Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:23:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bay đến Hà Nội và thoát về  (Đọc 83633 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #100 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2010, 06:34:35 pm »

Trong ba năm Sấm Rền, hàng trăm lượt xuất kích với mười một chiếc máy bay bị rơi trong khi tấn công cầu Hàm Rồng bằng bom Walleye, tên lửa Bullpup, thuỷ lôi và bom không dẫn đường. Máy bay vận tải C-130 thậm chí thả thuỷ lôi 5.000 cân Anh phía thượng nguồn về ban đêm để những quả thuỷ lôi này trôi theo dòng nước và đâm vào trụ cầu, nhưng âm mưu này cũng thất bại - bị rơi một C-130 và toàn bộ tổ lái. Cầu Hàm Rồng vẫn đứng vững, không nhịp cầu nào bị sập, và không có hư hại nào khiến nó trở thành chiếc cầu vô dụng trong một thời gian rất dài.
Ngày 27-4-1972, hai tuần lễ trước khi thả mìn Hải Phòng, tám chiếc máy bay của không quân trở lại cầu Hàm Rồng mang theo bom dẫn đường thế hệ mới. Một phi đội mang những quả bom 2.000 cân Anh dẫn bằng laser và phi đội khác mang bom 2.000 cân Anh dẫn bằng truyền hình. Mặc dù bom dẫn bằng laser ít nhậy với thời tiết, nhưng bom dẫn bằng truyền hình thừa đủ để khoá được 5 quả để ném xuống; sự che phủ của đám mây vừa đủ để chùm tia laser không thể nhắm vào mục tiêu đủ lâu để bom rơi trúng, và thế là chẳng có quả bom nào dẫn bằng laser được thả. Những bom dẫn bằng truyền hình đã làm hư hỏng cầu, nhưng không sập nhịp cầu.
Khi phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 trở lại cầu Hàm Rồng ngày 13-5-1972, ngày thứ tư của Linebacker, 5 trong số 14 máy bay F-4 mang theo vũ khí nặng nhất của họ, bom 3.000 cân Anh dẫn bằng laser, còn những chiếc còn lại mang bom 2.000 cân Anh bom dẫn bằng laser hoặc bom 500 cân Anh không dẫn đường. Thời tiết tốt, và lần đầu tiên một nhịp cầu Hàm Rồng bị gục. Tuy thế đây vẫn chưa phải là cuộc tập kích cuối cùng vào chiếc cầu này. Trong khi tàu hoả vẫn không qua được chiếc cầu này trong những năm sau, thì xe tải lại sớm sử dụng lại cầu. Không quân Mỹ quay lại ném bom cầu hai lần, và hải quân cũng không dưới mười một lần. Bắc Việt phải làm cầu phao bắc sông Mã. Khi bom dẫn đường có ưu thế đánh chặn, thì chúng không dễ dàng làm nổi việc này.
Cả thảy, không quân Mỹ phá huỷ hơn một trăm chiếc cầu trong Linebacker, một số trong những cầu này bị đánh đi đánh lại vài lần. Chiếc cầu đầu tiên bị gục, thậm chí trước cả cầu Hàm Rồng, là cầu Long Biên ở Hà nội. Do vị trí của nó, cầu Long Biên là một mục tiêu bị cấm trong Sấm Rền mãi tới tháng 8-1967, khi những F-105 và F-4 ném bom dẫn đường. Trong cuộc tập kích 1967, những F-105 mang bom 3.000 cân Anh phá sập một trong 19 nhịp cầu. Mặc dù họ thả bom từ 7 nghìn feet và vọt lên thấp bốn nghìn feet, không có máy bay nào bị bắn rơi; một F-105 và một F-4 bị thương, cả hai lết về tới Thái Lan. Phi công phụ trong chiếc F-4 bị thương, trung uý Thomas “Mike” Messett, trở lại tới Đông Nam Á với chức vụ đại uý năm 1972 và ngồi ghế lái chính một F-4 khác trong cuộc tập kích vào cầu Long Biên lần thứ hai. Phần lớn những phi công đồng nghiệp từng bay vào Hà nội.
Sáng ngày 10-5-1972, mười sáu máy bay F-4 tấn công cầu Long Biên từ độ cao 12 nghìn feet bằng bom dẫn đường. Đại tá Miller dẫn đầu phi đội đầu tiên đánh bốn mục tiêu và thả bom dẫn bằng truyền hình, không có quả nào trong số này trúng cầu. Cả Miller và sếp của ông ở Sài Gòn, tướng Vogt, chua cay về bom truyền hình. Ba phi đội khác ném bom 2.000 cân Anh dẫn bằng laser làm sập một nhịp cầu. Vogt đưa một phi đội gồm bốn F-4 quay trở lại ngày hôm sau mang theo 2 quả bom 3.000 cân và sáu quả 2.000 cân khác dẫn bằng laser. Lần này ba nhịp cầu bị sập. Không những quả bom này hiệu quả như những bom không dẫn đường năm 1967, mà việc giữ định vị mục tiêu laser dễ dàng hơn do chỉ đương đầu với phòng không nhỏ hơn.
***
Trong khi tất cả máy bay tấn công cầu Long Biên ngày 10 và 11-5 hoàn thành nhiệm vụ của họ mà không bị thiệt hại, thì hai F-4 đi hộ tống bị MiG-19 do Trung Quốc sản xuất bắn rơi. Những MiG-19 (hoặc J-6 theo cách gọi của Trung Quốc) thao tác kém hơn MiG-17 cũ và chậm hơn MiG-21. Giống MiG-17 và không giống MiG-21, MiG-19 ở Bắc Việt Nam dựa trước hết là súng trong không chiến. Cả thảy Trung Quốc cung cấp hơn 30 MiG-19 sau khi kết thúc Sấm Rền - chiếm khoảng một phần bẩy không lực Bắc Việt nam năm 1972. Trong khi những MiG-19 này không giúp thêm được gì cho khả năng mới Bắc Việt Nam, chúng là những máy bay đầu tiên do Trung Quốc sản xuất cung cấp cho Bắc Việt. Đầu tháng 9-1965, một chiếc MiG-19 Trung Quốc sản xuất đã bắn hạ một F-104 của không quân khi nó bay lạc vào Trung Quốc, và hai chiếc A-6 của hải quân bị bắn hạ hai năm sau cũng bởi sự lạc hướng. Giờ đây những máy bay của không quân và hải quân đã cụng đầu với MiG-19 ở Bắc Việt nam, và những mất mát đầu tiên này đặc biệt đáng giá với không quân.
Những đối thủ trong cuộc đua năm 1972 để giành 5 ngôi sao trong những trận không chiến và trở thành phi công ưu tú, thiếu tá Robert A. Lodge và phi công phụ, đại uý Roger C. Locher, phi đoàn trinh sát chiến thuật số 432 ở Udorn, bị MiG-19 hạ rơi ngày 10-5 ngay sau chiến thắng thứ ba của họ. Thiếu tá Lodge bị chết cùng với đại uý Jeffrey L. Harris và đại uý Dennis E. Wilkinson, khi F-4 rơi trong cùng trận không chiến đó. Không bận tâm với MiG-21, những phi công F-4 hết sức ngạc nhiên khi thấy MiG-19 bám ở phía sau. Đại uý Locher không những nhảy dù sống sót được, mà còn lẩn tránh để không bị bắt gần ba tuần lễ và được cứu thoát cách Hà nội 60 dặm về phía tây bắc Hà nội khi một trong những lần trực thăng vào sâu nhất lãnh thổ Bắc Việt nam.
Những sự thiết hại này là một phần trong những ngày có những trận không chiến mạnh nhất trong cuộc chiến tranh Việt nam. Để đổi hai máy bay F-4 của không quân, mười một máy bay MiG bị rơi; F-4 của không quân bắn rơi ba MiG-21 bằng tên lửa dẫn bằng radar Sparrow; F-4 hải quân bắn rơi 7 MiG-17 và một MiG-21, tất cả đều bằng tên lửa tầm nhiệt Sidewinder. Hải quân giữ chiến công không bị mất trong trận không chiến này, nhưng lại bị pháo cao xạ bắn rơi một F-4 và SAM bắn rơi một chiếc khác. Chiếc F-4 này là chiếc duy nhất đã thành công hạ ba máy bay MiG chỉ riêng chiều hôm đó. Đã bất ngờ có chiến thắng thứ năm và trở thành phi công ưu tú đầu tiên trong cuộc chiến tranh Việt nam, trung uý Randy Cunningham và trung uý William Driscoll rơi xuống Vịnh Bắc Bộ. May mắn là họ được cứu thoát. Driscoll (sĩ quan radar) là thành viên của tổ lái khác với phi công nhận điểm chính thức cho 5 chiến công kể từ thế chiến I; không lực của bộ binh không thấy ghi nhận về những tay súng trong thế chiến II bởi vì số lượng lớn các tay súng tham chiến có những lời tuyên bố trái ngược để phân loại.
Không phải đến tận cuối mùa hè đại uý Richard “Steve” Ritchie và sĩ quan vận hành súng, đại uý Charles B. DeBellevue, mới trở thành phi công ưu tú đầu tiên của không quân trong cuộc chiến tranh. Họ giành chiến công đầu tiên của họ ngày 10-5 trong hỗn chiến mà Lodge, Harris, và Wilkinson bị chết. Sự hiếm hoi những trận không chiến mạnh như thế có nghĩa là cuộc chiến tranh Việt nam sẽ sản sinh ra một phi công Mỹ ưu tú, đại uý Jeffrey S. “Fang” Feinstein, sĩ quan vận hành vũ khí của không quân. Chỉ có DeBellevue nhận sáu chiến công. Chiến tranh Triều Tiên, ngược lại, đã sản sinh ra nhiều gấp tám lần phi công Mỹ ưu tú, và phi công ưu tú dẫn đầu với mười sáu chiến công trong khoảng một trăm lượt xuất kích (số lượt xuất kích vào Bắc Việt nam trong một đợt phục vụ trọn vẹn của phi công).
Trong một ngày khác giống như ngày 10-5-1972, có khá nhiều cơ hội cho MiG bắn gục những F-4. Sự rủi ro này xảy ra khá khác thường đối với máy bay không quân hơn là máy bay hải quân. Trong năm 1972, không quân Mỹ mất 23 F-4 và một F-105 “Con chồn hoang” do MiG hạ; hải quân mất đúng hai F-4 và một máy bay trinh sát RA-5 cũng do MiG bắn hạ. Sự không bình đẳng này là do sự phân bổ máy bay địch. MiG-21 tại Phúc Yên đối đầu với phần lớn những cuộc tập kích của không quân vào khu vực Hà nội, trong lúc những lượt xuất kích của hải quân gần bờ biển hơn tập trung vào những MiG-17 tại sân bay Kép. MiG-21 có ưu thế mạnh ở dải từ phía sau, trong lúc MiG-17 bay chậm hơn phụ thuộc vào tính cơ động trong không chiến. Các cuộc tấn công của MiG-21 thường chính xác hơn cũng chịu mất mát lớn. Những phi đội rải nhiễu kim loại phải bay trên 20 nghìn feet, tại độ cao này có lợi cho MiG-21 hơn là độ cao máy bay hải quân trong Linebacker hoặc máy bay của cả hai binh chủng trong chiến dịch Sấm Rền. Những F-4 của không quân trong Linebacker đối mặt với những MiG-21 được nâng cấp mang bốn tên lửa tầm xa hơn sinh viên hai tên lửa thông thường họ mang trong chiến dịch Sấm Rền. Cả thảy, những F-4 của không quân bắn rơi 47 MiG năm 1972 (bao gồm 39 MiG-21), trong lúc những F-4 của hải quân bắn rơi 24 máy bay MiG (có 14 MiG-17).
Tuy vậy, không quân Mỹ gặt hái nhiều chiến công trong không chiến xảy ra vào mùa hè năm ấy. Vào tháng 5 và tháng 6, những F-4 của không quân chỉ bắn rơi 12 máy bay MiG, trong lúc MiG bắn hạ 13 chiếc F-4. Đây là lần đầu tiên không quân Mỹ chịu tỷ lệ thiệt hại trong không chiến, và cơn đau này rất nặng bởi vì những F-4 hải quân giành 19 chiến công mà không bị thiệt hại trong cùng hai tháng ấy. Bộ chỉ huy Tập đoàn không quân số 7 phải tự mình giải quyết vấn đề này. Tham mưu trưởng không quân Mỹ rất quan tâm. Tướng Ryan thăm Sài Gòn tháng 7, và quyết định thay thế trưởng ban hành quân của Vogt, thiếu tướng Alton D. Slay, bằng thiếu tướng Carlos M. Talbott, giám đốc những chiến dịch của chính Ryan.
Tướng Slay từng là trưởng phòng hành quân thuộc tướng Lavelle và trở thành tiêu điểm trong một số vụ tranh cãi quanh vụ việc Lavelle. Mùa hè năm 1972, trong không quân Mỹ có nhiều chia rẽ giữa những người ủng hộ Lavelle và những người ủng hộ Ryan - những người muốn xử bắn ông ta, Lavelle nói rằng rằng ông không biết việc làm báo cáo giả mà người ta mang đến, và nhiều bạn bè của ông đổ lỗi Slay về quy trình làm báo cáo giả (Xem chương Cool. Mùa hè ấy, tuy thế, Slay gặp khó khăn không những với những người bạn của Lavelle, mà còn với cả Ryan. Tham mưu trưởng không ưa cách tiến hành chiến dịch tại Tập đoàn không quân số 7.
Tướng Talbott (thay tướng Slay) từng phục vụ ở Sài Gòn năm 1966 với chức vụ phó giám đốc Trung tâm kiểm soát chiến thuật. Việc ông được cử lại đến Sài Gòn đã phá vỡ quy luật bất thành văn rằng không quân Mỹ không có cử các tướng của mình tới Đông Nam Á lần thứ hai. Ông nhận thấy đại bản doanh rất khác lạ so với lần ông rời đây sáu năm trước. Chỉ thấy nhiều mệnh lệnh hơn, và số lượng nhân viên trong trụ sở ngày càng phình to. Trung tâm những chiến dịch chiến tranh ở ngoài nước Mỹ đã sát nhập hợp Trung tâm kiểm soát chiến thuật chiến tranh trong nước, và Trung tâm mới này chuyển qua căn cứ không quân Tân Sơn Nhất trở thành Trung tâm hành quân Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ. Gần giống như mọi người khác tại Đại bản doanh không quân Mỹ số 7, Talbott “đội một cái mũ thứ hai” - đó là, ông nắm giữ cùng một việc trong một trụ sở phối hợp mà ông đã làm ở Tập đoàn không quân số 7. Sự hợp nhất này có nhiều thuận lợi, ít nhất là không đưa tướng Vogt làm phó tư lệnh dưới trướng tư lệnh MACV mới, tướng Fred C. Weyand.
Slay từ chối nói chuyện với Talbott và bỏ đi vài giờ sau khi Talbott đến. Ấn tượng của Talbott là ở chỗ Slay đã cắt đi nhiều sự điều hành ngày này sang ngày khác của những chiến dịch. Trưởng phòng tình báo trực tiếp báo cáo với Vogt về những mục tiêu, và các phòng ban không họp hàng ngày rút kinh nghiệm kết quả của ngày hôm trước và vạch kế hoạch cho những chiến dịch ngày hôm sau. Talbott quy lỗi cho Slay là làm yếu kinh nghiệm hành quân. Trong bất kỳ trường hợp nào, những người giống như Talbott tin rằng sự nghiệp của Slay chứng tỏ sai lầm. Ông kiếm được hai sao và thực tế chuyển về Bộ chỉ huy hệ thống không quân.
Trước lúc Talbott đến Sài Gòn vào tháng 8, Vogt đã có một số động thái cải thiện điều hành của Bộ chỉ huy. Bị sức ép từ Ryan, ông cyêu cầu các tư lệnh của ông đến Sài Gòn vào tháng 7 và nói với họ tổ chức các cuộc họp thường xuyên sau khi tiíen hành Linebacker tại Udorn. Từ giữa tháng 8 đến tháng 12, các đơn vị điều khiển và bay cử các đại diện đến họp hàng ngày tại Udorn để xem xét những phi vụ ngày hôm trước. Chưa từng có tiền lệ cho nhiều sự phối hợp, và nó có nghĩa rằng lôi tổ lái và những người điều khiển ra khỏi công việc của họ để tới Udorn. Trong Sấm Rền, chỉ có “thống nhất thực hành” một cách hoạ hoằn nhấn mạnh tình đồng chí trong việc trao đổi thông tin.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #101 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2010, 06:35:13 pm »

Đối tượng chính trong cuộc họp hàng ngày Linebacker vào cuối năm 1972 là việc cải tiến quá trình những người điều khiển cảnh báo lực lượng không kích về những cuộc tấn công MiG. Thêm nữa, tướng Vogt tin rằng vấn đề chủ yếu của Tập đoàn không quân số 7 đối với MiG là yếu kém trong việc cảnh báo. Tháng 12-1971, một số F-4D bắt đầu khai thác khả năng mới của chính họ để nhận dạng MiG và không dựa vào EC-121 làm các cuộc hỏi-đáp. Sáu tháng sau, chỉ ba máy bay F-4D gắn thiết bị “Cây chiến đấu” còn sống sót tại Udorn cho đến khi 20 chiếc nữa đến thêm vào tháng 7. Trong một số tình huống, khả năng nhận dạng này cho phép F-4 phóng Sparrows từ xa bằng mắt thường, nhưng Bắc Việt tóm được sự thay đổi và tắt máy phát một lúc lâu. Tàu radar hải quân ở Vịnh Bắc Bộ thu thập thông tin từ một vài nguồn về hoạt động của MiG tại bờ biển của Bắc Việt nam nơi Những máy bay hải quân đang hoạt động. Vogt muốn một cái gì đó so sánh được đối với không quân Mỹ để đưa cho nhau thông tin từ tất cả nguồn trinh sát có thể (bao gồm cả liên lạc radio của Bắc Việt nam). Trong Sấm Rền, Tập đoàn không quân số 7 cố gắng thực hiện chức năng “hợp nhất” này tại Sơn Trà gần Đà Nẵng. Nhưng năm 1972, Tập đoàn không quân số 7 rời khỏi Nam Việt nam, và Vogt thành lập một trung tâm hợp nhất mới tại căn cứ không quân Nakhon Phanom (Thái Lan), với tín hiệu gọi “Teaball”. Vogt mong chờ Teaball cung cấp cảnh báo MiG sớm nhất cho những gói không kích của ông.
Việc Vogt tin rằng Teaball xoay ngược tình thế không chiến xung quanh hình như là do sự ủng hộ của mối quan hệ rõ ràng giữa sự khởi đầu những chiến dịch đầu tháng 8 của Teaball và động thái cải thiện khá ấn tượng của Tập đoàn không quân số 7 chống lại MiG. Trong ba tháng sau, tỷ số điểm là 20 MiG bị hạ với chỉ bốn F-4 của không quân. Trong và sau chiến tranh, tuy thế, nhiều phi công đã thắc mắc về tầm quan trọng của Teaball. Theo Vogt, việc phi công ít quý trọng Teaball xuất phát từ chỗ tín hiệu yếu của chúng vừa đủ bí mật để biết về những nguồn Teaball.
Trung tâm vũ khí máy bay chiến thuật của không quân Mỹ tại căn cứ không quân Nellis (Nevada), tập hợp lại một cách hệ thống những tài liệu về chiến đấu trên không và phỏng vấn các những phi công. Trung tâm vũ khí máy bay kết luận rằng sự đóng góp của Teaball tương đối nhỏ và rằng tàu radar của hải quân tiếp tục cung cấp tin tức cảnh báo hữu ích hơn thậm chí hơn cả những máy bay của không quân. Những người bênh vực Teaball phản đối rằng Trung tâm vũ khí máy bay lo âu chỉ với tiện ích của những cảnh báo dẫn đến bắn hạ MiG - mục đích thực của Teaball là ngăn cản việc bắn hạ F-4. Nhưng vì sự hộ tống và tuần tra của F-4 đã mang gánh nặng thiệt hại do MiG gây ra giành được gần như hầu hết tất cả chiến công chống lại họ, những máy bay sự hộ tống và tuần tra cần nhất những cảnh báo để phòng vệ cũng như mục đích công kích. Sự thật máy bay khác đã cơ động đáp ứng với những cảnh báo MiG. Nhưng bẩy máy bay của không quân nhiễu kim loại, không kích, máy bay “Con chồn hoang” bị MiG bắn rơi năm 1972, ba chiếc bị bắn rơi sau khi đưa Teaball vào sử dụng.
Phần chủ yếu của vấn đề Teaball là sự liên lạc, đặc biệt sự liên lạc từ Nakhon Phanom tới lực lượng không kích. Bởi vì khoảng cách lớn từ Hà Nội, Teaball dùng một máy bay tiếp vận tín hiệu. Vì một lý do nào đấy máy bay tiếp vận tín hiệu this không làm tốt. Một giả thuyết là nhiễu từ máy bay gây nhiễu EB-66 gây ra cản trở liên lạc, nhưng quan điểm này xuất hiện chỉ vào cuối năm - quá muộn để chữa được.
Sau đó sự cải tiến ấn tượng như thế nào trong hoạt động của Tập đoàn không quân số 7 chống lại MiG? Trung tâm vũ khí máy bay không nhấn mạnh đến tầm quan trọng kinh nghiệm tổ lái. Phi công hải quân có kinh nghiệm tốt hơn lúc khởi đầu Linebacker bởi vì hải quân đã tiến hành chương trình huấn luyện không chiến sau Sấm Rền. Không quân Mỹ không có chiến tranh như thế, và những phi công của không quân cần vài tháng chiến đấu để có đủ kinh nghiệm bắn hạ MiG. Luận cứ này hoàn toàn thuyết phục không quân Mỹ đưa ra chương trình hành xử Cờ Đỏ tại Nellis, nơi kinh nghiệm không chiến và ném bom cọ xát cùng nhau - bao gồm một “phi đoàn kẻ xâm lược” gồm những T-38 và F-5 giả MiG-21. Kết quả của việc huấn luyện thực tế này là không quân quyết định từ bỏ đội hình phi đội “bốn dòng” nghiêng về “hai lỏng lẻo”. Trong khi đội hình “bốn dòng” luôn có xu hướng thành hai cặp, một cặp về mặt lý thuyết ít nhất rất chật hẹp, và ít mềm dẻo hơn cặp hải quân. Đội hình “hai lỏng lẻo” được mọi người trong phi đoàn ủng hộ là bay tại khoảng cách xa từ chiếc dẫn đầu và giữ vai trò chính chiến đấu với MiG khi khả thi.
Trong Linebacker, không quân Mỹ đã làm gì để hỗ trợ những phi công của mình với công cụ tốt hơn. Sự thể hiện đáng buồn tên lửa không đối không gây nhiều chú ý. Dù gắng sức cải tiến chúng, nhưng khả năng để tên lửa phá huỷ mục tiêu của nó vẫn còn dưới 20%. Vấn đề cơ bản của tên lửa Sparrow là ở chỗ nó được thiết kế cho các kiểu không chiến khác nhau kind trong đó phi công Mỹ would được phép bắn Sparrows từ tầm nhìn xa. Ở Đông Nam Á, những phi công cần nhận dạng máy bay địch bừng mắt thường trước khi họ phóng Sparrow. Có lần, một F-4 bị bắn rơi trong khi vọt lên phía trước phi đội vì biết chắc rằng MiG là mục tiêu của mình. Giả thuyết rằng chiếc F-4 này trúng tên lửa Sparrow do một chiếc khác cùng phóng ra đã được không quân loại trừ, kết luận rằng một chiếc MiG-21 thứ hai đã làm việc đó. Trong bất kỳ trường hợp nào, yêu cầu phải nhìn thấy bằng mắt MiG lại đụng một cách nguy hiểm rằng phải đủ tầm xa để dùng Sparrow.
Năm 1972, Tập đoàn không quân số 7 sử dụng cái gọi là “Sparrow không đối không”, nhưng nó vẫn không thể phóng ra từ khoảng cách gần như tên lửa tầm nhiệt Sidewinder. Tổ lái thường vất vả phóng tên lửa bên trong các thông số đòi hỏi về tầm xa và hướng. Thậm chí khi những thông số này phù hợp, thì tên lửa Sparrow lại trục trặc. Một sĩ quan bảo trì F-4 tại Korat phát hiện rằng có một số vấn đề ở Sparrow có thể quy cho việc bị sóc khi vận chuyển khiến ốc vít và những linh kiện khác có thể bị hút vào động cơ tên lửa.
Trên biển, điều kiện dùng Sparrows thậm chí tồi hơn và hải quân hoàn toàn chọn Sidewinders. Có tin đồn họ coi trọng Sidewinder tốt hơn không quân. Sidewinders bất kỳ trường hợp nào cũng là tên lửa tầm gần thích hợp, cơ động khi không chiến với MiG-17. Sparrows, mặt khác, là thích hợp hơn để hạ MiG-21 nay nhanh hơn và chiến thuật đánh bắn xong là chạy của họ. Do chiến thuật này, năm 1972 những tổ lái của không quân ít dùng Sidewinders. Khi những phi công không có được kinh nghiệm chiến đấu dùng Sparrow, thì tên lửa này trở thành hiệu quả hơn trong tay họ và tiếp tục được sử dụng nhiều hơn Sidewinder thậm chí sau khi Sidewinder được cải tiến được mang đến sân bay Udorn vào tháng 8. Sidewinder cải tiến đã hạ hai MiG-19 ngày 9-9, đó là chiến công thứ năm 5 và sáu của đại uý DeBellevue - và là hai trong ba chiến công của phi công trong phi vụ này, đại uý John A. Madden, Jr.
Chiến thuật bắn và chạy của MiG-21 cũng làm cho súng của F-4 ít hiệu quả. Sự phàn nàn của tổ lái về thiếu súng trên F-4C đã đưa đến việc triển khai những F-4D gắn súng ở cánh năm 1967. Sau Sấm Rền, những F-4E súng gắn ở mũi xuất hiện Đông Nam Á. Sự xâm lược của Bắc Việt đã khích lệ triển khai các phi đoàn F-4E, nhưng F-4D vẫn còn đông hơn F-4E theo tỷ lệ 2/1 tại hai sân bay (Udorn và Ubon) đến mức nó đảm nhận đa số số lượt xuất kích vào khu vực nguy hiểm cao ở Bắc Việt nam. Nhờ việc nâng cấp F-4D, nó có thể nghiêng ngửa so sánh được với F-4E và một số F-4D có thể định vị được MiG bằng mắt thường bằng cách phát máy nhận dạng của họ. Thêm nữa, những F-4D đã từng trải với sự mất mát chỉ bằng nửa của F-4E do MiG bắn hạ năm 1972 trong khi họ bắn rơi MiG nhiều hơn; cả ba phi công ưu tú của không quân đều lập chiến công trên cả hai phiên bản của F-4. Súng của F-4E hạ rơi một MiG-19 và bốn MiG-21; một súng của F-4E kết hợp với một tên lửa Sidewinder bắn bị thương một MiG-21 khác, và một F-4D súng gắn dưới cánh đã hạ rơi chiếc MiG-21 thứ sáu.
Ít ra, sự cải thiện xuất phát từ kinh nghiệm chiến đấu của không quân đã làm suy giảm khả năng của MiG trong Linebacker. Bắc Việt đã tung ra cuộc tổng tấn công mùa xuân của họ năm 1972 với một lực lượng không quân mạnh đáng kể hơn là trong Sấm Rền. Khi không lực Mỹ bắt đầu tấn công những sân bay Bắc Việt nam vào mùa xuân 1967, Bắc Việt có khoảng 150 máy bay MiG. Số máy bay chưa bị phá hỏng không thể để ở những sân bay của họ gần Hà nội mà phải sử dụng những sân bay ở nam Trung Quốc. Nhưng vào cuối năm 1967 không quân Bắc Việt có thể hài lòng rằng 20 chiếc MiG-21 của họ đã bắt đầu bắn rơi máy bay Mỹ với chiến thuật mới làm một đường tạt từ phía sau. Sau khi kết thúc Sấm Rền năm 1968, Bắc Việt đã xây dựng một lực lượng không quân mạnh hơn. Số lượng máy bay MiG tăng lên gần 250 chiếc, bao gồm hơn 80 MiG-21. Trừ khoảng 30 chiếc MiG-17, toàn bộ lực lượng không quân Bắc Việt nam rút từ Trung Quốc về các sân bay Bắc Việt nam. Nhiều máy bay được cất trong kho hoặc trong hang đá hoặc hầm chống bom. Bắc Việt Nam xây dựng những sân bay mới tại vùng cán xoong trong vòng đe doạ Nam Việt nam.
Ngay sau khi bắt đầu tổng tấn công mùa xuân 1972, máy bay Mỹ trở lại ném bom những sân bay Bắc Việt nam. Đa số những cuộc tập kích này nhắm vào những sân bay nằm ở vùng cán xoong, và Bắc Việt không đưa nổi máy bay của họ về phía nam trong Linebacker. Một mặt, những chiến dịch chưa bao giờ ngừng hơn vài giờ tại bốn sân bay chính của Bắc Việt nam: Phúc Yên (chủ yếu MiG-21), Yên Bái (chủ yếu MiG-19), Kép (chủ yếu MiG-17), và Gia Lâm. Không quân Mỹ không có ý đồ ném bom máy bay MiG trong hầm tránh bom hoặc trong hang đá. Một vài cuộc tập kích tấn công hầm Sở chỉ huy không quân tại sân bay Bạch Mai phía nam ngoại vi Hà nội. Tướng Vogt tin rằng các phi công của ông đánh sập căn hầm này, nhưng nhân viên tình báo ngờ rằng hầm bị hư hại; nhưng vẫn còn cứng cáp khi nhìn từ độ cao mười nghìn feet.
Phòng không Bắc Việt nam tiếp tục hoạt động suốt thời gian Linebacker. Những máy bay MiG không sơ tán đến Trung Quốc như họ từng làm vào năm 1967. Tuy thế, hiệu quả của MiG cũng giảm bớt. Trong khi kinh nghiệm của tổ lái Mỹ tăng lên, lực lượng MiG co lại từ gần 250 chiếc xuống còn dưới 200. Khoảng một nửa MiG-21 bị phá huỷ. Việc mất mát này có thể kể cả một số phi công Bắc Việt nam xông xáo nhất, và đòi hỏi Bắc Việt Nam điều chỉnh khó khăn với một lực lượng khá nhỏ bé.
Mặc dù phi công MiG có lúc khá hơn những phi công Mỹ, năm 1972 họ chỉ hạ được thêm hơn một máy bay Mỹ (28 chiếc) so với họ đã làm vào năm 1967. Thêm nữa, sự từng trải của máy bay Mỹ trên Bắc Việt Nam năm 1972 là khá nhiều hơn so với năm 1967. Trong khi họ số lượt xuất kích giảm đi khoảng 25%, mà sự thiệt hại của họ giảm tới 50%, còn khoảng một trăm chiếc. Sự khác nhau lớn năm 1972 là hiệu quả pháo cao xạ Bắc Việt nam bị giảm bớt nhiều. Năm 1967, pháo cao xạ đóng góp khoảng 2/3 mất mát của máy bay Mỹ ở Bắc Việt nam; năm 1972, pháo cao xạ đóng góp chỉ còn dưới 1/3.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #102 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2010, 06:36:40 pm »

Mỹ đánh giá số lượng pháo cao xạ Bắc Việt nam cỡ nòng 37 ly giảm từ gần tám nghìn năm 1967 xuống còn ít hơn một nghìn năm 1972. Sự giảm khá nhiều này có thể do nhiều khẩu pháo cao xạ bị phá huỷ hoặc đưa vào Lào và Nam Việt nam. Phân tích tình báo Mỹ khá giỏi phân biệt được những khẩu pháo cao xạ thật và giả. Bản thống kê số lượng pháo cao xạ Bắc Việt nam có thể lớn hơn những gì họ có trong thực tế, đặc biệt nếu những khẩu pháo cỡ nòng nhỏ hơn đôi chút được tính đến. Bắc Việt có lẽ có ba nghìn khẩu cỡ nòng 23 ly.
Đây không phải khá nhiều pháo cao xạ Bắc Việt nam thay đổi, mà là chiến thuật không quân Mỹ sử dụng chống lại nó. Tướng Vogt và bom dẫn bằng laser đã dời những gói không kích của không quân lên độ cao cao hơn tầm với của đa số pháo cao xạ. Nhưng máy bay hải quân tiếp tục bổ nhào thấp hơn, và pháo cao xạ chiếm một nửa mất mát của máy bay hải quân .
Tại độ cao trung bình Tập đoàn không quân số 7 đưa ra, kẻ thù chính là máy bay MiG và SAM. Chúng chỉ quấy nhiễu máy bay hải quân trên đường bay đến mục tiêu và quay về tàu sân bay. Thêm nữa, hải quân chịu đựng nhiều mất mát do SAM hơn là không quân, có lẽ do không quân Mỹ sử dụng nhiều nhiễu kim loại. Năng lực F-4 tạo ra hành lang nhiễu kim loại được cải tiến vào tháng 7 là thôi thả những nhiễu kim loại vững chắc hơn là những bó sợi kim loại được sử dụng trong những năm trước đó.
F-4 không đơn độc dựa vào nhiễu kim loại. Việc sử dụng máy gây nhiễu trong Sấm Rền là một thành công lớn, và năm 1972 mỗi chiếc F-4 mang hai máy gây nhiễu (năm 1967 thông thường chỉ mang một chiếc)(1). Trong sáu tuần những F-4 thả bom dẫn bằng laser từ một đội hình được thiết kế được máy gây nhiễu bảo vệ tối đa. Sau này phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 phát hiện nó có thể vẫn còn kết quả tốt ngay khi có máy định vị laser ở mỗi phi đội, nếu phi đội gạt bỏ đội hình phát nhiễu chừng một phút để vọt lên và bổ nhào sao cho cả bốn F-4 có thể ném vào “cái rổ” laser tạo ra bởi sự định vị laser của chiếc F-4 đi đầu.
Trong khi Tập đoàn không quân số 7 vẫn phụ thuộc vào máy gây nhiễu, điều đáng ghi nhận là không có chiếc F-4 bị bắn rơi trong hành lang nhiễu kim loại. Cái giá mà không quân Mỹ phải trả để bảo vệ bom dẫn lasere bằng nhiễu kim loại là một loạt cuộc tấn công của MiG vào những đội hình lớn của máy bay Mỹ. Tướng Vogt có thể an tâm, dù trên thực tế hiếm khi máy bay MiG lọt qua những chiếc F-4 hộ tống và tuần phòng, để bắn được F-4 thả nhiễu kim loại hoặc F-4 không kích. Những F-4 hộ tống và tuần phòng chịu thiệt hại, nhưng đã thành công trong phi vụ của họ bảo vệ được gói không kích .
Cũng chẳng phải nhiễu kim loại hoặc máy gây nhiễu loại bỏ được trò mèo vờn chuột với trận địa SAM do F-105 “Những con chồn hoang” tiến hành. Tên lửa chống radar Standard đưa vào cuối thời kỳ Sấm Rền bây giờ lại được dùng nhiều, nhưng nó không kịp cung cấp đủ, và cũng thường xuyên trục trặc vì thế phải sử dụng Shrike cũ hơn, chậm hơn, tầm bắn ngắn hơn. Tất cả “Những con chồn hoang”F-105 ở Đông Nam Á đậu tại Korat, và những F-4E ở đó phối hợp với chúng trong toán “thợ săn” dùng CBU-52 - bom bi mới được thiết kế để phá hỏng máy móc trận địa SAM và mà không cần trấn áp chúng. Bom CBU-52 chắc chắn mạnh hơn CBU-24 trong Sấm Rền, nhưng việc tuyên bố thành công chống lại SAM thông thường khó chứng minh được - phải chăng thiết bị SAM không bị hư hại hoặc chúng đã dời đi.
Mặc dù SAM không còn là vấn đề dễ dàng cho Tập đoàn không quân số 7, nhưng chúng cũng làm cho những sĩ quan ở Đông Nam Á và Washington một số lo lắng. Bản báo cáo, từ sau Sấm Rền có sự tăng cường SAM, từ 180 bệ phóng SA-2 lên đến 240. Nếu đúng vậy, Mỹ ước lượng rằng Bắc Việt phóng lượng SA-2 năm 1972 bằng với lượng phóng năm 1967 - khoảng 4.000. Dường như chỉ một nửa của số này thực tế được phóng lên, dưới 4% số này bắn rơi được một máy bay(2). Nhưng trong một vài tháng, tổ lái và phân tích tình báo lo ngại rằng SA-4 với bệ phóng di động đã được đưa vào Bắc Việt Nam. Tổ lái thường báo cáo là họ nhìn thấy một loại SAM mới mà họ gọi là “SAM đen”. Những máy gây nhiễu mới cho F-4 được đưa đến Thái Lan trước khi các nhà phân tích tình báo kết luận rằng “SAM đen” và phiên bản SA-2 do Trung Quốc sản xuất và dứt khoát không có sự cải tiến. Đến đầu năm 1973 SA-3 (bắn máy bay Mỹ tầm thấp hiệu quả hơn) chưa có mặt ở Bắc Việt nam. Chỉ có một loại tên lửa SA-7 là loại nhỏ, mới, phóng trên vai quấy rầy Tập đoàn không quân số 7 năm 1972, đe doạ máy bay bay chậm và thấp tại Nam Việt nam.
***
Phòng thủ hiệu quả nhất của Bắc Việt nam luôn luôn là thời tiết. Từ tháng 5 tới giữa tháng 7, thời tiết ít mây nhất trong năm ở đồng bằng sông Hồng (có nghĩa là khoảng một nửa số lượt xuất kích có thể không kích những mục tiêu và không bị huỷ bỏ hoặc chuyển hướng sang vùng cán xoong). Điều kiện thời tiết tương đối trong trẻo đến tháng 9. Năm 1972, tuy thế, sáu tuần lễ thời tiết nhiều mây khác thường trước khi vài tuần thời tiết tốt vào tháng 9. Sau đó, bắt đầu gió mùa đông bắc mang thêm mây và sương mù phá vỡ kế hoạch ném bom dẫn bằng laser cho sáu tháng tới.
Tham mưu trưởng không quân Mỹ, tướng Ryan, đã quen từ lâu vấn đề gió mùa đông bắc. Là tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương năm 1967, ông đã tìm cách ít nhất để nâng khả năng ném bom thời trong tiết xấu bằng cách hoán chuyển chiếc F-105F hai ghế lái “Con chồn hoang” thành máy bay ném bom bằng radar. Những máy bay F-105 này được thiết kế hoàn hảo để ném bom hạt nhân, nên radar của nó không đủ độ chính xác ném bom thông thường.
“Đội đột kích của Ryan” vẫn chưa có việc; hoặc chưa có những F-4. Ryan phải chờ đến khi sáu chiếc máy bay F-111 cánh cụp xoè do General Dynamics sản xuất có thể được triển khai tháng 3-1968. Vì những F-111 đến cận ngày ném bom hạn chế xuống vùng cán xoong Bắc Việt nam, nên F-111 không có nhiều mục tiêu để thử radar. Nhưng vấn đề lớn năm 1968 hình như là radar tránh va chạm với đất là cần thiết cho sự sống còn của những phi vụ tầm thấp. Ba chiếc F-111 bị rơi nhanh chóng kết thúc triển khai chiến đấu sau chỉ một tháng. Trong khi vấn đề bảo trì được biết là đã gây ra một trong những mất mát này, thật không thể giải thích nổi tại sao hai chiếc kia bị rơi, người ta suy đoán rằng chúng đâm vào núi.
Cuộc thăm viếng đầu tiên của F-111 tới Đông Nam Á năm 1968 là một vết nhơ lớn trong sự tranh cãi và khiến sản phẩm của Bộ trưởng quốc phòng McNamara phải bỏ dở ý đồ phát triển loại máy bay đa tác dụng dùng cho cả không quân và hải quân. Hải quân gạt bỏ chuyện này, và không quân Mỹ có loại máy bay có khả năng ném bom nhưng không thể đánh nhau với MiG. Ryan từ bỏ F-111, vì ông nhìn nhận nó như là hy vọng tốt nhất của không quân về tính năng ném bom trong mọi thời. Độ chính xác cao hơn “Đội đột kích của Ryan”. Người ta không chọn nó ném bom cầu bởi vì F-111 vẫn chưa có thiết vị laser định vị mục tiêu chỉ rõ. Nhưng nhà ga, những sân bay, và những kho tiếp liệu là những mục tiêu thích hợp cho F-111 ném bom không dẫn đường trong thời tiết xấu và về ban đêm.
Khi thăm Sài Gòn tháng 7-1972, Ryan thúc đẩy Vogt đưa F-111 tới Đông Nam Á. Vogt là phó phòng chiến dịch của Ryan ở Hawaii trong Sấm Rền, và cả hai người này đều hăng hái về sự cần thiết một loại máy bay ném bom chính xác trong mọi thời tiết. Vogt có thể nhìn thấy sự xuất sắc của F-111 hơn là B-52, không những do F-111 ném bom chính xác hơn, mà còn do F-111 có thể thâm nhập Bắc Việt Nam đơn lẻ không cần một đoàn máy bay hộ tống lớn mà B-52 đòi hỏi. Một mặt, Vogt không mặn mà khi Ryan đề xuất gửi 48 F-111 đến Takhli, thay thế 95 F-4 đang đậu ở đấy. Những F-4 này, cùng với hơn 50 chiếc tại Korat, là trụ cột của nỗ lực Tập đoàn không quân số 7 tại Nam Việt nam.
Sau khi nghe Vogt phản đối, Ryan lui lại kế hoạch thay thế những F-4 tại Takhli bằng F-111 bắt đầu gần cuối tháng 9. Một vài ngày sau, những A-7 của Vought bắt đầu thay thế F-4 tại Korat. Mặc dù hải quân từng phát triển cả F-4 và A-7, vẫn dùng phiên bản A-7 cho tầu sân bay ở Đông Nam Á từ cuối năm 1967, đây là lần đầu tiên phiên bản máy bay không quân Mỹ được triển khai chiến đấu. Những A-7 ở Korat, bay trong thời tiết xấu có ưu thế hơn những F-4, đã gắng sức cùng với F-4 tại Takhli và Korat hoạt động tại Nam Việt nam. Nhưng bộ binh cộng sản đang kéo vào Nam Việt nam, Ryan muốn Vogt dùng phần lớn nguồn máy bay của mình ném bom Bắc Việt nam. Không may, A-7 và F-111 chẳng thể thay được F-4 tại Korat và Takhli trong việc đánh nhau với máy bay MiG để bảo vệ gói không kích, và những phi vụ không chiến đã hoàn toàn do F-4 tại Udorn đảm nhận. Một mặt, do A-7 và F-111 có thể bay đến những mục tiêu không cần nạp dầu, Ryan có khả năng rút từ Thái Lan và Đài Loan hơn một phần tư số 172 máy bay tiếp dầu đang hoạt động ở Đông Nam Á. Thêm nữa, Thái Lan khăng khăng đòi ngừng hoạt động của máy bay tiếp dầu tại sân bay Bangkok trước giữa tháng 10, việc này giúp cho luận cứ Ryan thay những F-4 bằng F-111 và A-7.
______________________

(1) Sự cải tiến máy gây nhiễu cho phép đội hình ít cứng nhắc hơn trong Sấm Rền, và năm 1972 (trong khi không áp dụng chiến thuật “hai chiếc lỏng lẻo” của hải quân) những phi đoànF-4 không quân Mỹ phát triển mỏng hơn, tạo ra những đội hình để giúp tổ lái quan sát được máy bay MiG.
(2) Theo Mỹ đánh giá, hiệu quả SA-2 giảm đi từ khoảng 30 tên lửa hạ một máy bay năm 1966 đến khoảng 60 tên lửa hạ một máy bay năm 1972. Năm 1998, tuy thế, một tướng Nga về hưu đưa ra những số liệu tiêu thụ SA-2 từ 1972 nghi ngờ về đánh giá của Mỹ. Xem Mark Vorobyov, “Dvina: Guarding Vietnam’s Skies”, Military Parade, Jul-Aug 1998, trang 101-3. Vorobyov đã tranh luận rằng tỷ số tiêu tốn SA-2 hạ một máy bay Mỹ năm 1972 là dưới 5/1. Tỷ số của Vorobyov, tuy thế, phụ thuộc vào sự đánh giá đã thổi phồng lên mất mát của Mỹ. So sánh số liệu tiêu thụ SA-2 do Vorobyov đưa ra với máy bay Mỹ bị rơi, thì tỷ số này khoảng 30 SA-2 bắn rơi 1 máy bay Mỹ năm 1972. Không may, Vorobyov không đưa ra được số liệu tiêu thụ SA-2 hàng năm của những năm trước đây, mặc dù ông nói rằng tổng cộng tiêu thụ SA-2 trong thời gian chiến tranh cộng với “những lỗi chưa tìm thấy” là khoảng 6800 quả. Ông cũng chỉ ra rằng hiệu quả SA-2 năm 1966 khoảng bốn tên lửa phóng lên hạ một máy bay sau này giảm mạnh đến năm 1967 chỉ khoảng 10/1 và khôi phục được năm 1972. Có lẽ rằng tỷ lệ phóng SA-2 hạ máy bay Mỹ là 50/1 vào cuối năm 1967 trước khi đổi hướng năm 1972. Tôi cám ơn Barry Watts về những phân tích của ông về bài báo của Vorobyov.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #103 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2010, 06:37:29 pm »

Trong khi F-111 và A-7 cả hai chứng minh sự đóng góp có giá trị vào kho vũ khí của Vogt, ông phải bận rộn nhiều để bố trí lại giữa lúc đang đánh nhau. Thậm chí tại các căn cứ ở Thái Lan đang chứa F-4, Ryan phải giải quyết một vấn đề khó khăn là đề nghị họ tham gia hoàn toàn trong việc chuyển đổi bảo trì từ tổ chức bảo trì của phi đoàn sang tổ chức bảo trì gọn nhẹ của từng sân bay. Những lượt xuất kích trước đây của F-111 đã làm được chút ít bộ mặt sáng sủa những thay đổi áp đặt bởi Washington.
Vài giờ sau khi những chiếc F-111 đầu tiên tới Takhli, 5 chiếc trong số này cất cánh trong những phi vụ riêng rẽ vào gói mục tiêu 5. Trước khi nó bị radar Bắc Việt nam phát hiện ra, mỗi F-111 hạ thấp một nghìn feet và bay thấp dưới năm trăm feet để bom rơi. Một chiếc F-111 trong số này không quay về căn cứ và được coi là đâm xuống đất. Mặc dù chiến dịch dùng F-111 ngừng lại một tuần trong khi tổ lái hai người thực hành tại Thái Lan, thêm ba chiếc F-111 biến mất trong sáu tuần lễ sau. Nhưng phi đoàn máy bay chiến thuật 474 Takhli vẫn tiến hành ít nhất 20 lượt xuất kích F-111 vào ban đêm, và tỷ lệ mất mát do máy bay đâm xuống đất so với khả năng ném bom chính xác nhất trong thời tiết xấu không phải là quá xấu. Một tạp chí của phi đoàn ở nước ngoài cảnh báo: “Súng phòng không hiệu quả 5% - tên lửa hiệu quả 8% - mặt đất hiệu quả 100% - HÃY TRÁNH MẶT ĐẤT”.
Trong thời gian ấy, tướng Vogt tìm được cách tiếp cận ném bom trong thời tiết xấu để chứng minh sự thành công tốt đẹp trong vùng cán xoong, nhưng không giúp nhiều ở đồng bằng sông Hồng. Khi thả những bộ cảm biến xuống đường mòn Hồ Chí Minh tại Lào, Tập đoàn không quân số 7 đòi hỏi một hệ thống dẫn đường chính xác. Là giám đốc những chiến dịch không quân Mỹ ở Thái Bình Dương trong Sấm Rền, Vogt hăng hái dùng Hệ thống dẫn đường tầm xa bảo vệ bờ biển cho mục đích này cũng để ném bom khi thời tiết xấu. Một máy bay có thể xác định vị trí của nó bằng cách đo hiệu số thời gian nhận tín hiệu do hai trạm radar mặt đất dẫn đường tầm xa. Dù mang tên như thế, nhưng tín hiệu dẫn đường tầm xa từ trạm radar mặt đất tại Thái Lan không đủ mạnh vươn tới Hà nội một cách tin cậy.
Tuy thế, Vogt đã làm những gì mà ông có thể làm để radar dẫn đường tầm xa hoạt động. Thậm chí khi những tín hiệu từ trạm mặt đất có thể nhận được, dẫn đường tầm xa không thể giúp ném bom chính xác trừ khi định vị chính xác mục tiêu được biết. Trong thời tiết tốt vào tháng 9, Vogt phái những RF-4 của phi đoàn trinh sát chiến thuật 432 tại Udorn đi chụp ảnh theo kiểu kẻ ô. Những RF-4 cũng dùng như máy dẫn đường tầm xa cho những F-4 thả bom đánh dấu trong thời tiết tốt cũng như xấu. Việc thả bom 1.000 cân Anh chưa được dùng trước đây, hố bom khác nhau sẽ nói cho những người phân tích không ảnh nơi bom được dẫn đường tầm xa rơi trúng và cho phép điều chỉnh độ tín hiệu dẫn đường tầm xa gắn với từng mục tiêu. Những vụ xuất kích dẫn đường tầm xa lượt được yểm trợ bởi những F-4 khác ném bom không dẫn đường, không cần sử dụng dẫn đường tầm xa. Họ cùng nhau trả lời từng phần những yêu cầu từ Washington và Hawaii để tăng thêm xuất kích tấn công những gói mục tiêu ở Bắc Việt nam. Với một số lượng ít các phi vụ ném bom dẫn bằng laser, nhiều máy bay F-4 có thể ném bom hơn thay vì làm nhiệm vụ hộ tống hoặc tuần phòng. Những phi vụ dẫn đường tầm xa không cần đội hộ tống lớn, và F-111 không cần hộ tống chút nào.
***
Khi gió mùa đông bắc tràn vào Bắc Việt Nam vào tháng 10 và mang đến việc kết thúc tự nhiên chiến dịch đánh phá cầu, nhân viên tình báo Mỹ vẫn không bị thuyết phục rằng Linebacker cắt giảm nhiều nhập khẩu của Bắc Việt nam hoặc dừng được cung cấp tiếp liệu cho lực lượng của họ tại Nam Việt nam. Khi quân đội Nam Việt nam tái chiếm được thành Quảng Trị vào tháng 9, họ bị bắt được một số lính Bắc Việt nam bị đói ăn một vài ngày và cạn hết đạn dược. Nhưng việc thiếu thốn như thế có thể lo vấn đề hậu cần địa phương. Trong việc thiếu những chứng cớ thuyết phục, sự chỉ trích và tán thành gây tranh cãi ầm ĩ. Khi Bộ trưởng không quân Mỹ Seamans thông báo với báo chí một cách lạc quan rằng có lẽ chỉ 1/4 tiếp liệu Bắc Việt gửi vào Nam là tới đúng nơi nhận, ông tự thấy mình lâm vài thế bí với Nhà Trắng vì sự công khai bi quan.
Bom dẫn bằng laser đã làm giới hạn đường sắt chỉ chạy con thoi giữa những chiếc cầu gẫy gục, nhưng đôi khi tổ lái quá mức dũng cảm. Ngày 22-5, phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 tấn công tám chiếc cầu bằng 15 quả bom dẫn bằng laser và khẳng định rằng sáu chiếc cầu bị phá huỷ; sau đó phân tích không ảnh cho thấy ba trong số những chiếc cầu mà họ khẳng định vẫn còn hoạt động. Rất khó đánh giá sự phá hoại của bom khi cầu bị giáng trúng, việc sửa cầu thường nhanh chóng cho phép ít nhất những xe tải chạy qua. Thí dụ, ngày 30-7, 13 những chiếc cầu bị gục trên tuyến đường sắt tây bắc từ Trung Quốc đến Hà Nội; một tuần sau chỉ có bốn chiếc cầu bị ngừng giao thông. Trong trường hợp những chiếc cầu dài giống như một số cầu trên tuyến đường sắt đông bắc quan trọng hơn nối Trung Quốc và Hà Nội, việc sửa cầu có lẽ cần một tháng hoặc hơn. Rất ít hoặc chẳng có chiếc cầu bị sập nào không thể qua được ít nhất bằng phà hoặc cầu phao. Một chiếc cầu cơ động có thể được giấu dọc sông vào ban ngày và bắc qua sông vào ban đêm.
Tuy thế, không quân Mỹ dựa nhiều hầu như hoàn toàn vào ném bom dẫn bằng laser vào những chiếc cầu để ngăn chặn trong gói mục tiêu 5 và 6. Điều này xuất phát từ hồi Sấm Rền, khi một nỗ lực đáng kể để phá huỷ những đầu máy xe lửa và toa xe. Năm 1972 hải quân có một số thành công chống lại những mục tiêu như thế trong vùng cán xoong, nhưng chẳng cố gắng đánh phá dọc tuyến đường bộ từ Trung Quốc về Hà Nội. Có một số cuộc tập kích vào ga ở đây, nhưng trúng một ít đầu máy xe lửa và Bắc Việt vẫn tiếp tục dùng hơn hai nghìn toa xe hàng. Trong chiến dịch Sấm Rền, những ga gần biên giới Trung Quốc vẫn không bị đụng đến, cũng như một ga ở khu đông dân cư Hà Nội (ý nói ga Hàng cỏ - ND). Những thành công rất lớn phá huỷ nhiều cầu bằng bom dẫn bằng laser đã khiến Mỹ từ bỏ những cuộc tập kích nguy hiểm hơn đánh phá đầu máy xe lửa. Thêm nữa, bom dẫn bằng laser hình như vạch ra con đường cho một loại chiến tranh mới ít đổ máu cho kẻ tấn công và kẻ bị tấn công.
Chiến dịch đánh phá cầu năm 1972 là đủ thành công để buộc Bắc Việt lần đầu tiên dựa nhiều vào xe tải để nhận tiếp liệu từ Trung Quốc chở đến Hà nội và đưa vào phía nam. Phía nam Hà Nội, Bắc Việt cũng dựa nhiều vào xe tải trong Sấm Rền, nhưng với sự giúp đỡ của Trung Quốc họ có thể mở được đường sắt chạy từ Trung Quốc về Hà Nội. Khi bom dẫn bằng laser phá vỡ giao thông bằng đường sắt phía bắc Hà Nội năm 1972, Bắc Việt quay sang sử dụng xe tải. đối với hình thức vận tải này, họ cũng phải mang ơn nhiều với Trung Quốc.
Nhà máy sản xuất xe tải lớn nhất Trung Quốc tại tỉnh Trường Xuân (vùng Mãn Châu Lý) sản xuất khoảng 65 nghìn xe tải một năm, việc thay thế những xe tải bị mất mát ở Bắc Việt nam chừng bốn nghìn chiếc năm 1972 không phải là việc không làm được. Suốt năm đó, tình báo Mỹ đánh giá số lượng xe tải của Bắc Việt nam là hơn 20 nghìn chiếc hoặc gần gấp đôi số này trong thời gian Sấm Rền. Tại vùng cán xoong Bắc Việt Nam, phi đội “Ó đêm” thuộc phi đoàn máy bay chiến thuật số 8 săn lùng xe tải bằng pháo sáng xua tan bóng tối.
Đa số mất mát xe tải của Bắc Việt nam mùa hè năm 1972 xảy ra ở vùng cán xoong. Trinh sát vũ trang cho thấy khá nguy hiểm trong gói mục tiêu 5 và 6, nơi những xe tải tự do chạy cả ngày lẫn đêm.
Trước ngày 7-6-1972, giao thông trên 90 dặm của quốc lộ 1 song song với tuyến đường sắt đông bắc từ Trung Quốc đến Hà Nội có 10 xe tải trên một dặm. Sau ngày đó hàng nghìn xe tải đỗ đầy các bãi chứa xe dọc biên giới Trung Quốc bỗng nhiên sạch trơn, và mật độ giao thông tăng lên có lẽ 40 xe tải trên một dặm tất cả con đường tới Hà Nội. Một tháng sau khi khởi đầu Linebacker, trước khi số xe tải chạy tăng vọt lên được cho là Trung Quốc chủ ý ngăn lại để trừng phạt Bắc Việt nam vì mối quan hệ nồng ấm với Liên Xô. Nhưng việc phong toả cảng Hải Phòng đòi hỏi một tháng để mở lại tiếp liệu vào đất liền. Trong bất kỳ trường hợp nào, giao thông trên tuyến đường sắt đông bắc tiếp tục hoạt động cho đến ngày 7-6. Chỉ khi ném bom cắt đứt đường sắt, giao thông bằng xe tải tăng lên.
Trong khi tấn công xe tải ở vùng cán xoong, Tập đoàn không quân số 7 cố gắng cắt giảm xe tải chạy trong gói mục tiêu 5 và 6 bằng cách đánh phá cầu, các cơ sở bảo trì, và các kho hàng. “Chúng tôi biết chúng tôi không thể dừng giao thông xe tải”, tướng Vogt nói với các tư lệnh của mình vào tháng 7. Bắc Việt Nam chắc chắn việc cung cấp dầu cho xe tải của họ bằng việc mở một đường ống dẫn dầu mới từ Trung Quốc nối với một đường ống đang có sẵn đến Hải Phòng và Nam Việt nam. Trong Sấm Rền, những xe tải phải chở theo những phuy dầu trên xe để nạp dầu cho chính xe của họ. Giờ đây họ bớt kiểu nạp dầu này, và những đường ống dẫn dầu cung cấp cho họ nguồn dầu tin cậy. Những đường ống dẫn dầu rất khó bị trúng bom, thậm chí bom dẫn bằng laser; nếu ném trúng, những đường ống dẫn dầu rất dễ dàng sửa chữa. Được cung cấp những đường ống bằng hợp kim bền chắc với dầu nhập khẩu, những cuộc tấn công vào kho dầu ở Bắc Việt Nam có thể chỉ có tác động nhỏ.
Những xe tải tiếp tục lăn bánh, nhưng không ai trong cơ quan tình báo Mỹ có thể biết chắc liệu họ chở đủ tiếp liệu để thay thế cho dòng hàng thường qua cảng Hải Phòng hay không. Chắc chắn rằng Bắc Việt đang phải nhập khẩu thực phẩm. Vấn đề nông nghiệp một thời kỳ dài trở nên trầm trọng hơn khi cơn bão mùa hè năm 1971. Một năm sau Bắc Việt vẫn còn phải sửa chữa hoàn toàn hệ thống đê điều bằng đất ven sông Hồng và mất mùa. Bây giờ là lại là mùa bão. Cái gì xảy ra nếu đê điều bị bom chọc thủng thêm?
Việc Bắc Việt nam nhiều lần viện lẽ Mỹ đang ân mưu đánh phá đê điều có thể xuất phát nỗi lo sợ rằng họ đang thực sự thiếu lương thực. Trong Sấm Rền, Bộ quốc phòng đã nghiên cứu khả năng ném bom đê điều, nhưng đa số các nhà phân tích phán đoán rằng một vài bom ném sát nhau mới có thể chọc thủng một trong con đê lớn dọc theo sông Hồng; là tám mươi feet ngang qua tại đường dẫn nước cao. Những con đê nhỏ, theo phán đoán cũng không nhiều và dễ sửa chữa sửa chữa. Tuy thế, một số nhà phân tích có thể nhìn thấy trước kết quả hứa hẹn từ việc ném bom đê điều sông Hồng khi mực nước cao trong mùa hè giông bão - gây lụt lội không những mất mùa, mà còn làm hỏng nhiều cơ sở hạ tầng gần sông ở Hà nội.
Việc tin rằng lụt lội sẽ phá hoại những mục tiêu, điều này rõ ràng là phái quân sự bênh vực trường hợp hợp pháp ném bom đê điều. Trước khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên, không quân Mỹ đã ném bom những đập nước tưới tiêu như là cách gây lụt lội đường sắt - thậm chí sau đó rõ ràng đe doạ việc cung cấp thực phẩm Bắc Triều Tiên và điều này hình như đóng góp mạnh cho việc ngừng bắn. Những sĩ quan có ảnh hưởng lớn trong không Mỹ quan tâm ném bom đê điều trong Sấm Rền là tướng Ginsburgh, sĩ quan liên lạc tham mưu trưởng liên quân với ban tham mưu Hội đồng an ninh quốc gia. Tham mưu trưởng không quân Mỹ lúc đó, tướng McConnell, nghĩ rằng nông nghiệp là một mục tiêu hợp pháp nên kết luận rằng ném bom đê điều sẽ là “một cuộc hành quân vô ích”.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #104 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2010, 06:37:56 pm »

Tính hợp pháp đang tranh cãi việc tấn công những mục tiêu liên kết chặt với nông nghiệp, cùng với khả năng báo chí lên án, làm mất can đảm việc thử nghiệm ném bom đê điều trong chiến dịch Sấm Rền và tiếp tục như vậy thậm chí năm 1972 - sau khi bom dẫn bằng laser đã cải thiện tính khả thi của nó. Một số ít bom đã ném vào đê điều hoặc do lạc hướng từ một mục tiêu gần đó hoặc tìm kiếm pháo cao xạ hoặc những tên lửa nằm trên đê điều. Cuối tháng 7, khi nhiều phóng viên Mỹ phổ biến lời tuyên bố của Hà nội về việc Mỹ cố ý ném bom đê điều, tổng thống Nixon tuyên bố công khai rằng nếu Hoa Kỳ muốn chọc thủng đê điều, thì họ có thể làm trong một vài ngày. Luận cứ này thuyết phục nhiều người, và một số người cho rằng chính phủ Bắc Việt nam đơn thuần lên án máy bay Mỹ đang làm cho họ thất bại sửa chữa đê điều do bão gây ra. Trong bất kỳ trường hợp nào, Bắc Việt Nam vượt qua một cơn bão tồi tệ và một trận lụt lớn năm 1972.
Đê điều không phải chỉ là những mục tiêu tiềm năng mà Mỹ tiếp tục từ chối trong những chiến dịch Linebacker rất nhiều như đã từng xảy ra trong những chiến dịch Sấm Rền. Mặc dù quy tắc chiến đấu là ít hạn chế năm 1972, họ vẫn phải đặt ba vùng chính của Bắc Việt nam là gần như giới hạn: Hà Nội, Hải Phòng, và biên giới phía bắc dọc biên giới Trung Quốc. Vòng hạn chế cũ xung quanh Hà Nội được cắt giảm từ bán kính 30 hải lý xuống 10 hải lý - bên trong bán kính này mọi mục tiêu đòi hỏi sự phê chuẩn của Bộ trưởng quốc phòng Laird. Bán kính vòng hạn chế tại Hải Phòng vẫn giữ nguyên 10 hải lý.
Tương tự, vùng đệm dọc biên giới Trung Quốc giữ chiều sâu cũ: 25 hải lý từ Vịnh Bắc Bộ qua tuyến đường sắt đông bắc đến kinh tuyến 106; 30 hải lý từ đó qua đường sắt tây bắc đến Lào. Cũng như trong chiến dịch Sấm Rền, những cuộc tập kích vào những mục tiêu đường sắt được phép thâm nhập vùng đệm biên giới; chiều sâu thâm nhập được tăng từ 10 hải lý đến 15 hải lý trên tuyến đường sắt đông bắc (và từ 15 hải lý đến 20 hải lý trên tuyến đường sắt tây bắc). Những chiếc cầu chính ở vùng đệm biên giới có thể bị ném bom, nhưng những bãi xe tải gần đó thì không đụng dến.
Vì nhiều mục tiêu tiềm năng nằm bên trong vùng hạn chế, quyền phủ quyết của bộ trưởng Laird có thể tạo ra sự khác nhau. Trong Sấm Rền, tổng thống Johnson, Bộ trưởng quốc phòng McNamara, và ngoại trưởng Rusk sàng lọc những mục tiêu tại bữa ăn trưa - bàn bạc nhiều với nhau cắt giảm những mục tiêu mà McNamara không đồng ý cắt. Trong Linebacker, sự ủng hộ nước đi lớn của tổng thống Nixon bị giảm bớt bởi sự trao cho Laird quyền phủ quyết những mục tiêu.
Vào tháng 5 và tháng 6, Laird chấp thuận hơn một trăm mục tiêu, khoảng 2/3 trong số này nằm trong vùng hạn chế; những mục tiêu này cần được phê chuẩn bởi vì họ cũng đem đến nguy hiểm thương vong dân thường. Laird bắt đầu nói “không” thường xuyên hơn.
Khi Tham mưu trưởng liên quân yêu cầu ông ta chấp thuận 44 mục tiêu ngày 6-6, Laird chỉ cho phép 28. Trong số mục tiêu ông phủ quyết, bao gồm sân bay Gia Lâm (MiG sử dụng nhiều). Trong một số trường hợp, chẳng hạn Tổng đài điện thoại ở Hà nội, ông thực tế mủi lòng. Nhưng khi đô đốc Moorer yêu cầu 29 mục tiêu ngày 30-8 Laird từ chối tất cả.
Một mục tiêu bị Laird phủ quyết nhiều lần là nhà máy nhiệt điện Hà nội mà hải quân đã không kích thành công bằng bom Walleye dẫn bằng truyền hình năm 1967. Sau cuộc không kích đó, Bắc Việt giữ tù binh Mỹ tại trận địa một vài tháng. Điều này không loại bỏ mục tiêu khỏi việc cân nhắc, nhưng Laird phản đối không kích bất cứ mục tiêu nào khá gần trung tâm Hà Nội - trừ cầu Long Biên. Mặc dù Laird chấp thuận ném bom đa số những nhà máy điện khác, Moorer phải tìm đến Nixon xin phê chuẩn ném bom nhà máy thuỷ điện lớn Lang Chi (Thác Bà) cách Hà nội 70 dặm về phía tây bắc.
Vì ba tổ máy phát của thuỷ điện Lang Chi có thể cung cấp khoảng nửa nhu cầu điện của Bắc Việt nam, nên việc phá huỷ nó là cần thiết. Không may, các máy phát nằm ngay trên đỉnh đập tràn bê tông nằm giữa đập nước bằng đất, một mục tiêu bị cấm giống như đê điều. Tập đoàn không quân số 7 hy vọng phá huỷ được những tổ máy phát điện mà không làm vỡ đập nước. Thậm chí bằng bom dẫn bằng laser, đây là một yêu cầu cao. Tướng Vogt đích thân đến Ubon để khẳng định rằng đại tá Miller và tổ lái đã hiểu tầm quan trọng không phá vỡ đập nước. Vogt nói đùa rằng nếu họ ném vào đập nước họ phải bay đi Ấn Độ, nơi ông cùng đi đày. Khi họ phá huỷ được toàn bộ ba tổ máy phát điện ngày 10-6 và đập nước không hề hấn gì, Vogt khá hài lòng khi ông nói với một phóng viên rằng cuộc tập kích là “chiến công lớn nhất trong lịch sử ném bom hiện đại”.
Trừ những cuộc tấn công vào các cơ sở sản xuất và phân phối điện, Linebacker chỉ tập trung vào những mục tiêu liên quan trực tiếp đến việc ngăn chặn. Trong Sấm Rền, việc ngăn chặn đã được mở rộng đến những mục tiêu ném bom giống như nhà máy xi măng tại Hải Phòng (sửa chữa đường xá và đường băng) và khu gang thép Thái Nguyên (sản xuất xà lan, xây dựng), nhưng những mục tiêu này ít được chú ý năm 1972. Cục tình báo quân đội thậm chí khuyên Uỷ ban hỗn hợp định ra mục tiêu của Lầu Năm Góc cắt khu gang thép ra khỏi danh sách mục tiêu. Điều này không được chấp thuận và khu gang thép bị ném bom cuối tháng 6. Những mục tiêu khác tại Thái Nguyên cũng bị ném bom - bao gồm xưởng sửa chữa toa xe, kho quân nhu, và một nhà máy điện.
Dù những cuộc ném bom vào giao thông và điện gây thêm khó khăn cho đời sống ở Bắc Việt nam, Linebacker theo cách nhìn khác chỉ làm những nỗ lực yếu đuối để cắt giảm năng lực của nhà cầm quyền Bắc Việt nam lãnh đạo nhân dân họ. Không quân Mỹ đã ném hơn nửa tỷ truyền đơn xuống Bắc Việt nam. Những chiếc C-130 và B-52 ném một số lượng truyền đơn; nhiều truyền đơn được thả trên Vịnh Bắc Bộ thường hy vọng chút ít rằng những truyền đơn này trôi ngược chiều gió và tới đồng bằng sông Hồng. Tháng 12-1967, một chiếc C-130 bị rơi trong gói mục tiêu 5 sau khi rải truyền đơn gần Hà Nội. Những F-4 và máy bay không người lái chính là người mang truyền đơn bay trên vùng trời Hà Nội năm 1972.
Ngoài việc cảnh báo nhân dân tránh xa những mục tiêu, truyền đơn nói đến sự cần thiết để chính phủ Bắc Việt nam ký hiệp định ngừng bắn để chấm dứt ném bom ở miền Bắc và gây chết chóc ở Nam Việt nam. Mỹ thả cả tiền giả Bắc Việt Nam; những tù binh được báo rằng họ có thể tiêu những đồng tiền giả này vào ban đêm, nhưng màu mè của nó dễ bị lộ vào ban ngày. Trong một cố gắng khác cung cấp công cụ tuyên truyền thu hút và có ảnh hưởng hơn truyền đơn thông thường, không quân Mỹ thả những máy thu radio nhỏ để nhiều người có thể nghe những buổi phát thanh từ Nam Việt nam. Không có những chiến dịch chiến tranh tâm lý thu được kết quả khá rõ ràng .
Chưa từng bao giờ kể từ khi bắt đầu Sấm Rền, cuộc tấn công trực tiếp vào giới lãnh đạo ở Hà nội đã được vạch ra. Chính quyền Johnson cam kết rằng Mỹ không đe doạ lật đổ chính phủ cộng sản ở Hà nội - trong khi những người cộng sản đang nỗ lực lật đổ chính phủ không cộng sản ở Sài Gòn. Mặc dù Nixon đôi khi hình như sẵn sàng làm nhiều hơn, nhưng suốt mùa hè năm 1972 ông vẫn giữ bên trong ranh giới của chính sách cũ.
Không quân Mỹ yêu cầu ném bom Bộ quốc phòng Bắc Việt nam ở khu đông dân cư Hà Nội, nhưng Cục tình báo quân đội đưa ra khả năng là những tù binh Mỹ có thể bị giam ở đó và đặt câu hỏi rằng liệu nó có còn là một đại bản doanh quan trọng nữa không. Bộ trưởng Laird chỉ cho phép không quân Mỹ tấn công hầm chỉ huy phòng không tại sân bay Bạch Mai.
Thậm chí bên trong việc chế ngự chính sách ném bom hạn chế sự lãnh đạo của địch, một nỗ lực mạnh mẽ hơn có thể được làm để cắt đứt những đường điện thoại chỉ huy quân đội và dân chúng. Không may, hai trạm điện thoại chính ở Bắc Việt Nam lại nằm cạnh những cơ sở ở Hà nội trong vùng hạn chế ném bom; một trạm kề với Uỷ ban kiểm soát quốc tế và trạm kia sát cạnh đại sứ quán Liên Xô. Đã định vị một tá những điểm nút liên lạc khác (bao gồm đài phát thanh Hà Nội) và chúng vẫn chưa bị tấn công.
Linebacker hạ thấp tất cả những cái khác để ngăn chặn tiếp liệu đến Bắc Việt Nam và chuyển về phương nam. Số lượng xe tải vẫn tiếp tục lăn bánh, nên hiệu quả chiến dịch có thể còn là câu hỏi. Những chiến dịch không kích ở Nam Việt nam có vai trò rõ ràng hơn trong việc chặn đứng cuộc tổng tấn công của dịch ở đó. Chắc chắn không quân Mỹ có ưu thế tại Nam Việt nam. Đa số những quả bom không dẫn đường hạng nặng do B-52 và máy bay chiến đấu ném xuống Nam Việt nam, và nhiều bom dư thừa ném xuống gói mục tiêu 1. Khoảng một nửa bom dẫn bằng laser tiêu thụ năm 1972 ném xuống những mục tiêu ở Nam Việt nam và Lào, đặc biệt pháo chiến trường và xe tăng.
Bắc Việt nam dần dần xây dựng những kho dự trữ hàng của mình và đưa tiếp liệu vào Nam trước khi tung ra của tổng tấn công mùa xuân. Sự tiêu hao nhanh tiếp liệu này vào mùa xuân và hè năm 1972 có nghĩa là những kho dự trữ hàng có thể duy trì được chỉ bằng cách đẩy mạnh chiến dịch vận tải. Linebacker, cùng với thả mìn, gây khó khăn cho Bắc Việt Nam đưa hàng tiếp liệu vào nam. Để cung cấp cho lực lượng của mình tại Nam Việt nam, Bắc Việt nam phải cắt giảm nhu cầu của dân chúng ở Bắc Việt Nam, người đang phải đương đầu với những cuộc ném bom hàng ngày.
Trước mùa thu, cả cuộc tổng tấn công của Bắc Việt nam và cuộc phản công của Nam Việt nam đã mất đà. Lính Bắc Việt nam phải rút khỏi các thành phố Nam Việt nam nhưng không rúit khỏi nông thôn. Đòn bẩy chủ yếu còn lại mà Mỹ có ở Bắc Việt nam là thể hiện khả năng ném bom những mục tiêu ở đó - và đòn bẩy ấy bị gió mùa đông bắc làm suy yếu.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #105 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2010, 06:38:28 pm »

Ngày 23-10-1972, tổng thống Nixon ngừng ném bom bắc vĩ tuyến 20. Những người cầm đầu quân sự như tướng Vogt nghĩ đây là một bước đi nhỏ để tạo thuận lợi cho hiệp định ngừng bắn. Henry Kissinger đã tranh luận rằng ông và Lê Đức Thọ đã đồng ý tất cả những điểm quan trọng ở Paris; Lê Đức Thọ cuối cùng cũng thừa nhận rằng chính quyền Thiệu sẽ không phải từ chức trước khi ngừng bắn. Nhưng tổng thống Thiệu không đón nhận tin tức mới này. Mặc dù hơn một năm rồi, hình như ông sẵn sàng chấp nhận ngừng bắn tại chỗ (quân đội Bắc Việt nam vẫn ở lại Nam Việt nam), ông không mong đợi hoặc hoặc muốn hiệp định như thế. Trong bất kỳ trường hợp nào, cuộc xâm lược mùa xuân đã tăng cường quy mô của lực lượng Bắc Việt nam sẽ ở lại Nam Việt nam.
Như là sự trả ơn Bắc Việt nam và một tín hiệu với Sài Gòn rằng đây là lúc phải quyết định, Kissinger muốn ngừng ném bom Bắc Việt nam một cách hoàn toàn. Nixon không muốn làm điều ấy. “Tôi chưa đón nhận những triển vọng nhỏ của một hiệp định như Johnson năm 1968”, Nixon viết về sau này. Việc cắt giảm ném bom vùng cán xoong lúc bắt đầu gió mùa đông bắc, Nixon từ bỏ đa số những gì thời tiết không cho phép ông làm. Việc ném bom bởi F-111, A-6, và F-4 dẫn đường tầm xa có thể tiếp tục ở đồng bằng sông Hồng, nhưng thời tiết làm cho việc đánh phá cầu bằng bom dẫn bằng laser thường là không có khả năng. Chỉ B-52 có thể làm thay đổi lớn ở vùng châu thổ trong thời tiết xấu, và suốt nhiều tháng họ đã bị hạn chế ở vùng cán xoong. Tại thời điểm này, vấn đề của Nixon đối với Sài gòn là nhiều hơn đối với Hà nội, ông vẫn chưa sẵn sàng đưa B-52 ném bom đồng bằng sông Hồng.
Việc Kissinger bất đồng với Nixon về việc tiếp tục ném bom Bắc Việt Nam chỉ là một phần của những bất đồng lớn giữa họ thương lượng ngừng bắn như thế nào. Suốt nhiều tháng Nixon đã khó chịu với việc Kissinger sử dụng hạn chế việc ném bom để mở đường thương lượng. Bộ trưởng quốc phòng Laird, mặt khác, hài lòng với Kissinger trong thực tế này. Bởi vậy, Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân tự thấy mình phải làm những thay đổi mà ông không thích. “Kissinger gắng sức dần xếp ném bom”, Moorer sau này nhớ lại. “Cá nhân tôi không nghĩ Bắc Việt có một ý tưởng nào liệu chúng tôi đưa một trăm máy bay ném bom hoặc tám mươi máy bay ném bom hoặc liệu những máy bay đó trên vĩ tuyến 21 hoặc trên vĩ tuyến 20”.
Trước khi đến Moscow vào tháng 5, Nixon đề nghị rằng không giảm bớt ném bom trong cuộc gặp thượng đỉnh. Nhưng, trên thực tế, ném bom bị cấm bên trong 10 hải lý từ trung tâm Hà Nội hoặc 5 hải lý từ trung tâm Hải Phòng trong cuộc gặp đó. Sau này, suốt một tuần giữa tháng 6, những cuộc không kích bị cấm không những ở khu vực hạn chế bình thường, mà còn bất cứ chỗ nào trong gói mục tiêu 5 và 6 - tránh gây tai nạn trong khi chủ tịch Quốc hội Liên Xô Nikolai Podgorny thăm Hà Nội (thậm chí mặc dù Kissinger chỉ hứa hẹn với Liên Xô không ném bom Hà Nội và Hải Phòng). Sau khi Podgorny rời Hà Nội, ném bom được khôi phục trở lại khắp Bắc Việt Nam trừ vùng hạn chế (Hà Nội, Hải Phòng, và vùng đệm dọc biên giới Trung Quốc); không có một cuộc không kích nào được phép cho tới lúc Kissinger hoàn thành chuyến thăm Bắc Kinh cuối tháng 6. Vì Nixon cũng muốn tận dụng mối quan hệ đang được cải thiện với Liên Xô và Trung Quốc gây sức ép Bắc Việt Nam, ông đồng ý với Kissinger hạn chế ném bom.
Bất đồng căn bản nhất giữa Nixon và Kissinger trong việc thương lượng ngừng bắn liên quan đến thời hạn. Kissinger tin rằng Mỹ có thể đưa ra một hiệp định trước bầu cử tổng thống tháng 11. Nhưng Nixon mong đợi sự thắng phiếu đối thủ đảng Dân Chủ của ông, thượng nghị sỹ George McGovern bang Nam Dakota, mà không cần ngừng bắn. Mặc dù McGovern từng ném bom Đức trong thế chiến II khi là phi công B-24, ông bây giờ hứa hẹn rút ra khỏi Đông Nam Á thậm chí trước khi thu xếp để cộng sản trả tù binh Mỹ. Việc thăm dò quan điểm công chúng chỉ ra rằng chính sách của Nixon về Việt nam, bao gồm ném bom Bắc Việt nam, được ủng hộ. Ngừng bắn trước khi bầu cử có thể chỉ làm tăng những câu hỏi về quan điểm chính trị của ông ta, như ông đã hỏi tổng thống Johnson bốn năm trước đây.
Sự thất bại và dũng cảm chịu đựng của Johnson tiếp tục tác động đến Nixon, thậm chí làm ông sáng suốt thêm. Khi ứng cử viên phó tổng thống đảng Dân Chủ, Sargent Shriver, gọi Nixon là “máy bay ném bom số 1 suốt thời gian”, Nixon nói đùa với cựu thư ký báo chí của Johnson rằng Johnson sẽ hài lòng. “Tôi không tin như thế”, George Christian đáp lại. “Lyndon Ben Johnson chưa khi nào thích là số hai trong mọi thứ”. Nhưng Nixon đang suy tính ông có thể dùng B-52 như thế nào sau khi bầu cử gây nhiều ấn tượng hơn họ từng được dùng.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #106 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2010, 06:39:06 pm »

10. B-52 lúc cuối cùng

Mười một trong số 12 đêm từ 18-12 đến 29-12-1972, B-52 đã nghiền những nhà ga và những mục tiêu khác từ ngoại vi Hà nội và Hải Phòng đến biên giới Trung Quốc. Những radar trên chiếc máy bay khổng lồ này cho phép chúng làm việc trong điều kiện không đếm xỉa đến thời tiết. F-111 dùng radar địa hình để làm những cuộc không kích tầm thấp vào những sân bay ngay trước khi những B-52 đến bầu trời Bắc Việt nam. Vào ban ngày, những máy bay chiến đấu khác ném bom xuyên qua những đám mây sử dụng những tín hiệu yếu từ máy phát dẫn đường tầm xa tại Thái Lan. Khi thời tiết trong trẻo một thời gian ngắn, những F-4 tấn công những mục tiêu trong hoặc gần trung tâm Hà Nội bằng bom dẫn bằng laser. Chỉ ngày Nô-en mới ngừng ném bom. Tuy thế, báo chí vẫn gọi chiến dịch này là “chiến dịch ném bom Giáng sinh”. Tham mưu trưởng liên quân gọi nó là “Linebacker II”.
Linebacker II là việc ném bom mạnh nhất kéo dài hai tuần lễ tại Vùng Hà nội-Hải Phòng. Tất cả không lực Mỹ gần Đông Nam Á tập hợp lại và tập trung vào một vùng này. Hai trăm chiếc B-52 đậu ở Thái Lan và Guam ném khoảng 15 nghìn tấn bom trong gói mục tiêu 6, và các máy bay chiến đấu ném hơn hai nghìn tấn. Lượng thuốc nổ này không đủ san bằng Hà Nội và Hải Phòng, nhưng chính quyền Nixon muốn B-52 ném bom chỉ ở ngoại vi thành phố - đủ gần để xua đuổi dân chúng thành phố trong khi không sát hại nhiều người trong số họ. Mặc dù một số bom rơi lạc hướng và số địch bị chết có lẽ hai nghìn, điều này tương phản với hàng chục nghìn người chết chỉ trong một đêm ném bom trong thế chiến II.
Trong khi sự mất mát B-52 ít hơn theo dự đoán của không quân là 3% cho toàn bộ chiến dịch, họ nghi ngờ rằng đêm thứ ba và tên lửa SAM bắn rơi 15 chiếc B-52 (ít hơn 3% của hơn 7 trăm lượt xuất kích). Điều này gây hoảng loạn với tổ lái B-52 đã quen thuộc với nhiều năm xuất kích về phía nam mà không mất một chiếc B-52 nào cho đến tận tháng 11-1972 ném bom ở Vinh. Giờ đây trong hai tuần lễ chấn động họ nhìn hơn 30 đồng đội của họ bị chết và hơn 30 bị bắt. Sau khi sáu chiếc B-52 rơi trong đêm thứ ba, những thay đổi chiến thuật cắt giảm mất mát B-52 xuống còn không quá hai chiếc một đêm.
Suốt chiến dịch Linebacker II, B-52 vẫn ở trên tầm hiệu lực của pháo cao xạ và những máy bay MiG hình như chỉ có thể làm được chút ít về ban đêm là phán đoán độ cao B-52 cho SAM. Những phi công MiG-21 tuyên bố rằng bắn rơi hai chiếc B-52, nhưng Mỹ cho rằng tất cả những mất mát B-52 là do SAM bắn. Trong thời gian ấy, các tay súng trên B-52 đã bắn rơi ít nhất hai máy bay MiG; hai F-4 hộ tống cũng bị các tay súng B-52 bắn vào - may mắn là kém chính xác.
Tổ lái không quân và hải quân F-4 bắn rơi bốn máy bay MiG phải trả giá hai F-4 và một máy bay trinh sát hải quân RA-5. Trong thời gian ấy, Bắc Việt Nam xài hoang phí tên lửa trong những ngày đầu tiên dẫn đến những cuộc tấn công của Mỹ vào kho chứa tên lửa và trận địa tên lửa, sau đó đã suy yếu theo số lượng phóng lên. Mặc dù những cuộc tấn công vào trận địa tên lửa không gây nhiều thiệt hại, nhưng những cuộc tấn công vào những kho nơi Bắc Việt lắp ráp tên lửa có thể góp phần làm giảm tên lửa sử dụng - hoặc sự tiêu tốn tên lửa có thể đơn giản nhanh hơn cung ứng.
Tổng thống Nixon không khai thác sự thiếu hụt tên lửa bằng cách ném bom thêm, tuy thế, khi Bắc Việt Nam đồng ý quay trở lại bàn thương lượng ở Paris. Nhiều người chỉ trích Nixons nhấn mạnh rằng hiệp định ngừng bắn ký tháng 1-1973 chỉ tốt hơn chút ít so với bản hiệp định mà Bắc Việt Nam đồng ý vào tháng 10-1972. Có một số từ ngữ mới về đánh giá khu phi quân sự, nhưng (như Nixon viết cho tổng thống Thiệu) không có điều khoản nào của hiệp định nói đến khả năng buộc họ không được hiện diện bộ binh Mỹ. Linebacker II kết luận cuộc biểu dương không lực Mỹ của Nixon là điều được ngưỡng mộ, và chiến dịch có thể thuyết phục chính phủ Nam Việt nam đồng ý hiệp định ngừng bắn. Trong bất kỳ trường hợp nào, Nixon để lại cho Nam Việt nam ít sự lựa chọn, và trước lúc họ cần không lực Mỹ quay lại, ông đã bị buộc ra khỏi Nhà Trắng.
***
Những kế hoạch của không quân ném bom Hà Nội bằng B-52 đã bị gạt ra rìa từ 1964. Sau khi Bắc Việt Nam được viện trợ SAM mùa hè năm 1965, tướng McConnell tăng thêm cảnh báo dùng B-52. Nhưng người kế nhiệm ông là Tham mưu trưởng, tướng Ryan, nghĩ rằng những mất mát B-52 trên vùng trời Hà Nội phải ở mức thấp chấp nhận được. Thời tổng thống Nixon, không quân Mỹ có được người lãnh đạo tiến xa hơn ý nguyện của tổng thống Johnson đưa B-52 ra bắc. Tuy thế, sau 5 cuộc tập kích trên vĩ tuyến 20 tháng 4-1972, B-52 bị rút vào nam trước khi không kích Hà Nội. Việc tướng Abrams muốn dùng tất cả B-52 gần nơi giao chiến ở Nam Việt nam được Henry Kissinger ủng hộ vì tránh được những rắc rối về chính trị và ngoại giao vì chỉ dùng máy bay cường kích đánh phá khu vực đông dân cư Bắc Việt nam.
Suốt mùa hè năm 1972, tân tư lệnh Bộ tư lệnh không quân chiến lược, tướng John C. (thường gọi là “J. C”.) Meyer, thúc đô đốc McCain ở Hawaii đưa B-52 ra bắc. Khi McCain không cho phép một cuộc leo thang gây ấn tượng, ông nói với Meyer và tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, tướng Lucius D, Clay, vạch kế hoạch B-52 tập kích vào những sân bay Bắc Việt nam. Vì Meyer và Clay quan tâm nhiều đến dùng B-52 ném bom những nhà ga và kho tiếp liệu, McCain đồng ý sự lựa chọn đầu tiên của Meyer - ga Kim Nỗ bắc Hà Nội. Nhưng các tham mưu trưởng liên quân gạt đi. Khi McCain về hưu cuối mùa hè ấy, thay thế ông là đô đốc Noel Gayler. Sự tập trung vào kế hoạch B-52 ném bom Bắc Việt Nam sau đó nhắm vào sân bay, và đến mùa thu, những F-111 vừa được đưa tới đã bổ xung cho B-52 trong kế hoạch không kích sân bay.
Một nét không bình thường mà đô đốc Gayler thực thi kế hoạch B-52 là ông quyết định đặt sự phối hợp hành quân dưới quyền tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, ông này lại ủy quyền trách nhiệm cho tư lệnh hạm đội 7, người này lại ủy quyền tiếp công việc cho tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm 77, đô đốc Damon W. Cooper. Meyer phải gửi những kế hoạch của mình cho Cooper để phối hợp máy bay và xuất kích hỗ trợ. Khi Linebacker II được tiến hành vào tháng 12, tuy thế, vai trò chính phối hợp hỗ trợ máy bay chiến đấu lại chuyển cho tướng Vogt tại Tập đoàn không quân số 7. Trong bất kỳ trường hợp nào, Linebacker II phần lớn do Meyer chỉ huy, và những tư lệnh không quân thường vứt bỏ những gói hỗ trợ lẫn nhau tại phút cuối cùng.
Việc B-52 quay lại những gói mục tiêu ở phía bắc đưa đến việc tăng cường leo thang. Suốt mùa hè, họ đã hạn chế vào gói mục tiêu 1 và những điểm ở phía nam. Gió mùa đông bắc vào mùa thu, tuy thế, làm cho ném bom dẫn bằng laser hiếm khi thành công - càng củng cố luận cứ dùng B-52 trong những gói mục tiêu phía bắc. Vào tháng 10, tướng Ryan có thuận lợi khi thúc Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân đề xuất đưa B-52 ra xa thêm về phía bắc - vĩ tuyến 19. Mặc dù các tham mưu trưởng liên quân chấp thuận đề xuất Ryan, nhưng sau đó họ kéo B-52 quay lại gói mục tiêu 1 khi tình báo cho biết rằng Bắc Việt đang có thuận lợi biết trước những mục tiêu và thời gian không kích. Bộ trưởng quốc phòng Laird lo ngại đến mức ông phải tung ra một cuộc điều tra vào chỗ rò rỉ của chiến dịch không kích cho tình báo địch. Nhưng chưa bao giờ có sự ngạc nhiên dính dáng đến ném bom Bắc Việt nam - kể cả những chỗ nhỏ nhất của đất nước, những mục tiêu lựa chọn bị hạn chế, sự phụ thuộc vào tiếp dầu trên không với tất cả sự quy củ của nó, và kẻ thù dễ dàng bằng mắt có thể quan sát máy bay cất cánh từ các căn cứ ở Đông Nam Á. Tàu đánh cá Liên Xô nằm sát Guam có thể cung cấp cảnh báo sớm khi B-52 cất cánh từ đây. Thậm chí không cần ngăn chặn sự liên lạc gián điệp bên trong (cả hai thứ là quá thừa), những chiến dịch không kích có xu hướng là lớn và rõ ràng.
Bất chấp nguy hiểm cho B-52 và những tổ lái, tổng thống Nixon muốn sử dụng chúng để cho Bắc Việt thấy rằng sự háo hức của Mỹ để giải quyết vẫn không làm chùn bước ông sử dụng vũ khí trong mọi thời tiết. Sự háo hức đó tăng lên vào tháng 10 cùng với việc công chúng biết chính phủ Nam Việt nam không bằng lòng với bản dự thảo hiệp định ngừng bắn. Chỉ hai ngày sau khi Nixon cắt giảm ném bom của Bắc Việt nam đến vĩ tuyến 20, Đài phát thanh Hà Nội phát đi bản dự thảo hiệp định ngừng bắn và cáo buộc Hoa Kỳ phản bội nó. Khi Henry Kissinger xuất hiện trên truyền hình quốc gia giải thích cần phải xét lại bản hiệp định, ông làm tăng sự mong đợi không chính đáng bằng lời tuyên bố “hoà bình trong tầm tay”.
Trong hoàn cảnh này, Nixon biết rằng mọi ý định công khai leo thang chiến tranh phải được giới hạn không cho công chúng biết. Nhưng ông lặng lẽ mở rộng phạm vi những cuộc ném bom của B-52 đầu tháng 11 với giới hạn trên tại 18°45’ và sau đó 19°15’. Sau khi tái cử ngày 7-11 Nixon mới chấp thuận B-52 ném bom bắc vĩ tuyến 20. Giới hạn này vẫn còn khi Kissinger trở lại Paris đoàn đại biểu Nam Việt nam đề nghị một số thay đổi trong bản hiệp định ngừng bắn.
Nixon đã thất vọng ít hơn Kissinger khi thương lượng với Bắc Việt đã ngần ngại trước ngày bầu cử. Biết chắc mình sẽ thắng ứng cử viên đảng Dân Chủ - thượng nghị sỹ McGovern, Nixon không cần ngừng bắn để thắng cuộc bầu cử. Thêm nữa, dư luận theo hướng một cuộc dàn xếp trước bầu cử đã mở cho tổng thống buộc tội chơi con bài chính trị. Ngoài ra, sau khi bầu cử, Nixon có thể dùng B-52 mà không cần bận tâm về tác động của nó đến việc tái đắc cử. Dù chiến thắng áp đảo ngày 7-11, Nixon nhận thấy mình như bị trói chân trói tay về vấn đề Việt nam. Chiến lược tranh cử của ông ở lại Nhà Trắng vượt trên những cuộc đấu đá chính trị khiến ông được sự ủng hộ tại Quốc hội.
Thậm chí trước khi bầu cử, phái đa số ở Thượng nghị viện đã bỏ phiếu đòi rút ra khỏi Đông Nam Á thậm chí không cần ngừng bắn; điều kiện duy nhất của Thượng nghị viện là cộng sản trả tù binh Mỹ. Mặc dù ủng hộ những hành động của Nixon chống lại sự xâm lược của Bắc Việt nam, cử tri Mỹ bầu Quốc hội mới vẫn còn nhiều băn khoăn hơn là Nixon để kết thúc sự lôi cuốn của Mỹ trong chiến tranh. Nixon hiểu rằng ông chỉ còn dưới hai tháng trước khi Quốc hội mới sẽ cắt ngân sách chiến tranh. Ông phải hành động nhanh hoặc chẳng có gì cả.
Khi Kissinger mang những yêu cầu của Nam Việt nam đến Paris, Bắc Việt không tỏ ra muốn đưa hội đàm tiến xa; kết quả cuộc bầu cử Quốc hội ở Mỹ hứa hẹn trả ơn cho cộng sản không chịu thoả hiệp. Không có những cơ hội để Bắc Việt Nam sẽ chấp nhận yêu cầu của Thiệu đòi rút quân Bắc Việt nam ra khỏi Nam Việt nam. Chính quyền Nixon có thời gian dài kể từ khi phải từ bỏ nỗ lực thu kiếm được nhượng bộ này. Kissinger cố gắng tìm tiếng nói khẳng định sự tôn trọng khu phi quân sự giữa Bắc và Nam Việt nam. Kết hợp với lời hứa của Bắc Việt nam rút quân khỏi Lào và Campuchia, một khu phi quân sự thực về mặt lý thuyết sẽ bịt kín Nam Việt nam khỏi sự thâm nhập của Bắc Việt nam. Để đưa những điều khoản có ý nghĩa, Kissinger tìm cách tạo ta một Uỷ ban thanh tra quốc tế đủ lớn để quan sát những vi phạm hiệp định. Trưởng đoàn thương lượng Bắc Việt nam, Lê Đức Thọ, đã kìm hãm sự tiến triển hội đàm bằng cách từ chối xem xét những biên bản bổ xung cho bản hiệp định cơ sở trong khi nó vẫn còn đang tranh cãi. Hết lúc này sang lúc khác ông đưa ra yêu cầu mới của chính ông, hoặc ông rút lại những điều ông đã đồng ý từ trước. Kissinger đi tới kết luận rằng Bắc Việt đã quyết định không giải quyết vấn đề trước khi bầu xong Quốc hội mới. Theo điểm của Kissinger, Lê Đức Thọ tiếp tục thương lượng về mặt nguyên rắc để tránh đưa Nixon tiến hành leo thang ném bom. Cuối cùng ngày 12-12-1972, Lê Đức Thọ tuyên bố quyết định về Hà Nội để tham vấn. Ông và Kissinger có một cuộc gặp cuối cùng không thành công ngày 13-12. Giáng sinh khá gần, Lê Đức Thọ có thể nghĩ rằng ít có khả năng nguy hiểm mà Nixon tiến hành hành động quân sự gây ấn tượng.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #107 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2010, 06:40:20 pm »

Trên thực tế, Kissinger bản thân cũng muốn ngừng thương lượng, và ông gợi ý Nixon tăng cường ném bom Bắc Việt nam. Không may, tổng thống đã nghe lời khuyên của Kissinger cuối tháng 11 cắt bớt một phần tư số lượt xuất kích đánh phá Bắc Việt Nam.
Từ lâu Nixon ủng hộ dùng B-52 đánh Hà Nội trước khi ký kết ngừng bắn, bây giờ ông nhận ra rằng những máy bay ném bom khổng lồ này có thể đốt cháy cảm nghĩ “hoà bình trong tầm tay”. Ông chê trách cuộc họp báo của Kissinger về một vài quan điểm, nhưng chê trách những vấn đề mà Bắc Việt nam phơi bày ra để có thể chấp nhận được đối với số đông dân chúng Mỹ. Vấn đề gốc rễ là Thiệu từ chốii ký hiệp định. Nixon miễn cưỡng kết luận rằng ông sẽ phải đe doạ Hà Nội cũng như Sài Gòn nếu ông muốn rút ra khỏi Việt nam bằng một hiệp định ngừng bắn đáng kính trọng trước khi Quốc hội mới làm những vấn đề khó khăn hơn.
Ngày 30-11, Nixon báo động một số người cấp dưới về khả năng ông sẽ ra lệnh đưa B-52 đánh Hà Nội nếu Bắc Việt từ chối ký hiệp định ngừng bắn - hoặc ký hiệp định, nhưng xé hiệp định, nhưng vi phạm nó. Ông nói nhiều trong cuộc gặp ngày hôm đó với Bộ trưởng quốc phòng Laird và Tham mưu trưởng liên quân; Kissinger cũng đang ở Washington trong thời gian ngừng thương lượng ở Paris và tham dự cuộc họp với tướng Haig, cố vấn của Nixon. Hơn hai tuần lễ sau, chính quyền đứng trước câu hỏi có leo thang hay không và leo thang mạnh như thế nào. Laird phản đối bất cứ cuộc leo thang ném bom nào. Như thường lệ, Moorer thấy mình đứng giữa Laird và Nixon. Mãi tới Nixon quyết định, Moorer vẫn hoàn toàn lạnh lùng theo hướng dùng B-52 đánh Hà Nội đến mức Laird có thể nói với Nixon rằng Moorer cũng phản đối việc đó. Khi Haig gọi điện để kiểm tra tin này, Moorer nói rằng Laird hiểu nhầm ông. Moorer có thể đúng là có hai suy nghĩ. Ông nghe Tham mưu không quân lo ngại những mất mát B-52 và Liên Xô biết máy bay Mỹ có ưu thế về khả năng làm nhiễu radar. Cái giá phải trả này hình như là lớn khi Bộ quốc phòng đang gạch tên Việt nam đi và nhìn tới tương lai.
Kissinger cũng miễn cưỡng dùng B-52 đánh Hà Nội. Ông nghiêng về giới hạn công việc này cho máy bay cường kích như trong quá khứ và giữ B-52 ở xa phía nam. Nhưng gió mùa đông bắc cản trở nhiều đến việc ném bom trước màu xuân, và dường như Quốc hội vẫn còn cho phép ném bom sau đó, những máy bay cường kích có thể chỉ tiến hành những gì mà Bắc Việt đã có kinh nghiệm. Kissinger không thể đưa ra sự lựa chọn nào khác trong việc B-52 không kích Hà nội-Hải Phòng, mà tướng Haig tán thành mạnh mẽ. Ngày 14-12, Nixon ra lệnh một chiến dịch kéo dài 3 ngày (sau đó kéo dài thêm) trong gói mục tiêu 6 bằng B-52 và không quân chiến thuật. Theo lệnh ban đầu của Nixon, việc ném bom đi trước khi thả thuỷ lôi những cảng Bắc Việt nam. Những lệnh này bị sửa lại đến nỗi việc thả mìn tiếp sau việc ném bom và không khỏi gây ra ngạc nhiên. Các binh chủng tranh thủ một ngày để chuẩn bị thi hành quyết định của Nixon bắt đầu ném bom vào thứ hai ngày 18-12-1972, hơn là ngày chủ nhật; ông không muốn biểu tượng bắt đầu ném bom vào ngày chủ nhật, và Kissinger muốn chờ cho đến khi Lê Đức Thọ rời Bắc Kinh.
Vấn đề thời tiết xấu cũng gây khó khăn cho Nixon, ông đành phải im lặng. Ông nói Kissinger giải thích cho báo chí tại sao cuộc đàm phán bị phá vỡ, và trong chiến dịch Linebacker II, tổng thống sẽ từ chối bình luận. Những người phát ngôn của chính quyền phản đối lời buộc tội rằng Hà Nội bị B-52 “ném bom rải thảm”, nhưng họ không đưa ra những bức ảnh tình báo để chứng minh điểm này cho đến tận những tháng sau này. Mặc dù những người thân chính quyền thất vọng về sự im lặng của tổng thống, nhưng nó cũng có những thuận lợi. Vì ông không đưa ra tối hậu thư, Hà Nội có thể quay lại bàn thương lượng với ít sự bẽ mặt. Vì hình như cá nhân ông không lo ngại lý do phải san bằng Hà Nội, ông có khả năng để làm ngay việc đó - sự công khai có thể không tệ hơn. Trên thực tế, Nixon đang lừa bịp, và B-52 chỉ đánh những mục tiêu ngoại vi Hà nội.
***
Trong thời gian phục vụ tại Nam Việt nam, tướng Haig từng nhìn thấy B-52 ném bom quân địch bên trong một số khu vực của lính Mỹ. Độ chính xác lạ thường này khiến ông có ấn tượng lớn, và ông thừa nhận rằng B-52 có thể ném bom Hà nội với độ chính xác như thế. Haig không hiểu rằng hệ thống điều khiển ném bom mặt đất không thể nào vươn tới đồng bằng sông Hồng. Do vậy B-52 phải dựa vào radar của chính nó. SAM và máy bay MiG của địch làm cho việc ném bom chính xác khó khăn hơn nhiều so với khi họ ném bom ở Nam Việt nam. Trong hoàn cảnh ấy, Linebacker II cũng ném bom chính xác đáng nể. Những trái bom lạc hướng tạo thuận lợi cho Bắc Việt nam truyên truyền rằng Mỹ ném bom nhà cửa và một bệnh viện.
Bắc Việt quan tâm tới khách Mỹ tới thăm, những người ưa thích thắng lợi của cộng sản trong chiến tranh. Hôm thứ bẩy, 16-12, bốn người Mỹ tới Hà nội mang thư Giáng sinh cho những tù binh Mỹ. Qua kiểu trưng ra này, chính phủ Bắc Việt nam và phong trào chống chiến tranh Mỹ tiếp tục khai thác vấn đề tù binh.
Khách tham quan thường đưa ra những bài phỏng vấn ca ngợi Bắc Việt nam đối xử tốt với tù binh Mỹ - sau khi chỉ gặp mấy tù binh tin cậy. Trong mấy tháng gần đó, khách Mỹ tới Hà nội bao gồm cựu Bộ trưởng tư pháp Ramsey Clark và nghệ sĩ điện ảnh Jane Fonda, cả hai người này đều trình diễn vai trò tuyên truyền của họ với sự thích thú. Fonda thậm chí còn chụp ảnh cùng với các pháo thủ pháo cao xạ; bà trở về Mỹ và cưới một sinh viên cánh tả Tom Hayden, người đã từng thăm Hà Nội hai lần trong Sấm Rền.
Vào Giáng sinh 1972 nhóm này bao gồm Telford Taylor, giáo sư Đại học Columbia, người từng là thiếu tướng lục quân ngay sau khi thế chiến II, thu thập tội ác chiến tranh của Đức Quóc Xã tại Nuremberg. Giống như những khách tham quan khác, Taylor công khai nhận mình là người chống đối sự lôi cuốn của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt nam. Nhưng sự hiểu biết của Taylor về Đức Quốc Xã và những trận ném bom ở đó giúp ông có một tiêu chuẩn so sánh sự thiếu sót nghiêm trọng trong số những người Mỹ đến thăm Hà nội. Trước cùng một chứng cớ, một cái gì đó ủng hộ ông nói về Bắc Việt hoặc về tới hạn của những chiến dịch không kích sẽ mang nhiều sức nặng hơn là những phản ứng ít thông tin về những sự so sánh trong chuyến đi của mình. Michael Allen, trợ giảng của Trường thần học Yale; Barry Romo, một người “Maoist” và đại diện cho cựu chiến binh chống chiến tranh; Joan Baez, ca sĩ và một người hoà bình mà người chồng cũ của bà đã bị bắt giam vì chống chế độ quân dịch.
Hai ngày trước chiến dịch Linebacker II, nhóm Taylor gặp gỡ một đám đông người lớn và trẻ em. Cũng như bình thường trong quá khứ, lệnh sơ tán của chính quyền bị phớt lờ. Người dân từ lâu biết rằng Hà Nội là nơi an toàn nhất ở Việt nam. Đêm thứ hai 18-12, khi bom bắt đầu rơi với số lượng chưa từng thấy xuống sân bay và nhà ga phía bắc và phía tây thành phố, một cuộc sơ tán thực sự bắt đầu. Trước khi kết thúc chiến dịch, hơn một nửa dân chúng đã đi sơ tán, ít nhất một thời gian ngắn. Họ rời đi không xa và sớm nhận ra rằng họ đã rời khỏi một chỗ tương đối an toàn của Hà Nội để tới khu vực mục tiêu ngoại ô.
Nhóm Taylor nhận ra rằng họ không thể rời Hà Nội để hoặc tới Hải Phòng và những nơi khác hoặc về nước. Cuộc viếng thăm của họ dự kiến một tuần đã bị kéo dài đến hai tuần lễ, bởi vì chuyến bay của họ bị huỷ bỏ sân bay Gia Lâm bị hư hại do những quả bom có thể là định ném xuống một nhà ga gần đó. Một chiếc máy bay Trung Quốc tới một cách tình cờ là cách duy nhất để họ rời Bắc Việt nam, và Taylor phải cầu xin đại sứ Trung Quốc thu xếp. Nhóm này rời Hà nội ngày 29-12, vài giờ trước khi những quả bom cuối cùng rơi xuống đồng bằng sông Hồng.
Những ngày họ ở Hà nội cũng ứng với nhịp điệu ném bom. Lúc đầu, B-52 đến làm ba đợt chia ra suốt đêm. Sau này từng đợt riêng rẽ cho phép ngủ được ban đêm đặc biệt khi nó đến trước lúc nửa đêm. Một đợt B-52 ném bom ban đêm, Hà Nội có thể mong mỏi một vài giờ yên tĩnh cho khi bình minh phá tan những đám mây cho phép máy bay chiến đấu ném bom dẫn bằng laser vào những mục tiêu ở khu đông dân. Những giờ yên tĩnh vào buổi sáng giờ là thời gian lý tưởng để khách Mỹ đi thăm những nơi bị bom Mỹ tàn phá, những tổ lái B-52 bị bắt, và những tù binh. Những ngày và đêm còn lại họ sống trong hầm trú ẩn ở khách sạn Hoà Bình, nơi Baez hát những bài hát của mình, ghi âm chúng với tiếng bom rền từ xa để làm một album mới.
Bản báo cáo nhanh đầu tiên của Taylor gửi cho tờ New York Times xuất hiện ngày Nô-en trong khi ông vẫn còn ở Hà nội. Ông viết nó ngay sau khi thăm bệnh viện Bạch Mai, nơi bị bom Mỹ rơi xuống, những quả bom đúng ra nhắm vào kho hàng hoá nằm đối diện với sân bay Bạch Mai. Taylor có thể nhìn thấy phi trường và các kho nhiên liệu; ông thừa nhận rằng chúng là những mục tiêu và không phải là bệnh viện. Taylor thổi phồng thiệt hại, nói rằng bệnh viện “bị phá huỷ”. Sau này, một số độc giả biết rằng chỉ một phần của bệnh viện bị phá huỷ, rằng bệnh nhân đã được sơ tán trước khi ném bom, và rằng nhà cầm quyền Bắc Việt nam đưa ra con số người chết là 29 người (không ai là bệnh nhân). Lúc Taylor rời khỏi “cảnh tượng khủng khiếp”, ông biết rằng (sau khi bốn ngày ném bom) “Hà nội không có cái gì giống như Berlin hoặc Hamburg trong thế chiến II”, rằng bom được ném “một cách tương đối tập trung trong những khu vực xác định”, và rằng “mọi người có thể đi qua thành phố nhiều khu phố và nhìn thấy hư hại bất cứ thứ gì”.
Giữa những lời nguyền rủa nhức óc việc ném bom trên báo chí, bao gồm tờ New York Times, Taylor cung cấp một số thông tin chính xác hợp lý. Ở khía cạnh này, những bài báo của ông khá tương phản với loạt bài của Harrison Salisbury 5 năm trước. Không giống Salisbury, Taylor nhìn thấy chiến dịch ném bom cũng như thiệt hại do bom gây ra. Thậm chí mặc dù ông không đồng ý chiến dịch này, Taylor có quan điểm rõ ràng việc những phi công bị bắn rơi được đối xử như thế nào. Ông không thích nhìn thấy Bắc Việt mang những tù binh mới bị bắt ra trình diễn công khai. Sau cuộc họp báo đầu tiên tại Câu lạc bộ quốc tế, ông phàn nàn với nhà cầm quyền, và nhóm của ông không được mời lại - thậm chí Baez, người cho rằng các phi công đó phạm tội diệt chủng và nghĩ rằng các quan chức Bắc Việt đối xử với những tù binh bằng sự“kiềm chế lớn”.
Taylor thậm chí không hài lòng khi biết rằng tù binh Mỹ không có hầm trú ẩn. Nhóm của ông được đưa đến ngoại ô phía nam thành phố thăm tù binh Mỹ ở trại giam “Zoo”; một số ít tù binh có xu hướng muốn kết thúc chiến tranh được giam ở đây và được biết dưới cái tên “trại giam những chàng trai tốt” so với số đông tù binh bị giam ở khu đông dân hoặc dọc biên giới Trung Quốc. Sau khi Taylor chỉ trích việc thiếu hầm trú ẩn, người ta nói là những tù binh được cấp xẻng và bắt đầu đào hầm trú ẩn. May mắn cho Bắc Việt nam, Taylor không có nhận ra rằng điều kiện mà ông đang phản đối lại là một trong số những điều kiện nhẹ nhất mà tù binh từng chịu đựng.
Tiền đồ của Taylor khác nhiều so với những tù binh ở Hoả Lò (hoặc “Hà Nội Hilton” như họ gọi nó), những người mà ông không được tiếp xúc mặc dầu buồng giam của họ gần khách sạn nơi ông ở hơn là trại giam “Zoo”. Ông nghĩ dân chúng Hà nội có nghị lực cực kỳ tốt dưới làn bom và thể hiện nhiều “lòng tự hào London” mà ông hồi được gợi lại từ thế chiến II. Tù binh tại nhà giam Hoả Lò, mặt khác, có thể so sánh thái độ những cai ngục trong những cuộc tập kích này với những gì trước đó. Lần đầu tiên, nhiều cai ngục hình như sợ và thậm chí vẻ cung kính. Một số ít cố ngăn cản tù binh tỏ vẻ vui mừng vì B-52.
Trừ cuộc không kích ban ngày bằng bằng bom laser vào một nhà ga duy nhất (ga Hàng Cỏ - ND) gồm vài khối nhà phía tây, chỗ giam tù binh ở Hoả Lò cách đó ít nhất một dặm bom vẫn tồn tại sau khi Giáng sinh. Sau đó một loạt bom B-52 rơi xuống cửa hàng và nhà cửa dọc theo phố Khâm Thiên gần phía nam nhà ga (Hàng Cỏ- ND). Hơn hai trăm người bị chết trong một sai lầm chết người lớn nhất của chiến dịch. Giả thuyết rằng khu đông dân gần nhà ga được coi là mục tiêu là sai. Chỉ có bom dẫn bằng laser được phép ném xuống những mục tiêu lân cận khá đông dân cư. Những mục tiêu B-52 ném bom về ban đêm phải xa hơn vài dặm.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #108 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2010, 06:40:59 pm »

Sai sót ở Bạch Mai vài đêm trước (sự sai lạc rất nhỏ) có thể là do B-52 trúng SAM ngay trước khi thả bom. Một sự việc tương tự góp phần sai sót ném bom phá huỷ những ngôi nhà mảnh dẻ phố Khâm Thiên, sai sót lớn là tổ lái B-52 đã nhầm lẫn khu đông dân gần nhà ga với một trong bốn nhà ga ngoại ô đêm ấy: Gia Lâm, Kinh Nỗ, Dục Nội, và Giáp Nhi. Ga Gia Lâm thường được gọi “ga Hà nội” trong các bản kế hoạch và khác biệt với ga Hàng Cỏ, vì thế có sự hiểu lầm về nhà ga này bị tấn công. Có nhiều khả năng, hình ảnh radar khu nhà ga đông dân (Hàng Cỏ) bị lẫn với những nhà ga khác. Giống như ga Hàng Cỏ, ga Giáp Nhi nằm ở tây nam sông Hồng. Trong trường hợp Kinh Nỗ, một kho hàng cực kỳ rộng nằm cạnh ga và bom rơi vào bên ngoài kho hàng cũng như bên trong nhà ga.
Trong đêm Khâm Thiên bị ném bom, hai chiếc B-52 bị trúng SAM gần lúc họ thả bom. Một chiếc (mục tiêu của nó là ga Giáp Nhi) đâm xuống đông nam Hà Nội - hai phi công chết và bốn người sống sót bị tống vào trại giam. Còn chiếc B-52 thứ hai bị thương (mục tiêu của nó là ga Kim Nỗ và kho hàng) bò được về Thái Lan với một xạ thủ bị thương. Lẽ ra họ nhảy dù ở bắc Thái Lan, viên phi công kể rằng ông phải mang xạ thủ súng máy bị thương về U-Tapao. Nhưng còn một phi công, hoa tiêu, và hoa tiêu radar, và sĩ quan chiến tranh điện tử sống dở chết dở khi máy bay chạm đất. Xạ thủ bị thương phải tự kéo mình ra khỏi xác máy bay. Các phi công chạy thoát được nhờ sự can đảm của đại uý Brent O. Diefenbach, người vừa hạ cánh. Ông nhìn thấy máy bay bị vỡ, đã ra hiệu cho người lái xe tải Thái Lan bảo chở ông đến chỗ máy bay rơi, ông lôi tất cả các phi công ra khỏi khoang lái ngay trước lúc máy bay phát nổ.
Một trong hai chiếc B-52 rơi đêm thứ tám của Linebacker II là đặc biệt ít bị nguy hiểm bởi vì chiếc B-52 khác trong đội hình 3 chiếc vứt bỏ được những khó khăn về cơ khí. Nhóm 2 chiếc tỏ ra ít hiệu quả hơn nhóm 3 chiếc khi làm nhiễu radar tên lửa và tín hiệu dẫn đường. Bộ tư lệnh không quân chiến lược tiếp tục dùng nhóm hai chiếc “ấn nút”, và đêm hôm sau thì thêm hai chiếc B-52 nữa bị bắn rơi cùng một cách như vậy.
Đến cuôi Linebacker II, Bộ tư lệnh không quân chiến lược vẫn duy trì đòi hỏi mỗi tổ lái B-52 phải ấn nút trừ khi máy bay của họ méo mó về cơ khí; nếu một số máy phát nhiễu của họ không làm việc hoặc nếu chiếc máy bay kia phải bỏ cuộc, thì một chiếc B-52 cũng vẫn chờ ấn nút cho dù tăng khả năng nguy hiểm trước phòng không địch. Tuy thế, Bộ tư lệnh không quân chiến lược có những thay đổi chiến thuật lớn sau đêm thứ ba, khi sáu chiếc bị rơi đã tăng sự chỉ trích từ Nhà Trắng cũng như từ tổ lái. Dù Kissinger cam đoan rằng tỷ lệ mất mát B-52 đang giảm xuống khi những B-52 khác tấn công những mục tiêu xa Hà Nội, tổng thống Nixon vẫn bối rối. “Nỗi khiếp sợ của tôi tăng lên - Nixon hồi tưởng - về sự thật là họ vẫn giữ cùng mục tiêu, cùng thời gian”. Mặc dù chuẩn đoán của Nixon là sai lầm về những vấn đề chiến thuật chính trong Linebacker II, ông cho mình là đúng khi nghĩ rằng Bộ tư lệnh không quân chiến lược có thể làm tốt hơn.
Vấn đề chính của Bộ tư lệnh không quân chiến lược là sức ép không chịu đựng nổi. Trong đêm đầu tiên, 129 chiếc B-52 đã bay vào đồng bằng sông Hồng mỗi tốp 3 chiếc B-52 cùng một lúc. Họ đến bằng ba đợt cánh nhau bốn giờ, mỗi đợt cần nửa giờ thả bom. Quy trình ba đợt lặp lại đêm thứ hai và đêm thứ ba với 90 chiếc B-52 mỗi đêm và bay theo những tuyến đường như trước.
Khoảng thời gian giữa các đợt giúp bệ phóng SAM đủ thời gian để nạp đạn. Có khoảng 70 bệ phóng tên lửa bên trong tầm xuất hiện của B-52; chẳng khi nào họ đủ khả năng để hạ hơn 3 chiếc B-52 trong một đợt thậm chí khi mỗi đợt kéo dài hơn nửa giờ. Cuối cùng, ngày 26-12 Bộ tư lệnh không quân chiến lược đưa hơn 113 chiếc B-52 vào vùng châu thổ chỉ trong 15 phút; các bệ phóng tên lửa chỉ có thể bắn lên một lần trong khoảng thời gian ít ởi vào nhiều mục tiêu - họ bắn trúng 2 chiếc B-52 so với 6 chiếc họ bắn trúng đêm 20 rạng 21-12, khi đợt tấn công riêng rẽ tạo điều kiện để họ nạp đạn. Chiến thuật cấp tập ngày 26-12 có kết quả là do đưa B-52 từ 7 hướng khác nhau đến cùng một lúc.
Vì chiến thuật cấp tập chứng tỏ là khá hiệu quả, tại sao Bộ tư lệnh không quân chiến lược đã chờ khá lâu để tung ra? Trên thực tế, Bộ tư lệnh không quân chiến lược nghĩ là việc mở đợt tấn công cấp tập ngày 18-12 là cực kỳ dồn ép.
Chưa từng bao giờ có hơn 40 chiếc B-52 ném bom cùng một mục tiêu trong vòng nửa giờ, và chúng là một phần của gói không kích khoảng một trăm máy bay (không kể máy bay tiếp dầu cho B-52 từ Guam hoặc máy bay tiếp dầu cho máy bay chiến đấu từ Thái Lan). Việc tiếp nhận một lực lượng lớn B-52 trên không ngay lập tức cũng là một thách thức, không tính đến việc ghép những B-52 từ Guam và Thái Lan vào một đợt tấn công. Những phi công nhớ lại nỗi khiếp sợ va chạm nhau trên không trong vụ bốn chiếc B-52 rơi trong một tai nạn khi đang tiếp dầu trên không giết toàn bộ phi hành đoàn cùng một thiếu tướng.
Bộ tư lệnh không quân chiến lược tìm kiếm cách bảo vệ phi vụ đối với mà tổ lái quen bay ở Nam Việt nam. Từng tốp ba chiếc B-52 sẽ cạnh nhau cùng một đường đến mục tiêu, mỗi tốp tại một thời điểm. Điều quá dở là người vạch kế hoạch của SAC đã làm cho công việc của kíp điều khiển tên lửa SAM thậm chí dễ dàng hơn khi họ đòi hỏi B-52 quay ngoắt tại đúng vị trí mục tiêu khi họ đã ném hết bom. Về lý thuyết, quay ngoắt tại đúng vị trí mục tiêu đưa B-52 ra khỏi khu vực mục tiêu ngay khi có thể. Trên thực tế, đó là quay vào vùng gió mạnh mà chiếc B-52 vừa bay qua Hà Nội từ phía tây bắc. “Họ bắt chúng tôi quay vào một cái hố gió mạnh, khoảng 100 knots (185 km/h) thổi từ tây sang phía đông - một phi công nhớ lại - Khi ra (tốc độ mặt đất) khoảng 200 knots (370 km/h) nhỏ hơn khi vào, chẳng giúp được chúng tôi chút nào”. Không những B-52 đã ném bom mục tiêu nhanh hơn tiếp tục về phía đông nam, mà sự quay ngoắt tại đúng vị trí mục tiêu cản trở khả năng của họ làm nhiễu radar SAM; đa số B-52 bị rơi trong ba đêm Linebacker II là bị trúng tên lửa khi quay ngoắt tại đúng vị trí mục tiêu. Đặc biệt ít bị nguy hiểm là B-52G đã nhận thiết bị gây nhiễu mới lắp trên những B-52D cũ và một số B-52G. Sau khi đêm thứ ba thảm khốc, Bộ tư lệnh không quân chiến lược để B-52G cách xa những mục tiêu gần Hà Nội cho đến những ngày còn lại của chiến dịch. Bộ chỉ huy đã dần dần từ bỏ lệnh quay ngoắt tại đúng vị trí mục tiêu mà họ được học những năm trước đây để ném bom hạt nhân. Thà rằng vứt bỏ nó, còn hơn là Bộ tư lệnh không quân chiến lược thả nhiễu kim loại bảo vệ B-52 khi quay ngoắt, một kỹ thuật bị những nhà phân tích của Bộ chỉ huy khinh thường.
Để hỗ trợ ba đợt một đêm, Tập đoàn không quân số 7 cung cấp hai máy bay F-4 thả nhiễu kim loại cho mỗi đợt. Mỗi máy bay thả nhiễu kim loại trong số này có thể tạo ra một hành lang nhiễu, nên Bộ tư lệnh không quân chiến lược bị hạn chế thành 2 dòng máy bay ném bom trên một đợt. Sự hạn chế này chứng tỏ thất bại tồi hơn, bởi vì gió mạnh trên 30 nghìn feet sẽ tàn phá hành lang nhiễu kim loại, và đa số B-52 đã bay không cần hưởng lợi của lớp màn chắn nhiễu kim loại cho đến khi Bộ tư lệnh không quân chiến lược và Tập đoàn không quân số 7 đồng ý bỏ hành lang nhiễu kim loại. Cách duy nhất Tập đoàn không quân số 7 có thể cung cấp đủ nhiễu kim loại chắn Hà nội là dồn ba đợt những đêm trước đây thành một đợt một đêm - việc dồn lại, thậm chí là ưu thế quan trọng hơn được mang ra thảo luận. Suy nghĩ những thay đổi này, Bộ tư lệnh không quân chiến lược suốt bốn đêm đơn giản là cắt giảm những nỗ lực một đợt 30 chiếc B-52 trên một đêm và đa số ném những mục tiêu cách xa Hà nội nhiều dặm từ Hà Nội. Sau đó, đêm hôm sau lễ Giáng sinh, tất cả những bộ phận chủ chốt của Bộ tư lệnh không quân chiến lược đi ném bom với đầy đủ quân số hơn một trăm chiếc B-52, dồn vào một đợt, một lớp phủ nhiễu kim loại và bỏ việc quay ngoắt tại đúng vị trí mục tiêu bằng cách rút ra nhẹ nhàng.
Bằng tất cả những cải thiện này, Bộ tư lệnh không quân chiến lược chỉ mất hai B-52 trong đêm 26-12. Như đã kể, cả hai B-52 mất đêm đó đã bị mất đi khả năng che chở của máy phát nhiễu khi một trong ba máy bay của tốp đã bỏ dở với khó khăn về cơ khí. Nhưng Bộ tư lệnh không quân chiến lược không tiến hành những bước tiếp theo đòi hỏi toàn bộ tốp phải bỏ dở nếu một trong một trong ba chiếc B-52 của tốp không hoàn thành nhiệm vụ. Tư lệnh SAC, tướng Meyer, đề nghị những B-52 của ông “ấn nút” để giữ những yêu cầu của Washington về “nỗ lực tối đa”. Kiểu cách này từ thế chiến II áp dụng cho kế hoạch Linebacker II bởi trung tá Richard Secord, một sĩ quan những chiến dịch đặc biệt của không quân, sau đó làm việc ở Văn phòng bộ trưởng quốc phòng.
Việc Secord khăng khăng trong “nỗ lực cực đại” đã kích thích Tham mưu trưởng liên quân về ý nghĩa của nó, nếu có, trừ khi nó cộng hưởng với Meyer - một trong những phi công ưu tú hàng đầu của thế chiến II.
Meyer yêu cầu không những tất cả B-52 của mình ấn nút, mà hai phi công khác trong thế chiến II chỉ huy lực lượng Linebacker II cũng tấn công trận địa SAM hiệu quả hơn. Giống Meyer, tướng Johnson Tập đoàn không quân số 8 ở Guam và tướng Vogt ở Tập đoàn không quân số 7 gần Sài Gòn đều là những phi công ưu tú. Giống Meyer, cả hai đều lập chiến công ở châu Âu. Mặc dù Johnson bắn rơi 17 máy bay Đức, ông cũng bị bắn rơi, bị tù và một thời gian bị lu mờ bởi một phi công ưu tú cùng tên ở Thái Bình Dương (trừ chữ “R” thay vì “W”) với hơn 5 chiến công. 24 chiến công của Meyer xếp ông vào hàng thứ 20 trong số những phi công Mỹ trong thế chiến II và ông có thêm 2 chiến công khi lái máy bay phản lực ở Triều Tiên. Trong khi tám chiến công của Vogt trong thế chiến II có thể đưa lên hàng đầu những gì mà mọi người thu được trong cuộc chiến tranh Việt nam, chúng không đủ để đưa ông vào hàng ngũ những phi công ưu tú hàng đầu gồm hàng trăm phi công ưu tú. Ông nhận thấy mình trong Linebacker II bị loại bỏ xuống thứ ba theo xếp hạng được hình thành ba thập kỷ trước đây trên bầu trời Đức.
Meyer rõ ràng là nắm quyền, và Vogt thông thường nghe những kế hoạch Meyer với thời gian đủ trống để hỗ trợ lẫn nhau. Suốt cuộc chiến tranh Việt nam, Bộ tư lệnh không quân chiến lược đã từ chối cho cấp dưới tham gia và chỉ huy hành quân của Bộ chỉ huy Tập đoàn không quân số 7. Điều này làm Volgt luôn khó chịu. Giờ đây Bộ tư lệnh không quân chiến lược không đơn thuần đi theo cách của nó, mà đang chỉ thị Tập đoàn không quân số 7 đi theo một cách khôn ngoan. Sau khi những mất mát lớn B-52 đêm thứ ba, Meyer biểu lộ thất vọng của ông đối với Vogt: “Nếu không trấn áp nổi SAM như yêu cầu, hãy cho tôi biết chi tiết”. Trong khi Vogt hứa hẹn “nỗ lực tối đa”, ông cảnh báo rằng kế hoạch của Meyer cùng một lúc theo đuổi những mục tiêu cách xa nhau như phi trường Hà Nội và Quang Te (30 dặm nam Hà nội) sẽ làm ông phải chia lực lượng trấn áp SAM, cái đó, trong bất kỳ trường hợp nào, không đáng cho công việc ban đêm.
Mùa hè 1972, Vogt có thành công đáng kể trong vụ toán thợ săn-sát thủ bằng cách cặp F-105 “Những con chồn hoang” và F-4E dùng bom bi, nhưng những phi vụ này được sử dụng vào ban ngày và thời tiết tương đối tốt. Một số F-105 Weasels được thay bằng F-4C, làm ông kiềm chế việc đưa máy bay đến đồng bằng sông Hồng bởi vì, trong cấu hình Weasel, họ chỉ mang một máy gây nhiễu không phải là hai. Nhưng trong Linebacker II, Vogt liều lĩnh đưa F-4C Weasels ra bắc với lực lượng tối đa để trấn áp SAM. Chúng có ưu điểm dễ dàng bay trong đội hình F-4E hơn là trong đội hình F-105 Weasels - được bỏ lại hành động một cách độc lập toán thợ săn-sát thủ. Nếu Bộ tư lệnh không quân chiến lược tự gom lại thành một đợt tấn công những mục tiêu gần nhau, Vogt có thể cung cấp 5 toán thợ săn-sát thủ (tổng cộng 10 F-4), cộng 5 F-105 Weasels và tám máy bay hải quân A-7E.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #109 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2010, 06:41:36 pm »

F-4C Weasels và F-105 Weasels đụng phải một vấn đề mới trong Linebacker II. Một trạm radar xuất hiện tham gia bắn rơi một nửa trong số mười một chiếc B-52 mất trong bốn đêm đầu tiên. Thay thế radar Fan Song liên kết với SAM từ Sấm Rền, một trạm radar mới “radar Team Work” dùng tần số mà Weasels không thể bắt được. Những radar Team Work hoạt động tích cực suốt mùa hè, nhưng chỉ hỗ trợ pháo cao xạ. Việc không quân đề cao thả bom laser từ độ cao trung bình, pháo cao xạ thông thường không thể vươn tới độ cao đủ độ chính xác. Việc chuyển những radar Team Work sang hỗ trợ tên lửa bất ngờ làm cho không quân Mỹ không trở tay kịp. Chẳng có máy phát nhiễu nào của B-52 chống lại Team Work một cách hiệu quả, và việc phát nhiễu tự nó lại chỉ đường bay cho SAM bắn lên thành hàng rào.
Vogt cho rằng việc toán thợ săn-sát thủ của ông không trấn áp nổi SAM trong Linebacker II chủ yếu là do đội này hoạt động về ban đêm. Tất cả các thứ họ có thể làm sau đó là phóng những tên lửa chống radar vào nơi nghi ngờ trận địa ngay trước khi B-52 tới. Điều này làm cho trận địa không bật được radar của họ. Các máy bay Weasels sớm cạn hết tên lửa chống radar Standard và phải trông vào loại cũ Shrikes. Trong bất kỳ trường hợp nào, họ chỉ có thể hăm doạ được radar Fan Song chứ không phải là Team Work. Trong khi Meyer quan tâm nhiều đến thành công của Vogt hơn là những vấn đề của Vogt, thì Vogt nhận được sự ủng hộ bằng lời từ tướng Clay - tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương - người thậm chí triệt để đòi chấm dứt kế hoạch Linebacker II mạnh hơn Vogt. Clay đề nghị những cuộc tập kích B-52 vào ban ngày để toán thợ săn-sát thủ có thể làm tốt hơn công việc trấn áp SAM.
Do thời tiết xấu, tuy thế, F-4E không có nhiều dịp may tấn công trận địa tên lửa vào ban ngày. Bất cứ sự cải tiến nhỏ nào để trấn áp tên lửa cũng phải trả giá bởi sự đe doạ lớn của MiG, mà họ đã hoạt động tốt hơn vào ban ngày. Meyer đáp lại rằng ông cố gắng một cuộc tập kích B-52 vào ban ngày trong những phần đất Bắc Việt nam phòng không kém hơn, nhưng thậm chí sau đó ông tiếp tục hoạt động chỉ về ban đêm.
Meyer tăng thêm ý tưởng tấn công trận địa tên lửa bằng B-52, F-111, và A-6. Bởi vì Bộ tư lệnh không quân chiến lược được phổ biến tấn công tất cả những mục tiêu của nó trong ba đêm, không ai nghĩ tới khi đó mưu đồ “đánh” phòng không Bắc Việt nam. Giờ đây sự mở rộng Linebacker II và thiệt hại nặng nề B-52 kết hợp lại đã kích thích trực tiếp tấn công hệ thống phòng không và mà không cần đánh chúng bằng “Những con chồn hoang” và toán thợ săn-sát thủ. Đêm thứ năm, tất cả 30 chiếc B-52 được lệnh ném bom những mục tiêu gần Hải Phòng, Bộ tư lệnh không quân chiến lược yêu cầu hải quân tấn công trận địa tên lửa trong vùng này bằng A-6 trước khi B-52 tới. Hải quân hoàn thành nhiệm vụ, và không có chiếc B-52 nào bị bắn rơi đêm đó. Đêm hôm sau, B-52 tự thân tấn công trận địa tên lửa, và những F-111 cũng chú ý đánh trận địa tên lửa sau khi Giáng sinh.
Các chuyên gia phân tích không quân Mỹ ở Thái Bình Dương sau này đã đặt câu hỏi về sự uyên thâm của những cuộc không kích vào trận địa tên lửa, bởi vì những cuộc không kích này dùng toàn bộ sức công phá cao “của bom sắt” hơn là bom bi. Trừ việc đầu nổ tên lửa tìm radar trúng vào radar địch, những máy móc tại một trận địa tên lửa khó bị đánh trúng. Bởi vậy, toán thợ săn-sát thủ sử dụng hiệu quả sát thương gần của bom bi. Nhưng A-6 và F-111 đến mục tiêu tại độ cao một vài trăm feet không được phép liều lĩnh thả bom bi. B-52, mặt khác, có khả năng thả bom bi một cách an toàn, nhưng lại không có. Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương ước lượng rằng bốn chiếc B-52 thả bom bi có thể trấn áp một trận địa tên lửa hiệu quả hơn hai trăm chiếc B-52 thả bom sắt - đó là cách nói khác rằng 21 lượt xuất kích B-52 thực tế sử dụng chống lại trận địa tên lửa có ít cơ hội thành công. Hai trong số 13 trận địa bị B-52 và F-111 tấn công, tuy thế, ước đoán là 50% bị phá huỷ, và B-52 ghi điểm cho một trong những trận địa này. Hai trận địa khác trống rỗng khi tấn công; vì Bắc Việt nam chuyển bệ phóng tên lửa đi chỉ trước đó bốn giờ, những người tấn công gặp may rằng điều này không phải là một vấn đề lớn.
Chiếc B-52 cuối cùng mất trong Linebacker II là bị trúng một tên lửa ngày 27-12 ngay sau khi thả bom đánh một trận địa tên lửa. Tổ lái đưa được máy bay quay về tới Thái Lan trước khi nhảy dù; họ trở về an toàn, đại uý John D. Mize nhận huân chương chữ thập đầu tiên tặng cho phi công của Bộ tư lệnh không quân chiến lược ở Đông Nam Á. Tổ lái của anh gặp phải nhiều khó khăn khi B-52 của họ bị thương trong hai đêm trước đó. Lần này họ nghĩ rằng bom của họ rơi rất trúng trận địa tên lửa, Họ bị trúng đạn 10 giây sau khi thả bom và bom của họ đòi hỏi 50 giây để tới được mục tiêu. Nhưng Bộ tư lệnh không quân chiến lược kết luận không những bom của họ ném trượt trận địa tên lửa, mà quả tên lửa được phóng bởi một trận địa tên lửa khác, trận địa này đã bị ném bom bởi B-52 và F-111- và đã bị đánh phá lại bởi B-52 ngày 27-12 không thành công.
Trong khi trận địa tên lửa có thể là một mục tiêu tồi cho F-111 và B-52, việc chuyển chúng ra sang tấn công sân bay có thể là ý tưởng tốt. Những máy bay MiG đã gây chút ít khó khăn cho B-52 về ban đêm, và có những bằng chứng rằng những cuộc tấn công phi trường đem lại nhiều kết quả. Yếu tố chính hình như kinh nghiệm bay đêm của một phần phi công MiG là yếu kém. Mặc dù đường băng thường xuyên bị bỏ bom lỗ chỗ, họ vẫn hoạt động đa số thời gian. Thời điểm thành công nhất của F-111 là khi xuất kích đơn độc nhằm cắt đứt chiến dịch tại sân bay Yên Bái sau cuộc tập kích lớn của 44 A-7 và F-4 thất bại không gây được một ấn tượng. Nhưng một hoặc hai lượt xuất kích F-111 không đủ bom đạn đối với một phi trường mà chỉ mang tính quấy rối.
Tuy thế, Linebacker II là một sự chọc thủng đối với những F-111 cho đến khi chúng buồn tẻ đâm xuống đất. Khi 48 F-111 đến sân bay Takhli, Thái Lan, gần ba tháng trước đó, họ còn dưới đám mây chịu đựng mất mát trong đợt triển khai năm 1968. Bốn chiếc F-111 mất vào mùa thu 1972 không cải thiện hình ảnh này. Người ta nghi ngờ mạnh rằng những cơn mưa lớn làm cho radar chống va chạm mặt đất của F-111 bị trắng xoá - đó là một cú sốc tai hại đối với tổ lái quen bay thấp trên những sa mạc miền tây nước Mỹ. Tuy vậy, giữa tháng 12 cơn cuồng phong gió mùa tây nam sớm cho những đám mây không ngừng và những cơn mưa nhẹ gió mùa đông bắc. Trong Linebacker II, những F-111 không đâm xuống đất. Thêm nữa, những cuộc tập kích phi trường và trận địa tên lửa được tiến hành mà không bị mất mát. Hai trong số F-111 bị bắn rơi những cuộc tập kích gần khu đông dân Hà Nội; một chiếc sau khi tấn công một trạm phát thanh và chiếc thứ hai sau khi tấn công cảng bên sông Hồng (Phà Đen - ND). Tổ lái chiếc thứ hai vọt được đủ độ cao để nhảy dù an toàn và bị bắt; khi về nước, họ báo cáo rằng đạn từ súng nhỏ làm đứt hệ thống thuỷ lực F-111 của họ. Khi bay thấp, thông thường F-111 không ngại tên lửa và pháo cao xạ, nhưng lại gặp những nguy hiểm mới từ vũ khí nhỏ.
Một khả năng hiệu quả hơn những cuộc không kích vào sân bay hoặc trận địa tên lửa là không kích vào kho nghi ngờ chứa tên lửa và xưởng lắp ráp. Ngay trước khi Giáng sinh, Bộ tư lệnh không quân chiến lược gợi ý không kích kho Quỳnh Lôi ở đông nam Hà Nội. Ảnh trinh sát cho thấy những cấu kiện tên lửa chở đến đó, đi đến kết luận rằng ít nhất khoảng 20 kho vũ khí có thể chứa tên lửa. Khi các tham mưu trưởng liên quân phủ quyết dùng B-52 đánh mục tiêu dân cư này bởi vì có khả năng gây ra thương vong dân thường, tướng Meyer ở Omaha gọi tướng Vogt ở Sài Gòn. Vogt sau đó yêu cầu Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân cho phép một cuộc trận tập kích ban ngày bằng máy bay chiến đấu dùng trạm dẫn đường tầm xa tại Thái Lan. Trạm dẫn đường tầm xa thường hoạt động không tốt tại mép khu vực Hà nội, nơi đạn cao xạ rất mạnh làm mất can đảm những phi công F-4 khiến họ không dám lao thẳng và bay ngang ném bom. Việc đô đốc Moorer cho phép trận tập kích Quỳnh Lôi chỉ ra rằng Washington nhìn thấy sự đe doạ của tên lửa.
Vogt thực hiện sự cho phép này, và ngày 28-12 phái 32 A-7 được dẫn đường bởi tám F-4 có mang thiết bị dẫn đường tầm xa. Thời tiết tốt đã cho phép một nửa lực lượng thả bom bằng mắt, và 5 kho vũ khí bị hư hại nặng. Hai đêm sau, tổng cộng 43 chiếc B-52 ném bom cơ sở ráp tên lửa tại Phúc Yên gần sân bay chính của MiG; có nhiều những cuộc tập kích mạnh (20 dặm về phía tây bắc Hà nội) gây nhiều thiệt hại hơn cuộc tập kích Quỳnh Lôi. Trong thời gian ấy, những F-4 và A-7 tập kích ban ngày vào xưởng lắp ráp tên lửa Trại Cả, 30 dặm về phía bắc Hà Nội. Mục tiêu này ở vùng nông thôn và 15 chiếc B-52 không kích nó về ban đêm. Nhưng ở đấy không có những tiếng nổ thứ hai như tại Phúc Yên; hàng trăm bom hố bom nằm rải rác qua một khu vực chật hẹp hơn tại Quỳnh Lôi.
Số lượng tên lửa phóng lên được tình báo Mỹ phát hiện đã giảm từ 73 quả ngày 27-12 xuống 48 quả ngày 28-12 và 25 quả ngày 29-12, nên trận tập kích Phúc Yên, Quỳnh Lôi và Trại Cả có thể coi là rất thành công. Tướng Vogt đặc biệt vui sướng về thành công tập kích Quỳnh Lôi, và sau chiến tranh ông thích kể “những máy bay B-52 của SAC được cứu đúng theo nghĩa đen bởi việc áp dụng chiến thuật ném bom trong mọi thời tiết”. Ngoài sự thật cuộc trận tập kích Phúc Yên đã gây ra thiệt hại rõ ràng, còn có câu hỏi lớn hơn về hiệu quả tất cả những cuộc trận tập kích và các cơ sở lắp ráp tên lửa trong hai ngày cuối cùng của chiến dịch. Đô đốc Moorer sau này nhớ lại rằng đánh giá của tình báo Mỹ về sự giảm bớt tên lửa dựa trên không những tên lửa được phóng lên, mà còn dựa vào những phàn nàn của Bắc Việt nam về sự thiếu hụt tên lửa.
Tuy thế, nên lưu ý rằng ngay trước Linebacker II, số tên lửa phóng lên đã giảm xuống, thậm chí giảm mạnh hơn. Sau khi phóng nhiều nhất hơn hai trăm quả đêm thứ ba, số tên lửa phóng lên giảm xuống còn 40 trong đêm thứ tư và dưới 4 quả trong đêm thứ sáu (23-12). Trong thời kỳ này, Bộ tư lệnh không quân chiến lược cắt bớt số lượt xuất kích B-52 từ khoảng một trăm trong ba đợt một đêm xuống 30 lượt một đợt một đêm. Cũng sau đó, những mục tiêu bị tấn công nằm xa Hà nội. Chỉ có đêm thứ sáu hầu như không có tên lửa, B-52 bắt đầu ném bom các trận địa tên lửa lần đầu tiên; ba trận địa 50 dặm về phía đông bắc Hà nội bị ném bom trước khi những chiếc B-52 khác thả bom xuống ga Lang Dang (ga Lạng Giang, gần Kép - ND) - thậm chí xa hơn Hà nội và được bảo vệ chủ yếu bởi ba trận địa tên lửa vừa vị không kích. Để bổ xung cho bốn SAM phóng lên, những máy bay MiG làm một nỗ lực khác thường, nhưng tên lửa không đối không của họ bắn trượt. Việc một xạ thủ B-52 nói rằng bắn rơi hai MiG là không thể kiểm chứng được, đây là một đêm rất tồi đối với phòng không Bắc Việt nam. Từ điểm đen đủi này, số tên lửa phóng lên trong hai đêm sau Giáng sinh tới khoảng 70 chiếc trên một đợt (khá tương đương với số lượng ba đêm đầu tiên).
Phán đoán đơn độc số tên lửa phóng lên sau đó, không có gì đảm bảo rằng kéo dài Linebacker II sẽ không gặp phải sự hồi sinh số tên lửa phóng lên. Một mặt, Bắc Việt thực tế đang chịu đựng sự thiếu hụt tên lửa liên tục. Việc sử dụng hoang phí cũng Mỹ đã làm cạn loại tên lửa mới chống radar Standard, chỉ loại cũ hơn Shrikes. Nhưng khi nguồn cung cấp nhiễu kim loại bị thiếu hụt, họ được được bổ xung từ bên ngoài. Tương tự, đối với Bắc Việt Nam, họ phụ thuộc nhiều và những tên lửa loại mới của Liên Xô đang được chở qua biên giới Trung Quốc. Dù sao đi nữa, Linebacker II chẳng có cách nào chặn được giao thông.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM