Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:31:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết  (Đọc 455220 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #60 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2008, 09:03:39 pm »

BỐ VÀ CON

Tự nhận là “bố đẻ” của quân nguỵ, Mỹ đã đối đãi với “con đẻ” của chúng như thế nào? Ký giả Mỹ Đêvít Anbớcxtam, trong cuốn Ngập giữa vũng lầy đã giải đáp bằng một sự so sánh đầy tủi nhục: “Một con cho bécgiê Đức dùng trong quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam mỗi ngày cần 1,2 đôla thịt ngựa ướp lạnh, còn một người lính (nguỵ) thì mỗi ngày được lĩnh 0,19 đôla tiền gạo”.

CUỘC ĐÀM PHÁN VỀ HOÀ BÌNH KÉO DÀI NHẤT, GAY GO, PHỨC TẠP NHẤT TRONG THẾ KỶ XX.


Đó là cuộc đấu tranh ngoại giao của nhân dân ta với đế quốc Mỹ ở Pari bắt đầu ngày 13 – 5 – 1968 và kết thúc ngày 27 – 1 – 1973, kéo dài 4 năm 8 tháng 14 ngày với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng.

- Sau khi Giônxơn tuyên bố ném bom hạn chế (31 – 3 – 1968), ta đồng ý ngồi nói chuyện với Mỹ ở Pari từ ngày 13 – 5 – 1968. Do sức đấu tranh của ta, Mỹ buộc phải ngồi nói chuyện chính thức với Mặt trận dân tộc giải phóng (từ tháng 6 – 1969 là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam). Hội nghị bốn bên bắt đầu ngày 18 – 1 – 1969.

- Trong quá trình đàm phán, ta đưa ra nhiều đề nghị hợp lý như giải pháp toàn bộ 10 điểm ngày 8 – 5 – 1969, 8 điểm nói rõ thêm ngày 17 – 9 – 1970, giải pháo 7 điểm ngày 1 – 7 – 1971, 2 điểm then chốt nói rõ thêm ngày 2 – 2- 1972, v.v…Nhưng tập đoàn Níchxơn cố tình bưng tai, bịt mắt để tiếp tục chính sách ngoại giao dựa trên sức manh. Ngày 4 – 5 – 1972, chúng đơn phương tuyên bố hoãn không thời hạn Hội nghị Pari, nhưng đến ngày 13 – 7 – 1972 phải nhân họp lại.

- Ngày 8 – 10 – 1972, ta chủ động đưa ra bản dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam”. Đến ngày 22 – 10 – 1972 ta và Mỹ đã hoàn thành văn bản Hiệp định, nhưng ngay ngày hôm sau Mỹ lại tìm cách tráo trở.

- Ngày 26 – 10 – 1972, Chính phủ ta ra tuyên bố vạch trần thái độ lật lọng, ngoan cố của Níchxơn. Đầu tháng 12 – 1972, khi nối lại các cuộc họp, Mỹ đòi sửa đổi nhiều điểm quan trọng trong nội dung Hiệp định, đồng thời tính toán bước leo thang chiến tranh mới.

- Sau thất bại của Mỹ trong đợt tập kích bằng không quân chiến lược, ngày 8 – 1- 1973, cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao đã ngã ngũ, phần thắng nghiêng về phía nhân dân ta. Mỹ phải bỏ thái độ “thương lượng trên thế mạnh”. Ngày 23 – 1 – 1973, văn bản Hiệp định được ký tắt giữa ta và Mỹ; ngày 27 – 1 – 1973, Hiệp định được ký chính thức.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #61 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2008, 09:08:33 pm »

VỀ MỨC ĐỘ, ÁC LIỆT CỦA CUỘC CHIẾN TRANH BẰNG KHÔNG QUÂN CỦA MỸ CHỐNG MIỀN BẮC VIỆT NAM.

- Trong 4 cuộc tập kích đường không nhằm vào hạm đội Bantích của Liên Xô đậu ở cửa sông Nêva (tháng 4 – 1942), phát xít Đức đã sử dụng 400 máy bay. Còn trong cuộc tập kích bằng không quân chiến lược vào miền Bắc nước ta, riêng đêm 18 và ngày 19 – 12 – 1972, đế quốc Mỹ sử dụng 413 lần chiếc, trong đó có 90 lần chiếc B.52.

- Trong các cuộc tập kích chiến lược vào thành phố Đrexđen (Đức) từ ngày 13 đến 15 – 2 – 1945, không quân Anh – Mỹ đã ném 4.210 tấn bom, giết 135.000 dân thường. Trong 10 trận oanh tạc chiến lược vào đất Nhật năm 1945, không quân Mỹ dùng 1.600 máy bay, ném 9.400 tấn bom xuống Tôkyô và 3 thành phố lớn khác. Còn trong cuộc tập kích chiến lược vào miền Bắc nước ta (12 – 1972) chỉ riêng tại Hà Nội, không quân Mỹ đã ném khoảng 60.000 tấn bom.

- Để đánh phá miền Bắc nước ta, không quân Mỹ tiến hành một cuộc chiến tranh điện tử quy mô lớn và rất hiện đại. Trong chiến tranh phá hoại của Giônxơn, trung bình 1 máy bay có 0,5 máy gây nhiễu; đến cuộc chiến tranh phá hoại của Níchxơn, trung bình một máy bay có 2 máy gây nhiễu. Riêng máy bay B.52 mỗi chiếc được trang bị tới 15 chiếc máy gây nhiễu các loại. Ngoài ra chúng còn tạo những đám mây nhiễu tiêu cực dài 40 – 50 km, dày 10 – 20 km.

Những tất cả những thủ đoạn tàn bạo và xảo quyệt nói trên đã không cứu nổi đế quốc Mỹ khỏi thất bại trong trận quyết chiến không đối đất và đất đối không có ý nghĩa lịch sử này.

NHỮNG CHIẾN CÔNG ĐẦU BẮN RƠI MÁY BAY Mỹ.

- 12 giờ 25 phút ngày 5 – 8 – 1964, bộ đội pháo cao xạ bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên đến đánh phá miền Bắc ở cửa sông Lam (Nghệ An).

- Ngày 15 – 3 – 1965, dân quân xã Diễn Hùng, huyện Diễn Châu, Nghệ An lần đầu tiên dùng súng bộ binh bắn rơi 1 phản lực Mỹ (A.4).

- Ngày 3 – 4- 1965, Không quân nhân dân đánh thắng trận đầu bắn rơi 2 máy bay phản lực Mỹ (F.Cool. Ngày 4 – 4- 1965 lại liên tiếp đánh thắng, bắn rơi 4 F.105.

- Ngày 24 – 7 – 1965, bộ đội tên lửa phòng không đánh thắng trận đầu, bắn rơi 1 F.4C, bắt sống giặc lái.

- Ngày 16 – 6 – 1967, trung đội dân quân gái xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá là đơn vị dân quân gái đầu tiên trên miền Bắc bắn rơi 1 máy bay phản lực Mỹ (A.4).

- Ngày 10 – 10 – 1967, trung đội lão dân quân xã Hoàng Trường, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá là đơn vị lão dân quân đầu tiên trên miền Bắc bắn rơi 1 máy bay phản lực Mỹ (A.4).
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2008, 09:19:31 pm »

Không biết thanhlong trích từ tài liệu nào, nhưng theo tôi bác nên chịu khó edit nó đi 1 tí. Trong bài có những cách dùng từ đã lỗi thời quá rồi, đọc vào thấy phản cảm lắm.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #63 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2008, 11:17:25 pm »

“Một con cho bécgiê Đức dùng trong quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam mỗi ngày cần 1,2 đôla thịt ngựa ướp lạnh, còn một người lính (nguỵ) thì mỗi ngày được lĩnh 0,19 đôla tiền gạo”.

Chó béc giê thì bao giờ chả ăn nhiều thịt hơn người. Chắc gì đã ít hơn tiền ăn hàng ngày của lính Mỹ.
Logged
namchinh
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #64 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2008, 12:32:38 pm »

Các thông tin này thì chính xác là Thanh Long lượm lặt từ cuốn "Sức mạnh Việt Nam" do NXB QĐND ấn hành năm 1976, ngay sau chiến thắng 1975 lẫy lừng rồi. Cách dùng từ của các vị biên soạn hồi đó còn oai hùng lắm, dẫn nguyên văn mong các bạn thông cảm, đừng bắt edit nữa... Cry
Logged
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #65 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2008, 12:11:34 am »

Có ai biết chiếc mũ tai bèo trở thành đồng phục của QGP từ bao giờ không ạ?
Bạn tìm đọc quyển Văn Nghệ quân đội số 27/7/2007 viết về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh người nghĩ ra và cho áp dụng trong quân đội chiếc mũ tai bèo. Ngày tháng mình không nhớ vì vất quyển đấy đi đâu cũng không biết nữa. Bạn có thể kiểm tra xem nhé
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #66 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2008, 12:25:34 pm »

“Một con cho bécgiê Đức dùng trong quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam mỗi ngày cần 1,2 đôla thịt ngựa ướp lạnh, còn một người lính (nguỵ) thì mỗi ngày được lĩnh 0,19 đôla tiền gạo”.

Chó béc giê thì bao giờ chả ăn nhiều thịt hơn người. Chắc gì đã ít hơn tiền ăn hàng ngày của lính Mỹ.

Tôi nghĩ rằng chẳng riêng Mỹ đâu. Ngay bây giờ, khẩu phần chó Béc giê của lực lượng CA, Biên phòng quản lý cũng hơn đứt mấy lính tân binh đang lăn lộn trên thao trường.
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2008, 12:08:09 pm »

Em xem ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/May_Offensive thấy nhắc đến việc ngày 18/6/68 (đợt 2 Mậu Thân) 152 người ở trung đoàn Quyết Thắng ra hàng, được coi là vụ đầu hàng tập thể lớn nhất từ phía ta trong CT. Có bác nào có thêm thông tin về vụ này không ạ?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2008, 07:06:31 pm »

Đọc một số tài liệu thấy có nhắc đến vụ năm 1967, 1968,...khi tên lửa ta bị Mỹ dùng nhiễu rãnh đạn để vô hiệu lệnh điều khiển từ đài đến đạn, bộ đội ta có đánh bằng "phương pháp P.L". Có ai biết cái phương pháp này thế nào không nhỉ?
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #69 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2008, 07:35:32 pm »

Đọc một số tài liệu thấy có nhắc đến vụ năm 1967, 1968,...khi tên lửa ta bị Mỹ dùng nhiễu rãnh đạn để vô hiệu lệnh điều khiển từ đài đến đạn, bộ đội ta có đánh bằng "phương pháp P.L". Có ai biết cái phương pháp này thế nào không nhỉ?

Nhiễu rãnh đạn là loại nhiễu do máy phát nhiễu chiến thuật ALQ-71 trang bị cho biên đội tiêm kích bom của hải quân Mỹ gây ra nhằm vô hiệu hoá (i) lệnh điều khiển từ đài 2 tới đạn/rãnh đạn và (ii) ngòi nổ vô tuyến của đạn/rãnh mục tiêu, khiến đạn mất điều khiển toàn bộ.

Phương pháp P.L là phương pháp bắn vượt trên tham số, sử dụng biến tần phổ rộng thủ công để điều khiển đạn kháng nhiễu. Đầu năm 1969, loại Volga-M của LX đã được cải tiến thêm chức năng biến tần phổ rộng tự động để chống nhiễu ALQ-71. Cho tới lúc đó thì phương pháp P.L của ta vẫn được coi là sáng kiến quan trọng trong chiến thuật phòng nhiễu rãnh đạn của Volga đời cũ.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM