Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:09:39 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết  (Đọc 455204 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ivanhoe1234
Thành viên
*
Bài viết: 19


« vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2007, 01:26:25 pm »

Chào các bác, tôi có một thắc mắc nhỏ thế này. Trước đây có được nghe về trường hợp phi công Ngô Đức Mai của ta (hình như là thiếu uý), mới có vài trăm giờ bay đã bắn hạ một đại tá Mỹ có vài ngàn giờ bay. Search thử trên mạng thì ra cái tên phiên âm Noocman - Gadixơ. Tôi muốn hỏi có ai biết chính xác tên của viên phi công Mỹ này không ạ ?

Xin cảm ơn các bác trước.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #1 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2007, 06:48:58 am »

Col. Norman Gaddis

http://www.pownetwork.org/bios/g/g044.htm

Thằng này nó kể khổ là vừa bị ăn đạn cao xạ, máy bay trục trặc đang loạng choạng thì bị anh Mai đánh bồi chứ cũng không có gì ghê gớm.

Ngoài ra nó còn lu loa là bị hành hạ như thế này:

My reception at the Hilton could not even by the most general terms be described as amicable and my captors often called me "stupid" since I didn't seem to know the answers to their questions. After three weeks of very brutal treatment I was placed in solitary confinement. At the end of 1000 days of solitary I was allowed to live with another senior officer.

Chắc là công ước Geneva cấm tuyệt đối không được hành hạ thinh thần tù binh bằng cách chửi là "đồ ngu", nên vị đại tá này mới phàn nàn như thế.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2007, 06:56:55 am gửi bởi altus » Logged
chuheocondungcam
Thành viên

Bài viết: 0



« Trả lời #2 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2007, 01:06:48 pm »

Em đọc 1 bài báo thấy nói là những chiếc MiG-21 đầu tiên của VN được đưa từ Nga về qua đường Trung Quốc ( căm thù Tung Của ). Phi đội 12 chiếc cất cánh từ 1 sân bay gì gì đó ở TQ cách biên giới VN 12km, bay qua bầu trời miền Bắc về đến sân bay Gia Lâm (?)
Ai xác nhận hộ thông tin này với  !!
Logged
tuoithantien
Thành viên
*
Bài viết: 14



« Trả lời #3 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2007, 04:25:23 pm »

Em đọc 1 bài báo thấy nói là những chiếc MiG-21 đầu tiên của VN được đưa từ Nga về qua đường Trung Quốc ( căm thù Tung Của ). Phi đội 12 chiếc cất cánh từ 1 sân bay gì gì đó ở TQ cách biên giới VN 12km, bay qua bầu trời miền Bắc về đến sân bay Gia Lâm (?)
Ai xác nhận hộ thông tin này với  !!

MiG-17 hay MiG-21 hả bạn?
Nếu là MiG-17 thì đây:
...
"Đón trung đoàn bay tiêm kích phản lực đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam trở về là một sự kiện trọng đại không chỉ riêng của Quân chủng Phòng không – Không quân mà còn của cả lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và một số cán bộ cơ quan Bộ có mặt ở sân bay Nội Bài từ rất sớm. Đại tá Phùng Thế Tài, Tư lệnh và đại tá Đặng Tính, Chính uỷ Quân chủng đã đến trước để kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo, điều hành công việc chuẩn bị và tổ chức lễ đón trung đoàn bay trở về.

Tại sân bay Mông Tự ở Vân Nam Trung Quốc, sáng ngày 6 tháng 8 năm 1964, bên cạnh niềm vui sướng của những người sắp được trở về Tổ quốc sau những năm tháng đi xa là sự lưu luyến của một cuộc chia tay. Cuộc chia tay giữa thầy trò và giữa những người đồng nghiệp, những người đồng chí. Dù mọi người đã ngóng đợi từng phút, từng giây giờ phút lịch sử này song vẫn không tránh được có chút nghẹn ngào trong cái bắt tay tiễn biệt.

Nhũng biên đội MIG- 17 chuẩn bị cất cánh trở về Tổ quốc đã ở vị trí sẵn sàng. Các máy bay được thợ máy chuẩn bị và kiểm tra rất kỹ. Nhiên liệu được nạp đầy. Mỗi khẩu súng trên máy bay đều đủ cơ số đạn. Phi công gọn gàng trong bộ đồ bay, chờ đợi. Công tác chuẩn bị mọi mặt đã kỹ càng, chỉ chờ có lệnh là từng biên đội lần lượt cất cánh bay về Tổ quốc.
Điện tiếp thu từ sân bay Nội Bài phát sang. Theo mệnh lệnh, các phi công vào khoang lái, ít phút sau được lệnh cất cánh, từng máy bay trong biên đội nổ máy, nối nhau ra vị trí xuất phát sau đó lần lượt cất cánh.

Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện dẫn đầu đội hình trung đoàn, bay ở biên đội thứ nhất, là tham mưu trưởng sư đoàn bộ binh năm xưa được tuyển chọn đi học lái máy bay ném bom, sau chuyển sang học máy bay tiêm kích, nay là trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên, tuổi đã ngoài ba mươi vẫn trực tiếp bay dẫn cả trung đoàn trở về Tổ quốc sau 8 năm học tập rèn luyện trên đất Trung Quốc. Phi công Phạm Ngọc Lan bay số 2, Tào Minh bay số 3 và Lâm Văn Lích bay số 4. Các biên đội sau lần lượt cất cánh theo giãn cách thời gian quy định và cùng hướng bay trở về Tổ quốc. Từ mặt đất, nhân dân các địa phương nơi có máy bay của ta bay qua không khỏi ngỡ ngàng, khi lần đầu tiên nhìn thấy những chiếc máy bay phản lực vút qua."
...

Trong đó, Tào Minh là phi công người Trung Quốc. Và sân bay đón trung đoàn tiêm kích này là Nội Bài chứ không phải Gia Lâm.
Logged

Ai muốn mạnh khoẻ thì phải tập thể thao!
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #4 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2007, 11:12:14 pm »

Không biết số phận của Tào Minh ra sao? đọc tác phẩm Những đám mây hình lưỡi búa thấy ông ta tuy đã không chiến với không quân Mỹ ở chiến trường Triều Tiên nhưng ông ta không khỏi bi quan khi nghĩ đến cuộc đọ sức của Không quân VN và không quân Mỹ
Logged
Chieusuong
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #5 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2008, 01:11:50 pm »

Chao` ban. Hoacuc
Trich' dan^?
Tiếp tục phát huy yếu tố bất ngờ của lực lượng tăng - thiết giáp, cán bộ chỉ huy các đơn vị này đã nhiều lần đi nghiên cứu thực tế địa hình Làng Vây để tìm ra hướng tiến công lợi hại nhất. Do vậy, ngoài hướng phía tây đường 9, ta đã tìm ra một hướng rất hiểm yếu nữa là lợi dụng sông Sê Pôn đưa xe bí mật vào ém sẵn ở phía nam căn cứ. Đây là cả một sự quyết tâm rất cao của tất cả cán bộ, chiến sĩ tham gia trận đánh Làng Vây mà trực tiếp nhất là cán bộ, chiến sĩ công binh và xe tăng.http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1067.20
Bạn làm ơn cho mình biết làm cách nào để cơ động xe tăng PT76 qua sông Sepon^ , bộ đội công binh ta kéo tay, kéo bằng xe cơ giới dọc theo dòng sông xuôi về phía nam của cứ điểm Làng Vei

Có tài liệu cho rằng công binh ta kéo tay xe tăng PT76 trên dòng sông Sepon để chuẩn bị cho cuộc tấn công đêm 6 rạng 7 tháng 2-1968

Cám ơn bạn rất nhiều
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2008, 03:28:15 pm gửi bởi ptlinh » Logged
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #6 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2008, 07:54:29 pm »

Chào bạn Chieusuong!

Trích dẫn: Bạn làm ơn cho mình biết làm cách nào để cơ động xe tăng PT76 qua sông Sepon^ , bộ đội công binh ta kéo tay, kéo bằng xe cơ giới dọc theo dòng sông xuôi về phía nam của cứ điểm Làng Vei

Theo như tài liệu mà mình tham khảo thì xe tăng PT-76 là loại xe tăng bơi nước nên có thể nổi trên mặt nước. Chính vì vậy bộ đội Công binh đã phá đá ngầm trên sông Sê Pôn để cho xe tăng thả trôi trên sông. Để giữ yếu tố bí mật, xe tăng không nổ máy mà dùng sức người để kéo và chống sào đẩy xe. Đó là lý do tại sao có tài liệu cho rằng công binh ta kéo tay xe tăng PT76 trên dòng sông Sepon để chuẩn bị cho cuộc tấn công đêm 6 rạng 7 tháng 2-1968.

Rất vui vì nhận được câu hỏi của bạn! Grin
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2008, 07:57:33 pm gửi bởi hoacuc » Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
Chieusuong
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #7 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2008, 09:15:21 am »

Mình cám ơn bạn Hoa Cúc rất  nhiều, vì nhân coi báo xuân của báo SGGP nên biết được trận chiến Làng Vây, bộ đội công binh bằng tay đã chuyển vận, tập kết xe tăng PT76 vào phía nam của cứ điểm Làng Vây, tạo yếu tô bất ngờ tiêu diệt cứ điểm trong đêm 6 rang 7 tháng 1 năm 1968

Nếu được, bạn có thể cho mình xin một bản scan, sao chụp, tên sách tài liệu mà bạn đã xem qua, đây là một chứng cớ hùng hồn bổ sung vào nguồn tư liệu riêng của mình

Cám ơn bạn Hoa Cuc rất nhiều

Chiều sương
Logged
Chieusuong
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #8 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2008, 10:18:51 pm »

Nếu được xin bạn vui lòng cho mình biết quá trinh chuẩn bị chiến trường như thế nào để Tăng PT76 tập kết đúng nơi quy định trước giờ nổ súng tấn công cứ điẻm Làng Vậy và diển biến chi tiết, mình rất thích tham khảo những tài liệu quân sự như thế này.

Cảm ơn bạn rất nhiều

Chiéu suong
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #9 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2008, 05:33:17 pm »

http://hamptonroads.com/2008/02/navy-honor-seal-killed-secret-mission-vietnam-0

Trích dẫn
Operation Thunderhead "was everything he wanted to do," Martin said. "This was going to be big, and he wanted to be part of it."

It was an audacious plan. As the escaped prisoners floated down the Red River in a stolen boat, four men were to be launched from the Grayback, meet them on an island in the Red River delta and lead them to safety.

The rescue party was to travel initially in one of several midget submarines carried by the Grayback. The "SEAL Delivery Vehicle" - SDV in Navy parlance - never had been used in combat.

Two of the men were to drive the SDV as close to shore as possible, dropping the others to swim the rest of the way. The SEALs were under orders to wait for no more than 48 hours; after that the escapees would be on their own.

By June 3, the Grayback was in position. Dry and his SEAL teammate Martin, along with a pair of underwater demolitions experts, Lt. j.g. John Lutz and Fireman Thomas Edwards, took an SDV on what was supposed to be a midnight reconnaissance run.

The current quickly overpowered their battery-powered craft, however, and in the darkness, the men could neither locate the island nor return to the Grayback. A helicopter found them treading water several miles offshore the next morning and flew them to a nearby cruiser; the SDV had to be scuttled.

Determined to make another attempt and to warn teammates of problems with the SDV, Dry arranged for a helicopter ride back to the Grayback. He and his team were to be dropped into the water from the helicopter and picked up by the Grayback's crew.

But again, the Grayback proved elusive. The helicopter crew struggled to find a light that was supposed to guide them to the ship. On one approach, the aircraft was so low that its tail dipped into the water; on another, the crew mistook a light ashore for the sub's beacon and flew briefly over North Vietnamese territory.

When they finally found what they thought was the ship, the helicopter was dangerously low on fuel. Dry had cautioned the pilot that they must be no more than 20 feet above the water and moving forward at no more than 20 knots for a safe jump.

When the jump order came, Dry was the first out, disappearing in the darkness. There was no hesitation.

His last words to Martin were, "We've got to get back to Grayback."

Martin, the third to go, counted as he fell - one thousand, two thousand, three thousand - then muttered an expletive just before hitting the water. They were much too high and with a 20 knot tailwind, probably going too fast.

The impact snapped Dry's neck, killing him. Edwards broke a rib and probably would have drowned had Martin not found him in the water and inflated his life vest.

Martin, Edwards and Lutz bobbed around for a while, then swam toward voices and found the crew of a second abandoned SDV, launched earlier from the Grayback. The entire group was rescued the next morning and Operation Thunderhead canceled soon after. The planned escape at the Hanoi Hilton also was called off.

POW Dramesi, who had been beaten nearly to death after a pair of earlier escape attempts, counts cancellation of the third escape as the worst horror he endured. "It was the Hell of Hanoi," Dramesi recalled Monday.

Melvin Dry recorded a single word in his diary the day he heard of his son's death: "Desolation."

He soon launched an effort to have Spence awarded a posthumous Purple Heart.

But with the mission classified - Dramesi still won't discuss how the prisoners were able to send and receive signals from American warplanes - the Navy refused to acknowledge the death as a combat loss. The senior Dry died, frustrated, in 1997.

Bọn phi công Mỹ trong Hỏa Lò vậy là cũng có thằng kiếm cách liên lạc được với máy bay Mỹ bay trên đầu.

Bọn SEAL này xem ra cũng ẹ. Có mỗi việc định vị cũng không xong thì làm sao mà bò ngược sông Hồng đến điểm hẹn giải cứu phi công cơ chứ.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM