Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 08:47:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vòng cung lửa  (Đọc 37054 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
katysha
Thành viên
*
Bài viết: 126


« Trả lời #10 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 08:24:02 am »

-Bây giờ anh sẽ được ăn.-Người thứ hai lại nói bằng tiếng Anh. Người thứ nhất, lái xe, có lẽ đang bận xem lại xe. Ngoài cửa sổ nghe tiếng máy nổ được sưởi nóng.

Họ không hỏi anh có nói được tiếng Na Uy không, dường như muốn tránh câu hỏi đó. Nói chung, như thế thì hơn, vì khi cần, họ sẽ nói rằng người mà họ đã gặp nói tiếng Anh. Như thế có thể nói đấy là một phi công người Anh. Người Anh hiện nay đang ném bom luôn xuống các nhà máy bí mật và các căn cứ hải quân trên bờ biển miền bắc Na Uy, và điều tự nhiên là đôi khi có máy bay rơi, còn phi công sau khi bắt buộc phải hạ cánh, mưu tìm đường chạy sang nước Thụy Điển trung lập. Giúp đỡ các phi công Anh, không phải là điều nguy hiểm lắm.


Người thứ hai đảo lại than trong lò, gác chiếc gập cời than vào một góc, đứng dậy, cúi chào và nói ngắn gọn:

-Chúng ta còn gặp nhau!-Rồi ông bước ra.

Tô-lu-be-ép cảm kích nhìn theo ông, nhớ mãi đôi vai rộng, những bắp tay nổi lên trong ống tay chiếc áo blu-dông mỏng, đôi chân dài, khỏe khoắn, mớ tóc bạc,-con người ấy dễ đã gần năm mươi tuổi, tuy nhiên ông vẫn liều mình. Người thứ hai tuổi trẻ hơn, mạo hiểm dễ hơn.

Tiếng ôtô chạy tắt dần ở đằng xa.

Nghe tiếng gõ cửa nhè nhẹ, Tô-lu-be-ép trả lời:

-Mời vào!

Một cô phục vụ, đội khăn thêu, khoác chiếc tạp dề nhỏ, chân đi giày vải trong nhà, bước vào, tay bê chiếc khay nhỏ. Trong phòng lập tức tỏa ra mùi thịt rán, mùi cà phê mới pha. Chị lại gần chiếc bàn con kê bên giường, thận trọng lấy một tay đẩy những lọ thuốc sang bên, đặt chiếc khay xuống.

-Xin mời ông!-Chị mời khẽ, quay lại người khách, cúi đầu chào. Bỗng nhiên, chị run lên, xuýt đánh rơi cái khay, thốt ra tiếng thì thào:

-Không thể nào được! Anh đấy ư? Anh Vô-li-ô-đi-a!-Chỉ cần nghe tiếng gọi tên kéo dài đáng yêu không đúng kiểu Nga, Tô-lu-be-ép đã nhận ra Vi-ta. Còn tất cả các thứ khác, chị giống như một cô đầu bếp trẻ tuổi quen việc ở bất kỳ một biệt thự quý tộc nào. Nhưng lúc này, khi chị đang đứng không vững trên đôi chân, nom Vi-ta hệt như cái ngày cuối cùng ở Ô-xlô ấy, khi đã hoàn toàn rõ như ban ngày là anh sắp sửa biến hẳn khói cuộc đời chị…


Và chị vẫn thầm thì, thầm thì: “Ôi lạy chúa! Lạy chúa!” cũng sẽ sẽ và rung động như tiếng “Vô-li-ô-đi-a! Vô-li-ô-đi-a”, cho đến khi cuối cùng, anh cố vượt lên sự yếu nhược và tiến lên hai bước tới cái hạnh phúc bị mất của mình, cho tới khi anh cảm thấy trên môi mình những giọt nước mắt cay đắng của chị… Và mãi lúc đó chị mới tin trước mắt mình là anh, con người đã biến mất từ lâu, không thể mơ ước, bất ngờ và hoàn toàn không thể có được, bởi vì trong thế giới ghê sợ này, không còn có thể tin ở điều gì khác, ngoài những cuộc chia ly.


Bởi vì cả thế giới đang phân chia, cả thế giới đang đau khổ, cả thế giới đang vật lộn…
Và, rời chị ra trong giây lát, anh cũng thầm thì say mê cái tên của chị, mà anh đã mang theo, đã trải qua bao đau khổ, dày vò: “Vi-ta! Vi-ta! Vi-ta!”, giống như anh có thể nói: “Cuộc sống! Cuộc sống! Cuộc sống!”. Dù cho cái khoảnh khắc này có ngắn hơn một nhịp thở. Mà phải, họ có tương lai gì không? Nếu hồi đó, giữa lúc tình yêu dội lên đầu họ như một tiếng sét của thần linh, đối với Vi-ta, anh lại là một con người bị loại trừ, đang phải trốn tránh, bị săn đuổi, giữa bao mối lo sợ và lòng căm thù sôi sục… Và quả thực chị như nhớ ra điều đó và tay chị bỗng ôm lấy đầu anh, áp vào ngực, như muốn che chở anh khỏi cái thế giới thù địch, cứu anh thoát khỏi mọi bất hạnh đang rình đợi, dù cho sức lực của chị có yếu đuối đến chừng nào.


Họ ngồi xuống bên nhau, trên mặt giường, bởi vì chẳng còn nơi nào có thể ngồi mà ôm nhau, cảm thấy cả hai hòa làm một. Và chỉ lúc đó, chị mới hỏi:

-Hóa ra là anh! Em thật sung sướng quá!

-Thế là em cũng tham gia kháng chiến ư?

-Như anh thấy đấy!-Chị bật cười, và thoát khỏi tay anh, đi ra khỏi phòng.

-Kìa, em đi đây vậy?-Anh kêu là và chị dừng lại ở cửa, nói thầm, nhưng đủ để anh nghe thấy:

-Bỏ mọi quy cách bí mật đi thôi! Em phải đi thay quần áo. Hôm nay là ngày hội của em!

Anh lúng túng nhìn quanh. Lửa reo to trong lò sưởi. Sau rèm cửa xanh lơ, bình minh đã hiện lên rõ ràng.

Mọi đồ vật trong nhà vẫn đứng yên tại chỗ, không có cái gì giống như ảo ảnh trong giấc mơ bất ngờ này. Nhưng anh vẫn chưa tin ở cảm giác của mình, vẫn sợ hãi là anh sẽ tỉnh lại bây giờ, và thấy mình trong bệnh viện như trước, thân thể bị buộc vào giường lúc ban đêm để anh khỏi lật mình xuống bụng-chỉ có lúc đó, trong những đêm gay go mới có thể mơ thấy những giấc mơ lạ lùng như thế này… Mắt anh nhận ra chiếc khay Vi-ta mang tới, trên đó đặt chiếc bình bạc và chiếc cốc bốn cạnh. Tay anh run run rót chất lỏng mầu sẫm vào cốc, đưa lên mặt; anh ngửi thấy mùi cô-nhắc.


Vi-ta ở đây ư? Nàng cũng tham gia phong trào kháng chiến ư? Thật hạnh phúc biết chừng nào anh được gặp ngay chính Vi-ta ở đây. Anh khẽ nấc lên, và không biết đó là tiếng cười hay tiếng khóc, vì anh gần cả hai điều đó. Anh đứng dậy, lại gần chiếc giường để nhìn mình bằng đôi mắt của Vi-ta.


Một bộ mặt gày guộc, hốc hác nhìn anh. Gò má gày, xanh nhạt, hơi vàng vọt. Thái dương hóp vào với mớ tóc lòa xòa đã bạc. Ừ, Tô-lu-be-ép anh bao nhiêu tuổi? Sao Vi-ta có thể nhận ra anh nhỉ? Chẳng có lẽ chỉ vì đôi mắt? Người ta nói là mắt không bao giờ thay đổi? Nhưng anh thì anh biết rằng vào những năm đầu gặp Vi-ta, đôi mắt anh giống như đôi mắt chú bé non, hoan hỉ, chăm chăm nhìn vào một điểm-gương mặt của chị. Còn bây giờ, đôi mắt anh là mắt của một người đã bị nỗi đau dày vò, thậm chí có sáng suốt hơn, nhưng có thể chỉ là đôi mắt đau khổ hay đang chờ một cơn đau mới. Vậy mà Vi-ta đã nhận ra anh!
Logged
katysha
Thành viên
*
Bài viết: 126


« Trả lời #11 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 08:25:03 am »

Anh còn đang kinh ngạc và sự nhận mặt kỳ diệu này thì cánh cửa mở ra, và Vi-ta bước vào.

Lúc này đúng là chị thật, đúng hệt như thời ấy.

-Em thay đổi nhiều lắm, phải không anh?-Chị lo lắng hỏi.

-Còn anh?

Chị bắt gặp vẻ đau khổ trên mắt anh, nhanh nhẹn bước lại gần, đặt hai tay lên vai anh, hơi ngả người ra để nhìn rõ mắt anh. Chị nói khe khẽ:

-Anh thì đã đành. Chiến tranh mà! Em chỉ có thể hình dung ra những điều anh đã phải chịu đựng, nhưng không sao hiểu hết thực sư được. Anh có quyền già trước tuổi, nhưng em phải trẻ mãi, nếu không anh không yêu em nữa.


Anh mỉm cười. Điều chị nói còn trẻ con quá, nhưng nàng mới vẻn vẹn có hai mươi ba tuổi! Còn anh, nếu tính mỗi năm chiến tranh là ba năm, mà như thế thực tế vẫn là ít, thì anh đã già đi tới năm, bảy tuổi.

-Em lấy đâu ra quần áo diện thế này?-Anh vừa nói vừa nhìn chị.

-Ngày mai em phải về thành phố. Có thể nào em về đó như một con sen được?

-Sao? Ngày mai ngày mai ư?-Anh không dấu được sự buồn phiền.

Chị vui sướng, cười;

-Bây giờ thì em thấy là anh vẫn nhớ em đấy! Chị tránh dùng chữ “yêu”, chỉ ghé mắt vào mắt anh, như muốn nhìn vào chiều sâu lòng anh.

-Anh yêu em! Anh yêu em! Anh sẵn sàng xác nhận.

-Vậy sao anh không hôn em?-Nàng ngượng ngập nói.

-Nhưng “ngày mai ấy” vẫn chưa bắt đầu với chúng ta. Em còn ở đây với anh chứ?

-Vâng, vâng! Anh hỏi đi. Em thấy là anh phải hỏi nhiều điều.

-Biệt thự này của ai?

-Của một trong những bạn bè của chúng ta.

-Những người đã giúp anh và đưa anh lại đầy là ai?

-Là bạn của chúng ta.

-Cảnh sát địa phương có quan tâm đến biệt thự này không?

-Ở cảnh sát địa phương có bạn bè của chúng ta.

-Bạn bè của em có giúp anh về được Ô-xlô không?

-Tạm thời anh chưa nên làm điều đó. Tất cả những gì anh cần, em sẽ tự mang đến.

-Thế nếu anh cần gặp một người nào đó?

Chị ngẫm nghĩ.

-Để rồi em xem đã, khi anh cần điều đó.

-Anh hiểu em và bạn bè của em. Mọi người đã mạo hiểm để giúp đỡ anh, một tù binh Liên Xô. Nhưng anh là người lính, và không ai tước bỏ được lời thề chiến đấu của anh. Nếu anh đã được tự do, anh phải chiến đấu.

-Anh lại quấn lựu đạn quanh mình rồi lao vào xe tăng Đức?

-Chiến đấu có nhiều cách.-Anh nói đăm chiêu.-Vì vậy anh muốn cảm ơn các bạn của em và phải biến đi thật mau.

-Anh vừa mới gặp em và đã muốn đi ngay? Chị thốt lên ai oán.

-Vi-ta, sao em nói vậy!-Anh xiết chặt chị với sức mạnh mà từ lâu anh không cảm thấy trong mình.-Anh chỉ không muốn mang lại những điều không hay cho bạn bè em thôi. Nhưng nếu anh về Ô-xlô, chúng ta chẳng gần nhau hơn sao? Em đâu có xa lâu được bố và anh?

-Bố biết em ở đâu.-Chị kiêu hãnh nói.

Tô-lu-be-ép nhớ đến nhà công nghiệp bệ vệ, có quan hệ bạn bè với các bộ trưởng, các thượng nghị sĩ, con người mà cả nhà vua cũng vui lòng tiếp đón, và hơi mỉm cười. Bây giờ anh phải thân thiện với các bạn bè mới của Vi-ta. Cuộc đời làm thay đổi những con người đến lạ!

-Hỏi thế đủ rồi!-Anh nói cương quyết.-Em đã làm anh vững tin. Anh phục tùng em và bạn bè em. Chịu sự giúp đỡ của họ và của em.

Bất ngờ nàng kêu lên vẻ tuyệt vọng:

-Ôi, bữa tối của anh! Thức ăn nguội ngắt đi rồi. Lại còn phải tắm nữa. Phải tắm nữa.-Chị chạy ra ngoài phòng vả trở lại với cái bếp cồn. Lấy bao diêm trên bàn châm vào bếp và đặt thức ăn lên hâm lại. Trong phòng bốc lên mùi thức ăn ngon lành. Anh bước lại gần bàn.
Logged
katysha
Thành viên
*
Bài viết: 126


« Trả lời #12 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 08:27:03 am »

Tin giờ chót:
“Mấy ngày trước, quân ta bắt đầu cuộc tấn công quyết liệt thành phố Rô-giép. Bọn Đức từ lâu đã biến thành phố và vùng chung quanh thành một khu vực bố phòng mạnh. Hôm nay, sau nhưng trận đánh dữ dội, kéo dài, quân ta đã chiêm Rô-giép”.
Tổng cục thông tin Liên Xô
3-3-1943


Khi anh tỉnh dậy, Vi-ta không có ở trong phòng. Nhưng trên bàn, đĩa bánh mỳ rán và tách cà phê còn bóc khói. Bên cạnh một mẩu giấy nhỏ: “Anh cứ ăn sáng một mình. Em đi đến nhà bạn”.

“Vi-ta đi rồi,-anh nghĩ,-có nghĩa là bạn bè cũng ở đâu đó gần đây”.

Anh ngạc nhiên với những ý nghĩ của mình. Anh không suy nghĩ như một người đang yêu nghĩ đến người mình yêu mới được gặp lại sau cuộc chia ly kéo dài, mà như một chiến sĩ tình báo. Và anh nghĩ hệt như hôm qua đã nghĩ về Vi-ta. “Cuộc đời làm người ta thay đổi đến vậy!”. Anh bật cười với những ý nghĩ của mình.


Phải anh là một chiến sĩ tình báo, và đó là cái chủ yếu trong cuộc đời anh. Còn những cái khác tạm thời-thì chỉ là những niềm vui trôi qua hay những nỗi buồn trôi qua. Và anh phải nghĩ tới nhiệm vụ đã được giao cho anh.


Mặc quần áo xong, uống hết cà phê, anh lững thững đi từ phòng nọ sang phòng kia. Các cửa sổ đều được rèm vải dây che kín, điều đó gợi ra cái ý nghĩ là chủ nhân biệt thự này không phải vô cớ đã thận trọng một cách như vậy. Rất có thể trong phút này, một người nào đó đang chiếu ống nhòm vào sân và vào nhà, xem có gì động tĩnh ở đằng sau các rèm cửa không.


Nhưng tính tò mò đã lấn át cả sự thận trọng. Đi hết các phòng ở tầng dưới, Tô-lu-be-ép đi lên tầng trên. Và ngay từ trên cầu thang phòng khách dẫn lên tầng trên, anh đã thấy không phải là ánh sáng, mà cả một vùng hào quang. Trước mắt anh là bình nguyên tuyết phủ, bao bọc bởi những dãy núi thấp chạy dài lên mãi phía bắc, xa tít đến nỗi không đủ nhân lực và tầm cao để nhìn thấy giới hạn của chúng. Chỉ mãi tận chân trời mới thấy một vệt gì đen đen như nước. Tô-lu-be-ép đứng lùi lại khỏi cửa sổ, cứ nhìn ngắm mãi vùng ánh sáng chói chang ấy cho đến khi một ý nghĩ nảy ra: “Ta biết nơi này rồi! Đây là hồ Tre-u-gen”. Giờ đây, anh như đã định hình trong không gian: anh đang ở vùng giữa của bán đảo nam Na Uy, cách thành phố Tre-u-gen không xa bên bờ hồ có biệt thự của ngài Ma-sơn, cha Vi-ta.


Hồi xa xưa, ngài Ma-sơn đã có lần tiếp các đại diện thương vụ Liên Xô nhân việc ký kết bản giao kèo đặt mua chất quặng rất có lời, đã cho xem bức ảnh cái hồ này với những mỏm đá dốc đứng như những cái trán cừu. Giờ đây, gió đã cuốn hết tuyết trên các đỉnh núi và những mỏm đá non giống như những cái trán cừu thực. Trong những bức ảnh ấy, có cả ảnh biệt thự này, với bãi tắm và những người đang tắm. Anh chú ý đến những bức ảnh này vì trên đó có Vi-ta. Ngoài ra, còn có bức ảnh những biệt thự và nhà nghỉ khác được quét vôi màu rực rỡ với những cửa sổ rộng: đó là khu nghỉ mát của các nhân vật quyền quý…


Anh ngồi vào cái ghế bành thấp bên tường và nhìn quanh. Phòng khách có cửa sổ rộng ở ba phía. Từ chỗ quan sát của mình, Tô-lu-be-ép nhìn thấy qua cửa sổ giữa cả mặt hồ trải dài suốt từ bắc xuống nam và vòng cung bờ biển gãy khúc-thoạt đầu, qua cửa sổ giữa, sau đó qua cửa sổ mở về hướng tây. Trên bờ biển, rải rác cách nhau rất thưa, những biệt thự cũng tương tự như vậy, vây quanh bên ngoài bởi các vườn trồng đỗ tùng và cây cơm đen. Tất nhiên rồi, gia đình Vi-ta còn có thể nghỉ ngơi ở nơi nào khác? Chỉ có thể là nơi nghỉ ngơi của các thành viên nghị viện, chính phủ, giới công nghiệp và các gia đình quý tộc danh giá của cả nước. Có lẽ ở đây, nếu có bọn gián điệp, thì chúng chả náu mình trong những khu vườn phủ tuyết sát ngay đó làm gì; chúng tới dự những buổi tiếp tân, tiệc trà, hội hè và chúng làm những công việc của mình ở đó, hơn nữa là nhiều người trong các vị quyền quý này lại trung thành cả phần hồn lẫn phần xác với bọn Đức quốc xã và, tất nhiên, đang nhăm nhe chia xẻ cái thế giới mà bọn phát xít sẽ chiếm được. Về cái điều là bọn phát xít có bị đập tan, họ còn chưa tin, hoặc chỉ sẽ tin khi quân đội đồng minh tiến vào nước Đức. Nhưng bao giờ điều đó mới đến? Vẫn chưa có mặt trận thứ hai, những mảnh đất tốt nhất của nước Nga vẫn nằm dưới gót giày bọn phát xít. Có việc gì mà bọn chúng, bọn tay sai và gián điệp của Hitler phải lo ngại!


Anh còn nhìn thấy bằng một nhỡn quan thứ hai: Vi-ta, nàng đang trượt tuyết ven rừng bạch dương giống như những thửa ruộng quen thuộc ở ngoại ô Mát-xcơ-va, dáng nhanh nhẹn, nhẹ nhõm. Mặc dù ở khoảng cách xa, khó nhận ra nét mặt, dáng đi, và đấy có thể là bất kỳ người phụ nữ nào khác trong số hàng triệu phụ nữ ở nước này, anh cũng biết: Vi-ta đang đi! Anh chờ chị lại gần với một tình cảm tha thiết như cầu khẩn mà ngày hôm qua anh đã thấy khi gặp chị.


Anh đã đi xuống trước, khi nghe tiếng thanh và gậy trượt tuyết gác vào trong tường, tiếng chổi quét ủng, và anh mở cửa.

Từ người chị toát ra mùi tuyết mới và giá lạnh. Bộ mặt hồng hào ửng lên vui sướng, tưởng như trước đó chị đã lo là không còn thấy anh trong nhà nữa. Nhưng giờ đây, khi anh đứng sát chị, chị nhẹ nhàng gỡ vòng tay của anh ra.

-Em phải thay quần áo và sửa soạn ăn sáng đã!

-Em có khách à?

-Nhưng anh cũng là khách, mà vị khách được mong đợi biết bao.

-Em đi đâu về thế?

-Em vừa đến nhà bạn bè. Em phải bàn về nơi dấu anh. Ngày mai, em phải đi làm rồi.

-Em cũng đi làm ư?-Trong giọng anh có vẻ ngạc nhiên đến nỗi chị bật cười. Chị trả lời hóm hỉnh!

-Những người phụ nữ Na Uy trung thục phải giúp đỡ nước Đức láng giềng vĩ đại…

-Giúp đỡ về mặt quân sự chứ?

-À, cái đó thì em còn chưa với tới, chẳng qua là bố em sắp xếp em làm thư ký cho một ban thuộc công ty cổ phần của bố em. Anh cũng biết rồi đấy, bố em là ủy viên hội đồng quản trị.

-Phải, phải,-anh máy móc xác nhận. Ngay từ hồi năm ba tám, em đã đọc cho anh nghe cả một bài giảng là khoảng năm mươi ủy viên ban quản lý các nhà băng chính ở Na Uy chiếm tới gần ba trăm chức vụ quan trọng nhất trong các công ty cổ phần có thế lực và các hãng sản xuất kinh doanh.

-Anh đáng được điểm cao nhất về kinh tế học! Anh là một học sinh có tài đấy!

Nhưng vì anh vẫn chưa muốn buông rời chị, chị rút từ túi ngực áo trượt tuyết ra một chiếc ví nhỏ và trao cho anh:

-Các bạn em nhờ em chuyển cho anh đấy!
Logged
katysha
Thành viên
*
Bài viết: 126


« Trả lời #13 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 08:30:27 am »

Tin giờ chót
1.Từ ngày mồng một đến ngày bốn tháng ba, quân ta tiếp tục mở rộng cuộc tấn công ở phía tây Rô-giép, đã chiếm được thành phố và ga xe lửa Ô-le-nhi-nô và nhà ga lớn Che-tô-bi-nô. Quãng đường sắt Mat-xcơ-va-Rô-giép-Ve-li-kle-lu-ki đã được quét sạch quân địch.
2.Tại khu Óc-lốp, sau trận chiến đấu kiên cường, quân ta đã chiếm thành phố Xép-xcơ.
3.Ở vùng Cuốc-xcơ, sau khi chiến đấu quyết liệt, quân ta đã chiếm ga Xut-gia.
Tổng cục thông tin Liên Xô
4-3-1943


Sau bữa điểm tăm, họ đi dạo một lát. Vi-ta bắt anh phải đi trượt tuyết. Trong nhà chiến sĩ nhiều thanh trượt, giầy và quần áo trượt tuyết. Có nghĩa là chủ nhà đến biệt thự cả vào mùa đông, mặc dàu không người làm. Vi-ta tự đốt lấy chiếc lò sưởi than ở tầng hầm của ngôi nhà. Trước lò sửa và các lò than trong khắp các phòng đều có sẵn củi đốt.

Tô-lu-be-ép hỏi về người làm.

-Trong nhà có người thợ đốt lò và vợ ông ta. Nhưng họ được nghỉ đến thứ ba. Đã tính trước là người khách được đưa tới đây ngại sẽ có thêm nhiều người biết đến không cần thiết…-Tất cả những điều đó, chị vẫn tiếp tục nói bằng một giọng bông đùa, nhưng đến đây, bỗng nhiên thốt lên như một lời cầu nguyện:-Nhưng, lạy Chúa, thực kỳ diệu làm sao, anh đã từ cõi hư vô trở về!-Và chị khóc, nhưng không phải vì sung sướng, mà cay đắng…

Mãi lúc đó, anh mới thấy rõ biết bao tình cảm đã dấu kín trong những câu đùa thường xuyên của chị mà chị vẫn thường dùng để trêu anh “con gấu Nga”, ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên cho tới phút chia ly bi đát, khi anh đã phải vừa nói thật lẫn nói dối để chị tin, buộc chị phải hiểu rằng anh không thể mang chị đi theo được!


Giờ đây, khi đã nếm mùi chiến tranh ở Liên Xô, đã trải qua cái đói, cái rét và hàng nghìn cái chết, có lẽ anh sẽ tìm được nhiều lời lẽ thuyết phục hơn. Nhưng hồi đó anh buộc phải nói dối nhiều hơn nói thật!


Những hồi ức này thật khó chịu đựng nổi, đến nỗi vừa đi chơi về, chưa kịp quét sạch tuyết ở giầy, mà mới chỉ duỗi chân ra trước lò sưởi đang cháy, anh đã hỏi:

-Tối nay, bạn em có thể đem anh về Ô-xlô không?

-Cần gặp thế, anh?-Chị buồn rầu hỏi.

-Anh không có quyền gây nguy hiểm cho em.

-Cũng như em không có quyền gây ra cho anh mối nguy hiểm ngày ấy!-Nàng nói, giọng trầm xuống. Nhìn thấy mặt anh rung động, chị thương hại và nói chậm rãi, như đang nhắc lại một bài học đã khắc sâu.

-Em hiểu là hồi ấy anh đã đến đây từ một đất nước gian khổ đang chuẩn bị cuộc vật lộn một mất, một còn. Em hiểu rằng nhiều người ở nước anh vẫn coi những người như em sống trong thế giới an nhàn, no đủ gần như là kẻ thù của mình. Nhưng chẳng lẽ anh không thuyết phục được họ là anh yêu em ư? Mà anh cũng biết là tình yêu không thể đi đến chỗ phản bội được!


Đầu nàng cúi xuống thấp hơn và nàng chỉ nhìn ngọn lửa. Có thể nàng sợ nhìn thấy anh đau khổ. Anh thận trọng nâng cằm nàng và nhìn vào mắt.

Phải, chị đã trả giá đắt cho cuộc chia ly ấy. Như tia hồ quang hắt ra từ ánh lửa, nỗi đau phản chiếu trong đôi mắt chứa đựng bao nỗi niềm day dứt trong tâm hồn sống động của chị. Anh thận trọng áp má vào môi chị.

-Thế anh định thu xếp ở Ô-xlô như thế nào?-Chị hỏi, đã bình tĩnh hơn.

-Có thể các bạn em sẽ giúp anh điều đó?

-Bạn bè của chúng ta sẽ làm điều đó hết sức mình, chị nhấn mạnh-Nhưng họ cũng phải biết anh định làm gì chứ?

-Ồ, được thôi. Anh sẵn sàng chia xẻ điều đó với em và các bạn em, mặc dù anh cũng chưa hình dung được rõ tương lai sẽ ra sao. Anh còn nhớ là người Na Uy rất bảo thủ, họ không thích thay đổi chỗ ở, thường chỉ sống trong tổ ấm của mình. Ít khi rời ra khỏi đó để bay nhảy. Dù rằng chiến tranh đã đến nước em sớm hơn nước anh, nhưng có thể hy vọng là nhiều người anh quen vẫn làm việc ở chỗ cũ và vẫn sống trong những căn hộ trước đây. Anh muốn tìm bác thợ cả An-đrây-en ở nhà máy làm ổ vòng bi, bác ấy sống ở bờ bên phải sông A-kec-en-vơ, ở E-xcan-tê.


Cái con sông nhỏ này cắt ngang Ô-xlô hầu như là một đường ranh giới ngầm giữa thành phố của những người giàu-ở phía tây và thành phố của những lao động-ở phía đông.

-Nhưng khu ấy thì kinh chết!-Với tất cả vẻ hồn nhiên của một người có cuộc sống êm ấm, Vi-ta thốt lên.

-Thế tù binh vượt ngục còn tìm nơi ẩn nấp ở đâu nữa? Ở khu phố có những hàng cây, ở Ve-xcan-tê nơi có dinh thự của bố em ấy ư? Chắc chắn là người ta chả cho anh một phòng ở đâu… Còn bác thợ cả An-đrây-en không chỉ đã từng làm việc ở văn phòng “Công ty xuất nhập khẩu Liên Xô”, mà về chí hướng cũng gần gũi với những người cộng sản. Anh nghĩ là bác ấy sẽ giúp anh tìm được việc làm.

-Việc làm?

-Thì chính em cũng đi làm đấy thôi!-Anh cười khẩy-Chúng ta cùng giúp đỡ nước Đức láng giềng vĩ đại…

-Nhưng bác thợ cả có thể giúp anh tìm được việc gì? Anh là một kỹ sư cơ mà!

-Rất khó tin là ai lại giao việc của một kỹ sư cho anh,-anh nghiêm khắc nói, cố đưa chị ra khỏi những khái niệm trước. Nhưng ngoài điều đó ra, anh còn là một nhà luyện kim, cơ học và còn được coi là một tay khá nữa-chính dựa vào điều đó mà anh sẽ bắt đầu cuộc sống mới.

-Và em không còn được gặp anh nữa ư? Nàng hỏi buồn rầu.

-Sao lại thế? Bao giờ anh kiếm được tiền, anh sẽ mời em đi nhảy. Ở bên phải Ac-vec En-vơ ấy có những quán nhảy kha khá cho nam nữ công nhân, không hiểu bọn Đức có đóng cửa không?

-Anh thôi đi! Nàng kêu lên và bất ngờ khóc, đầu úp vào lòng bàn tay. Những giọt nước mắt nhỏ chảy qua kẽ những ngón tay thon nhỏ. Điều đó thì anh không thể chịu nổi. Ghì đầu chị vào ngực mình, hôn lên đôi mắt đẫm lệ, anh khẽ:

-Anh sẽ luôn luôn ở bên em! Em chỉ cần khẽ huýt sáo miệng một cái là anh đến ngay thôi.
Logged
katysha
Thành viên
*
Bài viết: 126


« Trả lời #14 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 08:31:28 am »

Và anh đã đạt được ý muốn: chị lại mỉm cười. Bây giờ chia ly hầu như có vẻ không đáng sợ hẳn.

-Nhưng hôm nay và ngày mai, anh dành cho em cả chứ?

Chị yêu cầu như vậy mà tự mình vỗ về:

-Còn đến tối mai, các bạn sẽ chở anh tới Ve-xcan-tê, và anh sẽ có số điện thoại ở nhà riêng, ở nơi làm việc của em và của các bạn nữa.

-Thật tuyệt!-Anh vui vẻ reo lên-Ít ra thì anh cũng không đến nỗi thất nghiệp. Bác An-đrây-en cũng có điện thoại và suốt ngày anh sẽ ngồi bên máy.

-Anh đừng đùa tàn nhẫn thế!-Chị cầu xin.

Và chính anh hoảng sợ nhìn thấy chị giống như ngày cuối cùng ở Ô-xlô, khi đã rõ rành rành là anh sắp vĩnh viễn biến khỏi cuộc đời chị, dù hoàn toàn không rõ là anh có về đất nước hay không. Quân Đức bất chấp những hiệp ước thương mại với nước Nga, rất thù địch đối với những người Nga sống ở Na Uy hồi ấy.


Trong những ngày cuối cùng đó, Vi-ta cũng ngẩn ngơ như vậy. Không sao biết được bọn Đức có cho các tàu thủy Liên Xô chở quặng và máy móc cùng các nhân viên thương vụ và các phái bộ thương mại ra đi hay không-các biên giới bị đóng chặt, thế giới bị phân chia bởi các đội quân đang đánh nhau.


Thế mà giờ đây chị lại thấy anh là một người lính chứ không phải là một người tình, và điều đó lại làm cho chị bắt đầu tin là hạnh phúc đã trở lại, phải bàng hoàng.
Anh phải thề rằng sẽ không làm chị buồn. Và hai ngày anh đã giữ được lời thế ấy.
Đến thứ hai, lúc vừa hoàng hôn, các vị khách kéo đến.


Tô-lu-be-ép quan sát từ cửa sổ, nhận ra ngay cả người và xe. Đó là những người đã đón anh ở ven biển.

Vi-ta tái nhợt, nghe tiếng xe hơi chạy lại gần, nhưng lúc này chị không thấy sợ mà chỉ hình dung ra một cuộc chia ly nữa.

Người ít tuổi đã từng dìu Tô-lu-be-ép khỏi xe hôm trước, lúc này mặc một bộ quần áo may tuyệt đẹp, đi giày mùa đông thật êm, có thể là một nhà thể thao chuyên nghiệp, cũng có thể là một chính khách chuyên nghiệp hay một luật sư. Người nhiều tuổi hơn, vai rộng, to lớn, cằm nặng nề, giống như một võ sĩ quyền Anh.

-Ồ nom ngài đã khá hẳn!-Người trẻ tuổi reo lên bằng tiếng Anh.

-Tôi vui sướng được cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn!-Tô-lu-be-ép chào mừng họ bằng tiếng Na Uy.

-Ngài lại biết cả tiếng của chúng tôi nữa?-Người đứng tuổi bối rối hỏi.

-Ngài Tô-lu-be-ép đã từng ở nước ta hai năm, làm đại diện thương mại xuất nhập khẩu. Ngài là một kỹ sư Nga nổi tiếng, chuyên gia về quặng đen và kim loại. Vi-ta giải thích. Họ đã thỏa thuận về sự giới thiệu này.

-Xin chào bạn đồng nghiệp!-Người nhiều tuổi thốt lên, và vội tự giới thiệu:-Xven-sơn, kỹ sư luyện kim. Hiện giờ tôi lãnh đạo một phân xưởng thí nghiệm nhỏ. Tôi làm việc cho bọn Đức. Nói chung, chắc ngài biết những nhà máy luyện ổ vòng bị chứ?

-Tất nhiên có.-Tô-lu-be-ép vừa đáp vừa bắt bàn tay chìa ra.-Năm bốn mươi, tôi đã đặt mua khá nhiều sản phẩm hảo hạng của các ngài.

-Bọn Đức sau khi chiếm Ô-xlô một ngày, đã đòi những người lãnh đạo tổ hợp phải hủy bỏ ngay hợp đồng đó!-Xven-sơn cau có nói.

Người trẻ tuổi vẫn chăm chăm nhìn Tô-lu-be-ép như nhìn một con ngựa biết nói. Mãi tới khi Tô-lu-be-ép cũng đã bắt chặt cả tay anh, anh mới lúng túng nói:

-Xe-vet Xven-sơn, cử nhân văn khoa.

-Con trai tôi đấy.-Người nhiều tuổi tự hào giải thích.

-Chúng tôi vừa về đây nghỉ thì nhận được lệnh của Phong trào kháng chiến đi đón ngài.-Chàng thanh niên trả lời.

-Chúng tôi không có được một nhóm đông lắm đâu.-Xven-sơn bố mỉm cười.-Những lực lượng chủ yếu của phong trào ở trên núi.

Tô-lu-be-ép hiểu rằng người ta đợi ở anh một sự tin cậy đáp lại. Vi-ta mời các vị khách ngồi vào bàn và Tô-lu-be-ép tận tình kể lại những điều mà người tù binh vượt trại phải kể. Anh cũng không quên kể là người đánh cá Rôn I-véc-xen đã đón anh.
Theo sự chú ý linh hoạt của khác, theo nụ cười của họ trao đổi với nhau, Tô-lu-be-ép hiểu rằng họ chờ sẵn câu chuyện đúng như vậy.

-Thế ngài định làm gì trong thời gian tới?-Xven-sơn bố nói.

Tô-lu-be-ép kể về kế hoạch của mình: đi tìm bác An-đrây-en quen cũ, thợ cả của nhà máy làm ổ vòng bi và nhờ bác sắp xếp cho việc làm và nơi ăn chốn ở.

-Tôi muốn khuyên ngài nên tiếp tục nghỉ ngơi-Xven-sơn bỗng nghiêm khắc nói. Dù hai ngày qua đã giúp ngài lấy lại sức, nhưng nhà máy ổ vòng bi không phải là nơi an dưỡng đâu…

-Tôi phải phục hồi thật mau chóng. Các bạn đã làm được bao việc, đến chúa cũng không thể làm hơn được nếu muốn cứu thoát tôi. Nhưng giờ thì mặc kệ chúa với công việc của mình. Ở đây lâu e có phần nguy hiểm, đặc biệt là bọn Ghê-xta-pô. Với sự giúp đỡ của bác An-đrây-en, tôi có thể mau chóng được nhận là một người Na Uy gốc Nga.

-Có thể vậy… Người nhiều tuổi tư lự nói.

Họ ra đi lúc trời đã khuya. Bố con Xven-sơn ngồi đằng trước, Vi-ta và Tô-lu-be-ép ngồi đằng sau. Xven-sơn bố tự lái xe lấy. Ông báo trước là đường có vài đồn cảnh sát. Dù bọn cảnh sát đã quen chiếc xe này nhưng tố hơn là ngài Tô-lu-be-ép nên làm ra vẻ đang trò chuyện với tiểu thư Vi-ta.
Logged
katysha
Thành viên
*
Bài viết: 126


« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 07:36:31 am »

Chương 3
Còn có những người dũng cảm trên Trái đất


Tin giờ chót
“Ngày 12-3, quân đội mặt trận phía Tây, dưới sự chỉ huy của thượng tướng V.I.Xô-cô-lốp-xki đã chiếm được thành phố và đầu mối đường sắt Via-dơ-ma”
Tổng cục thông tin Liên Xô
12-3-1943


Tất cả đã diễn ra tốt đẹp hơn cả điều Tô-lu-be-ép có thể hy vọng. Xven-sơn bố cho biết là đã có thời quen cụ An-đrây-en, nhưng đã lâu không gặp cụ. Ông nói điều đó một cách khô khan:

-Kỹ sư và thợ cả là hai tầng lớp hoàn toàn khác nhau trong xã hội-Nhưng không để Tô-lu-be-ép tò mò gì thêm:-Kỹ sư có thể đến gặp thợ cả, nhưng thợ cả không thể tự nhiên đến gặp kỹ sư mà không được mời…


Tô-lu-be-ép mỉm cười về sự giải thích này, nhưng anh không tranh cãi. Không khéo mọi hy vọng về cụ An-đrây-en có thể trở thành xôi hỏng bỏng không mất.

Xven-sơn bố để chiếc xe ở trong ngõ gần nhà bác An-đrây-en rồi đi. Sau nửa giờ nói chuyện chậm rãi với bác An-đrây-en, ông nhắc đến tên họ kỹ sư Nga, người quen cũ của bac. Rồi mười phút sau, ông bảo rằng Tô-lu-be-ép vừa chạy khỏi trại tù binh và đang ngồi trong xe, cần được sự giúp đỡ. Sau đó, vác thợ cả già chạy bổ ra khỏi nhà, bỏ mặc Xven-sơn ngơ ngác ngồi bên tách cà phê; và sau một phút nữa, không để cho Tô-lu-be-ép chia tay với những người bạn đường, dắt anh vào căn nhà nhỏ của mình.
Và thế là anh bắt đầu sống với bác An-đrây-en.

Suốt một tuần, anh không gọi điện cho Vi-ta.

Anh biết rằng những ngày đầu tiên trên mảnh đát xa lạ sẽ khó khăn nhất, và không muốn có những sự bất trắc ngẫu nhiên liên quan tới Vi-ta. Mà những công việc của anh thực hiện quả là nguy hiểm.

Trước hết phải bắt liên lạc với nhà, để báo tin anh đã tới nơi thuận lợi. Đại tá Kri-xchi-an đã trao cho anh khóa mật mã đơn giản nhất: vào bất kỳ thư viện công cộng nào, lấy cuốn “Xa-ga” (Một tác phẩm thơ sử thi rất phổ biến của Na Uy) bằng tiếng Na Uy, xuất bản năm 1912, lật trang bảy, mười bảy và hai mươi bảy. Ở trang bảy, anh sẽ thấy tên người phải tìm-trang mười bảy, tên phố-trang hai mươi bảy-số nhà. Lúc đó, Tô-lu-be-ép đã phải ngạc nhiên tại sao lại cần phải rắc rối như vậy, sao không cho anh nhớ tên và địa chỉ luôn, nhưng đại tá Kri-xchi-an khô khan trả lời: cái mà anh dễ nhớ thì cũng dễ quên, dễ nói buột ra. Hơn nữa, “Xa-ga” thậm chí không được mua đi, bán lại. Cứ việc vào thư viện, cứ việc đọc rồi trả, miễn là không để lại một dấu vết nào.


Và anh đã ngồi trong một thư viện công cộng gần nhà bác An-đrây-en, lật giở từng trang trong cuốn sách này.

Ngay ở trang đầu đã định sẵn, với linh cảm sắc bén, anh đã tìm thấy câu chuyện trong đó có nhắc tới người khổng lồ tóc hung, dời sông chuyển núi, tên là… Ran-sơn!

Tô-lu-be-ép lặng người đi trước trang sách. Anh đã giả định là có thể tên người sẽ quen thuộc. Phong trào kháng chiến tập hợp dưới ngọn cờ của mình những người ưu tú nhất. Nhưng Ran-sơn bây giờ đang nàm trong bệnh viện của ngư dân với vết thương chưa lành và tất nhiên ông bị cảnh sát nghi ngờ.

Nhưng có thể ông ta chỉ là một người trùng tên với người mà Tô-lu-be-ép đang đi tìm? Mặc dù trong tổ chức nhỏ bé như phong trào kháng chiến, khó có thể sự trùng hợp kỳ lạ như vậy được.

Anh chăm chú xem kỹ trang mười bảy, hai mươi bảy. Trang mười bảy nói về chiếc cối xay gió có phép lạ. Có lẽ tên phố là phố Xay Bột, trang hai mươi bảy, ngoài số trang, không có con số nào khác, có nghĩa là số nhà hai bảy.

Lại gần tấm bản đồ Ô-xlô treo ngay trên tường cạnh đó, Tô-lu-be-ép tìm thấy khá dễ dàng phố Xay Bột ở một trong những ngõ hẻm trên bờ sông A-kec-en-vơ chia đôi thành phố. Vẫn chính là khu phố đông người nghèo ấy, khu của những người đánh cá, thủy thủ, phu khuân vác, công nhân, cách nhà bác An-đrây-en không bao xa. Phải tới đó.

Ở nhà 27 phố Xay Bột, một phụ nữ đứng tuổi mở cửa cho Tô-lu-be-ép. Mặt bà ta lộ vẻ đau khổ, đôi mắy như đã khóc nhiều. Nghe thấy giọng dân Lap-lan, bà ta toan xông vào anh với hai nắm đấm. Cũng may là không ai thấy cơn thịnh nộ của bà ta, chỉ có hai người đứng ở bậc cầu thàng trên tầng hai.

-Chính vì anh, vì các anh, những tên ngoại quốc đê tiện, mà chồng tôi bị bắn vào sườn-bà ta vừa kêu vừa xô người khách xuống bậc thang.

Tô-lu-be-ép chụp sâu chiếc mũ xuống đầu, lùi bước.

Ở nhà, khi cụ An-đrây-en đi tắm về lên gác xép gọi anh xuống ăn tối, Tô-lu-be-ép thận trọng hỏi người đánh cá Ran-sơn.

-Đánh cá gì ông ta!-Bác An-đrây-en nhạo báng nói-Đó chỉ là một gã ba hoa, thế thôi. Ông ta cũng làm ở nhà máy ổ vòng bi, còn chuyện đánh cá chỉ là để kiếm thêm. Nhưng ông ta chẳng bao giừ làm nên chuyện cả. Lần vừa rồi, ông ta không kịp đốt lửa hiệu đúng lúc máy chết, tàu trôi ra Ska-ghe-rac, lúc đó thật không may, tàu tuần tra của bọn Đức đã xả súng máy vào người ông. Bọn Đức không cần theo phép lịch sự. Quả thực sau đó chúng có lôi Ran-sơn lên bờ, nhưng ông đã bị mấy viên đạn vào bụng. May một điều là người chánh kỹ sư không ưa gì bọn Đức, đã ghi vào sổ là Ran-sơn nghỉ ốm, nếu không có thể bị đuổi khỏi nhà máy chứ chả chơi.

Tô-lu-be-ép buồn rầu nghĩ Ran-sơn đã ra biển để đến nơi hẹn gặp với chiếc tàu ngầm. Có nghĩa là trong điều bất hạnh này, chính anh có lỗi!

-Vậy mà cháu lại nghĩ ông ta là một người can đảm đấy!-Anh dè dặt nói.-Và nếu bác định đi thăm Ran-sơn ở bệnh viện thì cháu rất vui lòng được đi theo, bác An-đrây-en ạ.

-Có khi anh nghĩ đúng cũng nên,-Bác thợ cả tư lự nói, liếc nhìn vị khách với một vẻ láu lỉnh-Thôi được, ngày mai thứ tư là ngày thăm bệnh nhân, ta có thể đi thăm được.
Logged
katysha
Thành viên
*
Bài viết: 126


« Trả lời #16 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 07:38:03 am »

Hai người không nói gì thêm về chuyện ấy nữa, nhưng sáng thứ tư, Tô-lu-be-ép chuẩn bị sẵn hai bao thuốc lá ngon và một chai rượu rôm nhỏ. Anh cũng đã từng nằm ở bệnh viện, nên hiểu rõ cái khổ nhất ở bệnh viện là không được hút thuốc và uống rượu. Bản thân anh không được dùng những thứ này, nhưng nếu vết thương nhẹ thì không có loại thuốc men nào hay hơn!


Bác thợ cả về nhà sớm hơn, và vào lúc bốn giờ, hai người đã tới bệnh viện của những người đánh cá. Tòa nhà nom ảm đạm, già nua như nhà dưỡng lão, nhưng ở ngoài sân có nhiều nhà mới xây, trong đó có khoa ngoại. Bác thợ cả An-đrây-en một mực đòi hỏi, nên hai người đã nhanh chóng được vào.


Ran-sơn quả là một người to lớn, tóc hung. Tuy nhiên lúc này, ông không thể chuyển sông, dời núi, mà nằm dài trên giường bệnh, nhưng thấy khách là linh hoạt hẳn lên. Trong phòng còn có hai người nữa, nhưng có lẽ Ran-sơn được vị nể-hai người kia rời khỏi giường, đi ra ngoài. Tô-lu-be-ép lặng lẽ đặt quà lên mặt chiếc bàn con. An-đrây-en mỉa mai trêu bạn:

-Thế nào, anh đánh cá,được mẻ khá chứ?

-Thế nào cũng sẽ được!-Ran-sơn ảm đạm đáp, liếc nhìn người khách thứ hai đang im lặng.

-Anh định bắt cá gì ở Ska-ge-rac thế?

-Thôi đi, bác An-đrây-en, bọn Đức đã hỏi lục vấn tôi mãi đến phát chán rồi. Chúng lục tung cả các mớ lưới lên.

-Thế chúng tìm gì ở dân đánh cá mình?-Bác An-đrây-en không vui hỏi.

-Từ lâu đối với chúng, chúng ta không phải là người nữa!-Ran-sơn ngắtlời.-Sao, anh bạn của bác không biết nói à?

-Biết nói, nhưng tồi thôi. Đây là người Na Uy gốc Nga, ngài Tô-lu-be-ép. Ông ấy sẽ làm ở nhà máy chúng ta. Nghe nói là anh bị bọn Đức cù, ông ấy cho anh là anh hùng! Cứ một mực đòi theo tôi.

-Người Nga à?-Ran-sơn toan nhỏm dậy, nhưng kêu lên rồi đầu lại đổ ngay xuống gối.-Thế ngài làm gì ở đây, ngài người Nga?-Ông cứ thế nhìn chằm chằm vào bộ mặt gày của Tô-lu-be-ép.

-Tạm thời tôi học tiếng,-Tô-lu-be-ép trả lời-Tôi vừa đọc “Xa-ga” trang bảy, mười bảy, hai mươi bảy.

-À,-Ran-sơn kéo dài.-Quyển ấy văn hay lắm. Nhất là trang hai mươi bảy.

-Ở đó có một người phụ nữ buồn, lúc nào cũng nhớ chồng.

-Anh vừa nói tên anh là gì nhỉ?

-Vla-đi-mia Tô-lu-be-ép.

-Cảm ơn anh đã đến thăm. Tôi nghĩ là bác An-đrây-en sẽ thu xếp mọi việc cho anh.

-Tôi đã ở chỗ cụ rồi. Ngày mai lần đầu tôi sẽ đến nhà máy. Nói chung, tôi có nhiều bạn bè.

-Ran-sơn quay lai cụ An-đrây-en.

-Xin lỗi bác, tôi thấy mệt thế nào ấy. Lại còn phải viết thư cho công ty bảo hiểm để họ chuyển tiền cho bà xã nhà tôi. Đến thăm tôi nữa nhé!-Tay ông bỗng yếu đi, trĩu xuống.

Tô-lu-be-ép nắm lấy bàn tay bỗng trở nên mềm nhũn ấy và nghĩ thầm: “Bác ấy quá xúc độgn! Mà có thể nào khác được! Bác ấy đã nghĩ là vì cuộc chạm trán xuẩn ngốc với bọn Đức mà cả chiến dịch đã đổ vỡ!”. Nhưng đôi mắt của Ran-sơn mỉm cười.
Khi họ ra khỏi bệnh viện, cụ An-đrây-en bảo:

-Sao bạn chỉ toàn nói về “Xa-ga”? Phải nói về mình nữa chứ. Anh ấy thích những con người dũng cảm.


Tin buổi sáng
“Ở Trôn-khây-me, những người yêu nước Na Uy đã đánh bom một chiếc tàu thủy Đức, làm nhiều tên chết và bị thương. Ở Sta-van-gie, một nhóm người Na Uy có vũ trang đã tấn công một nhà kho quân sự . Sau khi diệt bọn bảo vệ, những người Na Uy đã đốt kho, thiêu hủy nhiều quân trang, quân dụng của bọn xâm lược Đức”.
Tổng cục thông tin Liên Xô
11-3-1943

 
Bác thợ cả An-đrây-en thu xếp cho Tô-lu-be-ép vào làm công nhân luyện nhiệt.
Ở nhà máy có nhiều dân tị nạn làm việc.

Đó là những người Lát-vi, E-xtô-ni chạy tới đây khi chính quyền Xôviết được thành lập ở nước họ năm 1940. Sự xuất hiện thêm một “dân tị nạn” chẳng làm ai chú ý. Không ai đòi hỏi giấy tờ, chỉ cần một bác thợ cả đứng ra bảo lãnh.


Đối với việc giải quyết vấn đề mà Tô-lu-be-ép quan tâm thì nhà máy này không mang lại gì nhiều lắm. Nhưng giấy chứng nhận làm việc ở nhà máy cho phép được sống ở thủ đô, vả lại tất cả sản phẩm của nhà máy đều xuất cảng sang Đức, nên khi có dịp có thể tìm hiểu được bọn Đức cần loại thép gì.


Còn tạm thời chuyên gia nhiệt luyện Tô-lu-be-ép phảo tôi luyện những vòng ổ bi các cỡ khác nhau mà vẫn hy vọng rằng không phải tất cả những thứ đó sẽ được gắn vào một hệ thống trọng pháo hay xe tăng nào đó mà bọn Đức sẽ đem dùng trong những trận chiến đấu tới.

Một tuần sau, anh gọi điện cho Vi-ta.

Anh gọi điện từ một buồng máy tự động giữa giờ làm việc, và Vi-ta cầm ống nghe.

-Phòng vận chuyển đây!-Chị nói bằng một giọng sảng khoái thích hợp với một cô thư ký.

-Vi-ta, anh đây,-anh nói.

-Trời đất, anh Vô-lô-đia!-Chị vui sướng, kinh hãi thốt ra. Có lẽ trong phòng có người cho nên chị chuyển sang nói tiếng Nga.-Anh nói ngay bao giờ em gặp anh và ở đâu?

-Sáu giờ chiều, gần công viên, bên bờ vịnh!-Anh nói vội câu đã chuẩn bị sẵn từ lâu.

-Được rồi!-Chị trả lời cũng vội vã như vậy, và dây nói đã bị cắt.
Logged
katysha
Thành viên
*
Bài viết: 126


« Trả lời #17 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 07:39:00 am »

Sáu giờ kém mười lăm, anh sửa soạn tới công viên bên vịnh. Anh bao giờ cũng ưa thích công viên bên vịnh biển này với những bức tượng của nhà điêu khắc Vi-ghe-lan đặt ngay từ cổng vào và hầu khắp cả công viên. Ngày ấm áp, tuyết tan trên các bức tượng và lối đi, nhỏ giọt từ trên cây xuống. Các ghế ngồi khô ráo. Những con chim sẻ bù xù và những con bồ câu béo nục mổ những mẩu bánh vụn từ lòng bàn tay của các bà già mặc măng tô ấm áp, cổ lông, đi găng tay đên hay thu đôi tay xơ cứng trong ống sưởi tay. Một con sóc nhảy từ trên cây xuống, chạy qua đường, đớp nhanh miếng bánh trên tay một bà già, rồi lại chạy vụot trở lại cây thông oằn mình vì gió biển, nhanh như một tia chớp anh.Tô-lu-be-ép tìm thấy một chiếc ghế trống, ngồi xuống và nhìn quanh.


Dưới chân, vịnh biển màu xanh biếc và hẹp trải dài, hầu như cả thành phố từ trên các dãy núi đá cao đều dồn xuống đây. Sau bờ vịnh, những dãy núi cao dốc, rất gần, hiện lên đen ngòm. Trên đường phố, những chiếc xe quân sự Đức, dáng cục mịch qua lại, đây đó lính và sỹ quan Dức đi thành từng nhóm hai ba người. Chúng không đi phố một mình, thậm chí cả ban ngày, có lẽ làm theo lệnh của cấp chỉ huy: trong những năm này, đã có nhiều vụ lính và sỹ quan mất tích bí ẩn-mặt nước sâu và đen ngòm của vịnh biển không hé mở những bí mật của mình. Cũng có cả những tên cảnh sát tuần tra, mặc quân phục Na Uy, nhưng thái độ chúng khá hiền lành.


Chung quanh không có gi nguy hiểm. Chỉ có mấy đôi ngồi ghé sát vào nhau ở những chỗ vắng, sưởi ấm cho bạn bằng hơi ấm của mình, hay cầm tay bạn gái trong tay mình, vì thời tiết lúc này chưa phải để cho những kẻ yêu nhau. Nhưng Tô-lu-be-ép ghen tị với họ và sự yên tĩnh dù là tạm thời của họ.


Nhưng không, đầu phải yên tĩnh! Đây, một chú bé ôm xấp báo buổi chiều chạy qua, và cả các bà cụ, cả các cặp yêu nhau, đều nhất loạt thò tay vào túi, vào ví, tìm những đồng 3 xu, 5 xu mờ xám và mọi người đã có tờ báo loạt xoạt trong tay, mặc dù không khí đã thấm lạnh, đến lúc phải ra về.


Tô-lu-be-ép cũng mua một tờ “Da-bla-det” mà mỗi người công dân đáng kính, có thể là dảng viên Đảng Xã hội Dân chủ hay một người có cổ phần đều phải đọc.

Anh chúi mũi vào tờ báo, qua tin tức của bọn chỉ huy Đức, cố nắm tình hình trên các mặt trận. Bọn Đức tiếp tục viết về cuộc tấn công theo hướng Khắc-cốp. Tập đoàn quân “Trung tâm” miền Bắc đã cải tiến được “tuyến phòng thủ co dãn” của mình. Từ này mới xuất hiện trong các bản tin của Đức gần đây và bao giờ cũng có nghĩa là một cuộc rút lui trước sức ép của quân đội Liên Xô. Nhưng nghe chúng vẫn có vẻ lạc quan. Mải đọc những dòng dài dặc và huênh hoang trên mặt báo, Tô-lu-be-ép không nghe tiếng chân đến gần. Anh sực tỉnh vì giọng nói thân yêu.

-Ngài Vô-lô-đia, ngài đón người yêu như vậy sao? Thế hoa đâu?

Anh nhổm dậy, đánh rơi tờ báo. Nhưng chị đã áp mình vào anh, đặt tay lên vai anh, kiễng chân lên hôn vào môi anh. Anh nhẹ nhàng đỡ chị ngồi xuống.

-Anh tệ lắm, tại sao mãi không gọi điện cho em?-Chị hỏi, vẫn cố tiếp tục trò chơi bông đùa, nhưng giọng nói đứt quãng, thiếu tự tin. Anh bất giác tự trách mình vì đã mang lại cho chị bao điều lo ngại.

-Tiểu thư Vi-ta, người bạn trung thành của cô đang vừa qua một cuộc thi sát hạch!-Anh cố đùa giọng theo chị.

-Anh thi lấy bằng tú tài hả?

-Không, thì làm chuyên gia nhiệt luyện ở nhà máy vòng bi.

-Hừ, anh đùa gì ác thế!

Chị giận dỗi như một đứa trẻ và anh lặng lẽ cầm tay chị trong tay mình. Chị phải quen với cái việc anh không phải là một kỹ sư tài hoa từ nước Nga xa xôi tới, người mà chị cùng những người bạn nhiều tuổi hơn từng vồ vập, còn những người ít tuổi hơn thì tôn trọng nghe từng lời nói một. Khi đó, anh là đại diện của một Nhà nước, hôm nay, anh đại diện cho ai? Ít ra, anh phải là một người chỉ của riêng chị thôi.

Chị rùng mình vì một cơn gió lạnh và Tô-lu-be-ép vội đứng dậy.

-Vi-ta, ta vào tiệm cà phê đi! Anh phải uống một chút gì đó,

-Cả em nữa, cà phê chẳng hạn.

Anh trịng trọng xóc những đồng cu-ron bạc trong túi.

-Em có nghe thấy tiếng nhạc này không? Tiền lương lần đầu của anh đấy.

Chị xót xa nhìn bộ mặt gày gòm của anh, và thân hình lùng thùng trong chiếc áo măng tô mới mua như một chiếc mắc áo.

-Anh phải lấy ít tiền của em và phải nghỉ ngơi ít ra một tháng đã!-Chị nói trách móc.-Không hiểu sao họ có thể lấy anh vào làm việc được! Nom anh chỉ còn có da bọc xương thôi!

-Có xương rồi sẽ có da thịt!-Anh nói vô tư.

-Thế nào? Thế nào?

-Ơ, đó là một câu thành ngữ Nga,-anh giải thích.

-Anh nói những thành ngữ cứ như lời cầu nguyện ấy,-chị phàn nàn.-Anh cũng biết là em không hiểu được những câu đặc ngữ!

-Anh sẽ thôi!

Anh đưa chị đến một quán ăn mà anh đã để ý khi đi đến chỗ hẹn. Quán ăn ở trong một cái ngõ, rẽ vào đó anh còn quay lại nhìn đằng sau. Anh tưởng chừng có một người ăn mặc sang trọng muốn đi theo hai người, nhưng sau đó nghĩ lại, quay trở ra. Và anh cũng đã quên ngay người đó.


Họ ngồi trong sự cô đơn huyền hoặc. Dọc hai bên bàn đều có bình phong Trung Quốc vẽ con rồng màu hồng. Rồi họ khiêu vũ một lát-hai người chỉ nhẩy những điệu trịnh trọng, chậm rãi như bô-xtôn và tăng-gô,-và lại uống cà phê một lúc lâu. Ngoài cửa sổ đang cuộn lên một cơn bão xuân ngắn ngủi và ẩm ướt, và họ lại cảm thấy mình như trong những ngày mới yêu nhau-những con người bơ vơ, cô độc, không tổ ấm, trên mảnh đất hoàn sơ chưa thích nghi được với mọi niềm vui.


Rồi đến lúc chia tay ở bên nhà chị, một tòa nhà đá cẩm thạch, được tạo dựng nên cho các cuộc giao tiếp chính thức nhiều hơn là cho hạnh phúc gia đình, những phòng ở được dấu kín, khéo léo đến thế trong chiều sâu căn nhà, ở phần nối liền với một mảnh vườn nhỏ bên trong, anh bỗng cảm thấy trên đôi môi mình đôi môi của chị và tiếng thì thầm nồng nàn:

-Mai lại là thứ bảy! Chúng mình ra biệt thự! Em sẽ đón anh lúc một giờ. Nhưng anh cho biết ở đâu?

-Anh sẽ ở gần công viên,-anh chỉ nói được có vậy.
Logged
katysha
Thành viên
*
Bài viết: 126


« Trả lời #18 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 07:40:11 am »

Tin buổi tối:
“Ngày 15-3, quân ta, sau nhiều ngày chiến đấu dữ dội, đã di tán thành phố Khác-cốp theo mệnh lệnh của cấp trên.
Ở Xmô-len-xcơ, tiếp tục tấn công, quân ta đã chiếm được thành phố Khôi-mơ ôi-rơ-cốp-xcơ.
Trên các mặt trận khác, quân ta tiếp tục tấn công theo các hướng trước”.
Tổng cục thông tin Liên Xô
15-3-1943


Tám giờ sáng, anh ở nơi làm việc của mình.

Ngày làm việc ngắn ngủi, hôm đó những người lãnh đạo phân xưởng dường như đã phát điên lên và cố tăng nhanh sản phẩm đến mức tưởng chừng họ muốn cho ra trong bốn giờ đồng hồ số ổ vòng bi bằng của cả một ngày thường. Lò luyện nhiệt, nơi Tô-lu-be-ép đang trực, làm việc quá định mức, và anh đã báo điều đó cho kỹ sư trực ban.

Viên kỹ sư xem các bảng đọc, các thông số, khoát tay:

-Không sao!

Không sao thì không sao! Có lẽ viên kỹ sư hy vọng rằng những người kiểm tra cũng muốn rời xưởng cho sớm. Còn Tô-lu-be-ép thì ngày nào cũng mong tất cả sản phẩm anh luyện nhiệt đều biến thành phế phẩm. Và mặc dầu anh biết rằng không có quyền liều lĩnh, nhưng sao lại không liều khi người kỹ sư cho phép?

Vào chín giờ sáng, bác thợ cả An-đrây-en xúc động đến gặp anh. Ca-ma-rat Vla-đi-mia, người ta gọi anh tới kỹ sư trực ca.

Tô-lu-be-ép cởi bỏ bộ quần áo bảo hộ loang lổ a-xít, mặc chiếc áo vét để ở trong tủ phòng trực, đi theo bác thợ cả. Tuy vẻ ngoài anh có vẻ bình tĩnh, nhưng tim đập dồn dập và nhẹ bẫng.


Bác An-đrây-en đưa anh đến phòng kỹ sư trực ca, để anh lại đó rồi biến sau những cỗ máy: “Bác ấy sẽ đứng yên chờ sự cố thứ hai, xem mình bị giải đi hay sẽ trở về nơi làm việc”.

Trong phòng không có ai ngoài kỹ sư mà Tô-lu-be-ép vừa trò chuyện hồi nãy. Kỹ sư gật đầu về phía ống nghe đã nhấc ra.

-Ông Tô-lu-be-ép, ông có người cần nói chuyện!-Và ông ta nhìn người công nhân đầy vẻ sững sờ như nhìn một điều kỳ diệu đang hiện ra trước mắt. Ít ra là chưa bao giờ một người công nhân nào được mời tới phòng này.

-Tôi nghe…-Tô-lu-be-ép nói chậm rãi và bình tĩnh. Nói chung, cái ý muốn nói tiếng Na uy thật thạo, thật hay đã làm cho anh trở nên bình tĩnh.

-Ngài Tô-lu-be-ép?-Giọng nói phụ nữ nhẹ nhàng, chắc là của cô thư ký.-Ngài Ac-vit Ma-sơn nói chuyện với ngài.

Anh xuýt đánh rơi ống nghe. Cha Vi-ta!

-Ông Tô-lu-be-ép?-Bao giờ anh cũng nhận ra giọng nói trầm, hầu như đặc sánh vì béo mỡ, giọng nói của một người có quyền thế, không bao giờ phải hoài nghi vì một điều gì.

-Vâng-anh trả lời tự nhiên, hết sức bình tĩnh.

-Mời ông tới văn phòng tôi sau nửa giờ.

-Xin lỗi ngài Ma-sơn, tôi sợ không được phép bỏ việc để đi.

-Tôi đã nói chuyện với người phụ trách phân xưởng. Xe của tôi đợi ông ở cổng nhà máy đấy.

-Xin cảm ơn. Tôi sẽ lại.

Anh đặt ống nghe. Viên kỹ sư trực ban vẫn nhìn anh như nhìn một con la suốt đời kêu ngô nghê bỗng nói bằng tiếng người.

-Thật là ngài Ac-vit Ma-sơn nói chuyện với ông à? Ông ta hỏi.

-Chắc ngài đã nói chuyện với ngài Ma-sơn?

-Không phải tôi mà phụ trách ca. Tôi chỉ được lệnh tìm anh và gọi tới máy điện thoại ở văn phòng.

-Vâng, ngài Ac-vit Ma-sơn-Tô-lu-be-ép mệt mỏi đáp. Không có những câu hỏi tò mò này, anh cũng đã mệt lắm rồi. Để thoát ra, anh nói cụt ngủn:-Chả là tôi có một phát minh nhỏ muốn trình bày cùng ngài Ma-sơn…

Ồ! Trong mắt viên kỹ sư ánh lên vẻ trầm trồ thần phục.

-Tôi có thể rời chỗ làm việc được không?-Tô-lu-be-ép hỏi thẳng vào việc, cố gắng làm giảm bớt vẻ trầm trồ thán phục trong đôi mắt viên kỹ sư.

-Tất nhiên! Tất nhiên rồi! Ông được nghỉ suốt buổi hôm nay! Ông ta vội trả lời.
Bên cửa văn phòng, bác An-đrây-en lần từ sau các cỗ máy ra. Bác cầm tay và kéo anh ra xa.

-Có chuyện gì xảy ra thế?

-Không có gì, bác An-đây-en thân mến! Chỉ có một cô gái xin cho tôi được nghỉ buổi làm việc hôm nay thôi.

-Chà, anh chàng số đào hoa nhỉ!-Bác An-đrây-en reo lên, thán phục.-Chú mày định lừa con cá mập già này bằng món mồi này ư? Thôi được, lão sẽ im miệng, sẽ im! Miễn là mọi chuyện đều êm đẹp!

Tô-lu-be-ép rời ông lão, vôi đi đến tủ làm việc của mình. Bên lò luyện, đã có một người công nhân khác. Tô-lu-be-ép mặc măng-tô rồi chạy ra cửa.

Ở cửa ra đã có người đón sẵn: người bảo vệ đánh dấu giờ nghỉ rồi trả giấy ra vào cho anh. Người thứ hai ở cửa là tài xế của Ma-sơn. Tô-lu-be-ép khoái trí như một đứa trẻ vì anh đã mặc bộ quần áo lễ nghi duy nhất để đi dự cuộc tiếp kiến. Muốn gì thì gì, nhưng đi gặp ngài Ma-sơn phải ăn vận cho đúng mốt.

Người lái xe lặng thinh. Anh ta phóng xe theo những phố vắng, tốc độ không kém trăm cây số giờ.
Logged
katysha
Thành viên
*
Bài viết: 126


« Trả lời #19 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 07:42:04 am »

Một cô thư ký trẻ đón anh với cái nhìn đầy thán phục. Trước kia ở đây là một người đàn bà khác, nghiêm nghị, không biết mỉm cười.

-Ngài Tô-lu-be-ép? Ngài Ma-sơn đang chờ ngài!

Anh bước vào phòng làm việc đã quen thuộc. Ac-vit Ma-sơn, vẫn đường hoàng, đĩnh đạc như mọi lúc, chỉ có tóc bạc hơn, đứng dậy sau chiếc bàn, chìa tay ra cho anh:

-Chào ông Tô-lu-be-ép.

Toàn thân Tô-lu-be-ép cảm thấy cái nhìn đánh giá của ông ta. Không biết Ma-sơn hình dung người khách đặt hàng ngày trước nay ra sao, nhưng cái nhìn của ông ta điềm tĩnh hơn. Tô-lu-be-ép chỉ thay đổi về thể xác nhưng ăn mặc chỉnh tề, cư xử tự tin như hồi vẫn ký với Ma-sơn những hợp đồng hàng triệu bạc, đặt mua thép chất lượng cao.

-Ông làm thế nào mà lại lọt vào được Ô-xlô thế?-Ma-sơn hỏi.

-Tôi trốn khỏi trại tù binh Đức ở miền Bắc Na Uy.

-Vậy ra ông không thể chọn được nước nào khác?-Ma-sơn hỏi châm chọc.

-Nước Phần Lan cũng có bọn Đức ở đó rồi.

-Có thể sang Ai-len chẳng hạn? Dân ở đó cũng mến khách lắm.

-Tôi thích nước Na Uy hơn.

-Thú thực, tôi bao giờ cũng sợ là ông sẽ lai hiện ra trên con đường của tôi. Những người bôn-sê-vích bao giờ cũng bất ngờ.

-Ngài hãy cảm ơn Hit-le. Nếu không có hắn thì tôi đã yên ổn làm ăn ở U-ran nước chúng tôi rồi và chẳng quấy rầy ngài. Nhưng làm sao ngài đã tìm ra tôi?

-Rất đơn giản! Đây!-Ma-sơn đặt lên bàn mấy tấm ảnh. Đó là những tấm ảnh chụp anh và Vi-ta, một chiếc gần công viên, chiếc kia đi chơi phố, chiếc thứ ba ở tiệm ăn.

-Mật thám của ngài làm việc rất khá!

-Làm thế nào được? Vi-ta là một trong những cô dâu giàu có nhất ở nước chúng tôi. Nhỡ đâu bỗng nhiên không phải ông mà là một tên bất hảo nào đó? Ông thì tôi còn biết rõ và biết rằng ông không có quyền lấy người nước ngoài…

-Vậy chính ngài đã kiện tôi với quan chức ở sứ quán chúng tôi?

-Đáng tiếc là như vậy?

-Vậy bây giờ ngài còn hối tiếc điều gì nữa?

-Lẽ ra chỉ cần chờ vài ngày là chiến tranh sẽ xóa ông khỏi chân trời thôi. Thế mà bây giờ tôi lại buộc phải quan tâm đến ông. Ông dùng cà phê nhé? Cô-nhắc?-Ông ta bấm buông và nói với cô thư ký hiện ra ở cửa:-Cà phê và cô-nhắc.-Khi cô thư ký đi ra, ông ta nói thêm:-Nom bề ngoài ông yếu lắm! Tôi đã không tin là ở trại tù binh Đức tồi tệ đến thế. Nhưng từ nay tôi sẽ thận trọng hơn với những kết luận của mình.


Hai người im lặng uống cà phê và cô nhắc. Tô-lu-be-ép hiểu là con người khổng lồ này đang có điều phải suy nghĩ. Mẹ Vi-ta mới mất cách đây mấy năm và ông ta không lấy vợ nữa. Có vẻ như ông giành cho Vi-ta tất cả tình cảm của mình. Và không phải ngẫu nhiên ông nhắc tới sự việc xa xưa ở sứ quán. Ông cũng có thể thản nhiên như vậy gửi nhận xét không thuận lợi về người Nga này cho cảnh sát, và nếu thế còn ít-cho Ghê-xta-pô. Với Ac-vit Ma-sơn phải hết sức cẩn thận.

-Ông Tô-lu-be-ép, ông định làm gì?

-Đáng tiếc là tôi không thể về Nga được. Đành phải chờ đợi chiến thắng của chúng tôi thôi.

-Chiến thắng ư?-Ngài Ma-sơn tỏ vẻ vô cùng ngạc nhiên-Vậy ông có biết là người Đức đã chiếm lại Khác-cốp chưa? Nói chung, ông có biết gì về tình hình trên các mặt trận không?-Ông ta ra khỏi bàn, đi đến mảnh tường nhỏ phủ lụa xanh, kéo sợi dây và trước mắt Tô-lu-be-ép hiện ra tấm bản đồ thế giới với vô số các màu cờ: Anh, Mỹ, Nhật, Đức, Nga…

Tô-lu-be-ép lại gần bản đồ. Không thể chê gì được, nhà công nghiệp Ac-vit Ma-sơn hẳn phải cảm thấy mình ít nhất là người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu. Thế giới đang đánh nhau nhận được sự đánh giá của ông ngày hai lần theo đúng bản tin buổi sáng và buổi chiều.

-Có thể bọn Đức đã lấn được chúng tôi chút ít ở miền Nam thật.-Tô-lu-be-ép lạnh lùng nói. Nhưng chúng tôi đã đuổi chúng thật xa khỏi Mat-xcơ-va và Xta-lin-grat, từ Mai-khốp đến Grô-dơ-nưi, đến nỗi bất kỳ cuộc tấn công nào sắp tới của chúng cũng đều sẽ trở thành chiến bại.

Ac-vit Ma-sơn chau mặt nhìn Tô-lu-be-ép, kéo miếng vải che bản đồ. Quay lại bàn, ông ta nói, giọng khô khan và cứng rắn:

-Đúng ra phải đưa ông về trại tù binh mới phải. Nhưng ông đã từng là một chàng trai tuyệt vời từ cái hồi xa xưa, khi mọi người còn được tự do buôn bán với nhau. Ông ở lại nhà máy thì nguy hiểm: ở đó có nhiều dân di tản từ Lat-via, E-xtô-ni tới. Mà họ đối với người Nga cuũn đầy hằn thù như người Đức. Tôi cho rằng ông vẫn còn là một kỹ sư chứ? Và có lẽ ông đặc biệt quan tâm đến ngành xuất khẩu của chúng tôi? Tôi để ông làm kỹ sư cố vấn về xuất khẩu quặng ở văn phòng của tôi. Nhưng Vi-ta thì ngày mai tôi sẽ mang sang Đức…


Ông vừa giáng đòn vừa liếc nhìn Tô-lu-be-ép. Anh nhìn xuống. Ngài Ma-sơn đợi một lát, rồi gọi cô thư ký.

-Ngài Tô-lu-be-ép sẽ làm việc ở đây. Chị đưa chìa khóa phòng số sáu cho ông ấy. Chị hãy chuẩn bị và bàn giao cho ngài Tô-lu-be-ép các quyết toán về xuất khẩu quặng của năm ngoái và từng tháng của năm nay. Ngài Tô-lu-be-ép trực tiếp thuộc quyền tôi. Tôi sẽ tự chuyển lệnh cho kế toán trưởng.

Cô thư ký ghi các chỉ thị của Ma-sơn vào sổ rồi đi ra.

Ma-sơn nói tiếp:

-Ông hãy đặc biệt chú ý tới việc trao đổi thư tín của chúng ta với Công ty cổ phần “Tra-phích” của Thụy Điển. Chúng tôi buộc phải làm ăn với họ để bọn Đức khỏi nghĩ đến chuyện tịch thu cả vùng mỏ của chúng tôi. Mà người Thụy Điển lại trao cho chúng tôi những tin tức rất giá trị!-Ông ta yên lặng và nói sang chuyện khác.-Tôi nghĩ rằng ông cứ sống ở nhà bạn bè thì tốt hơn. Dọn tới khách sạn sẽ thêm nhiều điều phiền phức. Hôm nay ông hãy cố thu xếp mọi việc của ông ở nhà máy. Còn bắt đầu từ sáng thứ hai, ông sẽ bắt tay vào công việc mới. Tôi sẽ gặp lại ông sau một tuần.


Khi chia tay ông ta có vẻ đăm chiêu, đã lại nghĩ về một chuyện gì khác… Mãi ra đến ngoài phố, Tô-lu-be-ép mới sực tỉnh. Anh không hiểu là ngài Ma-sơn giữ anh bên cạnh mình để bảo đảm sự yên lành cho cái tổ ấm của mình hay ai đã khuyên ông chăm lo cho kẻ lẩn trốn tội nghiệp? Nhưng ai? Vi-ta? Những người của Kri-xchi-an? Hay Xven-sơn?

Từ trong buồng điện thoại gần nhất, anh gọi điện cho Vi-ta.

-Anh cần gặp em và càng mau càng hay.-Anh nói khẽ.

-Chúng ta sẽ gặp nhau ở biệt thự mà!-Nàng cãi lại và nói thêm:-Thực tình chúng mình chỉ ở đó tới sáng mai thôi. Trưa 12 giờ, bố em đã đợi em rồi. Em đến anh vào một giờ trưa…

Anh còn kịp đến nhà máy và thanh toán công việc. Bác thợ cả An-đrây-en có vẻ lo lắng ra mặt khi nhận được tin anh lại trở thành kỹ sư.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM