Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 01:17:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phong tục, tập quán các miền quê Việt nam trong những ngày Tết cổ truyền  (Đọc 19049 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #20 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2010, 08:56:31 pm »

Theo tập tục của người VN chúng ta , nếu động chạm đến bàn thờ trong nhà , kể cả dọn dẹp lau chùi cho sạch sẽ 1 năm chỉ có 2 ngày .
 -Rằm tháng 7 xá tội vong nhân , quét dọn , nhổ chân hương bàn thờ được phép chạm vào bát hương .
- Ngày ông Công ông Táo về Trời báo cáo với Ngọc Hoàng về một năm của gia chủ , trước khi đi cũng cần mời ông Công ông Táo ăn no rồi lên đường , khi đó coi như chủ nhà đi vắng nên tranh thủ lau chùi bát hương bàn thờ cho sạch sẽ mà đón năm mới .
 Ngoài ra những ngày khác trong năm có thể lau chùi bàn thờ nhưng không nên động chạm tới bát hương trong nhà .
 Đã đúng ý chú Pain chưa ?
Hãy đọc bộ "Kho tàng chuyện cổ tích Việt nam", sẽ có nhiều điều để biết.
Logged
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #21 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2010, 08:58:40 pm »

Hè hè, em hỏi về thời điểm để dọn dẹp bàn thờ là trước hay sau lễ cúng Ông Công ông Táo chứ có phải hỏi sự tích ông Công ông Táo đâu bác em Wink
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #22 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2010, 12:07:58 am »

Em tuổi Tuất, vợ em tuổi Sửu, tuổi nào xông nhà cho em là hợp lý hả các bác? Lì xì 50000VND có "ky bo" không nhỉ?
Tiện thể hỏi các bác, sao lại có tục lệ xông nhà?
Logged
quynhnga_92
Thành viên
*
Bài viết: 50

Cháu ngoan Bác Hồ


« Trả lời #23 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2010, 12:24:54 pm »

Tục lệ xông nhà ngày Tết của người Việt

Người Việt Nam coi trọng lễ nghi và có thói quen kiêng dè những điều không tốt trong cuộc sống, nhất là vào những ngày Lễ, Tết, ngày sóc vọng. Chính vì thế, ngay việc xông nhà ngày Tết cũng có những quy chuẩn riêng được nhân dân ngầm đặt ra để theo đó mà biết điều gì nên tránh, nên làm với tập tục này trong những ngày đầu năm.
 Xông nhà năm mới được tính từ lúc qua lễ đón giao thừa, bắt đầu một năm mới. Sau khi cúng giao thừa xong, mọi người trong nhà thường đi lễ chùa, hái lộc đầu năm và sang nhà nhau chúc Tết. Người đầu tiên bước vào nhà của một gia đình được gọi là người xông nhà năm mới.

Người xưa quan niệm rằng một năm mới tốt xấu thế nào là do người xông nhà năm mới mang đến. Do vậy, mỗi gia đình thường kén một người "tốt vía" xông nhà để năm mới được tốt đẹp, mọi điều suôn sẻ, thuận lợi. Thường thì người xưa chọn một thành viên có đạo đức, có chí, mặt mày sáng sủa trong gia đình để xông nhà, như vậy sẽ không phải nhờ một người tốt vía khác đến xông nhà cho mình, tránh được những phiền toái về những chuyện không may trong cuộc sống có thể xảy ra.

Người xông nhà được chọn từ những thành viên trong gia đình sẽ ra khỏi nhà từ lúc năm cũ sắp qua, và trở về khi năm mới đã tới, mang theo cành lộc hái được từ bên ngoài.

Cũng theo đó, nhân dân ta thường tránh xông nhà người khác ngày mùng một Tết nếu trong gia đình mình có những chuyện không hay xảy ra trong năm qua. Các gia đình người Việt cũng rất kị những người có phẩm chất đạo đức không tốt, lười biếng xông nhà ngày Tết.
Lưu Hải
-------------------
ếu chữ Tết bắt nguồn từ chữ “tiết” tức thời tiết của đất trời thì tuy trong năm có nhiều "lễ tiết" nhưng cái Tết quan trọng nhất được xem như quốc lễ của chúng ta chính là Tết Nguyên đán.

Nguyên đán có nghĩa là buổi sáng đầu tiên của năm, lúc mọi thứ đều được bắt đầu, mới mẻ tinh khôi. Chính vì vậy mà sau thời điểm giao thừa lúc 12 giờ đêm cuối năm (âm lịch), bước vào những giờ phút đầu tiên của năm mới người Việt Nam từ xưa rất coi trọng tục “xông đất đầu năm”.

Người “xông đất”, gọi theo miền Bắc hay “đạp đất” theo miền Trung tức người khách đầu tiên bước vào cửa nhà ta sau giờ khắc giao thừa. Theo quan niệm dân gian, người xông đất có ảnh hưởng quan trọng đến hậu vận của cả nhà trong năm mới. Người ta có thể nhìn người khách đầu năm này mà đoán công việc làm ăn, sự rủi may trong cuộc sống của gia đình. Thế nên các cụ ngày xưa rất vui mừng khi được những người có tên hay, đẹp như Cát, Lộc, Kim, Ngân, Phúc, Thọ, An Khang… xông đất nhà mình trong ngày đầu năm mới. Tốt hơn nữa là những người có số phận hanh thông, thành đạt, viên mãn trong cuộc sống.

Có thể nói qua tục “xông đất” đầu năm này ta có thể thấy được khát vọng về sự thịnh vượng, an khang của người xưa khi bước sang năm mới. Từ mơ ước đó nên có nhiều gia đình cứ đóng chặt cửa buổi sáng mồng một Tết, đợi đến khi có người được xem là có thể đem may mắn đến mới chịu mở cửa nhà. Thậm chí có nhà còn nhờ những bạn bè có tên tốt hay có danh phận, sự nghiệp "ngon lành", gia đình hạnh phúc đến “xông đất” sớm cho nhà mình. Sướng nhất mấy ngày này là các vị tên Tài, Phúc, Lộc… đi đến đâu cũng được chào mời rôm rả, ai cũng muốn kéo vào nhà mình để “lấy hên”! Và, dĩ nhiên cũng không ít trường hợp bi hài ngày đầu năm bởi những vị khách không mời mà đến khiến cả nhà cứ nơm nớp sợ “xui” cả năm.

Theo cùng thời gian, những phong tục tập quán xưa có nhiều thứ mất đi hoặc mờ dần cùng những thay đổi phát triển của cuộc sống hôm nay. Tục “xông đất” cũng vậy. Dĩ nhiên chúng ta vẫn còn nói về nó, vẫn đi xông đất nhà bà con, bạn bè. Nhưng đa phần như một niềm vui nho nhỏ ngày Tết chứ không nặng chuyện may rủi, hậu vận như trước đây. Vì vậy cả người xông đất và nhà được xông đất đều thoải mái, nhẹ nhàng. Dẫu sao thì những người có tên Hỉ Lạc, Cát Tường hay Phúc, Lộc, Thọ gì đó chắc sẽ được hoan nghênh hơn phải không?

Ngày Tết Nguyên đán, nghĩ về tục xông đất đầu năm để càng cảm thông cho khát vọng muôn đời của nhân dân ta khi trời đất vào xuân: Khát vọng thịnh vượng, an khang, hạnh phúc!
Logged

Smiley
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #24 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2010, 02:03:12 pm »

Tục xông đất ngày Nguyên đán có tự bao đời nay, chắc hẳn nó không chỉ là một thói quen hay ước vọng mơ hồ...nó được đúc kết bằng kinh nghiệm truyền đời hàng ngàn năm như mọi kinh nghiệm đúc kết từ tư duy THIÊN ĐỊA NHÂN tương hợp của nền văn hóa phương đông, khó mà lý giải một cách thông thường, người ta chỉ cảm nhận được nó khi đã có một vốn sống, một tuổi đời đủ trải để nhận ra có những may rủi, cứ cho là ngẩu nhiên ( nhưng là đương nhiên của sự vận hành Thiên Địa Nhân theo " lập trình " thường _ vô thường ) để tránh nó hơn là chống nó, chối bỏ nó! Cool
Đầu xuân lạm bàn... he he he  Cheesy
Logged
KZViệt
Thành viên
*
Bài viết: 157


« Trả lời #25 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2010, 02:16:03 pm »

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràn tết bánh chưng xanh
Logged

Nhẫn một chút biển yên sóng lặn.
        Lùi một bước biển rộng trời cao.
Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM