Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:16:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết  (Đọc 455228 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #230 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 06:05:57 am »

Thời điểm 1956 - năm Trần Thị Lý bị bắt - chưa có đánh nhau công khai!
Logged
fanlong74
Thành viên
*
Bài viết: 224


« Trả lời #231 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 08:36:55 am »

........
Tại Đồn Liên hợp đã diễn ra cuộc đấu tranh căng thẳng. Rất nhiều lần cảnh sát SÀi Gòn nói xấu chế độ miền Bắc, đi đứng nghênh ngang, nói năng tục tỉu, tặng quà mỵ dân. Tháng 4-1955, một tổ cảnh sát Sài Gòn sang bờ Bắc làm việc. Chúng lân la đến tổ dệt xăm ( lưới) của phụ nữ Vinh Quang , nói xấu miền Bắc, lập tức bị các chị đáp lại thẳng thừng :” Các anh có mắt như mù, Mỹ- Diệm không độc ác sao có luật 10-59”.

Đồng bào ta tài thật  Huh
@ bác Altus: tay Phương đó lên sóng phát thanh từ 2h sáng thì chết là phải, em thấy thời nay đồng bào thành phố phàn nàn mấy cái loa phường dữ lắm, mà loa phường chỉ phát sau 5h sáng thôi!

Em xem "Known Enemy: Vietcong" thấy có 1 số clip quay cảnh đoàn khách Trung Quốc ở chiến khu trong miền Nam, em cũng có nghe kể về một số trường hợp các sĩ quan Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cu Ba đi nghiên cứu chiến trường (chứ không phải cố vấn như các ngài bên kia hay hô hoán) tại khu vực phía nam Vĩ tuyến 17. Có bác nào biết rõ hơn thì cho xin thêm ít thông tin, em cảm ơn.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2009, 08:44:59 am gửi bởi fanlong74 » Logged
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #232 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 12:02:51 pm »

..."Tại Đồn Liên hợp đã diễn ra cuộc đấu tranh căng thẳng. Rất nhiều lần cảnh sát SÀi Gòn nói xấu chế độ miền Bắc, đi đứng nghênh ngang, nói năng tục tỉu, tặng quà mỵ dân. Tháng 4-1955, một tổ cảnh sát Sài Gòn sang bờ Bắc làm việc. Chúng lân la đến tổ dệt xăm ( lưới) của phụ nữ Vinh Quang , nói xấu miền Bắc, lập tức bị các chị đáp lại thẳng thừng :” Các anh có mắt như mù, Mỹ- Diệm không độc ác sao có luật 10-59”. "...
..............................
Luật 10/59 phổ biến từ năm 1955 ư ?lạ nhỉ
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #233 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 09:20:43 pm »

Địa đạo của lòng dân

Bắt đầu từ trung tâm huyện Tây Giang, Quảng Nam, xuôi đường Hồ Chí Minh chạy qua những bản làng Tà Vàng, A Chinh… của bà con dân tộc Cơ Tu, chúng tôi đến ngã ba đường Hồ Chí Minh - Đông Trường Sơn tại địa phận thôn A Tép 1 (xã A Nông).

Tiếp tục vượt thêm 14km đường rừng, một nhánh đường vòng của đường Trường Sơn năm nào, đến cột mốc T2 vùng biên giới Việt - Lào mà như lời giới thiệu của ông A Lăng Đàn - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện khẳng định là một hệ thống địa đạo xuyên núi còn nguyên vẹn.


 
Ông Alăng Đàn (đứng giữa) cùng đoàn khảo sát trong nhánh thoát hiểm khi địch phát hiện
 
Đúng như lời chỉ dẫn, ngay bên một sườn núi khu vực thôn An Sò, một hệ thống địa đạo xuyên núi đã được phát lộ sau hơn 30 năm bị cây rừng phủ lấp. Toàn bộ khu vực này có rất nhiều hệ thống đường hầm thông nhau được bà con dân tộc vùng Tây Giang đào trong những năm đánh Mỹ.
Vuợt qua cánh rừng nguyên sinh trên con đường độc đạo xuyên rừng già, ông Đàn vạch lá cây rừng phủ lấp và cho biết, nơi đây, vào những thời ác liệt nhất, bộ đội và đồng bào đã từng kéo pháo trên con đường này.

Cơn mưa chiều Trường Sơn bất chợt đổ xuống hình thành những con suối bao quanh khu rừng già nơi vùng biên giới. Lũ vắt đủ loại ở đâu kéo đến bu bám, cắn vào từng người. Nhưng phía trước mặt là cửa địa đạo A Xò vừa được người dân nơi đây phát lộ đã xua tan nỗi nhọc nhằn của chúng tôi sau gần một ngày vượt núi.


 
A Lăng Đoàn trong phòng ngủ ở địa đạo
Tại khu vực rừng núi này, không chỉ địa đạo A Xò mà hàng loạt địa đạo khác xuyên núi cũng được phát hiện với bao câu chuyện kỳ thú của một thời được kể lại như chuyện cổ tích.
Đó là vào những năm 1967-1968, khi chiến tranh ngày càng ác liệt, quân đội Mỹ cho máy bay dải chất độc, rồi dội bom xuống khu vực, nhằm chia cắt tuyến đường Trường Sơn vừa mới được mở để ngăn chặn bước tiến của quân giải phóng vào Nam.

Lục lại trong trí nhớ của mình, ông A Lăng Đàn kể: Để bảo vệ dân, bảo vệ bộ đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu, bà con nhân dân Khu 7 (các xã vùng biên giới Tây Giang) đã tổ chức đào hệ thống địa đạo này.

Ban đầu chỉ là những căn hầm đào giữa lưng chừng núi để tránh bom. Nhưng do địch đánh phá ác liệt, nên các hầm trú ẩn này chẳng bao lâu sau đó được bà con đào sâu vào lòng núi hàng nghìn mét. Được sự giúp sức của bộ đội Trường Sơn, những hầm trú ẩn này bỗng chốc trở thành địa đạo vững chắc, có cả hầm cứu thương, phòng họp và có thể trú ẩn cùng lúc hàng nghìn người khi địch đánh phá.

Cũng trong những địa đạo này, những đoàn quân trên đường vào Nam đã trú chân và tổ chức đánh trả lại những đợt càn quét của địch lên vùng biên giới.

Sự sống nảy mầm từ lòng đất

Cả một hệ thống gồm 8 địa đạo nằm dọc theo dãy Trường Sơn mà nói như ông Bríu Liếc, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang là cả một kỳ tích từ đôi chân trần và đôi bàn tay trắng cần mẫn của bao lớp cha anh đi trước lập nên.


 
Nơi này đã có cả một đại đội công binh bị hy sinh
Thú thực, khi đặt chân đến và tận mắt chứng kiến hệ thống địa đạo vững chắc giữa đại ngàn vùng biên giới mới cảm nhận được ý chí quật cường của bà con Cơ Tu trong chiến tranh.
Ông A Lăng Đàn nhớ lại, chỉ trong hai năm 1967-1968, cả quân và dân vùng Khu 7 tham gia cùng bộ đội mở đường Trường Sơn, gùi lương thực, tải đạn phục vụ chiến trường, đêm về lại đào địa đạo.

Trong lòng địa đạo A Xò, hay địa đạo Bha Nơơm vừa được huyện Tây Giang phát hiện sau hơn 30 năm chìm vào quên lãng, dấu tích của những đoàn quân xuống trú ẩn vẫn còn hiển hiện. Dường như bếp lửa trong lòng núi vẫn còn hơi ấm, rồi khu phòng họp, khu điều trị, kho dự trữ lương thực… vẫn còn tươi nguyên màu đất đỏ.

Ông A Lăng Mời, một cựu du kích kể lại rằng, ông là một trong những người Cơ Tu đã ngày đêm đào địa đạo này. Hơn 30 năm sau ngày giải phóng, ký ức trong ông về những ngày hào hùng mở đường Trường Sơn, những đêm đào địa đạo vẫn còn tươi nguyên.

Trong câu chuyện mà ông nhớ lại, có một mối tình đẹp của ông với cô gái Cơ Tu cùng làng tại xã A Nông đã đơm hoa kết trái bắt đầu từ những đêm đào địa đạo. Rồi những mầm sống bắt đầu nảy mầm từ nơi lòng đất này. Đứa con đầu lòng của ông đã được sinh ra từ lòng núi, trong những năm tháng ác liệt của chiến tranh.

Còn ông A Lăng Xê nhớ lại, những năm tháng ấy, đại ngàn không còn là chốn yên bình bởi chất độc hoá học, bởi bom rải thảm suốt ngày đêm. Nhưng chính trong lòng địa đạo này lại là chốn hò hẹn của bao chàng trai, cô gái người Cơ Tu sau những ngày căng thẳng mở đường, gùi lương thực, tải đạn.
Và cũng chính địa đạo đã chứng kiến nhiều mối tình đẹp giữa những người lính trước khi hành quân vào Nam với các cô gái Cơ Tu. Gác lại tình yêu, họ trao nhau những lời hẹn thề ngày đất nước thống nhất. Nhưng đã có rất nhiều những lời thề ấy mãi mãi không thành hiện thực, bởi nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường...


 
Bà Alăng Alơ 80 tuổi, thôn Atép xã A Nông, những năm đó bà cũng tham gia đào địa đạo và làm đường Đông Trường Sơn cùng bộ đội.
 
Câu chuyện vọng phu hoá đá tưởng như là cổ tích, nhưng lại là hiện thực nơi đại ngàn này. Bà A Lăng Thị Nhâm (xã A Nông) là một trong những minh chứng cho câu chuyện vọng phu thời nay. Tại lòng địa đạo A Xò, Nhâm đã trao nụ hôn đầu tiên và lời hẹn thề ngày thống nhất với một chàng trai cùng làng.
Ngày thống nhất đã qua hơn 30 năm, chàng trai yêu thương của lời hẹn thề năm nào đã nằm lại chiến trường mãi mãi không về. Nhưng bà Nhâm vẫn ở vậy. Bà không tin người ấy đã mất. Bà cứ chờ đợi và đợi chờ trong mỏi mòn, héo hắt... mà nhiều khi không biết nổi mình đang trông mong điều gì...

Ông A Lăng Đàn khẳng định, hơn 80% những đứa trẻ trong giai đoạn 1967-1969 tại 4 xã vùng biên giới Tây Giang được sinh ra từ lòng địa đạo này.

Câu chuyện bi thương mà ông A Lăng Đàn nhớ lại là cách nơi cửa địa đạo tại núi Bha Nơơm sâu hun hút mà chính ông và nhiều bà con Cơ Tu chứng kiến là một nỗi đau khó có thể phai. Đó là vào đầu năm 1969, một đại đội công binh hơn 40 người đã mất tích sau loạt bom tọa độ do B52 trút xuống. Bom vừa dứt, đồng bào trong địa đạo đi tìm thì chỉ còn nhặt được vài cánh tay và ít dúm tóc…

Đã hàng chục năm sau khi tiếng súng chiến tranh chấm dứt, thế hệ hậu sinh chúng tôi mới biết đến hệ thống địa đạo ở Tây Giang cũng như ở Củ Chi (TP.HCM), Vịnh Mốc (Quảng Trị). Chúng tôi đã nhìn thấy một dòng chữ tiếng Anh gắn trang trọng trong địa đạo Vịnh Mốc: “To be or not to be” (Tồn tại hay không tồn tại).

Nhiều người kể lại, khi những cựu binh Mỹ đến tham quan địa đạo này đã lặng lẽ cúi đầu khâm phục khi đọc dòng chữ về “sự tồn tại” ấy. Đó là một sự thật khi có biết bao thế hệ đã “tồn tại” ngay trong lòng đất tìm nguồn nội sinh mới để vượt qua cuộc chiến cam go.

50 năm sau ngày mở đường Trường Sơn huyền thoại, nhiều chứng tích quan trọng gắn với chiến tranh đã và đang được khôi phục lại để mang đến những thông điệp cho tương lai.

Và tại Quảng Nam, ông Nguyễn Hữu Sáng, Bí thư huyện uỷ Tây Giang khẳng định, hệ thống địa đạo nơi vùng biên giới này sẽ được phục dựng nguyên trạng để minh chứng cho lớp cháu con rằng, cha ông một thời đã sống, chiến đấu và tồn tại như vậy, để chiến thắng…

Nhóm PV
http://vietbao.vn/Phong-su/Ky-5-Tu-nhung-ham-sau-cuoc-song-da-nay-mam/20848808/262/
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2009, 09:22:54 pm gửi bởi ahuuls » Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #234 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 09:43:07 pm »

Người giải mã bức điện mật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trong suốt 17 năm công tác ở Trường Sơn, Đại tá Mãi đã từng giải mã rồi mã hóa và truyền đi hàng ngàn bức điện mật quan trọng.

Kể đến đây, mắt ông bỗng rực sáng, rồi ông đưa cho tôi bức ảnh chụp lại nội dung bức điện mà mình giải mã năm xưa. Giọng ông chầm chậm: “Ngày 7/4/1975, tôi nhận được bức điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với nội dung: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa! Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận. Giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng! Truyền đạt tức khắc đến đảng viên và chiến sĩ”.

Nhiệm vụ đặt ra lúc đó là chúng tôi phải lập tức vừa giải mã nội dung bức điện, sau đó mã hóa theo các từ khóa mới đã qui ước với các đơn vị tiếp nhận rồi truyền mệnh lệnh đến tất cả các đơn vị đang làm nhiệm vụ bảo vệ đường Hồ Chí Minh và tất cả các đơn vị đang hành quân trên đường.

Trong những năm chiến đấu nơi đại ngàn Trường Sơn, ông là người đã giải mã hàng ngàn bức điện mật của Bộ Tham mưu gửi vào miền Nam. Và, cũng chính ông là người chuyển thông điệp “thần tốc, táo bạo, bất ngờ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra cho chiến trường miền Nam. Ông là Đại tá Nguyễn Đức Mãi.
 
 
83 tuổi, thi thoảng bệnh tim lại hành hạ ông. Ấy vậy mà mỗi khi nhắc đến Trường Sơn, nhắc đến những trận đánh nơi ngút ngàn rừng xanh năm xưa, đôi mắt Đại tá Mãi lại rực sáng lên. Với ông, con đường huyền thoại Trường Sơn là máu, là hoa, là nơi mà ông đã chứng kiến bao đồng đội của mình ngã xuống cho nền độc lập nước nhà. Và cũng giữa nơi đại ngàn này, ông vinh dự là người giải mã những bức điện mật của Bộ Tổng tham mưu trong chiến dịch thống nhất đất nước.
Trường Sơn những năm 1959 …

Người lính già của Trường Sơn năm xưa rót nước mời khách. Những cơn ho sặc sụa kéo dài đang hành hạ ông. Thi thoảng, ông lại hướng đôi mắt nhìn vào cõi hư vô. Quá khứ hào hùng và oanh liệt về những năm tháng chiến đấu nơi ngút ngàn Trường Sơn lại hiện về trong ông. Rồi ông kể cho tôi nghe về những tháng năm chiến đấu nơi con đường huyền thoại Trường Sơn.

 
Mỗi khi nhắc đến Trường Sơn, nhắc đến những trận đánh nơi ngút ngàn rừng xanh năm xưa, đôi mắt Đại tá Mãi lại rực sáng lên.
Ảnh: Hoàng Sang - Đức Huy
Tháng 5/1959, sau mấy ngày nghỉ phép về thăm gia đình, Nguyễn Đức Mãi lập tức lên đường vào nhận nhiệm vụ. Là lính cơ yếu đầu tiên của Đoàn 559 nên hầu hết những bức điện mật thời ấy đều qua tay của tổ cơ yếu và liên lạc. Và, chính đến tận bây giờ, ông Mãi cũng không thể nhớ mình đã giải mã bao nhiêu bức điện mật ở chiến trường.
“Trở lại chiến trường Quảng Bình sau mấy ngày phép, tôi lại lao nhanh vào công việc, đảm bảo cho đường liên lạc được thông suốt.

Tối 19/5/1959, sau khi kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ, tất cả chúng tôi được lệnh lên xe vào chiến trường mới. 15 chiếc xe vận tải quân sự bịt kín chạy về hướng Đông Nam, tất cả im lặng để giữ bí mật. Khi qua thị xã Đồng Hới, tôi quan sát thấy hầu hết người dân đã đi sơ tán, chỉ còn vài ánh đèn le lói từ một số gia đình ở lại.

Đoàn xe chạy lên phà Long Đại rồi rẽ về hướng tây Vĩnh Linh rồi dừng lại mở bạt ra, mọi người xuống hít thở không khí một cách thoải mái. Tôi ngắm nhìn cảnh núi rừng hùng vĩ, sừng sững bao quanh và hỏi ra mới biết đó là địa phận Khe Hó – Chúng tôi đóng quân ở đó. Khe Hó trở thành trụ sở chỉ huy đầu tiên của Đoàn 559” - Đại tá Mãi mở đầu câu chuyện.

Khe Hó (Vĩnh Linh) là địa điểm được chọn làm vị trí xuất phát của đường giao liên Trường Sơn đầu tiên. Sau khi xây dựng lán trại, tổ điện đài của Mãi được phân công đi theo phục vụ bộ phận Chỉ huy tiền phương do Đại úy Chu Đăng Chử phụ trách.

Đài đặt ở vị trí đỉnh 1701 động Voi Mẹp nằm phía bắc đường 9. Công việc chủ yếu thực hiện vào ban đêm nên vô cùng khó khăn, nhất là khâu đảm bảo bí mật tuyệt đối, vô tuyến điện của chỉ huy tiền phương 301 chỉ được liên lạc với vô tuyến điện của chỉ huy Lữ đoàn 341 ở Vĩnh Linh.

Thời kỳ đầu hoạt động của đường dây vận chuyển 559 này vô cùng gian khổ, sinh hoạt thiếu thốn, ăn ngủ trong những hang đá, dưới tán cây rừng và cứ hai ba hôm lại phải di chuyển để tránh bị lộ.

 
Cụ Mãi đã từng giải mã rồi mã hóa và truyền đi hàng ngàn bức điện mật quan trọng. Ảnh: Hoàng Sang - Đức Huy
Sau mấy chuyến hàng đầu tiên vận chuyển vào Quân khu V trót lọt, địch đánh hơi được hoạt động của ta nên chúng tăng cường tuần tra lùng sục suốt ngày đêm. Để đảm bảo bí mật về con đường vận chuyển, chúng ta phải tìm mọi cách né tránh không để lộ bất kỳ dấu vết nào.
“Đầu tháng 4 năm 1961, quân đội Sài Gòn cũ phối hợp với Ngụy quân Lào tổ chức trận càn dọc hai hành lang đường 9. Chính trong trận càn đó, hai trinh sát của ta không may bị rơi vào ổ phục kích của địch đã hy sinh, một đồng chí là Trần Tương (quê Quảng Nam), đồng chí thứ hai là Nguyễn Đức Thông (quê ở Diễn Châu – Nghệ An).

Sau trận càn hôm đó tôi đã gặp anh Hồ Ổi (một trong 3 thanh niên ưu tú người dân tộc Vân Kiều được Tỉnh ủy Quảng Trị cử sang làm trinh sát và liên lạc giúp Đoàn 301) và được anh kể lại rằng: Trần Tương bị địch bắt và tra tấn rất dã man, không khai thác được thông tin gì nên chúng giết anh và vứt xác giữa rừng.

Sau khi địch rút đi, đồng bào địa phương (người Vân Kiều) đã đem xác anh chôn cất. Trường hợp của Nguyễn Đức Thông thì bị địch phát hiện lán ở của tổ trinh sát, chúng bao vây phục kích xung quanh. Khi anh Thông vừa bước chân vào lán để nghỉ sau ca trực trinh sát, lập tức bọn địch hò nhau ập vào định bắt sống để khai thác thông tin. Với sức khỏe tốt, lại giỏi võ thuật, Thông quần nhau tay bo với cả tốp thám báo làm xéo nát cả một vạt cây cỏ dưới chân núi Động Tro. Không thể bắt sống được người chiến sĩ trinh sát kiên cường, bọn địch đã nổ súng giết anh rồi cắt tai đem về để lĩnh thưởng. Nguyễn Đức Thông và Trần Tương chính là hai liệt sĩ đầu tiên của Đoàn 559”.

Từ nòng cốt đầu tiên là Đoàn 301 với qui mô chỉ bằng một tiểu đoàn, theo yêu cầu ngày càng cấp bách của chiến trường miền Nam, Đoàn 559 ra đời với qui mô cấp Sư đoàn bao gồm nhiều binh chủng hợp thành dưới sự chỉ huy tài tình của vị tướng huyền thoại Đồng Sĩ Nguyên.

Người giải mã bức điện mật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trong suốt 17 năm công tác ở Trường Sơn, Đại tá Mãi đã từng giải mã rồi mã hóa và truyền đi hàng ngàn bức điện mật quan trọng.

Kể đến đây, mắt ông bỗng rực sáng, rồi ông đưa cho tôi bức ảnh chụp lại nội dung bức điện mà mình giải mã năm xưa. Giọng ông chầm chậm: “Ngày 7/4/1975, tôi nhận được bức điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với nội dung: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa! Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận. Giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng! Truyền đạt tức khắc đến đảng viên và chiến sĩ”.

Nhiệm vụ đặt ra lúc đó là chúng tôi phải lập tức vừa giải mã nội dung bức điện, sau đó mã hóa theo các từ khóa mới đã qui ước với các đơn vị tiếp nhận rồi truyền mệnh lệnh đến tất cả các đơn vị đang làm nhiệm vụ bảo vệ đường Hồ Chí Minh và tất cả các đơn vị đang hành quân trên đường.

 
Nội dung bức điện mật đến và đi. Ảnh: Hoàng Sang - Đức Huy
Mệnh lệnh được phát qua sóng vô tuyến điện từ, bên phía địch và các phương tiện truyền thông thế giới đều có thể bắt được tín hiệu. Sau khi phát đi, chúng tôi hồi hộp và lo lắng theo dõi đài BBC xem bức điện mật có bị lộ không. Tuy nhiên đến mấy ngày sau vẫn không thấy hãng thông tấn quốc tế bám rất sát diễn biến cuộc chiến tranh Việt Nam này nói gì. Mãi đến ngày 30/4, khi quân ta tiến vào cửa ngõ Sài Gòn mà phía địch vẫn còn ngỡ ngàng.
Sau khi bí mật của bức điện này được giữ cho đến những giây phút cuối, Đại tá Mãi lại là người vinh dự đầu tiên ở Đoàn 559 biết quân ta đã tiến vào Dinh Độc lập, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

“11 giờ ngày 30/04/1975, chúng tôi lại vinh dự nhận được bức điện mật của Bộ chỉ huy mặt trận cánh Đông do Trung tướng Lê Trọng Tấn chuyển về Bộ Tổng tham mưu với nội dung:10 giờ ngày 30/04, toàn bộ Lữ đoàn 203, E9, E66PB, CX của Quân đoàn 2 đã vào Sài Gòn chiếm lĩnh dinh Độc Lập, bắt Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu cùng nhiều nhân viên cao cấp quân đội Sài Gòn cũ đang họp. Dương Văn Minh ra Đài phát thanh tuyên bố đầu hàng (12 giờ, giờ Sài Gòn).

Quân đoàn 2 đang tiếp tục bố trí lực lượng.

Quân đoàn 4 đang tiếp tục chiếm lĩnh các mục tiêu”.

 Mặc dù nằm giữa núi rừng Trường Sơn nhưng những người lính cơ yếu chúng tôi là một trong những người vinh dự được biết tin chiến thắng sớm nhất, trước cả Bộ Tổng tham mưu. Nhận được bức điện xong lập tức chúng tôi giải mã rồi lập từ khóa mã mới chuyển sang trạm trung gian tiếp theo để nhanh chóng truyền ra Bộ Tổng tham mưu ở Hà Nội, để các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng kịp thời mở đài phát thanh theo dõi lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh”.
Miền Nam những ngày 30/4/1975 rợp cờ hoa chiến thắng. Những ngày đó, ở núi rừng Trường Sơn, Đại tá Mãi vẫn cùng đồng đội miệt mài giải mã bức điện mật để gửi tin chiến thắng ra Bộ Tổng tham mưu.

Đất nước thống nhất, ông lại về quê nhà tiếp tục sự nghiệp binh nghiệp. Và trong căn nhà nhỏ, những kỷ vật về một thời máu lửa nơi đại ngàn Trường Sơn vẫn được ông lưu giữ cẩn thận. Ông gọi 2 phiên bản của bức điện mật là “báu vật của cuộc đời”.

Nhóm PV
http://vietbao.vn/Phong-su/Nguoi-giai-ma-buc-dien-mat-cua-Dai-tuong-Vo-Nguyen-Giap/20848384/262/
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2009, 09:51:35 pm gửi bởi ahuuls » Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #235 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2009, 01:24:52 am »

NHƯNG KỲ TÍCH CỦA ANH HÙNG NGUYỄN THÀNH TRUNG:



Trận đánh của Phi đội Quyết thắng sử dụng máy bay A-37 ném bom sân bay Tân Sơn Nhất chiều ngày 28/4/1975.

Sau sự kiện ngày 8/4/1975, phi công Nguyễn Thành Trung lái máy bay F- 5E ném bom Dinh Độc lập, sau đó hạ cánh an toàn xuống sân bay Phước Long trong vùng giải phóng. Qua phi công Nguyễn Thành Trung, ta biết thêm về một số tình hình cụ thể về lực lượng không
quân nguỵ Sài Gòn.

Ngày 19/4/1975, Bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lệnh cho Quân chủng Phòng không - Không quân tham gia chiến dịch. Đảng uỷ Bộ tư lệnh Phòng không- Không quân quyết định sử dụng máy bay thu được của địch đánh địch và giao cho Bộ tư lệnh Không quân gấp rút tổ chức, thực hiện.

Bộ tư lệnh Sư đoàn Không quân 371, được giao nhiệm vụ này. Ngay trong ngày 19/ 4/1975, Phi đội 4 Trung đoàn 923, đã lựa chọn được một số phi công. Các phi công từ sân bay Thọ Xuân bay ra Hà Nội. Ngày 20/4/1975, phi công Từ Đễ và Mai Xuân Vượng cùng 6 máy bay thợ lái từ Hà Nội đi máy bay IL-18 vào sân bay Đà Nẵng. Tại đây, đồng chí Hồ Thanh Minh và cán bộ, nhân viên kỹ thuật đã kiểm tra toàn bộ số máy bay ta thu được của địch tranh thủ cả ngày lẫn đêm sửa chữa, khôi phục được một máy bay A-37. Đồng chí Trần Mạnh và Phạm Ngọc Lan trực tiếp xây dựng kế hoạch huấn luyện phi công chuyển loại. Ngày 21/4, phi công Nguyễn Văn Lục, Hán Văn Quảng đi máy bay ML6 vào Đà Nẵng.

Sau khi chiếc máy bay A-37 được khôi phục, đồng chí Phạm Ngọc Lan hướng dẫn phi công nghiên cứu lý thuyết, kỹ thuật. Cùng lúc Quân chủng Phòng không- Không quân cho 2 phi công và một số thợ máy của không quân nguỵ tham gia hướng dẫn phi công ta sử dụng lái máy bay A-37. Ngày 22/4, sau hai ngày học tập, các phi công lần lượt bay thử thành công.

Ngày 25/4/1975, Đại tướng Văn Tiến Dũng- Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh điện cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị “ Cho không quân ta dùng máy bay vừa lấy được của địch ném bom vào sào huyệt quân nguỵ Sài Gòn ngày 28/ 4, chỉ đánh ngày này, chậm nữa không được”.

Ngay lập tức, chiều ngày 25/ 4, Cục Tác chiến chuyển điện cho đồng chí Lê Văn Tri “Đúng 8 giờ sáng ngày 26/4 lên chỉ huy sở Bộ Quốc phòng nhận nhiệm vụ của anh Văn giao”. Tại Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi đồng chí Lê Văn Tri: “ Hiện ta thu được bao nhiêu máy bay A-37 của địch, có sử dụng được không?”. Đồng chí Lê Văn Tri báo cáo: Thưa Đại tướng, tại Đà Nẵng có một chiếc, phi công ta đang tập học chuyển loại, còn tại sân bay Phù Cát - Bình Định còn 5 chiếc nguyên vẹn, chưa cho bay thử. Đại tướng vui mừng cho biết Bộ Chính trị đồng ý cho không quân ném bom xuống sào huyệt của địch nhưng phải sử dụng chính những máy bay thu được của địch.

Chiều ngày 26/4/1975, đồng chí Lê Văn Tri nhận được điện của Đà Nẵng báo ra: “Đồng chí Văn Tiến Dũng đã cho phi công Nguyễn Thành Trung ra Đà Nẵng”. Tiếp đó đồng chí Lê Văn Tri đề nghị với Đại tướng Văn Tiến Dũng: “Cho đồng chí Hoàng Ngọc Diêu- Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân hiện đang ở Bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh sáng ngày 28 tháng 4 năm 1975 ra sân bay Thành Sơn để tôi nói rõ ý định”.

Một cuộc hội ý chớp nhoáng trong lãnh đạo quân chủng. Đồng chí Lê Văn Tri được Quân chủng giao cho nhiệm vụ trực tiếp tổ chức chỉ huy trận đánh. Đồng chí Lê Văn Tri và đồng chí Trần Hanh đi máy bay AN- 24 vào gấp Đà Nẵng. Cùng ngày 26/4, Bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh điều Nguyễn Thành Trung từ Phước Long ra Đà Nẵng tăng cường cho phi đội.

Đúng 12 giờ 45 phút ngày 27/4/1975, theo chỉ thị của Bộ tư lênh Quân chủng Phòng không- Không quân, toàn phi đội chuyển vào sân bay Phù Cát - Bình Định. Hai phi công Mai Xuân Vượng và Nguyễn Thành Trung lái máy bay A-37. Các phi công khác đi bằng máy bay AN-24. Tại sân bay Phù Cát, cán bộ kỹ thuật và thợ máy giao cho phi đội 4 máy bay A-37 để sử dụng tập luyện khoa mục chiến đấu.

Phi đội chiến đấu được thành lập lấy tên là “ Phi đội Quyết thắng”. gồm các phi công: Nguyễn Thành Trung, Từ Đễ, Mai Xuân Vượng, Hán Văn Quảng và Nguyễn Văn On. Nguyễn Văn On là phi công của không quân nguỵ. Phi công Nguyễn Văn Lục được phân công chỉ huy. Đài chỉ huy đặt ở sân bay Thành Sơn - Phan Rang. 9 giờ 30 phút ngày 28/4, Phi đội Quyết thắng rời sân bay Phù Cát, sau một giờ hạ cánh xuống sân bay Thành Sơn.

Trong khi phi công nghỉ ngơi chuẩn bị cho chuyến bay chiến đấu, thợ máy khẩn trương kiểm tra kỹ thuật, lắp cho máy bay mỗi chiếc 4 quả bom 500 bảng, hai quả bom phá 250 bẳng và 4 thùng dầu phụ. 13 giờ cùng ngày, trong sở chỉ huy ở sân bay Thành Sơn, Tư lệnh Quân chủng Lê Văn Tri cùng các đòng chí trong Bộ tư lệnh quân chủng nghiên cứu những mục tiêu tiến công. Cây chì đỏ trong tay đồng chí tư lệnh khoanh những vòng tròn chỗ đỗ máy bay chiến đấu, kho vũ khí, đường băng của không quân nguỵ ở phía tây sân bay Tân Sơn Nhất. 14 giờ 30 phút cùng ngày, phi đội Quyết thắng được triệu tập để nhận mệnh lệnh chiến đấu tại sở chỉ huy.

Căn phòng của sở chỉ huy được chuẩn bị rất trang nghiêm có cờ Tổ quốc , ảnh Bác Hồ và một lọ hoa tươi. Đồng chí Lê Văn Tri- Tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân trực tiếp giao nhiệm vụ chiến đấu cho phi đội, có sự có mặt của các đồng chí Trần Mạnh, Trần Hanh, Nguyễn Hồng Nhị (Bộ tư lệnh Không quân). Tất cả mọi người chỉnh tề trong bộ đồ bay với tư thế sẵn sàng ra trận.

Mục tiêu oanh tạc của phi đội là khu vực để máy bay chiến đấu, đường băng, khu để bom đạn của không quân nguỵ ở sân bay Tân Sơn Nhất. Ý định của Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh phải đánh trúng, gây tiếng nổ liên tiếp, làm sao cho cột khói bốc cao để làm ám hiệu phối hợp với các đơn vị tiến công và quần chúng nổi dậy. Đánh vào mục tiêu này là một đòn rất hiểm, nhất là lúc Mỹ nguỵ chỉ còn đường hàng không duy nhất để di tản. Nếu đánh trúng, có sức phá hoại lớn gây được tiếng nổ lớn, cột khói bốc lên cao sẽ là hiệu lệnh tấn công vào sào huyệt cuối cùng của địch. Ngoài việc thực hiện ném bom xuống mục tiêu, một điều tối quan trọng đối với phi đội là phải đảm bảo an toàn cho nhân dân và hai phái đoàn đại biểu quân sự của ta đang ở Trại Đa Vít - Tân Sơn Nhất.

Thay mặt cho toàn phi đội, phi công Nguyễn Thành Trung hứa với Quân chủng thực hiện nghiêm mệnh lệnh, bảo đảm bí mật, bất ngờ, công kích mãnh liệt, chính xác, trở về an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, phi đội thảo luận tác chiến, phân công vị trí bay trong đội hình, tổ chức hiệp đồng, dự kiến tình huống, cách xử trí. Theo kế hoạch đường bay của phi đội được tính toán và lựa chọn đảm bảo bí mật, bất ngờ đối với địch, tránh hoả lực phòng không của ta. Đường bay theo hướng Vũng Tàu rồi từ Vũng Tàu vòng về Sài Gòn. Nguyễn Thành Trung thuộc địa hình được phân công bay trước dẫn đường. Các phi công khác bay trong đội hình theo cự l đã định, bảo đảm canh gác, cảnh giới, có công kích, có yểm hộ. Một số tình huống được dự kiến xử lý như sau: Nếu gặp máy bay tiêm kích địch, ba phi công bay trước sẽ hạ độ cao vào công kích mục tiêu, hai phi công sau vứt bom đánh chặn. Trong quá trình bay, tất cả các phi công phải dùng vô tuyến đối không để đảm bảo bí mật.Trên đường bay nếu máy bay hỏng nhẹ tiếp tục bám đội hình chiến đấu. Nếu máy bay hỏng nặng thì hạ cánh bắt buộc.

Tiếp đó các thợ máy hướng dẫn phi đội nhận máy bay. Các đồng chí lãnh đạo Bộ tư lệnh Quân chủng và Bộ tư lệnh Không quân xem xét lại máy bay, kiểm tra công việc chuẩn bị của từng phi công và cho phi đội vào cấp 1.

16 giờ 15 phút ngày 28/4/1975, sỹ quan trực chỉ huy trên đài chỉ huy sân bay Thành Sơn bắn hai phát pháo hiệu cho phép phi đội cất cánh. Giây phút mong đợi của toàn phi đội đã đến. Tất cả lần lượt mở máy cho máy bay lăn ra đường băng, 5 chiếc máy bay A-37 lao lên bầu trời.Lên đến độ cao quy định 5.500 Foot, phi đội tập hợp đội hình: Nguyễn Thành Trung bay (số 1), Từ Đễ (số 2), Nguyễn Văn Lục (số 3), Mai Xuân Vượng (số 4). Cùng bay với Mai Xuân Vượng có Nguyễn Văn On và Hán Văn Quảng ( số 5) . Tất cả phi đội bay vút về phía Nam. Qua Phan Thiết, do trời nhiều mây, phi đội hạ độ cao ( 600-900 foot), tốc độ 230 dặm một giờ. đến điểm cao 2.858 ( Bắc Hàm Tân 17 km) sở chỉ huy cho phi đội điều chính hướng bay, tăng độ cao để tiếp cận mục tiêu. Qua sông Nhà Bè khoảng 30 giây, các phi công đã nhìn rõ sân bay Tân Sơn Nhất. Nguyễn Văn Lục phát hiện hai máy bay AH-1H (AD-6) ở độ cao 500-600 foot bay về hướng Biên Hoà nhưng chúng không phát hiện được phi đội vì máy bay A-37 bay cao hơn nên phi đội vẫn giữ nguyên đội hình. Nguyễn Thành Trung nhắc: “ Mục tiêu bên trái phía trước, kiểm tra công tác cảnh giới”. lên độ cao 5.500 foot, phi đội kéo dài đội hình, chiếc sau cách chiếc trước 1.500- 2.000 mét, chuẩn bị công kích.. Các phi công còn nghe rõ tiếng hỏi dồn dập của địch ở Sở chỉ huy sân bay Tân Sơn Nhất “A-37 của không đoàn nào? A-37 của phi đoàn nào?".

Từ độ cao 5.500 foot, Nguyễn Thành Trung và Từ Đễ bổ nhào xuống mục tiêu, đến độ cao 1.500 foot thì cắt bom. Từ Đễ vừa ấn nút phóng bom vừa trả lời “ Máy bay của Mỹ đây”. Đúng là máy bay của Mỹ thật nhưng quân nguỵ nào có ngờ được quân giải phóng vừa mới thu được làm sao có thể dội bão lửa xuống đầu chúng nhanh thế được. Sau loạt bom, khói lửa trùm lên khu vực máy bay địch đang đỗ. Nguyễn Văn Lục, Mai Xuân Vượng, Nguyễn Văn On và Hán Văn Quảng cũng lần lượt vào công kích, cắt hết bom họ quay ra yểm hộ cho nhau. Lửa khói bốc lên dữ dội. Tiếng bom nổ rung chuyển cả thành phố Sài Gòn. Lúc này tất cả các phi công đều nghe tiếng la hét, hoảng loạn của quân nguỵ ở Sở chỉ huy sân bay : “ Chết cha rồi Việt cộng pháo kích, Việt cộng oanh kích”.

Do hệ thống điều khiển cắt bom bị hỏng, máy bay của Nguyễn Thành Trung và Nguyễn Văn Lục vẫn còn bom nên phải vòng lại oanh tạc lần thứ ha. Mai Xuân Vượng và Hán Văn Quảng lượn vòng lên trên yểm hộ. Quân địch kinh hoàng vì bất ngờ, không quân và pháo cao xạ sân bay không kịp phản ứng gì. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ oanh tạc mục tiêu, phi đội tập hợp đội hình bay về hướng đông, lúc đó họ mới thấy những chớp lửa hốt hoảng và tuyệt vọng của địch từ sân bay bắn lên. Nguyễn Thành Trung bay cuối cùng sẵn sàng chặn đánh máy bay tiêm kích của địch, yểm hộ
cho đồng đội.

Tại đài chỉ huy, đồng chí tư lệnh và các đồng chí Trần Hanh, Nguyễn Hồng Nhị đi đi, lại lại, đứng ngồi không yên, cầm ống nhòm quan sát và lắng nghe tiếng máy bay. Sân bay đã chuẩn bị sẵn sàng cho phi đội hạ cánh. Đồng chí trợ lý tác chiến cách mấy chục giây lại gọi một lần: “ Sao băng đâu? Sao băng đâu? Bắc đẩu gọi nghe rõ trả lời...".

Trời đã sẩm tối phi đội còn cách sân bay 20 km, Từ Đễ, Nguyễn Thành Trung báo cáo sắp hết dầu, phải tắt một động cơ để đủ dầu hạ cánh. Sở chỉ huy lệnh cho Nguyễn Văn Lục bay thêm một vòng nữa để yểm hộ, rồi cho bật đèn đường băng, cho phép phi công bật đèn máy bay. Từ Đễ và Nguyễn Thành Trung hạ cánh trước, tiếp đó là Mai Xuân Vượng, Hán Văn Quảng và Nguyễn Văn Lục. Tất cả hạ cánh an toàn.

Trận đánh có ý nghĩa lớn không những tiêu diệt máy bay chiến đấu của địch mà còn có ý nghĩa chiến lược. Không những một số lớn máy bay của địch cùng với hàng trăm sỹ quan, binh lính nguỵ bị tiêu diệt mà buộc Mỹ phải tổ chức chiến dịch di tản vào ngày 29/4. Sáng ngày 30/4/1975, 5 cánh quân của ta đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Vào lúc 11 giờ 30 phút lá cờ Giải phóng đã tung bay trên nóc dinh Độc lập báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
( Nguồn: http://www.btlsqsvn.org.vn/BaotangQSVN/chi_tiet_hien_vat/?Where?=-1000831)

 
 

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Bảy, 2009, 12:31:28 pm gửi bởi ahuuls » Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #236 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2009, 01:35:51 am »

Đến sáng 28/4, tại sân bay Thành Sơn, tất cả đã sẵn sàng đợi lệnh xuất kích. Cùng lúc đó trên khắp các mặt trận 5 cánh quân của 5 binh đoàn chiến dịch từ 5 hướng đang hình thành thế hợp vây nhằm đột phá vào nội đô để đánh chiếm 5 mục tiêu trung tâm đầu não hiểm yếu nhất của chế độ Sài Gòn.
Chiều hôm ấy, theo kế hoạch đã định – sau khi báo cáo Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh chiến dịch về thời gian xuất kích, Tư lệnh Quân chủng Lê Văn Tri đã ra lệnh cho Phi đội Quyết thắng từ sân bay Thành Sơn bắt đầu cất cánh lúc 16 giờ 30 để thực hiện phi vụ đặc biệt đánh bom vào căn cứ Tân Sơn Nhất – một trong 5 mục tiêu trọng yếu của chiến dịch.

Phi vụ đặc biệt này đã được phái viên cơ quan Chính trị – Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân ghi âm lại trong cuộn băng với nhan đề “Trận đánh bom sân bay Tân Sơn Nhất”. Thu ngày 28/4/1975 tại sân bay Thành Sơn – Phan Rang.

Trước lúc Phi đội Quyết thắng xuất kích, qua đoạn đầu băng ghi âm phát ra tiếng nói của một người tự giới thiệu tên là Nguyên – nhân viên kỹ thuật của quân đội Sài Gòn đã ra trình diện: “Tôi ở sân bay Đà Nẵng đã 8 năm, làm lính không quân chuyên sửa chữa động cơ máy bay. Sáng 29/3, khi Quân giải phóng vừa tấn công vô, các ông lớn ở đây đều chạy hết.

Tôi ra trình diện và rất phấn khởi được cách mạng kêu lại phục hồi những chiếc máy bay đang hư hại nặng. ở Đà Nẵng có 10 chiếc A37 rất xấu, tôi chỉ sửa được 2 chiếc. Tiếp đó tôi được đưa vô sân bay Phù Cát sửa thêm 5 chiếc A37 nữa và bây giờ 5 chiếc này sẽ bay đi chiến đấu hôm nay”.

Tiếng người nhân viên kỹ thuật (có tên là Nguyên) vừa nói đến đây, băng ghi âm bỗng rồ lên tiếng động cơ và tiếp đó có cả tiếng người giới thiệu: Đó là tiếng máy bay A37 đang phát động để các nhân viên kỹ thuật mặt đất kiểm tra lần cuối trước khi xuất kích.

Băng ghi âm tiếp tục chạy qua mấy giây rồi dứt tiếng động cơ máy bay. Tiếp đến nghe thấy có tiếng sột soạt giở bản đồ. Một giây im lặng… băng lại phát ra tiếng nói trang nghiêm dõng dạc với giọng Quảng Trị của đại tá Lê Văn Tri(1) – Tư lệnh Quân chủng ra lệnh cho Phi đội Quyết Thắng: “Trước giờ phút lịch sử trọng đại này, để tham gia cùng các lực lượng giải phóng Sài Gòn, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam yêu quý của chúng ta, hôm nay, tôi thay mặt Bộ Tư lệnh quân chủng giao nhiệm vụ cho Phi đội Quyết Thắng: Một – các đồng chí phải hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao một cách xuất sắc. Hai – tập trung toàn bộ lực lượng của phi đội đánh vào khu tập trung máy bay của quân ngụy ở sân bay Tân Sơn Nhất. Thời gian xuất kích là mười sáu giờ ba mươi (16h30) ngày 28/4/1975. Chúc các đồng chí hoàn thành nhiệm vụ và phải kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ”.

Kế đó băng ghi âm phát tiếp với giọng nói Nam Bộ của Nguyễn Thành Trung bày tỏ quyết tâm: “Tôi thay mặt Phi đội Quyết thắng rất vinh dự được lãnh trách nhiệm của nhân dân giao phó nhằm đóng góp vào chiến công chung. Tôi xin hứa quyết tâm đánh thật bất ngờ, đánh thắng và mang lại kết quả nhiều nhất”. Tiếp theo là tiếng vỗ tay đồng loạt kéo dài trong phòng họp, rồi tiếng công tắc tắt máy.

Dừng một đoạn, băng ghi âm lại phát ra lời giới thiệu hối hả đè trên nền tiếng động cơ máy bay đang phát động vang rền: “Bây giờ là mười sáu giờ ba mươi (16h30), Nguyễn Thành Trung số 1 dẫn đầu, Để số 2, Lục số 3, Vượng và On số 4, Quảng số 5… bắt đầu xuất kích”. Dứt tiếng người thuyết minh với giọng hồi hộp khẩn trương, tiếp theo là tiếng động cơ máy bay rít lên như xé không gian, rồi xa dần… xa dần… Sau đó tiếng công tắc ghi âm tắt máy.

… Rồi máy ghi âm lại bật mở, nghe rộn ràng giọng nói gấp của người đang ở tại sân bay Thành Sơn – Phan Rang giới thiệu tiếp đã được ghi vào băng: “Chiều xuống, không gian trở nên yên tĩnh, mọi người có mặt tại sân bay lúc này đang hồi hộp, bồn chồn chờ đợi để tiếp nhận Phi đội xuất kích trở về…

Đây rồi! Bây giờ là mười tám giờ ba mươi (18h30) trên bầu trời từ xa chúng tôi thấy đang xuất hiện hai chiếc A37 đầu tiên đã bật đèn đỏ xin hạ cánh. Cả sân bay chúng tôi đang hướng về phía đường băng. Tiếng động cơ đã vang trên bầu trời sân bay… Và tiếp theo… kìa, chiếc máy bay thứ ba cũng đã về…

Kia nữa, chúng tôi đã thấy từ xa hai chiếc nữa cũng đang nối tiếp nhau bay về. Như thế là toàn Phi đội Quyết thắng đã trở về đầy đủ. Đẹp quá… Lúc này cả Phi đội đang hình thành đội hình bay qua sân bay chuẩn bị hạ cánh”.

Băng ghi âm vẫn mở, tiếng động cơ máy bay to dần và lời người tường thuật đang phát tiếp: “Toàn phi đội đã hạ cánh an toàn trong tiếng hoan hô vang dội của mọi người đang lao nhanh ra chào đón những người chiến thắng trở về…

Nguyễn Thành Trung đang báo cáo với Tư lệnh Quân chủng. Đồng chí Tư lệnh đang ôm hôn từng người trong Phi đội Quyết thắng…”. Tiếp theo cuộn băng phát rộ lên tiếng nói cười phấn khởi, hân hoan náo nhiệt, hòa với lời của các phi công mới hạ cánh cùng những người ở mặt đất– cả giọng Nam Bộ xen lẫn giọng miền Trung, miền Bắc, tiếng nói của cả ba miền rộn ràng, nhộn nhịp vui như ngày hội lớn. Sau đây là tóm lược lời thuật lại trận đánh của các phi công được ghi tại sân bay thành Sơn sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ trở về:

“Chiều 28/4 thời tiết rất xấu. Khi máy bay đến Xuân Lộc nâng dần độ cao lên 2000 m, phi công ta không nhìn thấy mặt đất. Có lúc khoang buồng lái tối sầm lại vì phải chui qua đám mây đen. Trời đổ mưa. Phi công Nguyễn Thành Trung vẫn bình tĩnh dẫn đầu phi đội bay về phía Bà Rịa – Vũng Tàu rồi ngược lên Biên Hòa (xem sơ đồ đường bay).

Trời vừa lóe ánh nắng thì phi đội cũng vừa đến đỉnh sân bay Tân Sơn Nhất, thấy rõ từng dãy máy bay, ô tô các loại dày đặc ở khắp nơi. Nguyễn Thành Trung báo mục tiêu cho toàn Phi đội, rồi nhằm đúng khu tập trung máy bay quân sự bổ nhào xuống cắt bom, nhưng bom không rơi.

Trong ống nghe bên tai các phi công ta bỗng dội vào tiếng nói nhốn nháo, xôn xao của đám lính truyền tin dưới sân bay, rồi có tiếng ngơ ngác quát tháo của một sĩ quan ngụy hỏi: “A37 của phi đoàn nào? Phi đoàn nào?”. Lúc này Từ Để (số 2) vẫn bay sát theo máy bay số 1 nối tiếp bổ nhào xuống cắt bom, vừa nghe chúng nó hỏi nhau vậy, anh liền trả lời luôn: “Của phi đoàn America chúng mày đây!”.

Tiếp theo Từ Để là Lục, Quảng, Vượng và On lần lượt nhào xuống cắt bom. Nguyễn Thành Trung quay lại lần thứ ba mới cắt luôn cả bốn quả bom rơi cùng một lúc. Tiếng nổ rung chuyển cả Sài Gòn. Sân bay Tân Sơn Nhất bùng phát những đám lửa, cột khói cuồn cuộn từ khu vực để máy bay C130, C47, A37 bốc lên”.

***

Trở lại với Tổng hành dinh ở Hà Nội lúc bấy giờ, cũng qua hồi ức của Đại tướng Hoàng Văn Thái kể lại: Cuối buổi chiều hôm ấy 28/4, trong khi từ chiến trường chưa báo cáo ra kịp vì còn đang kiểm tra lại kết quả, thì qua các đài phương Tây, Bộ Tổng tham mưu đã được tin: Hồi 17 giờ, 5 chiếc máy bay phản lực A37 của Quân Giải phóng đã đánh bom sân bay Tân Sơn Nhất.

Tin đầu tiên của các đài này cho biết nhiều máy bay trong căn cứ bị phá hủy – có cả máy bay C130 của Mỹ túc trực để thực hiện kế hoạch di tản. Cả Sài Gòn náo động vì bị đòn đánh bất ngờ này.

Cũng từ Hà Nội, ngay tối hôm đó Tổng Bí thư Lê Duẩn đã cho gọi sĩ quan Cục Tình báo – Bộ Tổng tham mưu (Cục 2) sang nhà để báo cáo những thông tin mới nhất về địch sau khi căn cứ Tân Sơn Nhất bị không quân ta đánh bom.

Qua các đài phương Tây và tình báo kỹ thuật ta, Cục 2 đã tổng hợp báo cáo nhiều tên tay sai ở Sài Gòn đã bỏ chạy ra nước ngoài, trong đó có Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Viên và Thủ tướng Nguyễn Bá Cần vừa từ chức, cùng 60 nghị sĩ. Tại Sài Gòn cuộc di tản đang diễn ra trong cảnh hoảng loạn, vì máy bay vận tải của Mỹ ở sân bay Tân Sơn Nhất đảm nhiệm chuyên chở di tản đã bị phá hủy trong trận bị đánh bom chiều 28/4, nên Mỹ phải sử dụng hàng loạt trực thăng dùng sân thượng các cao ốc làm bãi đáp để tiếp nhận người di tản ngay giữa trung tâm nội thành, cảnh tượng ấy càng làm cho Sài Gòn thêm hỗn loạn.

Các hãng thông tin Mỹ, Anh, Úc, Nhật… đều loan tin cảnh náo động và tình trạng mất trật tự không thể kiểm soát được đang diễn ra. Và, cũng trong lúc này có tin Dương Văn Minh (nhậm chức Tổng thống chính quyền Sài Gòn đúng chiều 28/4 thay Trần Văn Hương) đã cử đại diện đến trại David ở Tân Sơn Nhất – nơi đóng trụ sở của phái đoàn quân sự ta (từ năm 1973 sau Hiệp định Paris), đề nghị “thương lượng” cho cuộc ngừng bắn nhằm hãm đà cuộc tấn công của quân ta và hòng vớt vát chút ít để khỏi mất hết.

Vậy là tác động về tinh thần, trận đánh bom Tân Sơn Nhất góp phần tạo ra áp lực mạnh đối với nội các Sài Gòn trong cơn hấp hối trước cuộc tấn công như vũ bão của 5 cánh quân ta đang xốc thẳng vào nội đô.

Được biết về sau qua kiểm tra của Bộ Tổng tham mưu ta và các sĩ quan không quân ngụy có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc bấy giờ, sau khi ra trình diện ủy ban Quân quản TP Sài Gòn – Gia Định đã khai báo lại, trong trận tập kích bất ngờ này không quân ta đã đánh trúng cả khu để máy bay chiến đấu, phá hủy 24 chiếc các loại, một kho nhiên liệu chứa đầy xăng bốc cháy, hơn 200 lính ngụy chết, hàng trăm tên khác bị thương, số sống sót đều bỏ chạy tán loạn. Căn cứ Tân Sơn Nhất hoàn toàn tê liệt. Trận đánh đã hỗ trợ đắc lực cho bộ binh ta nhanh chóng phát triển đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy.

Sau ngày giải phóng Sài Gòn và cả đồng bằng sông Cửu Long, khi đáp máy bay từ Hà Nội vào Sài Gòn để dự lễ mừng chiến thắng 30/4 và kỷ niệm 85 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, Tổng Bí thư Lê Duẩn và Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã gặp gỡ, thân mật bắt tay biểu dương khen ngợi các phi công trong Phi đội Quyết thắng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ghi một chiến công đặc biệt của không quân Việt Nam trong mùa Xuân đại thắng 1975.

Về cuộn băng ghi âm “Trận đánh bom sân bay Tân Sơn Nhất” ngày 28/4/1975 với thời lượng khoảng 60 phút đã ghi lại những giờ phút sôi động, hào hùng của chiến công oanh liệt này, nay đã trở thành một chứng tích lịch sử trong Bảo tàng truyền thống của Bộ đội Phòng không – Không quân Việt Nam Anh hùng.
Sưu tầm
Ghi chép của Bùi Đình Nguyên






 
 


« Sửa lần cuối: 26 Tháng Bảy, 2009, 01:40:41 am gửi bởi ahuuls » Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #237 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2009, 01:42:52 am »

NHỮNG KỲ TÍCH CỦA ANH HÙNG NGUYỄN THÀNH TRUNG (tiếp)
Cách đây đúng 30 năm, vào lúc 8h30 ngày 8/4/1975, trung úy  đã dùng máy bay phản lực F5E ném bom Dinh Độc Lập, đánh đòn cảnh cáo chính quyền Sài Gòn. 3 tuần sau đó, các cánh quân giải phóng với sức mạnh vũ bão, cùng với sự nổi dậy của đồng bào, đã tiến vào giải phóng Sài Gòn. 30 năm qua, đã có nhiều bài viết, một số phim nói về Nguyễn Thành Trung, nhưng ở con người giản dị ấy, mỗi lần gặp tôi lại khám phá thêm những điều thú vị.

Vào những ngày này, anh Trung khá bận rộn. Ngoài công việc của người quản lý, anh vẫn đi bay như một phi công luôn đam mê bầu trời. Và còn bao cuộc hẹn với cánh báo chí nữa, cả trong và ngoài nước. Trong bộn bề ấy, anh Trung nhận lời tiếp tôi tại nhà riêng, căn nhà nhỏ mà tôi đã từng có dịp tới.

Cùng tiếp tôi còn có người anh cả của anh Trung, ông Đinh Khắc Cần, người đã tập kết ra Bắc rồi trở về Sài Gòn hoạt động cách mạng từ rất sớm, đầu năm 1965. Ông bị địch bắt và giam tại Côn Đảo. Sau Hiệp định Paris, ông được trao trả, rồi về công tác tại TP.HCM. "Tổ chức đã đặt tên Nguyễn Thành Trung là để che mắt địch chứ tên thật của cậu ấy là Đinh Khắc Chung", ông nói.

"Tổ chức đã làm tất cả để đưa tôi vào lực lượng không quân của quân đội ngụy với chỉ thị là làm sao phải trở thành phi công giỏi và chờ đến một ngày nào đó...", anh Trung kể. Anh Trung được đi học lái máy bay phản lực ở Mỹ từ 1969 - 1972. Anh đã qua các căn cứ Mỹ ở các bang Texas, Lousiana và Mississipi, khi về nước, anh đóng ở căn cứ không quân Biên Hòa. Suốt thời gian đó anh vẫn giữ liên lạc đều đặn với tổ chức.

Kế hoạch cho một phi vụ ném bom được anh bí mật chuẩn bị. Mọi việc từ xác định mục tiêu đến hạ cánh gấp, giả định đường băng ngắn, anh đều làm tốt. Có lần anh bị khiển trách vì làm hỏng máy bay do hạ cánh gấp. Một câu hỏi đặt ra cả với tổ chức và bản thân Nguyễn Thành Trung: nếu có thời cơ, ném bom rồi thì hạ cánh ở đâu? Hệ thống sân bay ở miền Nam thì Trung thuộc như lòng bàn tay, nhưng những sân bay trong tầm bay thì địch vẫn còn kiểm soát. Cấp trên gợi ý, có thể phải nhảy dù ở một nơi nào đó trong rừng cao su thuộc vùng giải phóng tỉnh Lộc Ninh.

Đầu tháng 2/1975, ta giải phóng tỉnh Phước Long, anh Trung liền đề nghị cấp trên gấp rút sửa sân bay dã chiến Phước Long, mặc dù đường băng ngắn không đủ cho máy bay F5E hạ cánh. Sau chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, tình hình chiến sự diễn biến có lợi cho ta, thời cơ mới đang đến. Nguyễn Thành Trung đã báo cáo với cấp trên và đề nghị sẵn sàng đón anh trong khoảng từ 1-10/4.

Với anh, làm thế nào để bay một mình đi ném bom, luôn là một câu hỏi lớn. "Hôm ấy, ngày 8/4, chúng tôi có một phi vụ đi ném bom ở Phan Rang. Tôi suy nghĩ rất nhiều. Đây là một cơ hội tốt cho tôi, nhưng làm được cực kỳ khó khăn vì khi đã bay thì mình không thể tách phi đội ra trên không trung. Mình càng không thể lấy máy bay trong căn cứ, khởi động rồi lăn ra đường băng cất cánh", anh Trung chậm rãi kể.

Nhưng cái gì đến phải đến. Qua kinh nghiệm luyện tập và nắm vững quy luật, anh đi đến quyết định táo bạo: phải đánh lạc hướng, phải làm cho phi đội trưởng và đài kiểm soát không lưu nhầm lẫn trong việc chỉ huy bay. Theo quy định, khi chuẩn bị cất cánh cũng như trên không trung, phi đội không trao đổi với nhau qua máy vô tuyến điện, chỉ được ra hiệu bằng tay quy ước điều muốn nói. Chỉ có người chỉ huy được quyền trao đổi với đài chỉ huy mặt đất, những người khác trong phi đội tuyệt đối không được phép. Và Nguyễn Thành Trung đã khai thác lỗ hổng này để tạo sự hiểu lầm.

"Trong phi đội 3 chiếc, tôi ở vị trí số 2. Khi cả 3 máy bay đã sẵn sàng cất cánh, người chỉ huy nhìn về phía tôi, tôi nhìn về phía số 3. Nếu số 2, 3 đều giơ ngón cái chỉ lên, sau 5 giây, máy bay chỉ huy số 1 cất cánh, tiếp theo thứ tự sau 5 giây. Với đài chỉ huy, nếu một máy bay nào đó bị trễ, họ cho thêm 5 giây, tổng cộng 10 giây. Nếu quá 10 giây, sang giây thứ 11 mà anh không thể cất cánh, anh sẽ không được bay nữa. Họ buộc anh ở lại không được phép cất cánh, trở vào nơi đỗ an toàn", anh Trung giải thích.

"Tôi chỉ có 10 giây để làm điều này, làm cho họ hiểu lầm lẫn nhau. Khi viên chỉ huy quay lại nhìn, tôi giơ 2 ngón út và áp út thay vì giơ ngón cái chỉ lên. Đó là một trong bốn ký hiệu được quy ước và ông ấy hiểu ngay là tôi bị trục trặc về điện. Nếu ông báo cho đài chỉ huy thì tôi sẽ không được cất cánh. Nhưng ông ấy ra hiệu cho tôi, số 2 ở lại không đi, số 1 và 3 cất cánh bình thường. Tôi gật đầu ra hiệu là tôi đã hiểu và ở lại. Cảm giác hồi hộp và mừng rỡ ập đến pha trộn trong tôi. Thời cơ đến rồi, tôi thầm nhủ".

Sau khi 2 máy bay cất cánh, Trung đếm 5 giây, cộng thêm 5 giây nữa và cũng cất cánh. "Phi đội nghĩ là tôi ở lại. Còn đài chỉ huy nghĩ tôi chỉ bị trễ một chút thôi và bây giờ tiếp tục cất cánh thực hiện nhiệm vụ chứ không có trục trặc gì. Và trong khoảnh khắc ngắn ngủi 5 giây cuối đó, tôi đã cất cánh bay thẳng về hướng Sài Gòn. Chỉ sau 5 phút, tôi đã đến mục tiêu và ném bom xuống Dinh Độc Lập".

Máy bay của anh Trung mang 4 trái bom 500 cân Anh. Có 3 mục tiêu được xác định là Dinh Độc Lập, Sứ quán Mỹ và kho xăng Nhà Bè. Vòng thứ nhất anh thả 2 trái xuống dinh nhưng trượt mục tiêu. Anh quyết định quay lại và lần này thì ném trúng vào phía sau dinh.
Hoàn thành nhiệm vụ, anh hạ thấp độ cao, tăng tốc, bay rất thấp, sát mái nhà để tránh rada. Anh đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Phước Long trong sự vui mừng khôn xiết của cán bộ Miền và chiến sĩ giải phóng. Hai tuần sau, vào ngày 21/4, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và chạy ra nước ngoài.

Nhưng Nguyễn Thành Trung không dừng ở đó. Anh được tổ chức đưa ra sân bay Đà Nẵng và huấn luyện các phi công thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, lập một phi đội máy bay A37 ta mới chiếm được, chuẩn bị cho một nhiệm vụ mới.

Và ngày 28/4, Phi đội "Quyết thắng" đã lập công xuất sắc. 5 chiếc A37 cất cánh từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) đi ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Đó là một cú sốc đối với Đại sứ Mỹ Martin: không còn nơi nào an toàn nữa, chậm sẽ bị kẹt lại ở đây.

Từ chiều tối hôm đó, hơn 3.000 người Mỹ còn lại ở Sài Gòn đã vội vã di tản bằng trực thăng ra các tàu hải quân đợi ở ngoài khơi. Vào lúc rạng đông, khi chiếc máy bay trực thăng cuối cùng rời nóc Sứ quán Mỹ bay ra biển, cũng là lúc 5 cánh quân giải phóng cùng với xe tăng thẳng tiến về Sài Gòn.

Người "sĩ quan ngụy" lái máy bay ném bom Dinh Độc Lập năm xưa nay đã trở thành Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, cơ trưởng lái máy bay hành khách hiện đại. Anh là phi công Việt Nam đầu tiên lái máy bay Boeing 767. Những năm gần đây anh qua lại Mỹ thường xuyên, khi thì tham dự khóa huấn luyện ngắn hạn lái máy bay Boeing 777-200, khi thì sang nhận máy bay Boeing do hãng mua về.

"Hy vọng rằng cuối năm nay hoặc đầu năm 2006, khi Việt Nam mở đường bay thẳng tới Hoa Kỳ, tôi sẽ là một trong những người đầu tiên lái Boeing 777 hạ cánh xuống sân bay San Francisco, mang đến cho nhân dân Mỹ hình ảnh của một nước Việt Nam mới đang vươn lên mạnh mẽ". Đó là niềm tự hào của anh, là niềm vui được đóng góp vào sự phát triển của Hàng không Việt Nam.

Theo Báo Thanh Niên
http://noibai.forumotion.com/forum-f14/topic-t827.htm#1150
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Bảy, 2009, 01:46:18 am gửi bởi ahuuls » Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #238 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2009, 01:57:58 am »

Thời điểm 1956 - năm Trần Thị Lý bị bắt - chưa có đánh nhau công khai!
Chứng minh luận điểm của bac tuans@:
"Khẩu hiệu đấu tranh chính, chủ yếu của nhân dân miền Nam trong thời kỳ này là đòi hỏi đối phương phải thả tù chính trị, đòi thực hiện hiệp thương, tổng tuyển cử, thống nhất đất nước như Hiệp Định Giơnevơ đã quy định. Mục tiêu đó đã thu hút hàng triệu quần chúng xuống đường trong các năm từ 1954-1956. Ở Sài Gòn – Gia Định, có những cuộc míttinh, tuần hành lôi cuốn hàng chục vạn đồng bào tham gia. Từ ngày ký hiệp định Giơnevơ cho đến giữa năm 1956, lực lượng nhân dân miền Nam luôn chiếm ưu thế về chính trị."

http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&Itemid=35&id=388
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #239 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2009, 05:59:07 am »

Bạn có thể đưa nó vào đây
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM