Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 06:47:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Súng trường Cao Thắng  (Đọc 113374 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thoky
Thành viên
*
Bài viết: 40


« Trả lời #20 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2008, 08:24:56 am »

Vậy a bác. Em có 1 khẩu săn được bà con Tuyên Quang sản xuất, lắp vừa khít đạn K44. Vậy phải về Đức Thọ phải không bác ? Quê vợ em ở đó mà chưa về lần nào. Nếu bác có mối quen nào ở đó giới thiệu cho em với nhé.
Logged
lehangiang
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #21 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2008, 06:56:29 pm »

Xin cho tôi hỏi vài điều về súng Chassepot (1866) lúc ấy còn vỏ đạn giấy, và các công đoạn rèn mài thủ công bằng tay thì đã có rãnh xoắn chưa ?

Tiện thể cho hỏi thêm là súng Gras Mle (1874) của Pháp đánh VN có rãnh xoắn không ?

Cảm ơn các bạn !
Logged
thoky
Thành viên
*
Bài viết: 40


« Trả lời #22 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2008, 08:13:59 am »

Gras 1874

Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #23 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2008, 02:34:48 pm »

Xin cho tôi hỏi vài điều về súng Chassepot (1866) lúc ấy còn vỏ đạn giấy, và các công đoạn rèn mài thủ công bằng tay thì đã có rãnh xoắn chưa ?

Tiện thể cho hỏi thêm là súng Gras Mle (1874) của Pháp đánh VN có rãnh xoắn không ?

Cảm ơn các bạn !

Chassepot  và Gras , kể cả "Mút" đều có nhiều loại, ở đâu đó mình đã post sơ sw lịch sử của chúng. Chassepot (1866) và  Gras Mle (1874)   chỉ là những loại khởi điểm xác nhận chúng là súng truwngf phục vụ (service rifle, súng trường chính của quân đội), và đều được thay đổi nhanh chóng đến mức khác hẳn nguyên lý, không sử dụng được đạn cũ nữa. Cái giữ lại lâu bền có lẽ chỉ là hình dáng của chúng.
Nguyên nhân thì rõ ràng, đây là thời kỳ cách mạng về đạn, chuyển từ chì sang lõi thép vỏ đồng mềm, từ cầu sang dài (ball, ballistic vẫn là đạn cho đến nay), từ thuốc nổ đen sang thuốc nổ không khói, thuốc nổ mạnh, thuốc nổ viên và thuốc nổ viên có tốc độ cháy được khống chế. Từ thuốc đạn rời sang vỏ giấy, vỏ đồng và vỏ thép bọc đồng. Từ hạt nổ sườn sang hạt nỏ tâm đầu đạn rồi hạt nổ tâm vỏ đạn.

Cả Chassepot  và Gras , kể cả "Mút" đều dùng các đời đạn : chì cầu, bi cầu thép, đạn đồng hình trụ. Sau đó có các sùng dùng đạn nhọn, đạn nhọn tâm khí động trước. "Mat" là loại súng trường iêu chuẩn sau này, dùng đầu đạn tâm khí động trước và thuốc ổ  đen điều khiển tốc độ cháy. Còn "mút" có đủ từ loại đạn cổ đến loại đạn đó.

Pháp dùng thuốc nổ không khói dạng tấm giấy gấp từ 188x, sau đó được thay bằng loại hỗn hợp thuốc nổ không khói (tơri nitro xeluloz) và thuốc nổ Nobel (tơri nitro tôluen), ban đầu cũng tấm gấp rồi chuyển sang dạng viên nhưng chưa có phương trình cháy chính xác 189x. Đầu đạn 188x van đầu là đạn bi đồng cầu rồi chuyển sang trụ đồng, trụ thép bọc đồng 189x. Loại đạn bi không có rãnh xoắn.

MLE 1874 có rãnh xoắn, nhưng sau đó, có nhiều phien bản vẫn sử dụng nòng trơn do dạng rãnh xoắn khe rộng không thích hợp với súng trường (được dùng cho pháo thời này, đạn đúc sẵn gờ lắp vào khe của nòng trước khi bắn). Chỉ đến cuối 188x, kiểu rãnh xoắn gờ hẹp rạch vào vỏ đạn mềm ra đời thì súng Pháp mới bỏ nòng trơn.

Như vậy, việc Cao Thắng làm nòng trơn không hẳn là lạc hậu, nòng xoắn lúc đó còn ph... ph... hơn nòng trơn.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2010, 10:36:40 am gửi bởi OldBuff » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #24 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2008, 02:37:14 pm »

Ôi, mong mãi mới thấy bác vào lại!
Kỳ này lại tiếp tục xem bác bình luận vũ khí rồi. Bác cứ phang thẳng cánh vào. Em là khoái bác với lão bò già nhất đấy.
 Mặc dù 2 bác hoàn toàn khác nhau, hehe.  Grin
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2008, 02:39:30 pm gửi bởi tuaans » Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #25 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2009, 03:11:06 pm »

Để hiểu được thêm vê súng trường Cao Thắng, cân biết một chút về lịch sử của súng trường.
Súng trường, với định nghĩa cổ điển đây đủ là loại súng dùng cho bộ binh, với các thành phân cơ bản là cò, báng, nòng dài. Nhờ cò, súng được điểm hỏa chính xác để chiến đấu chứ không bắn diện tích như pháo khi sát thương. Báng tì vai và nòng dài để phân biệt với các súng cầm tay khác. Súng trường la một phát minh tập thể diễn ra trong gần suốt thế kỷ 15 của Hỏa Khí Doanh, do cha con Hồ Nguyên Trừng của chúng ta thay nhau nắm quyền. Việc sử dụng súng trường lân đầu tiên là các trận chiến với quân Mông Cổ vào thập niên 140x, 141x. Tuy nhiên, lúc đó súng chưa có cò, nên sức mạnh vẫn là dàn hàng ngang bắn diện tích. Loại súng có cò đâu tiên là loại dung cò mồi thừng "hỏa thằng câu thương", xuất hiện cuối 14xx, được chấu Âu biết đến năm 1520. Đây là loại súng trường đầu tiên của Thế Giới.
Súng trường có buồng đốt lật lên được để nạp đạn sử dụng lần đâu tiên vào chiến tranh lập quốc Mỹ, tuy nhiên, nó nhanh chóng rơi vào quên lãng. Sau này, Mỹ sản xuất trang bị lại năm 1811 và 182x. Nhiều nước như Na Uy lấy kiểu đó làm súng chính. Vẫn là thuốc nổ đen bột, đạn chì bi. NHững kiểu sau này 181x, 182x đã dùng hạt nổ thay cho đá lửa.
Vỏ giấy được dùng từ nửa đâu Thế Kỷ 19 với kiểu "súng mỳ". Nhưng ứng dụng rộng chỉ thể hiện hở súng ngắn Colt với kiểu ổ xoay nhiều buồng đốt nạp sẵn. Dung cho súng trường buồng đốt lớn vẫn hạn chế.
Ban đầu có nhiều kiểu vỏ giấy. Súng Mỳ đức sau khi cải tiến dung hạt đổ đặt ở cuối đâu đạn, kim hỏa to dài xuyên qua vỏ giấy.
Johann Nikolaus von Dreyse là người đã phát triển súng mỳ  Nadelgewehr (Needle Rifle), mẫu hoàn chỉnh có từ năm 1836.
Đến trước thời Cao Thắng, kiểu vỏ đồng với hạt nổ ở tâm vỏ đạn mới xuất hiện, được dùng nhiều trong các mẫu súng 187x trở đi ở các nước tiên tiến nhất như Đức, Pháp. Mãi đến 188x mới phổ biến ở các nước dân da trắng khác. Đạn vỏ đồng có phần đuôi vỏ đạn là vách chịu lực dầy như là một phần của buồng đốt. Việc hoan thiện vỏ đạn la cuộc cách mạng lớn tiếp theo sau phát minh ra bản thân khẩu súng trường, diễn ra suốt Thế Kỷ 19, đây cũng là một phát minh tập thể, thật ra, hồi đó thợ thuyền còn thấp cổ bé họng quá trước các vị sỹ quan và quít sờ toọc, nên người ta không thèm ghi lại một vinh quang lớn của loài người, la ai đã chế ra dạng vỏ đạn mới đó. Nó mở ra hàng loạt sức mạnh mới, như bắn chính xác do liều chính xác, liều kín bền, lắp nhiều đạn và dẫn tới bắn tự động tốc độ cao.


Buồng đạn nhiều viên cũng chỉ đến 189x mới phổ biến với các đại diện lừng danh Mause,  Mosin, đã là thời đại của súng trường hiện đại rồi. Đến thời chúng ta đánh tây 9 năm, súng "khai hậu", tức khẩu chỉ lắp được 1 viên đạn vẫn còn phổ biến.


Nòng xoắn có từ thời kỳ đầu tiên súng sang châu Âu, 195x. Tuy nhiên, với các súng nạp đạn trước, nong xoắn bất tiện nên không dùng. Khi có các súng nạp đạn sau, thì nòng xoắn mới mọc mũi sủi tăm lên được. Kiẻu nòng xoắn của Grass http://jp.sedent.free.fr/FUSIL%20D%27INFANTERIE%20GRAS%20Mle%201874_fichiers/image006.jpg trên kia được gọi là khe rộng, đạn đúc gờ rộng và phải lắp đúng vào khe nòng. Do đó tốc độ lắp đạn chậm và chỉ thông dụng ở pháo. Rãnh nong được mài từ máy gia công riêng có đồ gá lớn mà Cao Thăng va cả Trân Đại Nghĩa sau nay đều không thể có được trong rừng. Tuy nhiên, rãnh nay cũng không đem lại súc mạnh gì cho súng Tây cả, trừ vao cái danh hão ma những kẻ dốt nát tự hào la đã có rãnh xoắn từ năm ấy năm nọ. Bắn rất chậm va hay tắc.
Ở Grass, người Pháp dùng gờ trên đầu đạn để cái rãnh chữ nhập rộng kia cào vào như pháo ngày nay. Dĩ nhiên, điều này làm súng hay tắc kinh khủng, hoặc năng lực đầu đạn yếu đổi lại. Và cũng vì thế mà tuổi thọ của nó ngắn ngủn khi Lebel ra đời. Mà hồi đó đang cách mạng đạn nên tuổi thọ súng nào cũng ngủn cả. Lebel đáng ra được thay thế bởi Mas đầu 190x, nhưng Pháp quá tồi về khoa học súng đạn nên chỉ đến 193x Mas mới nhiều. Phiên bản Mas dùng ở ta có máy súng sao chép CKC (SKS). Tuy nhiên, lúc đó CKC đã sử dụng đạn thế hệ mới cùng với AK rồi.

Súng Pháp còn dùng đạn bi thép dai dai sau này. Cho đến khi loại đạn đồng đỏ đúc dài xuất hiện, gọi là đạn hinh trụ. Người ta dung rãnh xoắn tam giác cho súng trường và chữ nhật hẹp cho đại bác để rạch vao đầu đạn, làm đâu đạn xoáy, chứ không phải lắp khớp vào gờ nữa. Kiểu rạch vỏ mềm này con dùng đến ngày nay. Loại đạn dung cho nòng xoắn đó chỉ xuất hiện nhiều cuối 188x và chỉ được dùng rộng rãi 189x, là những kiểu đầu của Mauser, Mosin. Hai khẩu lừng danh này còn qua một lần cải tiến đạn nữa 1898.

Trước 1898, người ta đúc đạn hình trụ với mũi tù, thuốc nhồi vô tư, tốc độ xoáy càng cao càng tốt miễn là không vỡ nòng. Đạn xoáy mạnh cố định trục đầu đạn.
Đến 1898, Mau và Mốt sử dụng thuạt phóng ngoài chính xác, với tốc độc xoáy, tốc độ dài, kích tước đầu đạn tương ứng tương đối với nhau. Đầu đạn có mũi dài đẩy tâm khí động lên trước, trục đạn ngoáy đảo rồi tự động ăn khớp với hướng bay. Điều này làm giảm tản mát và tăng tầm. Đến 1902, 1906, phương Tây mới theo Nga Đức. Pháp hơi chậm. Đến 193x, các bài toán tính đầu đạn đã phổ biến, người ta tính được thuật phóng chính xác hơn. Mosin cũng chính xác hóa lại đầu đạn nhưng về cơ bản việc này đã thực hiện từ 1898. CÒn Pháp lạc hậu hơn, đến thời điểm này cách mạng luôn với Mas.
Nói thêm là M16 lừng danh trên quảng cáo, cả M16 A0 A1 A2 đều dùng thuật phóng ngoài tăng vận tốc xoáy hết cỡ của thời kỳ trước 1898. Thuật phóng lạc hậu như vậy không bỏ được bởi nhiều lý do, lý do lớn nhất là sự dốt nát lạc hậu của những người nắm đặc quyền chính trị kinh tế Mỹ.



Thay đổi lớn về thốc nổ là chuyển sang dùng thuốc súng không khói, mạnh. Kiểu tấm giấy gấp, "giấy nổ", là nitrocellulose được keo hóa thành dạng có tên collodion bằng cồn và ê-te ether, được Paul Vieille, Pháp cho ra năm 1886 với tên thuốc nổ trắng Poudre B. Tuy nhiên, chất nổ chính là nitrocellulose yếu.

Một ưu thế của loại thuốc nổ keo hóa viên lớn là cháy chậm đều, giảm áp suất tối đa, tăng chiều dài nòng và giảm trọng lượng nòng. Sau này, nó được sử dụng để thực hiện thuật phóng trong điều khiển tốc độ cháy bằng hình dáng viên thuốc. Vào năm 1898, Nga và Đức tuy chưa tính được kết quả chính xác nhưng có phương pháp thử nghiệm quy mô lớn hồi đó để đưa ra loại đạn rất mạnh. Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới vẫn lạc hậu cho đến 1906, Pháp lạc hậu hơn cả dân da trắng, phải đến 193x, khi các bài toán lý thuyết đã hoàn thiện.

Paul Vieille do đó không tận dụng được thế mạnh của thuốc nổ kích thước viên lớn và thuốc nổ tấm giấy gấp vẫn được dùng như là thuốc nổ chính của Pháp. Cuộn giấy nổ được nhét vào trong vỏ đạn, đây là thời điểm đánh dấu sự ra đời của Lebel (phiên bản cạc bin của nó là "mút"), đạn bi thép cầu vẫn được dùng phổ biến ở cả Lebel và Grass vài năm nữa.
Ballistite là sản phẩm của Nobel đối địch Poudre B năm 1887. Có 10% keo long não, 45% 45% nitroglycerine và 45% collodion (nitrocellulose keo hóa). Việc dùng thuốc nổ này ngày nay bị phản đối do tốc độ cháy quá nhanh, nhưng ngày đó có quan điểm là thuốc nổ mạnh là tốt (mạnh yếu khác nhanh chậm nhé). Thời điểm này, trừ Nga và Đức đang thai nghén các bài toán điều khiển tốc độ cháy cho chậm, thì quan điểm sai đó trội ở phương Tây. Ballistite được dùng cho cả súng trường Ý và một số của Pháp.

Anh cải tiến không nhiều nguyên lý Ballistite đưa ra cordite: 58% nitroglycerine,  37% nitrocellulose, 5% vaseline năm 1889. Đây là Ballistite dẻo hóa ép thành dây cuộn như cái thừng. Việc sử dụng chất hóa dẻo trong thuốc súng là một bước đi sai lầm. Tuy nhiên, khi bài toán chưa hoàn thiện thì người ta không biết đó là sai lầm. Thuốc có độ bền hóa học cao theo thời gian.

Thật ra, thuốc súng đóng góp khối lượng nhỏ trong tổng khối lượng đạn nên quan điểm dùng thuốc nổ mạnh làm thuốc súng ngày nay là buồn cười, càng buồn cười hơn khi hóa dẻo nó để cháy nhanh hơn. Nhưng trước 193x ở phương Tây nó như vậy.

Cái quan trọng chúng ta cần biết là, các thuốc súng đó, trừ Poudre B, cháy nhanh tức thì chả kém gì thuốc nổ đen cổ điển cả. Chúng chỉ có 2 ưu thế là không khói và năng lượng / khối lượng thuốc cao hơn. Nhưng vì khối lượng thuốc chỉ đóng góp phần nhỏ trong khối lượng đạn, và cũng do không điều khiển được tốc độ cháy, nên để nòng nhẹ, người ta vẫn làm vỏ đạn lớn và chỉ nhồi phần nhỏ thể tích thuốc nổ, nên dùng thuốc nổ mới không gọn hơn thuốc nổ phân dơi. Và như vậy, vào thời điểm Cao Thăng 188x, thì thuốc nổ đen vẫn là đương thời.

Vào năm 1902, Đức thể hiện sức mạnh của thuốc nhồi đầu đạn và phóng đạn viên cứng gốc TNT và nitrocellulose , thì phương Tây mới có cải tiến thuốc súng trường và đầu đạn mũi dài đến 1906. NHưng về cơ bản họ không nắm được bài toán thuật phóng ngoài, chỉ sao chép không hoàn thiện. Cho đến sau Thế chiến II, Mỹ vẫn dùng phổ biến cordite. Chỉ trong CHiến Tranh Việt Nam, quá yếu trước AK, quá bị chỉ trích bởi Đức (lúc này giỏi nhưng mâm dưới), Mỹ mới chấp nhận đạn NATO 51x7,62. Thuốc của đạn này sau được dùng cho AR-15 và trở thành M16A1 năm 1967. Còn trước đó vẫn là các phiên bản cordite cố cải tiến vô vọng.

Và vì vậy, trừ việc tỏa khói ầm ỹ, thì thuốc súng Cao Thắng không kém mấy. Mà với súng trường bắn một phút một phát thì khói cũng chả thành vấn đề.
Với kỹ thuật hồi đó, đạn bi cầu bằng đồng hay chì, vỏ đạn đồng, nòng trơn là thiết kế tuy đã chớm bắt đầu lạc hậu nhưng vẫn đương thời ở châu Âu. Mình không rõ lắm, nhưng nếu dùng đạn trụ dài trong súng đó thì tản mát lớn. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của Cao Thắng là ông không có máy khoan nòng nên chắc nòng  kém chính xác.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2009, 03:34:08 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #26 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2009, 03:21:44 pm »

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #27 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2009, 03:23:06 pm »

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #28 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2009, 09:13:20 am »

Vào năm 1874, khi Gras được chấp nhận là súng trường phục vụ MLE 1874, thì loại thuốc nổ chủ lực của súng trường Pháp vẫn là thuốc nổ đen, Poudre N, Poudre Noire. Cho đến năm 1886, khi nhà hóa học Pháp Paul Vieille chế ra thuốc nổ trắng thì nó mới dần dần thay thế thuốc nổ đen, (Poudre Blanche). Đây là thời điểm mà nước Pháp trở mình thoát khỏi đêm dài thống trị của thuốc nổ đen. Lúc đó, cuộc đại cách mạng này diễn ra rất nhanh chóng, nhưng là nhanh chóng với tốc độ lúc đó, cho đến tận đầu thế kỷ 20 thì súng dùng loại thuốc này vẫn chưa hoàn toàn thay thế súng cũ.
Khẩu Lebel 1886 là khẩu súng đầu tiên dùng đạn tiêu chuẩn 8mm, thuốc nổ Poudre Blanche. Tuy nhiên, như mình dã pót, loại đạn 8mm này còn cải tiến rất nhiều lần cả súng lẫn đạn, loại đạn ban đầu 1886 không có gì hay ho hơn các đạn cũ cả ngoại trừ việc bắn không có khói, điều đó lại chả quan trọng cho lắm. Như vậy, khẩu MLE 1874 vẫn là thời kỳ thuốc nổ đen, mặc dù các phiên bản cải tiến sau này dùng thuốc nổ khác nhưng nguyên bản nó là khẩu súng dùn thuốc nổ đen.

Về Poudre Blanche, Poudre B. Nó là loại Nitrocellulose, (nitrô xenluloz, đọc là Ni tơ rô, chứ không phải Ni trô như mấy mẹ tiếng Anh ngọng ngắn lưỡi), đã được keo hóa. Bông thuốc súng, được tạo thành từ phản ứng Nitrat (ni tơ rát) hóa xenluloz trong môi trường axit-sunfuaric đậm đặc ( dư olêum). Chất này đã được tìm ra từ lâu, nhưng người ta đã cố nhiều công sức mà không làm giảm sự nguy hiểm của nó để có thể dùng nhồi đạn. Nguyên nhân ngày nay được giải thích là sự bay hơi của gốc nitrat. Lúc đó, olêum còn dư lại trong thuốc, sau này hút hơi nước ẩm trở thành axit, gây nên bay hơi nitrat. Một nhà khoa học Anh đã sử dụng quy trình giặt sấy kỳ công mấy chục lần để làm thuốc nhồi đạn, nhưng vẫn rất tồi. Paul Vieille đã chế ra cách keo hóa, hòa tan bông thuốc súng trong môi trường ê-te (ether, CH3-CH2-O-CH2-CH3, C4H10O) và cồn C2H6O. Chất dẻo được ép cán mỏng và sấy khô thành tấm như giấy. Giấy này được gấp cuộn nhồi vào trong vỏ đạn. Sau này người ta ải tiến phương pháp này bằng cách nhồi bông thuốc súng trong môi trường kiềm, đúc ép thành viên cường độ cao. Tuy nhiên, lúc đó, phương pháp thô sơ của  Paul Vieille đã cho ra một loại thuốc súng tốt bậc nhất lúc đó.

Cũng lại tuy nhiên, so với Đức và Nga, trình độ chế súng, cả lý thuyết và thực hành, của Anh Pháp Ý quá tồi, Mỹ thì còn lạc hậu, nên phương Tây đã không nhìn thấy một vẫn đề quan trọng hơn, tạo thành bước tiếp theo của cách mạng đạn. Đó là thuốc súng cháy chậm có độ bền cơ học cao và điều khiển tốc độ cháy qua hình dáng. Sau này, thế giới sẽ dùng các thuốc cháy chậm như TNT và Nitrocellulose để làn thuốc súng, nhưng lúc đó, người ta chê Nitrocellulose là yếu và chuyển sang các thuốc nổ dạng dẻo như ballistite hoặc cordite. Đây là hai xu hướng ngược nhau trong thập niên 1890 và kéo dài cho đến CHiên Tranh Việt Nam. Sau này, việc dùng thuốc nổ dẻo để phóng đạn được coi là hài hước ngu si. Nhưng sự hài hước đó tồn tại khá lâu bất chấp nhiều sự kiện động trời. Ví dụ, Thiết giáo hạm Risơlie (Richelieu) bay mất nongd trong trận chiến đầu tiên. Ở M16, cordite chỉ được thay thế bằng thuốc của đạn NATO 51 x 7,62 vào thời Chiến Tranh Việt Nam, 1965-1967, du nhập kỹ thuật súng đạn Đức thông qua các công ty Bỉ.
Năm 1902, Đức hoàn thiện đại bác nòng dài bắn đạn xuyên cơ lớn cho Thiế Giáp Hạm, có thời gia cháy của viên thuốc lâu. Lúc này, bài toán hình dáng viên thuốc chưa được tính kỹ nhưng thử nghiệm bù lại một phần. Đáp lại: người Pháp bỏ Poudre B thay bằng ballistite. Một nước thì chuyển từ thuốc ổ mạnh sang yếu là TNT, một nước thì chuyển từ yếu sang mạnh là thuốc nổ dẻo, hài hước như vậy.

Lúc đó, thiếu cơ sở lý thuyết, người ta cứ nghĩ thuốc mìn tốt là nhồi đạn cũng tốt.


Mặt khác, MLE 1874 đã mang dáng dấp của súng hiện đại. Nó đã có vỏ đạn đồng dùng gờ móc, có móc và gờ gạt. Súng cũng được gia công bằng kỹ thuật khoan và tiện. Nhưng đa phần các động tác gia công vẫn là rèn và mài.

Trên tất cả các thông tin trên, chúng ta thấy rằng. Việc cao thắng chế được súng trường lúc đó ngang việc chúng ta tự đóng hoàn toàn SU-27 hay là MiG-25 hiện nay.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #29 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 06:39:40 pm »


Đây là khẩu trong Bảo tàng Cách mạng. Về hình dáng có vẻ giống khẩu 1874 loại ngắn (dành cho lính pháo binh).
Tuy nhiên cơ cấu kim hoả rất kỳ cục (hình như không đủ), nhưng rõ ràng đây là "khai hậu".

Bác nào có ảnh khác, mà cũng của Cao Thắng cho xem chi tiết được không ?











Đây là súng kíp, không phải súng khai hậu. Súng khai hậu là kiểu súng chưa có receiver (hộp khóa nòng). Thực chất, các súng khai hậu đầu tiên là súng hoán cải , tức cải tiến súng nạp đạn miệng nòng thành súng nạp đạn sau, bắn vỏ đồng, phát triển mạnh trong thập niên 186x, sau đó được thay bởi súng có khóa nòng. Sau đó, có một số súng khai hậu được chế tạo mới. Ở Pháp, Phổ, Áo Hung, Nga, Anh thì súng khai hậu chỉ xuất hiện một thời gian ngắn với số lượng sản xuất vài vạn khẩu đến 20 vạn khẩu, Áo Hung làm nhiều nhưng chủ yếu là bán cho các nước nghèo như Anbani , Nam Tư, hay quân không chính quy Nga (phiên bản Krnka). Mỹ không có quân đội chính thức cho đến WW1 và suốt thời gian trước Krag M1890 toàn khai hậu.


Khai hậu tức là mở đuôi, công đoạn hoán cải súng nạp miệng nòng làm nạp sau, thật ra có nhiều công đoạn nhưng điều đó trông rõ. Mình cũng đang rắc rối to với kiểu trung bầy dốt nát trong các bảo tàng, nên tám chút.. Các súng khai hậu có nhiều dạng, đều bắn đạn vỏ đông không vỏ vai, phần lớn không có quy lát, trừ súng của Bravia (Tây Đức) dùng đồ Phổ (Đông Đức), riêng loại này nhiều người không gọi là khai hậu theo nguyên tắc có khóa nòng kiểu kéo tay thì không khai hậu. Ban đầu, các súng hoán cải thật sự thường dùng nòng cũ, 18mm bắn đạn 16,5mm Pháp, 14mm Áo Hung và 15mm Phổ. Tiếp theo, các súng hoán cải lần 2 hoặc chế tạo mới dùng nòng 11mm

Ví dụ hoán cải lần đầu là Krrnk Nga



Wanzl , Hoán cải từ M1854 thành M1854/67



Sau đấy, thường dùng đạn 11mm để tận dụng ưu thế của nạp đạn sau, làm được xoắn, bắn được đạn dài chính xác hơn đạn ngắn. Ví như Wern Áo Hung 1867


Werder M1869 Baravia dùng quy lát của M1841 Phổ hoán cải
http://oldmilitaryrifles.eu/germany/germany.htm

Nước Pháp không trang bị chính thức súng hoán cải Khai Hậu trong quân chính quy bao giờ, nhưng các quân linh tính vẫn có các đời Tabatière Mle 1867 Fusil (conversion) , Tabatière Mle 1867 Carabine (conversion).
http://www.blogg.org/blog-17737-date-2010-05-07-billet-fusil_mle_1867_a_tabatiere-1194476.html
http://www.militaryrifles.com/France/Carabine.htm
http://www.militaryrifles.com/France/Tabatier.htm

Phiên bản khai hậu chế tạo mới của Pháp vượt quá xa thời đại và không đi vào thực tế, đó là mút cơ tông MLE 1854, dùng đạn hạt nổ sườn.
http://armesfrancaises.free.fr/Mousq%20Treuille%20de%20Beaulieu%20mle%201854%201er%20type.html

Phần lớn các súng khai hậu có mặt ở Vịt đều có kiểu trượt đứng như mút 1854, đây là các phiên bản không chính thức, được bán về Vịt bằng nhiều nguồn. Súng khai hậu bắn chạm vì chưa có quy lát, động tác móc vỏ đạn khó khăn, động tác lên cò rời nên bắn chậm. Các súng như Tabatière Mle 1867 Fusil (conversion) , Tabatière Mle 1867 Carabine (conversion) vẫn dùng kiểu búa có từ 166x, có tên flint lock, chỉ thay bằng hạt nổ, kim hỏa. Hầu hết các súng hoán cải đều thực hiện từ phiên bản vẫn dùng cái búa ấy nhưng dùng hạt nổ, nạp miệng nòng, thay cốc mồi của đá lửa bằng ống dẫn lửa của hạt .


Súng khai hậu bắn rất giật, được buôn bán trên thị trường cùng với các súng đời cũ hơn , chủ yếu để đi săn, dùng vỏ đạn tái sử dụng (xạ thủ tự đúc đầu, làm hạt và nhồi).
=====


Quay trở lại cái hình trên, nó là súng kíp (nạp đạn miệng nòng dùng hạt nổ), chưa mở đuôi  (khai hậu). Theo lịch sử, súng trường cao thắng có khóa nòng quy lát, kiểu vỏ đồng MLE 1874 Grass, là đời sau của các súng khai hậu.

Cái cần trên là cái búa, nó sẽ đập vào một cái đe ở sườn không nhìn thấy, trên đe có hạt nổ và có ống dẫn lửa vào trong. Kiểu đe búa mang về Vịt dùng kiểu hạt nổ lông ngỗng của người Mèo, lỗ rất nhỏ, tốt hơn kiểu tây. Do điều kiện mưa ảm, nên xứ Vịt từ lau đã có kiểu hạt nổ kiêm ống dẫn lửa này, nó rất nhậy, không cần búa to như Tây, trong bảo tang hôm qua mình thấy rất nhiều súng kíp dạng đó. Bạn phận biệt với súng khai hậu ở chỗ nó kín đuôi và phân biệt với búa kíp tây vì búa Vịt rất nhỏ, bắn không rung (nhưng súng nòng trơn thì cũng chả bắn xa được).

Trong số các súng hoán cải, có những loại có người cãi là không khai hậu, như loại trap door, được dùng ở Áo Hung đến 195x và ANh Quốc sản xuất đến 1906, hiệu Martini-Henry . Thêm nữa là loại của Bravia, hoán cải bằng khóa nòng Phổ.
http://www.hungariae.com/Lorenz.htm
Các súng này đã tiệng ren nòng làm receiver, thêm lý do nữa, bảo người ANh dùng khai hậu đến 1890 thì hóa ra bằng... Mỹ à.

Các súng Grass, IG71, Berdan là cùng một thế hệ, lai giữa vỏ đồng của súng khai hậu với khóa nòng của M1841. Nhưng vỏ đạn của thế hệ 3 súng này khác, chúng đã có vai và côn, dùng cỡ đạn nhỏ. Cảt 3 súng đều dùng kiểu búa mà sau này Mosin sẽ dùng, rất dễ chế tạo, khí không yêu cầu hợp kim quá tốt như bộ kim hỏa Mauser. Grass và cả lebel sau này đều có thể bắn đạn bi nòng trơn hay đạn dài, có đai, nòng xoắn. Grass đều bắn đạn chì, sau này mới có hoán chuyển bắn đạn đồng ( làm lại thước ngắm), còn Lebel mới sinh bắn đồng dài, nhưng có nhiều cải tiến bắn chì cầu.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Chín, 2010, 06:58:04 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM