Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:24:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Súng trường Cao Thắng  (Đọc 113285 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« vào lúc: 24 Tháng Hai, 2008, 12:43:13 pm »

http://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_Th%E1%BA%AFng

Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, Cao Thắng chiêu mộ lực lượng cùng em ruột là Cao Đạt đem 60 người đến hợp tác với Phan Đình Phùng đánh Pháp và được phong chức Quản cơ.

Năm 1887 khi Phan Đình Phùng ra Bắc liên lạc với các lực lượng kháng Pháp, Cao Thắng được giao quyền chỉ huy nghĩa quân. Trong một trận đánh thắng đội quân của ông đã thu được 17 khẩu súng và 60 viên đạn. Ông cùng với Lê Phần, Lê Quyên tháo súng ra nghiên cứu để chế tạo súng cho nghĩa quân. Ông tổ chức mở xưởng đúc vũ khí theo kiểu châu Âu ở chiến khu Vũ Quang và sản xuất được 500 khẩu súng theo mẫu 1874 của Pháp. Ngoài chế tạo vũ khí, ông còn xây dựng được một đội quân có tính chiến đấu cao, kỷ luật nghiêm.

Tháng 9 năm 1889, Phan Đình Phùng trở về căn cứ, cử Cao Thắng làm tổng chỉ huy nghĩa quân và thu được nhiều thắng lợi trong những năm 1890 - 1891.

Năm 1893, trong trận đánh Đồn Nu (Thanh Xuân - Thanh Chương - Nghệ An), ông bị trúng đạn và hy sinh lúc mới 29 tuổi.

Cái chết của Cao Thắng là tổn thất lớn cho quân khởi nghĩa Phan Đình Phùng. Sau khi ông mất, quân Phan Đình Phùng chỉ thắng thêm được 1 trận Vụ Quang năm 1894 và không lâu sau khi Phan Đình Phùng mất (1895), cuộc khởi nghĩa bị trấn áp hẳn.

-----------------------

Súng trường kiểu 1874 của Pháp ở đây hẳn là khẩu Gras Mle 1874


Câu hỏi ở đây là về đạn. Em vẫn còn nhớ là trong Nam thời KCCP, đạn súng trường chủ yếu chỉ có từ 2 nguồn, hoặc thu của địch, hoặc nhặt vỏ đạn cũ để nhồi lại (rờ sạc). Việc sản xuất đạn mới rất khó khăn và không đảm bảo được chất lượng.

Không hiểu lúc đó Cao Thắng có tự chế hay nhồi lại đạn được không, nếu chỉ dựa vào đạn chiến lợi phẩm để duy trì cho hàng trăm khẩu súng như vậy thì rất khó tin.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Hai, 2008, 12:46:10 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2008, 12:47:18 pm »

Chắc cụ cũng nhồi lại đạn thôi, nếu nhớ không nhầm thì trong KCCP có quy định thu vỏ đạn đổi đạn mới, cụ Cao Thắng chắc là cha đẻ của cái quy định rất VN này! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
caytrevietnam
Thành viên
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #2 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2008, 05:37:08 pm »

Khẩu súng do cụ Cao Thắng theo mẫu của súng Pháp mà chế ra, vậy ko rõ ngoài các vấn đề khác thì hình dáng của nó có giống như trong bức hình kia ko nhỉ?
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #3 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2008, 12:45:10 pm »

Vấn đề rãnh xoắn thì sao nhỉ? Hồi nhỏ tớ có đọc qua, bây giờ quên sạch!
Logged
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #4 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2008, 01:30:22 pm »

Theo sách nói thì súng của Cao Thắng làm giống hệt súng của Pháp, chỉ có điều nòng súng không có rãnh xoắn và lò xo kim hỏa hơi yếu nên đạn không đi xa. Mà có bác nào biết khẩu này bắn đạn cỡ nào không ?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2008, 10:48:55 pm »

Mà có bác nào biết khẩu này bắn đạn cỡ nào không ?

Mấy khẩu đời 1874-1886 của Pháp đều dùng đạn 11x59mm.

đây có post ảnh súng Cao Thắng :



Tuy nhiên cái mà em quan tâm là đạn chứ không phải súng Grin

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Hai, 2008, 10:50:04 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #6 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2008, 06:21:11 pm »

từ khẩu Gras 1874 đến Lebel 1883 thì Pháp dùng đạn thuốc đen, vỏ đồng, do vậy chắc là các cụ nhà ta phải nhặt vỏ về nhồi lại rồi (Thời đó lầm sao dập được vỏ đạn với chế được thủy ngân fuminat làm hạt nổ). Chiến thuật chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê là đánh du kích nên chắc tiêu thụ đạn cũng không nhiều, bắn xong nhặt vỏ về nhồi lại cũng đủ dùng
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2008, 06:54:45 pm »

Nhồi lắp đạn có phức tạp không nhỉ, em vẫn hơi nghi ngờ trình độ thời ấy (mong cụ thứ tội cho con Grin)

Lại thêm cái này nữa Undecided

http://www.vusta.vn/news_detail.asp?id=15843

Cao Thắng và việc chế tạo súng trường
 
Cao Thắng (1864-1893) người thôn Yên Đức, xã Tuần Lễ (nay là xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, từ nhỏ ông đã là người ham học, học giỏi cả văn và võ.


Cao Thắng đã cùng em là Cao Nữu gia nhập nghĩa quân Phan Đình Phùng từ cuối năm 1885 ở Hương Khê, Hà Tĩnh.

Năm 1886, Phan Đình Phùng ra Bắc để liên lạc với lực lượng chống thực dân Pháp. Cao Thắng cùng với các nghĩa quân thực hiện chủ trương đúc rèn vũ khí diệt giặc. Ông tuyển hàng trăm thợ rèn, sau hơn một tháng đã làm được 200 khẩu súng kíp. Cao Thắng ước ao có được một khẩu súng của Pháp để học kiểu mà làm.

Một hôm, Cao Thắng nhận được mật tin có hai lính Pháp cùng 15 lính nguỵ áp tải hàng lên đầu phố (Hương Sơn). Ngay tức khắc, ông tổ chức 20 nghĩa quân mai phục diệt địch. Trận đánh thắng lợi. Ta thu 17 khẩu súng.

Có súng giặc, Cao Thắng đã tập trung những thợ rèn giỏi nghiên cứu và rèn đúc theo mẫu. Công việc chế tạo súng rất phức tạp. Cao Thắng đã tính toán kỹ đến kích thước, hình dáng các chi tiết súng. Sắt làm súng là các loại sắt thu gom trong nhân dân. Vỏ đạn là đồng được chế tác từ mâm đồng, nồi đồng. Thuốc súng thì dùng từ diêm tiêu đào tìm trong hang núi. Riêng nòng súng thì phải làm từ gọng ô. Sau hai tháng, qua rất nhiều lần thử nghiệm, với nghị lực cao, trí thông minh và lòng quả cảm, Cao Thắng cùng với những người thợ đã chế tạo được 350 súng trường. Tính năng, tác dụng của súng chỉ kém súng trường của Pháp kiểu 1784 là do nòng súng không có rãnh xoắn nên đường đạn không căng và điểm rơi của đạn không được xa.

Có súng, ý chí của các nghĩa quân như bừng lên. Lúc này cụ Phan Đình Phùng cũng từ ngoài Bắc trở vào. Ngay sau đó, nghĩa quân Phan Đình Phùng có tổng binh Cao Thắng làm trụ cột đã bước vào thời kỳ chiến đấu oanh liệt.

Ngày 21-11-1893, trong trận đánh đồn Nu thuộc huyện Thanh Chương (Nghệ An), Cao Thắng bị trúng đạn và hy sinh anh dũng.

Cao Thắng và các nghĩa quân Phan Đình Phùng đã góp phần tô thắm thêm trang sử anh hùng trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, trong đó có việc chế tạo thành công súng trường.

Nguồn: T/c Văn hoá Quân sự, số 2, 10/2005, tr 32
 
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
minh_mai
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2008, 08:45:42 am »

Cao Sơn à, đây là vẫn đề rất hóc mà mình cũng như Sơn, suy nghĩ từ lâu. Đáng buồn là phòng viên chiến trường nhà ta vẫn quen thói hủ nho, tuyền ôm vợ con ở nhà sáng tác tụng ca. Ngay cả từ thời đó, sớm hơn những nhà nghề bộc phét thời đánh pháo mỹ, muộn hơn thời rạch gầm xoài mút, những câu chuyện về nghĩa quân cũng rất thiếu và hầu như chỉ được chép lại bằng giấy tây bút sắt sau này qua lời kể. Cái kiểu tụng ca như thế chie trẻ em đọc là sướng thôi, còn anh em mình vừa tức, vừa nhức đầu.

Súng kíp là một đặc sản của phương đông, về điểm hoả, nó hơn hẳn các loại mồi thừng và mồi đá lửa của phương tây, đảm bảo chiến đấu mọi thời tiết và cơ cấu điểm hoả nhẹ nhàng, không rung. Súng kíp người Mèo còn truyền đến thời mình lên núi chơi có kíp là ống lông vũ nhồi hốn hợp thuốc nổ đen và bột một loại đá. Người Mèo biết là súng từ trận chiến thê thảm của họ chống lại Trương Phụ, nhưng không biết họ làm súng kíp từ bao giờ. Một trong những nguyên liệu để làm súng trường là thép mềm và thép đàn hồi, tạo các chi tiết mảnh và dài, dai cứng và đàn hồi, khác hẳn súng lớn chỉ cần đúc gang hay đồng. Cần hiểu rõ hơn là thép hồi đó rất hiếm. Đặc biệt, súng kíp người Mèo là nòng khoan, hết sức tiên tiến thời cổ. Chắc bạn Sơn đã nghe truyền thuyết về súng Mèo, khoan nhiều tháng trời hết cả bộ da một con trâu được cắt nhỏ làm dây kéo khoan. Théo được làm bằng phương pháo nung gang rồi đập đo đập lại mất rất nhiều công, nung, đập mỏng, gập lại, rồi lại cứ thế lặp lại cho đến khi lượng carbon giảm. Thứ thép này rất tồi, để nó tốt, lại phải nung nóng rồi đập nhưng không dát mỏng rất nhiều công nữa mới thành cục. Kỹ thuật luyện thép này ngày nay nhiều thợ Mèo vẫn dùng, nhưng chỉ để làm những đồ truyền thống. Hồi mình lên núi chơi, nòng súng kíp khoan bằng loại xà beng tầu, thứ thép carbon cao, nhiều măng gan, khá tốt. Nhưng đó chỉ là những khẩu súng cũ, còn thợ săn Mèo lúc đó đã phổ biến CKC và K44 (Mosin 1891/1944), súng kíp vẫn dùng để bắn đạn ria vì súng bắn đạn ria Mỹ còn hiếm không như bi giờ.
Mình nghĩ là vùng cao Nghệ-Tĩnh có nhiều người Mèo và kỹ thuật này Cao Thắng có được.

Tuy nhiên, bài báo trên chỉ là một bản tụng ca cũng ngu si như những bản tụng ca khác thôi, viết theo một cái khung chung với những bịa đặt của người viết thiếu hiểu biết.
Thép gọng ô cũng là một loại có từ lâu đời. Theo mình hiểu, đây là thứ thép luyện kỹ (bằng phương pháp trên), đàn hồi. Theo một số thông tin ít ỏi mình có, loại thép đắt đỏ này lúc đó được dùng làm những bộ phận đàn hồi của súng. Kẻ viết tụng ca ngu ngốc cho là nòng.

Cái hóc nhất đúng như Sơn nghĩ đấy, nó là hạt nổ. Minh cũng như Sơn, đến giờ không biết làm bằng gì.
Logged
dinh_van_thanh
Thành viên
*
Bài viết: 42


« Trả lời #9 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2008, 12:43:31 am »

Minh Sử có câu: "Thành Tổ bình giao chỉ, lấy được Thần cơ thương pháo pháp, đặt thần cơ doanh luyện tập".

Cuốn 92, chuyên về việc quân (binh chí thứ), lặp lại:
"Thành Tổ bình giao chỉ, lấy được Thần cơ thương pháo pháp, đặt thần cơ doanh luyện tập. Súng có nhiều cỡ to nhỏ không bằng nhau, cái trên xe, cái có giá, cọc và người nâng. Dùng tốt nhất cho phòng ngự và tốt khi viễn chinh. Chế tạo dùng thục đồng đỏ, nhu thiết và Tây thiết.
Đoạn nữa có câu "(thần cơ doanh) ban đầu dùng Hỏa Thương, sau dùng Hỏa Thằng Thương".

Ở đây, vẫn có hiện tượng hủ nho phổ biến trong lịch sử văn tầu, mặc dù thời Hồ Nguyên Trừng sang Tầu là thời mạt nhất của hủ nho, hủ nho và các thế lực âm độc tuyệt diệt cùng vớicác cung điện Nam Kinh khi Chu Nguyên Chương chết, con là Minh Thành Tổ đánh bại cháu trưởng, rồi sau thiên đô về Bắc Kinh.

Người viết thiên về ca tụng công đức, mà thể hiện sự ngu si về kiến thức, truyền lại đời sau. Ví dụ, "thục xích đồng", là một thứ nguyên liệu quý, dùng để làm súng pháo. Nhưng không phải nòng súng đúc từ nó, "thục xích đồng" nghĩa là đồng nguyên chất (xích đồng) có độ tinh khiết cao (thục), rất mềm yếu, cái quý của nó là dễ pha với các chất khác thành hợp kim có chất lượng cao, cái hợp kim này mới dùng đúc súng. Hợp kim hay dùng ở phương tây có tên "đồng súng", "đồng pháo" chứa 88% đồng và 12%thiếc (ta gọi "đồng điếu", hay dùng đúc cối giã trầu). Loại đồng phổ biến trong dân gian là "đồng thau" không đúc được súng, phải luyện rất khó thành "thục xích đồng", rồi hợp kim với thiếc mà thành "đồng điếu". Nguồn "thục xích đồng" chủ yếu không phải từ đồng thau, mà từ một số mỏ khoáng. Đồng điếu cũng có từ một loại quặng mà không cần qua khâu "thục xích đồng". Đồng thau quý ở chỗ dẻo và có nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ đúc, dễ gò, dễ hàn thành những chi tiết phức tạo, dai khó vỡ khi va đập... nhưng nhược điểm là dễ bị mài mòn và chịu áp lực thấp, gọi là đồng thau vì hay làm thau và mâm.
Kim Dung cũng thừa kế lại "thục đồng côn" từ loại hủ này. Thục đồng côn mà có thật thì gõ nhẹ cái là cong,  Grin Grin Grin Grin vác lại nặng è cổ  Grin Grin.

"Nhu thiết", "Tây thiết"... Hợp kim sắt lúc đó chủ yếu là gang đúc xấu. Cùng là sắt, nhưng lúc đó gang thì rẻ mà thép thì rất đắt. Nhu thiết, thép mềm dễ làm được những chi tiết phức tạp qua rèn (thế mạnh của đồng thau). Tây thiết, là thép "Tây Vực". "Tây Vực" những vùng phía tây dãy núi Côn Luân, kéo dài từ Thanh Hải bi h cho đến tận Ba Tư. Thực chất, đây chính là thép Damacus được buôn từ Trung Đông đến "Hành lang Hà tây", qua "Tây Vực" mà đến Tầu. Loại thép này cứng, đàn hồi, đặc biệt rất dai bền ("dai" là từ chuyên môn bi h nói về độ chịu đựng biến đổi hình dạng, va đập lâu mà không yếu đi, chịu một thời gian mà yếu đi gọi là "mỏi", cũng từ bi h). "Thép Đa Mát", "Tây Thiết" không phải là một loại thép, mà rất nhiều loại thép đã được nấu, đặc điểm chung là có thành phần chính chính là thứ thép buôn kia. Ngày nay, được biết đây là loại thép giầu măng gan, được luyện từ công nghệ bí truyền và điều kiện thuận lợi ở Syria.
Nhu thiết và tây thiết là nguyên liệu quý để làm các súng phức tạp, như súng trường. Pháo tuy hoành tráng, nhưng cấu tạo đơn giản và chỉ cần gang đúc đồng đúc. Súng trường "hỏa thằng thương" thì không thể đúc cò, kim hỏa (gọi là "câu"), khóa an toàn, lẫy lò xo... bằng gang hay đồng được. Cao Thắng thì không có điều kiện mua nhu thiết tây thiết rồi, càng khoai hơn.

Làm súng kíp "theo công nghệ cổ truyền" ngày nay dễ dàng hơn nhiều. Ví như nòng thì lấy xà beng. Các cơ cấu cò, lò xo, mỏ mổ kíp... lấy các thép đầy ra ở hàng sắt vụn. Nhưng ở thời đại gang đúc đồng đúc thì đặc biệt khó. Súng của vương tôn thì dễ dàng dùng hợp kim bạc rất tốt, nhưng dùng súng đó mà trang bị cho "thần cơ doanh" thì mất nước trước khi đánh trận. Không kể các chi tiết súng, mà các chi tiết của "máy công cụ" cũng rất cần, ví như khoan.


Trong điều kiện cổ thì làm súng trường thật khó khăn, đấy mới là cái anh kiệt của các cụ, mà đến h tài năng như tớ đây Grin còn chưa mò mẫn ra làm sao mà các cụ làm được. Nhưng những thằng hủ nho chuyên viết tụng ca và bịa ra kiến thức, văn nhìn nhẵn mượt nhưng thối hoắc này, dễ dàng trút nước thối vào tài năng lớn lao của các cụ như thế.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2008, 01:35:06 pm gửi bởi dinh_van_thanh » Logged
Trang: 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM