Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:42:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960  (Đọc 88493 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #80 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2010, 07:21:59 am »

Đợt 2 mở đầu vào tháng 2 năm 1960. Ngày 02 tháng 02, Đại đội 271 đánh bót Cái Vừng (Nhị Mỹ) vào rạch Bà Mụ thu lúa ruộng, diệt tên Hương tề xã, bắt sống 3 tên thu 3 súng. Lực lượng ta lại theo sông Cầu Lô tiến lên chợ Cái Vừng. Tề xã và dân vệ hoảng sợ, bỏ đồn rút chạy về Cao Lãnh. Ta chiếm đồn, xã Nhị Mỹ được giải phóng.

Ngày 9 tháng 2, một tiểu đoàn của Sư đoàn 21 ngụy từ xã Tân Phú (Thanh Bình) càn vào kinh Bắc Dầu xã Bình Thành. Địch thọc sâu vào tới Đại đội bộ 271. Nhưng nhờ sư kiên cường chiến đấu của đại đội bộ và sự chi viện, phối hợp kịp thời của các trung đội, ta đã phá trận càn làm địch chết và bị thương hơn 80 tên. Ta hi sinh 2, bị thương 5. Trong trận này, khi ta đang truy kích địch ở ngoài đồng trống mà địch ở trong địa hình thì 2 máy bay khu trục địch đến ứng cứ, bắn phá, nhân dân rủ nhau ra đốt đồng, khói bay mù mịt. Không nhìn thấy được quân ta, máy bay địch nhào lộ, bắn vu vơ lại sợ bắn nhầm vào đồng bọn.

Đợt 2 kéo dài đến đầu tháng 3 năm 1960. Có hai trận khá đặc biệt. Đại đội 274 (Hồng Ngự) thực chất chỉ có 1 trung đội mà phục kích ở kinh Bảy Thưa (xã An Bình) đánh thiệt hại nặng một đại đội bảo an từ chi khu Hồng Ngự càn vào thu gần 20 súng có 2 trung liên. Trận thứ hai là trận đánh kì tập. Biết công sở xã Bình Thạnh có nhiều sơ hở Chính trị viên Đại đội 272 (Cao Lãnh) là Mai Phú cùng 2 chiến sĩ trang bị súng ngắn và lựu đạn, cải trang thường dân đến xin phép làm ăn. Bất ngờ  ta rút súng, lựu đạn ra, 2 tên lính và một số tên tề xã thấy hoảng hốt bỏ chạy (số còn lại đang đi chợ chiều). Ta làm chủ công sở, thu 10 súng và nhiều đạn.

Trong tháng 3, tháng 4 ta còn bức rút đồn Ngã Sáu, bót Ranh Làng (Mỹ An), bót Mương Đào (Cao Lãnh) mở rộng thế giải phóng liên hoàn giữa các xã.

Sau đợt 2, tỉnh Kiến Phong tiếp tục tổ chức nhiều đợt hoạt động khác. Trong các đợt này, ta dùng sức mạnh tổng hợp của quân dân không ngừng tấn công địch kết hợp nỏi dậy giành quyền làm chủ ấp, xã với phát động chiến tranh du kích đến giữa vùng giải phóng. Bộ đội ta đánh được nhiều trận chống càn quét có hiệu suất chiến đấu cao. Tháng 6 năm 1960, Đại đội 272 chống càn hai tiểu đoàn của Sư đoàn 21 với bảo an ở ngọn Kiêm Điền xã Mỹ Thọ giết và làm bị thương 70 tên. Bên ta đại đội trưởng hi sinh, đại đội phó bị thương. Tháng 7 năm 1960, Đại đội  271chống càn một tiểu đoàn của Sư đoàn 21 tại kinh Cái Bèo xã Mỹ Quý, giết và làm bị thương hơn 50 tên địch.

Trước sức tiến công và nổi dậy của quân và dan Kiến Phong địch phải tăng cường về đây 2 đến 3 tiểu đoàn quân chủ lực thuộc Sư đoàn 21 ngụy làm cho cuộc chiến đấu ở đây giằng co quyết liệt.

Từ tháng 9 năm 1959 đến tháng 12 năm 1960, bằng lực lượng quân sự, chính trị và binh vận kết hợp chặt chẽ với nhau, quân dân Kiến Phong đã đánh hơn trăm trận lớn nhỏ, diệt và làm bị thương gần 900 tên địch, bắt sống 500 tên (kể cả tề, điệp), làm rã ngũ hàng ngàn tên khác thu 400 súng các loại, giải phóng l7 xã, giải phóng cơ bản 12 xã khác (địch còn một đồn), phá banh, phá lỏng 9 khu gom dân, bức rút 9 đồn, diệt 12 đồn và trụ sở tề. Tiểu đoàn 502 đã có 400 quân, các vùng giải phóng có mỗi xã một trung đội du kích, vùng tranh chấp một đến hai tiểu đội, vùng yếu một tổ đến một bán đội.

Đồng chí Nguyễn Minh Đường Bí thư Khu ủy miền Trung (Khu 8 ) nói về đồng khởi ở Khu mình như sau: “Nếu đồng khởi là kết hợp vũ trang với chính trị thì Kiến Phong đi trước”. Với chiến thắng giồng Thị Đam - Gò Quảng Cung vang động, Tiểu đoàn 502 lừng danh và các đợt tiến công và nổi dậy oanh liệt cuối năm 1959 đến cuối năm 1960 sau này, tỉnh Kiến Phong xứng đáng đứng hàng đầu cùng với nhiều địa phương trong phong trào Đồng khởi toàn miền Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #81 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2010, 07:23:38 am »

Bến Tre Đồng khởi

Đầu tháng 12 năm 1965, lúc Hội nghị Khu ủy Khu 8 (miền Trung Nam Bộ) mở rộng đang họp, Khu ủy gửi hai công điện tóm tắt chủ trương khởi nghĩa để các tỉnh ủy chuẩn bị trước, để khi đại biểu họp trở về sẽ tiến hành nhanh, tranh thủ được bất ngờ.

Tại địa phương, Tỉnh ủy Bến Tre do đồng chí Võ Văn Phẩm làm Bí thư đã ráo riết chuẩn bị tỉnh ngày 10/01/1960 sẽ tiến hành nổi dậy. Tỉnh ủy cho đánh hai đồn lẻ để thăm dò. Ngày 15/12/1959 đánh đồn Tân Xuân (Ba Tri), ngày 19/12/1959 đánh đồn Lộc Thuận (Bình Đại). Ta thu 7 súng. Kẻ địch phản ứng bình thường.

Sau Hội nghị Khu ủy đồng chí Nguyễn Thị Định đi đường công khai qua Càng Long (Trà Vinh) nhanh chóng về đến xã Minh Đức huyện Mỏ Cày dêm 30/12/1959.

Đẻ tranh thủ thời gian, đêm 01/01/1960, một cuộc hội nghị đặc biệt được triệu tập tại ấp Tân Huề xã Minh Đức huyện Mỏ Cày. Đồng chí Nguyễn Thị Định - Phó Bí thư Tỉnh ủy đã truyền đạt tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 và chủ trương cụ thể của Khu ủy do các đồng chí Nguyễn Tâm Cang (Hai Thủy) - Tỉnh ủy viên, Lê Minh Đào (Ba Đào) - Chánh văn phòng Tỉnh ủy, Nguyễn Văn Sông (Năm Hỏa) - Bí thư Mỏ Cày, Ba Cầu, Sáu Huấn, Bảy Tranh - Huyện ủy viên Mỏ Cày và đồng chí Lê Văn Quang, Bí thư huyện ủy Minh Tân(1).

Hội nghị chủ trương phát động: “Một tuần lễ toàn dân đồng khởi”. Cù lao Minh làm trước sang cù lao Bảo ra toàn tỉnh, lấy huyện Mỏ Cày làm trọng điểm. Ba xã Địnhh Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh đột phá đi đầu, thúc đẩy phong trào. Đối với thị xã chọn một điểm hành động diêt ác, lấy vũ khí, gây tiếng vang để hỗ trợ phong trào chung. Mượn danh nghĩa Tiểu đoàn 502 uy hiếp địch. Ra Quân lệnh Tiểu đoàn 502 làm pháp lệnh chính sách để phân hóa địch.

Khẩu hiệu hành động là “Đánh phải đánh tới tấp, phát triển phải phát triển hết lực lượng khả năng. Khi sóng gió nổi lên thì mạnh dạn căng buồm lượt sóng. Khi phong trào lên mạnh không được thỏa mãn dừng lại, phải nhắm thẳng mục đích mà tiến tới. Khi vào đợt nhất thiết phải đánh thắng trận đầu”.

Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh là ba xã giáp ranh nhau, chiều ngang 4km, chiều dìa 10km. Đông Bắc giáp sông Hàm Luông, còn ba mặt khác là hai cong sông Cái Quao và Vàm Nước Trong. Hình thể ba xã như một cù lao hình chữ nhật. Bên trong có nhiều kênh rạch nhỏ chia cắt. Ở đây vườn dừa um tùm, bãi mía rậm rạp, đường sã quanh co, phức tạp. Lúc này mỗi xã đều có chi bộ với bốn, năm đảng viên, có tổ chức thanh niên mật, có cơ sở nội tuyến trong đồn bót. Định Thủy có những thuận lợi hơn nên được chọn làm ngòi nổ cho cuộc đồng khởi.

Xã Định Thủy có đồn Vàm Nước Trong nơi cơ sở nội tuyến ta đã nắm chắc toàn số dân vệ. Với ý định lấy thêm súng, ta lập kế điều được tổng đoàn dân vệ gồm 12 tên do đội Tý chỉ huy về đây.

Ngày 17/01/1960, cuộc Đồng khởi cùa nhân dân Bến Tre nổ ra ở xã điểm Định Thủy.

8 giờ sáng ngày 17/01/1960, tổ hành động gồm ba đồng chí Bảy Thông, Ba Giai, Chín Chim bất ngờ quận ngã đội Tý lấy súng của tên cận vệ bắn chết hắn tại quán chị Năm Thiều. Lập tức ta bao vây tấn công tổn đoàn dân vệ đang ở trong đình Bình Phước xã Định Thủy. Vợ đọi Tý nghe súng nổ ở quán đã cùng hai lính dân vệ chạy ra, ta bắt cả ba. Tổ hành động cùng 200 thanh niên và quần chúng tràn vào dinh áp đảo địch. Bốn tên đầu hàng, 2 tên chạy thoát. Ta thu 11 súng, 3 lựu đạn, 5000 viên đạn.

Trong khi ta diệt tổng đoàn dân vệ, tổ hành động do đồng chí Tư On chỉ huy kết hợp với nội tuyến lãnh đạo anh em khởi nghĩa lấy gọn đồn Vàm Nước Trong và kết hợp với lực lượng quần chúng chiếm công sở, giải tán tề xã. Ta thu 15 súng, 10 lựu đạn, 1000 viên đạn.

Nhân dân Định Thủy nghe tiếng súng diệt địch đã võ trang giáo mác, nổi trống mõ tràn ra khắp các ngã đường, lùng bắt tề điệp, ác ôn, quét sạch mọi tổ chức kìm kẹp.

20 giờ ngày 17/01/1960, gần 2000 đồng bào Đình Thủy trương cờ, đốt đuốc, sôi sục tinh thần vùng dậy họp mít tinh mừng thắng lợi.

Quân lệnh của Tiểu đoàn 502, Tiểu đoàn trưởng Lê Thiết Hùng truyền vang:

“Bọn ác ôn có nợ máu và bọn địa chủ cướp ruộng đất của nông dân sẽ bị trừng trị.

“Anh em binh sĩ, sĩ quan dù có tội đến đâu mà biết hổi cải đều đươc khoan hồng, nếu mang súng trở về vói nhân dân sẽ được khen thưởng đích đáng.

“Tề xã, ấp, liên gia trưởng, công an, chỉ điểm đi trả chức vụ, thú tội với nhân dân sẽ được khoan hồng. Ai trái lệnh sẽ bị nhân dân trừng trị.

“Địa chủ nào dựa vào bọn chính quyền Mỹ Diệm giật đất tăng tô, nay trả lại cho nông dân thì được tha tôi”.

Trong khí thế sục sôi cách mạng của nhân dân, bản Quân lệnh có sức động viên chiến đấu mạnh mẽ. Nó xốc quần chúng vùng dậy đi tới. Nó gọi kẻ địch quay về, thúc giục gia đình binh sĩ mau mau cứu người thân.


(1)Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bến Tre: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Bến Tre, 1985. Trang 39-65.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #82 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2010, 07:24:18 am »

Tại xã Phước Hiệp, khởi nghĩa bắt đầu lúc 18 giờ ngày 17/01/1960. Nhân dân vùng dậy cùng tổ hành động bao vây đồn dân vệ, lùng bắt tề điệp. Ta dùng loa truyền Quân lệnh của Tiểu đoàn 502, gọi dân vệ ra hàng. Đến nửa đêm lại có tiểu đội võ trang xã Định Thủy sang hỗ trợ.

Sáng ngày 1801/1960, một trung đội lính bảo an đi 3 đò máy phản kích vào Phước Hiệp. Tiểu đội du kích Phước Hiệp vừa mới thành lập chặn đánh địch tại cầu Ông Bồng, bắn chết tên trung úy chỉ huy, quân địch tháo chạy về Mỏ Cày. Đêm 18/1, do cơ sở của ta, số dân vệ trong đồn xé rào rút chạy. Tên đội chỉ huy chạy lạc sang Định Thủy bị ta bắt sống. Xã Phước Hiệp hoàn toàn giải phóng.

Tại xã Bình Khánh, sáng 17/1, đồng chí Năm Thọ cùng 6 thanh niên tổ chức tiệc rượu mời tốp công an do tên đội chỉ huy để giật súng nhưng việc không thành. Tiệc chưa xong, ta thách cho hai tên lính cùng thanh niên ta xuống ao bắt cá kiếm đồ nhậu. Ta vãi mẻ chài lên đầu hai tên lính, đập đầu một tên cùng lúc hai thanh niên ta quận nhào tên đội công an ngồi gác, lôi ra đình trị tội. Lập tức tiếng trống lệnh “đồng khởi” vang lên. Nhân dân nhất tề nổi dậy, ào ạt xuống đường diệt ác, phá kìm, bao vây đồn Bình Khánh, đưa gia đình dân vệ vào đồn gọi chúng đầu hàng. Ban lãnh đạo tăng cường một tiểu đội võ trang. Ta diệt bọn ngoan cố trên tháp canh, nhanh chóng đột nhập vào đồn diệt và bắt số còn lại. Ta thu 6 súng, đốt đồn. Xã Bình Khánh hoàn toàn giải phóng vào 2 giờ sáng ngày 20/01/1960.

Ba xã điểm đột phá giành toàn thắng. Phong trào khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng trên toàn tỉnh Bến Tre.

Từ ngày 17đến 24/01/1960, 47 xã thuộc các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Thạnh Phú nhân dân đã nhất tề nổi dậy, 22 xã diệt ác, lấy đồn, đập ta bộ máy kìm kẹp, giải phóng hoàn toàn xã, ấp, 25 xã khác đã diệt ác, vây đồn, giải phóng nhiều ấp.

Tại thị xã Bến Tre, lực lượng tự vệ đánh bót Lò Tương, diệt ác ở Phường 1, diệt công an ở xã Ba Tháp, trừ gian ở xã Phú Khương, đưa 200 phụ nữ ấp Mỹ An vào thị xã phối hợp đấu tranh.

Trong tuần lễ Đồng khởi, trên 300 tên tề, điệp, dân vệ ác ôn đã bị bắt, 37 đồn bót bị bức rút bức hàng. Ta giải phóng 22 xã và 18 ấp, thu 150 súng, nhiều đạn và lựu đạn. Sức mạnh nổi dậy tiến công của nhân dân Bên Tre thật to lớn.

Ngày 19/01/1960, ban lãnh đạo Tỉnh đã tổ chức 3 tiểu đội vũ trang đưa về cho các huyện Mỏ Cày, Minh Tân, Thạnh Phú và lập Đại đội 264 đội vũ trang đầu tiên của Tỉnh. Sang tháng 02/1906, Tỉnh ủy lại thành lập đội vũ trang thứ hai ở cù lao Bảo lấy tên Đại đội 269.

Ngay trong tuần lễ Đồng Khởi, chi khu quân sự Mỏ Cày đã cho bảo an đóng đồn trở lại ở hai xã Định Thủy, Bình Khánh. Ngày 21/01/1960 địch lại đưa một tiểu đội thủy quân lục chiến về đóng tại Phước Hiệp. Các đơn vị vũ trang ta đánh diệt nhiều địch trong các trnậ chống càn thu vũ khí. Trong trận Đại đội 264 đánh địch ở Bình Khánh (03/02/1960) lần đầu tiên súng ngựa trời xuất hiện.

Ngày 04/02/1960, một phụ nữ Phước Hiệp bị lính bảo an hãm hiếp. Huyện ủy Mỏ Cày đã tổ chức 20 chị em khiêng nạn nhân lên quận đấu tranh và huy động 200 chị em đi theo hỗ trợ. Đoàn biểu tình kéo tới gần quận lị thì bị tiểu đoàn lính dù ra cản đường. Chị em dùng lí lẽ tranh thủ sự đồng tình của tên đại úy chỉ huy và xông vào quận lị. Nhân dân thị trấn và các xã lân cận đông tới 5000 người cũng ùn ùn kéo vào hỗ trợ. Tên quận trưởng Mỏ Cày buộc phải đưa nạn nhân đi chữa bệnh, hứa trừng trị bọn lính hiếp dân.

Ngày 22/02/1960, Tỉnh ủy tập trung C264, C269 về Bình Khánh để tổ chức xây dựng bộ đội  tập trung tỉnh. Ngày 21/03.1960, bộ đội tập trung tỉnh Bến Tre đã đánh trận phục kích ở ấp Định Hưng (Định Thủy) diệt 47 tên địch, thu l20 súng có 2 trung liên Mỹ.

Đầu tháng 3 năm 1960, Nôg Đình Diệm cùng tướng Nguyễn Văn Là xuống thị sát Bến Tre. Diệm đánh giá: “Tình hình ở Bến Tre không được coi là đơn giản mà phải tập trung lực lượng chính quy cho dập tắt ngay lúc ban đầu này mới tránh khỏi nguy hại về sau”.

Ngày 23/3/1960, Ngô Đình Diệm huy động:

- 2 trung đoàn thủy quân lục chiến số 400/7 và 400/8.

- 2 tiểu đoàn thủy quận lục chiến đặc biệt.

- 1 đoàn xe cơ giới thiết giáp.

- 14 tàu “hải đoàn xung phong”.

- 2 pháo đội.

Kết hợp với bảo an, công an địa phương, tất cả trên 1 vạn quân bộ, quân thủy có phi cơ yểm trợ tiến công vào ba xã Định Thủy, Bình Khánh, Phước hiệp.

Mục đích của chúng là “Bình trị Kiến Hòa” trước tiên là diệt lực lượng vũ trang cách mạng của Tỉnh, đập tắt sự nổi  loạn ban đầu từ cái nôi xuất phát.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #83 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2010, 07:25:09 am »

Khởi nghĩa giành chính quyền làm chủ đã khó, giữ vững và phát triển quyền làm chủ càng khó hơn. Phong trào đồng khởi ở Bến Tre trải quan những thử thách quyết liệt.

Biết được kinh nghiệm chống càn quét lớn là phải cơ động cơ quan chỉ huy và lực lượng tập trung ra ngoài gọng kìm, cơ quan chỉ đạo cùng vũ trang tập trung tỉnh định qua sông Hàm Luông chuyển sang Giồng Trôm nhưng không kịp. Từ sáng sớm tinh mơ ngày 23/03.1960, trên các mé sông tàu địch đã vây chặt. Trên đường bộ trên 70 cơ giới thiết giáp đã triển khai ngăn chặn. Cả khu vực  nhỏ ba xã khoảng 30km2 đã bị một vạn quân địch và phương tiện thủy bộ vây chặt.

Quân địch chia nhiều mũi đánh vào, mỗi mũi một đến hai tiểu đoàn. Chúng cắt ngang, xẻ dọc, bừa đi bừa lại, bừa chồng lên nhau quyết tìm diệt hết “Việt cộng”. Chúng dàn quân, tiến từ từ, lục soát từng lùm cây, bụi cỏ, không cho sót một ai.

Bọn áo rằn (lính thủy đánh bộ) đi đến đâu là bắn giết, đốt phá thẳng tay. Ông già bả cả, phụ nữ, trẻ em chúng bắn giết, hãm hiếp, đánh đập không tha. Ở cánh Phước Hiệp, chúng chôn sống 36 thanh niên, trung niên.

Cuộc chống càn ở trong tình thế hết sức khó khăn.

Ban lãnh đạo Tỉnh cùng các đồng chí chỉ huy lực lượng vũ trang quyết định tập trung lực lượng chủ động đánh địch, tạo khí thế cho ta, sau đó sẽ vừa tránh né địch vừa tạo thời cơ đánh địch.

Ta phục kích ở ấp 6 Phước Hiệp nơi nhất định địch phải đi qua. Ta đào công sự sát bờ mía, lấy lá mía phủ lên miệng hầm. Địch vào, khẩu trung liên Mỹ bị kẹt đạn, lập tức hàng loạt súng ngựa trời vung đạn ra diệt địch. Bộ đội ta từ các hầm nhảy lên dùng mã tấu chém địch, dùng súng bắt rượt địch. Bị bất ngờ, bọn địch đạp lên nhau, xô nhau mà chạy. Chúng bỏ lại 50 xác chết, ta thu một số súng.

Sau đó, ta lơi dụng địa hình quen thuộc mà lừa thế, tránh mũi nhọn của địch và dùng các tiểu đội du kích xã lập thành những tổ du kích bắn tỉa, gài lựu đạn, quần nhau với địch hết ngày này qua ngày khác. Qua 15 ngày chiến đấu, ta diệt 200 tên địch, làm bị thương 100 tên khác.

Mặc dù địch tàn sát man rợ nhưng nhân dân vẫn không sợ, kiên quyết ở lại đấu tranh tại chỗ với địch. Nhiều gia đình binh sĩ tự nguyện ở lại để đấu tranh hỗ trợ cho các chiến sĩ và bà con.

Tuy vậy, vòng vây địch ngày càng xiết chặt. Pháo địch bắn dữ dội. Cả dân, cả chiến sĩ nhiều người chết, bị thương. Lãnh đạo và lực lượng vũ trang tỉnh rơi vào thìn htế ực kì khó khăn, tiến thoái lưỡng nan.

Đồng chí Hai Thủy điện lên Khu ủy báo cáo tình hình và xin sự chỉ đạo. Đồng chí Nguyễn Minh Đường - Bí thư Khu ủy chỉ đạo hãy thử tổ chức một cuộc tản cư ngược mà phá tình thế hiểm nghèo hiện nay.

Ban lãnh đạo Tỉnh chủ trương cho những người không cần thiết ở lại tản cư ngược ra thị trấn. bà con, người già, trẻ con, chị em phụ nữ gồng gánh nồi niêu, xoong chảo, gà vịt, chiếu, nóp, lùa cả bò, lợn đi theo lên quận, “xin quận trưởng che chở”, tạm nương náu tránh đội quân “áo rằn tàn ác”. Hàng trăm rồi hàng trăm bà con dựng lều nằm chờ khắp đường phố, công sở của quận lị. Nhân dân thị trấn đã hết lòng giúp đỡ bà con “tản cư”.

Nắm bắt kịp thời sự phát triển của tình hình, Ban lãnh đạo Tỉnh chủ trương mở ra một cuộc đấu tranh chính trị đại quy mô buộc địch rút quận. Nhân dân các xã khác ở gần quận lị cũng lợn, gà, trâu bò, cày bừa quang gánh, kéo vào thị trấn với lí do “tản cư trước” sợ lính quốc gia tới tàn sát. Nhân dân ba xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thì tiếp tục “tản cư” lên thị trấn mang theo cả người chết, bị thương. Cả 5.500 lực lượng “tản cư trước”, “tản cư sau” kéo đến xin quận trưởng che chở, trừng phạt quân “áo rằn” tàn sát dân, dám chửi cả quân địa phương, chửi quận trưởng.  Chợ Mỏ Cày, các đường phố, trụ sở y tế, trường học, bệnh viện, nhà bưu điện, văn phòng nghị sĩ quốc hội đặc nghẹt người. Đoàn người hứa với quận trưởng “lính áo rằn” đi thì dân về.

Quận trưởng Mỏ Cày lúng túng trước áp lực đông đảo quần chúng lại bị kích động trước thái độ của lính thủy đánh bộ. Ông không thể đàn áp những người dân của quốc gia, của quận đến xin sự bao dung vả lại có tiến hành đàn áp cũng không đàn áp được. Quận trưởng chấp nhận các yêu sách của nhân dân và đi báo cáo với tỉnh trưởng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #84 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2010, 07:27:30 am »

Tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre) lúc này là Trung tá Phạm Ngọc Thảo. Từ khi được đồng chí Lê Duẩn tin cậy giao nhiệm vụ “độc lập tác chiến” trong lòng địch, Phạm Ngọc Thảo đã về quê Vĩnh Long để chui vào hàng ngũ địch. Gia đình anh vốn thân thiết với giám mục Ngô Đình Thục, giám mục địa phận Vĩnh Long. Giám mục Ngô Đình Thục rất quý mến Thảo vì đã từng làm lễ rửa tội cho anh và coi anh như con nuôi. Nhờ chính sách khuyến khích những người theo kháng chiến cũ về với “chính nghĩa quốc gia”, Thảo được giám mục Ngô Đình thục giới thiệu với anh em Diệm - Nhu. Anh khôn khéo công khai hết nguồn gốc của mình kể cả chức chỉ huy Tiểu đoàn chủ lực 404, chỉ trừ một điều mình là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1956, anh được phép đưa chị Phạm Thị Nhiệm vợ anh ra Sài Gòn cùng với con để sinh sống. Từ làm việc tại ngân hàng quốc gia, anh được chuyển sang ngạch quân sự, mang hàm đại úy. Nhờ tỏa sáng trong viết báo và được Diệm Nhu đánh giá cao tầm cỡ, anh được điều về làm việc tại Phòng Nghiên cứu chính trị của Phủ Tổng thống với hàm thiếu tá. Năm 1958, Diệm đích thân phong anh hàm trung tá, cử làm tỉnh trưởng Kiến Hòa(1).

Ở Bến Tre trong tình thế một mình đơn phương hoạt động, đơn vị Phạm Ngọc Thảo đã xây dựng cương vị Tỉnh trưởng để có những hành động tích cực trong phạm vi có thể để bảo vệ Đảng và làm lợi ích cho cách mạng. Đồng chí đã cho phép trưởng an ninh Kiến Hòa khép tội những người không chịu nổi đòn tra tấn và mánh khóe lừa gạt của kẻ thù đã phản bội xưng khai, nhưng đồng chí đã kiên quyết không cho an ninh Kiến Hòa trừng trị những cán bộ đảng viên mặc dù bị tra tấn, nhục hình vẫn kiên quyết không khai báo, với lí do là không đủ chứng cứ, làm oan người ta. Đồng chí đã cứu được hàng trăm đồng chí ta giữ vững được khí tiết cách mạng trong nhà tù(2).

Ngày quốc khánh của Việt Nam Cộng hòa 25/10/1959 ở Bến Tre, có một trái lựu đạn đã ném đúng nơi Tỉnh trưởng Kiến Hòa đang chủ trì cuộc lễ. Có điều rủi cho người ném là lựu đạn không nổ. Cảnh sát Kiến Hòa đã bắt tại trận một thanh niên nhỏ con 15, 16 tuổi đã liệng lựu đạn và đưa đến Tỉnh trưởng để ông xét xử. Trung tá Phạm Ngọc Thảo tung một cú đá vào mông thằng bé la lớn: “Bé con!” rồi đuổi đi. Em bé như được tha chạy lẫn vào đám đông mà thoát hiểm(3).

Được quận trưởng quận Mỏ Cày lên báo cáo, Tỉnh trưởng Kiến Hòa cùng Quận trưởng Mỏ Cày tức tốc lên Sài Gòn tố giác: “Lính thủy quân lục chiến sát hại nhân dân, coi thường nhà chức rtránh địa phương. Mỏ Cày cách xa Sài Gòn, dân tản cư có thể uy hiếp Quận trưởng nhưng không trực tiếp uy hiếp Ngô đình Diệm. Tỉnh trưởng Kiến Hòa đã phải khôn khéo báo cáo, đấu tranh, thuyết phục thế nào để Ngô Đình Diệm cho lệnh rút chính đạo quân mà đích thân Tổng thống đã điều xuống để “Bình trị Kiến Hòa”(4).

Ngày 06/04/1960, Đại tá Nguyễn Văn Y xuống Mỏ Cày đến xã Phước Hiệp đứng ra nhận tội của Thủy quân lục chiến, cam kết bồi thường mọi sự thiệt hại và thông báo lệnh rút quân “áo rằn”.

Ngày 20/04/1960, thủy quân lục chiến rút hết khỏi Bến Tre. Thành quả Đồng khởi ở Bến Tre chẳng những được giữ vững mà còn đứng trước thời cơ phát triển mạnh mẽ vượt bậc.

Qua chiến đấu chống càn quét lớn và dài ngày của quân và dân trong gọng kìm của quân thù trong thế châu chấu đã voi, nhất là sau cuộc đấu tranh chính trị  trực diện tản cư ngược đại quy mô kết hợp với đấu tranh của người của ta trong lòng địch buộc hàng vạn thủy quân luc chiến phải rút đi. Bến Tre đã nổi lên là một điển hình đồng khởi kì diệu với nhiều phương pháp đấu tranh phong phú, sạng tạo tuyệt vời mà những khởi nghĩa, sức cổ vũ vượt xa ngoài ba hòn đảo châu thổ, ra cả toàn miền Nam.

Từ đó, Bến Tre có sức cổ vũ lạ thường và có kinh nghiệm Bến Tre như chắp thêm đội hia ngàn dặm cho cao trào đồng khởi đang dâng lên mạnh mẽ khắp miền Nam do sự rúng động của chiến thắng Tua Hai lịch sử.

Phong trào Bến Tre sau đó như đã phá tan xiềng xích bùng lên mạnh mẽ trong đồng khởi đợt 2 rồi đợt 3. Cuối năm 1960, trong 115 xã ở tỉnh Bến Tre đã có 51 xã hoàn toàn giải phóng, 21 xã được giải phóng một phần. Nhân dân làm chủ 300 ấp trong tổng số 500 ấp. Hệ thống kìm kẹp của địch ở nông thôn bị đập tan nát.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã nói trong Hội nghị tổng kết kháng chiến ở Bến Tre: “Khi Xứ ủy xin Trung ương cho nổi dậy, Trung ương dặn nổi dậy, hết sức giữ thế đấu tranh chính trị, giữ thế hợp pháp của quần chúng, đẩy mạnh vũ trang nhưng nhất thiết không được cho chính trị yếu đi, mà đẩy vũ trang càng đẩy chính trị lên”.

“Đồng khởi Bến Tre giải đáp những băn khoăn của Xứ ủy, biến ý kiến của Trung ương thành thực tiễn sinh động. Chính trị như Bến Tre thế này tấn công rất mạnh. Tấn công bằng binh vận. Tấn công không rời rạc mà chính trị, quân sự, binh vận kết hợp với nhau. Tấn công địch mà giữ thế hợp pháp, một thế hợp pháp không thụ động mà tấn công”(5).


(1)Theo Văn Minh, Như Thường. Tạp chí Công an nhân dân, Xuân Ất Dậu.
(2), (3)Theo tài liệu của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Bến Tre.
(4)Đồng chí Phạm Ngọc Thảo sau này được Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đồng chí bị hai tướng trẻ là Nguyễn Ngọc Loan, Nguyễn Văn Minh ám sát khi bị thương nằm ở Bệnh viện Cộng hào ngày 17/07/1965 bằng phương pháp hèn hạ (bóp dái).
(5)Hồ sơ tổng kết của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Bến Tre.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #85 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2010, 07:36:49 am »

Đồng khởi ở Long An, Kiến Tường, Định Tường, An Giang:

Ở Long An, khí thế nổi dậy ở trọng điểm Đức Hòa lên rất cao ssau trận mở màn Đức Lập. Những đòn quân sự của lực lượng vũ trang làm đòn xeo thúc giục quần chúng nổi dậy và đấu tranh chính trị. Nhiều đồn bót nhỏ đóng sâu trong các vùng nông thôn bị bao vây bắn tỉa, một số rút chạy, ra hàng, một số bị ta diệt bằng cách kết hợp với nội tuyến. Tất cả các hội đồng tề xã, tề ấp đều bị đoàn người vũ trang thô sơ tiến công, niều tên ác ôn bị diệt, số còn lại bỏ chạy. Chính quyền cách mạng được thành lập và tiến hành ngay việc cấp lại ruộng đất của địa chủ cho nông dân nghèo, trả lại ruộng đất cho những người bị địa chủ cướp. Sau một tuần lễ tấn công, hầu hết vùng nông thôn Đức Hòa được giải phóng.

Khoảng một tháng sau, Trung đội 15 của đồng chí Tư Chiểu ém quân dưới những chiếc xuồng đày lá chuối, bất ngờ tập kích đồn Rạch Chanh bắt sống toàn bộ bọn lính trong đồn. Từ đó bộ đội đi đến đâu là các đồn bót nhỏ của dân vệ đầu hàng hoặc rút chạy đến đó.

Ở Cầu Đước, Cần Giuộc, mấy ngày sau diệt đồn Đông Thạnh, đến lượt đồn Hưng Long. Bộ đội 108 cải trang, dùng xe tải chạy vào đồn Hưng Long bắt sống 30 tên, thu 24 súng. Báo cáo của quận phó Cần Đước có tới 91 ấp trưởng trong tổn số 117 ấp đã bỏ việc.

Ở Châu Thành, phong trào khởi nghĩa ở Thạnh Phú Long lan ra các xã, mạnh mẽ là ở Phước Tân Hưng, Thạnh Vĩnh Đông.

Ngày 17/06/1960, đơn vị cơ động Long An thành lập quân số 100. Đại đội trưởng là đồng chí Sáu Hoàng, chính trị viên là đồng chí Tư Thân. Sau khi thành lập được 5 ngày Đại đội đánh trận phục kích ở Tho Mo. Ta chuẩn bị đánh một đại đội bảo an nhưng đã phải đánh một tiểu đoàn biệt động. Ta diệt gần một trăm tên địch nhưng cũng thương vong một phần ba quân số.

Tháng 8/1960 Long An bước vào đồng khởi đợt 2. Mở đầu đợt là trận tấn công táo bạo của Đại đội cơ động vào chi khu Đức Hòa sau khi ta tiêu diệt một trung đội địch định giải tỏa cho đồn Hựu Thạnh. Sau 30 phút chiến đấu ta chiếm chi khu Đức Hòa và một góc thị trấn, kéo cờ cách mạng lên cột cờ ở quận lị.

Sau đó Đại đội kéo xuống Long Trì vùng yếu, diệt một trung đội địch, bắt sống ủy viên cảnh sát.

Ở phía Nam Lộ 4, hàng loạt đồng bót bị tiêu diệt: Đông Thạnh, Long Phụng, Long Khê, Long Cang… Hàng ngàn dân biểu dương lực lượng kéo vào Chợ Núi, binh lính địch co vào trong đồn.

Đợt 3 bắt đầu từ tháng 12 năm 1960. Kinh nghiệm tản cư ngược của Bến Tre được vận dụng thành công. Tám ngàn người ở Bến Lức kéo ra Lộ 4 làm tắc nghẽn giao thông trong nhiều ngày. Mười nghìn dân Đức Hòa kéo vào thị trấn. Ở Châu Thành mười ba ngàn người kéo vào thị xã Tân An. Ở Cầu Đước có cuộc biểu tình mười bảy ngàn người vào thị trấn.

Binh vận luôn gắn liền với đấu tranh chính trị. Điển hình là vụ binh biến trong tổng đoàn dân vệ ở Bàu Trai. Anh em nghĩa binh Bàu Trai đã nổi lên giết chết tên cai tổng ác ôn, đem toàn bộ vũ khí về với nhân dân.

Ở Cần Đước, sau khi thành lập đại đội địa phương, ta tấn công vào tổng đoàn dân vệ của cai tổng Tốt thu nhiều súng và diệt đồn Phước Vân có hai tiểu đội địch thu toàn bộ vũ khí. Ở Tân Trụ, lực lượng vũ trang địa phương kết hợp với nội tuyến diệt đồn Nhật Tảo diêt 1 tên ác ôn, thả tại chỗ 30 dân vệ, thu hàng chục súng. Ở Châu Thành bộ đội huyện kết hợp nội tuyến dùng xe tải đổ quân vào đồn Tham  Nhiên, diệt đồn, giải phóng xã Phước Tân Hưng.

Nổi bật nhất việc pá dứt điểm khu trù mật Giồng Bún ở Mỹ Quý Tây huyện Đức Huệ. Tại đây hơn ba ngàn đồng bào bị dồn vào sống trong hàng rào kẽm gai có một đại đội bảo an canh giữ. Ta tiến hành bao vây dài ngày. Hàng đêm đồng bào đóng giả Giải phóng quân hành quân hù dọa xung quanh khu trong khi các chiến sĩ cải trang vào bên trong dùng dao găm diệt trừ những tên ác ôn. Bị bao vây, uy hiếp lâu ngày, đại đội bảo an ở Mỹ Quý Tây phải bỏ khu trù mật rút chạy. Ta lập tức phá khu trù mật, ba ngàn đồng bào trở về vườn cũ.

Bộ đội tỉnh và huyện tổ chức đánh phục kích ở Mỹ Thạnh Đông. Mở đầu là trận diệt 1 trung đội địch ở đồn Bình Thành đi ra. Tiếp theo là trận đại đội tỉnh diệt 2 trung đội bảo an để giải tỏa cùng trong một ngày. Huyện Đức Huệ được giải phóng gần hết.

Sau một năm đồng khởi, quân dân Long An đã đập tan hầu hết bộ máy chính quyền cơ sở của địch, diệt hàng trăm tên lính, ác ôn, địa chủ, lấy lại cho dân hàng vạn mẫu ruộng, tiêu diệt hàng chục đồn bót, giải phóng hoàn toàn 29 xã, một huyện là Đức Huệ.

Phân cục tình báo Mỹ ở Sài Gòn thừa nhận: “Vào cuối năm 1960, toàn bộ vùng nông thôn Nam và Tây Nam Sài Gòn và một số vùng Bắc Sài Gòn đã bị cộng sản kiểm soát quá một nửa và bao vây Sài Gòn…”(1).

Tỉnh Kiến Tường, đồng khởi bắt đâu từ 28 tháng 1 năm 1960 đúng vào mùng một Tết. Lực lượng vũ trang tinh, huyện kết hợp với nhân dân và cơ sở nội tuyến bao vây đánh chiếm bót Bắc Chan 2, đồn Năm Ngàn, đồn Nhà Thờ lá, Gò Dung, bức rút 11 đồn từ kinh Bùi (Tân Ninh) đến kinh Năm Ngàn (Nhơn Ninh) ra lộ 12 (Tân Hòa), phá khu trù mật Bắc Chan, giải phóng các xã Tân Ninh, Nhơn Ninh, Tân Hòa và hai ấp Hậu Thạnh.

Tiểu đoàn 504 của tỉnh sau khi tiến công đồn Maren (xã Phong Phú) diệt 17 tên, bắt 8 tên, thu 17 súng đã bao vây đồn Kinh Tắc, giải tán khu trù mật Nội Gọ, bức rút 8 đồn và tháp canh từ Núi Gọ theo sông Vàm Cỏ Tây đến sông Xoài xã Thuận Nghĩa Hòa, giải phóng các xã Bình Hòa, Thạnh Phước, Phong Phú, Thạnh Hòa. Lực lượng vũ trang tỉnh kết hợp với lực lượng địa phương huyện diệt đồn Sông Trăng (02/02/1960), bức rút các đồn, tháp canh dọc biên giới., sau đó diệt đồn Cái Rưng xã Tuyên Bình, hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá khu dinh điền Gò Cát, Ninh Điền, La Ngà, giải phóng các xã Hưng Điền, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Đại. Đến 02/03/1960, Kiến Tường đã trừng trị 56 tên ác ôn, cảnh cáo 98 tên, bắt hàng trăm tề xã thú tội và thôi việc, tiêu diệt và làm tan rã 300 bảo an, dân vệ, thu hơn 200 súng các lại, giải phóng 11 xã.

Sau đợt đầu khởi nghĩa thắng lợi, Tỉnh ủy Kiến Tường nhanh chóng lựa anh em chiến sĩ, cán bộ người Mỹ Tho (Định Tường) tổ chức đơn vị vũ trang đưa về Định Tường, đồng thời cho 2 trung đội của tỉnh xuống tăng cường cho Mỹ Tho.

Kiến Tường bước vào đồng khởi đợt 2 đúng vào lúc nước nổi về tràn ngập. Đại bộ phận các xã giải phóng ở Vùng 8 và Vùng 6 phải sơ tán lên biên giới tránh nước ngập. Tỉnh ủy vừa phải lo giúp đỡ nhân dân sơ tán vừa cho chỉ đạo lực lượng vũ trang tranh thủ thời cơ địch bị căng kéo khắp nơi mà tiến công địch. Lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy sáng kiến làm công sự bằng chuối cây, bao trấu trên ghe xuồng, lơi dụng đêm tối, trời mưa, bí mật áp sát đồn địch, chờ gần sáng, bất ngờ nổ súng tiến công, gỡ hàng loạt đồn bót.

Đến đầu 1961, tỉnh giải phóng thêm 9 xã và một số ấp.


(1)Long An lịch sử  kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975). NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994. Trang 67-83.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #86 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2010, 07:37:16 am »

Hội nghị Tỉnh ủy Mỹ Tho (Định Tường) mở rộng họp ngày 21 đến ngày 23 tháng 1 năm 1960 để quán triệt Nghị quyết 15 đã chủ trương “kết hợp hoạt động vũ trang với đấu tranh chính trị của quần chúng để đánh đổ ngụy quyền cơ sở (liên gia, chủ ấp), giành quyền làm chủ cho nhân dân, ra sức phát triển lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, củng cố và phát triển các cơ sở Đảng, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân (giữ nguyên canh như năm 1954).

Sau Hội nghị Trung đội vũ trang tuyên truyền tỉnh lấy phiên huyện là Tiểu đoàn 514 được thành lập. Đồng thời các huyện cũng thành lập lực lượng vũ trang huyện nơi mạnh 2 tiểu đội, nơi khác 1 tiểu đội. Thị xã thành lập biệt động đội. Ta khui hầm súng ở Mỹ Phước lấy được 79 sùng trang bị cho các đơn vị.

Kế hoạch định phát động nhân dân nổi dậy sau trận ta đánh xe chở tiền trên Lộ 4 xã Long An nhưng không thành ta phải chuyển sang vũ trang thị uy. Đêm 25/02/1960, Trung đội 514 cùng nhân dân nổi dậy đốt các trạm canh ở Long An, Long Hưng, Phước Thành… Quần chúng ở các xã trên kinh Nguyễn Văn Tiếp quần chúng nổi dậy, đánh trống mõ, phá bỏ các bảng liên gia, khẩu hiệu tố cộng. Du kích Mỹ Phước Tây dùng liềm chém chết một tên ác ôn. Liên tiếp các đêm sau Trung đội 514 vũ trang tuyên truyền ở miền Bắc Lộ 4.

Trung đội 514 phục kích tại PC12 diệt cảnh sát dẫn dân vệ đi cướp bóc, đánh tề xã Mỹ Phước Tây và bọn bảo an ở Láng Biển, diệt nhiều tên, bắt 7 tên thu 8 súng (22/03/1960). Thnáng 4/1960 kì tập diệt đồn Tân Lý Đông, kết hợp với nội ứng lấy đồn Long Hưng, Cái Răn, đánh càn tại Địa Thùng, đánh biệt kích ở Tân Phú, thu 32 súng.

Tháng 6/1960, Trung đội 514 xuống Chợ Gạo, kì tập diệt đồn Thanh Bình, diệt 1 tiểu đội dân vệ đến lấy xác, chống càn 1 tiểu đoàn bảo an diệt 42 tên, thu 33 súng (04/061960). Ngày 17/06/1960 về đóng quân tại Cọp Rằn Núi thì đụng một trung đoàn của Sư đoàn 9 mở cuộc càn để bảo vệ Ngô Đình Diệm xuống khánh thành khu trù mật Mỹ Phước Tây. Không ngờ đụng phải chủ lực lớn địch, ta đánh địch từ sáng đến chiều thì lợi dụng sơ hở địch thoát khỏi vòng vây đêm theo 17 thương binh. Địch chết 300, ta 12 hi sinh. Ngô Đình Diệm phải bỏ kế hoạch khánh thành Mỹ Phước Tây.

Tiểu đội vũ trang huyện Cai Lậy lấy bót Cò Mi Tâm, kết hợp với nòng cốt lấy đồn Thôn Rôn. Thanh niên xã Thới Sơn mấy đêm liền sang Bến Tre lấy băng cờ, khẩu hiệu về treo ở xã mình làm tề, vệ co lại, quần chúng nổi dậy đốt trạm canh, giành quyền làm chủ.

Đầu tháng 6 năm 1960, Hội nghị Tỉnh ủy tiếp thu kinh nghiệm Bến Tre và sự chỉ đạo của Khu ủy 8, quyết định lấy ngày 20 tháng 7 làm ngày phát động quần chúng khởi nghĩa.

Đêm 20/07/1960 Tỉnh ủy kết hợp với Huyện ủy Cái Bè tổ chức cuộc mít tinh đông tới 15000 người tại Ngã Sáu xã Mỹ Trung rồi kéo cả đoàn vạn rưỡi người tuần hành một đoạn đường dài 15km trên kinh 28. Hàng loạt đồn bót trên kinh 28 tháo chạy. Quần chúng người cầm dao, kẻ cầm đuốc vùng lên đuổi bắt tề điệp, san bằng đồn bót.

Cai Lậy, Châu Thành tiếp tục phát động quần chúng nổi dậy giải phóng xã ấp. Huyện ủy Cai Lậy tổ chức cuộc mít tinh 8000 người, kéo thẳng ra Phú Nhuận nhổ phăng toàn bộ đồn bót trên kinh Nguyễn Văn Tiếp. Chỉ trong một tháng toàn bộ vùng nông thôn từ Hưng Thạnh đến Thanh Hưng được hoàn toàn giải phóng.

Ngày 25.09.1960 đợt hai đồng khởi bắt đầu lấy vùng Nam Lộ làm điểm. Ta dùng phương thức “phá hoang” nơi quần chúng để làm mít tinh biểu tình từ ấp lan ra toàn xã, xã này sang xã  khác. Cả lãnh đạo và quần chúng vạch mặt, chỉ tội những tên gian ác. Khí thế cách mạng bùng lên. Các xã đều nỏi dậy diệt ác, phá kìm, xé cờ ba que, xé ảnh Diệm, bao vây đồn bót, bức địch rút chạy hoặc đầu hàng. Ở Cái Bè có phong trào tự vũ trang đi xử tội bọn ác ôn. Cả vùng Nam Lộ 4 được giải phóng.

Đầu tháng 11.1960, đồng chí Chín Hải cùng một tiểu đội của 514 xuống giúp Gò Công, cùng chi bộ An Thanh Thủy ngay đêm hôm sau kết hợp nội ứng diệt đồn An Thanh Thủy, thành lập đội du kích. Tiểu đội vũ trang Gò Công kết hợp binh vận lấy đồn Đông Hòa. Tiểu đội Hòa Đồng tập kích đồn Long Hựu, thu 6 súng. Đến tháng hai Trung đội 514 phục kích tại An Hòa diệt tên Vĩ quận trưởng Gò Công. Có lực lượng tỉnh giúp sức, tiểu đội vũ trang huyện và các xã nổi dậy bao bó, diệt 1 tiểu đội địch ở Vàm Láng.

Tháng 1.1961, huyện Châu Thành tổ chức một cuộc biểu tình hơn 15000 người. Bọn lính đổ ra ngăn chặn, bắn chết hai người cầm băng cờ, nhưng đồng bào không nao núng, băng cờ vẫn giương cao, hùng dũng kéo về Long Định. Quận trưởng Long Định phải đứng ra chấp nhận bồi thường nhân mạng, trừng trị bọn giết người.

Ở huyện Cái Bè, trung đội vũ trang huyện đánh diệt một trung đội cảnh sát địch, kết hợp cùng lực lượng Kiến Phong diệt 2 xe bù lu. Hàng ngàn quần chúng các xã kéo vào uy hiếp địch rút chạy, phá banh khu trù mật Hậu Mỹ.

Tháng 2.1961, Tiểu đoàn 216 chủ lực của Khu 8 thành lập và đã ra quân phối hợp với Trung đội 514 phục kích diệt 1 đại đội bảo an bắt sống trung úy Ái. Khi địch nhảy dùng xuống cứu, ta đã rút an toàn.

Đến đây, vùng giải phóng Mỹ Tho (Định Tường) đã mở rộng bao gồm 32 xã có thế liên hoàn từ Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, từ Chợ Gạo đến Gò Công. Địch co về thị xã, thị trấn, ven đường giao thông.

An Giang là một tỉnh thuộc vùng yếu. Đầu năm 1960, khi Liên tỉnh ủy miền Trung phát động khởi nghĩa, tỉnh không hưởng ứng được. Trong lúc các tỉnh Trung Nam Bộ thực hiện đồng khởi đợt hai thì An Giang mới làm đợt một.

Ngày 23 tháng 9 năm 1960, lệnh đồng khởi được phát ra trong toàn tỉnh. Vùng Bảy Núi bao gồm các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên được chọn làm điểm chỉ đạo của tỉnh. Chỉ trong hai ngày đầu, với sự hỗ trợ của Tiểu đoàn 512 tỉnh, nhân dân đã gỡ 10 đồn. Tỉnh huy động 18.000 quần chúng kéo vào thị trấn Tri Tôn (đa số là người Khmer) đấu tranh chống địch khủng bố, chống gom dân, chống bắt xâu đi làm đường, xây dựng căn cứ Chi Lăng. Cuộc đấu tranh kéo dài trong hai ngày. Cuối cùng quận trưởng phải nhượng bộ, chấp nhận yêu sách của nhân dân. Không đầy một tháng sau, tất cả các đồn, bót nhỏ thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đều bị ta đánh chiếm hoặc bỏ chạy. Các vùng nông thôn được giải phóng gần hết.

Trong khi đó Tiểu đoàn 510 tỉnh mở vùng An Châu, An Phú, Châu Phú, Chợ Mới. Phía Tân Châu, ta diệt đồn tam giác Tân An, kết hợp nội ứng lấy đồn Long Sơn. Quần chúng nổi dậy phá khu trù mật Tân An. Ở Chợ Mới ta diệt ác, phá kìm, mở lõm, giải phóng Hội An và một số ấp. Huyện Châu Thành và Thốt Nốt là hai huyện cơ sở ta còn yếu. Tỉnh ủy đưa một bộ phận Tiểu đoàn 512 và cán bộ xuống xã ấp vận động quần chúng, vũ trang tuyên truyền.

Đến cuối năm 1960, An Giang đã mở rộng thế làm chủ ở các xã dọc biên giới và vùng Bảy Núi. Các căn cứ lõm Tân Châu, An Phú. Các lực lượng vũ trang cùng nhân dân xây dựng cơ sở chủ trương du kích khắp nơi trong tỉnh. Riêng vùng có đồng bào heo đạo Hòa Hảo ở đây, cơ sở quần chúng còn yếu không bì kịp các vùng của Vĩnh Long có Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt thường đóng quân và hoạt động dân vận.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #87 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2010, 07:38:14 am »

Chương IX

CAO TRÀO ĐỒNG KHỞI Ở MIỀN TÂY

Tây Nam Bộ triển khai thi hành Nghị quyết 15

Cuói năm 1959 đầu năm 1960 các tỉnh ủy miền Tây Nam Bộ đều đã quán triệt Nghị quyết 15 của Trung ương và sự chỉ đạo của Xứ ủy. Vào lúc này, lực lượng vũ trang của các tỉnh và lực lượng quần chúng ngày càng trưởng thành.

Tháng 4.1959, ở Trà Vinh Tiểu đoàn Cửu Long thành lập.

Ở Vĩnh Long, Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt chuyển thành Tiểu đoàn 857.

Cuối năm 1959, sau một loạt trận đánh thắng địch, Tiểu đoàn Trần Hưng Đạo Cần Thơ đổi tên thành Tiểu đoàn Tây Đô.

Đầu năm 1960, đơn vị vũ trang tập trung tỉnh Cà Mau lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn U Minh 1, đơn vị Rạch Giá lấy tên Tiểu đoàn U Minh 10. Các tiểu đoàn đều dư biên chế. Tất cả các huyện đều đã có từ 1 trung đội đến 1 đại đội địa phương. Xã, ấp, thì có tiểu đội đến trung đội du kích.

Riêng Liên Tỉnh (Khu 9) với lực lượng từ Cà Mau, Rạch Giá, Cần Thơ, cùng lực lượng vũ trang có sẵn, thành lập một đại đội bảo vệ khu và hai Tiểu đoàn chủ lực 96 và 306.

Thực hiện chủ trương của Trung ương và xứ ủy Liên Tỉnh ủy miền Tây (khu 9) chủ trương đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị cùa quần chúng có kết hợp vũ trang tự vệ, tuyên truyền vũ trang diệt ác, phá kìm trên diện rộng, nhưng khi nổi dậy phải có kế hoạch chủ đáo, tính toán kĩ, tránh đưa quần chúng vào thế bất hợp pháp, khi chưa cần thiết. Chỉ đạo hai tỉnh Cà Mau và Rạch Giá mở rộng diện khởi nghĩa ở các vùng mạnh, xây dựng củng cố vùng mới giải phóng, xây dựng căn cứ địa Cà Mau - U Minh.

Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo quần chúng tiếp tục nổi dậy khởi nghĩa ở các vùng còn lại, tiến công ra thị xã thị trấn.

Cuối năm 1959 sau khi đưa quân vượt biển giải phóng Hòn Khoai, bao vây bức rút các đồn Viên An, Tây An ở Năm Căn và Đầm Dơi, địch chỉ còn đóng các đồn Năm Căn, Nhủn Miên và chi khu Tân Duyệt. Ở Trần Văn Thời, địch chỉ còn đóng ở chi khu Rạch Ráng và đồn Vàm sông Ông Đốc.

Tỉnh đưa lực lượng xuống Nam Cái Nước diệt một bộ phận quân Nguyễn Lạc Hóa Quốc dân đảng Trung Hoa và bọn biệt kích khu Bình Hưng. Bộ đội địa phương huyện Châu Thành và thị xã An Xuyên đốt trụ sở tề xã An Xuyên, bắt sống toàn bộ bộ máy tề xã, diệt một trung đội dân vệ biệt kích. Thanh niên chiến đấu xã Tân Thành tự giải tán và mang súng về với cách mạng.

Có sự chỉ đạo của ta cho nội tuyến, anh em binh lính đồn Tắc Thủ khởi nghĩa cùng quần chúng san bằng đồn. Trong khi đó đồng bào có đứng về phía cách mạng giúp sức lấyđược đồn thị trấn Trắc Vân.

Ở Gia Rai, anh nông dân Dương Văn Quảng mang mã tấu, khăng choàng tăm, đội nón đi thẳng vào nhà đia chủ Hòa Khệnh - nó vừa thu của nông dân 10.000 giạ lúa. Nằm trên bộ ngựa, mụ hỏi có việc gì. Vừa trả lời “tui đến chặt đầu bà”, Dương Vưn Quảng nắm đại đầu tóc mụ chặt một nhát phứt đầu. Bà con đến phá lẫm chia thóc. Ta đánh đồn Cây Dương, Cầu Số 2, Láng Tròn thu nhiều súng sau đó đánh các trận phục kích diều tàu ở Bến Mã, đệt xe trên lộ 4. Kế đó kết hợp với binh vận ta diệt đồn An Trạch mở ra một vùng lớn. Long Điện diệt cả chục địa chủ, Phong Thạnh diệt ác càng mạnh. Khởi nghĩa ở đây kết hợp đấu tranh giai cấp nông dân với địa chru nên phong trào rất mạnh.

Tại những nơi được giải phóng ở Cà Mau, ta nhanh chóng tổ chức nông dân vào nông hội, điều chỉnh ruộng đất bị xáo trộn, xây dựng quy ước nông thon tạo điều kiện cho chính quyền tự quản xã ấp.

Phối hợp với nổi dậy ở Cà Mau, các đồng chí lãnh đạo huyện Phước Long (Sóc Trăng, Ba Xuyên) đã phát động quần chúng phá khu trù mật Phước Long vào cuối 1959, mở rộng vùng giải phóng.

Vĩnh Lợi xốc lên cùng với Bí thư Huyện ủy Năm A đẩy phong trào tiến tới. Nhân dân nổi dậy diêt tề điệp. Có lực lượng anh em khởi nghĩa đồn Cái Keo tham gia, ta liên tiếp tiến công địch. Trận đầu là trận đánh tàu giải thoát một huyện ủy viên. Phối hợp với Phước Long ta đánh đồn Vĩnh Hưng lấy 2 trung liên, đột nhập thị trấn tiêu diệt địch lấy 100 súng. Ta chạy xe lôi nhào vào lấy đồn Vĩnh Phước và Vĩnh Châu. Đồng chí Thạch Nao cùng các tù binh Điện Biên Phủ trước đây khởi nghĩa diệt đồn Tân Lập, kéo ra cả trung đội với toàn bộ vũ khí, sau đó đưa đơn vị khởi nghĩa đi lấy một loạt đồn bót. Số đồn bót ta diệt ở huyện Vĩnh Lợi là 33. Huyện Vĩnh Lợi (Sóc Trăng) là huyện lấy nhiều súng trong một năm đồng khởi: 1000 khẩu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #88 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2010, 07:38:45 am »

Thị xã Bạc Liêu lúc này còn 30 đảng viên, 3 chi bộ. Khí thế trống giong cờ mở của nông dân tác động và thị xã. Ta xây dựng nhiều tề ấp, xã, phường làm nội tuyến. Đêm 26.3.1960 đồng chí Lâm Đại Trượng đảng viên làm nội tuyến kết hợp với chi bộ xã Long Thạnh cùng nòng cốt võ trang gậy gộc, mã tấu dao gắm đánh vào hội đồng xã ở cầu Trà Kha, bắt toàn bộ bọn tề, vệ.

Lực lượng vũ trang của các huện Thạnh Trị, Mỹ Xuyên đẩy mạnh từ gian, hỗ trợ quần chúng nổi dậy, phá các khu trù mật Cái Trầu (Châu Thành), Cổ Cò (Thạnh Trị), kéo trở về vườn cũ.

Tháng 2.1960 nhân dân xã Gia Hòa nổi dậy phá tề giành quyền làm chủ.

Tháng 6.1960 du kích và quần chúng chặn đánh hai đoàn tàu chở gạo của Trần Lệ Xuân từ Bạc Liêu lên Sài Gòn đang đi trên sông Vàm Lẻo, tịch thu 3 tàu trên 1000 tấn gạo, đem phân phát cho đồng bào thiếu ăn trong vùng, nhiều nhất là đồng bào Khmer.

Trước phong trào lớn mạnh của ta nhất là ở Cà Mau, Rạch Giá, địch tập trung 3.000 quân chủ lực, bảo an, dân vệ càn quét vùng U Minh Thượng, cưỡng bức dân làm lộ Xéo Cạn xuyên rừng U Minh xuống Tân Bằng và Lộ thứ Bảy đến Vĩnh Thuận để tiến đánh xuyên vào vùng căn cứ ta. Sở chỉ huy hành quân của địch đóng ở ngã tư Xẻo Cạn (xã Đông Yên, An Biên).

Đêm 13.2.1960, Tỉnh ủy Rạch Giá tổ chức một lực lượng gồm: một đại đội của tỉnh, đội bảo vệ Tỉnh ủy, cán bộ nhân viên Ban Tuyên hấu tỉnh cùng văn phòng Huyện ủy An Biên tập kích diệt gọn Ban chỉ huy hành quân và một đại đội biệt động quân của địch, thu toàn bộ vũ khí. Từ đó ngã tư Xẻo Cạn được gọi là ngã tư Công Sự, vì địch bị chết trong công sự.

Đêm 15.2.1960, có nội tuyến dẫn đường, một đại đội tỉnh diệt đồn và lô cốt trong chi khu Gò Quao. Cách ba đêm sau lại đánh đồn Thứ Chín Rưỡi (xã Đông Thạnh, An Biên).

Những hoạt động liên tục và táo bạo của ta buộc địch phải hủy bỏ kế hoạch đào kinh, đắp lộ xuyên rừng U Minh.

Đêm 14.3.1960, có sự hỗ trợ của quần chúng, Tiểu đoàn U Minh 10 Rạch Giá tiến công khu trù mật Ba Thê, diệt đồn tứ giác và một đại đội bảo an, đánh thiệt hại hai đại đội bao an khác. Bảy mươi ngàn đồng bào trong khu trù mật nổi trống mõ rầm trời, lùng bắt ác ôn, tề điệp, phá banh khu trù mật Ba Thê kéo về làng cũ.

Địch huy động 1000 quân gồm một tiểu đoàn dù, một tiểu đoàn biệt động quân, 3 đại đội bảo an, từ Bảy Núi kéo vào Đìa Ổi tính bao vây tiêu diệt Tiểu đoàn Rạch Giá. Ta chống trả quyết liệt 5 đợt xung phong của địch, diệt 400 tên. Phía ta hi sinh 11, bị thương 20. Ngay trong đêm ta rút quân, sáng hôm sau địch cũng rút. Nhân lúc bọn tay sai tại chỗ hoang mang trước thất bại của địch, ta lãnh đạo quần chúng nổi dậy phá các khu trù mật Nam Thái Sơn (Châu Thành), Thác Lác (Giồng Riềng), Cầu Đúc (Gò Quao).

Ở Cần Thơ, đêm 29.1.1960, Tiểu đoàn Tây Đô phục kích một tiểu đoàn bảo an ơ kinh xáng Bảy Ngàn, diệt một số, bắt sống 50 tên trong đó có hai tên đại úy, thu nhiều súng.

Ngày 5 tháng 2, Tiểu đoàn Tây Đô đánh một đại đội bảo an ở Trường Thành phát động đợt nổi dậy của quần chúng toàn tỉnh.

Đêm 28.02.1960, Tiểu đoàn Tây Đô có nội ứng dẫn đường đánh vào đồn Vàm Xáng (xã Nhơn Nghĩa) diệt ác ôn. Cả đôi dân vệ đi theo cách mạng. ta thu toàn bộ vũ khí và nhiều tài liệu quan trọng (trong đó có danh sách số đầu hàng, chỉ điểm).

Tháng 3.1960, Tiểu đoàn Tây Đô chặn đánh đại đội bảo an ở xã Trường Long, và đại đội bảo an ở Cờ Đỏ, hỗ trợ cho quần chúng ở Ô  Môn, Châu Thành A nổi dậy giành quyền làm chủ.

Ngày 16.6.1960, Tiểu đoàn Tây Đô cùng bội đội địa phương Ô Môn chống càn của 4 tiểu đoàn bảo an ở Ông Đúa, diệt 200 tên, bắt sống 6 tên, thu 30 súng. Sau trận này, một vùng rộng lớn từ ven thị xã Cần Thơ ra Ô Môn, Châu Thành xuống Phụng Hiệp, Kế Sách được giải phóng.

Giữa năm 1960, phong trào Vĩnh Long nổi mạnh sau vụ diệt tên tỉnh trưởng Khưu Văn Ba và phá khu trù mật Cái Sơn.

Trà Vinh giành quyền làm chủ gần 100 ấp, nối liền các vùng giải phóng liên ấp, liên xã. Lực lượng vũ trang tỉnh đánh đồn Kinh Đào, xã Long Vĩnh (Duyên Hải).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #89 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2010, 07:39:28 am »

Tây Nam Bộ khởi nghĩa đồng loạt từ 14 tháng 9 đến cuối năm 1960

Thực hiện chỉ thị của Xứ ủy Liên tỉnh ủy miền Tây (Khu 9) phát động quần chúng nổi dậy đều khắp, bắt đầu nhất loạt từ 14 tháng 9 năm 1960. Chỉ đạo của Liên Tỉnh ủy là chọn một số xã có điều kiện nổi dậy trước, từ dó lan rộng ra. Đối tượng là bọn tề xã, tề ấp, bọn kìm kẹp ở cở. Phương châm phương thức là phối hợp giữa quần chúng có gia đình binh sĩ nổi dậy, lực lượng vũ trang diệt ác ôn, bọn can viện, kết hợp với vận động bọn tề, bọn dân vệ, lực lượng bán vũ trang. Giải phóng tới đây, xây dựng ngay chính quyền tự quản để giữ vững an ninh trật tự, chuẩn bị kế hoạch đấu tranh chống càn. Riêng Cà Mau và một phần Rạch Giá, xây dựng và củng cố vùng đã giải phóng, tiến công ra vùng kìm, vùng yếu, thí điểm xây dựng chính quyền tự quản.

Lúc này, đồng chí Phạm Thái Bường được rút lên Xứ ủy. Xứ ủy chỉ định đồng chí Nguyễn Thành Thơ làm bí thư và đồng chí Trần Văn Bỉnh làm Phó Bí thư Liên Tỉnh ủy, các đồng chí Lâm Văn Thê Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá, Vũ Đình Liệu Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau tham gia Liên Tỉnh ủy. Liên Tỉnh ủy chỉ định đồng chí Phan Ngọc Sến làm Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, đồng chí Nguyễn Tấn Thanh làm Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá.

Tỉnh ủy Cà Mau xây dựng Tiểu đoàn U Minh đánh đồn thị trấn Sông Ông Đốc để mở đầu đợt nổi dậy. Trận đánh giành thắng lợi nhanh chóng. Quần chúng nổi dậy phá tan toàn bộ máy kìm kẹp, tước vũ khí bọn dân vệ, bảo vệ hương thôn, giải tán mọi tổ chức phản động của địch. Thị trấn Sông Ông Đốc là thị trấn đầu tiên của tỉnh Cà Mau và cả miền Tây được giải phóng (14.9/1960).

Tháng 12.1960, Tiểu đoàn U Minh đánh tiếp trận Quảng Phú trừng bị bọn lính Quốc dân đảng Trung Hoa ở Bình Hưng. Ta chiếm và phá hủy 5 chiếc tàu, thu vũ khí, quân trang quân dụng, diệt 250 tên địch. Bên ta có 9 chiến sĩ hi sinh.

Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Cà Mau từ tháng 8 năm 1959 đến cuối năm 1960 đã giành thắng lợi to lớn và đang tiếp tục tiến công quân thù. Ta đã nổi dậy giành quyền làm chủ hầu hết nông thôn, tiến sát vào đô thị, đã đánh sập bộ máy ngụy quyền và kìm kẹp tren hầu hết các xã kể cả các xã ven thị xã, diệt 62 đồn bốt trong đó có 11 đồn  khởi nghĩa, 36 đồn ta giải quyết bằng tiến công quân sự, chính trị kết hợp với nội ứng và binh vận, 15 đồn ta đánh kì tập bất ngờ. Ta thu trên 1000 súng, giải phóng cơ bản hầu hết các xã: 55 trên 65 xã 500 trên 550 ấp.

Tại tỉnh Rạch Giá, lực lượng vũ trang cùng quần chúng nổi dậy phá banh 34 khu tập trung, 3 khu trù mật còn lại là Nam Thái Sơn (Châu Thành), Thác Lác (Giồng Riềng) và Cầu Đúc (Gò Quao). Có sự lãnh đạo của ta, một số nòng cốt trong Thanh niên Cộng hòa cùng quần chúng lùng bắt bọn ác ôn, phá bộ máy đàn áp của địch, hàng chục ngàn nhân dân kéo nhau về làng cũ.

Tiểu đoàn U Minh 10 đánh hai lần đồn Kim Quy, phá đồn Cái Bát, giải phóng xã Vân Khánh. Du kích và quần chúng bao vây đồn Nhà Ngang buộc chúng đầu hàng. Trước tình hình sôi sục ở các nơi chung quanh, lính đồn Thày Quơn và đồn Cái Nứa hoảng sợ bỏ chạy. Ta giải phóng hai xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Bình ở bờ nam sông Cái Lơn.

Hơn 2/3 số xã, ấp, thuộc các huyện An Biên, Gò Quao, Giồng Riềng, Hà Tiên, Phú Quốc, giành được quyền làm chủ. Nhiều xã của các huyện Châu Thành, Tân Hiệp viên thị xã Rạch Giá chuyển lên thành vùng tranh chấp giữa ta và địch.

Tại tỉnh Sóc Trăng (Ba Xuyên), nhân ngày lễ 2.9.1960 nhân dân các huyện Phước Long, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu khoảng 15.000 người chia làm 6 cánh kéo vào thị xã Bạc Liêu, cùng đồng bào tại chỗ tuần hành biểu dương lực lượng trong hai ngày, nêu các khẩu hiệu chống khủng bố, chống bắt lính, bắt xâu, đòi trở về vườn cũ làm ăn. Địch dùng cảnh sát, quân đội ngăn chặn, nhng quần chúng tranh thủ được binh lính và cảnh sát, họ không đàn áp đồng bào. Cuối cùng địch phải trả những người bị bắt và hứa giải quyết yêu sách của đồng bào.

Qua đợt này, các huyện Phước Long, Vĩnh Lợi cơ bản được giải phóng. Huyện Phước Long trở thành căn cứ của Liên Tỉnh ủy. Huyện Vĩnh Châu giải phóng được 80.000 dân, phần lớn là đồng bào Khmer, Hoa…

Nhân dân huyện Châu Thành uy hiếp và cảnh cáo bọn tề điệp ác ôn, mở rộng căn cứ Hồ Đắc Kiện đến sát chi khu địch. Huyện Long Đức bức hàng 20 đồn bốt, phá lỏng khu trù mật Cổ Cò, giải phóng 5 xã, thu hàng trăm súng…

Nhân dân huyện Thạnh Trị, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang bao vây các đồn bót địch, buộc chúng phải rút, co cụm về thị trấn và tren các trục lộ giao thông. Nhân đó ta phá lỏng khu trù mật Cái Trầu, dân kéo về vườn cũ.

Đến cuối năm 1960, tỉnh Sóc Trăng đã bức hàng, bức rút 150 đồn bót địch, loại ra khỏi vòng chiến đấu 2.500 lính ngụy, bắt sống 400 tên, thu gần 2000 súng. Mười sáu xã hoàn toàn giải phóng, nhiều xã khác giải phóng cơ bản, hàng trăm ấp giành quyền làm chủ. Trên một nửa dân trong tỉnh được giải phóng.

Tại tỉnh Cần Thơ, ngày 14.9.1960, Thị ủy Cần Thơ huy động 20 ngàn quần chúng xuống đường biểu tình đòi quyền lợi dân sinh dân chủ. Du kích An Bình diệt đồn Rau Răm. Lực lượng vũ trang địa phương tỉnh cùng du kích phối hợp diệt bọn ác ôn, cnảh sát bắt dân làm xâu lập khu gia binh ở Lộ Tẻ, đốt kho xăng của hãng Caltex ở Bình Thủy. Nhân đó, quần chúng nổi dậy, phát loa kêu gọi binh sẽ về với cách mạng và giành quyền làm chủ xớm ấp vùng chung quanh thị xã.

Đến cuối năm 1960, tỉnh Cần Thơ đã phá 50 đồn bót địch, bắt sống 200 lính ngụy, làm rã ngũ 900 tên, giải tán hàng nghìn Thanh niên Cộng hòa, thu hàng trăm súng, giải phóng và tranh chấp 30 xã, 300 ấp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM