Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:42:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết  (Đọc 455195 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #280 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2009, 03:43:51 pm »

Câu hỏi của tớ là rõ! Chiến tranh là phải đánh nhau!  Grin
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #281 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2009, 05:23:43 pm »

Theo em thì thời điểm có thể coi là bắt đầu cuộc KCCM (một cách tượng trưng thôi vì thực tế ta đã chống sự can thiệp của Mỹ từ 1954) là thời điểm khi Ngô Đình Diệm tuyên bố không thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ nhất là về điều khoản Hiệp thương-Tổng tuyển cử.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #282 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2009, 07:33:51 am »

Em nghe 1 Bác Cựu binh kể chuyện: Hồi năm 1971-1972, khi đế quốc Mỹ leo thang ném bom ra miền Bắc thì cầu Long Biên là 1 trong những mục tiêu mà máy bay Mỹ dội bom. Cầu Long Biên thời đó là huyết mạch giao thông quan trọng (có tuyến đường sắt đi qua), ta đã đưa tù binh phi công Mỹ (trong đó có cả ông Thượng nghị sĩ Mỹ Jonh Mac kên bây giờ) ra duy tu những bộ phận cầu bị hỏng (giống như Mod Doan đưa anh em đi duy tu lưới điện ý) . Sau đó Mỹ đã không dám tiếp tục dội bom phá cầu nữa. Có Bác cựu binh nào biết việc này thì thông tin cho em biết với ạ ?

Cái vụ tù binh sửa cầu, em xin trả lời:
Năm 1967, tôi nghe nói mình có cho tù binh phi công Mỹ ra nhà máy điện Yên Phụ "quét rác", chắc là để máy bay Mỹ không ném bom vào nhà máy này. Cầu Long Biên cũng vậy, đưa tù binh ngồi chót vót "để sơn cầu", cho mọi người nhìn thấy.
Nhưng không hiểu sao, hoặc do "tế nhị"  mà mình dừng ngay cái chuyện đó. Có tin là một số nhà ngoại giao các nước XHCN khuyên ta không nên làm như vậy, bất lợi cho việc tuyên truyền. 
Từ 20-8 đến 23-8-1967 em có mặt tại Hà nội lúc Mỹ ném bom, và nhìn cầu Long Biên gẫy sập, nhưng không ai nói về người Mỹ bị chết hoặc bị thương ở đó. Em còn nhớ lúc qua cầu phao ở bến Phà Đen, thì máy bay Mỹ tới. Ai cũng sợ.
Từ 11-1968 đến 16-4-1972, Hà nội không bị máy bay Mỹ ném bom
Từ 8-1970  đến 8-1971, ký túc xá Đại học Tổng Hợp đóng ngay tại bãi Phúc Xá, ngay chân cầu Long Biên, thỉnh thoảng em vẫn qua cầu, nhưng cũng chẳng thấy thằng Mỹ nào cả.
Trước đó, trong cả một năm từ 7-1969 đến 8-1970, mỗi tuần chúng em được đi ô tô qua cầu Long Biên 4 lần để vào Hà nội thực tập, em cũng chẳng thấy có ai nhìn thấy phi công Mỹ cả.
Từ 16-4-1972, Mỹ trở lại ném bom miền Bắc và em biết chính xác là không có chuyện đem tù binh Mỹ lên sơn cầu, hoặc đưa đi làm lao công nữa.
Chắc các bác cũng biết, sau vụ Mỹ tập kích Sơn Tây đếm 20 rạng sáng 21-11-1970, các phi công Mỹ được gom về vài chỗ trong nội thành Hà nội để cất giữ cho "an toàn": Hỏa Lò, Thanh Liệt, Sân bay Bạch Mai. Cho nên lại càng không có chuyện 1972 đưa tù binh đi ra cầu Long Biên nữa đâu.

 
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2009, 09:04:33 pm gửi bởi Tunguska » Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #283 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2009, 07:57:03 am »

Có những sự thật, nhưng tìm được văn bằng -chứng chỉ để chứng minh thì lại khó quá.
Tỷ như: hai đứa êu nhau, nhưng tìm ra cái bằng chứng bằng văn bản là: ngày ý-giờ nọ-anh ngỏ lời yêu tôi: quá là khó như đếm sao trên trời.
Quay lại vụ phi công quét cầu Long Biên:
Baoleo là đội viên nhi đồng thời đó-tin là có thực: bởi vì trực tiếp được nghe từ những vị đáng kính trọng nhất nói cho nghe.
Có phi công quyét cầu Long Biên-quét rác trước cổng nhà máy điện Yên Phụ. Nhưng   chỉ được ít ngày thì quốc tế (củ tỷ là ai thì baoleo chỉ đoán) phản đối và đích thân Bác ra lệnh dẹp.
Sau đó bên chính trị vẫn chưa hết hăng hái. Thời gian sau đó lại cho dẫn phi công đi bêu dương trên đường phố Hà Nội. Lại bị quốc tế phản ứng dữ dội. Và lại là người số 1 lúc đó ra lệnh dẹp trò này.
Vụ bêu tù binh thì có ảnh làm bằng.
Vụ tù binh quét cầu: thôi thì đành lấy khẩu chứng làm bằng.  Angry
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2009, 09:04:50 pm gửi bởi Tunguska » Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #284 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2009, 10:55:10 am »

Câu hỏi của tớ là rõ! Chiến tranh là phải đánh nhau!  Grin

Ơ, thế thì đoạn Mỹ rút đánh ngụy thì không tính là KCCM hả bác  Grin

Đánh nhau thì bác tính ta chọt nó 1 phát chết vài chú Mỹ làm thời điểm bắt đầu, hay là bắt đầu từ lúc có 1 chú lính Mỹ bắn được 1 người của ta (không tính dân)  Grin Grin Grin Grin

Ta đánh bom thả mìn họ thì chưa tính "đánh nhau" được vì là ta đánh nó, nó đã "đánh" ta đâu  Grin
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2009, 10:56:09 am gửi bởi DepTraiDeu » Logged
5tan
Thành viên
*
Bài viết: 230


Đoàn kết hay là chết !


« Trả lời #285 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2009, 08:39:39 am »

Câu hỏi của tớ là rõ! Chiến tranh là phải đánh nhau!  Grin

Bác Tuaasn đòi vậy hơi bị ... căng đấy. Em cũng thử lục tìm tài liệu của em mà cũng chẳng thấy ghi cụ thể việc này; em xin đưa ra 1 vài chi tiết để các Bác quyết định:
- Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, vĩ tuyến 17 được lấy làm ranh giới quân sự tạm thời giữa 2 miền Nam-Bắc và quy định 2 năm sau (tháng 7/1956) sẽ tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước. Với dã tâm xâm lược nước ta, Đế quốc Mỹ thấy trước được sự thất bại của chính phủ bù nhìn ở miền Nam nếu thực thi Hiệp định Giơne vơ. Tổng Thống Mỹ Ai-xen-hao tuyên bố: "Nếu bầu cử diễn ra theio như Hiệp định GNV thì 80% dân chúng miền Nam sẽ bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh" (sách "Thập giá và lưỡi gươm"-Linh mục Trần Tam Tỉnh-NXB Trẻ-TP.HCM, 1988). Mỹ và Pháp đã chuẩn bị cho 1 chiến dịch di cư ở miền Bắc chủ yếu là giáo dân Công giáo vào Nam để tạo hậu thuẫn chính trị và tạo sự mất ổn định cho chính quyền miền Bắc. Tướng J.Compain -Thống sứ Bắc Kỳ tuyên bố công khai: Quân Pháp rút đi sẽ làm cho Hà Nội trống vắng vì chính việc di cư đi 1 triệu người. Tướng Cô Nhi đã ký lệnh cho tất cả các công chức người Việt phải rời Hà Nội, đi vào Sài gòn.
- Hiệp định GNV vừa ký kết, lực lượng Mỹ do tên Trung tá tình báo Lansdal chỉ huy đã tiến hành công tác chiến tranh tâm lý, xúi dục nhân dân bỏ vào Nam. Chúng tung tin "Đức Mẹ hiện hình", "phải xa lánh đất cộng sản bất cứ giá nào để tìm đất tự do", "Chạy sống để cứu lấy mạng sống, cứu lấy đức tin", "Chúa kitô đã vào Nam" "Đức Mẹ đã rời bỏ Bắc Việt" ... (với thành phần phức tạp như vậy, nên bây giờ ở trong Nam tôi vẫn thấy còn dấu ấn như: Có những vùng rặt Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Ninh ...; cũng có những gia đình: Bố và anh trai theo Cách mạng, là liệt sĩ, còn em đi lính VNCH, mẹ ở giữa.  Hic).
- Nếu các Bác cho rằng phong trào Đồng Khởi (1960) là bắt đầu cuộc KCCM, em thấy không ổn. Bởi thực chất thì cuộc KCCM đã bắt đầu ngay khi đặt bút ký hiệp định GNV. Chiến tranh tâm lý đã bắt đầu ngay sau khi ký kết hiệp định GNV


« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tám, 2009, 07:40:55 pm gửi bởi 5tan » Logged

”Mau lên hỡi bạn xe thồ-Đường lên mặt trận vui mô cho bằng - Qua đèo rồi lại qua sông - Xe thồ đè bẹp xe tăng quân thù” - Tố Hữu
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #286 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2009, 01:34:28 am »

Câu hỏi của tớ là rõ! Chiến tranh là phải đánh nhau!  Grin

Tính từ trận Ấp Bắc nhé bác?
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #287 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2009, 06:27:55 am »


Tính từ trận Ấp Bắc nhé bác?

Kiểu như vậy!  Grin
Nhưng mà trước trận Ấp Bắc thì có trận nào nữa không?
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #288 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2009, 03:10:41 pm »

Theo em Ấp Bắc là khởi đầu phong trao chống chiến tranh đặc biệt thôi, còn trước đó đánh nhau rầm trời. Bây giờ giá ai có cuốn "Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Thắng lợi và bài học" giở ra tra thì chắc chuẩn nhất.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #289 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 03:55:48 pm »

Cuộc trao đổi tù binh  hiếm hoi trong kháng chiến chống Mỹ - Hay là số phận bi hùng của biên đội tầu phóng lôi đánh tầu Ma Đốc

Đó là cuộc trao đổi 3 tù binh phi công Mỹ, lấy thủy thủ đoàn của 3 tầu phóng lôi –đoàn 135 Hải quân VN.
Sau trận đánh của nhau với tầu Ma Đốc Mỹ ở ngoài khơi vùng biển Thanh Hóa ngày 2/8/1964, ba tầu phóng lôi T333, T336 và T339 đã quay trở lại căn cứ Vạn Hoa –Quảng Ninh.
Qua thực tế chiến đấu đó, phía HQ ta vẫn cho rằng biên đội tầu phóng lôi của ta có thể tiêu diệt được tầu khu trục Mỹ. Trận 2/8/1964 chỉ là do ta chưa gập may.
Ngày 1/7/1966, do nhận định tình kém, BTL HQ đã cho cả 3 tầu nói trên xông ra đánh tầu Mỹ khu biển Đồ Sơn. Cả 3 tầu đều bị máy bay Mỹ đánh chìm, trước khi tiếp cận được với tầu HQ Mỹ.
Cái hận là Mỹ thả thang dây, bắt sống toàn bộ thủy thủ đoàn của 3 tầu phóng lôi trên, ngay trước mắt và trong tầm quan sát của HQ ta, mà ta chỉ trơ mắt ra nhìn. Sau đó thì thôi, HQ ta không đem tầu ra đánh nhau 1 lần nào nữa, chỉ dùng tầu tham gia bắn máy bay.
Thủy thủ đoàn của 3 tầu, bị bắt đem về Đà Nẵng- Mỹ hỏi cung và thủy thủ đoàn cả 3 tầu khai tuốt tuồn tuột về trận 2/8/1964 và không hề có trận 4/8/1964. Biên bản hỏi cung này sau đó lộ ra, các nghị sỹ tiến bộ Mỹ mới đấu tranh và chính quyền Giôn Sơn đã phải nhận; sự kiện 4/8/1964 là dỏm.
Vào tầm năm 1970, ta đã trao trả cho Mỹ 3 phi công ở vùng biển Sầm Sơn, để đổi lấy thủy thủ đoàn của 3 tầu này. Phi công Mỹ được trực thăng Mỹ đón. Còn thủy thủ ta được Mỹ cấp cho 1 xuồng cứu sinh, tự rời tầu chuyên chở và tự đi vào bờ Sầm Sơn. Chiếc xuồng này được ta biếu cho L/xô để bạn nghiên cứu.
Đây có lẽ là trường hợp trao đổi tù binh hy hữu trong KCCM.

Về tài liệu, phía ta có nói trong “Lịch sử lữ 172” - (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=658.0.)

Trích:
“Quán triệt sự lãnh đạo của Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh, cuối tháng 6 năm 1966 Trung đoàn 172 triển khai xây dựng và luyện tập phương án tác chiến đánh địch gần bờ. Các phân đội tàu phóng lôi tăng cường việc tập luyện. Riêng Phân đội 3 do đồng chí Đại úy Trần Bảo - Phân đội trưởng kiêm Thuyền trưởng chỉ huy, gồm các tàu T333, T336, T339 được lệnh lắp lôi, trực sẵn sàng chiến đấu tại khu đợi cơ Cát Bà.
Bốn giờ sáng ngày 1 tháng 7 năm 1966, phát hiện 4 tàu khu trục của địch đang tiến vào hoạt động ở đông đảo Long Châu 40 hải lý; theo lệnh của Quân chủng, Sở chỉ huy Trung đoàn lệnh cho Phân đội 3 vào tư thế sẵn sàng đợi lệnh chiến đấu. Đúng 12 giờ ngày 1 tháng 7 năm 1966, Phân đội 3 được lệnh xuất kích đánh tàu địch ở phía đông Thượng Hạ Mai. Theo đội hình chiến đấu, Phân đội vận động ra Thượng Hạ Mai. Không phát hiện thấy tàu địch, Phân đội tiến về hướng Nam săn tìm mục tiêu Tàu chạy được 30 phút thì nhiều máy bay địch xuất hiện lao tới công kích. Phân đội vừa đánh trả vừa tiếp tục cơ động đội hình theo hướng Nam. Khoảng 30 phút sau, ta phát hiện 4 tàu khu trục của địch. Lập tức toàn Phân đội chuyển sang đội hình tiến công, tăng tốc tiếp cận chiếc tàu gần nhất. Lúc này máy bay địch dồn dập đánh phá vào đội hình của Phân đội và các pháo lớn trên tàu địch cũng phát hỏa bắn mạnh vào các tàu của ta. Phân đội 3 kiên quyết bám sát mục tiêu giữ vững đội hình truy kích, tàu T339 lao vào phóng khói mù song bị máy bay đánh hỏng máy chính, mất cơ động. Hai tàu T333, T336 tăng tốc, vận động tiếp cận tàu địch để phóng ngư lôi. Hàng chục máy bay địch quây lấy đánh cấp tập, các tàu của ta bị thương, sức cơ động đánh trả yếu dần. Trong tình thế đánh tàu địch ở khá xa bờ, ta không giành được thế chủ động, không có lực lượng chi viện, đơn độc, bị hàng chục máy bay, tàu chiến bao vây công kích, các tàu T333, T336, T339 với hoả lực hạn chế, lần lượt bị đánh chìm; 13 cán bộ, chiến sĩ anh dũng hy sinh cùng với con tàu, 19 người bị địch bắt, đưa vào Đà Nẵng (số cán bộ, chiến sĩ bị địch bắt sau này địch trao trả cho ta thông qua trao đối tù binh) .
Đây là trận lực lượng tàu đột kích của Hải quân ta bị tổn thất lớn cả về phương tiện và con người. Nó tác động không tốt đến tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn. Nhiều cán bộ, chiến sĩ hoang mang, mất lòng tin vào khả năng đánh tàu lớn địch, lo sợ trước ưu thế về kỹ thuật, phương tiện và hỏa lực của địch; giảm sút tinh thần ý chí chiến đấu, xây dựng đơn vị và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.”

Còn tài liệu địch, hy vọng các bạn có thời gian để Gúc ra cái việc trao trả tù binh này.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM