Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:25:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 - Tập 2  (Đọc 89076 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #30 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2010, 07:41:18 pm »


Ở Phan Rí (Bình Thuận), khi tên quận trưởng cho nhân dân được tự do tranh luận những cái tốt và cái xấu của quốc gia và cộng sản, ông Bộ Gạch người dân tộc Chàm đã đứng lên nói:

- Quốc gia có 9 cái tốt và một cái xấu, còn cộng sản có 9 cái xấu và 1 cái tốt.

Tên quận trưởng liền hỏi: một cái xấu của quốc gia là gì?

- Quốc gia ở với dân xấu quá.

Tên quận trưởng bực dọc nói: Thế một cái tốt của cộng sản là gì?

Ông già thản nhiên trả lời:

- Việt cộng ăn ở với dân quá tốt. Các ông có làm gì đi nữa, lòng dân vẫn theo Việt cộng và cuối cùng Việt cộng vẫn thắng...1

Nhân dân còn đặt nhiều câu hỏi để chất vấn những tên chỉ đạo tố cộng: “Chúng tôi không thấy cộng sản độc tài vì rằng kháng chiến, cộng sản kêu gọi đánh Tây giành độc lập nay mới có hòa bình, dân đói họ kêu gọi sản xuất để được no ấm”, “Quốc gia nói cộng sản cướp công kháng chiến, những lúc đánh Tây quốc gia ở đâu, sao toàn thấy cộng sản?”. “Nói quốc gia kháng chiến tại sao lại làm cho Tây?”. “Độc lập mà chưa thống nhất thì chưa phải độc lập, thống nhất bằng cách nào? Theo như cách này thì phải chiến tranh tương tàn hay sao?”... Những câu hỏi dồn dập như vậy làm cho địch bí không trả lời được. Nhiều lần chúng phải giải tán lớp học. Tên chủ tịch Hội đồng chỉ đạo tố cộng Trung ương đã thú nhận: “Đây là một thất bại lớn vì phong trào chất vấn rộng rãi, hướng dẫn viên của chúng ta không giải quyết được”2.

Ở nhiều nơi, địch bắt những người kháng chiến cũ, những đảng viên cộng sản, những gia đình có người thân tập kết phải ra “đầu thú quốc gia”, phải chào cờ ba que, xé cờ Đảng, phải làm giấy “ly khai Đảng”, phải qùy gối “sám hối”. Nhưng đối với nhân dân miền Nam để sớm theo Đảng làm cách mạng, đã được hưởng những quyền lợi thiết thực của cách mạng đem lại trong Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp thì Đảng là niềm tin và lẽ sống, là độc lập, tự do, là Tổ quốc thống nhất. Dù cho kẻ địch có xảo quyệt đến đâu cũng không lừa bịp được họ, không dập tắt được phong trào đấu tranh của nhân dân.

Trong những giờ phút thử thách ác liệt nhất, hàng ngàn tấm gương ngời sáng chủ nghía anh hùng cách mạng xuất hiện đã giữ vững niềm tin cho quần chúng, cổ vũ họ đấu tranh và làm cho Đảng ngày càng bám rễ vững chắc trong nhân dân. Nhân dân vẫn che giấu, nuôi dưỡng cán bộ, đảng viên, làm giao thông liên lạc, chuyển công văn. Cảm động xiết bao về những bà má Nam Bộ tay đưa túi gạo tiếp tế, chỉ đường cho cán bộ tránh né, rồi lại gõ mõ, xách gậy rượt bắt theo hướng khác để đánh lạc hướng kẻ thù. Nhiều bà mẹ ở Khu V đã nhường cả nơi thờ cúng tôn nghiêm nhất cho cán bộ ẩn náu. Nhiều gia đình cơ sở đã đào hầm bí mật cho cán bộ ở hàng tháng trong nhà.

Đồng chí Nguyễn Đình Liệu, nguyên Chủ tịch huyện Tiên Phước (Quảng Nam) tự tay dùng dao mổ bụng, lôi ruột gan ra trước mặt quân thù khi chúng buộc đồng chí phải xuất thú đầu hàng.

Bí thư chi bộ làng Krông Hơra (nam An Khê) bị địch chôn đến cổ, dùng cuốc đập vỡ đầu. Trước lúc hy sinh, anh còn cố sức hô lớn “Bác Hồ muôn năm”.

Chị Lý ở thị xã Bạc Liêu, đoàn viên thanh niên, bị địch bắt đưa ra trước quần chúng, buộc chị phải xé ảnh Bác Hồ. Chị Lý bình tĩnh ôm ảnh Bác dõng dạc nói: “Chúng mày có xé ảnh Bác thì xé luôn xác tao. Quân phản động bán nước”.

Mẹ Trần Thị Kế ở Giồng Trôm (Bến Tre), địch bắt tra tấn, buộc phải khai báo chồng, con và chỉ chỗ ở của cán bộ. Mẹ đã thét vào mặt kẻ thù: “Cán bộ, chồng con tao trong trái tim tao, bay có kiếm, mổ ra mà tìm”.

Em Nguyễn Thị Thanh 15 tuổi, làm liên lạc, bị địch bắt trong lúc đang làm nhiệm vụ. Địch tra khảo, đốt cháy hai chân, Thanh vẫn không một lời khai báo, v.v...
______________________________________
1. Khu V, 30 năm chiến tranh giải phóng, tập II, Sđd, tr. 32- 33.
    - Cũng nội dung tranh luận như trên, trong một đêm “tố cộng” ở Chợ Lớn, một bác nông dân nói “Việt cộng có nhiều cái xấu: súng xấu, đạn xấu, quần áo xấu… chỉ có cái tốt là trong kháng chiến sống chết để bảo vệ dân. Quốc gia thì có nhiều cái tốt: súng tốt, xe cộ tốt, quần áo tốt, chỉ có cái xấu là hay giật của dân thôi”.

2. Tài liệu Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, đơn vị bảo quản 3, tr. 12.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #31 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2010, 07:42:00 pm »


Để bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ trước hành động gia tăng khủng bố ngày càng ác liệt của địch, nhiều cấp ủy ở miền Nam đã có chủ trương “điều lắng”1 cán bộ. Những cán bộ, đảng viên ở lại bám trụ được phép giảm bớt hoặc tạm ngừng hoạt động một thời gian, chờ khi có lệnh mới. Những cán bộ, đảng viên bị lộ phải điều đi nơi khác hoạt động hoặc lên “bưng biền”, chiến khu cũ, dựa vào địa thế hiểm trở và đồng bào để sinh sống, xây dựng lực lượng.

Tình thế thật là hiểm nghèo, bức bách! Kẻ thù đã dùng bạo lực quân sự chống lại nhân dân miền Nam. Đảng bộ và đồng bào miền Nam không còn con đường nào khác, đã phải cầm vũ khí chống lại. Họ đã tự tìm đào súng đạn do bộ đội chôn giấu trước ngày tập kết và chế tạo những vũ khí thô sơ, đánh trả quân địch, diệt trừ những tên ác ôn, tề điệp chỉ điểm, bảo vệ mình, xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng.

Trong năm 1955, hầu hết các cơ quan lãnh đạo khu và tỉnh đều tổ chức các đơn vị bảo vệ nơi đóng quân. Ở nông thôn, do nhu cầu chống địch bắt bớ cán bộ, cướp bóc tài sản của nhân dân, các đội tự vệ được thành lập ở thôn, xã dưới danh nghĩa các đội “dân canh chống cướp” Mỗi xã ở Nam Bộ có từ một, hai tiểu đội đến một, hai trung đội. Lực lượng chủ yếu của tổ chức này là thanh niên yêu nước, có một số là du kích, bộ đội ta trước đây, nay đã về làng cũ làm ăn bình thường. Họ cùng nhân dân tham gia đấu tranh chính trị và khi cần họ chống lại địch bằng vũ khí thô sơ tự trang bị. Tháng 8-1955, đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến và đồng chí Phạm Ngọc Sến (Phó bí thư Tỉnh ủy Cà Mau) được Xứ ủy giao nhiệm vụ xây dựng các đơn vị vũ trang bí mật trong căn cứ U Minh, Năm Căn. Tại đây, từ tháng 8 đến tháng 12-1955, ta đã mở được 3 lớp huấn luyện quân sự, tổ chức thành 6 trung đội, phân tán về các địa phương hoạt động theo phương châm: “Giữ bí mật không xưng danh là Giải phóng quân, hoạt động từng tổ với danh nghĩa cán bộ binh vận”.

Ở các tỉnh Chợ Lớn, Gia Định, Long An, Mỹ Tho, số cán bộ, đảng viên đã bị lộ tập trung về các vùng Đức Hòa, Đồng Tháp Mười sát biên giới Việt Nam - Campuchia để tạm lánh. Số anh em này được tổ chức thành tiểu đội, trung đội để tiện sinh hoạt, tránh né khi địch càn, dần dần được trang bị một số lựu đạn và súng trường để chiến đấu bảo tồn lực lượng, bảo vệ căn cứ.

Ở Khu V, nhân dân một số nơi tự động nổi lên giết ác ôn. Có nơi cán bộ cơ sở hướng dẫn cho nhân dân diệt ác, nhưng dấu không báo cáo với trên vì sợ phê bình. Thanh niên nhiều buôn ở miền núi đã kéo nhau ra rừng lập các trại “bí mật”, tự tổ chức thành đội ngũ và trang bị bằng các loại vũ khí thô sơ.

Khi Mỹ - Diệm mở các chiến dịch tiêu diệt lực lượng vũ trang của các giáo phái, Trung ương Đảng và Xứ ủy Nam Bộ chủ trương giúp đỡ các giáo phái duy trì lực lượng vũ trang chống Diệm, đồng thời đưa người của ta vào nắm các lực lượng ấy, hướng họ đi theo con đường yêu nước chân chính. Lực lượng vũ trang giáo phái bị lính của Diệm đánh tan rã, bọn cầm đầu đầu hàng, một số đơn vị chạy theo cách mạng đem về hàng ngàn khẩu súng. Số này được ta thuyết phục, giác ngộ trở thành lực lượng vũ trang của ta. Những cán bộ, chiến sĩ trước đây được cài vào lực lượng giáo phái tập hợp lại và bổ sung thêm những cán bộ, du kích mật để thành lập các đơn vị vũ trang cách mạng tập trung mang danh nghĩa lực lượng của giáo phái.

Đến cuối năm 1956, Nam Bộ đã tổ chức được 37 đại đội trung đội vũ trang tự vệ, vũ trang tuyên truyền hoạt động dưới nhiều hình thức, song còn ở mức hạn chế, vì sợ vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng.

Đi đôi với việc ra đời của các lực lượng vũ trang, các căn cứ địa cách mạng từng bước được xây dựng, mở rộng làm chỗ đứng chân cho các cơ quan lãnh đạo và lực lượng vũ trang. Việc xây dựng cơ sở, giáo dục chính trị, đào tạo huấn luyện cán bộ cũng được xúc tiến đi đôi với đẩy mạnh tăng gia sản xuất để bảo đảm đời sống cho cán bộ và lực lượng vũ trang. Các căn cứ địa trong thời gian này chủ yếu là dựa vào các vùng căn cứ cũ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Ở Nam Bộ có các chiến khu Đ, chiến khu Dương Minh Châu, căn cứ Đồng Tháp Mười, chiến khu Năm Căn, U Minh. Ở Trung Bộ có các căn cứ ở miền núi phía tây các tỉnh đồng bằng và ở Tây Nguyên.

Việc tổ chức lực lượng vũ trang và xây dựng căn cứ đã hạn chế một phần sự khủng bố của địch, giữ gìn lực lượng cách mạng trong thời gian đầu và chuẩn bị điều kiện cho việc kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trong những năm sau.

Đứng trước bước ngoặt mới của đất nước, Đảng ta đã nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sớm xác định kẻ thù chủ yếu, chỉ ra phương hướng nhiệm vụ cho cả nước và riêng từng miền; đồng thời vừa làm vừa suy nghĩ để tìm ra con đường và phương pháp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sao cho phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế lúc bấy giờ, đặng tranh thủ sự động tình ủng hộ của bè bạn năm châu bốn biển, phân tán cô lập kẻ thù. Đó là con đường đi đầy chông gai phức tạp nhưng cũng đầy tính sáng tạo, vì chưa có tiền lệ. Chính vì ý thức được con đường cách mạng mà Đảng và Hồ Chủ tịch đã chọn, nên Đảng bộ và đồng bào miền Nam đã giữ trọn niềm tin, vượt bao gian khổ hy sinh, không ngừng đấu tranh quyết tâm cứu nước, cứu nhà và cứu mình.
______________________________________
1. Bí mật điều cán bộ, đảng viên ở vùng này đến vùng khác đề tránh địch theo dõi, phát hiện.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #32 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 10:58:26 pm »


Chương V
XÂY DỰNG MIỀN BẮC LÀM CÁI GỐC, CÁI NỀN
CHO CUỘC ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM




Trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, hậu phương cũng là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi. Không có hậu phương vững mạnh thì tiền tuyến không thể chiến thắng kẻ thù - nhất là kẻ thù đế quốc Mỹ, tên đế quốc mạnh nhất hành tinh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ:

“Muốn dựng ngôi nhà tốt phải xây NỀN cho thật vững.

Muốn cây được mạnh, lá được tươi, hoa được đẹp, quả được tốt thì ra sức chăm sóc vun xới gốc cây.

Miền Bắc là cái NỀN cái GỐC của cuộc đấu tranh hoàn thành giải phóng dân tộc, thực hiện thống nhất nước nhà. Cho nên mọi việc chúng ta làm ở miền Bắc đều nhằm tăng cường lực lượng của miền Bắc và miền Nam”1.

Nhận thức được quy luật quan trọng này, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ đầu đã xác định miền Bắc là nền tảng của cuộc đấu tranh của cả nước, đã sớm định ra đường lối xây dựng miền Bắc tiến lên CNXH. Đây là nhiệm vụ lâu dài, đồng thòi cũng khẩn trương cấp bách để phục vụ cho công cuộc đấu tranh chính trị ở miền Nam. Vì vậy, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã tập trung trí tuệ và sức lực vào việc xây dựng miền Bắc và hỗ trợ tích cực cho đồng bào ta ở miền Nam trực tiếp đấu tranh chống Mỹ áp đặt chủ nghĩa thực dân mới.


I. MIỀN BẮC KHÔI PHỤC, CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA TRONG NHỮNG NĂM 1955 - 1960

A- HOÀN THÀNLl CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ KHÔI PHỤC KINH TẾ

Để hoàn thành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước “điều cốt yếu là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân miền Nam”2 Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa II), tháng 8-1955 khẳng định: “Miền Bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể trong tình huống nào, miền Bắc cũng phải được củng cố”3, “Củng cố miền Bắc và chiếu cố miền Nam không thể tách rời... Cần khắc phục tư tưởng sai lầm cho rằng: để chiếu cố đến miền Nam nên hạ thấp yêu cầu củng cố miền Bắc. Đồng thòi, cũng đề phòng tư tưởng chỉ đơn thuần củng cố miền Bắc chứ không chiếu cố đến miền Nam một cách thỏa đáng”4.

Sau ngày miền Bắc được giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đã khẩn trương lãnh đạo nhân dân hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống, đồng thời tiếp tục hoàn thành cải cách ruộng đất. Đảng ta xem đó là “chính sách bất di bất dịch của ta”5. Hội nghị lần thứ 7 và 8 của Trung ương (tháng 3 và tháng 8-1955) đã quyết nghị: “Để củng cố miền Bắc, trước hết cần hoàn thành cải cách ruộng đất... vì có đẩy mạnh cải cách ruộng đất mới đoàn kết được đại đa số nhân dân, củng cố được công nông liên minh, củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, mới có thể khôi phục kinh tế một cách nhanh chóng và có thêm điều kiện tăng cường quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng”6.
______________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 7, Sđd, tr. 454.
2, 3, 4. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (8-1955) Văn kiện tịch sử Đảng, Trường Nguyễn Ái Quốc ấn hành, t. 9, tr.66-67.
5. Nghị quyết Bộ Chính trị (9-1954), Văn kiện Lịch sử Đảng, Tlđd, tr. 19-20.
6. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (mở rộng) tháng 3-1955, Văn kiện Lịch sử Đảng. Tlđd, tr. 44.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #33 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 11:00:15 pm »


Vào giai đoạn cuối của Cuộc kháng chiến chống Pháp, cải cách ruộng đất được tiến hành trên 53 xã thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hóa. Hòa Bình lập lại, nhân dân ta đã làm chủ toàn bộ miền Bắc, do đó có điều kiện đẩy mạnh cải cách ruộng đất, hoàn thành nhiệm vụ chiến lược của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng nông dân lao động khỏi chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến. Tuy nhiên, trong điều kiện đất nước còn chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, để tranh thủ mọi lực lượng yêu nước ở cả hai miền Nam, Bắc, mỏ rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng và Nhà nước ta chủ trương sửa đổi một số điểm trong Luật cải cách ruộng đất và phương thức thi hành luật. Nhà nước mở rộng diện trưng mua và hiến ruộng của những địa chủ không phạm tội ác chống phá cách mạng, kể cả ruộng đất của các chủ đồn điền Pháp và những địa chủ người Việt Nam đã hợp tác với Pháp trong thời kỳ chiến tranh. Giai cấp địa chủ được phân thành từng bộ phận khác nhau tùy theo thái độ chính trị của họ, để có chính sách và biện pháp sát hợp. Ở vùng tự do cũ, Đảng và Nhà nước quyết định rút ngắn thời gian cải cách ruộng đất lại, giảm bớt những nhiệm vụ có thể giảm bớt, hạ thấp yêu cầu có thể hạ thấp. Để nhanh chóng ổn định tình hình, công tác cải cách ruộng đất phải được kết hợp chặt chẽ với việc vận động nhân dân thi hành chính sách vận động sản xuất, cứu đói, chống cưỡng ép di cư, thu thuế, chỉnh đốn Đảng, nông hội, chính quyền... Phòng ngừa những sai lệch có thể phạm phải trong quá trình tiến hành chủ trương trên của Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương (3-1955) nhấn mạnh “Ra sức khắc phục những tư tưởng “hữu” khuynh và “tả” khuynh trong phong trào, nhưng chống “hữu” là chính và trong khi chống hữu phải đề phòng cán bộ lệch sang tả”1.

Sau đợt 2, đợt 3 và đợt 4, từ tháng 12-1955, cuộc vận động cải cách ruộng đất bước vào đợt 5, tiến hành ở 1720 xã thuộc 20 tỉnh và 2 thành phố. Đây là những vùng trước đó không lâu còn bị địch chiếm, vì thế, đợt 5 diễn ra phức tạp gay go. Tháng 7-1956, đợt 5 cải cách ruộng đất kết thúc. Ta đã chia 334000 ha ruộng đất tịch thu, trưng thu, trưng mua của địa chủ cho hơn 2 triệu gia đình nông dân. Giai cấp địa chủ và tàn dư của chế độ phong kiến miền Bắc bị xóa bỏ. Người nông dân từ nô lệ lên địa vị làm chủ nông thôn là một sự đổi đời của nông dân miền Bắc. Mơ ước ngàn đời của họ được thực hiện. Đó là thắng lợi của cải cách ruộng đất, là thành tựu to lớn của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Song, khi đợt 5 sắp kết thúc, Đảng nhận ra những sai lầm phạm phải trong quá trình cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. “Căn cứ vào số ruộng đất đã chia cho nông dân trong cải cách ruộng đất, căn cứ tác hại rất nghiêm trọng của sai lầm cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, thì chủ trương cải cách ruộng đất như đã làm là không cần thiết. Đó là vì trước khi tiến hành cải cách ruộng đất, giai cấp địa chủ, chế độ phong kiến đã căn bản bị xóa bỏ và mục tiêu người cày có ruộng đã căn bản được thực hiện với tỷ lệ hơn 2/3 ruộng đất đã về tay nông dân, với quyền làm chủ của nông dân trong nông thôn đã được thực hiện từ Cách mạng tháng Tám đến kháng chiến chống Pháp...”2. Nguyên nhân sai lầm là do không nắm vững những biến đổi về sở hữu ruộng đất, về giai cấp địa chủ và chế độ phong kiến ở nông thôn miền Bắc sau năm 1954.

Mặt khác, không giữ vững đường lối độc lập tự chủ, áp dụng máy móc, giáo điều kinh nghiệm của nước ngoài, nên trong chỉ đạo đã cường điệu tính chất đấu tranh giai cấp ở nông thôn, ngả sang tả, đánh nhầm vào nội bộ nông dân - đặc biệt là tầng lớp trung nông lớp trên; không chú ý tới những địa chủ đã có công ủng hộ kháng chiến, hoặc có con em tham gia kháng chiến... Trong chỉnh đốn tổ chức, đã vi phạm điều lệ và nguyên tắc của Đảng “phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng, phố biến và kéo dài nhiều mặt”3, đã xử lý oan nhiều cán bộ, đảng viên, gây không khí căng thẳng ở nhiều vùng nông thôn. Hậu quả sai lầm này đã “làm cho lực lượng của Đảng bị tổn thất nặng, làm cho đảng viên và cán bộ hoang mang và hoài nghi chính sách của Đảng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống và chí khí đấu tranh của các đảng bộ, đến tinh thần đoàn kết trong Đảng, trong chính quyền, trong Mặt trận, khiến cho uy tín của Đảng bị giảm sút trong quần chúng, quan hệ giữa Đảng và quần chúng bị ảnh hưởng rất nhiều”4. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực phản động và thù địch ở hai miền Nam, Bắc tuyên truyền xuyên tạc nhằm đả kích sự lãnh đạo của Đảng, chống phá sự nghiệp xây dựng miền Bắc.

Tháng 7-1956, nhân dịp phong trào phát huy dân chủ, mở rộng phê bình lãnh đạo, một số văn nghệ sĩ đã từng phục vụ cách mạng, nhưng trước tình hình sai lầm của cải cách ruộng đất đã hoài nghi, dao động, cho xuất bản tờ báo Nhân văn và tập san Giai phẩm đả kích, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, truyền bá tư tưởng tự do tư sản.

Trước tình hình đó, Đảng đã kiên trì lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Ủy ban hành chính Hà Nội ra quyết định đóng cửa báo “Nhân văn”.

Ở bờ Nam sông Bến Hải và một số thành phố lớn miền Nam, địch trương to những khẩu hiệu tuyên truyền nói xấu miền Bắc, nói xấu Đảng. Những luận điệu tuyên truyền bịp bợm đó đã một phần nào ảnh hưởng xấu tới việc tập hợp lực lượng cách mạng ở miền Nam, đặc biệt là đối với tầng lớp trung gian.
______________________________________
1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (3-1955). Tlđd, tr. 44-45.
2. Kết luận của Bộ Chính trị về một số vấn đề lịch sử Đảng thời kỳ 1954-1975 ngày 25-5-1994.
    - Theo Tổng cục Thống kê: Việt Nam con số và sự kiện, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1990, thì trong cải cách ruộng đất đợt 5 - bao gồm cả sửa sai - ta chia cho nông dân 334.001 ha chiếm 42,2%, còn trước đó đã chia 476.000 ha chiếm 58,2%.

3, 4. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 10, tháng 9-1956.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #34 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 11:01:54 pm »


Tháng 4-1956, Đảng ra chỉ thị sửa chữa những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Ngày 18-8-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới đồng bào nông thôn và toàn thể cán bộ, đảng viên. Sau khi chỉ rõ thắng lợi của cải cách ruộng đất cùng những sai lầm, khuyết điểm trong việc thực hiện và hướng sửa chữa sai lầm của Trung ương Đảng, Chính phủ, Người kêu gọi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân hãy tăng cường đoàn kết xung quanh Đảng và Chính phủ; và “Đoàn kết là lực lượng tất thắng của chúng ta. Để củng cố miền Bắc làm nền tảng vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, toàn dân ta cần đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi trên cơ sở liên minh công - nông trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cán bộ cũ và cán bộ mới của Đảng và chính quyền càng phải thống nhất tư tưởng, đoàn kết nhất trí, thi đua phục vụ nhân dân”1.

Tháng 9-1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng được triệu tập để kiểm điểm việc chỉ đạo thực hiện cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã nghiêm khắc kiểm điểm, công khai thừa nhận khuyết điểm trước toàn Đảng, toàn dân. Hội nghị chỉ rõ nguyên nhân sai lầm và quyết nghị kiên quyết sửa chữa những sai lầm đã phạm phải trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức ở nông thôn. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã xử lý kỷ luật những đồng chí Trung ương trực tiếp chỉ đạo cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Đồng thời, Trung ương quyết định phục hồi những chi bộ đảng bị giải tán sai, sửa lại thành phần cho những cá nhân bị quy sai, khôi phục đầy đủ quyền lợi, danh dự, công tác cho những người bị xử lý sai, bãi bỏ mọi hình thức quản chế đối với những trường hợp bị quy sai là Việt gian, phản động; chấp hành nghiêm các chế độ, chính sách đối với các gia đình quân nhân cách mạng, các chính đảng, tôn giáo, dân tộc, các địa chủ có công với kháng chiến. Kiên quyết sửa sai. nhưng thận trọng không ngả sang “hữu”, “dội gáo nước lạnh vào quần chúng cơ bản, làm nguội nhiệt tình của họ. Đối với cán bộ phạm sai lầm thì lấy giáo dục làm chính, song cũng phải thi hành kỷ luật đối với một số có trách nhiệm nặng”2.

Trong khi sửa sai, Đảng và Nhà nước lãnh đạo kiên quyết đánh lui những đợt tiến công của đối phương. Ngày 6-1-1958, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết về việc chấn chỉnh công tác văn nghệ. Nghị quyết nêu rõ: “... Cần đánh thẳng vào những tư tưởng chống Đảng, chống chế độ, chống chủ nghĩa xã hội, chống đường lối văn nghệ của Đảng đặng củng cố lập trường nâng cao một bước tư tưởng chính trị và nghệ thuật và trên cơ sở đó mà tăng cường đoàn kết số rất đông văn nghệ sĩ dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Trên tinh thần đó, ta đã trấn áp bọn phản động ở Quỳnh Yên, đóng cửa báo Nhân văn và tập san Giai phẩm; đồng thời mở một đợt tuyên truyền về thời sự, giải thích về chính sách của Đảng, Nhà nước, tổ chức học tập Nghị quyết Trung ương lần thứ 10, đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn và Nghị quyết Bộ Chính trị. Đảng và Nhà nước phái gần một vạn cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam về các vùng nông thôn cùng chính quyền, các đoàn thể cách mạng và quần chúng nhân dân sửa sai, ổn định tình hình, khôi phục và giữ vững sản xuất. Trong phức tạp và gian khổ, một lần nữa, Quân đội nhân dân thể hiện sự trung thành với Đảng, thực sự là chỗ dựa vững chắc, đáng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Thái độ nghiêm khắc và công khai thừa nhận sai lầm, tìm rõ nguyên nhân, định rõ trách nhiệm, kiên quyết sửa chữa sai lầm của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Đến cuối năm 1957, mặc dù vẫn còn nhiều hậu quả phải có thời gian khắc phục, nhưng về cơ bản công việc sửa sai đã hoàn thành, lấy lại được niềm tin của quần chúng đối với Đảng. Do đó “đã ổn định được tình hình, giữ vững được trật tự, an ninh, củng cố chính quyền nhân dân, giữ vững được khối đoàn kết toàn dân và củng cố được vai trò lãnh đạo của Đảng”3.

Hoàn thành cải cách ruộng đất, tiến hành có kết quả việc sửa chữa sai lầm đã đưa lại chuyển biến lớn trong nông thôn miền Bắc. Chế độ phong kiến thống trị hàng ngàn năm đã hoàn toàn bị xóa bỏ, thế lực chính trị và kinh tế của giai cấp địa chủ bị đánh đổ, nông dân lao động trở thành người chủ nông thôn, một lòng tin vào đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ. Đó là tiền đề cho việc khôi phục và phát triển nông nghiệp, cải tạo và đổi mới nông thôn miền Bắc.

Cùng với cuộc vận động cải cách ruộng đất, Đảng và Nhà nước chủ trương duy trì nền kinh tế nhiều thành phần, động viên mọi năng lực hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định và bước đầu cải thiện đời sống nhân dân. Đảng ta cho rằng:

“Phải đặc biệt coi trọng việc nâng cao mức sống của nhân dân về vật chất và tinh thần, nhất là nhân dân lao động ở thôn quê và thành thị vì đó là điều kiện cần thiết để củng cố miền Bắc và tranh thủ miền Nam một cách có hiệu quả”4.
______________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 7, Sđd, tr. 508-509.
2. Thống nhất tư tưởng: đoàn kết toàn Đảng, hoàn thành nhiệm vụ công tác trước mắt. Báo cáo đọc tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13. Văn kiện lịch sử Đảng: tlđd, t.9, tr. 242-243.
3. Văn kiện lịch sử Đảng, Tlđd, t.9, tr. 242 - 243.
4. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (8-1955), Tlđd, tr.67.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #35 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 11:02:48 pm »


Là ngành kinh tế bao trùm và bị tổn thương nặng nhất trong chiến tranh, phục hồi nông nghiệp trở thành khâu chính của nhiệm vụ khôi phục kinh tế. Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phát động phong trào thi đua sản xuất và tiết kiệm vụ Xuân 1955, đẩy mạnh trồng trọt các loại hoa màu, tăng diện tích trồng cây vụ Xuân để chống đói trong những ngày giáp hạt. Tháng 2-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào và cán bộ cả nước thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Người nhấn mạnh: “Hiện nay, nhiệm vụ vẻ vang của đồng bào là phải ra sức thi đua khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp để làm cho đồng bào nông dân ấm no, để cung cấp cho quân đội, để đảm bảo tiếp tế cho các thành thị, để đẩy mạnh việc khôi phục kinh tế nước nhà”1. Nhằm khuyến khích phục hồi và phát triển sản xuất, tháng 5-1955, Chính phủ đã ban hành 8 chính sách đối với nông nghiệp: bảo đảm quyền sở hữu ruộng đất, bảo hộ tài sản của nông dân và các tầng lớp dân cư, khuyến khích khai hoang phục hóa; khuyến khích thành lập các tổ đổi công; phục hồi nghề phụ và các ngành nghề thủ công ở nông thôn; bảo hộ và khen thưởng những hộ sản xuất giỏi; nghiêm cấm phá hoại sản xuất, giết hại trâu bò... Đồng thời, Nhà nước cho phép tự do thuê mướn nhân công, thuê mướn trâu bò, vay và cho vay; sửa lại biểu thuế nông nghiệp theo hướng giảm bớt thang bậc và suất thuế từ 41 bậc xuống còn 22 bậc. Nhà nước tập trung nguồn vốn, huy động lực lượng khôi phục, sửa chữa 12 công trình thủy lợi lớn bị phá trong chiến tranh, xây dựng một số công trình tưới tiêu mới, đào đắp hàng chục vạn mét khối đất; củng cố, tu bổ lại hệ thống đê đập, phát động nông dân tích cực đào mương, khơi ngòi, khai hoang, phục hóa.

Mặc dù yếu tố kỹ thuật trong canh tác chưa có gì mới, nhưng được sự giúp đỡ, khuyến khích của Nhà nước và sau khi sức sản xuất được giải phóng khỏi quan hệ sản xuất cũ, nông nghiệp miền Bắc trong 3 năm (1955-1957) đã được khôi phục và có bước phát triển cả về diện tích, năng suất, chăn nuôi, nghề phụ. Phong trào làm thủy lợi và khai hoang phục hóa đã đưa diện tích đất trồng cấy được tưới nước lên 628.000 hécta, vượt xa mức 326.000 hécta năm 1939, đưa số ruộng đất hoang hóa vào canh tác lên tới 85%, kể cả số ruộng đất của những hộ nông dân vào Nam bỏ lại. Như vậy, nếu năm 1939, diện tích đất trồng cấy toàn miền Bắc là 2.129.700 hécta, thì 3 năm khôi phục kinh tế, bình quân diện tích đất trồng cấy mỗi năm tăng hơn năm 1939 là 506.300 hécta, tức 27,4%. Năng suất các loại cây trồng chủ yếu trong nông nghiệp cũng vượt năm 1939: lúa từ 2,4 triệu tấn lên tới 3,95 triệu tấn, khoai tăng 70%, lạc tăng 29%, bông tăng 16%. Tuy gặp nhiều khó khăn về giống, vốn, thức ăn... nhưng đàn gia súc được khôi phục, riêng chăn nuôi trâu bò có bước phát triển, đạt mức 2,1 triệu con. Nhiều nghề phụ ở nông thôn như gốm, mộc, rèn, đúc, dệt... hồi phục, góp phần tăng thêm thu nhập, cung cấp vật dụng hàng ngày cho nông dân.

Sau 3 năm, nông thôn miền Bắc đang hồi sinh, khởi sắc. Nạn đói với những kỳ giáp hạt “tháng 3 ngày 8” bám riết bao kiếp người trong xóm làng miền Bắc trước đây, nay được khắc phục một phần căn bản. Đó là nỗ lực lớn của giai cấp nông dân liên minh với giai cấp công nhân, là tác động của đường lối, chính sách mà Đảng, Nhà nước đã ban hành và thực hiện trong nông nghiệp thời kỳ này.

Sau ngày miền Bắc giải phóng, nước ta đứng trước một nền công nghiệp thấp kém, bị tàn phá nặng nề. Ở vùng tự do cũ, một số cơ sở sản xuất quốc doanh và một số ngành sản xuất phục vụ dân sinh như vải, giấy, xà phòng... được xây dựng. Những cơ sở công nghiệp nặng như mỏ than Uông Bí, mỏ kẽm chợ Điền, mỏ thiếc Tĩnh Túc đều ngừng hoạt động. Trong vùng địch chiếm, chúng ra sức khai mỏ than ở Hồng Gai, duy trì một số nhà máy điện ở Hà Nội, Hải Phòng, nhà máy xi măng, nhà máy dệt Nam Định, xây dựng một số cơ xưởng sửa chữa, cơ khí, một số nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ cho quân đội viễn chinh... Khi rút khỏi miền Bắc, địch tháo gỡ máy móc, thiết bị, phụ thùng mang đi, phá hỏng những gì không đem theo được. Ngày chúng ta vào tiếp quản, hầu hết các nhà máy, xí nghiệp Pháp để lại đều ngừng hoạt động.

Để nhanh chóng khôi phục công nghiệp, thủ công nghiệp, Đảng, Nhà nước chủ trương “phàm là công thương nghiệp có lợi cho quốc kế dân sinh đều được khuyến khích phục hồi và phát triển”2. Vì thế, “Công thương nghiệp tư nhân nhất loạt được bảo hộ. Đối với công thương nghiệp của địa chủ cũng nhất loạt không đụng đến”3. Tuy nhiên, để hướng thành phần kinh tế này phục vụ đắc lực cho quốc kế dân sinh, đi dần vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội, Nhà nước từng bước thực hiện các hình thức thấp của tư bản nhà nước như kinh tiêu, đại lý, gia công, đặt hàng...

Đối với công nghiệp quốc doanh, Nhà nước tập trung phục hồi, mở rộng và xây dựng các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu thiết yếu đời sống nhân dân, trong số đó có các nhà máy chè Phú Thọ, diêm Thống Nhất, thuốc lá Thăng Long, gỗ dán Cầu Đuống, cá hộp Hải Phòng và các nhà máy cao su, xà phòng, đồ sắt tráng men, bóng đèn, phích nước... Các nước xã hội chủ nghĩa đã giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, chuyên gia, đặc biệt là sự giúp đỡ quan trọng và có hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc. Nhờ đó, chúng ta đã xây dựng một số cơ sở sản xuất tư liệu sản xuất phục vụ công nghiệp và nông nghiệp, trong đó đã khởi công xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội - cơ sở đầu đàn của công nghiệp chế tạo máy. Trải qua thử thách trong chiến tranh, đội ngũ cán bộ, công nhân viên từng bước trưởng thành, phát huy khí thế chiến thắng và ý chí tự lực, tự cường, ngày đêm bám máy, bám công trường, duy trì và mở rộng sản xuất ở 18 xí nghiệp ra đời trong kháng chiến, khôi phục 10 xí nghiệp sau hòa bình, xây dựng và đưa vào hoạt động hàng chục xí nghiệp mới... Như vậy năm 1957, sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp đạt mức năm 1939. Nếu cuối 1954, giá trị sản lượng công nghiệp trong tổng giá trị sản lượng công nông nghiệp còn khoảng 1,5% thì đến năm 1957, tỷ lệ đó đã đạt 24% trong tổng sản phẩm xã hội. Nhiều mặt hàng trước đây phải nhập từ nước ngoài, nay đã bắt đầu được sản xuất trong nước như vải phin, pôpơlin, rượu, thuốc lá, cá hộp, diêm, gỗ dán... Nạn khan hiếm hàng hóa được khắc phục.
______________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 7, Sđd, tr. 159.
2, 3. Nghị quyết Bộ chính trị, tháng 9-1954, Văn kiện lịch sử Đảng, t. 9, Tlđd, tr. 18.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #36 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 11:03:16 pm »


Nhằm đẩy nhanh nhịp độ khôi phục công, nông nghiệp, ổn định sinh hoạt, đi lại của nhân dân và củng cố quốc phòng, Nhà nước đã đầu tư vào giao thông, vận tải, bưu điện một số vốn khá lớn. Năm đầu sau giải phóng, số tiền dành cho khôi phục giao thông, vận tải và bưu diện chiếm 54,4% trong tổng mức đầu tư của Nhà nước vào xây dựng và kiến thiết cơ bản. Những năm tiếp theo, tỷ trọng đó là 28,4% (1956), 20,9% (1957). Sau ngày giải phóng, mạng giao thông miền Bắc bị thương tổn nặng nề. Nền đường bị đào xẻ, sạt lở, đường ray bị bóc dỡ, cầu cống, nhà ga bị phá sập, luồng sông, cửa biển bị bồi lấp, phương tiện vận tải, bốc dỡ cũ kỹ, han gỉ, thiếu phụ tùng thay thế. Trong số 1152km đường sắt chỉ có 118km có thể sử dụng. Nhiều quãng đường bộ trùm lấp cỏ hoang. Cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn và miền núi, hết sức nghèo nàn, lạc hậu; vận chuyển, đi lại chủ yếu bằng sức người và những phương tiện thô sơ trên những nẻo đường quanh co, trồi sụt... Trong 3 năm khôi phục, lần lượt bốn tuyến đường sắt với tổng chiều dài 657km, 75 ga chính và ga xép, 168 cầu cống đã được phục hồi, nối Thủ đô với các miền đất nước. Chúng ta đã khôi phục được 1624km, sửa chữa lớn 1660km và làm mới gần 600km đường trục chính ô tô, đường giao thông liên tỉnh, cải tạo nâng cấp, làm mới 583km đường miền núi, nạo vét hơn 6 triệu mét khối sa bồi ở cửa sông, đưa hai cảng lớn Hải Phòng, Bến Thủy vào hoạt động. Dọc các luồng sông Thao, sông Luộc, sông Thương... nhân dân đôi bờ dỡ thác, phá ghềnh, bỏ “kè kháng chiến”, tạo điều kiện cho thuyền bè xuôi ngược, nối kết miền núi với đồng bằng. Các tuyến điện thoại, điện báo, đường thư và công văn từ Trung ương tới địa phương, các đường dây liên tỉnh và nội tỉnh được phục hồi, xây dựng, đưa vào khai thác, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo sản xuất, cải cách ruộng đất, chống cưỡng ép di cư, chống phỉ... Liên lạc quốc tế cũng được thiết lập trong thời kỳ này.

Song song với việc khôi phục các tuyến giao thông bưu diện, Nhà nước chú trọng tăng cường phương tiện vận tải quốc doanh, khuyến khích thành phần vận tải tư nhân đổi mới thiết bị, tăng sức vận chuyển. Chỉ riêng phương tiện vận tải đường bộ quốc doanh, từ 30 đầu xe trong thời kỳ kháng chiến, đến năm 1956 đã có 390 xe. Lực lượng vận tải quốc doanh tạo điều kiện tốt cho việc điều tiết giá cước, điều tiết lực lượng vận tải tư nhân, đảm bảo chuyển vận hàng hóa trên các cung đường xa…

Những nỗ lực của Nhà nước và nhân dân trong khôi phục giao thông, bưu điện đã nâng khối lượng vận chuyển từ 21,1 triệu tấn và 201 triệu tấn km (1955) lên 5,5 triệu tấn và 367 triệu tấn km (1957), đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa thành thị và nông thôn giữa miền núi với đồng bằng góp phần vào sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng an ninh.

Nhịp độ và kết quả trong khôi phục kinh tế thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, giáo dục, y tế. Sau năm 1954, số người thất học, mù chữ từ độ tuổi 12 đến 50 trên miền Bắc lên tới 3,5 triệu. Đó là một trong nhiều hậu quả tệ hại của chế độ cũ. Nhiệm vụ cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân là xóa bỏ tệ nạn này. Nhà nước quyết định thống nhất hai hệ thống giáo dục ở vùng tự do và vùng tạm chiếm trước đây thành hệ giáo dục phổ thông 10 năm, mở thêm nhiều trường cấp 1, cấp 2 và cấp 3 ở vùng đồng bằng, miền núi, xây dựng 18 trường học sinh miền Nam nội trú với 15.000 học sinh cấp 1, cấp 2. Chăm lo tới việc học hành của con em các dân tộc ít người. Chính phủ chủ trương thiết lập hệ thống giáo dục từ cấp Khu đến cấp cơ sở, mở trường sư phạm miền núi Trung ương, động viên và ban hành chế độ chính sách khuyến khích giáo viên miền xuôi lên dạy học ở miền ngược. Năm học 1956-1957, toàn miền Bắc có 65 vạn học sinh, trong đó số học sinh con em các dân tộc ít người là 60.000 người, chiếm 3,2% số dân các dân tộc. Bên cạnh hệ thống giáo dục phổ thông, chính quyền địa phương các cấp, các ngành tạo mọi điều kiện cho nhân dân đi học các lớp “Bình dân học vụ”. Đêm đêm trên những nẻo đường làng quê bập bùng ánh lửa, râm ran tiếng nói cười, đấy là những người dân sau một ngày lao động đã thắp đuốc, cầm đèn, gọi nhau tới lớp. Lần thứ hai trong lịch sử của chế độ dân chủ cộng hòa, “diệt dốt” trở thành phong trào quần chúng, biểu hiện ý chí của một dân tộc không cam chịu sự thất học, phận đói nghèo. Nhưng khác chăng, không như năm 1945, “giặc đói” và giặc ngoại xâm đe thách từng phút từng giờ, lần này, việc xóa mù diễn ra trong khung cảnh miền Bắc đã trở lại bình yên, chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố...

Cùng với phong trào xóa nạn mù chữ, Đảng, Chính phủ chủ trương đẩy mạnh bổ túc văn hóa cho cán bộ, công nhân viên, quân đội và nhân dân. Ở nông thôn, thời kỳ này mở các lớp cấp I (lớp 1, lớp 2), nơi nào có điều kiện mở thêm các lớp cấp II. Trong xí nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị quân đội, các lớp bổ túc được mở đều đặn mỗi tuần hai tối. Từ năm 1956, Chính phủ mở các trường bổ túc công nông bồi dưỡng văn hóa cho cán bộ và thanh niên công nông trước khi thi vào các trường đại học, trung học chuyên nghiệp.

Ngoài những cơ sở hình thành trong kháng chiến được tổ chức lại, sau năm 1954, nhiều trường đại học, trung học chuyên nghiệp ra đời, đào tạo cho đất nước hàng ngàn cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội. Các trường đại học Bách khoa, đại học Tổng hợp, đại học Nông-Lâm, cao đẳng mỹ thuật được thành lập thời kỳ này, bên cạnh đại học Y-Dược, đại học Sư phạm đã có từ trước. Năm 1955-1956, toàn miền Bắc có 3750 học sinh trung học chuyên nghiệp, 1140 sinh viên đại học. Năm học tiếp theo, số sinh viên đại học tăng lên 3860. Nhà nước chú trọng tới cơ cấu xã hội trong tuyển sinh theo hướng tăng tỷ lệ sinh viên xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân, bộ đội. Học sinh miền núi và phụ nữ dự thi được khuyến khích, ưu tiên.

Khắc phục thiếu thốn, khó khăn, cán bộ nhân viên ngành y tế về tận làng bản xa xôi khám, chữa bệnh cho nhân dân, gây phong trào “Vệ sinh yêu nước” từ nông thôn tới thành thị. Mạng lưới y tế bước đầu hình thành với 50 bệnh viện, 13 cơ sở điều dưỡng, 350 nhà hộ sinh và 5000 ban phòng bệnh. Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm từng gây tai họa và khiếp sợ cho bao gia đình nhất là ở nông thôn và miền núi... dần dần bị ngăn chặn. Tại các vùng mới giải phóng, các đội điều trị mở các đợt khám chữa bệnh hoa liễu, góp phần khắc phục loại bệnh xã hội này.

Trên cơ sở sản xuất khôi phục cuộc sống bớt khó khăn gay gắt, bệnh tật giảm... đời sống văn hóa thời kỳ này có bước phát triển, giao lưu văn hóa giữa các miền được chú trọng khuyến khích. Các đội văn công, chiếu phim lưu động phục vụ đồng bào nông thôn, tới các nông trường, đến các nhà máy biểu diễn. Các thôn xóm đều lập các đội văn nghệ nghiệp dư, không chỉ diễn các tích trò truyền thống mà còn xây dựng những tiết mục ca ngợi cuộc sống mới, ca ngợi lao động, ca ngợi các gương anh hùng liệt sĩ vì nước hy sinh...

Ba năm sau khi hòa bình được lập lại trên nửa nước là quãng thời gian ngắn. Trong quãng thời gian đó, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đã nỗ lực phấn đấu vì sự hồi sinh của miền Bắc, vì sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Những kết quả đạt được thời kỳ này trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa mới chỉ là kết quả ban đầu. Nhưng, để có những kết quả ban đầu đó, chúng ta phải khắc phục nhiều trở ngại khách quan và một số vấp váp chủ quan. Vấp váp chủ quan do mới ra khỏi chiến tranh, chúng ta thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức và quản lý kinh tế - xã hội, áp dụng rập khuôn một số biện pháp có hiệu quả trong kháng chiến nhưng không còn thích ứng ở giai đoạn cách mạng mới. Trong học tập kinh nghiệm của các nước, chúng ta tiếp thu thiếu linh hoạt, máy móc...

Về mặt đó, không chỉ những kết quả khôi phục kinh tế phát triển văn hóa mà cả những bài học thành công và chưa thành công trong giai đoạn này là cơ sở để chúng ta bước vào giai đoạn tiếp theo một cách bình tĩnh và chắc chắn hơn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #37 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 11:04:10 pm »


B- CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

Tháng 4-1958, kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa I được triệu tập tại Hà Nội. Phát biểu trong phiên khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhận định của Đảng và Chính phủ... “từ ngày hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta đã từ cách mạng dân tộc-dân chủ nhân dân chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ trước mắt của toàn dân ta là ra sức xây dựng và củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, nhằm xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nhận định đó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cách mạng chuyển biến đòi hỏi phải có một sự chuyển biến sâu sắc về tư tưởng và nhận thức, đòi hỏi phải có những chính sách, những biện pháp về công tác tổ chức phù họp với tình hình mới”1. Quốc hội đã thảo luận và thông qua nghị quyết xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam.

Giữa tháng 11-1958, Hội nghị lần thứ 14 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) thông qua Nghị quyết về tổng kết cải cách ruộng đất, khẳng định thắng lợi to lớn, căn bản có tính chiến lược và nghiêm khắc phân tích căn nguyên của những sai lầm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, rút ra bài học lớn: phải tôn trọng những nguyên tắc tổ chức và nguyên tắc sinh hoạt của một đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin, phải dũng cảm thừa nhận sai lầm và kiên quyết dựa vào lực lượng quần chúng cơ bản để tiến hành sửa sai. Về nhiệm vụ cách mạng hiện nay, Hội nghị cho rằng, sự nghiệp củng cố miền Bắc đòi hỏi phải đẩy nhanh hơn nữa công cuộc phát triển kinh tế, phát triển văn hóa. Trên cơ sở phân tích tình hình miền Bắc sau thời kỳ khôi phục kinh tế (1955-1957) và những chuyển biến mạnh mẽ của phong trào quần chúng trong ba năm. Hội nghị quyết định động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trên miền Bắc tiến hành ba năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế, phát triển văn hóa (1958 - 1960) với ba nhiệm vụ cơ bản:

1. Đẩy mạnh phát lriển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp làm khâu chính, chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề lượng thực đồng thời rất chú trọng sản xuất công nghiệp, hết sức tăng thêm các tư liệu sản xuất và giải quyết phần lớn hàng tiêu dùng.

2. Ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội, khâu chính là đẩy mạnh hợp tác hóa nông nghiệp, đồng thời tích cực phát triển và củng cố thành phần kinh tế quốc doanh.

3. Trên cơ sở sản xuất phát triển, nâng cao thêm một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, nhất là nhân dân lao động và tăng cường củng cố quốc phòng.

Nông nghiệp và nông thôn miền Bắc sau cải cách ruộng đất có nhiều chuyển biến sâu sắc. Tuy vậy, trong quá trình này đã xuất hiện những mâu thuẫn mới. Với diện tích ruộng đất bình quân quá thấp - 0,4 hécta/hộ canh tác, người nông dân chưa thoát khỏi cái “xiềng ba sào”, nên sự bình ổn đang còn mong manh trong cuộc sống của hàng triệu con người suốt đời gắn bó với đất đai, mùa vụ, luôn luôn phấp phỏng với mọi đổi thay của thời tiết, khí hậu... trong khi phương tiện và các điều kiện canh tác như trâu bò, nông cụ, phân bón... còn thiếu thốn đủ bề. Lề lối sản xuất cá thể ngự trị bao đời, khiến cho người nông dân khó bề khắc phục có hiệu quả sự tàn hại của những đợt giông bão, những kỳ hạn hán và nạn sâu bệnh có rất nhiều ở một xứ nhiệt đới để bảo vệ mùa màng. Trong khi đó, các biện pháp kỹ thuật mới chưa được áp dụng và các điều kiện phân, giống... còn rất hạn chế... nên mùa màng năng suất luôn luôn thấp, không đủ cho nhu cầu.

Về mặt xã hội, trong nông thôn đã xuất hiện trở lại sự phân hóa giàu, nghèo. Thiên tai ốm đau, bệnh tật và những bất trắc gặp phải trong cuộc sống khiến một số gia đình cầm đợ ruộng đất, trâu bò, không giữ được thành quả cải cách ruộng đất. Một số khác làm giàu bằng cho vay nặng lãi, mua bán lúa non, thuê mướn ngươi làm với tiền công rẻ mạt... Khuynh hướng này manh nha và phát triển từ cuối năm 1956. Tài liệu điều tra tháng 5-1958 của Ban công tác nông thôn Trung ương ở 12 xã thuộc Hồng Quảng, Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình cho thấy, trong số 119 gia đình bán ruộng có 74 là bần nông, 28 trung nông, 1 phú nông và 15 tiểu thương. Báo cáo của Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương tháng 3-1958 ghi nhận: trong số 200 nông hộ thuộc thôn An Cước, xã Liên An, tỉnh Hà Nam, có 47 hộ phải bán ruộng đất vì túng thiếu, ốm đau, 47 hộ phải bán trâu bò. Tình hình sẽ ngày càng gay gắt và ảnh hưởng xấu tới sự nghiệp củng cố miền Bắc, củng cố quốc phòng vì nông dân chiếm tuyệt đại dân số và sản xuất nông nghiệp bao trùm toàn bộ nền kinh tế.

Vốn có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống những năm kháng chiến, ở những vùng tự do, một số hộ nông dân đã tự nguyện liên kết, tương trợ nhau trong sản xuất dưới hình thức các tổ vần công, đổi công. Hòa bình lập lại, gắn với quá trình cải cách ruộng đất, khôi phục sản xuất, các tổ vần công, đổi công xuất hiện nhiều, trở thành phong trào quần chúng ở nông thôn. Giữa năm 1958, 41% hộ nông dân đã vào tổ đổi công và 134 hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp được xây dựng.
______________________________________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 8, Nxb Sự thật. Hà Nội 1989. tr. 111.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #38 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 11:04:35 pm »


Trước hai xu hướng đang diễn ra ở nông thôn, Đảng, Nhà nước chủ trương tiến hành cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, xem đó là con đường đưa nông dân miền Bắc đến ấm no hạnh phúc. Nội dung cuộc vận động gồm ba mặt liên quan chặt chẽ: cải tạo quan hệ sản xuất, cải tiến kỹ thuật, giáo dục tư tưởng. Nguyên tắc xây dựng hợp tác xã được xác định: tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ. Do trình độ sản xuất nông nghiệp và khả năng hỗ trợ của công nghiệp còn yếu, hợp tác hóa phải kết hợp với cải tiến kỹ thuật và phát triển sản xuất, hợp tác hóa đi đôi với thủy lợi hóa và tổ chức lại sản xuất. Để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, ruộng đất, tài sản của các tổ chức tôn giáo, đồng bào di cư, của nhà thờ, nhà chùa, nhà chung đều được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu. Những chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước về hợp tác hóa và cải cách dân chủ ở miền núi tương đối sát hợp với tình hình ruộng đất, tình hình giai cấp và tập quán đồng bào ít người.

Chuẩn bị cho phong trào hợp tác hóa, từ mùa thu năm 1957, cán bộ, đảng viên được học tập đường lối, chính sách của Đảng trong nông nghiệp. Nhiều lớp học phổ biến chủ trương nông nghiệp hóa cho cán bộ, đảng viên ở cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và cho quần chúng nhân dân được tổ chức. Đảng, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương đều tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm, kiểm điểm tình hình thực hiện phong trào. Nhiều cán bộ có năng lực, am hiểu đời sống nông thôn được điều về cơ sở giúp chính quyền địa phương, giác ngộ quần chúng, chỉ đạo sản xuất, thành lập hợp tác xã. Nhà nước định rõ bước đi của phong trào, quy mô tổ chức hợp tác xã và các biện pháp thực hiện... Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động quần chúng nhân dân, thường xuyên nhắc nhở đội ngũ cán bộ cơ sở nâng cao trách nhiệm, hết sức phòng ngừa tư tưởng nóng vội chạy theo số lượng, gò ép quần chúng…

Giai cấp nông dân tin tưởng một lòng theo Đảng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cách mạng dân tộc, dân chủ. Ngày nay, họ vẫn kiện quyết theo Đảng đi vào con đường làm ăn tập thể, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, đặc tính nghề nghiệp, công việc làm ăn, sinh sống nhiều vất vả, gieo neo, một nắng, hai sương buộc họ luôn thực tế trong tính toán, chọn lựa, căn cơ trong tiêu dùng. Đây là nét tâm lý hằng xuyên cố hữu trong bản tính bao đời của người nông dân. Vì vậy, bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng, Đảng, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm giúp đỡ, hỗ trợ nông dân, tạo điều kiện cho hợp tác xã phát huy tính hơn hẳn so với sản xuất cá lẻ: Chính sách tín dụng (giúp vốn cho hợp tác xã phát triển sản xuất), chính sách mậu dịch (ưu tiên mua hàng, bán hàng cho hợp tác xã), chính sách thuế nông nghiệp đối với ruộng đất của hợp tác xã, chính sách khuyến khích các hợp tác xã phát triển nghề phụ, chính sách tiền công và phân bố nhân lực, chính sách hướng dẫn và giúp đỡ kỹ thuật cho hợp tác xã...

Cải tạo nông nghiệp, đưa nông dân vào hợp tác xã là một sự nghiệp to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Trong khi Trung ương và các cấp ủy đảng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác này, các cấp, các ngành, các đoàn thể đã tích cực giúp đỡ giải quyết nhanh các vấn đề thuộc về tài chính, mậu dịch, kỹ thuật, đào tạo cán bộ, hỗ trợ đắc lực cho phong trào.

Với nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và của các ngành, các cấp… kế hoạch cải tạo nông nghiệp tiên triển thuận lợi và nhanh gọn. Từ 134 hợp tác xã mùa thu 1958 đến tháng 11-1960, hợp tác xã hình thành hầu khắp xóm làng miền Bắc, ở cả vùng đồng bào các dân tộc ít người, vùng đồng bào Thiên chúa giáo, bao gồm 41.401 hợp tác xã với 85% tổng số hộ và 76% diện tích đất canh tác. Tuyệt đại đa số còn là hợp tác xã bậc thấp, quy mô nhỏ, trong đó ruộng đất, trâu bò, nông cụ vẫn thuộc sở hữu của hộ xã viên, nhưng do hợp tác xã thống nhất quản lý và sử dụng. Xã viên được hưởng 25% đến 30% số hoa lợi tính theo giá trị tài sản mà họ góp vào. Bên cạnh hợp tác xã, Nhà nước đã thành lập 15 nông trường quốc doanh - chủ yếu tiếp thu các doanh điền của thực dân Pháp và những Việt gian phản động bỏ lại. Ngoài ra một số đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ khẩn hoang, lập 29 nông trường quân đội. Riêng cán bộ miền Nam tập kết được tổ chức thành 10 liên đoàn sản xuất nông nghiệp, 3 tập đoàn đánh cá. Phần lớn các nông trường phân bố trên những khu vực kết hợp được cả kinh tế với quốc phòng.

Hợp tác hóa căn bản hoàn thành vào cuối năm 1960, quan hệ sản xuất mới được xác lập là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử đối với nông thôn và nông dân miền Bắc, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển, góp phần vào công cuộc kiến thiết miền Bắc và chi viện nhân tài, vật lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam.

Trước đây, loạn lạc đói kém và chiến tranh làm mai một nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, làm tăng lên đáng kể số tiểu thương, hàng rong, buôn vặt. Hòa bình lập lại, sản xuất thủ công nghiệp từng bước hồi phục. Trong điều kiện công nghiệp còn bé nhỏ, nông nghiệp chưa phát triển, bình quân diện tích đất đai thấp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp chiếm giữ một vị trí khá quan trọng, sản xuất hơn 80% vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt của nhân dân, chủ yếu là nông dân, tạo ra công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục vạn người; chưa kể hàng chục vạn gia đình lấy sản xuất tiểu thủ công nghiệp làm nghề phụ lúc mùa vụ thư nhàn, rỗi rãi. Tuy nhiên, do chưa được tổ chức lại, những người làm nghề thủ công còn sản xuất phân tán, bảo thủ; dấu kín bí quyết nghề nghiệp, sản xuất thiếu ổn định... Trong khi đó, 20 vạn hộ buôn bán nhỏ (tính đến tháng 9-1958 ) số đông ít vốn, ít lời, lấy công làm lãi, đời sống bấp bênh, nhiều gia đình dần dần sa sút, túng quẫn, chỉ có số ít người trường vốn làm ăn khấm khá, đời sống ổn định.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #39 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 11:05:20 pm »


Một chế độ ưu việt trước hết mọi thành viên trong xã hội đó có công ăn việc làm ổn định, đời sống vật chất dư dật, cuộc sống văn hóa tinh thần văn minh, lành mạnh, làm lợi cho bản thân nhưng đồng thời phải làm lợi cho mọi người, cho xã hội. Vì vậy, cải tạo thủ công nghiệp và những người buôn bán nhỏ được đặt ra từ khi Đảng, Nhà nước chủ trương cải tạo các thành phần kinh tế. Chính quyền các cấp đã vận động thợ thủ công đi vào sản xuất tập thể, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, chuyển một bộ phận tiểu thương sang khu vực sản xuất vật chất, bộ phận còn lại tổ chức thành các hợp tác xã mua bán. Nhà nước đã hỗ trợ về vốn, nguyên liệu, vật liệu, kỹ thuật, xây dựng cơ bản, đào tạo cán bộ để thúc đẩy sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp... Năm 1960, miền Bắc đã có 2.760 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, thu hút 87.969 thợ thủ công vào con đường làm ăn tập thể, đã chuyển năm vạn người buôn bán nhỏ sang khu vực sản xuất. Số còn lại trong tầng lớp tiểu thương (102.000) được tổ chức thành các hợp tác xã và cửa hàng mua bán. Tất cả các tổ chức trên đây đều được xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ.

Đồng thời với cải tạo nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và những người buôn bán nhỏ, việc xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, xóa bỏ bóc lột tư bản chủ nghĩa, được xem là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng XHCN. “Hiện nay, điều kiện đã chín muồi để chúng ta chủ động, tích cực và khẩn trương đẩy việc cải tạo XHCN đối với kinh tế tư bản tư doanh và giai cấp tư sản dân tộc lên một bước quan trọng, có ý nghĩa quyết định: đưa xí nghiệp tư bản tư doanh từ hình thức thấp và vừa lên hình thức cao của tư bản nhà nước, chủ yếu là hình thức công tư hợp doanh, chuyển chế độ chiếm hữu tư bản chủ nghĩa về căn bản thành chế độ sở hữu nhà nước và trên cơ sở quan hệ sản xuất mới đó, biến dần người tư sản dân tộc thành người lao động”1.

Trước đây trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tư sản dân tộc vốn nhỏ bé về kinh tế, bị đế quốc thực dân chèn ép về chính trị, từng là đồng minh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Từ ngày miền Bắc được giải phóng, họ vẫn thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng, tôn trọng cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc, có những đóng góp tích cực trong công cuộc phục hồi kinh tế ổn định tình hình sau chiến tranh. Căn cứ vào tương quan lực lượng, thái độ chính trị, thực lực kinh tế của giai cấp tư sản miền Bắc, đồng thời để tranh thủ lực lượng yêu nước ở miền Nam, Đảng và Nhà nước tiếp tục coi giai cấp tư sản dân tộc là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, coi mâu thuẫn giai cấp giữa công nhân và nhà tư sản là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã dùng phương pháp dân chủ để giải quyết mâu thuẫn ấy; dùng phương pháp hòa bình để cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Nhà nước không tịch thu, trưng thu tư liệu sản xuất mà chuộc lại và trả dần, sử dụng các hình thức cải tạo từ thấp đến cao: gia công, đặt hàng, kinh tiêu, đại lý, xí nghiệp hợp tác, xí nghiệp công tư hợp doanh; kết hợp cải tạo với vận động, thuyết phục, giáo dục, làm cho nhà tư sản dân tộc “Thấy nội dung và ý nghĩa của chính sách cải tạo hòa bình, làm cho họ thấy con đường cải tạo là con đường vẻ vang, con đường tham gia vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước của giai cấp tư sản dân tộc”2.

Về phía mình, Đảng, Nhà nước định ra chính sách về kiểm kê, kiểm định tài sản, chính sách lãi và mức lãi... bảo đảm tính chính xác, sự công bằng và hợp lý, không để nhà tư sản thiệt thòi. Vì vậy, trong quá trình thực hiện kiểm kê, kiểm định, định ra mức lãi... các bên liên quan đã bàn bạc dân chủ trước khi đi đến thỏa thuận. Đồng thời, tùy theo trình độ, tài năng, nhà tư sản được xếp việc làm trong các xí nghiệp công tư hợp doanh và được trả lương theo khả năng lao động của họ...

Việc đề ra và giải quyết tốt các chính sách liên quan tới quyền lợi kinh tế, chính trị của nhà tư sản là nhân tố quan trọng ổn định tư tưởng của họ. Đại đa số các nhà tư sản đã tiếp thu và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Cuối năm 1960, toàn bộ cơ sở công thương nghiệp tư bản tư doanh trong diện cải tạo, bao gồm 889 cơ sở công nghiệp, 933 cơ sở thương nghiệp, 313 cơ sở vận tải đã được tổ chức thành các xí nghiệp công tư hợp doanh, các xí nghiệp hợp tác, các hợp tác xã thủ công nghiệp. 13.112 công nhân được giải phóng khỏi sự bóc lột của giai cấp tư sản, trở thành chủ nhân của các xí nghiệp. 1732 nhà tư sản và 500 người trong gia đình họ cùng 700 tiểu chủ được sắp xếp việc làm, trở thành người lao động.

Xét về thời gian, diễn biến, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tiểu thương và công thương nghiệp tư bản tư doanh đã được thực hiện nhanh, thuận lợi. Kinh tế tư bản tư doanh đã chuyển thành kinh tế công tư hợp doanh, phần lớn kinh tế của người sản xuất nhỏ được tổ chức thành kinh tế hợp tác xã. Sự thay đổi về quan hệ sản xuất mở ra khả năng mới để phát triển sản xuất. Và chỉ bằng phát triển sản xuất mới có thể củng cố quan hệ sản xuất vừa thiết lập. Vì thế, trong quá trình cải tạo thành phần kinh tế tư nhân - nhiệm vụ trọng tâm thời kỳ 1958 -1960, Nhà nước đã đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể xây dựng được cơ sở vật chất cho chế độ mới; thúc đẩy nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa.
______________________________________
1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (4-1959) về vấn đề cải tạo XHCN đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh. Văn kiện lịch sử Đảng, Tlđd, t. 10, tr. 15, 18.
2. Tlđd, tr. 18.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM