Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:55:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết  (Đọc 455219 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2008, 10:23:54 pm »

Còn 1 giả thiết khác là ta đã ủng hộ mặt trận giải phóng An giê ri số súng chiến lợi phẩm đó
-----------------------------------------------------------
  Grin

 Ngày 23 tháng 6 năm 1958

 Thực hiện chỉ thị của Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng, Cục Quân khí tổ chức bao gói một số lượng lớn súng tiểu liên Tulle (loại súng chíên lợi phẩm ta thu được trong KCCP) để viện trợ cho nhân dân An-giê-ri kháng chiến chống thực dân Pháp.

 Đây là một kế hoạch đặc biệt, tuyệt mật nên Cục Quân khí tổ chức thực hiện rất chặt chẽ, an toàn. Tổ kỹ thuật do đồng chí Nguyễn Quang Thành phụ trách, cùng các đồng chs phùng Thanh Toản, Hà Viên,...được lựa chọn thực hiện nhiệm vụ này.

 Việc bảo dưỡng, đồng bộ và bao gói súng được tiến hành tại kho 560 ở Bạch Mai, sau đó bí mật chuyển về tập kết tại kho Kha Lâm (Kiến An) chờ lên tàu thủy của Ba Lan vận chuyển cho bạn dưới danh nghĩa hàng thương mại.

 Kế hoạch này được Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng chỉ đạo theo dõi chặt chẽ. Kế hoạch tiến hành từ ngày 23 tháng 6 đến 24 tháng 7 năm 1958 thì hoàn thành, bảo đảm tuyệt đối an toàn, bí mật.

----------------------------------------------------
 Em mất nửa buổi sáng để tìm tài liệu, thế mà bác baoleo cướp mất cái kết của em nhá! Angry Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #51 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2008, 10:54:50 pm »

Còn 1 giả thiết khác là ta đã ủng hộ mặt trận giải phóng An giê ri số súng chiến lợi phẩm đó
-----------------------------------------------------------
  Grin

 Ngày 23 tháng 6 năm 1958

 Thực hiện chỉ thị của Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng, Cục Quân khí tổ chức bao gói một số lượng lớn súng tiểu liên Tulle (loại súng chíên lợi phẩm ta thu được trong KCCP) để viện trợ cho nhân dân An-giê-ri kháng chiến chống thực dân Pháp.

 Đây là một kế hoạch đặc biệt, tuyệt mật nên Cục Quân khí tổ chức thực hiện rất chặt chẽ, an toàn. Tổ kỹ thuật do đồng chí Nguyễn Quang Thành phụ trách, cùng các đồng chs phùng Thanh Toản, Hà Viên,...được lựa chọn thực hiện nhiệm vụ này.

 Việc bảo dưỡng, đồng bộ và bao gói súng được tiến hành tại kho 560 ở Bạch Mai, sau đó bí mật chuyển về tập kết tại kho Kha Lâm (Kiến An) chờ lên tàu thủy của Ba Lan vận chuyển cho bạn dưới danh nghĩa hàng thương mại.

 Kế hoạch này được Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng chỉ đạo theo dõi chặt chẽ. Kế hoạch tiến hành từ ngày 23 tháng 6 đến 24 tháng 7 năm 1958 thì hoàn thành, bảo đảm tuyệt đối an toàn, bí mật.
----------------------------------------------------
 Em mất nửa buổi sáng để tìm tài liệu, thế mà bác baoleo cướp mất cái kết của em nhá! Angry Grin
Vậy có biết được số lượng cụ thể là bao nhiêu không dongadoan?
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #52 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2008, 01:25:01 pm »

Em mất nửa buổi sáng để tìm tài liệu, thế mà bác baoleo cướp mất cái kết của em nhá! Angry Grin

He he  Grin
Tớ hoàn toàn dựa trên suy luận;
1/ Có 1 điều lạ là sau KCCP-súng Tuyn, Mas, FM đầu bạc bốc hơi sạch  Roll Eyes
2/ Đến tận năm 60, tớ lúc đó khoảng 4 tuổi, còn bị cái ấn tượng mạnh đến tận bây giờ: được ông già (đeo sao mũ) cõng vào đơn vị (bộ tư lệnh công binh đóng ở Bắc Ninh) để xem văn công tiễn các bạn An giê ri  về nước và được ăn ly kem cốc lần đầu tiên trong đời.
3/ Dẫn đến đoán là cướp mất cái kết của tư lệnh. He he.
Logged
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #53 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2008, 09:55:53 pm »

Có ai biết chiếc mũ tai bèo trở thành đồng phục của QGP từ bao giờ không ạ Grin
Logged
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #54 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 07:13:28 pm »

ĐỒNG CHÍ CÓ BIẾT?

MỸ HUY ĐỘNG SỨC NGƯỜI, SỨC CỦA CHO CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM

 - 6 triệu lượt người Mỹ đã bị đưa sang tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam, trong đó có 4.649.000 người dưới tuổi 30.

- Mỹ đã huy động 70% lục quân, 60% không quân, 40% hải quân, 60% lực lượng lính thuỷ đánh bộ toàn nước Mỹ vào chiến tranh xâm lược Việt Nam. Số quân Mỹ huy động lúc cao nhất bằng tổng số lục quân của 5 nước: Anh, Bỉ, Ôxtrâylia, Canađa và Tây Ban Nha cộng lại.

- Mỹ huy động 40% các nhà vật lý, 260 trường đại học, 22.000 xí nghiệp lớn với 5 triệu rưởi công nhân vào việc nghiên cứu và sản xuất vũ khí, đồ dùng quân sự phục vụ chiến tranh xâm lược Việt Nam.

- Năm 1968, mỗi ngày Mỹ chi phí cho chiến tranh xâm lược Việt Nam 100 triệu đôla, gấp 10 lần chi phí cho cuộc “chiến tranh chống nghèo đói” ở Mỹ, gấp 4 lần chi phí cho chương trình vũ trụ của Mỹ, bằng một nửa số tiền Mỹ viện trợ cho nước ngoài trong 20 năm 1941 – 1960.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #55 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 07:15:38 pm »

MỘT CUỘC CHIẾN TRANH VÔ CÙNG TỐN KÉM.
 
- Trong chiến tranh thế giới thứ hai, một máy bay chiến đấu cánh quạt kiểu P.51 giá khoảng 55.000 đôla; trong chiến tranh Triều Tiên, một máy bay chiến đấu phản lực kiểu F.86D giá 340.000 đôla. Còn trong chiến tranh Việt Nam, một chiếc F.105 giá 1,5 triệu đôla, một chiếc A.6A giá 3 triệu, một chiếc F.4C giá 3,2 triệu, một chiếc B.57 giá 4,5 triệu, một chiếc RB.66 giá 6 triệu, một chiếc B52 giá 9,5 triệu, một chiếc F.111 giá 11,5 triệu. Chỉ tính riêng số máy bay bị bắn rơi trên miền Bắc (4.181 chiếc) đế quốc Mỹ cũng đã tốn kém trên dưới 8 tỷ đôla.

- Chi phí cho một phi xuất của máy bay lên thẳng là 1.000 đôla, của máy bay chiến thuật là 11.600 đôla, của máy bay chiến lược B.52 là 44.200 đôla. Theo tính toán của Trung tâm nghiên cứu quốc tế trường Đại học Coócnen (Mỹ), riêng khoản chi phí cho 1.869.526 phi xuất máy bay chiến thuật, 84.000 phi xuất B.52 và 17.500.000 phi xuất máy bay lên thẳng trong chiến tranh Việt Nam đã ngốn mất 42,9 tỷ đôla trong ngân sách Mỹ.

- Để cứu vãn uy thế của “không lực Huê Kỳ” đã thất bại thảm hại trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đang xúc tiến việc sản xuất và đưa vào sử dụng những loại máy bay mới còn đắt tiền hơn nhiều. Một máy bay chiến thuật kiểu F.15 giá 14,6 triệu đôla, một máy bay ném bom chiến lược kiểu B.1 giá 76 triệu, còn giá một máy bay cảnh giới và chỉ huy trên không bằng rađa AWACS thì ngót nghét 110 triệu đô la.

Xem thế đủ biết cuộc chiến tranh không quân của Mỹ tốn kém biết chừng nào. Mỹ vẫn khoe giàu, khoe mạnh nhưng cuối cùng cũng không sao chịu đựng nổi những tổn thất quá lớn về máy bay ở Việt Nam.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #56 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 07:19:31 pm »

Thế mọi người có biết tên lính Mỹ đầu tiên và tên lính Mỹ cuối cùng bỏ xác trong chiến tranh chống Mỹ là ai ko ạ? Huh


Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 07:51:38 pm »

Chết cuối cùng là 2 lính TQLC trúng đạn pháo ở sân bay TSN ngày 29/4/75: http://en.wikipedia.org/wiki/McMahon_and_Judge

Chết đầu tiên là 2 cố vấn Mỹ chết trong vụ tập kích trụ sở cố vấn Mỹ ở Biên Hoà: http://en.wikipedia.org/wiki/Dale_R._Buis

À nhưng mà đáp án có thể thay đổi tuỳ thuộc cách định nghĩa thế nào là "đầu tiên".
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #58 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 08:26:15 pm »

Chết cuối cùng là 2 lính TQLC trúng đạn pháo ở sân bay TSN ngày 29/4/75: http://en.wikipedia.org/wiki/McMahon_and_Judge

Chết đầu tiên là 2 cố vấn Mỹ chết trong vụ tập kích trụ sở cố vấn Mỹ ở Biên Hoà: http://en.wikipedia.org/wiki/Dale_R._Buis

À nhưng mà đáp án có thể thay đổi tuỳ thuộc cách định nghĩa thế nào là "đầu tiên".

Ở tài liệu mà e tham khảo thì:

TRONG CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM, TÊN LÍNH MỸ ĐẦU TIÊN BỎ XÁC…

Đó là Giêm Tômat Đêvít, chuyên viên bậc 4, quê ở Livinhxtơn, bang Tennétxi, chết trên chiến trường miền Nam Việt Nam, ngày 22 – 12 – 1961.

…Và NHỮNG TÊN LÍNH MỸ CUỐI CÙNG TOI MẠNG.(cũng giống như trong wikipedia)

Đó là Đácuyn Giớt, hạ sĩ lính thuỷ đánh bộ, quê ở Mácsan, bang Aiôa và Sácli Mác

Mahơn, binh nhì lính thuỷ đánh bộ, quê ở Uơbơn, bang Maxachuxét, chết ngày 29 – 4 – 1975 ở sân bay Tân Sơn Nhất trong cuộc rút chạy hoảng loạn của Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #59 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 08:32:52 pm »

PHONG TRÀO PHẢN ĐỐI CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM CỦA NHÂN DÂN MỸ

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, ngay tại nước Mỹ, 8 thanh niên tự thiêu, người tự thiêu đầu tiên (1965) trước cửa sổ Lầu Năm Góc là Norman Morrison, 32 tuổi; 70 thanh niên đã đốt thẻ quân dịch ở Niu York (15 – 4 – 1967);

Từ năm 1966 – 1973 có 503.926 vụ lính Mỹ đào ngũ; nhiều cuộc biểu tình của nhân dân và sinh viên Mỹ chống chiến tranh xâm lược Việt Nam diễn ra, cuộc biểu tình của nhân dân và sinh viên Mỹ chống chiến tranh xâm lược Việt Nam diễn ra, cuộc biểu tình đầu tiên ở Oasinhtơn là ngày 27 – 11 – 1965: 25.000 người; lớn nhất 250.000 người (15 – 11 – 1969);

Riêng năm 1970, xảy ra 250 vụ đánh bom khủng bố đòi chấm dứt chiến tranh. Người đứng đầu cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam bên ngoài sứ quán Mỹ ở Luân Đôn (Anh) hồi đó là cựu Tổng thống Mỹ Bill Clintơn; người kiên trì đấu tranh cho hoà bình và đã nhiều lần đến thăm Việt Nam trong cuộc chiến tranh là chị Jane Fonđa.

MỖI THÁNG MỘT LẦN THAY NGỰA

1 – 11 – 1963:           Dưới sự đạo diễn của Cabốt Lốtgiơ, nhóm  Dương Văn Minh – Trần Văn Đôn – Lê Văn Kim làm đảo chính giết chết Diệm – Nhu.

30 – 1 – 1964:           Nguyễn Khánh lật Minh, đưa Nguyễn Tôn Hoàn (Đại Việt) ra lập chính phủ bù nhìn.

16 – 3 – 1964:           Khánh gạt Hoàn để xác lập quyền độc tài cá nhân.

25 – 8 – 1964:           Mỹ ép Khánh lập nguỵ quyền bộ ba: Khánh, Minh, Trần Thiện Khiêm.

13 – 9 – 1964:           Khánh gạt Khiêm, phá thế bộ ba.

26 – 10 – 1964:         Khánh gạt nốt Minh, tự phong làm quốc trưởng.

4 – 11 – 1964:           Mỹ gạt Khánh, đưa Phan Khắc Sửu lên làm quốc trưởng, Trần Văn Hương làm thủ tướng.

27 – 1 – 1965:           Khánh, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi làm đảo chính lật đổ Sửu, Hương, đưa Phan Huy Quát ra làm thủ tướng.

20 – 2 – 1965:           Nguyễn Văn Thiệu liên kết với Kỳ, Thi gạt Khánh, giữ Quát làm thủ tướng.

11 – 6 – 1965:           Thiệu, Kỳ, gạt Thi, phế Quát, chia nhau chức tổng thống và phó thổng thống bù nhìn.

Hơn 1 năm, 10 lần đảo chính: một bằng chứng hùng hồn về chính sách “thay ngựa giữa dòng” của đế quốc Mỹ và số phận bị đát của bọn tay sai.



Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM