Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:47:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 - Tập 2  (Đọc 88896 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #40 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 11:05:44 pm »


Đối với công nghiệp, đầu tư của Nhà nước tăng từ 172,2 triệu đồng (1955-1957) lên 544.5 triệu đồng (1958-1960), chiếm 36,4% trong tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản vào các ngành kinh tế và văn hóa của kế hoạch ba năm 1958-1960. 130 công trình trên hạn ngạch để sản xuất tư liệu sản xuất được xây dựng và mở rộng trong thời kỳ này như Khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên, Nhà máy điện Vinh, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Uông Bí, Nhà máy cơ khí Hà Nội, Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, Nhà máy phân lân Văn Điển, Nhà máy phân đạm Bắc Giang, Nhà máy hóa chất Việt Trì, Nhà máy chế tạo công cụ, Xưởng đóng tàu Bạch Đằngv.v… Ngoài ra, một loạt các hầm mỏ tiếp tục khôi phục, xây dựng và mở rộng thêm: mỏ than Hồng Gai, Mạo Khê, Làng Cẩm, mỏ Apatít Lào Cai, mỏ thiếc Tĩnh Túc, mỏ kẽm Chợ Điền.

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thời kỳ này phát triển, đảm bảo phần lớn nhu cầu thiết yếu cho nhân dân như vải, đồ dệt kim, đồ dùng gia đình, diêm, xà phòng, đồ nhựa, đồ sắt tráng men... Một số cơ sở công nghiệp nhẹ bắt đầu được khởi công xây dựng: Nhà máy đường Vạn Điểm, Nhà máy giấy Việt Trì, nhà máy dệt 8-3, Nhà máy bóng đèn, phích nước, Nhà máy mỳ chính, hoa quả hộp...

Trước kia, thời thuộc Pháp, công nghiệp chủ yếu tập trung ở bốn thành phố Hà Nội, Nam Định, Vinh, Hải Phòng và khu mỏ Hòn Gai... giờ đây, đi đôi với phát triển công nghiệp quốc doanh Trung ương, Nhà nước quan tâm tới việc xây dựng công nghiệp địa phương. Năm cuối cùng của kế hoạch ba năm, trong tổng số 1012 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh có 203 xí nghiệp Trung ương và 809 xí nghiệp địa phương. Ngoài 809 xí nghiệp, công nghiệp địa phương còn bao gồm 2760 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp phân bố rộng khắp trên cả nước. Việc công nghiệp địa phương hình thành và ngày càng phát triển, mở ra khả năng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và sức lao động tại chỗ, đáp ứng kịp thời và đáng kể những đòi hỏi của sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng của nhân dân địa phương. Năm 1960, sản lượng của công nghiệp địa phương chiếm từ 90 đến 100% sản lượng toàn ngành như sản xuất nông cụ thường, nông cụ cải tiến, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng như vôi, gạch...

Sau ba năm cải tạo và phát triển kinh tế, nền công nghiệp non trẻ miền Bắc có bước tiến về nhiều mặt. Giá trị sản lượng công nghiệp trong tổng giá trị kinh tế quốc dân từ 31,4% (1957) lên 41% (1960). Tỷ trọng công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất từ 23,5% tăng lên 35,2% và công nghiệp hiện đại từ 12,8% lên 23,7% biểu hiện sự thay đổi về cơ cấu trong bản thân nền công nghiệp. Đặc biệt thời kỳ này, công nghiệp quốc doanh tăng mạnh, tù 67% lên 90% (không kể tiểu thủ công nghiệp), thực sự giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp cho đất nước một khối lượng sản phẩm quan trọng, trong đó có những sản phẩm trước đây phải nhập từ nước ngoài. Phát triển giao thông vận tải và bưu điện thời kỳ này tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng, nhằm tạo ra hạ tầng cơ sở cho các hoạt động xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng. Vì vậy, Nhà nước dành 21% tổng số vốn đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất cho ngành giao thông, vận tải và bưu điện. Với số vốn này, ngành giao thông vận tải và bưu điện tiếp tục khôi phục, tu bổ và làm mới nhiều tuyến đường sắt, đường bộ, hệ thống cầu cống, nhà ga, bến bãi; nạo vét luồng sông, lạch biển, bảo dưỡng cầu tàu... tổ chức tiếp mạng điện thoại quốc gia và liên tỉnh; lắp đặt trạm điện thoại 3.000 số và hàng loạt tổng đài, sửa chữa và đóng mới nhiều phương tiện vận tải. Bắt đầu từ 1959, với chủ trương Trung ương và địa phương cùng làm, mạng đường sá nông thôn đồng bằng, miền núi được mở mang, tu bổ, bao gồm hàng ngàn kilômét đường vận tải cơ giới, thô sơ ở mọi miền quê, phong trào “giải phóng đôi vai”, “cải tạo đường làng”... đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Dựa trên cơ sở vật chất, kỹ thuật được củng cố, phát triển đó, năng lực vận tải và bưu điện tăng lên phục vụ kịp thời yêu cầu giao lưu và phát triển kinh tế, văn hóa, góp phần cải thiện cuộc sống vật chất và tinh thần nhân dân, đáp ứng một phần yêu cầu chỉ đạo kịp thời của Trung ương đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Trong ba năm, sở dĩ công nghiệp, giao thông vận tải và bưu điện đạt được bước tiến quan trọng trên đây là do sự hỗ trợ tích cực của các ngành tài chính, ngân hàng, nội thương, ngoại thương và đóng góp của toàn dân. Thời kỳ này, thương nghiệp quốc doanh vươn lên chiếm lĩnh thị trường đạt 93,6% tổng mức lưu chuyển bán buôn (so với 50,3% năm 1957) và 51% tổng mức lưu chuyển bán lẻ (so với 25,8% năm 1957). Nếu kể cả hợp tác xã mua bán, đến năm 1960, thương nghiệp xã hội chủ nghĩa chiếm tỷ trọng 77,5% tổng mức lưu chuyển bán lẻ trên toàn bộ thị trường miền Bắc. Những hoạt động của thương nghiệp thời kỳ này bảo đảm ổn định thị trường nội địa, cung ứng hàng hóa thiết yếu theo định lượng, với giá ổn định, góp phần bình ổn và cải thiện đời sống nhân dân, trước hết là những người làm việc trong hầm mỏ, nhà máy, công trường, trên ruộng đồng, trong các cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang. Cung cách và thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên thương nghiệp thực sự được nhân dân tin cậy. Những bước tiến vững chắc của nền thương nghiệp mới được phát huy tác dụng trong những năm chiến tranh, thực sự trở thành người nội trợ đảm đang của quân đội, của chiến tranh nhân dân.

Hoạt động tài chính, ngân hàng, ngoại thương do Nhà nước độc quyền quản lý, điều hành đã phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và củng cố miền Bắc. Tài chính, ngân hàng đã cố gắng bồi đắp và cân bằng giữa thu và chi, đảm bảo vốn ngân sách tập trung cho kế hoạch bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế, văn hóa nhất là các ngành công nghiệp thiết yếu và nông nghiệp. Ngoại thương từng bước mở rộng tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài - đặc biệt là các nước XHCN, để xây dựng lại đất nước. Trước năm 1955, ngoại thương vùng tạm chiếm hoàn toàn nằm trong tay tư bản Pháp và một phần nhỏ tư sản mại bản người Việt. Sau khi miền Bắc giải phóng, hoạt động ngoại thương của tư nhân nhanh chóng thu hẹp dần từ 23% kim ngạch xuất khẩu (1955) còn 1% (năm 1958 ). Do thuộc quyền quản lý, điều hành của Nhà nước, kinh tế đối ngoại nắm sát yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn. Trong ba năm 1958 -1960, Nhà nước tăng cường nhập khẩu nhóm tư liệu sản xuất, giảm bớt việc nhập các sản phẩm tiêu dùng từ 35% (1957) xuống còn 15% (1960) trong cơ cấu hàng nhập khẩu do sự tăng trưởng của công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp trong nước.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #41 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 11:06:27 pm »


Gắn chặt với quá trình cải tạo quan hệ sản xuất, Đảng, Nhà nước đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp, xem đó là nhiệm vụ quan trọng để củng cố quan hệ sản xuất mới đang hình thành và đã chiếm ưu thế khắp nông thôn miền Bắc. Để phát triển sản xuất, ngoài việc động viên mọi ngành, mọi cấp phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng nông nghiệp và nông thôn mới, Nhà nước đã đầu tư vào nông nghiệp 180 triệu đồng trong ba năm (1958-1960), cho nông dân vay 158 triệu đồng, cung cấp 30 vạn tấn phân hóa học, 6 vạn con trâu bò, 4 triệu nông cụ các loại, mở các trường đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nông, lâm... và giúp đỡ nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác mới. Nhà nước đầu tư xây dựng 15 công trình thủy lợi vừa và lớn, trong đó có công trình đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải. Đây là công trình tưới tiêu nước cho ba tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Ngày 1-10-1958, công trình được khởi công. Bộ Tổng tham mưu đã điều động các sư đoàn chủ lực của Bộ và lực lượng vũ trang Quân khu Tả ngạn, Hữu ngạn cùng với 1000 cán bộ, chiến sĩ binh chủng công binh tham gia xây dựng công trình.

Cùng với sự hỗ trợ của quân đội, nông dân miền Bắc đã bỏ ra hàng trăm triệu ngày công tiếp tục cải tạo, xây dựng hệ thống thủy lợi, cải tạo đường làng, đường liên hương, liên xã, đưa diện tích đất trồng cấy có nước tưới lên 70%; 1/5 diện tích ruộng thường xuyên úng ngập được khắc phục, 45.000 hécta đất canh tác một vụ chuyển sang hai vụ. Ngoài ra, công tác quản lý lao động, quản lý sản xuất, quản lý tài vụ trong nhiều hợp tác xã được xác lập đang đi dần vào nề nếp. Các hợp tác xã đã chia hộ xã viên thành đội sản xuất hoặc tổ lao động. Đêm đêm dưới ánh đèn dầu hay dưới ánh trăng, mọi xã viên trong đội họp lại bình công, chấm điểm, trao đổi về thời vụ mùa màng, công việc làm ăn… nó là nét sinh hoạt bình thường, nhưng trước đó không lâu, nông thôn miền Bắc chưa thể nào có được.

Dù vật chất, kỹ thuật còn yếu kém thô so, nhưng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự tác động tích cực của quan hệ sản xuất mới và những nỗ lực lớn của giai cấp nông dân tập thể, trong ba năm, nông nghiệp miền Bắc tiếp tục phát triển. Năm 1950, tổng sản lượng lương thực đạt mức 5 triệu tấn. Năm 1960, bị thiên tai tàn phá nặng, tổng sản lượng lương thực bị sút giảm, nhưng vẫn tăng 30 vạn tấn so với năm 1957. Các chỉ tiêu khác trong nông nghiệp: chăn nuôi, cây công nghiệp, trồng màu... đều tăng. Nhìn chung, hàng năm, giá trị sản lượng nông nghiệp tăng bình quân 5,6%, “Đó là tốc độ khá cao. Nhờ vậy đời sống vật chất và văn hóa của nông dân và nhân dân nước ta đã được cải thiện một bước, nông nghiệp đã góp phần vào việc xây dựng công nghiệp, củng cố quốc phòng”1.

Trên nền tảng của những biến đổi trong đời sống chính trị, kinh tế, sự nghiệp giáo dục, văn hóa và y tế, miền Bắc tiếp tục xóa bỏ những tàn tích văn hóa, lối sống... của chế độ cũ, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới Việt Nam. Giáo dục phổ thông và đại học thời kỳ này phấn đấu gắn với thực tiễn cuộc sống, với điều kiện của Việt Nam. Hệ thống giáo dục mới hình thành trong ba năm phục hồi kinh tế, giờ tiếp tục được củng cố bao gồm các trường bổ túc công nông, nhà trường phổ thông (3 cấp) và các trường đại học, trung học chuyên nghiệp. Đảng, Nhà nước đặc biệt chú trọng tới học hành của con em nhân dân lao động, của phụ nữ, của con em các tộc người thiểu số. Nhà nước ban hành và thực hiện một số quy định khuyến khích giáo viên từ miền xuôi lên miền núi dạy học. Nhiều người đã trọn đời gắn bó và tận tụy với sự nghiệp giáo dục vùng cao xem nơi đó là quê hương thứ hai của mình. Những gia đình có ba con đi học, gia đình liệt sĩ, thương binh và những học sinh nghèo, học sinh các tộc người thiểu sổ được miễn giảm học phí và nhận học bổng.

Trước đòi hỏi của thực tiễn đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp đứng trước những nhiệm vụ cấp bách, nặng nề: nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế giáo dục, y tế, văn hóa... đủ phẩm chất đạo đức và năng lực, vừa hồng vừa chuyên. Ngoài các trường đại học, trung học chuyên nghiệp đã có, năm 1959, Nhà nước mở thêm đại học Sư phạm Vinh, đại học Kinh tế - Tài chính, đưa tổng số các trường đại học lên 8 trường với 50 ngành học. Đảng, Nhà nước có chính sách nhằm tăng thành phần công-nông-binh trong cơ cấu đội ngũ cán bộ và sinh viên.

Nền văn hóa mới - đa dạng và phong phú, truyền thống và hiện đại kết hợp đang hình thành - đó là nền văn hóa phục vụ nhân dân lao động. Trầm tĩnh khi thẩm định các giá trị truyền thống, không phụ niềm tin của đồng chí, đồng đội và đồng bào đã hy sinh, không thờ ơ quay lưng với cuộc sống của nhân dân mình - một nhân dân thủy chung bao dung, nhân ái, đại đa số những văn nghệ sĩ từng đi qua một thời chiến tranh, nay đang “cùng đổ mồ hôi, cùng sôi nước mắt” với nhân dân lao động, xây dựng những tác phẩm nghệ thuật về cuộc sống mới, con người mới trên miền Bắc; về cuộc đấu tranh bền bỉ kiên cường của nhân dân miền Nam cho ngày thống nhất. Các văn nghệ sĩ đã góp phần hun đúc ý chí, tình cảm cách mạng, niềm tin vào ngày mai tươi sáng, bồi đắp tình yêu thương giai cấp, yêu đồng chí, đồng bào, yêu niềm Nam đang chịu thương đau - một miền Nam “đi trước, về sau” thủy chung, kiên cường, bất khuất... Văn học và nghệ thuật với sức hấp dẫn đặc trưng, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của các tầng lớp xã hội, của đông đảo nhân dân.

Mạng lưới y tế bảo vệ sức khỏe nhân dân hình thành rộng khắp. Năm 1960, toàn miền Bắc có 263 bệnh viện, 3.000 trạm y tế, nhà hộ sinh. Các dịch bệnh được tích cực phòng trừ. Phong trào thể dục, thể thao - đặc biệt là các môn thể thao quốc phòng phát triển ở trường học, các cơ quan, các đơn vị quân đội... góp phần nâng cao sức khỏe và ý thức quốc phòng trong nhân dân.

*
*   *

Gần sáu năm xây dựng trong hòa bình, khắc phục bao trở ngại, khó khăn, nhân dân miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đã bền bỉ lao động, từng bước ổn định tình hình, tạo dựng cơ sở kinh tế đi dần vào thế ổn định với hai ngành sản xuất chính - nông nghiệp và công nghiệp, với hai hình thức sở hữu bao trùm - quốc doanh và tập thể. Trên nền tảng kinh tế đó, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng miền Bắc thực sự là xã hội của người lao động, trong đó giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân tập thể cùng tầng lớp trí thức mới là lực lượng chủ yếu đang ra sức xây dựng miền Bắc vững mạnh về chính trị - tinh thần, kinh tế, văn hóa và quốc phòng - an ninh, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lược và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm.
______________________________________
1. Tlđd, tr. 122, 123.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #42 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 11:07:34 pm »


II. CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN, XÂY NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN VÀ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN.

A- CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN

Ổn định tình hình sau chiến tranh, xây dựng miền Bắc trở thành nền tảng vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Đảng ta phải giải quyết toàn diện những vấn đề cơ bản đặt ra không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, mà còn trong lĩnh vực chính trị và tổ chức. Chín năm trong chiến tranh, Đảng, Chính quyền dân chủ nhân dân phải dồn tâm lực vào nhiệm vụ chủ yếu là giành độc lập dân tộc và từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ. Sau chiến tranh, bên cạnh một loạt vấn đề kinh tế, xã hội nóng bỏng phải khắc phục, Đảng ta, ngay từ đầu hết sức chú trọng đến việc xây dựng, củng cố chính quyền. Đảng xác định “Củng cố chính quyền nhân dân là một công tác cần thiết để củng cố miền Bắc. Muốn củng cố chính quyền nhân dân, một mặt phải kết hợp với phát động quần chúng cải cách ruộng đất để chỉnh đốn chính quyền cấp xã và cấp huyện, làm cho chính quyền cấp xã thực sự là chính quyền của nông dân lao động, đồng thời chỉnh đốn và cải tạo từng bước chính quyền ở vùng mới giải phóng, xây dựng chính quyền ở các thành thị một cách vững vàng và rộng rãi. Làm cho các cơ quan chính quyền gần gũi quần chúng nhân dân hơn và kiên quyết dựa vào quần chúng để thi hành chính sách. Cải thiện quan hệ giữa Đảng và chính quyền để đảm bảo chính sách của Đảng được các cơ quan chính quyền thông suốt và chấp hành đúng, đảm bảo lãnh đạo chính quyền một cách chặt chẽ”1.

Để củng cố chính quyền, việc nâng cao sức mạnh và quyền lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới có ý nghĩa quyết định.

Đứng trước những nhiệm vụ phức tạp, nặng nề sau chiến tranh, Đảng đặc biệt coi trọng công tác tư tưởng, xây dựng công tác lý luận, chỉnh đốn tổ chức đảng, kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Đảng, tích cực sửa đổi lề lối làm việc và phương pháp lãnh đạo; đi sát thực tế, gắn bó máu thịt với quần chúng nhân dân, đẩy mạnh phê bình và tự phê bình thực hiện mở rộng dân chủ nội bộ,... Đảng hết sức chú trọng công tác lựa chọn sử dụng cán bộ và công tác kiểm tra. Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng (khóa II) đề ra phương hướng, nhiệm vụ của công tác cán bộ là: “Mạnh dạn cất nhắc cán bộ, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ công, nông một cách thường xuyên trong công tác hàng ngày; lựa chọn cán bộ cho thích hợp với từng công tác, tập trung lực lượng, bố trí cán bộ để đảm bảo thực hiện chu đáo những công tác chính trị. Thực hiện việc thống nhất quản lý cán bộ. Cần lập Ban Kiểm tra Trung ương, và ngành nào cũng phải tự tổ chức việc kiểm tra của mình để kiểm tra một cách có trọng điểm việc thi hành những chính sách của Đảng và Chính phủ”2. Những cán bộ của Đảng có phẩm chất và năng lực được lựa chọn bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng của bộ máy nhà nước, và các cấp chính quyền... Đảng thông qua các tổ chức đảng đoàn ở Hội đồng chính phủ và các cơ quan, bộ máy khác của Nhà nước, của Mặt trận để thực hiện chủ trương chính sách của Đảng. Các cấp ủy đảng chú ý lãnh đạo việc củng cố và mở rộng chính quyền, phân công dứt khoát, có kiểm tra đôn đốc chống hiện tượng khoán trắng cho chính quyền. Chuyển sang thời bình, đòi hỏi đội ngũ cán bộ của Đảng phải nâng cao năng lực lãnh đạo về kinh tế. Do đó, đảng ủy viên các cấp và đội ngũ cán bộ của Đảng được học tập chính sách kinh tế, tài chính và nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài học tập các chuyên gia nước bạn, để dần dần trở thành những cán bộ không những vững về chính trị, tư tưởng mà còn giỏi trong xây dựng kinh tế quản lý đất nước.

Trong những năm kháng chiến, bộ máy chính quyền từng bước được xây dựng, nhưng do hoàn cảnh và điều kiện lúc bấy giờ, tổ chức và hoạt động còn nặng về hành chính và kháng chiến. Hòa bình lập lại, các cơ quan nhà nước phải chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của xã hội, có quyền hạn cụ thể đặc biệt trong lĩnh vực tổ chức, quản lý kinh tế. Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước, giữa chính quyền các cấp với các đoàn thể quần chúng và nhân dân được phân định trách nhiệm rõ ràng.

Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được bầu từ năm 1946, nay do đặc điểm đất nước tạm thời chia làm hai miền, cuộc đấu tranh để thống nhất Tổ quốc còn tiếp tục, nên chưa tiến hành bầu cử Quốc hội khóa II. Tuy vậy, các kỳ họp Quốc hội được tiến hành theo định kỳ để nghe Chính phủ trình bày về tình hình trong nước và quốc tế, xét duyệt và thông qua các chủ trương, chính sách, các kế hoạch kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước. Ngày 20-9-1955, Quốc hội khóa I họp kỳ thứ 5 đã cử đồng chí Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng Chính phủ. Ngày 24-1-1957, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kiện toàn tổ chức Quốc hội, trong đó nhấn mạnh mối liên hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri.

Củng cố vai trò và hiệu lực của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt các cơ quan quyền lực được tiến hành từng bước trong suốt thời kỳ này. So với trước tháng 7-1954, số thành viên của Hội đồng chính phủ những năm sau khi hòa bình lập lại tăng gần gấp đôi. Nhiều cơ quan quản lý kinh tế, quản lý xã hội được thành lập. Để kịp thời giải quyết những công tác cấp bách, lề lối làm việc của Hội đồng chính phủ được cải tiến: giữa các kỳ họp toàn thể Hội đồng Chính phủ có Hội nghị thường vụ. Sau ngày Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ được Quốc hội thông qua (tháng 7-1960), bên cạnh các Bộ, cơ quan thuộc Hội đồng chính phủ còn bao gồm các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan trực thuộc Hội đồng chính phủ.
______________________________________
1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (mở rộng từ ngày 3 đến 12-3-1955). Văn kiện lịch sử Đảng. Tlđd, t. 1, tr. 46. 47.
2. Văn kiện lịch sử Đảng, Tlđd, t. 9, tr. 53.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #43 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 11:08:23 pm »


Các Ủy ban kháng chiến - hành chính ra đời trong kháng chiến chống Pháp, làm nhiệm vụ kháng chiến và hành chính, từ tháng 9-1954 được đổi thành Ủy ban hành chính. Hệ thống chính quyền địa phương này, nhất là ở cấp xã và cấp huyện, được chỉnh đốn một bước trong những năm đầu sau chiến tranh. Nhanh chóng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã và huyện, Đảng, Nhà nước đã tổ chức nhiều khóa học chính trị, mở các lớp bổ túc văn hóa đề họ có đủ năng lực đảm trách công việc chính quyền.

Thời gian đầu sau hòa bình, việc bầu cử Hội đồng nhân dân tạm hoãn ở cấp tỉnh và những xã còn đang gặp nhiều khó khăn. Từ tháng 7-1957, chính quyền địa phương được củng cố và kiện toàn một bước thông qua việc ban hành Sắc luật số 04-SL. Sắc luật này quy định công tác bầu cử Hội đồng nhân dân sẽ tiến hành đều đặn trên toàn miền Bắc; Hội đồng nhân dân cử ra Ủy ban hành chính cùng cấp, chức năng chủ yếu của Ủy ban hành chính là quản lý kinh tế và xã hội. Từ năm  1958, cấp hành chính liên khu được bãi bỏ, đồng thời số lượng ủy viên Ủy ban hành chính các cấp tăng thêm. Các cơ quan Trung ương và chính quyền các địa phương được củng cố đã tăng cường sức mạnh của Nhà nước trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện những nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, củng cố tăng cường sức mạnh quốc phòng an ninh và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.

Nhằm đẩy mạnh việc dân chủ hóa cơ quan tư pháp, tháng 4-1958, Quốc hội quyết định thành lập Tòa án Nhân dân tối cao và Viện công tố nhân dân, tách hệ thống tòa án nhân dân và hệ thống công tố khỏi Bộ Tư pháp, chuyển thành hai cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ.

Khối đại đoàn kết toàn dân - nguồn sức mạnh của chính quyền dân chủ nhân dân thời kỳ này tiếp tục được mở rộng và củng cố. Từ ngày 5 đến ngày 15-9-1955. Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc họp tại Hà Nội đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay cho Mặt trận Liên Việt trước đây. Đại hội đã bầu ra Ủy ban Trung ương Mặt trận do đồng chí Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch và thông qua dự thảo Cương lĩnh, Điều lệ Mặt trận. Tuyên ngôn và Cương lĩnh thể hiện nguyện vọng, ý chí của mọi người Việt Nam yêu nước là đại đoàn kết để hoàn thành sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh. Phát biểu trong buổi bế mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Miền Bắc là nền tảng, là gốc rễ của lực lượng đấu tranh của nhân dân ta. Nền có vững, nhà mới chắc. Gốc có mạnh, cây mới tốt. Muốn thực hiện Cương lĩnh của Mặt trận thì chúng ta phải ra sức củng cố miền Bắc về mọi mặt, phải làm cho miền Bắc vững mạnh và tiến lên mãi, chứ quyết không phải là hạ thấp yêu cầu củng cố miền Bắc”1.

Sau đại hội, khắp nơi trên miền Bắc, chính quyền và các đoàn thể quần chúng đã mở các hội nghị đại biểu nhân dân thảo luận Cương lĩnh của Mặt trận, động viên mọi người, mọi giới hăng hái thi đua ái quốc, ra sức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trước mắt, lập thành tích trong công tác để biểu dương ý chí đấu tranh thống nhất của nhân dân ta.

Trong Mặt trận Tổ quốc, các tộc người thiểu số đặc biệt được quan tâm. Các cơ quan trung ương và địa phương đều có đại biểu các tộc người. Đảng, Nhà nước đã ban hành những chính sách nhằm phát triển kinh tế, văn hóa miền núi. Tháng 5-1955, Khu tự trị Thái - Mèo (Khu tự trị Tây Bắc) và tháng 8-1956, Khu tự trị Việc Bắc được thành lập. Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới đồng bào khu tự trị. Người chỉ rõ: “Mục đích thành lập Khu tự trị là để làm cho các dân tộc anh em toàn Khu cùng nhau tự quản lý công việc của mình, phát huy khả năng của mình, tiến bộ mau chóng về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”2. Từ tháng 8-1959, các khu và tỉnh miền núi triển khai cuộc vận động “Hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển sản xuất kết hợp với hoàn thành cải cách dân chủ” trong 2.005 xã với 3 triệu dân - đại đa số là đồng bào các dân tộc ít người. Cuộc vận động này giành được thắng lợi đã làm cho vùng núi phát triển về nhiều mặt, tăng cường khối đoàn kết giữa các tộc người và cải thiện một bước đời sống kinh tế, văn hóa của họ. Từ đấy, vùng cao bản làng định cư xuất hiện ngày càng nhiều. Các tộc người thiểu số đi vào làm ăn tập thể, sống hòa thuận như anh em. Cuộc đời lặng lẽ, âm thầm, cô quạnh với ốm đau, dịch bệnh, du canh du cư, đốt rùng phá rẫy, mê tín dị đoan đè nặng lên mỗi kiếp người của họ như một định mệnh được khắc phục một phần.

Để tăng cường khối đại đoàn kết, Đảng, Nhà nước luôn luôn thực hiện chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, không can thiệp vào hoạt động tôn giáo, không xâm phạm đến tài sản và lợi ích hợp pháp của nhà thờ, nhà chùa, nhà chung. Trên cơ sở phân biệt tín ngưỡng của đa số giáo dân yêu nước với âm mưu lợi dụng của bọn phản động núp bóng nhà thờ, Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền đã làm hết sức mình cho tình đoàn kết trong nhân dân lao động, khắc phục sự cách biệt và mặc cảm nặng nề giữa người theo đạo và người không theo đạo, giữa tôn giáo với chính quyền - di sản của chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân và hậu quả của những hoạt động lợi dụng tôn giáo trước ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

Đối với những người trước đây từng làm việc, cộng tác với chế độ cũ, thái độ của Đảng là “gạn đục khơi trong” tranh thủ những ai còn nặng tình dân tộc. Đảng, Nhà nước và Hồ Chủ tịch thường xuyên giáo dục cho cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm đường lối giai cấp và chính sách Mặt trận của Đảng. Tháng 9-1954, nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ trước khi về tiếp quản Thủ đô. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn mọi người: “về xuôi, phải làm gương mẫu trong mọi việc, tùy hoàn cảnh của mình mà giúp đỡ nhân dân. Gương mẫu trong lời nói việc làm, thái độ, làm sao cho người ta thấy rõ mình là con người kháng chiến. Ngay đối với những người không kháng chiến, những người “dinh tê”3 cũng không khinh rẻ họ mà phải giúp đỡ cho họ tiến bộ, để họ cùng ta làm việc. Việc nước là việc chung, mà việc thì rất nhiều, chỉ Bác cháu ta không làm hết việc đâu. Chúng ta phải dùng năng lực của mọi người.

Bất kỳ trước đây họ là thế nào nếu ngày nay họ thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, nếu họ muốn thật thà phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thì chúng ta cần cộng tác với họ”4.

Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp xã hội: sự nhất trí về chính trị, tinh thần trong nhân dân được tăng cường, khối đại đoàn kết toàn dân được mở rộng.
______________________________________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập. Sđd, t. 7. tr. 331, 502.
3. Những người chạy sang vùng địch kiểm soát.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 7, Sđd. tr. 40-41.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #44 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 11:08:49 pm »


Khối liên minh công nông, chỗ dựa của Nhà nước dân chủ nhân dân được củng cố, tăng cường nhờ kết quả của cải cách ruộng đất và nhờ nỗ lực của Đảng, Nhà nước, của giai cấp công nhân trong cuộc vận động thu hút đông đảo nông dân đi vào làm ăn tập thể. Giai cấp công nhân đã cung cấp cho nông nghiệp nông thôn nhiều sản phẩm của mình, hỗ trợ đắc lực cho việc phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp: ổn định và cải thiện đời sống của nông dân. Trong những thời điểm diễn ra sự thay đổi có tính chất bước ngoặt ở nông thôn, giai cấp công nhân đã cử hàng vạn cán bộ, công nhân viên thuộc các ngành, nghề trong công nghiệp về các vùng giúp đỡ, hỗ trợ cho nông dân.

Là lực lượng tiên phong, giai cấp công nhân không ngừng lớn lên về số lượng và chất lượng. Từ 17 vạn năm 1955, đến năm 1960, tăng lên 48 vạn. Trình độ giác ngộ chính trị, trình độ sản xuất và năng lực quản lý xí nghiệp của đội ngũ cán bộ, công nhân trong các ngành công nghiệp từng bước được nâng cao. Tháng 9-1957, Quốc hội khóa 1, kỳ họp thứ 7, đã thông qua Luật Công đoàn, chính thức công nhận địa vị lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân trong thời kỳ mới.

Giai cấp nông dân tập thể đã phát huy mặt mạnh của mình, thi đua sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống xã hội và giai cấp công nhân, trí thức... đồng thời cung cấp cho ngành công nghiệp non trẻ của đất nước những nguyên, vật liệu để sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Từ năm 1958 đến 1960, kinh tế, xã hội miền Bắc chuyển biến sâu sắc. Ý thức làm chủ, trình độ giác ngộ chính trị, trình độ quản lý của công nhân, nông dân được nâng cao thông qua cuộc vận động cải tiến quản lý xí nghiệp công nghiệp và cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp. Với những biến đổi sâu sắc trong lĩnh vực chính trị, kinh tế xã hội, khối liên minh công nông được củng cố trên nền tảng mới vững chắc hơn.

Ngày 20-2-1958, Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai được triệu tập tại Hà Nội. Gần 500 đại biểu các ngành văn nghệ trên toàn miền Bắc về dự. Tại đây, đa số đại biểu kiên quyết đấu tranh chống lại tư tưởng sai trái và phản động của một số người trong nhóm “Nhân văn - Giai phẩm”. Đại hội quyết định thành lập Hội Văn học Nghệ thuật và các hội riêng của từng ngành văn học, nghệ thuật thay cho các tổ chức văn nghệ cũ.

Để phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân, huy động sức mạnh của nhân dân phục vụ sự nghiệp củng cố miền Bắc, củng cố chính quyền, cuối tháng 12-1956 và đầu tháng 1-1957, kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa I đã quyết định kiện toàn tổ chức, tăng cường hoạt động của các đại biểu nhằm thắt chặt mối liên hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri. Quốc hội thông qua nghị quyết về việc ban hành Luật Công đoàn và thông qua bốn đạo luật: Luật bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật và thư tín của công dân. Luật quy định về quyền tự do hội họp. Luật quy định quyền tự do lập hội. Luật về chế độ báo chí.

Tiếp đó, Trung ương Đảng lần lượt công bố chính sách đối với trí thức (8-1957), chính sách đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh (8-1957), Bộ Chính trị ra Nghị quyết về công tác văn hóa, văn nghệ (1-1958 ).

Sau gần ba năm soạn thảo và công bố dự thảo Hiến pháp mới để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thảo luận, góp ý kiến, ngày 31-12-1959, Hiến Pháp mới của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội thông qua. Hiến pháp mới là đạo luật cơ bản quy định tính chất, chế độ chính trị, kinh tế của Nhà nước Việt Nam. Lời nói đầu của Hiến pháp xác định: “Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Nhà nước đó trịnh trọng tuyên bố trong Hiến pháp của mìnlr “Đất nước Việt Nam là một khối Bắc - Nam thống nhất không thể chia cắt” (Điều I). “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa dịu thuộc về nhân dân” (Điều 4), “Tất cả các cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân” (Điều 6). Hiến pháp định hướng phát triển của miền Bắc là “Tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên CNXH bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo CNXH, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế XHCN với công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến” (Điều 9).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #45 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 11:09:15 pm »


Ngày 1-1-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thi hành hiến pháp mới. Tháng 5-1960, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa II được tiến hành trên toàn miền Bắc. So với thành phần Quốc hội khóa I, lần này, số đại biểu công nhân, đại biểu các tộc người thiểu số đều tăng. Các đại biểu miền Nam trong Quốc hội được lưu nhiệm. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa II họp từ ngày 7 đến ngày 15-7-1960 đã bầu:

Chủ tịch nước: Hồ Chí Minh

Phó Chủ tịch: Tôn Đức Thắng

Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội: Trường Chinh

Thủ tướng Chính phủ: Phạm Văn Đồng

Quốc hội bầu cử Hội động quốc phòng và thông qua các đạo luật về tổ chức Quốc hội, Hội đồng chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Luật cơ cấu của Nhà nước. Tiếp đó, các đạo luật về kinh tế, văn hóa - xã hội về các quyền tự do, dân chủ của nhân dân về xây dựng nền quốc phòng toàn dân... lần lượt được ban hành.

Trước tình hình thế giới đang biến đổi ngày càng phức tạp, Đảng và Nhà nước ta, trên cơ sở giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, đã tiến hành chính sách ngoại giao hòa bình và hữu nghị với các dân tộc, chăm lo củng cố và phát triển sự hợp tác tương trợ với các nước XHCN, làm hết sức mình cho tình đoàn kết giữa các nước XHCN và trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, triệt để ủng hộ đường lối bảo vệ hòa bình, độc lập và trung lập của Vương quốc Campuchia, ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Lào trong cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lược. Đối với các nước Á, Phi, Mỹ Latinh, chính sách của Nhà nước ta là ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của họ và giao hảo với bất cứ nước nào cùng ta công nhận năm nguyên tắc chung sống hòa bình (không xâm lược nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, tôn trọng chủ quyền và toàn văn lãnh thổ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, cùng chung sống hòa bình).

Thực hiện chính sách đối ngoại đó, tháng 6-1955 và tháng 7-1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ nước ta đi thăm chính thức Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Ngày 15-4-1955, Đoàn đại biểu Chính phủ, do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang Băng Đung (Indônêxia) dự Hội nghị Á - Phi lần thứ nhất. Trên diễn đàn Hội nghị, đại biểu nhiều nước đã đánh giá cao những cống hiến của Nhà nước và nhân dân Việt Nam cho sự nghiệp đấu tranh chống ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc.

Tháng 2-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Ấn Độ, Mianma và tháng 2-1959, Người thăm chính thức Inđônêxia. Chính phủ và nhân dân các nước đã giành cho Người sự đón tiếp nồng nhiệt, chân thành.

Những hoạt động ngoại giao trong giai đoạn này của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, sự hợp tác giữa nước ta với Chính phủ và nhân dân nhiều nước trên khắp thế giới, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #46 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 11:10:18 pm »


B- XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI, CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG

Để trở thành hậu phương vững mạnh trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, miền Bắc phải được xây dựng không chỉ mạnh về chính trị, kinh tế mà cả về quân sự. Bộ Chính trị trong Nghị quyết tháng 9-1954 chỉ rõ: Quân đội nhân dân là trụ cột chủ yếu nhất, chắc chắn nhất để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình. “Bất kỳ tư tưởng và hành động nào cho là đình chiến rồi thì mọi việc đều tối đẹp, rồi bỏ rơi việc chuẩn bị chiến đấu, để cho tinh thần uể oải, lơ là việc xây dựng lực lượng vũ trang đều là sai lầm nguy hiểm… Cho nên, tăng cường Quân đội nhân dân là nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng, Chính phủ và toàn thể nhân dân ta. Cần phải xây dựng Quân đội nhân dân thành một quân đội cách mạng, chính quy tương đối hiện đại”1.

Chín năm kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh, Quân đội nhân dân từng bước trưởng thành về bản lĩnh chiến đấu, nghệ thuật tác chiến và trình độ tổ chức, chỉ huy... Trong buổi gặp mặt các đơn vị quân đội tham gia lễ duyệt binh ngày 1-5-1955 tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Nhiệm vụ của quân đội hiện nay là phải cố gắng tiến lên chính quy... Muốn cho bộ đội ta hùng mạnh, và nhất định bộ đội ta phải hùng mạnh, chúng ta phải cố gắng học tập chính trị và kỹ thuật”2.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Quân đội nhân dân có 7 đại đoàn, 8 trung đoàn, 54 tiểu đoàn, 258 đại đội, 175 trung đội, tổng cộng 33 vạn cán bộ chiến sĩ3. Trang bị vũ khí chủ yếu bằng súng trường, lựu dạn, trung liên và cối 81 mm, chất lượng kém không đồng bộ. Những năm kháng chiến: bộ đội ta phân tán chiến đấu và công tác trên các chiến trường, nên biên chế tổ chức: trang bị, điều lệnh của bộ đội thiếu thống nhất. Vì vậy, trong khi cùng toàn Đảng, toàn dân ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước ổn định tình hình, chống địch cưỡng ép di cư, truy quét phỉ dọc miền biên giới, giúp nhân dân các địa phương tháo gỡ bom mìn, phục hồi sản xuất, khắc phục lụt bão, hạn hán, đồng thời Quân đội gấp rút chấn chỉnh bước đầu về mọi mặt.

Hoàn thành chuyển quân tập kết, các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 325, 320 thành lập trong kháng chiến chống Pháp được đổi tên thành các sư đoàn bộ binh. Bộ đội miền Nam tập kết, bộ đội tình nguyện ở Lào, Campuchia và một số đon vị chủ lực của khu, bộ đội địa phương tỉnh, huyện trên miền Bắc biên chế thành 8 sư đoàn và 5 trung đoàn bộ binh4. Lực lượng pháo binh biên chế 3 sư đoàn 75, 45, 349. Lực lượng phòng không biên chế một sư đoàn cao xạ 367. Một số trung đoàn, tiểu đoàn bộ đội chủ lực và địa phương thuộc vùng ven biển xây dựng thành 5 trung đoàn, 1 tiểu đoàn phòng thủ bờ biển. Bộ đội địa phương các tỉnh có biên giới chung với Lào chuyển thành các tiểu đoàn bộ đội biên phòng. Bộ đội địa phương các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hải Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu biên chế thành 10 tiểu đoàn, 7 đại đội và 15 trung đội, làm nhiệm vụ bảo vệ nội địa.

Các đơn vị pháo binh, phòng không, công binh, thông tin, vận tải cũng được tổ chức lại, biên chế thành sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn trực thuộc Bộ và các sư đoàn bộ binh. Mỗi sư đoàn bộ binh có ba trung đoàn bộ binh, một trung đoàn pháo hỗn hợp và một số đơn vị vận tải, công binh, thông tin... Các sư đoàn chủ lực trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh, các lực lượng phòng thủ giới tuyến, phòng thủ biên giới, hải đảo, được trang bị các loại vũ khí, khí tài mới do các nước XHCN viện trợ. Các công binh xưởng, cơ sở sản xuất quân trang, quân dụng, các bệnh viện, đội điều trị, kho tàng... được trang bị thêm máy móc, thiết bị, tổ chức lại thành hệ thống các nhà máy, xưởng sản xuất, sửa chữa xe máy vũ khí, và các bệnh viện điều trị, kho tàng... bố trí trên những địa bàn phù họp với phương án tác chiến phòng thủ, đảm bảo phục vụ kịp thời và thuận lợi yêu cầu xây dựng, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang.

Tổng quân ủy, Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu còn chỉ đạo thành lập thêm hai thủy đội sông Lô và Bạch Đằng “Hai thủy đội này là những viên gạch đầu tiên, là tiền thân của lực lượng tàu chiến đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này”. Ngày 3-3-1955, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Ban nghiên cứu sân ban để chỉ huy, quản lý hệ thống sân bay hiện có và tổ chức chỉ huy các chuyến bay hàng ngày; giúp Bộ Tổng tham mưu nghiên cứu những nội dung về tổ chức, xây dựng lực lượng không quân phù hợp với kế hoạch xây dựng quân đội trong giai đoạn mới. Ngày 7-5-1955 Cục phòng thủ bờ biển trực thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra đời, làm nhiệm vụ giúp Tổng tư lệnh chỉ huy bộ đội phòng thủ bờ biển, đào tạo cán bộ, nhân viên, thủy thủ và xây dựng các thủy đội phòng thủ bờ biển.

Ngoài các cơ sở đầu tiên của Hải quân và Không quân, thời kỳ này, các cục Quân nhu, Quân huấn và Ban thanh tra quân đội cũng được thành lập; góp phần tổ chức và quản lý các mặt hoạt động của quân đội trong thời kỳ mới.
______________________________________
1. Văn kiện lịch sử Đảng, Tlđd, t. 9, tr. 29.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập. Sđd. t. 7. tr. 123.
3. Đại đoàn 308, 304, 312, 316, 320, 325, 351 (công pháo) và các trung đoàn 148 (Tây Bắc), 238, 246 (Việt Bắc), 46, 42 (Liên khu III), 108, 96, 803 (Liên khu V).
4. Sư đoàn 350, 328, 332 (Liên khu III và Việt Bắc), 305, 324 (Khu V), 330, 338 (Nam Bộ), 335 (quân tình nguyện) và các trung đoàn 148, 246, E 320, 640, 269, 271, 244, 713, 248.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #47 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 11:11:29 pm »


Những năm phân tán, hoạt động trên các chiến trường Bắc, Trung, Nam, Lào và Campuchia, trình độ kỹ thuật, chiến thuật, điều lệnh, kỷ luật... của bộ đội thiếu thống nhất. Sau hòa bình, Bộ Quốc phòng mở các lớp tập huấn về nhiệm vụ xây dựng quân đội chính quy cho cán bộ cao cấp. Cuối năm 1954, các đơn vị trong toàn quân bước vào đợt huấn luyện quân sự đầu tiên trong thời bình với chương trình và nội dung huấn luyện thống nhất, đặc biệt là kỹ thuật, chiến thuật cấp phân đội. Bộ Tổng tham mưu khẩn trương tổ chức biên soạn điều lệnh nội vụ, điều lệnh đội ngũ, điều lệnh cảnh trị, điều lệnh kỷ luật. Lần lượt, các điều lệnh này được ban hành. Giữa năm 1956, toàn quân bước vào đợt học tập và bắt đầu thực hiện.

Sau ba năm huấn luyện cơ bản, bản lĩnh chiến đấu, trình độ kỹ thuật, chiến thuật cá nhân và phân đội nhỏ của các đơn vị trong toàn quân được nâng lên, tạo điều kiện cho bộ đội bước vào huấn luyện tác chiến hiệp đồng, vận dụng thuần thực các hình thức chiến thuật trong những năm sau đó.

Công tác Đảng, công tác chính trị tập trung vào việc giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang về giác ngộ giai cấp và giác ngộ xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sỏ đó làm cho lực lượng vũ trang thấu suốt vai trò, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, khắc phục những biểu hiện lệch lạc, mơ hồ về tư tưởng, tâm lý và hành động thường có sau chiến tranh. Đồng thời, công tác chính trị chú trọng giáo dục cho bộ đội tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân-dân-chính-đảng và ý thức tổ chức kỷ luật. Các đơn vị bộ đội miền Nam tập kết và bộ đội tình nguyện chiến đấu trên chiến trường Lào, Campuchia được tổ chức học tập về đường lối giai cấp và chính sách ruộng đất của Đảng, Nhà nước đối với nông thôn và nông dân. Cán bộ cao cấp, trung cấp toàn quân được học tập về chủ nghĩa Mác - Lênin theo một chương trình thống nhất và tương đối hệ thống. Việc nâng cao trình độ văn hóa cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ được đặt ra cấp bách1. Cán bộ sơ, trung, cao cấp trong quân đội luân phiên tập trung học văn hóa tại trường văn hóa quân đội; cán bộ từ trung đội trở xuống chiến sĩ học bổ túc văn hóa tại chức. Khắc phục thiếu thốn, khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo, hệ thống nhà trường quân đội từng bước phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng2. Sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, trực tiếp của Đảng trong quân đội được tăng cường, chi bộ đảng ra công khai lãnh đạo, chế độ sinh hoạt đảng đi dần vào nền nếp.

Năm 1957, Hội nghị lần thứ 12 (mở rộng) Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) quyết nghị các vấn đề xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng trong giai đoạn mới. Nhiệm vụ quân đội được Hội nghị xác định: “Bảo vệ công cuộc củng cố và xây dựng miền Bắc tiến dần lên CNXH, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, chủ yếu là đế quốc Mỹ và tay sai”3. Hội nghị quyết định các biện pháp lớn để tăng cường khả năng phòng thủ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Bộ Tổng tham mưu soạn thảo kế hoạch xây dựng quân đội năm năm (1955-1959)4. Mục tiêu xây dựng trong năm năm, quân đội phải “Thực hiện và hoàn thành kế hoạch xây dựng Quân đội nhân dân làm cho quân đội trở thành một quân đội cách mạng, chính quy và tương đối hiện đại, đồng thời đặt cơ sở đầu tiên cho các quân chủng và binh chủng khác”5. Hội nghị nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng là nhiệm vụ chung của toàn Đảng và toàn dân, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, động viên toàn quân tích cực học tập và công tác, phát huy khả năng của nhân dân tham gia vào việc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.
______________________________________
1. Đầu năm 1955, trong số 43.653 cán bộ từ trung đội trở lên có 76,9% mới đạt trình độ văn hóa cấp 1 và 10% đã được học qua các trường quân sự.
2. Ngoài các trường được thành lập thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trong các năm 1954, 1955, 1956, một số trường như Trường tập huấn pháo binh, Trường huấn luyện bờ biển, Trường văn hóa thuộc Bộ Tổng tư lệnh, Trường bổ túc chính trị trung, cao cấp, Trường bổ túc quân sự cao cấp, Trường công binh, Trường lý luận chính trị... lần lượt ra đời.
3, 5. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (Khoá II), Những sự kiện Lịch sử Đảng, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1982, t. 4, tr. 58.
4. Kế hoạch xây dựng quân đội trong năm năm (1955-1959) bao gồm các nội dưng: 1- Tổ chức, biên chế, 2- Trang bị vũ khí, 3- Huấn luyện chính quy về quân sự, chính trị, văn hóa, thể lực, 4- Huấn luyện cán bộ, 5- Thực hiện các điều lệnh, 6- Kiện toàn cơ quan tham mưu các cấp, 7- Xây dựng và nâng cao cơ sở vật chất, 8- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác chính trị.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #48 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 11:12:17 pm »


Gần 13 năm kể từ khi ra đời và hơn hai năm từ ngày chiến tranh chống Pháp kết thúc, đây là lần đầu tiên Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng theo một kế hoạch dài hạn và tương đối toàn diện.

Sau Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương, các đơn vị trong toàn quân bước vào đợt chỉnh huấn chính trị, quán triệt nghị quyết Hội nghị về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. Kết hợp với việc học tập và quán triệt đường lối nhiệm vụ cách mạng của Đảng, nhiệm vụ, phương châm xây dựng quân đội, và củng cố quốc phòng trong giai đoạn mới, các đơn vị đã tiến hành phê bình, và tự phê bình nhằm nâng cao tư tưởng vô sản, tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong đơn vị, trong quân đội, khắc phục những biểu hiện lệch lạc, mơ hồ về lập trường giai cấp, nhận rõ và dứt khoát “nhiệm vụ hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam là một cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ nhưng nhất định thắng lợi”, “nhiệm vụ xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội là một cuộc chuyển biến cách mạng to lớn, đòi hỏi một sự phấn đấu liên tục và tích cực”. Đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội tiến lên chính quy hiện đại phải khắc phục “biểu hiện tự do, tản mạn, thiếu tổ chức và kỷ luật, hiện tượng máy móc, giáo điều hoặc bảo thủ”1. “Thông qua đợt sinh hoạt chính trị này, trận địa chính trị tư tưởng trong lực lượng vũ trang được củng cố và tăng cường, cán bộ, chiến sĩ đã được giác ngộ bước đầu về chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng vô sản đã phản công và tiến công toàn diện, triệt để tư tưởng tư sản, tẩy trừ tư tưởng phong kiến. Một số cán bộ mắc sai lầm đã tỉnh ngộ. Những kẻ cơ hội hoặc mang tư tưởng đối địch với Đảng đã dần tự lột mặt nạ”2.

Tháng 3-1958, Tổng Quân ủy quyết định điều chỉnh một số nội dung trong kế hoạch xây dựng quân đội. Theo đó, thời gian thực hiện kế hoạch tăng thêm một năm (đến năm 1960) cho phù hợp với thời gian thực hiện kế hoạch ba năm cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa. Những nội dung được điều chỉnh bao gồm:

1- Giảm bớt tổng quân số đi đôi với việc nâng cao chất lượng toàn diện của bộ đội, tập trung cải tiến trang bị, vũ khí, xây dựng các đơn vị binh chủng, thực hiện các chế độ chính quy.

2- Tận dụng khả năng xây dựng kinh tế của quân đội.

3- Xúc tiến việc đào tạo cán bộ, xây dựng các nhà trường quân sự.

4- Đẩy mạnh công tác huấn luyện và nghiên cứu khoa học quân sự.

Ngoài ra, Tổng quân ủy còn xác định rõ những biện pháp nhằm tăng cường khả năng phòng thủ miền Bắc, chuẩn bị mọi mặt đối phó nếu chiến tranh xảy ra, xây dựng Tây Bắc và miền tây Khu IV thành căn cứ địa vững chắc, ra sức xây dựng lực lượng hậu bị.

Nhận rõ yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân đội trong giai đoạn mới, 78.100 cán bộ, chiến sĩ đã lưu luyến chia tay đồng đội, rời quân ngũ, chuyển về địa phương và sang công tác ở các cơ quân dân sự. 143.000 chuyển thành các đơn vị xây dựng kinh tế, lập các nông trường ở Điện Biên, Mộc Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn Tây, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, tham gia xây dựng khu công nghiệp Thái Nguyên, Việt Trì. Tới những vùng đất mới đang cần khai phá hoặc về lại với ruộng đồng, thôn xóm, cán bộ, chiến sĩ đều giữ vững và phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”. Dù nơi đâu và làm gì thì phẩm chất được tôi luyện và thử thách trong gian khổ, hy sinh trong chiến tranh và tình đồng đội keo sơn, bền chặt vẫn ngời sáng trong tâm khảm của họ. Đây chính là lực lượng nòng cốt để xây dựng đội quân hậu bị vững mạnh.

Một bộ phận khác được tổ chức thành các đội xây dựng doanh trại, xây dựng các công trình quốc phòng, biên giới, bờ biển, làm đường chiến lược trên miền Tây Bắc. Những khu vực trên đây có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế và quốc phòng, được coi là những khu vực phòng thủ quốc gia thời bình và căn cứ chống xâm lược nếu chiến tranh xảy ra. Đó là sự kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh. Công, nông trường quân đội được Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa giúp một phần vốn, máy móc, thiết bị sản xuất. Quá trình giảm quân số, Bộ Quốc phòng chưa lường hết diễn biến của tình hình đấu tranh ở miền Nam, nên đã chuyển một bộ phận lớn cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra xây dựng kinh tế và công tác ở các cơ quan dân sự, không giữ lại đúng mức các đơn vị đã từng nhiều năm chiến đấu quen thuộc ở chiến trường để sẵn sàng đưa các đơn vị đó trở lại miền Nam hoạt động. Khuyết điểm này đã ảnh hưởng tới việc chuẩn bị lực lượng, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam những năm sau.
______________________________________
1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (khoá II), Những sự kiện lịch sử Đảng, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1982, t. 4, tr. 58.
2. Tổng cục Chính trị, Báo cáo tại Hội nghị Tổng quân ủy tháng 3-1959. Dẫn theo Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam t. 2, q. 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1988, tr. 48.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #49 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 11:13:03 pm »


Đi đôi với việc giảm tổng quân số, toàn quân tiến hành sắp xếp lại lực lượng.

Tháng 3-1958, Bộ Quốc phòng quyết định thống nhất tổ chức, biên chế, trang bị của Lục quân và các đơn vị của Không quân, Hải quân.

Bộ binh, thành phần chủ yếu của Lục quân, biên chế thành 7 sư đoàn, 6 lữ đoàn, 12 trung đoàn độc lập gồm hơn 9 vạn cán bộ, chiến sĩ. Mỗi sư đoàn bộ binh được biên chế 8689 người, gồm 3 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh và các đơn vị bảo đảm, được trang bị 6.645 khẩu súng bộ binh, 200 khẩu pháo mặt đất và súng cối, 42 khẩu pháo cao xạ và 281 xe vận tải... Hai phần ba vũ khí bộ binh được đổi mới bằng các loại súng trường, tiểu liên, trung liên, đại liên, badôca do các nước XHCN giúp đỡ. Mỗi lữ đoàn bộ binh biên chế 3500 người, gồm 4 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo binh và cao xạ cùng một số phân đội bảo đảm như thông tin, công binh, phòng hóa, trinh sát, vận tải, quân y.

Bên cạnh bộ binh, binh chủng Pháo binh, bộ đội Phòng không, Công binh, Thông tin, Vận tải, Phòng hóa biên chế thành các lữ đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn và đại đội. Ngày 21-3-1958, Bộ Quốc phòng ra nghị định thành lập Bộ tư lệnh Phòng không trên cơ sở tách sư đoàn pháo cao xạ 367 khỏi Bộ tư lệnh Pháo binh. Tiếp đó, tháng 8-1958 và tháng 3-1959, lần lượt 2 trung đoàn tình báo phòng không và trinh sát ra đa được tổ chức, đánh dấu bước trưởng thành của Bộ đội Phòng không. Đầu tháng 3-1959, các đài ra da bố trí ở Điện Biên (Lai Châu), Đồ Sơn (Hải Phòng), Trùng Quang (Nam Định), Quảng Xương (Thanh Hóa), Điền Lư (nam Quân khu IV) chính thức phát sóng trên toàn mạng cảnh giới bầu trời Tổ quốc.

Bộ đội Không quân biên chế 2.000 người gồm một trung đoàn không quân vận tải và một số đơn vị khung, chuẩn bị đón nhận cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn không quân chiến đấu đang học tập, huấn luyện ở nước ngoài. Bộ đội Hải quân gồm 2 đoàn tàu tuần tiễu ven biển, trang bị các loại pháo 40 và 20mm và các dàn ra đa... Tháng 1-1959, Cục Không quân và Cục Hải quân được thành lập với nhiệm vụ giúp Bộ Quốc phòng tổ chức, chỉ đạo lực lượng Không quân, Hải quân; xây dựng quản lý các sân bay và hải cảng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên kỹ thuật và lực lượng hậu bị của hai quân chủng này.

Các cơ quan Bộ Quốc phòng cũng được tổ chức lại cho phù hợp với yêu cầu chỉ đạo, tăng cường hiệu lực lãnh đạo, chỉ huy. Tổng cục cán bộ được tổ chức lại thành Cục cán bộ thuộc Tổng cục Chính trị. Tổng cục Quân huấn tổ chức lại thành Cục quân huấn thuộc Bộ Tổng tham mưu. Cục Quân giới và Cục Quân khí sát nhập thành Cục Quân giới thuộc Tổng cục Hậu cần. Nha liên lạc sát nhập vào Cục Quân báo thuộc Bộ Tổng tham mưu... Các cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, huyện, xã được kiện toàn và thống nhất tên gọi: tỉnh đội, huyện đội, xã đội.

Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác1, một số đơn vị quân, binh chủng được thành lập và trang bị nhiều loại vũ khí, khí tài tương đối hiện đại, làm tăng đáng kể hỏa lực, sức đột kích, khả năng cảnh giới và sức cơ động của quân đội.

Từ chỗ bộ binh chiếm ưu thế tuyệt đối, đến năm 1960, cơ cấu thành phần lực lượng và các mặt tổ chức, biên chế, được điều chỉnh một bước khá căn bản. Riêng tỷ lệ giữa bộ binh và các binh chủng kỹ thuật xấp xỉ bằng nhau (51% trên 49% ).

Sau khi chi bộ đảng ra công khai, từ năm 1957 trở đi đại hội đảng bộ cấp tiểu đoàn, trung đoàn và sư đoàn được tổ chức theo định kỳ. Đây là một nỗ lực nhằm thực hiện và tăng cường sự lãnh đạo toàn diện theo chế độ tập trung dân chủ của Đảng trong các đơn vị lực lượng vũ trang. Tháng 11-1958, Tổng quân ủy triệu tập Hội nghị chính ủy và chủ nhiệm chính trị toàn quân. Hội nghị tập trung thảo luận về Dự thảo Điều lệ công tác chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam, thống nhất quy định về tính chất, nhiệm vụ, nội dung công tác chính trị; chức trách của cơ quan chính trị các cấp. Công tác Đảng, công tác chính trị nhằm tăng cường bản chất giai cấp công nhân của quân đội, làm cho quân đội tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, phát huy bản chất và truyền thống của mình, tôn trọng pháp luật Nhà nước, làm tròn chức năng là công cụ sắc bén của chính quyền cách mạng. Cùng thời gian này, Tổng cục Chính trị đã hoàn thành công trình tổng kết công tác Đảng, công tác chính trị của quân đội trong kháng chiến chống Pháp. Công trình tổng kết đề cập tới các mặt: giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, công tác xây dựng đảng, công tác cán bộ, công tác bảo vệ, công tác dân vận, công tác địch vận, công tác chính trị chiến dịch, chiến đấu và rút ra kết luận: Quá trình xây dựng, trưởng thành của quân đội ta gắn liền với việc không ngừng củng cố và tăng cường công tác Đảng - công tác chính trị trong quân đội. Sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của các lực lượng vũ trang. Nguyên tắc sự lãnh đạo của Đảng là “lấy dân chủ tập trung làm chế độ, lấy lãnh đạo tập thể làm nguyên tắc cao nhất... Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt cũng như trong hòa bình xây dựng quân đội tiến lên chính quy hiện đại, nguyên tắc đó phải được hết sức tôn trọng”2.
______________________________________
1. Trong các năm từ 1955-1960, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho ta 49.585 tấn hàng quân sự, trong đó có 6.543 tấn vũ khí, 13.861 tấn đạn, 20 tấn vật tư quân báo.
2. Tổng cục Chính trị, Tổng kết công tác Đảng - công tác chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, tài liệu xuất bản năm 1960.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM