Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:26:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết  (Đọc 455603 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #430 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2009, 03:35:10 pm »

25g ~ 1 thìa gạo, nấu cháo cũng không đủ. Nêu tiêu chuẩn ăn 3 lạng 1 bữa thì phải 12 cái mới đủ 1 suất. Tôi cũng không nhớ là kiếm nó ở đâu nhưng thấy lạ cứ thắc mắc mãi. Nhân dịp Phiếu bách hóa nên mới đưa ra hỏi cùng. Ở đơn vị tôi trước chỉ có loại 15kg, 45kg dành cho các chiến sĩ chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ.
Vâng, độc đáo thật đó bác, vì nghĩ mãi không hiểu nổi với 25g đó mua gì nhỉ? Huh Ở HN, ngày bé với 100g tem mua 1 cái quẩy to tướng + 1 cốc sữa đậu nành, đó là bữa sáng điểm tâm, còn nếu không thì với 100g mua bánh mỳ ngọt vậy Wink
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #431 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2009, 09:57:23 pm »

Bác ơi, "Ngày bé" của bác là khoảng năm nào thế? Tôi chưa bao giờ thấy mua quẩy mà mà phải dùng tem gạo cả. Tem gạo loại lớn (một vài chục cân) thường dùng cho cán bộ, chiến sĩ (phục viên, ra quân, chuyển ngành, đi công tác, chuyển đơn vị, ...). Loại bé hơn (một vài cân) có thể dùng để đong gạo ở các cửa hàng bán gạo bao cấp nhà nước. Loại bé nữa (200g, 225g, 250g, ...) có thể dùng để mua 1 xuất cơm trong cửa hàng ăn mậu dịch khi đi công tác. Có lẽ loại 25g có vai trò như tiền lẻ (tiền xu) chăng ?
Logged

Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #432 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2009, 10:28:36 pm »

Bác ơi, "Ngày bé" của bác là khoảng năm nào thế? Tôi chưa bao giờ thấy mua quẩy mà mà phải dùng tem gạo cả. Tem gạo loại lớn (một vài chục cân) thường dùng cho cán bộ, chiến sĩ (phục viên, ra quân, chuyển ngành, đi công tác, chuyển đơn vị, ...). Loại bé hơn (một vài cân) có thể dùng để đong gạo ở các cửa hàng bán gạo bao cấp nhà nước. Loại bé nữa (200g, 225g, 250g, ...) có thể dùng để mua 1 xuất cơm trong cửa hàng ăn mậu dịch khi đi công tác. Có lẽ loại 25g có vai trò như tiền lẻ (tiền xu) chăng ?
Quãng năm 1968 - trước 4.1972 - đó là khoảng thời gian Mỹ ngừng ném bom MB từ vĩ tuyến 20 trở vào - Ở HN lúc đó bánh mỳ thì dùng tem 250g, bánh mỳ ngọt dùng tem 100g, quẩy dùng tem 100g..., tôi mua ở căng tin trong khu tập thể Bách khoa.
Logged
bigcat
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #433 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 01:59:38 pm »

Sau khi trung đoàn SAM-3 đầu tiên nhận đủ khí tài và bắt đầu triển khai thì có một trận địa tại Đông Anh - Hà Nội bị trúng bom bi (hoàn toàn tình cờ) và bị mất sức chiến đấu. Để tìm hiểu chi tiết mời bạn đọc Lịch sử Quân chủng Phòng không có ở trên CAT Thư viện.

Cảm ơn anh về thông tin trên, tuy nhiên cũng thật là tiếc. Nếu không có loạt bom bi tình cờ kia thì có lẽ trận 12 ngày đêm kia sẽ cho kết quả khác hơn. Điều này chứng tỏ Liên Xô lúc bấy giờ cũng mong Việt Nam hạ B52. Theo anh liệu điều này có mâu thuẫn với mong muốn của họ (Liên Xô) về việc hạn chế Bắc Việt mở rộng chiến tranh.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #434 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 07:53:08 pm »

Theo anh liệu điều này có mâu thuẫn với mong muốn của họ (Liên Xô) về việc hạn chế Bắc Việt mở rộng chiến tranh.
----------------------------------------------
 Trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa LX và ta thì quả thật có một thời gian họ (LX) không muốn ta nhanh chóng giải phóng miền Nam, tuy nhiên cả LX và TQ (2 quốc gia viện trợ nhiều nhất cho ta lúc đó) đều ủng hộ ta bảo vệ miền Bắc XHCN.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #435 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 10:58:02 pm »

Tình cờ hôm nọ em đi lên Tuyên Quang, đi qua khu vực cầu Việt Trì. Em có nghe câu chuyện rằng có rất nhiều bộ đội Trung Quốc giúp chúng ta bảo vệ cầu Việt Trì chống lại ném bom phá hoại của Mỹ đã hy sinh và được chôn cất tại khu vực phía gần chân cầu thành một khu nghĩa trang cũng khá lớn. Hôm đó chú ý nói rằng, không hiểu bây giờ số hài cốt đó ở đâu.

Bác nào biết thông tin gì, đúng hay sai về sự kiện này, có thể chỉ bảo cho anh em mở mang không ạ   
Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #436 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2009, 06:46:14 am »

Trong BKTT mở nói cả mấy ngàn lính TQ hy sinh ở miền Bắc lận.Có tài liệu nước ngoài mà mình làm biếng tra...
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #437 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2009, 08:35:37 am »

Theo số liệu của ta thì phía TQ có 771 người chết và 1.675 bị thương, gồm cả bộ đội và công nhân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
binhnhatvn
Thành viên
*
Bài viết: 43


« Trả lời #438 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 02:15:18 am »

Sấm sét ở U-ta-pao

Thiếu tướng tình báo Vũ Thắng, như Sự kiện và Nhân chứng số 188, tháng 8-2009 đã viết, là Trưởng phòng điệp báo ngoài nước của Cục Tình báo Bộ Quốc phòng (nay là Tổng cục 2) từ năm 1966 cho đến sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Trong rất nhiều chiến công của những chiến sĩ tình báo ngoài nước, Thiếu tướng Vũ Thắng chỉ kể cho tôi nghe về trận đánh vào căn cứ không quân U-đon và U-ta-pao, nơi xuất phát những máy bay ném bom của Mỹ đi gây tội ác ở Việt Nam.

Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) gồm 6 nước, biến một số quốc gia ở khu vực này thành căn cứ quân sự của Mỹ.

Ở Thái Lan, ngoài quân cảng Sa-ta-híp, Mỹ xây dựng sân bay quân sự chiến thuật và chiến lược cho máy bay F4, F5 ở U-đon, U-bôn, Cò-rạt, Tắc-li, Chiềng Mai… đặc biệt là căn cứ không quân chiến lược B52 ở U-ta-pao.

Từ những nơi này, máy bay Mỹ hằng ngày mang bom đạn gieo rắc đau thương cho đồng bào ta ở hai miền Nam, Bắc, Lào và Cam-pu-chia.

Phải trừng trị kẻ gây tội ác, phải đánh thẳng vào nơi xuất phát của những tên “giặc trời”. Đó là mệnh lệnh của Tổ quốc giao cho Phòng điệp báo ngoài nước.

Một buổi sáng đầu năm 1968, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng gọi Cục trưởng Cục tình báo quân sự Phan Bình và Trưởng phòng Vũ Thắng lên, nói:

- Quân và dân ta đang Tổng tiến công và nổi dậy đánh Mỹ-ngụy ở khắp miền Nam. Để phối hợp với chiến trường này, Bộ Tổng tham mưu giao cho các đồng chí nghiên cứu đánh sân bay U-ta-pao. Liệu các đồng chí có thực hiện được không?

Cục trưởng Phan Bình trả lời:

- Báo cáo Tổng tham mưu trưởng, chúng tôi đã có các cơ sở ở các sân bay, sơ đồ bố trí của địch chúng tôi nắm vững. Đề nghị cho Cục thời gian để gọi các đồng chí ấy về huấn luyện cách đánh.

Đồng chí Văn Tiến Dũng căn dặn:

- Tôi đồng ý! Nhưng phải giải thích cho các đồng chí ấy hiểu rằng, đánh U-ta-pao là đánh đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam. Tuyệt đối bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân Thái Lan.

Ngay lập tức, Cục trưởng Phan Bình cử thêm Thiếu tá Phó trưởng phòng điệp báo ngoài nước Nguyễn Trọng Tể và Đại úy Bùi Nghi, cán bộ tham mưu của phòng hỗ trợ cho Trưởng phòng Vũ Thắng lập phương án tác chiến. Được sự chuẩn y của Tổng Tham mưu trưởng, Phòng điệp báo ngoài nước rút hai tổ của hai đồng chí Phùng Hồng Lâm và Lê Văn Đình đang hoạt động ở Thái Lan về nước, hình thành tổ đánh U-ta-pao do Phùng Hồng Lâm chỉ huy.

Phùng Hồng Lâm  vốn là nhân viên đường sắt, được ta đào tạo trở thành tổ trưởng tổ tình báo ở Băng Cốc dưới bình phong một nhà buôn. Nhiệm vụ của tổ anh là móc nối các cơ sở để nắm tình hình các căn cứ không quân Mỹ trên đất Thái Lan.

Còn Lê Văn Đình cũng là tổ trưởng tình báo, giỏi sử dụng điện đài, lại nguyên là sĩ quan lục quân nên có kiến thức quân sự. Đó là sự bổ sung rất tốt cho Phùng Hồng Lâm.

Nhưng muốn đánh U-ta-pao, trước hết phải đánh U-đon. Căn cứ quân sự U-đon nằm ở đông bắc Thái Lan, giáp với nước Lào, nơi xuất phát những máy bay F4 đi oanh tạc ở thượng Lào và Bắc Việt Nam. Đây là đòn thử phản ứng với Mỹ, đồng thời đánh lạc hướng chúng để tổ của Phùng Hồng Lâm đánh U-ta-pao được thuận lợi.

Tổ đánh sân bay U-đon được thành lập gồm 5 người, do Đại úy Trần Viết Tính, Tổ trưởng tình báo tại U-đon làm chỉ huy. Các tổ viên gồm có: Thượng úy Bùi Thế Sách, Trung úy Lê Đức Mục, Trung úy Võ Tá Kiều và Thượng sĩ Nguyễn Văn Triêm. Ngoài ra, Phòng điệp báo nước ngoài còn chọn một số đồng chí khác, vốn là cán bộ giao thông và điệp báo ta tại Lào làm nhiệm vụ hỗ trợ khi cần thiết. 5 tình báo viên được triệu tập về nước, nhờ Binh chủng Đặc công huấn luyện chiến thuật vượt rào, đặt mìn…

Phòng điệp báo ngoài nước cử Đại úy Lê Thoong, người thông thạo địa hình hai nước Lào và Thái, làm nhiệm vụ đưa đón 2 tổ đánh sân bay U-đon và U-ta-pao, đồng thời vận chuyển vũ khí, thuốc nổ đến nơi tập kết.

Tháng 5-1968, tổ đánh sân bay U-đon lên đường.

Từ Hà Nội, các chiến sĩ tình báo đi ô tô vào Quảng Bình, lên đường 12 qua nước Lào, vượt qua vùng địch tạm chiếm, rồi đến trạm 12, một cơ sở của Phòng điệp báo nước ngoài ở Thà Khẹc. Từ đây, có một con đường bí mật  để cả tổ vượt sông qua Thái Lan.

Trong tổ, có tình báo viên Bùi Thế Sách từng sống nhiều năm ở Thái Lan, nên từ hình thức, cử chỉ đến giọng nói rất giống người Thái. Hằng ngày, anh trà trộn vào toán lao công ở sân bay rồi sau đó về báo cáo với chỉ huy sơ đồ sân bay và các quy luật hoạt động của địch.

Sau khi đã nghiên cứu kỹ, cả tổ quyết định tập kích…

Giờ đây ngồi kể chuyện với tôi, Thiếu tướng Vũ Thắng còn nhớ nội dung bức điện của Tổ trưởng Trần Viết Tính gửi về trước giờ ra trận: “Mấy ngày qua, chúng tôi theo dõi qua đài được biết đế quốc Mỹ đã cho máy bay ném bom ác liệt, giết hại nhiều đồng bào vô tội ở miền Bắc nước ta. Toàn tổ chúng tôi kiên quyết hành động để trả thù, dù có phải hy sinh trên đường băng U-đon”.

Một đêm cuối tháng 5-1968, sau khi dùng chiến thuật đặc công đột nhập và đặt mìn vào 4 máy bay, trên đường rút ra, 5 chiến sĩ tình báo bị địch phát hiện. Thượng úy Bùi Thế Sách và Trung úy Lê Đức Mục tình nguyện ở lại kìm chân địch để 3 người còn lại rút lui an toàn. Sau một hồi quần nhau với địch, chưa kịp rút cùng đồng đội thì 4 quả mìn phát nổ, Bùi Thế Sách và Lê Đức Mục anh dũng hy sinh.

Trận đánh sân bay U-đon đã gây thiệt hại nặng cho không quân Mỹ: 4 máy bay F5 trở thành đống sắt vụn, 24 sĩ quan và nhân viên kỹ thuật Mỹ đền tội.

Trước đó, đầu tháng 4-1968, Đại úy Phùng Hồng Lâm và Đại úy Lê Văn Đình ở tổ đánh sân bay U-ta-pao được Đại úy Lê Thoong đưa đến trang trại của một gia đình người Thái Lan ở Băng Cốc. Do thông thạo tiếng Thái Lan, lại làm việc chăm chỉ nên hai anh được ông chủ tin tưởng. Từ nơi này, hai tình báo viên đi điều tra, nghiên cứu sân bay U-ta-pao.

Sân bay U-ta-pao là sân bay chiến lược B52 của Mỹ, cách Băng Cốc khoảng 190km. Với hệ thống hàng rào dây thép gai cài dày đặc các loại mìn, được bố phòng cẩn mật, lại nằm xa biên giới Thái Lan-Lào, người Mỹ cho rằng đây là căn cứ quân sự bất khả xâm phạm. Chính vì vậy, số lượng máy bay B52 có trong căn cứ thường xuyên là 20 chiếc, trong đó mỗi đêm chúng sử dụng 3-5 chiếc đi rải bom ở Việt Nam.

Mỗi lần đi nghiên cứu sân bay, Phùng Hồng Lâm và Lê Văn Đình lại lên xe khách ở Băng Cốc lúc 3 giờ chiều. Đến cách sân bay vài cây số là lúc trời tối, họ xuống xe, đi bộ rồi tạt vào bìa rừng cởi bỏ quần áo dài, hóa trang rồi tiềm nhập vào sân bay. Hai anh thức suốt đêm để nghiên cứu, tìm quy luật hoạt động của địch cho đến 4 giờ sáng trở ra tắm rửa, mặc lại quần áo rồi hòa vào đám người buôn bán trở về Băng Cốc.

Mỗi tuần hai lần, và ròng rã trong 2 tháng, hai anh ra vào sân bay như vậy.

Nhiều lần, các anh đến tận từng chiếc B52 để xem xét, đu người lên càng máy bay để gài thử mìn. Khi đã thấy chắc ăn, họ lên kế hoạch tập kích vào đầu tháng 6.

Thế nhưng lần cuối cùng đi trinh sát, hai anh thấy sân bay U-ta-pao có hiện tượng khác thường. Ô tô chở lính tuần tiễu chạy liên tục trên con đường bao quanh sân bay, kiểm tra gắt gao tất cả sĩ quan, binh lính và công nhân ra vào khu vực quân sự. Thì ra, bị đòn choáng váng ở U-đon, địch canh gác một cách nghiêm ngặt hơn. Tập kích vào lúc này sẽ rất mạo hiểm, tổ trưởng Phùng Hồng Lâm cùng Đại úy Lê Thoong quyết định tạm hoãn trận đánh và báo cáo về Trung ương.

Tháng 6, tháng 7, thời gian địch canh phòng cẩn mật cũng là lúc tổ tình báo nắm thêm nhiều thông tin, bổ sung nhiều chi tiết cho kế hoạch trận đánh của mình.

Đầu tháng 8, địch bắt đầu chủ quan, đi tuần thưa hơn, ít kiểm tra hơn. Đây là thời cơ để tổ quyết định tấn công.

Vào chiều tối 3-8-1968, Phùng Hồng Lâm và Lê Văn Đình như thường lệ, xuống xe khách ở U-ta-pao. Đến quãng vắng, hai anh tạt vào bìa rừng, nơi cất giấu sẵn thuốc nổ. Quyết tâm phải phá hủy ít nhất hai chiếc B52, hai người chuẩn bị hai quả bộc phá, mỗi quả 5kg, gài kíp định giờ, sau đó dùng chiến thuật đặc công vượt qua những hàng rào dây thép gai rồi lao thật nhanh đến 2 chiếc B52 đỗ cạnh nhau. Gài xong bộc phá đúng 4 giờ sáng ngày 4-8-1968, hai tình báo viên nhanh chóng rút khỏi sân bay, đến chỗ tập kết tắm rửa, mặc quần áo rồi ung dung bắt xe khách trở về Băng Cốc.

Xe chạy được một quãng thì từ phía sân bay U-ta-pao phát ra hai tiếng nổ lớn làm rung cả cửa kính xe. Một lát sau là tiếng còi hụ của xe cảnh sát, xe cứu hỏa, cứu thương từ mọi hướng lao về sân bay. Mọi người trên xe nhốn nháo, lo sợ, không hiểu điều gì xảy ra. Họ không để ý rằng, có hai người đang mỉm cười sung sướng.

Hai ngày sau đó, báo chí Thái Lan đăng tin “Việt cộng” tập kích sân bay U-ta-pao, tiêu diệt hai chiếc B52 và làm hư hỏng 2 chiếc khác, hơn 20 sĩ quan và nhân viên kỹ thuật Mỹ thiệt mạng. Do đài chỉ huy bị hư hại, nên căn cứ không quân này phải đóng cửa 10 ngày để sửa chữa.

Sau chiến công đó, cả 8 tình báo viên đều được tặng thưởng huân chương Chiến công (một hạng nhất và 7 hạng nhì). Đồng chí Phùng Hồng Lâm được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, hai liệt sĩ Bùi Thế Sách và Lê Đức Mục được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

41 năm đã trôi qua, 8 chiến sĩ tình báo ngày đó người còn, người mất. Trung tá Lê Thoong, Trung tá Trần Viết Tính từ trần đã 20 năm, Đại tá Phùng Hồng Lâm mới qua đời cách đây 2 năm; Đại tá Lê Văn Đình hiện sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đại úy Võ Tá Kiều sống ở Thái Bình, Chuẩn úy Nguyễn Văn Triêm ở Quảng Bình. Vì là nhiệm vụ bí mật nên chiến công của họ chưa được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng, còn các cơ quan tình báo đối phương thì cho rằng, tập kích vào hai sân bay trên là lực lượng Đặc công Việt Nam. Họ không thể ngờ rằng, chiến sĩ tình báo Việt Nam không những chỉ giỏi đấu trí, mà khi Tổ quốc cần, những con người đó còn dám xả thân như những chiến sĩ ngoài mặt trận.

Bởi vì, trong suốt 30 năm chiến tranh, tình báo Việt Nam là một bộ phận không thể thiếu của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Hồng Sơn

(Bài viết có sử dụng tư liệu của nội san “Sáng mãi lửa anh hùng” của Cục 25-Tổng cục 2).

http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/89/70/79/79/79/89245/Default.aspx
Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #439 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2009, 02:06:44 pm »

Cho em hỏi một câu? Tháng 8 năm 1968 chúng ta có tập kích sân bay U-Ta-Pao(Trước đó là U-Đon) của Mỹ tại Thái Lan. Có hai nguồn thông tin như sau:
Nguồn thứ nhất cho rằng(Như tình báo nước ngoài đã nhận định) chiến công đó là của đặc công chúng ta.
Nguồn thứ hai cho rằng đó là chiến công của tổ điệp báo ngoài nước thuộc tình báo quân đội(Nay là TC 2) thực hiện.
Bác nào biết rõ hoặc kinh qua vấn đề này làm ơn trả lời hộ? Cảm ơn nhiều!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM