Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:51:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vẫn nhớ mãi !  (Đọc 306565 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #530 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2010, 09:59:51 am »

Hí hí mấy cha đó hớt tay trên của ông đó ấy vậy mà lão lại run  Grin
 Mình không biết ngầm hay lộ gì ráo ít gần dân quá mừ  Grin nhưng có cơ hội chưa đến bữa thứ ba mình khám tổng quát ngay  Huh
 May đơn vị đóng ở rừng không ngày nay quốc tịch K  Grin

Ok lão quyềnh nói quá đúng. Nhưng em thì suy diễn thêm tý :
* Các cụ đã dạy: hòn đất bỏ lên xe cũng biết nói. Không dại gì mà thầy trò của bác tài lại để mỡ trước mặt rồi chịu ngồi liếm mép. Grin
* 2 lão cố đón cho được đám anh em đi công tác lẻ để bán cái sau khi nếm mỡ. các lão ấy thừa biết tình huống sẽ sảy ra sau khi anh em kia xuống xe dọc đường.
* Sau khi cho 2 em lên thùng thì bác tài chính chuyển tay lái cho phụ và xách súng ra thùng xe : Với lý do anh canh chừng đằng sau cho chú , và cho 1 em lên ngồi cabin nói chuyện với chú cho vui ( chắc là múa chuyện chứ làm gì mà biết tiếng K để mà nói). Grin
* Còn toát mồ hôi hột thì là do hai lão ấy đẩy được của nợ cho anh em 687 sau khi đá lông nheo , nếu không lộ ra thì có mà . Cheesy
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #531 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2010, 10:13:16 am »

hehe mấy chuyện nhậu với Pốt nữ này phải hỏi ông dksaigon , ổng là chuyên gia cấp xã chắc là phải rành mấy chuyện nhậu nhẹt chè chén này để nắm tình hình  Grin.

Các bác làm công tác địa bàn có cách gì  để nhận biết được đám Pốt ngầm không ? kể cho anh em nghe với.
Em gặp 2 em pốt ngầm mà không biết, may nhờ dọc đường gặp anh em e687 xin đi nhờ, khi xuống xe họ lội luôn 2 em xuống luôn với lý do : Pốt ngầm ! và bảo may cho 2 bác tài nhé. Hỏi sao các chú biết ? họ chỉ nói : lần sau không cho ai đi quá giang nếu không hiểu rõ. Toát mồ hôi hột luôn, từ Kratie về đến Stungtreng mà 2 anh em phải đổi tài đến 4 lần mặc dù có lính chốt đường. Run quá.
Bác gặp pot ngầm thế nào thì chưa biết, chứ gặp lính mình cũng run đấy Huh
Các năm 1979-1980 đoạn đường từ Kratie-Stung Treng, lính e1 rải quân đi giữ đường QL13 này, trong đó có lính d2 bọn tôi, các bác tài chạy xe an toàn, đâu có vụ nào bị pot phục xe Roll Eyes. Có lần nghe lính d2 bắn mấy loạt AK, bác tài bỏ xe chạy, báo hại bọn tôi phải canh xe, có xài ít đồ thực phẩm trên xe giùm luôn Grin.
Logged
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #532 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2010, 10:19:20 am »

Nhất trí với lão HAANH . Bác DKSAIGON kể chuyện nhậu với Pot nữ đi. Nói chuyện thịt với mật người en nghe từ thời chống Mỹ giờ vẫn hãi. Hôm rồi có thằng bảo : '' Ngày xưa mày làm tí cao bành trướng'' giờ chắc không đau''. Khiếp quá !

Bác "mực ngoại" nói đến cao BT làm em nghĩ đến mấy anh em  ở Q19-STungtreng, toàn là người dân tộc Tây nguyên, gia đình bị Pốt lén qua biên giới sát hại, tình nguyện đi bộ đội để trả thù. C85 đi C.Tác Stungtreng quá giang anh em e782VTvề đơn vị,  xe vào kho gặp đám nhậu, họ mời : cán bộ chúng mày thích "cao miên " không thì ngồi xuống đây để biết, rồi giơ ra cái bidong loại 5 lít màu xanh của TQ.
Trong đầu thì nghĩ Cao miên ( là từ mà nhân dân trong Nam dùng gọi Kam Pu Chia thời trước GPMN) tao ngán tận cổ rồi mà còn hỏi có thích không.Nên lắc đầu.
7 chú làm 7 bát B52 đưa cay với mỳ 5 cua. Xong mỗi chú cắp nách 1 bao sọc xanh 70kg chạy vo vo, đúng 10 lượt là đủ 4,9 tấn/xe. Dọc đường nghe bác tài nói chuyện mới biết, may mà chưa làm hớp nào. Anh em này trước ở CAVT sau đó QK rút về vì sợ hao dân số, làm việc giỏi, thích được âu yếm động viên, chớ dại mà dùng mệnh lệnh là mình về đấy Grin
Logged
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #533 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 11:52:49 am »

   Cũng trưa nay có hội gọi là QKTĐ đang tụ nhau nhậu ở quán đâu mạn phố Đội Cấn,tôi muốn đến đó lắm,nhưng hiềm vì nỗi cảm thấy ngại ngùng , chưa quen ai, phần vì bọn đơn vị cũ í ới đến nhà một thằng, nên thôi, theo thói: ngựa quen đường cũ là hơn.
   Nhà nó ở phố mà có nhà văn đã gọi là phố lính,dù phía mặt tiền đã được xây thành mấy cái cửa hàng cho thuê bán máy tính,nó vẫn để được khoảng vườn rộng. Góc vườn ,dưới dàn hoa “huệ tây”lủng lẳng bộ xương nguyên vẹn, sạch sẽ của một con dê, như trong viên bảo tang động vật tiền sử,mà nghe nói chắc chắn bắt ở vùng núi đá Ninh Bình,không phải loại nuôi nhốt. Cùng với con dê là hai thợ cũng được tuyển từ đó về làm,quả nhiên là gọn gàng sạch sẽ,theo bọn chúng nói :riêng xương dê chỉ có vứt đi vì sẽ rất hôi,nên bọn trẻ, con các CCB được chiêm ngưỡng bộ xương một cách tò mò và sợ sệt.
 Cùng với ánh lửa là bộ mặt bừng bừng của tên “đồ tể” hớn hở bê mớ thịt nướng lên nhà,hắn liếc qua bàn tiết canh tươi rói đã đóng chân trong những chiếc bát sứ tráng tinh và giảng giả cho chúng tôi vì sao cái đế chân con dê này lại sứt sẹo và mòn vẹt đến thế: ấy chính là dê leo núi đá sịn đấy !
 Mọi thứ đã tươm tất,xoa hai tay vào nhau,cười cợt,châm điếu thuốc hút,nhận tiền công hai tên “đồ tể” biến, như chưa từng tồn tại sau khi đã rất lễ phép chào.
   Sau những ly đầu ,dạo lần lượt hết các món thuộc con dê,đến các loại sơn hào hải vị được kể lại là những món khi còn làm lính phải ăn và bị ăn.Vậy là thằng Trọng hỏi tôi: mày có nhớ lần ăn thịt voi không ?
   Chiều gần tối. Nhóm Tố “bọ”về thông báo bắn được con voi ở cái trảng lớn,vấn đề là nên quay lại đấy ngay nếu không sợ qua đêm sẽ không biết thế nào,mà chúng tôi thì đã lâu lắm không có miếng thịt kể từ hôm lão Hiển “đỏ” bắn được con chồn hoa quả. Vậy là chúng tôi theo Tố quay lại trảng voi ăn.
   Tố xăm xăm cắt rừng,vài bước hắn lại bẻ một cây bằng ngón tay trong tầm với hoặc chém một nhát vào một thân cây để  lấy dấu,cứ đi một hồi hắn lại dừng lại, ắng chừng  hướng đi,trong một lần dừng như thế tôi tranh thủ chặt mộ khúc đòn ,đẽo nhọn một đầu để chút nữa khiêng thịt.
  Ngẩng lên, ôi thôi chúng nó đã mất hút đâu rồi,trời đã xập tối chẳng còn thấy dấu bẻ cành hay chém cây nữa,tôi cố lần theo,lúc đầu còn đi ,sau thành chạy,một hồi cuống cuồng,tôi hoảng hốt nhận ra mình đã mất phương hướng rồi,tôi ngã lăn quay trong đám giây nhợ cành cây,đập mắt vào những thân cây,rừng tối mò như hũ nút,một ánh sao cũng không thấy,đen quánh như có thể xắn ra thành khúc,cây đòn vừa chặt rơi đâu mất rồi,tôi hơ hơ con dao về phía trước,ngón tay đặt hờ vào cò súng,sao lúc ấy tôi chỉ muốn khóc ,vừa sợ vừa cô độc vừa ấm ức mấy thằng bỏ mình lại giữa rừng. Ngồi thụm xuống thở,cố lấy lại bình tĩnh suy nghĩ ,tự trấn an,mình đi được gần hai tiếng như vậy là cũng gần tới trảng voi ăn,định bắn gọi lai sợ lộ chẳng biết mấy thằng có kịp tìm mình hay miên nó mò tới,bật lửa vứt ở nhà,mà cũng chẳng dám đốt lửa, mình sáng nó tối,mà tối thế này mò phải con rắn hay con gì cũng chết,thôi tìm cái cây nào vỏ sạch trèo lên sáng mai tìm về vậy.
   Lần hồi mãi chẳng thấy cây nào có thể ,cây thì to quá ,cây thì rậm rạp quá,bất chợt thấy lùa vào đám cỏ cao lút bụng,mừng quá biết ra tới con đường mòn lớn chạy về phía đơn vị đóng ,thấy vệt trời đêm mờ mờ theo dấu con đường,mò mẫm chán chê cũng ra tới khoảng rừng thưa gần chỗ đơn vị đóng quân,hết sợ đụng miên giờ lại sợ thằng nào gác nó bắn,đến gần sát tôi hét tướng lên, được mấy lần rồi cũng nghe có thằng hét: về đi, về đi,tiếng thằng Mai. Vậy là chúng nó về lâu rồi,hai tiếng đi hai tiếng về,tôi muộn hai tiếng.
   Cái xoong 20 đầy thịt sôi sình sịch,tôi lấy thanh củi cháy săm soi,những miếng thịt thái dối to tướng trông như thịt trâu nhưng thớ to hơn,nước thì sõng sòng trong như nước ốc,tuyệt đối không có chút ván nào,bốc một miếng ăn,thấy nhạt thếch sơ nhách, mặc dù với cái lưỡi và cái mũi đói thịt lâu ngày rất nhậy cũng chẳng thấy ra cái mùi vị gì.quăng thanh củi vào bếp tôi lầu bầu trách mấy thằng bỏ rơi tôi giữa rừng,chúng nó còn cười hề hề bảo : biết mày theo bị hụt, lạc rồi nhưng cũng phải về thôi,chắc mày leo cây ngủ mai mò về,dưng mà mày sợ hết thịt mò về vội hử hà hà.Vừa tức vừa mệt lại cũng mừng,chán chẳng buồn cãi với chúng nó nữa.
    Mấy ông con đứng chầu rìa nghe chuyện các bố, hỏi :bì nó có ngon không bác?
-ừ,bì nó dầy bằng ngón tay ấy ,dai hơn qoai dép,mấy ngày sau vẫn ninh nhai tạm được.
Chúng thích nghe chuyện các bố kể ngày xưa đi đánh nhau bên miên để làm phong phú trong các tưởng tượng của các trận chiến tàn bạo hơn trong máy tính,với các kỹ chiến thuật và các loại vũ khí rất thành thạo,có điều GEM OVER thì chúng có thể chơi lại còn các ông bố của chúng ngày xưa thì không có cơ hội.
    -Thôi ! mấy ông già ơi vào chỉnh âm thanh cho hát mấy bài ca cách mạng đi nào!
Mấy mụ đã rửa bát đĩ xong, sau một hồi vừa rửa bát vừa ồn ào trao đổi, căm phẫn, cuối cùng nhất trí đồng thuận đưa ra mức án cao nhất cho hai vợ chồng đã tra tấn dã man trẻ con đang bị báo trí lên án ầm ỹ. Hỷ hả mấy bà quay vào phòng,và bắt đầu “hét”.Được mấy bài chưa thấy mấy ông vào làm khán giả nhiệt tình lại quay ra gọi:
-Thôi thôi! Lần nào cũng chuyên bắn giết,rồi thịt voi thịt người,già rồi lẩm cẩm toàn kể chuyện ngày xưa à!
-Vào hát mấy bài cho hả rượi đi nào!
A a! Mấy mụ này “náo”chúng ông cùng đơn vị,cùng sống chết với nhau,lúc mới về mấy mụ còn bé tẹo thò lò mũi xanh ra chào: cháu chào các chú bộ đội ạ! Ngoan lắm mà! Bây giờ béo đẫy béo đà,đứng giữa nhà mà quát chúng ông à!
  Ừ mà có khi mấy mụ nói cũng phải ! Hát đi cho hả rượi ! Không kể chuyên ngày xưa nữa ! các bác CCB nhẩy !
                                                                      HANOI. Trưa ngày 8/5/2010.
Logged
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #534 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 03:56:01 pm »

Bài tùy bút này quá được. Tiếc là 19c Hoàng Diệu bị đóng cửa rồi chứ không thì cái thời tiết nóng như thế này.... em cõng bác votmuoi ra đó Grin
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #535 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 12:23:27 am »

Pain ! cảm ơn nhã ý của bác!(à cả lời khen bài viết nữa nhé) kể ra cũng tiếc chỗ đó thật(19 C Hoàng Diệu). Bia cũng thường thôi ,nhưng được cái chỗ ngồi bác nhỉ? ở ngõ 30 Lý Nam Đế bia ngon,toales sịn ,có lính canh, nhưng ồn ào lắm(vì trong nhà)bác thử ở đó xem sao nhé!
Logged
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #536 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 03:58:15 pm »

Ùi, em thử chỗ đó từ năm kia rồi. Ghét là nhiều lính canh quá Grin
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #537 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2010, 03:56:32 pm »

26-07-2010                      KÍNH VIẾNG ANH LINH CÁC ANH HÙNG LIỆT SỸ VIỆT NAM


HỠI ÔI
1) Vũ trụ vẫn xoay càn khôn dời đổi, lẽ tử sinh hồ dễ mấy ai qua,
Nhật nguyệt thường minh bất chấp phong ba, cõi vĩnh hằng phải đâu người không đến.

2) Chiếc thuyền đời tất có ngày dời bến, luôn nhớ câu Bia Đá Trăm Năm.
Linh hồn thiêng cánh buồn lớn giăng giằng, hằng gió thổi nghìn đời không tắt.

NHỚ CÁC ANH XƯA

3) Chí anh hùng chất ngất, “mười tám sức trai luyện lửa thành đồng”.
Cất trên vài nặng gánh non sông, sáng trên đầu ngôi sao vàng tổ quốc.

4) Gửi quê hương những lời hẹn ước, mái tranh nghèo tóc mẹ bạc phơ.
Những cây đa bến nước con đò, người bạn gái chưa một lần ngỏ ý.

5) Bàn chân quê gót bùn nứt nẻ, chưa một lần rời khỏi luỹ tre xanh,
Đạp Trường Sơn những bước quân hành, rung chuyển cả năm châu bốn biển.

6) Những Bầu Bàng, Đắc Tô, Tân Cảnh, những Nam Lào, Đường Chín, Khe Sanh,
Những Tây Nguyên, Đà Nẵng, Phước Long, Những Playme, Bình Long, Thượng Đức.

7) Cơn bão lớn xua tan bóng giặc, Quảng Trị, Thừa Thiên, Bình Định, Nha Trang,
Đất Xuân Lộc phòng tuyến nat tan, Dinh Độc lập vẫy cờ sao chiến thắng,

8)Cả nước Việt Nam bừng lên sắc nắng, bàn tay anh thắp lửa giữa lòng dân,
Muôn anh em bạn bè xa gần, dây hoa thắm đón mừng quân giải phóng.

9) Tự do lồng lộng, Khúc hát ca anh hát giữa không gian

10) Hạnh phúc chứa chan, khuôn mặt mẹ dãn từng đường nhăn nhỏ.

11) Chói ngời sắc đỏ, máu anh hùng nhuộm thắm lá cờ sao,
thoả nỗi ước ao, hồn dân tộc dưng dưng niềm vui sướng.

12) Chẳng cần tạc tượng, bóng hình anh sừng sững nghìn năm.
Mãn nguyện cha ông, giang sang Việt thu về một mối.

13) Một đời lặn lội,
tô thắm sử vàng.

THƯƠNG THAY
14) Cho đến khi lịch sử sang trang.
Cũng là lúc anh về bên ấy.

15) Dãy trường sơn điệp trùng như sóng dậy, ngọn gió Lào cũng khô lệ cạn hơi.
Bờ biển đông khắc khoải những đầy vơi, chiều cửa bể thì thầm niềm u uẩn

16) Chẳng thấy đâu nhà cao cửa rộng, chỉ đơn sơ một nấm cỏ xanh xanh,
chẳng thấy đâu quyền lực công danh, chỉ giản dị năm cánh sao trên mộ.

17) Hàng dương kia ngẩn cao đầu gọi gió, hay bóng anh thấp thoáng giữa trăng sao,
Bông hoa kia cháy đỏ ngẹn ngào hay lời anh nặng tình đồng chí.

18) Đâu bàn chân bước qua đời dâu bể,
đôi dép mòn còn đó với thời gian.

19) Chốn rừng xa còn nguyên khói bếp, đâu tiếng cười chặng nghỉ hành quân.
Khúc suối sâu vẫn đỏ nước trong ngần, đâu lời hát đêm chia tay ra trận.

20) Mối tình đầu vẫn còn dài vô tận, có ai người đứng đó chờ nhau,
lứa tưổi xanh còn nguyên vẹn khát khao, ai có thể đáp đền niềm khao khát.

21) Trời quê hương trong xanh lộng mát, anh vẫn đây với ánh sáng bình minh.
Đất quê hương nặng nghĩa nặng tình, anh vẫn sống trong lòng người dân nước.

22) Con đường lớn dẫn ta lên phía trước, anh vẫn đi trong đội ngũ chúng ta.
Triệu con tim hát khúc tiến quân ca, vẫn tiếp nối khúc hàng quân anh hát.

23) Cuộc đời vui đang mở ra bát ngát, nhưng có ai trải thảm đỏ ta đi,
như ngày xưa tiến dưới bóng quân kỳ, ta quyết vượt bao gian nan thử thách.

24) Hạnh phúc của nhân dân-con đường ta tới đích, Bác Hồ thường chỉ lối chúng ta đi,
Dù âm dương cách biệt- dù hai cõi phân ly, lòng yêu nước kết ta thành một khối.

25) Chẳng gì ngăn nổi,
đất nước anh hùng

26) Hôm nay đây hội ngộ tương phùng,
nén nhang xin lấp đầy xa cách.

27) Xin anh linh từ muôn miền hiển hách,
Hãy về chứng giám nghĩa tình sâu

Thượng Hưởng
.

* Bài do Nhà giáo Phạm Việt Long ( tác giả của bài ĐIẾU HÀ TÂY TỈNH nổi tiếng) gửi trực tiếp cho Nguyễn Xuân Diện Blog. Xin chân thành cảm tạ tác giả và xin chia sẻ cùng bè bạn bốn phương.

.Xin cảm ơn nhà giáo Pham việt Long và Nguyễn xuân Diện Blog.
                                                                                          votmuoi xin chia sẻ.

Logged
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #538 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2010, 09:37:56 pm »

     Chủ nhật. Uể oải ,ngó qua cửa sổ,những cơn mưa nhỏ tới lại đi,đầu óc trống rỗng sau những đợt “nghỉ hè” đối nội và đối ngoại.
     Phản phất đâu đó vẫn còn mùi mít chín,nhớ tối qua  khi gần tới Phủ Lý vợ thằng Trọng XT mở túi mít mua từ Thanh Hóa ra,Trọng cầm một múi đưa vào mồm tôi vừa nói ngon quá ngon quá,đoạn hỏi tôi:mày có nhớ quả mít mà 21 thằng điện thông k16 ăn không hết nổi trong đêm đầu tiên đi lính không?múi nó dài gần bằng giang tay ,dầy kịch và ròn ngọt thôi rồi. Lặng lẽ nhai những múi mít,tôi biết nó đang đuổi bắt những hồi ức của ngày đầu đi lính,cũng như tôi,sau ê hề hải sản và vang pháp voka pinlan uysky mẽo,chúng tôi lại mắc kẹt tâm hồn vào một thời lính tráng.
    Túc tắc,trễ nải đợi dẫy xe du lịch chạy điện kéo nhau ba cái liền chắn ngang đường đi qua,thoảng lại, tiếng  của đám khách du lịch tầu choang choang trên xe vừa ngó nghiêng vừa chỉ chỏ. Tôi lên ông bà ăn cơm theo lệ cả nhà tụ tập cuối tuần.
    Thằng em rể,béo kềnh,nghe đâu kỳ này cũng khá, đầu húi cua trọc lốc đang dọa nạt đứa cháu gái con thằng út,mẹ tôi le te đon đả :
 -Bố mày đi 27/7, chiều chưa chắc về đâu,xong rồi đây ngồi cả vào đi,rượi mẹ để vào ngăn đá từ sáng rồi đấy, mấy đứa bỏ ra đi.
 Ông già lủi theo trung đoàn thủ đô năm 1946,và cũng từ đó ông mắc kẹt vào quá khứ  Điện Biên Phủ,với số bạn bè đã vơi đi gần hết theo năm tháng.
   Thằng hai cũng về,tiếng nó cười hơ hơ ngoài đường,mới cắt tóc chưa kịp nhuộm,chợt nhận ra đã bạc cũng gần hết rồi,tôi biết tẹo nữa tí rượi vào nó với thằng em rể lại khoe chuyện đơn vị chúng nó ngày xưa cho mà xem,bọn này chỉ toàn quanh quẩn ở Sơn Tây ,biết gì.
   27/7.Ngày thương binh ,liệt sỹ .
 Những đồng đội đã nằm lại đâu đó ,giữ mãi tuổi thanh xuân.
Còn chúng tôi những người lính may mắn,hoặc có chút ít máu xương chia sẻ,cũng mãi mắc kẹt vào một thời lính tráng.
                                                                                                                trưa chủ nhật 25/7/2010
Logged
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #539 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2010, 12:03:03 am »

              Ngày đầu làm lính sư 10.   

 Thế cũng đã là 32 năm kể từ cái ngày 17/8.Cuộc đời quân ngũ ngắn ngủi bốn năm tròn,đằng sau là một hành trình đằng đẵng với biết bao nhiêu ngang dọc,khổ ải và sung sướng,hạnh phúc và đắng cay,mọi chuyện dần chở nên nhạt nhòa,chìm dần vào cái tĩnh tại của lứa tuổi tuy cũng chưa già,ấy thế mà những ký úc một thời xa lắm nhưng sao cứ vang mãi trong lòng.Cuộc đời người lính.
   HN vào tiết ngâu,mưa buồn lã chã,vũng nước ngoài sân sủi đầy bong bóng,cơn này chắc kéo tới tối mất thôi. Bất giác tôi co chân ngồi xổm lên ghế,chống cằm vào đầu gối,một thói quen đã bỏ từ lâu, ấy là cái kiểu ngồi trước đống lửa.
   Lửa bắt đầu bén to,cháy cả những cây que còn khá tươi,những mẩu vụn của những cành cây thập cẩm và cây le chỉ to bằng ngón chân cái,cũng là lần đầu biết gọi đấy là cây le.
Đám lính mới được cán bộ khung của F10 nhận về huấn luyện,tối đầu tiên tự làm chỗ ngủ giữa rừng chồi lúp xúp ,buộc tạm bợ vài cây le uốn cong rồi phủ tăng lên trên,lót nylon đi mưa xuống đất,đặt ba lô là coi như xong việc,lóng ngóng và ngớ ngẩn.Cả lũ xúm xít quanh những đống lửa,những bộ mặt đã chở nên trầm tư,tiếng lửa lép bép,thi thoảng có khúc le bén lửa thổi phù phù,chẳng thằng nào nói câu gì,mỗi đứa đang theo đuổi những suy tư riêng của mình.Rồi có tiếng cán bộ quát :
-   tắt lửa đi! khẩn trương,ai cho đốt,nó pháo cho bây giờ.
Mọi người tản về chỗ của mình,tiếng rì rầm một lúc rồi cũng im ắng,những tàn lửa than cuối cùng cũng đã tắt lịm.
   Bỗng bùng lên phía xa, nơi cuối cánh rừng che khuất chân trời những vừng lửa vàng suộm và những chớp xanh,tiếng nổ ùng oàng rền dĩ,lính tráng nháo lên thằng đứng thằng ngồi  ngóng về phía đấy,không khỏi bồn chồn và lo lắng. Một lúc rồi cũng thưa dần rồi tắt hẳn tiếng súng,chớp lửa.
   Tôi lại ngồi bó gối,mắt vẫn đăm đăm về phía cuối cánh rừng,nhớ quãng đường ngày hôm nay đi qua. Dưới cái nắng nhờn nhợt,nóng khô mà chẳng thấy bóng che dưới mặt trời rõ ràng,đoàn xe lắc lư bò theo con đường lầm bụi và những vũng nước đọng bằng ổ trâu hay ổ voi,hai bên đường xơ xác,thoảng lắm mới thấy một ngôi nhà hoặc hai ba cái cũng lầm bụi và xác xơ, tất cả đều lợp bằng tôn xám sịt,những ngôi nhà ven đường chắc là bán quán,có ô cửa mở ra và treo lủng lẳng những bịch ,gói nối vào nhau bằng những sợi chun (nịt) ,nhà nào cũng có kẹo lạc làm kiểu như bánh “cu đơ’và thường chẳng thấy bóng người. Quay mặt thấy núi Bà Đen đã xa mờ .
 Xa thật rồi những chiều dạo phố,vang vọng giọng ca của Robentino với trở về suriento hay opladi oplada của Beetel mưa ơi hay ngừng rơi của CCR.Xa thật rồi những tối rạo rực với cốc chè đỗ đen hay sen dừa với tiếng nhạc của Abba,BoNiem,Smoky.Xa thật rồi những chiều mưa tập tọe hút thuốc lá với cafe đắm mình trong giọng ca phai phai của Khánh Ly quện vào lời và nhạc của họ Trịnh trong Sơn ca bẩy. Rồi cũng tập tọe thất tình trong Mười tám ca khúc của Chế Linh,Thanh Tuyền.Xa rồi Tình ca nhạc trẻ 1,2,..
    Ngồi bệt trên sàn xe ,bó gối,cụp mũ xuống,mặc cho xe dằn lắc, thả hồn về nhà với mẹ với các em,về phố ,về bạn ,về nhạc,về phở..bún chả… mà lòng quặn thắt nhớ, chỉ muốn khóc,giá mà dám khóc trước mặt bọn đồng ngũ.
   Bỗng đoàn xe như dừng hẳn lại,có mấy chiếc đi ngược chiều, hai chiếc tránh nhau sát sạt,thành xe khi lắc lư như muốn vả sang nhau, cả bọn phải rụt tay vào đứng xa thành xe. Có xe dừng hẳn lại,hai tên lái xe của hai đoàn thò đầu ra hỏi thăm nhau oang oang , thấy thùng xe đi ngược không biết chở gì mà phủ những cành cây còn tươi nguyên mới chặt, Khánh ‘ba toác” với sang kéo một cành cây lên,cả lũ tò mò hóng sang xem.
   Mấy đôi cẳng chân lấm lem bùn đất, cái có giầy cái không,những ống quần bạc phếch nhuốm mầu đất.
-Ôi ! tử sỹ ! Sau câu: ôi ! câu cuối nó như nghẹn lại ,hốt hoảng và sợ hãi,chúng tôi cùng buông cành lá xuống ,không nói được với nhau câu nào,lặng lẽ cả xe cùng nhìn theo chiếc xe chở tử sỹ lắc lư tới khuất bóng.
   Lại bùng lên những quầng lửa và tiếng đì đùng,tim tôi đập thình thịch..sợ và hoang mang,quanh tôi cũng có tiếng thì thào :về thôi...
Về ư? Tôi có hai chỉ vàng mẹ cho phòng thân, đủ về tới HN,bộ quần áo dân với quần loe hẳn hoi. Sẽ về được.
Nhưng bố tôi,mẹ tôi sẽ đối diện với thằng con đảo ngũ trước cơ quan của họ ra sao,khu phố thế nào,tôi sẽ không còn hộ tịch sổ gạo không thể về cơ quan cũ,tôi sẽ làm gì!?
Tôi chỉ là lính nghĩa vụ,nếu không bắt, tôi sẽ không đi,nhưng tôi không trốn tránh, đã là nghĩa vụ thì phải làm thôi,nếu có phải chết cũng không thể làm ảnh hưởng tới gia đình ,nghĩ tới đây bỗng trong lòng trào lên một thứ tình cảm nửa như tủi thân vừa như kiêu hãnh của trẻ con…mà sau chiến tranh đằng đẵng hết Pháp rồi Mỹ vẫn đầy người trở về đấy thôi,như bố tôi với rất nhiều chú ở cơ quan đấy, ai chẳng đã qua chiến trường lớn nhỏ ,có thể bị thương có thể...thôi không nghĩ nữa,mặc kệ phải tiếp tục theo tới cùng vậy.Túm bốn góc nylon quanh người dưới cái “tăng” tôi chìm vào giấc ngủ mệt nhọc với hình ảnh những đôi cẳng chân tử sỹ.
   Bỗng đâu nước lạnh chút thẳng vào mặt mũi làm tôi bừng tỉnh hốt hoảng. Trời mưa từ lúc nào,cơn mưa cuối mùa của phương nam cũng ào ạt chẳng kém gì những cơn mưa đầu hạ miền bắc của tôi. Lính mới chưa biết cách buộc,che “tăng” ,nước tụ thành búi trên vòm mái sơ sài bằng mấy qoe le oặt ẹo, nặng quá tuột ra chút xuống đầu cả lũ ,chẳng thằng nào thoát bị ướt cả,may quá lúc tối tôi lại túm nylon quanh người lên, nên không ướt người và ba lô,nước chẩy róc rách dưới lưng lành lạnh,...kéo góc cái “tăng” che đầu tôi lại ngủ thiếp đi ngon lành.
Ngày đầu tiên làm lính F10.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM