Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:44:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết  (Đọc 455198 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #80 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2008, 03:53:39 pm »

Hồi năm 1982 lên học tại "trường Sĩ quan Chỉ huy kỹ thuật Tên lửa phòng không", tôi có được nghe các anh lính cũ kể chuyện chiển đấu kiểu thủ công:
- Khi không chiến trên khu vực sân bay của ta, thì hoa tiêu mặt đất không nhìn màn hình ra-da, mà ngửa cổ nhìn trực tiếp rồi hướng dẫn máy bay ta tránh và đánh máy bay địch.
- Một số trận bắn máy bay, vì trong xe thu phát có nhiễu quá, máy bay địch lại bay thấp, thế là lính tên lửa nghĩ ra cách cho ngay một chú ngồi luôn lên bệ ra đa điều khiển, nhìn luôn bằng mắt để hướng dẫn cho xe điều khiển hướng cánh sóng trực tiếp điều khiển tên lửa bắn máy bay.
Cách này thu được kết quả một số trận, nhưng các chú ngồi trên rađa thì bị "teo chim", nên khi giải ngũ đều phải nhận con nuôi.
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #81 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2008, 07:17:07 pm »

Hồi năm 1982 lên học tại "trường Sĩ quan Chỉ huy kỹ thuật Tên lửa phòng không", tôi có được nghe các anh lính cũ kể chuyện chiển đấu kiểu thủ công:
- Khi không chiến trên khu vực sân bay của ta, thì hoa tiêu mặt đất không nhìn màn hình ra-da, mà ngửa cổ nhìn trực tiếp rồi hướng dẫn máy bay ta tránh và đánh máy bay địch.
- Một số trận bắn máy bay, vì trong xe thu phát có nhiễu quá, máy bay địch lại bay thấp, thế là lính tên lửa nghĩ ra cách cho ngay một chú ngồi luôn lên bệ ra đa điều khiển, nhìn luôn bằng mắt để hướng dẫn cho xe điều khiển hướng cánh sóng trực tiếp điều khiển tên lửa bắn máy bay.
Cách này thu được kết quả một số trận, nhưng các chú ngồi trên rađa thì bị "teo chim", nên khi giải ngũ đều phải nhận con nuôi.

Bác là trinh sát phòng không ah? Bác nói thế anh em trên này hiểu nhầm chết Wink.
Năm 82 bác về trường học hệ gì ah? Em cuối năm 87 mới về trường bồi dưỡng hệ c125M trước khi đi học chuyển loại. Hồi gần cuối 89 em ở NB trực ban trinh sát trước khi hồi sư. Bác nghe thầy nào phán mà bảo dẫn đường tiêm kích và đồng bộ phần tử đài SNR-75 bằng mắt thường vậy ah? Vụ "teo..." thì cũng có nhưng như em đây về vẫn bắn đòm đòm còn chưa hết đạn bác ah!
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
HuuTrang
Thành viên
*
Bài viết: 33


« Trả lời #82 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2008, 10:03:06 pm »

Hey, các anh cho em hỏi là hình như hồi 75, Cánh quân Duyên hải có 1 sư đoàn trưởng hi sinh khi tập kết ở Xuân Lộc do du kích mình bắn nhầm phải không ạ, các anh cho em biết thêm về vị sư trưởng này và người du kích đó đi
Logged

Em mới chỉ học lớp 10, có gì xin các anh giúp đỡ
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #83 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2008, 10:04:18 pm »

Hey, các anh cho em hỏi là hình như hồi 75, Cánh quân Duyên hải có 1 sư đoàn trưởng hi sinh khi tập kết ở Xuân Lộc do du kích mình bắn nhầm phải không ạ, các anh cho em biết thêm về vị sư trưởng này và người du kích đó đi
Hình như là sư trưởng F673, đi xe Jeep, bị du kích dùng B40 bắn. Không phải ở Xuân Lộc!
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #84 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2008, 11:03:54 am »

http://cafe3.ktdom.com/vietvet/technote/main.cgi?board=junsun&number=137&view=2&howmanytext=
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #85 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2008, 10:51:06 pm »

Đọc cuốn " 5 đường mòn Hồ Chí Minh" có đoạn thế này:

" ... Đã có lần một đoàn quân sự của Bắc Triều Tiên sang thăm quan và học tập kinh nghiệm của chúng tôi. Chúng tôi dẫn họ đi sát tàu mà họ vẫn không phát hiện đâu là tàu của chúng tôi. Đến lúc chúng tôi vạch hệ thống ngụy trang ra, họ thấy tàu của chúng tôi đõ ngay trước mắt, họ kinh ngạc vô cùng....
  Ngược lại, có một đoàn nước bạn khác cho rằng không cần ngụy trang. Tàu của nước bạn đó sang tham quan cách đánh của chúng tôi và giúp đỡ kinh nghiệm. Các đồng chí bạn thấy chúng tôi quá công phu trong việc ngụy trang, liền nói: Chúng tôi sang đây để chiến đấu với kẻ thù chung, cứ công khai đương đầu với bọn chúng, cần gì phải ẩn náu mất công? Một buổi sáng, mấy con tàu của bạn phóng thẳng ra khơi để đương đầu với máy bay Mỹ. Trong phút chốc đối phương phát hiện, máy bay Mỹ lao tới. Dưới bắn lên, trên bắn xuống. Hai tầu của bạn bị chìm, một chiếc bị thương chạy về..."

 Có bác có thông tin thêm về vụ đo đỏ này không? Ngoài BTT ra thì còn "nước bạn" nào mà duy ý chí đến thế nhỉ?

 P/s: Nhân đây cảm ơn chú ma về cuốn sách, nhìn thấy tên quansuvn.net của mình trên phần tài liệu tham khảo của tác giả kể cũng sướng! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #86 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2008, 11:09:15 pm »

Em nhớ cuốn hồi ức của các chuyên gia LX có kể khi máy bay Mỹ ném bom Hải Phòng thì một số tàu TQ đỗ ở cảng đã nổ súng bắn lại. Có thể là liên quan chăng?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #87 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2008, 08:27:15 pm »

ĐỂ CÓ NHỮNG THƯỚC PHIM VÔ GIÁ

Hai mươi năm đã qua, ký ức vế chiến thắng mùa Xuân 1975 vẫn sống động trong hàng triệu triệu con tim. Những hình ảnh về cuộc tiến công thần tốc của dân và quân đội ta không chỉ nằm trong nỗi nhớ, trí tưởng tượng của mọi người, mà còn hiện diện sống động, chân thực trên từng mét phim tư liệu quí báu. Những người ghi lại được những hình ảnh quí giá đó giờ người mất, người còn, họ là những người lính nghệ sĩ làm phim quân đội.

...Tháng ba, khi ta mở chiến dịch Tây Nguyên, một tổ làm phim Quân đội đã có mặt ở đó. Họ là đạo diễn Nguyễn Bá Hùng và quay phim Phạm Huyên, Nguyễn Mạnh Hùng. Sau các bước nghi binh bí mật, ta bất ngờ tấn công thị xã Buôn Ma Thuột. Ngày 10-3, ta giải phóng thị xã. Tổ làm phim đã có mặt kịp thời ghi lại cảnh rút chạy của ngụy quân và ngày đầu giải phóng, ghi vào ống kính sự tháo chạy hoảng loạn của địch ở Cheo Reo, Phú Bổn...

Vào thời điểm này, lực lượng chủ yếu của ĐAQĐ đang tham gia đắp đê sông Đáy cùng với sư đoàn 320. Ở mặt trận Thửa Thiên - Huế địch có dấu hiệu rút, chạy, lập tức đạo diễn Lê Văn Ngữ, biên kịch Đỗ Đức Nậu và quay phim Vũ Văn Chính được lệnh lên đường theo hướng tiến của quân đoàn II. Sau mấy ngày hành quân, tổ làm phim đã có mặt ở chiến trường kịp ghi lại được bước tiến như vũ bão của quân ta vào nội thánh cố đô Huế và hình ảnh quân tạ cắm cờ trên đỉnh Ngọ môn. Và ở bãi biển Thuận An, máy quay đã dừng lại tại những địa điểm địch vứt lại vũ khí, khí tài, trông thật ngổn ngang. bề bộn. Rồi tại thành phố Đà Nẵng, tổ làm phim hòa vào dòng người di tản, chứng kiến sự hốt hoảng tháo chạy của ngụy quân, ngụy quyền.

Sau ngày 10-3, trên các mặt trận, chiến sự diễn ra dồn dập. Cục diện giữa ta và địch càng chênh lệch rõ rệt, chiến thắng ngày càng gần. Trước tình hình đó, ĐAQĐ quyết định ra quân tổng lực. Dưới sự chỉ huy của quyền giám đốc Trần Việt, tất cả đạo diễn, biên kịch, quay phim đều được lệnh hành quân vào chiến trường. Đến lúc này, đội quân làm phim đã có mặt tại các chiến trường miền Nam gần 40 người. Họ chia làm nhiều mũi, bám theo hướng đánh của các đơn vị chủ lực. Nhóm Phạm Hanh, Lê Hợi tiến về Quảng Ngãi, nhóm Ngọc Minh,Trần Anh Trà theo lên Đà Lạt. Nhóm Chí Tân, Nguyễn Sớm tiến về Đồng Dù, Củ Chi, nhóm Hoàng Văn Bổn, Ngô Đăng Tuất theo mũi Xuân Lộc và Hồ Quốc Vi, Thành Thái, Trịnh Rãng... xuống tàu ra Côn Đảo, Trường Sa... Còn lại mũi chủ yếu do Trần Việt chỉ huy gồm : Phùng Đệ, Đặng Xuân Hải, Chí Tân, Bùi Xuân Thiện... băng qua Đà Nẵng lên Tây Nguyên, vượt Bù Đăng, Bù Đốp hội quân ở “R” để chuẩn bị cho chiến dịch thần tốc - chiến dịch Hồ Chí Minh.

Không thể nói hết được sự khó khăn gian khổ và cả sự hy sinh của những người cầm máy và tham gia làm phim. Ở Hố Nai (Xuân Lộc) cửa ngõ phía Bắc Sài Gòn đã diễn ra những trận đánh ác liệt, dai dẳng. Quân địch ngoan cố “tử thủ”. Còn các chiến sĩ Giải phóng cũng quyết sinh. Trên vai áo, trên vành mũ của họ đều được viết đậm dòng chữ “quyết thắng”. Những người làm phim cũng thực sự tham gia chiến đấu bên cạnh những người lính. Họ đã thu vào ống kính những hình ảnh quí giá của trận đánh ác liệt này. Còn ở khu vực Đồng Dù, Củ Chi, quân ta tiến đánh sư 25 của địch. Ở trận đánh này ta đã bắt sống tên tướng Lý Bá Tòng. Hai nghệ sĩ Nguyễn Sớm và Chí Tân đã ngày đêm bám sát các mũi xung kích, ngay cả lúc trời còn chưa sáng rõ để chớp thời cơ. Trước cửa mở Đồng Dù, Chí Tân đứng sau cây rơm để quay đạn bắn thẳng của địch không làm anh hề hán gì. Nhưng, một trái pháo của địch đã hất tung cây rơm... Riêng mũi của Phạm Huyên đã có may mắn chộp được giây phút quân ta tiến đánh vào Bộ tổng tham mưu ngụy và ghi được hình ảnh lá cờ giải phóng tung bay trên nóc nhà Bộ tổng tham mưu ngụy.

Ngày 30-4, quân ta tiến đánh Dinh Độc Lập, đầu não cuối cùng của ngụy quân, ngụy quyền. Mũi quay phim của anh Nguyễn Sớm đã có mặt trước cửa Dinh Độc Lập. Đúng lúc xe tăng của ta húc đổ cửa Dinh thì một loạt đạn bắn thẳng về phía các anh. Giây phút lịch sử có một không hai ấy đã tuột khỏi ống kính, nhưng rất may hình ảnh ấy đã được một phóng viên Nhật ghi lại. Còn các anh Đặng Xuân Hải, Phùng Đệ, Phùng Thiên đã kịp có mặt quay cảnh nội các Dương Vãn Minh đầu hàng trước mũi súng của anh hùng Bùi Quang Thận và đồng đội.

Đến đây, chiến địch Hồ Chí Minh hầu như đã toàn thắng, nhưng những người lính làm phim vẫn phải tiếp tục hành quân. Chỉ trong một tuần lễ nhóm Trần Việt, Đặng Xuân Hải đã có mặt ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Họ qua Cần Thơ, Rạch Giá, tiến xuống Cà Mau, bay ra Hòn Khoai, Năm Căn, những địa danh cuối cùng để ghi lại khí thế tiến công của nhân dân Nam Bộ. Tại đây họ đã có những thước phim ấm áp tình người, cảnh các cô gái chèo thuyền chở bộ đội vượt sông, cảnh xe tăng quân giải phóng vượt đầm lầy...
Phải mất một năm trên bàn dựng, với ngồn ngộn những tư liệu do các anh quay và một số tư liệu của phóng viên nước ngoài, đạo diễn Trần Việt và các đồng sự đã hoàn tất bộ phim “Chiến thắng lịch sử Xuân 1975”. Bộ phim được đánh giá là vô tiền khoáng hậu, trong đó những người làm phim và khán giả đều là những người trong cuộc. Phim được tặng giải Bông Sen vàng lại LHP Việt Nam lần thứ 4 tại thành phố mang tên Bác.

Hôm nay và mãi mãi về sau, những ngày tháng hào hùng ấy không thể mất đi. Những người làm nên chiến thắng và những người ghi lại được những hình ảnh vô giá ấy không bị mai một dưới lớp bụi thời gian, bởi họ là lịch sử, là nhân chứng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc ta. Ghi lại đôi điều về họ trong những ngày tháng lịch sử ấy, âu cũng là một chút tri ân.

HỒ TUẤN
(MASK 393 - Tháng 4/1995)
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #88 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2008, 08:04:38 am »

ĐỂ CÓ NHỮNG THƯỚC PHIM VÔ GIÁ


HỒ TUẤN
(MASK 393 - Tháng 4/1995)


Đọc thấy nhiều chi tiết phét lác quá trời.
Xe 843 + 390: Do nước ngòai quay.
Cảnh bác Thệ trong dinh: Cũng nước ngoài quay.
Cảnh PT85 vào dinh: Quay lại.
Kể ra thì còn nhiều lắm...

Chỉ phục mỗi bác Phạm Khắc + 1 số bác quay phim của QGP, quay tại trận chiến dịch Ba Gia.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #89 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2008, 09:30:42 am »

Chào bạn hoi_ls, bạn cũng qua đây ư!  Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM