Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:50:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết  (Đọc 455670 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hannoi
Thành viên
*
Bài viết: 108



« Trả lời #330 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2009, 01:05:44 pm »

Nguyễn Văn Lém
http://en.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_L%C3%A9m

Nguyễn Văn Lém là một đại úy đặc công của quân Giải phóng miền Nam tham gia cuộc Tổng tiến công Mậu Thân tại Sài Gòn. Theo nhiều người, nhiều nguồn tin thì ông chính là người bị bắt và bị bắn chết bởi Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 gần khu vực Chùa Ấn Quang, Chợ Lớn, góc đường Sư Vạn Hạnh và Ngô Gia Tự trong bức ảnh nổi tiếng Saigon Execution của Eddie Adams.

Nguyễn Văm Lém quê ở xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh. Năm 1947 ông tham gia lực lượng Việt Minh hoạt động vùng ven Sài Gòn, 1953 bị bắt sau đó vượt ngục. Năm 1954 tập kết, học về tình báo và vào Nam hoạt động.

Ngày mồng Một Tết Mậu Thân có một mũi tấn công của quân Giải phóng miền Nam vào Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa do Bảy Lốp chỉ huy, chỉ huy phó là Hai Ly. Sau đó Bảy Lốp bị bắt và bị đưa đến Bộ Tư lệnh Cảnh sát dã chiến Việt Nam Cộng hòa, nhưng không rõ Bảy Lốp bị đưa đi đâu.

Ngay thời gian sau đó báo chí phương Tây và cả Việt Nam đăng bức hình người đàn ông mặc áo carô bị bắn. Một số người cho đó chính là Bảy Lốp
Ông có vợ là Nguyễn Thị Lốp và 3 người con, hai gái một trai.

Năm 1954 vợ ông sinh con gái đầu lòng (vào thời điểm năm 1998 cô sống ở Long Khánh). Năm 1962 Nguyễn Văn Lém vào Nam, sau đó sống với vợ ở Củ Chi. Năm 1966 vợ Lém có bầu con thứ hai, Lém trả lời câu hỏi của vợ về dự định đặt tên con là dù trai hay gái cũng đặt tên Nguyễn Ngọc Loan (cô Nguyễn Ngọc Loan đã có gia đình, vào thời điểm năm 1998 sống ở Tân Bình, làm nghề bán tạp hóa).

Cuối năm 1967, khi vợ Lém có thai người con trai út Nguyễn Dũng Thông thì Nguyễn Văn Lém đột ngột bảo vợ về quê ăn Tết.

Từ sau sự kiện Mậu Thân cho đến khi được nhìn thấy tấm ảnh, bà Nguyễn Thị Lốp không nhận được tin tức gì về chồng.

Hài cốt Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp hiện chưa tìm được, ông đã được công nhận là liệt sỹ.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2009, 05:49:17 pm gửi bởi DepTraiDeu » Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #331 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2009, 03:35:06 pm »

        Về vấn đề cải tiến SAM 2:

        @Min, Mod : Đây là đề tài mở, tôi đã nói rõ nguồn rồi còn gì. Đó là nội dung của 1 phần trong chuyên đề Phòng không - Không quân mà tôi được nghe. Chuyên đề này được ( cố tình ? ) bố trí vào ngày 18 tháng 12 năm 1980,  tại Trường sĩ quan chính trị Bắc Ninh. Trường này lúc đó nằm trong thành cổ Bắc Ninh. Sau này xem qua ảnh vệ tinh mới biết nó có hình ngôi sao sáu cánh rất đẹp. Hiệu trưởng lúc đó là thiếu tướng (Nguyễn Công ?) Cẩn, hiệu phó là đại tá Mai Hiền. Hội trường nằm ở gần 1 sân bóng đá lớn. Gần sân bóng lúc đó vẫn có 1 biệt thự lớn dành cho chuyên gia và gia đình của chuyên gia Liên Xô.

        Tôi không biết được tính xác thực của bài giảng đến đâu, nhưng phải công nhận rằng bài giảng đó rất logic và mang tính thuyết phục cao( do vậy mới nhớ tới tận bây giờ). Mặt khác trong QuanSu có rât nhiều chuyên gia giỏi nên tôi mới xin phép đưa ra và muốn nghe ý kiến của mọi người ( xác nhận hoặc bác bỏ nó )
        @OldBuf : "Truyện cổ tích" hả ? Thì đúng là truyện cổ tích rồi. Tôi không biết bác ở đâu nhưng nếu bác muốn tôi sẽ giới thiệu cho bác một miền đất, một xứ sở mà ở đó có rất nhiều chuyện cổ tích. Ở đó "ra ngõ gặp là anh hùng". Ở đó có thần dân gày gò, mảnh khảnh nhưng có lần vác được những hòm đạn có tổng trọng lượng lớn hơn gấp đôi cơ thể mình. Ở đó có cả chuyện châu chấu đá xe "tưởng rằng chấu nát ai dè xe nghiêng". Có nhiều chuyện cổ tích như thế lắm bác ạ nhưng nếu bác muốn thì tôi chỉ kể với bác 1 chuyện thôi : "Chuyện 1 dân tộc nhỏ có vinh dự đánh thắng đánh hai đế quốc to ... ". Thế bác nhé ! Thật hạnh phúc khi được làm thần dân ở xứ sở đó và càng tuyệt vời hơn khi được tham gia viết nên những chuyện cổ tích ấy. Bật mí cho bác nhé : các thần dân ấy chẳng phải ở những nơi xa lạ đâu, ngay trong QuanSu ta đây cũng nhiều lắm. Mà thôi, chết em rồi ! Có khi bác lỡm em làm em đang ba hoa với chính thần dân ấy cũng nên. Lỗi quá, lỗi quá ! Em "phạt" bác bằng cách "bắt" bác kể cho em và mọi người về cái đơn vị trinh sát kỹ thuật mà bác hé lộ ở trên đi. 
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tám, 2009, 10:41:02 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Hannoi
Thành viên
*
Bài viết: 108



« Trả lời #332 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2009, 04:24:38 pm »

Kg các bạn:

Khó khăn lớn nhất trong chiến đấu của bộ đội phòng không Việt Nam là hệ thống nhiễu điện tử của Mỹ. Mỗi chiếc B52 có hàng chục máy gây nhiễu tự động kết hợp với những máy bay chuyên gây nhiễu điện tử khác đã làm hiệu suất tiêu diệt mục tiêu của SAM2 giảm rõ rệt. Tháng 7-1965 tên lửa SAM2 ngay ngày đầu tiên đã bắn rơi 3 máy bay F-4. Nhưng sau đó tỷ suất tiêu hao tên lửa lên khoảng 8-9 quả trên một máy bay Mỹ. Thời điểm tháng 12-1972 là rất khó khăn, có ngày chúng ta không bắn rơi chiếc nào.

Tren trang Web chính thức Lịch Sử Việt Nam cũng đã ghi rõ vấn đề này
http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_xfaq&task=answer&Itemid=55&catid=67&aid=50

Câu hỏi: Câu hỏi 23: Một vài tờ báo đưa tin: có những nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu cải tiến thành công bộ phận nâng cao tầm bắn cho tên lửa SAM2, nhờ đó mới hạ được B52 của Mỹ. Độ chính xác của nguồn tin đó?

Trả lời: Nguồn tin trên hoàn toàn không có cơ sở. Sự đóng góp của các nhà khoa học quân sự Việt Nam, của các chuyên gia Liên Xô cùng cán bộ nhân viên kỹ thuật. của Quân chủng Phòng không - Không quân trong quá trình cải tiến khí tài tên lửa SAM2 để chống nhiễu, chống hỏa tiễn Sơ-rai, hoặc để tránh tình trạng đạn tên lửa ta bị mất điều khiển, rơi xuống đất... là vô cùng đáng trân trọng. Năm lần cải tiến lớn đã góp phần không nhỏ nâng cao hiệu suất chiến đấu và hạn chế tổn thất cho bộ đội tên lửa, đã được ghi nhận như là những chiến công (zxc Trong việc giúp Việt Nam cải tiến tên lửa SAM2 qua quá trình chiến đấu với không quân Mỹ, các chuyên gia Liên Xô như Tổng công trình sư Sáp-cun , kỹ sư trưởng tên lửa Sa-pen-cô là những người có công lao rất lớn.). Tuy nhiên, việc cải tiến để nâng tầm bắn cho SAM2 thì không hề có.

SAM2 là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Surface - To Air Missile Type 2" (Tên lửa đất đối không kiểu 2) do phương Tây đặt ra để gọi một loại tên lửa của Liên Xô, mang tên Đờ-vi-na, tên của một dòng sông Nga. Tên lửa Đờ vi na ký hiệu CA-75M, cải tiến từ SAM1 được Liên Xô trang bị cho Việt Nam từ đầu năm 1965.

Bản thân SAM2, tự nó đã có tính năng bắn tới độ cao 27 ki-lô-mét, độ xa 34 ki-lô-mét, vượt hơn hẳn tầm bay cao của B52 Mỹ. Ngay SAM1 cũng đã có thừa khả năng đó.

Dẫn chứng cụ thể là ngày 1 tháng 5 năm 1960, một máy bay trinh sát tầng cao kiểu U2 của Mỹ (Tổng thống Mỹ lúc này là Ây-xen-hao (Eisenhouer), do phi công Pau-ơ (Gay Powers) lái, cất cánh từ một sân bay ở Pa-kít-xtan, xâm nhập bầu trời Thủ đô Mát-xcơ-va, đã bị tên lửa SAM1 của Liên Xô bắn hạ trên vùng trời Xvéc-lốp (Sverdlovsk ) ở độ cao 20 ki-lô-mét.

Còn ở Việt Nam thì ngay từ ngày đầu ra quân, tên lửa SAM2 của ta, cụ thể là Tiểu đoàn 64, Trung đoàn H36, ngày 26 tháng 7 năm 1965 đã hạ tại chỗ một máy bay trinh sát không người lái BQM 34A của Mỹ ở độ cao 19 ki-lô-mét trên bầu trời Hà Tây. Hoặc như ngày 7 tháng 2 năm 1966, tại Hà Nội, Tiểu đoàn 84, Trung đoàn H38 cũng bắn rơi tại chỗ một chiếc BQM 34A ở độ cao 20 ki-lô-mét. Bác Hồ đã trực tiếp đến xem phòng trưng bày xác chiếc máy bay này. Và còn nhiều trường hợp khác nữa.

Ở đây xin được nói thêm về uy lực của SAM2. Đầu đạn tên lửa SAM2 chứa một khối lượng thuốc nổ bằng 200 ki-lô-gam TNT, có sức công phá rất mạnh. Khi viên đạn bay lên, còn cách mục tiêu 60 mét, hiệu ứng vô tuyến sẽ kích thích đầu đạn tự nổ. Nếu gặp đạn SAM2, cùng một lúc phải chịu đựng sức dồn ép cực mạnh của sóng xung kích, sức nóng hàng ngàn độ của một quả cầu lửa bùng lên, với số lượng 12 ngàn mảnh đạn phóng ra, pháo đài bay B52 của Mỹ dù rất to xác nhất định cũng phải rơi.

Qua những thí dụ kể trên, chúng ta thấy rõ việc cải tiến nâng cao tầm bắn cho tên lửa SAM2 là không cần thiết, mà trong thực tế là không hề diễn ra. Đây là sự hiểu lầm đáng tiếc của một vài nhà báo (zxc Có thể nhầm lẫn với việc cải tiến nâng tầm bắn cho một loại tên lửa đất đối đất của Binh chủng Pháo binh.). Một lần nữa chúng tôi xin được cải chính.

Nguồn: "Điện Biên Phủ trên không" - chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam - Tác giả : Lưu Trọng Lân, nguyên là Phó trưởng phòng Tác huấn, Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không - Không quân

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tám, 2009, 07:00:33 am gửi bởi Hannoi » Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #333 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2009, 08:54:32 pm »

Nếu gặp đạn SAM2, cùng một lúc phải chịu đựng sức dồn ép cực mạnh của sóng xung kích, sức nóng hàng ngàn độ của một quả cầu lửa bùng lên, với số lượng 12 ngàn mảnh đạn phóng ra, pháo đài bay B52 của Mỹ dù rất to xác nhất định cũng phải rơi.

Các cụ ấy cứ nhất với chả định thế này thảo nào đếm được 32 chú rơi.  Wink
Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #334 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2009, 09:47:16 pm »

Nếu gặp đạn SAM2, cùng một lúc phải chịu đựng sức dồn ép cực mạnh của sóng xung kích, sức nóng hàng ngàn độ của một quả cầu lửa bùng lên, với số lượng 12 ngàn mảnh đạn phóng ra, pháo đài bay B52 của Mỹ dù rất to xác nhất định cũng phải rơi.

Các cụ ấy cứ nhất với chả định thế này thảo nào đếm được 32 chú rơi.  Wink
thế chả 32 chú bị bắn rơi là gì ?nếu ,hoặc khác thì phải có tài liệu của ta cải chính chứ ,tài liệu mý thì vưỡn biết như vvậy ,nhưng vấn đề là của ta ,thế chả nhẽ lấy cái của mỹ ,hay cái của các bác thống kê ,hay soi ,vạch trên kia làm tài liệu chính thức chắc


Vui lòng viết đúng chính tả tiếng Việt.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2009, 10:05:50 pm gửi bởi DepTraiDeu » Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #335 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2009, 10:26:53 pm »

        Không phải 32 mà lúc đầu ( 1972 ) công bố là 34 chiếc B52 rơi. Tháng 12/2008 một quan chức cao cấp (thủ tướng ?) phát biểu trên VTV có nói là rơi 29 chiếc B52. Lúc đó tuy không trực tiếp nhìn vào tivi (lọ mọ đọc quân sử) nhưng khi nghe như vậy tôi đã quay ra nói với mọi người là: "A, bây giờ chỉ còn công nhận có 29 chiếc thôi !"       
Logged

GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #336 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2009, 10:41:56 pm »

Cảm ơn bác SUKHOI, HANNOI đã giải thích bức ảnh: Tướng Loan bắn tù binh giữa đường phố năm 1968! Các bác lại cho em hỏi về 1 đoạn phim(Mỹ quay) cũng gây chấn động thế giới: Bom napan cháy đỏ rực,ngùn ngụt khói, 1 gái bé "không mảnh vải che thân", vết bỏng đầy mình chạy ra khỏi ấp(xóm) đó. Lý lịch của những người liên quan đến bức ảnh đó thế nào nhỉ?

Viết đúng chính tả tiếng Việt, gọi đúng danh xưng nước người.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2009, 10:44:04 pm gửi bởi DepTraiDeu » Logged
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #337 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2009, 10:50:59 pm »

Cảm ơn bác SUKHOI, HANNOI đã giải thích bức ảnh: Tướng Loan bắn tù binh giữa đường phố năm 1968! Các bác lại cho em hỏi về 1 đoạn phim(Mỹ quay) cũng gây chấn động thế giới: Bom napan cháy đỏ rực,ngùn ngụt khói, 1 gái bé "không mảnh vải che thân", vết bỏng đầy mình chạy ra khỏi ấp(xóm) đó. Lý lịch của những người liên quan đến bức ảnh đó thế nào nhỉ?

Viết đúng chính tả tiếng Việt, gọi đúng danh xưng nước người.

Bác đọc bài dưới đây, khá đủ thông tin, nhân vật trung tâm bức ảnh là chị Kim Phúc, tác giả là Nick Út. Để xem thêm các tư liệu (tiếng Anh) hoặc các file Video, bác có thể tìm theo từ khóa "Napalm Girl Phuc".
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=164664&ChannelID=312
Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #338 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2009, 11:47:04 pm »

Bác SUKHOI à!Em vẫn thắc mắc:Từ thời điểm có bức ảnh năm 1972 đến năm 1986,cô ấy ở đâu,làm gì?
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #339 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2009, 12:05:25 am »

Cảm ơn bác SUKHOI, HANNOI đã giải thích bức ảnh: Tướng Loan bắn tù binh giữa đường phố năm 1968! Các bác lại cho em hỏi về 1 đoạn phim(Mỹ quay) cũng gây chấn động thế giới: Bom napan cháy đỏ rực,ngùn ngụt khói, 1 gái bé "không mảnh vải che thân", vết bỏng đầy mình chạy ra khỏi ấp(xóm) đó. Lý lịch của những người liên quan đến bức ảnh đó thế nào nhỉ?

Viết đúng chính tả tiếng Việt, gọi đúng danh xưng nước người.

Bác đọc bài dưới đây, khá đủ thông tin, nhân vật trung tâm bức ảnh là chị Kim Phúc, tác giả là Nick Út. Để xem thêm các tư liệu (tiếng Anh) hoặc các file Video, bác có thể tìm theo từ khóa "Napalm Girl Phuc".
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=164664&ChannelID=312

Mời các bác sang Tốn Tiền Vô Nghĩa xem topic này có tí liên quan:      Đề nghị tôn trọng sự thật
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM