay đánh máy cuốn nhật ký này, vậy thì một số người gần gũi với Maria nhất định đã nhìn thấy cuốn nhật ký này. Hơn nữa không loại trừ khả năng các tình tiết chủ yếu được ghi chép và nội dung tỷ mỷ của bản viết tay đã trở thành tài sản của một số người nào đó ở Mátxcơva. Đoạn nói về những viên thuốc độc, đương nhiên sẽ dẫn đến sự chú ý của mọi người. Vì thế những thông tin trong cuốn nhật ký chưa được công bố sự việc này có thể dẫn đến nhiều sự việc hoang đường không lường trước được, thậm chí dẫn đến sự ức đoán của một số người tin theo khuôn phép cũ không nắm được sự thật của lịch sử đáng tin cậy.

   Sự việc xem ra chỉ có vậy, đó là việc khi bị bệnh tật dày vò, Lênin đã nhờ đến bạn chiến đấu cũ của mình mang thuốc độc đến, để mình được chết sớm. Nhưng vấn đề là ở chỗ, vì sao Người lại chọn Stalin? Mặc dù cho đến nay, các nhà văn, nhà chính trị đã tranh luận nhiều về vấn đề này. Hơn thế nữa, họ ngày càng vững tin rằng, trong số những người luôn theo sát Lênin, thì Stalin là người thích hợp nhất cho việc này. Phải chăng Lênin sợ chết? Không phải. Năm 1911, do nhận được tin Lapác tự sát, Lênin đã nói với Crúpxkaya: "Nếu như một cá nhân nào đó không thể phục vụ Đảng được, thì cũng nên nhìn thẳng vào sự thật như Lapác".

   Bốn năm trước đây, Lênin cũng tí nữa thì bị hy sinh. Lúc đó Người đang lặng lẽ đi trên mặt biển đóng băng, đến một hòn đảo ở gần đó để trốn lên một chiếc tàu thủy. Việc này xảy ra ở Phần Lan. Cảnh sát Nga đã cho người theo dõi Lênin trên đất Phần Lan. "Muốn đến hòn đảo đó, Lênin phải đi ba cây số”, Crúpxkaya kể lại: "Cho dù lúc đó là tiết tháng 12, nhưng các tầng băng lúc đó chưa hẳn đã đóng lại chắc chắn. Và lúc đó chẳng có ai tình nguyện vượt nguy hiểm để hộ tống Người đi, và lúc đó cũng chẳng có người hướng đạo. Cuối cùng có hai người nông dân Phần Lan uống rượu say quyết định hộ tống Người. Thế là trên mặt biển băng, người đã lủi thủi ra đi. Hai người nông dân và Lênin suýt nữa thì vong mạng - Tính mạng giữ được chỉ là do ngẫu nhiên..."

   Lúc đi trên băng, Lênin vừa đi vừa nghĩ: "Nếu hy sinh như thế này thì thật là ngu xuẩn biết bao".

   Ngày 30 tháng 8 năm 1918, Lênin bị ám sát. Giáo sư B.C Vêsburốt thuật lại sự việc này sau: Khi đưa Lênin đã bị thương vào Điện Kremli. Người yêu cầu tất cả mọi người đều phải ra ngoài hết, chỉ trừ mình tôi được ở lại trong phòng, khi chỉ có hai chúng tôi ở trong phòng, Người hỏi tôi: "Tôi sắp đi rồi phải không? Nếu như sắp hy sinh thật, xin hãy nói trực tiếp cho tôi biết, để tránh có việc gì tôi chưa làm xong mà đã hy sinh rồi".

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2010, 08:55:08 am »

   Trong cuốn nhật ký của Camênhép có đoạn viết:
   "...Nếu như tôi bị ám sát, nhờ các đồng chí xuất bản hộ tôi cuốn sách này "Chủ nghĩa Mác bàn về nhà nước" (ở Stôckhôm - Thụy Điển bị nhỡ chưa in được), bìa  sách nên màu xanh...". Camênhép nhắc lại "Giả dụ tôi hy sinh" mà chỉ nói với giọng chế diễu rằng, "Nếu như tôi bị ám sát".

   Crúpxkaya đã chỉ ra: "Trong cuộc đời mình, Lênin luôn rơi vào những cảnh ngộ kề cận với cái chết. Điều này vẫn còn hằn lại những vết tích trên thân thể Người. Nhưng những điều đó không làm cho Người bị thấp hèn đi.”

   Nhưng, Lênin lại rất sợ khi thần kinh trong trạng thái tê liệt lúc chờ đợi cái chết. Năm 1922, Lênin nhớ lại lúc Lapác đã tự nguyện buông xuôi cuộc đời, thì Người đã nghĩ đến việc cho gọi Stalin đến gặp mình.

   Cho đến nay việc nghiên cứu thời kỳ cuối đời của Lênin ít được chú ý. Nói đi nói lại vẫn là những mẩu chuyện đã bị cắt xén sửa đổi của những năm trước đây, những mẩu chuyện đó thường là có vẻ giống nhau. Trước đây khi chính giới nghiên cứu về cuộc đời của Lênin đã không đi sâu vào vấn đề này, không tổng hợp những tài liệu có liên quan đến bệnh tật và hành vi của Người khi chờ đợi cái chết. Vì thế các nhà sử học coi đó là việc đánh giá thấp ký ức của họ. Tính công khai đã mở ra bức màn cực kỳ bí mật trong suốt những năm qua về nguyên nhân cái chết thần bí của nhà cải cách vĩ đại của thế kỷ 20. Để tiến hành bảo vệ bí mật các tài liệu liên quan đến bệnh tình của Lênin, ngay lập tức nó được đưa vào kho bảo quản theo chế độ lưu trữ đặc biệt, đưa tất cả các tài liệu in ấn có liên quan đến những ngày cuối cùng trong cuộc đời Lênin và cái chết của Người đi tiêu hủy. Cách làm này đã làm tăng thêm nhiều kiểu tin đồn khác nhau của mọi người. Và điều đó khiến người ta nghi ngờ cuốn sổ khám bệnh của Lênin do nhà nước công bố.

   Cần phải đi tìm những tài liệu viết tay ! Phải nói là ở nơi nào đó, nhất định có những chứng cứ của những người đã chứng kiến sự việc, nhật ký của người đương thời, những người thân của Lênin, các bác sỹ đã từng chữa bệnh cho Người thời gian đó. Những người Bônsêvích lão thành nói, trong mấy năm đầu sau khi Người mất, trên báo chí có đăng tải rộng rãi hồi ký của Lênin. Tóm lại, là cần phải đi tìm. Đúng vậy, tuy hy vọng rất nhỏ bé. Vì thời kỳ đó, người ta rất sợ hãi nên đã đem tất cả những cuốn tạp chí, báo chí có đăng những bài có liên quan đến cái gọi là "mưu phản" đem đốt hết, bán chúng làm phế liệu. Cho dù có như vậy thì vẫn cứ phải đi tìm lại - Có quyết tâm chắc chắn sẽ làm được.

   Thật may mắn cho tôi, trong đống đồng nát, tình cờ tôi đã nhìn thấy một cuốn tạp chí có tiêu đề "Tia lửa của chúng ta", chính do cái đầu đề cuốn tạp chí và cái màu vàng cũ kỹ đã lâu năm của nó đã khiến tôi chú ý đến nó. Cuốn tạp chí này không có điểm nào trùng với tờ báo "Tia lửa" do Lênin sáng lập và chủ biên. Nó là tờ báo của cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng Cộng sản Nga (Bônsêvich) tại học viện quân y Hải lục quân công nông mỗi tháng xuất bản một kỳ. Tôi nghĩ rằng, nội dung xuất bản của nó mang tính chuyên môn hẹp, chuyên môn về ngành y, do vậy mà chưa chắc đã có tác dụng gì đối với tôi, lúc đó tôi hơi thất vọng và đã định bỏ nó vào vị trí cũ nhưng lại nghĩ cứ lật thử xem có may mắn hay không và thật ngẫu nhiên, tôi đã tìm đúng được một bài, chỉ đọc mấy chữ đầu thôi đã khiến tôi như muốn ngưng thở: "Kính thưa các đồng chí, đây là lần đầu tiên tôi muốn kể lại những sự việc có liên quan đến bệnh tình của Vlađimia Ilích Ulianốp Lênin lúc người còn sống. Bài viết này tôi viết lại những gì tôi nhớ lại thời kỳ đó..."

   Quyển tạp chí bên ngoài không đẹp lắm, xuất bản với số lượng ít, nhưng rõ ràng có đăng hồi ký của một bác sĩ đã từng chữa bệnh cho Lênin. Trong lòng tôi rất muốn biết: Tác giả là ai? Đó là giáo sư, bác sĩ Vichto Auxipốp. Năm 1915, ông nhận chức Chủ nhiệm khoa thần kinh của học viện y khoa Sanh Pêtécbua, Năm 1917 ông là chủ tịch Hiệp hội các nhà thần kinh học Sanh Pêtécbua. Năm 1933 ông là nhà khoa học được Nhà nước Nga phong tặng, Nhà khoa học công huân liên bang Xô Viết, Năm 1939 ông trở thành viện sĩ thông tấn Viện Khoa học, năm 1944 ông là viện sĩ Viện y khoa Liên Xô. Ông mất năm 1947. Cuốn tài liệu này đã nằm trong kho lưu trữ đặc biệt suốt hơn nửa thế kỷ qua. Những lời văn trong đó của Giáo sư rất dài, do vậy tôi xin được trích ra những nội dung chủ yếu. Thậm chí một số việc mà mọi người chưa được biết cũng xin được kể lại.

   Trong đoạn đầu, tác giả viết: Là một bác sĩ, tháng 5 năm 1923, ông có cuộc gặp với Lênin. Và từ đó đến khi Lênin mất, bác sĩ dường như chỉ ở cạnh Lênin.

   Có thể chia thời gian mà Lênin đã thọ bệnh ra làm ba thời kỳ. Giáo sư viết: "Thời kỳ thứ nhất bắt đầu từ tháng 3 năm 1922, thời kỳ thứ hai là tháng 12 năm 1922, thời kỳ thứ ba là tháng 3 năm 1923. Việc chia giai đoạn như vậy đã chỉ rõ ra rằng, quá trình từ lúc người sinh bệnh đến phát bệnh là ngày càng nặng lên, theo hình thức nhảy cóc. Tức là có những khoảng thời gian bệnh của Người đã có lúc thuyên giảm, Người đã cảm thấy sức khỏe tốt lên nhiều, nhưng giai đoạn sau bệnh lại tăng thêm lên tiếp tục phát triển. Bệnh của Người phát triển đều đều không đột ngột. Ví dụ, lần thứ nhất vào tháng 3 năm 1922 trước khi phát bệnh, Người đã có một giai đoạn ủ bệnh, lúc đó bệnh của Người chưa đến mức làm cho mọi người phải chú ý, ngay bản thân người bệnh cũng không để ý đến lắm. Do vậy mà việc xác định thời gian nào Lênin bắt đầu mắc bệnh là một việc rất khó. Nhưng thời gian Lênin phát bệnh là tháng 3 năm 1922. Điểm này có một số chứng cứ là: Những người ở bên cạnh Lênin nói, Lênin thỉnh thoảng vẫn nói với họ, Người cảm thấy khó chịu, có lúc Người cảm thấy có những triệu chứng của bệnh tật ngày càng nặng hơn, khiến Người không thể không lo lắng".

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #5 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2010, 08:59:58 am »

   Ví dụ, khi Lênin đi săn, có lúc Người ngồi dưới gốc cây, tay Người mân mê chân phải, chúng tôi hỏi nhỏ, Người làm sao vậy? Người trả lời: "Đi mệt quá, nghỉ lát đã”. Giáo sư Auxipốp cho rằng, Lênin lúc đó tự mình cũng có thể biết được sức khỏe của mình không còn tốt nữa. Nhưng Người không để ý, thậm chí Người còn giấu biệt việc này với mọi người xung quanh. Lênin luôn đặt mục tiêu cao cả của mình lên trên hết, và Người nguyện hy sinh sức khỏe, lợi ích cá nhân mình để thực hiện mục tiêu cao cả ấy.

   "Nhưng từ tháng 3 năm 1922 trở đi" Giáo sư nói tiếp: "Đã bắt đầu xuất hiện nhiều hiện tượng làm mọi người xung quanh phải chú ý... nó thường được biểu hiện như: Thường bị mất đi cảm giác trong thời gian ngắn, bị tê liệt nửa người bên trái”. Đây là hiện tượng xảy ra rất ngắn: Tay phải bị tê, sau đó rất nhanh các cơ năng phục hồi trở lại. Nhiều lúc khả năng biểu đạt tiếng nói bị mất đi, sau đó trong vài phút, Người không thể tự biểu đạt được tư tưởng của mình. Những biểu hiện như vậy cứ lặp đi lặp lại mỗi tuần khoảng vài lần. Thời gian kéo dài không lâu lắm, từ 20 phút đến 2 giờ đồng hồ, nhưng không bao giờ vượt quá 2 tiếng. Có khi đang đi, đột nhiên lại phát bệnh. Người tự nhiên ngã quay ra đất phải một lúc sau, khả năng biểu đạt ngôn ngữ lại được phục hồi trở lại, Người lại tiếp tục công việc của mình. Trong thời kỳ này, các bác sỹ, Giáo sư trong và ngoài nước cũng đã được mời đến đây. Từ đó trở về sau Lênin phải chịu sự giám sát của họ. Thời kỳ đầu Người ngã bệnh, vào khoảng trước tháng 3, có một số bác sỹ đã khám bệnh cho Người, nhưng họ không phát hiện ra các hiện tượng đã làm tổn hại nặng đến não bộ của Người. Bệnh tình của Người được giải thích là do làm việc quá căng thẳng. Chính vì vậy mà Lênin đã nói với mọi người là Người chỉ làm việc từ 6 đến 8 giờ trong một ngày, nhưng ngược lại, Người luôn luôn làm việc không hạn chế về thời gian, thậm chí có lúc Người còn làm việc thâu đêm.

   Như vậy, là phải ép buộc Người nghỉ ngơi. Đưa Người đến sống tại vùng ngoại ô Mátxcơva, sống tại một nơi có cánh đồng rộng lớn, đó chính là làng Goocki, nơi ở và làm việc của Lênin trước khi Người mất. Hiệu quả của công việc điều dưỡng rất tốt, đến tháng 8, Lênin thấy khỏe trong người, Người hy vọng có thể tiếp tục làm việc, bệnh tật dường như đã hết, những cơn đau đầu cũng hết luôn. Nhưng cho dù như vậy, phải đến tháng 10, Người mới có thể quay về cương vị công tác cũ được nhưng phải hạn chế. Chính trong thời kỳ này Người cảm thấy rất hài lòng về sức khỏe của mình, thậm chí Người còn không chú ý gì đến lời dặn dò của bác sỹ, Người thường phát biểu một mạch rất dài. Ví dụ như trong Hội nghị quốc tế cộng sản lần thứ nhất, Người đã phát biểu liên tục 1 tiếng 20 phút, mà lại dùng tiếng Đức để phát biểu. Tình trạng sức khỏe này kéo dài đến tháng 12, sau đó nó bị suy giảm do bệnh tật, tái phát.

   Điều này được thể hiện rõ là nửa người bên phải của Người bị tê liệt nhưng khả năng nói lúc đó vẫn chưa bị tổn thương. Qua một thời gian điều trị, chứng tê liệt đã giảm hẳn. Khả năng vận động, đi lại đã tốt lên nhiều nhưng không thể trả lại được khả năng vận động như ban đầu. Bệnh vừa đỡ một chút, Người lại tiếp tục lao vào công việc, Người đọc cho nữ thư ký và người tốc ký chép lại những điều suy nghĩ của Người. Mấy chương cuối cùng của một cuốn sách, Người đã hoàn thành trong tháng 2 năm 1923".

   "Từ tháng 3, thời kỳ thứ 3 của bệnh tật lại bắt đầu”. Giáo sư Auxipốp chỉ ra: Biểu hiện tê liệt ở tay phải và chân phải ngày càng trầm trọng, khả năng phát ngôn cực kỳ kém. Mỗi khi Lênin muốn nằm lên giường, Người tự mình đã không thể nói ra được ý muốn của mình, mà trong mồm chỉ lắp bắp được vài tiếng, sau đó phải ra hiệu bằng tay. Người cũng không thể hiểu hết được những điều mà mọi người xung quanh nói. Lần đầu tiên tôi gặp Lênin vào tháng 5 năm 1923, lúc đó tôi đi cùng các Giáo sư khác. Bệnh tình của Lênin lúc này đã rất nghiêm trọng, và bệnh còn kéo dài bao lâu, lúc đó không thể chẩn đoán được là bệnh tình của Người liệu có chuyển biến hay không, sức khỏe của Người liệu có hồi phục được hay không.

   Nhưng với thể chất cứng cỏi của người bệnh, cộng với sự tận tâm của các bác sĩ điều trị, bệnh tình của Lênin đã bắt đầu có những chuyển biến tốt. Trong khoảng ngày 20 tháng 5, Người lại một lần nữa được đưa từ Điện Kremli đến làng Goocki. Lúc đó đã phải áp dụng biện pháp đề phòng rất cẩn mật để Người đi bằng ô tô. Để tránh sóc và bụi bặm, xe đi rất chậm, cuối cùng đến nơi an toàn. Ở làng Goocki Người cảm thấy tốt lên nhiều, Người thấy rất vui khi tiếng nói được phục hồi trở lại.

   Do vậy, đã có một chuyên gia ngôn ngữ được đặc cách mời riêng tới để luyện tập cho Người. Qua một tháng luyện tập đã có kết quả nhất định: Người có thể nghe hiểu đầy đủ những điều mà những người xung quanh nói. Nhưng đến khoảng ngày 22 tháng 6, bệnh tình của Người lại có hiện tượng xấu đi nhiều, đây cũng là lần xấu đi cuối cùng, nó kéo dài đến ngót một tháng. Sự mất ngủ luôn dày vò Người, đã xuất hiện những hiện tượng ảo giác kém ăn bồn chồn, đau đầu. Đặt Người nằm trên xe đẩy đi lại ở trong phòng khiến đầu Người đỡ đau hơn.

   Vào hạ tuần tháng 7, bệnh tình của Người không có chiều hướng xấu đi thêm nữa. Tình trạng sức khỏe đã tốt hơn lên chút ít. Lênin đã có thể ngồi xe ô tô đi đến một số công viên ở vùng lân cận. Giấc ngủ của Người đã hồi phục trở lại, ăn đã ngon miệng hơn, sức khỏe đã tốt hơn. Người đã vui mừng khi. thấy năng lực nói chuyện đã được hồi phục. Lần này Lênin ra hiệu cho Crúpxkaya phải kiên quyết giúp đỡ Người luyện tập để có thể nói được.

   Hiển nhiên là Người không muốn bất kỳ một người nào khác nhìn thấy hậu quả tật bệnh của mình. Mà điều này chắc chắn làm Người không vui.

   "Khả năng hiểu được toàn bộ ý nghĩa lời nói của mọi người đã hoàn toàn được khôi phục. Vì thế người bắt đầu cảm thấy hứng thú những nội dung các bài báo, Crúpxkaya đọc cho Người nghe các bài xã luận trên báo, các điện báo, các tài liệu khác và những thứ mà Người thích. Vì trước đây Lênin cũng đã từng viết báo, do vậy Người nắm bắt nội dung các bài báo rất nhanh. Mở một tờ báo ra, Người đã biết xã luận nằm ở chỗ nào, điện báo nằm ở đâu, sau đó Người cầm tay bà gõ gõ vào những chỗ có nội dung hay mà mình cảm thấy thích thú. Có những lúc gặp những bài báo có nội dung dễ làm xúc động lòng người, Crúpxkaya đã không dám đọc cho Người nghe. Còn những chỗ nào Người thích, Người liền yêu cầu Crúpxkaya đọc lại. Người còn có thể nhớ được những con số. Người phân biệt rõ đâu là báo mới, đâu là báo cũ. Nhưng khả năng biểu đạt ngôn ngữ của Người chưa được tốt lắm. Người chỉ có khả năng sử dụng được một số ít từ đơn, nhưng cũng rất hạn chế, do vậy mà việc giúp Người luyện tập chỉ là giúp Người nhắc đi nhắc lại một vài từ đơn để từ đó dần dần có khả năng khôi phục được khả năng biểu đạt ngôn ngữ”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #6 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2010, 09:05:23 am »

   Vào tháng 3 năm 1923, đây là thời kỳ bệnh ngày càng nặng. Người không chỉ bị mất đi khả năng nói, mà Người còn bị mất đi khả năng đọc. Bây giờ khả năng đọc đã dần được phục hồi, Người có khả năng phân biệt được sự khác biệt của một số từ đơn với chữ cái. Khi đưa cho Người xem một bức tranh, Người có thể nói được trong tranh có những vật gì, và việc dùng tay trái tập viết cũng được tiến hành.

   "Nói đến đây chắc các bạn sẽ đưa ra một vấn đề”. Giáo sư nói, "Vậy cuối cùng thì Người mắc bệnh gì? Bệnh nhân bị liệt nửa người bên phải, nhưng lại hiểu lời nói của người khác. Lênin bị mất đi khả năng đọc và độc lập nói chuyện, nhưng lại có thể nhắc đi nhắc lại một số từ đơn.

   Các bạn có biết không, trong bộ não của chúng ta đang tồn tại một số bộ phận nào đó, não bộ trung ương thần kinh quản về vận động của cơ thể và quản về lời nói. Ví dụ, ngôn ngữ nằm ở bên trái bán cầu đại não, chúng ta đều đã biết, mỗi một nửa bán cầu đại não phụ trách một nửa cơ thể con người.

   Lênin bị liệt cơ thể, và việc phân bổ các khu vực có liên quan đến thần kinh trung ương của bộ não bị trục trặc. Do vỏ đại não bị tổn thương nên đã dẫn đến khả năng biểu đạt ngôn ngữ cũng có vấn đề”.

   Tiếp theo, Giáo sư Auxipốp đã giải thích về bệnh tình của Lênin trên góc độ y học như sau: Vùng não vận động của bán cầu đại não trái của Lênin đã bị tổn thương, hơn nữa diện tích tổn thương này là rất lớn. Ngay từ đầu, Lênin đã không thể hiểu hết lời nói. Điều này có nghĩa là, vùng xương sọ bên phải phía sau tai đã bị tổn thương. Việc Người có thể nhắc đi nhắc lại được một số từ đơn, nhưng Người không thể nói được. Vì sao vậy? Nguyên nhân của hiện tượng này là do, trong ký ức của Người, chỉ còn nhớ được các từ đơn trong não bộ, mà thông qua ngôn ngữ khác nhau, dây thần kinh trung ương đã bị đứt đoạn. Kết quả là con đường thông từ trung ương khu thần kinh đến bộ máy ngôn ngữ bị đứt quãng, nên Người không thể nói được.

   Lênin tại sao không thể đọc được? Trong não của Lênin cũng tồn tại một dạng như vậy ở trung ương thần kinh làm mất đi khả năng đọc của Người. Trung ương thần kinh bị thương tổn với diện tích lớn đã làm Người không thể đọc hiểu. Mắt của Người có thể nhìn được, nhưng Người không thể đọc được, Nguyên nhân là do Trung ương thần kinh có liên quan trực tiếp đến vùng xương sọ phía sau cũng bị thương tổn. Và bán cầu đại não phải của Người cũng bị thương tổn.

   Bệnh tình đã có chút chuyển biến tốt, thế nhưng đến khoảng trung tuần tháng 10 lại xuất hiện tình trạng nguy hiểm. Đúng vậy, chính trong thời gian này, Lênin tự mình cảm thấy sức khỏe đã tốt lên nhiều. Người thường dành nhiều thời gian đứng lâu ở ngoài trời hoặc đi ô tô vào rừng để thay đổi không khí, nhưng sau khi xuống xe Người phải dùng xe lăn và phải có người giúp Lênin đẩy xe lăn. Vào hạ tuần tháng 10, tình trạng bị mất tri giác trong một thời gian ngắn lại bắt đầu tái phát. Mỗi lần như vậy kéo dài từ 15 đến 20 giây. Mới đầu số lần không nhiều, mỗi tuần từ 3 đến 4 lần. Sau này thì cường độ ngày càng dầy lên. Trong đó có một lần bị co giật. Điều này đã chứng tỏ rằng vỏ đại não đã xuất hiện tình hình rất xấu rồi.

   "Ngày 20 tháng 1, Lênin cảm thấy khó chịu toàn thân. Người hoàn toàn không ăn uống gì, ủ rũ mệt mỏi, chẳng muốn làm gì cả, Người nằm trên giường, các bác sĩ phải cho Người ăn thức ăn lỏng. Người chỉ vào mắt mình và ra hiệu cho các bác sĩ thấy mình rất khó chịu ở mắt. Thế là lập tức Giáo sư nhãn khoa Avenbakhơ được điều động từ Mátxcơva tới để khám mắt cho Người. Việc quan sát mắt có ý nghĩa các kỳ quan trọng. Vì mắt và não có quan hệ mật thiết với nhau. Não bị ứ máu hoặc cung cấp máu không đủ lập tức sẽ xảy ra hiện tượng xung huyết ở đáy mắt. Giáo sư Avenbakhơ đã nhận được sự đón tiếp cực kỳ trọng thị của bệnh nhân, Giáo sư cảm thấy rất hài lòng ở chỗ, trong khi dùng bảng kiểm tra thị lực để kiểm tra, Giáo sư thấy bệnh nhân đã có thể đọc được chữ cái. Giáo sư đã kiểm tra đáy mắt của Lênin cực kỳ kỹ lưỡng, nhưng Giáo sư không phát hiện có gì lạ cả.

   Đến ngày thứ 2 rồi mà bệnh nhân vẫn cứ mệt mỏi. Người đã nằm trên giường gần 4 tiếng đồng hồ. Tôi cùng Giáo sư Phơsíttơ (người này được Bulêlapxki mời tới từ Đức vào tháng 3 năm 1922) tới thăm bệnh cho Người. Chúng tôi thăm bệnh cho Người 3 lần: Vào sáng sớm buổi trưa và buổi tối. Khi biết Người muốn ăn gì, tôi đã đồng ý bón cho Người. Khi chuông đồng hồ điểm 6 tiếng, cảm giác khó chịu lại tăng lên, tri giác bị mất hết. Chân tay co giật, thậm chí cả nửa người bên phải, đầu gối phải không thể co duỗi. Nửa thân bên trái cũng bắt đầu xuất hiện hiện tượng co giật, hô hấp gấp gáp, tim đập không bình thường, mỗi phút chỉ thở 36 lần, tim co bóp 120 đến 130 lần /phút, đã xuất hiện tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Nhịp hô hấp không đều, không tuân theo quy luật thông thường thì điều này biểu thị cái chết đang đến gần. Nhưng qua một lúc, nhịp thở lại tương đối đều. Sô lần hít thở cũng đã giảm xuống còn 26 lần /phút. Mạch giảm xuống còn 90. Lúc này chúng tôi đi kiểm tra lại nhiệt độ cơ thể của Lênin, nhiệt kế chỉ 4203, các cơn co giật đã làm cho thân nhiệt tăng cao. Và cột thủy ngân của nhiệt kế vẫn còn tiếp tục tăng đến mức không còn chỗ trống trong nhiệt kế nữa.

   Một lát sau, các cơn co giật đã bắt đầu giảm đi chút ít, chúng tôi đang hy vọng rằng lần tái phát này sẽ kết thúc một cách thuận lợi. Nhưng đúng 6 giờ 50 phút, đột nhiên máu lại dồn lên mặt, mặt Người đỏ bừng bừng, cùng lúc đó Người đã ngưng thở. Các bác sỹ vội tới hô hấp nhân tạo cho Người. Công việc này được tiến hành trong 25 phút nhưng không còn một chút hiệu quả nào. Hệ hô hấp và tim ngừng đập, dẫn đến cái chết của Người".


   Ngày tiếp theo, mọi người tiến hành xử lí bảo quản thi hài của Người. Đến nay, khi chúng ta quay lại tìm hiểu, thì vẫn cứ có nhiều kiểu nhận định khác nhau về vấn đề này. Nhưng trước mắt mọi sự chú ý đều đổ đồn vào kết quả giải phẫu của các chuyên gia, Giáo sư mà đứng đầu là viện sỹ Abulikhasốp và Giáo sư Auxipốp. Trong khi giải phẫu họ phát hiện thấy huyết quản động mạch của bệnh nhân đã bị mở rộng, do vậy mà động mạch bị cứng lại rồi xơ vữa.

   Cùng với sự tăng lên của tuổi tác, các chất cặn đọng lại ngày một nhiều đã làm giảm dần tính đàn hồi của động mạch. Nhưng ở giai đoạn tuổi trung niên, việc mắc các bệnh này là tương đối nhẹ, đến khi già nó mới trầm trọng. Mà Lênin mới chỉ có 53 tuổi, việc động mạch của Người bị cứng lại là hơi sớm. Điều này do Giáo sư Pêtrôxốpxki kết luận cùng với Giáo sư Auxipốp- một nhà thần kinh học kiệt xuất của nước Nga. Như vậy là ở đây lại phát sinh thêm một vấn đề: Vì sao một người chỉ mới 53 tuổi, có một cuộc sống điều độ, không uống rượu, không hút thuốc lại bị mắc loại bệnh này?
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #7 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2010, 09:10:56 am »

   Giáo sư Auxipốp đã trả lời như sau: "Chúng tôi đã tìm thấy đáp án cho vấn đề này, là do tính di truyền. Cha của Lênin cũng chết đúng 53 tuổi. Nguyên nhân cái chết của ông cũng là sơ cứng động mạch não. Nhưng mẹ của Lênin chết muộn hơn, bà sống đến năm 70 tuổi và cũng bị chết vì sơ cứng động mạch. Nhưng ở tuổi bà mà bị chết vì bệnh này thì không lấy gì làm lạ cả. Do yếu tố di truyền và một loạt các nhân tố khác trong cuộc sống đã làm cho bệnh của Người sớm phát tác. Các nhân tố khác chính là cường độ làm việc của não Người quá căng thẳng. Ví như nhớ lại thời kỳ Người bị đi đày ở Sibêri và những chấn động thần kinh mà Người gặp phải. Mỗi khi nhớ lại những ngày gian khổ để làm cách mạng và gánh vác những trọng trách nặng nề thì rất dễ tưởng tượng ra rằng, một con người đã từng trải qua biết bao nhiêu những giây phút biến động đầy trắc trở như vậy, đã gánh vác quá nhiều trọng trách như vậy, tất yếu sẽ đẩy nhanh quá trình di truyền của căn bệnh".

   Người ta tiến hành giải phẫu thi hài Lênin trong vòng 4 tiếng đồng hồ ở làng Goocki. Ngoài những cái tên được ghi trong cuốn sổ chẩn đoán giải phẫu như Abulikhasôp, Auxipốp còn có các bác sỹ nổi tiếng trong và ngoài nước như Bônếch, Grinđê, Yrikhitôp, V.Y.Nrôchanôp, A.Achêrên, Vêlistơraptôp, B. C Vesburôt. Cuốn sổ ghi quá trình giải phẫu Lênin hiện vẫn được bảo quản tại Viện bảo tàng Lênin ở Mátxcơva. Trong văn kiện này có ghi chép nhiều thuật ngữ y học. Tôi chỉ viện dẫn ra đây kết luận cuối cùng. Đây là những giải đáp chính xác và rõ ràng về những kết luận cuối cùng bệnh tình của Lênin.

   Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết của Người là do động mạch máu não của Người đã bị lão hóa quá sớm, do đó đã xuất hiện hiện tượng bị kích vỡ nhiều chỗ ở động mạch não. Mà các khe hở ở não rất hẹp, làm cho máu lưu thông không được, dẫn đến tổ chức ở não bị nhũn ra, gây nên các căn bệnh của Người như (tê liệt, nói khó khăn, mất tri giác...) còn nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Người bao gồm 2 nguyên nhân chính :

   Thứ nhất: Tuần hoàn, máu ở não gặp nhiều khó khăn.

   Thứ hai: Màng não bị xuất huyết ở bốn chỗ.

   "Làng Goocki ngày 22 tháng 2 năm 1924".

   Các tài liệu về việc giải phẫu của Người liệu đã được công khai chưa? Uy viên nhân dân Ximarêkhơ thuộc ủy ban nhân dân bảo vệ sức khỏe cán bộ đã có công sưu tập rất tỷ mỷ và giới thiệu tập hồi ký nghiên cứu công việc giải phẫu thi hài Lênin được đăng trên báo "Tin tức" ngày 25 tháng 1 năm 1924. Ông nhấn mạnh rằng, cơn tai biến mạch máu não đã làm tổn thương đến não và khí quản của một con người luôn luôn phải căng thẳng với công việc.

   Bệnh tật thông thường thôi, cũng đủ làm tổn thương đến cơ thể vốn đã rất yếu của Người, mà bộ não của Lênin lại đang rất yếu, hơn nữa Người luôn ở vào trạng thái làm việc quá căng thẳng, thường xuyên mệt mỏi. Chính vì các hoạt động trí não quá căng thẳng và những xúc cảm mạnh đã là những đòn đầu tiên giáng vào bộ não của Người.

   Điều này có thể lý giải được là vì sao công việc trị bệnh cho Người lại không mang lại kết quả, tất cả mọi biện pháp chữa trị đều không thể phục hồi lại được tính đàn hồi của các mạch máu não, nhất là khi bệnh của Người đã chuyển sang đến giai đoạn bị vôi hóa. Có thể nhận thấy rõ là Lênin đã mắc vào căn bệnh này không phải 5 năm, hay 10 năm. Nhưng chính Người đã không sớm quan tâm đến nó. Nếu như sớm phát hiện ra nó và được điều trị kịp thời thì bệnh của Người có thể không trị hết tận gốc nhưng cũng có thể ngăn chặn được rất nhiều.

   Những người có thẩm quyền trong ngành y cho rằng, ca phẫu thuật của Lênin là cực kỳ thành công. Ngoài việc giải phẫu ra, Giáo sư Abulikhasôp còn tiến hành các nghiên cứu tỷ mỷ vào tháng 2 năm 1924. Chính từ các nghiên cứu tỷ mỷ này, Giáo sư đã rút ra kết luận trong báo cáo: Một lần nữa có thể khẳng định: "Hệ thông động mạch bị vỡ, và diện tích đại não bị tổn thương quá lớn là cơ sở của mọi biên cố, cho dù hệ thống huyết quản và khí quản đều không thấy có bệnh gì đặc biệt".

   Để nói rõ kết luận cuối cùng này, chúng tôi cần phải trở lại hồi ký "không công khai" của bà Crúpxkaya, ở trang 31có viết : "Bất luận là thế nào, tất cả các bác sĩ đều phải thừa nhận là bệnh tình của Vlađimia Ilích Ulianôp Lênin là cực kỳ trầm trọng”. Mặc dù trong ngày thứ hai Crúpxkaya đã nói với Rôsêlimô là "Tình hình lúc này đã cực kỳ nghiêm trọng rồi, chỉ có làm thay đổi tình hình bằng cách làm mất đi độc tính trong máu thì mới có hy vọng phục hồi". Nhưng điều mà Rôsêlimô nói lại không diễn ra. Giáo sư P.A.Grindê đã dự báo cực kỳ bi quan, cho dù Trôtxki đã nói, ông ta đã "công khai thừa nhận là không thể hiểu được căn bệnh của Lênin".

   Tôi nghĩ rằng, hai bản tài liệu cấp 1 trước đây mà mọi người chưa biết, nên đã làm cho những lời đồn nhảm về bệnh tật và nguyên nhân cái chết của Lênin được lan truyền mãi không dứt.

   Những năm trước đây, chưa từng tổ chức giám định khoa học một cách thật sự đối với những tài liệu có liên quan đến bệnh tật của Lênin. Ý đồ thực của việc ngăn chặn mọi lời đồn đại là gì vậy? Bởi vì có tin cho rằng, tại một nơi cực kỳ bí mật nào đó, vẫn còn tồn tại một cuốn sổ ghi chép chính xác, đầy đủ từng ngày, từng tuần, từng tháng, thậm chí từng giờ từng phút những vấn đề xung quanh bệnh tình của Lênin. Và ở trong đó có cả những tình tiết cực kỳ nhỏ...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #8 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2010, 09:41:31 am »

   Theo lời kể của Pêtrôsôpxki, Bộ trưởng bảo vệ sức khỏe Liên Xô nói: Xét thấy ý đồ của người nước ngoài luôn có ý muốn xuyên tạc về nguyên nhân cái chết của Lênin, ông đã cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô quyết định giao cho một nhóm các nhà khoa học (trong đó có ông) nghiên cứu những tài liệu về bệnh án của Lênin, để từ đó có kết luận mang tính giám định về nguyên nhân cái chết của Lênin vào trước ngày kỷ niệm long trọng lần thứ 100 ngày sinh Lênin.

   Các nhà khoa học đã làm việc nửa tháng trời trong kho hồ sơ, đã nghiên cứu một cách rất kỹ lưỡng các tài liệu bệnh án gồm 400 trang, đọc kỹ các báo cáo hóa nghiệm, các phim X quang, các đơn thuốc và các biểu đồ về động mạch sơ cứng. Tất cả những ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia y khoa nổi tiếng lúc đó đã kết luận về nguyên nhân cái chết của Lênin. Nhận xét của tổ các nhà khoa học cũng hoàn toàn khớp với những ý kiến kết luận của các chuyên gia, bác sĩ thời đó, và nhận xét này đã được trình lên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

   B.V Pêtrôsôpxki đã từng viết một bài được coi như văn bản chính thức kèm theo để trình lên Ban chấp hành Trung ương, theo lời của ông, bài viết này cần phải được đăng tải công khai trên báo chí để đính chính những tin đồn đại các kiểu trước đây. Nhưng không hiểu vì sao mà bài viết này không được đăng tải.

   Thế nhưng trong các cuốn sách của Trôtxki trong đó kể cả cuốn sách bằng tiếng Nga của ông được tái bản đi tái bản lại ở nước ngoài với số lượng lớn lại đưa ra các thông tin khác.

   Đến năm 1990, Nhà xuất bản Chính trị Liên Xô đã cho xuất bản hai tập truyện ký về cuộc đời hoạt động của Stalin do Trôtxki viết. Trong cuốn sách cũng có đề cập đến việc Lênin đã nhờ Stalin mang thuốc độc đến cho mình. "Tôi cũng xin nói thẳng ra rằng", Trôtxki viết: "Trong dĩ vãng, trong đó bao gồm cả thời kỳ viết tự truyện, khi tôi nghĩ đến việc này (lúc đó tôi nghĩ rằng không còn có dịp nào để có thể công khai vấn đề này) cũng không dám nghĩ thêm nữa, và tôi còn nghĩ thêm rằng Lênin biết việc Stalin mong cho Người chết đi, còn Stalin cũng đã đoán là Lênin đã có nghi ngờ mình. Thẩm phán Yacôta và những người khác đã cho chúng tôi thấy lại một thời kỳ lịch sử của Điện Kremli. Trong số những người gần gũi nhất với Stalin, có một kẻ chuyên làm công việc bỏ thuốc độc, hắn chính là bác sỹ đã điều trị cho Lênin và các nhân viên Chính phủ . Vậy thì khi nào phòng thực nghiệm thuốc độc được chuyển về nằm trong hệ thống quản lý hành chính của Stalin? Điều này tôi không biết. Có khả năng, chính vì lời thỉnh cầu của Lênin khiến Stalin có ý đồ trong trường hợp nào đó có thể dùng thuốc độc làm công cụ có hiệu quả để loại trừ những trở ngại.
   Yacôta lúc đó bắt đầu phụ trách công tác cảnh vệ cho Lênin. Nếu Stalin sợ phải làm theo yêu cầu của Lênin, thì ông ta hoàn toàn có thể vin cớ là các thành viên khác trong Bộ chính trị phản đối hoặc có thể gợi ý Lênin yêu cầu Yacôta làm việc này. Có thể nói cái chết của Lênin là một cái chết bình thường. Nhưng cũng có thể nói cái chết đó đã có người giúp nó được đẩy nhanh..."


   Có thể thấy rằng, Trôtxki cũng không có chứng cứ trực tiếp nào để chứng thực là Stalin có nhúng tay vào vấn đề đẩy nhanh hơn nữa cái chết của Lênin. Cho dù là bị Stalin trục xuất ra khỏi nước Nga, do vậy mà ông còn giữ mối thù hận này với Stalin, và Trôtxki vẫn kiên trì theo đuổi phương pháp suy đoán lô gích khiến người ta dễ nghi ngờ. Thế nhưng, một khi những mầm mống nghi ngờ được trồng xuống mảnh đất màu mỡ thì nó sẽ phát triển rất nhanh. Bởi vì các tài liệu, hồ sơ thật sự có giá trị nói về cái chết của Lênin đã bị cho vào kho lưu trữ từ lâu rồi.

   Trôtxki thể hiện mình là một diễn viên kịch có bản lĩnh cực kỳ cao siêu, bạn không thể không thán phục ông ta về điều này. Trôtxki nói tiếp: "Nếu như Stalin muốn giúp đỡ cho Lênin được ra đi, nếu như ông ta định dùng một cách nào đó để thực thi yêu cầu của Lênin, thì tại sao ông ta lại không báo cáo yêu cầu của Lênin cho các ủy viên trong Bộ chính trị? Bởi vì nếu làm thế thì ông ta sẽ không nhận được sự ủng hộ của mọi người, Stalin biết rõ rằng, người đầu tiên muôn phản đối điều đó chính là tôi - Trôtxki".

   Khi đưa ra vấn đề này, hẳn là Trôtxki phải có những lý lẽ của mình. Các bạn hãy xem ông ta tự trả lời vấn đề này: "Đầu tiên thoạt nhìn, biểu hiện của Stalin với sự việc này là làm cho người ta cảm thấy buồn bực, khi đó quyền lực của Stalin chưa đủ lớn. Ông ta hoàn toàn có lý do để lo lắng, nếu như trong thi hài của Lênin có thuốc độc lúc đó mọi người sẽ phải đi tìm ai là người hạ độc. Vậy cách giải quyết êm thấm nhất là đem việc này ra báo cáo với Bộ chính trị, để Bộ chính trị ra quyết định là không cho phép hạ độc Lênin. Nhưng Lênin có thể thông qua một con đường khác để có được thuốc độc."

   Có thật chăng là Lênin đã nhờ Stalin mang thuốc độc đến cho Người, nếu như việc này có thật, thì Bộ chính trị hoàn toàn có thể không cho Stalin chấp hành yêu cầu này của Lênin. Nhưng tất nhiên là không có. Nếu Lênin thật sự muốn Stalin giúp mình làm việc này, thì Lênin có thể dùng cách không chính thức, mà chỉ cần dùng phương thức riêng để Stalin tự nguyện cung cấp cho mình. Có thể nhờ những người đáng tin cậy, thông qua nhiều con đường khác nhau có thể mang độc dược tới cho Lênin, lúc đó trong đội cảnh vệ của Lênin có người của Stalin, hoàn toàn có thể đưa cho Lênin những cái chỉ có Stalin và Lênin biết, những người khác không thể biết, không ai biết, và hơn thế nữa sẽ vĩnh viễn không ai có thể biết được, cuối cùng là ai đã giúp Lênin việc này. Stalin thì lúc nào cũng có thể thoái thác nói là: "vì Bộ chính trị đã quyết định cự tuyệt yêu cầu của Lênin, do đó Lênin lại phải nhờ đến người khác".


   Trôtxki còn nghi ngờ, ông ta thậm chí còn hỏi: "Có phải Stalin đã dự đoán trước, chứng minh rằng mình không có mặt tại hiện trường nên cố ý đưa ra những lời bịa đặt? Trôtxki nói: "Lúc đó chẳng ai đi kiểm chứng xem lời nói của Stalin là thật hay dối trá, bởi vì chẳng ai có ý nghĩ đi tìm Lênin để hỏi về việc này. Do vậy mà khi phát hiện chất độc trong người Lênin thì tốt nhất nên đưa ra lý giải là: Bộ chính trị đã sớm biết Lênin muốn có cách giải quyết này. Bởi vậy có thể thấy rõ là, cho dù Stalin có cự tuyệt giúp đỡ Lênin thì cuối cùng Lênin cũng đã tìm được người giúp đỡ mình...".

   Năm 1970, khi đề cập đến việc chứng minh, giám định những tài liệu có liên quan đến bệnh tình và cái chết của Lênin thì những ước đoán của Trôtxki là không có cơ sở, chúng được xây dựng dựa trên cơ sở của những lời đồn đại của cuốn nhật ký bí mật của Crúpxkaya. Ngày nay, ai cũng có thể kết luận một cách công bằng về tính đúng đắn của các tài liệu lịch sử cấp 1 này. Việc công khai rộng rãi những tin đồn về sự kiện ngày 30 tháng 8 năm 1918 khi Lênin bị ám sát ở Nhà máy Mikhailich Sê-na và tình hình sức khỏe của Người đã xấu đi và chết nhanh chóng cũng không được chứng thực.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #9 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2010, 09:47:27 am »

   Năm 1950 một tổ chức công tác có thẩm quyền trong ngành y tế đã tiến hành giám định kỹ thuật về tình hình Lênin bị ám sát thế nào và quá trình ngã bệnh của Người sa rao, sau đó sẽ đưa ra kết luận về mối liên quan giữa chúng. Nhưng thật đáng tiếc kết quả giám định kỹ thuật của tổ công tác mãi 20 năm sau mới được công bố, giám định kỹ thuật chứng thực là viên đạn quả đã gây nguy hiểm cho sinh mạng của Lênin, nhưng về góc độ ngoại khoa đã chỉ ra rằng, đương nhiên vết đạn cũng có ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của Lênin. Nhưng nó không phải là nguyên nhân chính hình thành nên căn bệnh sơ cứng động mạch - Viên đạn đã bắn vào phía dưới, bên phải xương đòn quai xanh. Chứ nó không liên quan gì đến động mạch trái. Thế mà chính động mạch trái đã bị tổn thương sau này, và nó đã dẫn đến sự tê liệt của tay phải và chân phải, khả năng nói bị mất, và cũng có thể nói rằng, nó đã gây thương tổn cho bán cầu đại não trái.

   Viên đạn đã bắn trúng Lênin chắc chắn không có  độc tố chứ? Đúng như sự việc sau này đã điều tra, có 2 viên đạn có độc tố. Một viên bắn trúng vai trái, còn viên khác đi xuyên qua phần mềm ở ngực rồi nằm ở chỗ xương quai xanh. Giáo sư Pêtrôvich đã gặp vô vàn các ca bị đạn bắn xuyên ngực, nhưng trong đó chỉ có 2 trường hợp là sống sót, tất cả đều đã chết. Liệu rằng chất độc ở 2 viên đạn có phát tác ra cơ thể của Lênin không? Liệu có thể đưa vấn đề cấm kỵ này ra bàn luận công khai được không? Trước đây có tin đồn rằng, Khapulan dùng đạn tẩm thuốc độc bắn vào Lênin đã hằn sâu trong nhận thức của mọi người.

   Ảnh hưởng của phim ảnh đối với mọi người lại hơn cả sự thật của lịch sử, nhưng lịch sử thì không thể thay đổi được.

   Sau này khi tra xét rõ ràng, viên đạn có thuốc độc cũng không phải có nhiều thuốc độc như người ta đồn. Viên đạn mà kẻ khủng bố bắn vào Lênin được dùng loại độc tố mà người Anhđiêng thường tẩm vào những mũi tên. Nhưng kẻ sát thủ đã không nắm được tỉ mỉ phương pháp tẩm độc của người Anhđiêng. Chính vì tẩm độc không đúng cách, nên độc tính đã bị phân giải rất nhiều do đó không gây nguy hiểm nhiều cho Lênin, chính vì thế Lênin đã được cứu thoát.

   Để có thể nghiên cứu công khai một cách khoa học những khả năng lịch sử đầy những bi kịch và bí mật của nước ta, với bản lĩnh dũng cảm các nhà khoa học trẻ đã thâm nhập vào lĩnh vực cấm kỵ này. Họ đã có những lý giải mới mẻ. Ví dụ như Giáo sư Vôinốp thuộc Học viện Giáo dục lịch sử Êrenbua đã có bài đăng trên báo "Sự thật Đoàn thanh niên Cộng sản Cômxmôn" ngày 29 tháng 8 năm 1990 bày tỏ sự nghi ngờ đối với những tin tức của chính giới về việc kẻ đã sát hại Lênin năm 1918. Theo tin tức của chính giới, tại Nhà máy Mikhailich Sêna, nơi Khabulan đã rút súng ám sát Lênin. Tác giả viết, trên thực tế đã chẳng có ai tận mắt nhìn thấy kẻ ám sát đã bắn Lênin thế nào. Theo bản năng, viên đội trưởng cảnh vệ chạy đến và Khabulan đã bị bắt tại hiện trường tương đối xa địa điểm mà Lênin bị ám sát. Lúc đó Khabulan tay nắm chặt cán ô đang đứng dưới gốc cây, điều đó đã gây nghi ngờ cho viên đội trưởng cảnh vệ Baolin. Sử gia trẻ Culialốp đến từ Êrenbua đã điều tra là: Khabulan là một người mù dở, liệu trong lúc tối trời như vậy, cô ta có thể bắn trúng liền mấy phát vào Lênin được không? Hơn nữa có bằng chứng nào khẳng định cô ta đã biết sử dụng khẩu Brao-ninh.

   Giáo sư V.Vôinôp cũng đồng thời không phủ nhận là Khabulan có tham gia vào vụ ám sát. Nhưng điều làm ông ta nghi ngờ là Khabulan đã bắn vào Lênin mấy phát. Ông ta cho rằng khả năng nhiều nhất là Khabulan chỉ theo dõi Lênin báo cho các phần tử chấp hành biết thời gian địa điểm Lênin đọc diễn văn. Trong khi hỏi cung, ngay cả việc cô ta bắn ra bao nhiêu viên đạn, cô ta cũng không trả lời được, đối với một sát thủ chuyên nghiệp có kinh nghiệm, thì đây chẳng phải là một việc lạ hay sao.

   Trong cùng một ngày, được đăng trên tờ "Sự thật Đoàn thanh niên Cộng sản Cômxmôn" còn có bài của Culiasốp, nghiên cứu viên thuộc Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-lênin trực thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã tiến hành bình luận, giải thích về bài viết của sử gia Vôinôp thuộc Viện Giáo dục Êrenbua. Culiasôp cũng thừa nhận rằng, những tình tiết chính xác của sự việc Lênin bị ám sát vẫn còn rất mơ hồ. Vậy là sự nghi ngờ của Vôinôp là có lý. Lâu nay, theo cách nhận định được thừa nhận rộng rãi, thì Khabulan chính là kẻ dùng súng bắn vào Lênin liên tục mấy phát, trong đó có 2 phát, khiến Lênin bị thương nặng. Nhưng khi tiến hành nghiên cứu sâu những vấn đề trong vụ án đã phát sinh rất nhiều vấn đề. Lúc Lênin bị ám sát, có rất nhiều người đang vây quanh Người, nhưng người làm chứng chỉ có một, đó là C.K.Kim - lái xe của Lênin.

   Trong lời khai ban đầu của người lái xe có rất nhiều mâu thuẫn. Theo anh ta nói, đã nhìn thấy một người phụ nữ (lúc thì bảo nhìn thấy người con trai), tay cầm khẩu Brao-ninh, rồi lại nói, người phụ nữ đó chạy đến chỗ anh ta và quẳng khẩu súng xuống chân anh ta. Viên lái xe này là một người có kinh nghiệm trong việc dùng súng, do vậy khả năng nói sai là rất ít. Culiasôp còn đưa ra một ví dụ về sự không ăn khớp trong lời chứng của viên lái xe này và những lời khai của viên đội trưởng cảnh vệ có nhiều điểm mâu thuẫn với nhau. Trong lần hỏi thứ nhất, Viên đội trưởng cảnh vệ nói: Lúc xảy ra sự việc, anh ta có mặt tại hiện trường và chính anh ta đã bắt Khabulan. Sau này khi chứng thực thì anh ta lại nói là anh ta và một số người khác chạy theo đã bất ngờ nhìn thấy Khabulan. Lúc đó có người gào to lên rằng: "chính hắn đấy". Thế là viên đội trưởng cảnh vệ cùng một số người ở đó vây lấy Khabulan nhằm tránh sự phẫn nộ của mọi người sẽ nghiền nát cô ta ra.

   Sau khi "thẩm tra" xong, vũ khí chủ yếu để ám sát Lênin - khẩu súng ngắn Brao-ninh đã được một công nhân nhặt lên và giao nộp cho Đội trưởng cảnh vệ Baolin. Lúc đó chẳng có giám định vân tay và cũng chẳng có giám định đường đạn. Trong quá trình trinh sát, nhiều vấn đề được người ta đã đơn giản hóa. Culiasôp đã viết : Ví dụ như, trong cuốn sổ ghi chép xét hỏi, thường thấy những câu chung chung như: "có người nói", "có người kêu lên...". Nhưng chẳng có ai chỉ ra cụ thể là ai nói, ai kêu. Nếu như không có giám định kỹ thuật, cũng như không có sự hỏi han các quần chúng ở đó thì thật là không chính xác. Khabulan đã buột miệng khai ra là cô ta bắn. Nhưng sự thực trinh sát cho thấy trên thực tế cô ta đã bị dắt mũi. Nhiều người cho rằng, không cần phải phức tạp vấn đề lên nữa. Hơn nữa khó có thể ngăn được làn sóng phẫn nộ của công nhân ở đó. Do vậy vụ án của Khabulan đã được nhanh chóng kết thúc. Công tác trinh sát cũng nhanh chóng được tuyên bố kết thúc. Bị bắt ngày 31 tháng 8 năm 1918. Khabulan bị xử tử ngày 3 tháng 9 năm 1918.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM