Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:41:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết  (Đọc 455667 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #10 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2008, 08:34:40 pm »

Chào bạn chiêusương!
Nếu bạn cần thì vào google tra từ làng Vây là sẽ có hàng loạt tư liệu nói về trận làng Vây. Bạn tự tìm hiểu và so sánh các tài liệu thì sẽ thấy thú vị hơn là được người khác tìm hộ nhiều;D!
Chúc bạn tìm được TL bạn cần!
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2008, 12:25:44 pm »

Bọn phi công Mỹ trong Hỏa Lò vậy là cũng có thằng kiếm cách liên lạc được với máy bay Mỹ bay trên đầu.

Kiểu này có khi CIA nó cài được người vào lính gác. Chứ không thì ở Hoả Lò làm sao mà liên lạc với trốn được, Sơn Tây thì may ra.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
rongcoithit
Thành viên
*
Bài viết: 127


« Trả lời #12 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2008, 05:04:27 pm »


Trước, em đọc ở đâu đó viết: ở Sơn Tây, tù binh xếp (phơi) quần áo làm tín hiệu cho máy bay trinh sát.   
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2008, 08:00:24 pm »

Vấn đề là bọn này còn có thể nhận tín hiệu từ máy bay.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #14 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2008, 08:24:58 pm »

Theo thông tin trong bài viết thì Dramesi được thông báo rất nhiều chi tiết về kế hoạch chạy trốn, nào là trộm thuyền, rồi điểm hẹn trên một cù lao (?) trên sông Hồng, rồi đến khi bọn SEAL kia phải giải tán thì bọn phi công cũng được thông báo là hoãn chạy trốn v.v. Như vậy bọn nó phải có một kênh liên lạc xịn chứ mấy trò tín hiệu phơi đồ, xếp đá, hay gương ghiếc gì đó không khả thi. Riêng về đoạn này bọn Mỹ vẫn giữ thông tin không giải mật.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2008, 08:42:12 pm »

Nếu bọn SEAL không phải giải tán, kế hoạch thực hiện tiếp thì theo các bác có bao nhiêu % là pilot Mẽo sẽ thóat được? Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
bbb
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #16 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2008, 02:13:51 pm »

Các bác có tài liệu trận đánh làng Vây, xin gủi cho em 1 bản nhé
ndbinhtbc@yahoo.com
Em cảm ơn nhiều.
Logged
snowangel_2saw
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #17 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2008, 03:16:15 pm »

Tên lửa phòng không (TLPK) ra quân, ngày 24/7/1965 đã bắn rơi 1 chiếc F4C trên vùng trời Trung Hà, Hà Tây và tiếp theo là những chiến thắng giòn giã. Đến tháng 4/1966, các trung đoàn TLPK đã đánh hàng trăm trận, bắn rơi 48 máy bay các loại của đế quốc Mỹ.

Ngày 12/4/1966, B-52 ném bom đèo Mụ Gia. Bác Hồ chỉ thị cho đồng chí Đặng Tính, Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ): "B52 đã đánh ra miền Bắc. Phải tìm cách đánh cho được. Trách nhiệm này, Bác giao cho các chú PK-KQ".

Tháng 6/1966, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ tọa của Bác Hồ thống nhất chủ trương “Sớm đưa TLPK vào nam Quân khu 4 để nghiên cứu đánh B-52”.

Tháng 8/1966, Trung đoàn 238 do Trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Hội chỉ huy được lệnh đưa trung đoàn vào Quân khu 4 thay Trung đoàn 236 rút ra củng cố lực lượng, bảo vệ Hà Nội.

Cũng trong những ngày đó, Trung đoàn trưởng được triệu tập lên Bộ Tổng tham mưu. Phó tổng tham mưu trưởng Trần Quý Hai thay mặt Quân ủy giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 238 vào Vĩnh Linh chỉ với một nhiệm vụ - phục kích, bắn rơi B-52!

Đưa TLPK vào nơi mưa bom, bão đạn, phải tính toán khá chặt chẽ. Chỉ cần một tia lửa, hoặc một chiếc xe con, máy bay L19 nghi ngờ là bom đạn trút xuống ngay lập tức. Pháo của quân đội Sài Gòn bên bờ nam sông Bến Hải, pháo, tên lửa từ hạm tàu một ngày bắn vào đất Vĩnh Linh hàng chục lần.

Cơ động một trung đoàn TLPK với 5 tiểu đoàn cùng 9 đại đội pháo cao xạ bảo vệ và hàng mấy trăm xe pháo khí tài với những chiếc xe cồng kềnh dài trên dưới 20 mét, nặng 40-50 tấn vào đến bắc Bến Thủy đã là kỳ công, vượt sông Gianh, tới đất lửa Vĩnh Linh càng kỳ công hơn.

Đã vậy, độ dung sai về kỹ thuật của TLPK và khí tài hết sức chặt chẽ. Những cái sóc rung nảy trên chặng đường hành quân xa, với những con đường bị đánh phá tơi tả, lồi lõm sẽ làm sai số các khối điện tử trong các xe điều khiển.

Nghe kể lại những khó khăn này, Bác Hồ suy nghĩ một lát rồi nói:

- Muốn bắt cọp, phải vào hang cọp mà bắt!

Hiểu ý Bác dạy muốn tiêu diệt B-52 phải vào tận nơi nó gây tội ác mà tiêu diệt. Toàn đơn vị quán triệt lời Bác dạy, khẩn trương chuẩn bị mọi mặt để lên đường.

Khối xe cộ, binh khí, kỹ thuật khổng lồ cơ động trong đêm, không một ánh đèn để tránh tai mắt quân thù.

Hàng chục ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, nhân dân Quân khu 4 hộ tống Trung đoàn TLPK 238 và 9 đại đội pháo cao xạ đi tới đích.

Nhiều bộ đội, thanh niên xung phong, nhân dân Quân khu 4 đã anh dũng hy sinh trên đường hộ tống đoàn xe.

TLPK vượt ngầm Bùng trong đêm đen, 24 cô thanh niên xung phong mặc áo trắng đứng thành hàng làm cọc tiêu, mặc bom đạn của giặc Mỹ đánh phá, để đoàn xe vượt qua an toàn.

Tiểu đoàn 84 định vượt cầu Cầy. Cầu bị địch đánh gãy. Đạn tên lửa, khí tài đành nằm trên bãi trống. Trời gần sáng. Bà con dỡ nhà, chặt cây... ngụy trang che mắt quân thù. Máy bay trinh sát L19 cả ngày quần đảo, xăm soi vẫn không phát hiện được. Trời tối, cả tiểu đoàn tiếp tục lên đường.

Hai chiến sĩ lái xe Gát 63 chở đầy đạn cao xạ. Trời sáng, chiếc xe chưa kịp tới địa điểm trú quân. Cả đàn máy bay Mỹ thi nhau bổ nhào bắn phá. Lái chính bị thương vào mắt, lái phụ bị thương vào chân, tay nhưng vẫn lái xe chạy về khu vực trú quân an toàn.

Hai chiếc xe kéo xe cabin trên đường hành quân bị địch đánh. Anh em cho xe lao xuống hố bom lấy đất phủ kín. Kẻ địch bị mất mục tiêu. Đến đêm, quân ta kéo xe lên, sửa lại máy móc tiếp tục lên đường. Cả đoàn xe tới đích, cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng bắt tay vào xây dựng trận địa.

Đại tá Đặng Tính, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân chủng PK-KQ vào thăm đứng trên trận địa của trung đoàn thán phục nói:

- Đưa được cả trung đoàn cùng khối binh khí, kỹ thuật khổng lồ này vào tới chiến trường “lửa” an toàn là một huyền thoại. Triển khai chiến đấu, đem được cả khối binh khí, khí tài xuống lòng đất mà kẻ thù không hay biết là hai huyền thoại. Giấu được quân, giấu được binh khí, khí tài, xe cộ là ba huyền thoại. Chỉ còn một huyền thoại nữa là chờ các đồng chí bắn rơi B-52 trên đất lửa!

Tại đây, Tư lệnh được tận mắt nhìn thấy hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, nhân dân Đặc khu Vĩnh Linh vào rừng cách xa hàng chục kilômét chặt cây đem về ngụy trang trận địa cao xạ, tên lửa.

Mảnh đất miền Trung nắng nóng như ngồi trong chảo lửa, một ngày phải thay bốn, năm lần ngụy trang. Ngày nọ tiếp ngày kia như vậy, đủ biết bộ đội TLPK phát được sóng bắn rơi B-52 sau này công phu biết nhường nào!




(Theo antg)
 

Logged
snowangel_2saw
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #18 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2008, 08:47:47 pm »

Chiến công đầu tiên của Không quân Việt Nam do Trung đoàn không quân vận tải 919 lập. Đêm 15 tháng 2 năm 1965, chiếc máy bay T28 (thu được do một phi công phản chiến hạ cánh xuống san bay Bạch Mai) do Nguyễn Văn Ba làm lái chính, Lê Tiến Phước làm lái phụ bắn rơi tại chỗ một chiếc máy bay C123 của Mỹ gần biên giới Việt-Lào. Nguyễn Văn Ba đã được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào tháng 8 năm 1995.

Trận không chiến đầu tiên của MiG-17 là vào ngày 3 tháng 4 năm 1965, tại trận đánh bảo vệ cầu Đò Lèn, Thanh Hóa với phi đội 4 chiếc MiG-17 đã tấn công vào đội hình máy bay A4D và F8 mang bom của Hải quân Hoa Kỳ. Hai chiếc F-8 Crusaders đã bị bắn trúng nhưng không rơi tại chỗ mà cố chạy được ra biển. Ba chiếc MiG-17 về hạ cách an toàn, một chiếc của phi đội trưởng Phạm Ngọc Lan hết dầu phải hạ cánh xuống bãi sông Đuống.
Trận đánh tiếp theo diễn ra ngay hôm sau với 3 phi đội cất cách, trong đó có 2 phi đội nghi binh và bảo vệ, một phi đội công kích thẳng vào tốp F-105 mang bom tấn công cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa do Thiếu tá Frank Bennett làm dẫn đầu. Phía Mỹ có 2 chiếc F-105 bị MiG-17 bắn trúng. Chiếc do Đại úy James Magnusson lái rơi trên đường thoát ra biển, chiếc do Thiếu tá Frank Bennett rơi khi hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Đà Nẵng. Cả hai phi công đều chết. Phía Không quân Việt Nam mất 3 chiếc MiG. Một chiếc do Lê Minh Huân lái rơi gần bờ biển Sầm Sơn, gần xác chiếc F-105 do chính anh bắn hạ. Hai chiếc còn lại, do Phạm Giấy và Trần Nguyên Năm lái, bị rơi ở gần khu vực cầu Hàm Rồng. Cả 3 chiếc đều không có ghi nhận nào bị bắn rơi từ phía Mỹ, có khả năng bị chính súng phòng không của Việt Nam bắn rơi. Một chiếc duy nhất còn lại, do phi đội trưởng Trần Hanh lái và cũng là chiếc đã bắn hạ Thiếu tá Frank Bennett, hết dầu và hỏng la bàn nên phải hạ cánh xuống lòng một con suối cạn thuộc bản Ké Tằm, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Chiến công đầu tiên của MiG-21 là bắn rơi máy bay do thám không ngưòi lái Ryan Firebee của phi công Nguyễn Hồng Nhị vào ngày 4 tháng 3 năm 1966.
Không quân Việt Nam ghi nhận có 3 trường hợp MiG-21 tấn công pháo đài bay B-52 và họ tự hào là lực lượng không quân duy nhất trên thế giới tấn công trực tiếp được loại máy bay này thời bấy giờ. Trường hợp đầu tiên do phi công Vũ Đình Rạng bắn trúng B-52 ngày 20 tháng 11 năm 1971. Chiếc B-52 bị hư hỏng nặng, phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Nakhom-Phanom, Thái Lan. Trường hợp thứ hai được phía Việt Nam ghi nhận là do Phạm Tuân bắn rơi tại chỗ vào ngày 27 tháng 12 năm 1972. Trường hợp thứ ba diễn ra ngay vào ngày hôm sau, 28 tháng 12 năm 1972, được ghi nhận do phi công Vũ Xuân Thiều sau khi đã bắn tên lửa mà không hạ được B-52, đã lao máy bay vào cảm tử (chỗ này chưa thống nhất, có sách báo viết rằng do bắn B-52 ở cự ly quá gần nên máy bay của Vũ Xuân Thiều cũng bị "vạ lây").
Trận không chiến cuối cùng giữa Không quân Việt Nam và Không quân Mỹ diễn ra vào ngày 27 tháng 12 năm 1972. Phía Việt Nam công bố, chiếc máy bay MiG-21 do phi công Trần Việt điều khiển đã bắn hạ 3 chiếc F-4. Phía Mỹ chỉ công nhận rơi 2 chiếc. Tuy nhiên, đây cũng là hiệu suất rất cao, vì MiG-21 chỉ mang theo được 4 quả tên lửa.

Các phi công nổi tiếng
Nguyễn Văn Cốc, "Át", bắn rơi 9 máy bay
Phạm Thanh Ngân, "Át", bắn rơi 8 máy bay
Nguyễn Hồng Nhị, "Át", bắn rơi 8 máy bay
Mai Văn Cường, "Át", bắn rơi 8 máy bay
Nguyễn Văn Bảy, "Át", bắn rơi 7 máy bay
Đặng Ngọc Ngự, "Át", bắn rơi 7 máy bay
Nguyễn Đức Soát "Át", bắn rơi 6 máy bay
Nguyễn Ngọc Độ "Át", bắn rơi 6 máy bay
Nguyễn Nhật Chiêu "Át", bắn rơi 6 máy bay
Vũ Ngọc Đỉnh "Át", bắn rơi 6 máy bay
Lê Thanh Đạo "Át", bắn rơi 6 máy bay
Nguyễn Tiến Sâm "Át", bắn rơi 6 máy bay
Lê Hải Mig-17 "Át", bắn rơi 6 máy bay
Lưu Huy Chao "Át", bắn rơi 6 máy bay
Nguyễn Phi Hùng, Mig-17 "Át", bắn rơi 5 máy bay
Nguyễn Văn Hùng "Át", bắn rơi 6 máy bay
Lâm Văn Lích
Đồng Văn Đe
Đinh Tôn
Vũ Đình Rạng
Phạm Tuân
Vũ Xuân Thiều
Hồ Duy Hùng
Nguyễn Thành Trung
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #19 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2008, 08:56:24 pm »

Trận không chiến đầu tiên của MiG-17 là vào ngày 3 tháng 4 năm 1965, tại trận đánh bảo vệ cầu Đò Lèn, Thanh Hóa với phi đội 4 chiếc MiG-17 đã tấn công vào đội hình máy bay A4D và F8 mang bom của Hải quân Hoa Kỳ. Hai chiếc F-8 Crusaders đã bị bắn trúng nhưng không rơi tại chỗ mà cố chạy được ra biển. Ba chiếc MiG-17 về hạ cách an toàn, một chiếc của phi đội trưởng Phạm Ngọc Lan hết dầu phải hạ cánh xuống bãi sông Đuống.

Đây có lẽ là điển hình của một con ma copy & paste!
Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM