Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:05:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết  (Đọc 455656 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #220 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 09:28:12 am »


(nguồn: blog của ngominh)
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #221 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 09:39:36 am »

“CUỘC CHIẾN ÂM THANH”
...
Đến năm 1995, khi Mỹ mén bom miền Bắc, hệ thống loa phóng thanh của cả hai bờ hoàn toàn ngưng hoạt động…

Có thể có nhần lẫn
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #222 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 04:10:03 pm »

Thật là cảm động, thật là anh hùng !

Hoàn toàn đồng ý với bác. Tuy nhiên tôi thì thấy cái vụ đấu khẩu không lại phải lẻn sang thủ tiêu kia nó không anh hùng cho lắm.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #223 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 05:15:44 pm »

Thật là cảm động, thật là anh hùng !

Hoàn toàn đồng ý với bác. Tuy nhiên tôi thì thấy cái vụ đấu khẩu không lại phải lẻn sang thủ tiêu kia nó không anh hùng cho lắm.

Hệ thông loa của miền Bắc bị phá huỷ bởi không quân và pháo binh của Mỹ, ta dùng bộ binh phá lại của VNCH. Có gì không hay ở đây chứ ?
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Bảy, 2009, 05:20:05 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #224 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 05:25:59 pm »

À, chuyện 4 chú công an vũ trang lẻn (bí mật) qua sông giết chú trung úy SG kìa!

Chi tiết này trong bài của ngominh thật đến đâu thì chưa rõ! Mặc dù sau đó có mấy câu nói về sự phấn khởi, hớn hở của đồng bào 2 bờ N-B ...
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #225 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 09:32:07 pm »

Hệ thông loa của miền Bắc bị phá huỷ bởi không quân và pháo binh của Mỹ, ta dùng bộ binh phá lại của VNCH. Có gì không hay ở đây chứ ?

Tôi nói cái vụ lẻn sang làm thịt tên Phương năm 1963 ấy bác, không phải vụ đặc công sang đánh cột cờ năm 1967.

Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #226 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 09:05:29 am »

Hệ thông loa của miền Bắc bị phá huỷ bởi không quân và pháo binh của Mỹ, ta dùng bộ binh phá lại của VNCH. Có gì không hay ở đây chứ ?
Tôi nói cái vụ lẻn sang làm thịt tên Phương năm 1963 ấy bác, không phải vụ đặc công sang đánh cột cờ năm 1967.


Ờ ... Ờ ... Hết ý kiến  Grin Nhưng thực ra trong chiến tranh còn nhiều cái "bẩn" hơn thế nhiều ấy chứ  Shocked
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #227 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 01:18:07 pm »

        Các bác lại làm tôi nhớ lại cái ngày ấy. Đôi lần may mắn được nghe đài. 10 giờ đêm - Tiết mục tiếng thơ, 10h30 - Tiếng hát gửi vào nam... Giọng thơ Trần Thị Tuyết, Linh Nhâm; Giọng ca của Châu Loan, Quốc Hương, Trần Hiếu, Thanh Huyền,... Có lần được nghe 1 lúc: Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Bên ven bờ Hiền Lương, Xa khơi ... Vào cái khung cảnh ấy, sao thấy nó da diết đến kỳ lạ. Chợt nhớ đến 1 bài thơ trong sách phổ thông ( lớp 1 (hay lớp 2 ?, lớp 5?) gì đó ) - Hinh như tên bài là Tiêng nói Việt Nam (của Giang Nam (?) ). Tôi chỉ còn nhớ được 2 khổ thôi :

                                                Lời Tổ Quốc êm êm như tiếng má
                                                Bên vành nôi ru giấc ngủ em thơ
                                                Tôi nghe giọng miền Nam thương mến lạ
                                                Tha thiết quen thuộc từ bao giờ
                                                ...
                                                Đây Tiếng Nói Việt Nam, Đây Hà Nội
                                                Xa muôn trùng vẫn thì thầm bên tai
                                                Rút lại cách ngăn đẩy lùi bóng tối
                                                Nghe tim Thủ đô đập giữa tim mình


        Bác nào còn nhớ được bài này đưa lên đầy đủ đi 

 
Logged

ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #228 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2009, 11:36:51 pm »

Đọc bài này em mới nhớ đến bài thơ của ông Tố Hữu viết hùng Trần thị Lý:
...
Điện giật ,dùi đâm, dao cắt,lửa nung
Không giết được em người con gái anh hùng.
...
Giữa năm 1958, BV Việt - Xô tiếp nhận một bệnh nhân đặc biệt. Hồ sơ bệnh án ghi: "Trần Thị Nhâm (tức Lý), tuổi 25, quê Miền Nam, cân nặng: 26 kg. Tình trạng bệnh: Suy kiệt, luôn lên cơn co giật, có 42 vết thương trên người liên tục rỉ máu, đầu vú bị cắt còn loét nham nhở, bộ phận sinh dục chảy máu liên tục".


Người con gái anh hùng


Từ nhà mẹ Suốt, chúng tôi có ý định vào Đà Nẵng để tìm hiểu về người con gái Việt Nam anh hùng Trần Thị Lý. Cái khó nhất là chúng tôi chỉ biết chị Lý từng sống ở Đà Nẵng và có trường Trần Thị Lý ở TP Đà Nẵng, còn những thông tin khác như gia đình chị Trần Thị Lý bây giờ ở đâu, chị Lý mất khi nào, những kỷ vật còn lại của chị Lý... thì chúng tôi mù tịt. Rất may, chúng tôi nghe được thông tin chị Lý có một người con nuôi là Thùy Linh đang ở phố Lê Lợi, Đà Nẵng. Liên lạc với Thuỳ Linh, chúng tôi nhận được một lời hẹn gặp ông Tuấn, ba nuôi của Thuỳ Linh, chồng của chị Lý.

Hơn 9 giờ sáng, chúng tôi có mặt tại ngôi nhà của gia đình chị Lý trên phố Lê Lợi. Tiếp chúng tôi là một người đàn ông gầy yếu. Ông bị căn bệnh hễ cứ gặp nắng, gió là ốm nên không thể ra ngoài được. Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về cuộc đời của chị Lý, ông lặng đi một lát rồi nói: Lý mất rồi, những kỷ vật của Lý cũng không còn nhiều nữa. Nhưng những gì về Lý thì ông chẳng thể nào quên.

Những năm 1956-1958, chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng cực kỳ ác liệt. Từ năm 1956, chị Lý lúc đó mới 23 tuổi đã tham gia làm giao liên cho cách mạng ở huyện Điện Bàn - Quảng Nam. Gia đình chị Lý có 7 anh chị em thì có tới 5 người là liệt sĩ. Ngay tại nghĩa trang liệt sĩ Quảng Nam, mộ 3 chị em của chị Lý cùng đặt ở đây.

Chị Lý bị bắt khi đang trên đường đi công tác. Những ngày ở tù, chị phải hứng chịu biết bao đòn tra tấn khủng khiếp của kẻ thù. Sau này nhà báo Bích Thuận (Báo Phụ nữ VN) đã vào tận nơi tìm hiểu khi chị Lý còn sống và đã viết cuốn sách Sống giữa tình thương nói về đoạn đời oanh liệt của chị Trần Thị Lý.

Có lẽ cũng ít người biết được Trần Thị Lý chính là cháu nhà cách mạng Trần Cao Vân, người đã nhiều lần mưu toan chống Pháp và bị đi đày ở Côn Đảo 6 năm. Năm 1916, Trần Cao Vân cùng Thái Phiên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Quang Phục hội. Khởi nghĩa thất bại, 2 ông bị bắt và bị chém ở cố đô Huế.

Trần Thị Lý tên thật là Trần Thị Nhâm. Chị được kết nạp Đảng năm 18 tuổi. Trần Thị Lý bị bắt năm 1956 và để khuất phục chị, bọn địch đã không từ bất cứ thủ đoạn tra tấn dã man tàn ác nào. Sau hơn 2 năm giam cầm, tù đầy, tra tấn dã man mà không khai thác được gì, địch vứt chị Lý ra ngoài nhà lao vì tưởng chị đã chết.

Nhưng chị vẫn sống với một sức mạnh lạ kỳ. Tổ chức đã quyết định đưa chị ra Bắc trong một hành trình rất đặc biệt: từ Quảng Nam vào Sài Gòn, sang Phnômpênh (Campuchia) rồi từ đó bay bằng máy bay ra Hà Nội, trong lúc chị Lý mình đầy thương tích.

Lúc đó là vào giữa năm 1958. Phòng bệnh số 8, Nhà A1, BV Việt - Xô tiếp nhận một bệnh nhân đặc biệt. Hồ sơ bệnh án ghi: "Trần Thị Nhâm (tức Lý), tuổi 25, quê Miền Nam, cân nặng: 26 kg. Tình trạng bệnh: Suy kiệt, luôn lên cơn co giật, có 42 vết thương trên người liên tục rỉ máu, đầu vú bị cắt còn loét nham nhở, bộ phận sinh dục chảy máu liên tục".

Nhà thơ Tố Hữu đã đến bên giường bệnh thăm chị và ông đã khóc vì quá xúc động. Bài thơ Người con gái VN của ông xuất hiện tháng 12/1958. Bài thơ sau đó đưa vào sách giáo khoa, được dịch ra nhiều thứ tiếng, gây xúc động lòng người và là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế. Trần Thị Lý chính là bằng chứng sống tố cáo tội ác chiến tranh lúc đó.

Cuộc đối thoại với người ở lại

Ông Tuấn lên gác và lấy xuống gần như tất cả những gì còn lại của chị Lý. Những bức ảnh chụp chị nằm trên giường bệnh, rồi chụp chị lúc ở Liên Xô, Tiệp Khắc, Bungari, khi chị sang chữa bệnh và tố cáo tội ác chiến tranh.

Ông nhớ lại: Lúc đó vào năm 1968, tôi cũng từ chiến trường Quảng Đà ra Hà Nội. Trước đó tôi cũng đã biết và khâm phục Lý. Ra Hà Nội đến K5, ở Quảng Bá, Hồ Tây bây giờ, tôi được gặp Lý. Nom Lý gầy gò, tiều tuỵ, nhưng cảm phục Lý, lại nhân tình đồng hương, nên chúng tôi luôn gần nhau, tâm sự động viên nhau, rồi dần thành tình yêu. Chúng tôi cũng tổ chức một đám cưới rất đơn giản và phải chờ sau này đến năm 1978, mới làm thủ tục đăng ký kết hôn. Biết là không thể sinh nở được vì Lý có quá nhiều vết thương, chúng tôi xin bé Thuỳ Linh (lúc bé mới được vài ngày tuổi) để làm con nuôi.

Qua câu chuyện với ông Tuấn chúng tôi mới biết, đến tận năm 1992, có nghĩa gần 40 năm sau cái ngày hình ảnh anh hùng của Trần Thị Lý được cả thế giới biết đến, chị Lý mới được công nhận và phong tặng danh hiệu Anh hùng. Tại sao chị Lý không được phong tặng danh hiệu này ngay những năm 60 - 70 hoặc ngay sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước? Ông Tuấn cười buồn lảng tránh: “Có lẽ các ổng cũng bận quá”.

Rất nhiều người không biết rằng sau ngày giải phóng, gia cảnh chị Lý rất nghèo. Cả 2 vợ chồng và cô con gái nhiều năm liền vẫn sống trong ngồi nhà cấp 4 tồi tàn ở trên đường Hải Phòng (Đà Nẵng). Có lúc vợ chồng chị phải sản xuất bia thủ công để kiếm sống.

Chị Lý mất ngày 20/11/1992 ở tuổi 59, chỉ sau khi chị được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang ít lâu. Sau này khi chị mất, Hãng phim tài liệu TƯ có làm một cuốn phim khá công phu về cuộc đời chị dựa vào cái tên trong bài thơ Người con gái VN của Tố Hữu. Một số nhà báo có về tận nơi tìm hiểu và viết về chị.

Ông Tuấn đưa cho tôi xem một số bức ảnh chị Lý chụp chung với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Có lẽ những bức ảnh là những kỷ vật quý giá nhất còn giữ lại của chị Lý. Mất một hồi lâu, ông Tuấn mang từ trên bàn thờ chị Lý xuống một chiếc mũ sắt. Đó là chiếc mũ sắt mà Bác Hồ đã tặng cho chị. Những kỷ vật còn lại chỉ còn cái màn, một lọ hoa và chiếc vali mà Bác Hồ tặng nhưng Viện bảo tàng Cách mạng VN ngoài Hà Nội đã "xin" mất.

Một kỷ vật nữa vẫn còn lưu giữ là cuốn sách Người con gái VN được dịch ra tiếng Trung Quốc trên có ghi bút tích của nhà thơ Chế Lan Viên "Kính tặng chị Trần Thị Lý. Nhờ chị Anh Thơ chuyển giúp. 1959". Nét chữ đôi chỗ đã nhoè. Ông Tuấn cũng không biết chị Anh Thơ lúc đó là ai.

Đến bây giờ, gần 50 năm đã trôi qua, tôi có thêm được một may mắn khi đứng ngay trong ngôi nhà của chị Trần Thị Lý, gặp những người thân và được nghe kể về chị.

Những nhân chứng còn sót lại, đã từng sống, chiến đấu cùng chị Lý cũng không còn nhiều người như ông Bẩy Quang, người tổ chức đưa Trần Thị Lý ra miền Bắc, hay bà Bảy Vân, người giao liên cùng tổ với Lý. Nay họ đều đã ở tuổi ngoài 70, ốm yếu vì bệnh tật do lao tù của địch.

Rời nhà chị Trần Thị Lý, chúng tôi đi qua nghĩa trang Điện Bàn, nơi có mộ của Trần Thị Lý. Gió vẫn vi vút thổi trên cánh đồng lúa. Ngẫm lại những gì đã qua trong cuộc đời chị Lý, chúng tôi không khỏi cảm thấy chút se sắt buồn...

Hiền Chi Mai
 
Nguồn:DanTri
 
Chị Lý những ngày còn nằm trên giường bệnh.
ảnh:
http://vietbao.vn/Phong-su/Nhung-dieu-chua-biet-ve-nu-anh-hung-Tran-Thi-Ly/30136745/263/
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2009, 11:42:15 pm gửi bởi ahuuls » Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #229 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 05:51:03 am »

Nhà báo Hiền Chi Mai mô tả Trần Thị Lý tố cáo tội ác chiến tranh? Dùng từ "tội ác chiến tranh" cho năm 56-58 có đúng không?

Em thật sự không hiểu ý bác tuaans. Bác có thể giải thích thêm được không? Có thể bác nói đến bối cảnh khi đó, nhưng dù sao cũng là tra tấn tù binh mà
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM