Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:43:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960  (Đọc 88796 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 06:35:00 am »

Hành động vũ trang lúc này tuy còn ở mức hạn chế nhưng đã có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy cho phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân ở nông thôn, ở các đồn điền và vùng đô thị.

Từ tháng 6 đến tháng 8/1957 công nhân các nhà ga xe lửa Chí Hòa, Dĩ An… tổ chức hàng chục cuôc mít tinh biểu tình chống chế độ làm việc hà khắc, chống đuổi việc, đòi chấm dứt bắt bớ tra tấn, tù đày các cán bộ nghiệp đoàn.

Tháng 11/1957, công nhân toàn ngành hỏa xa miền Nam tiến hành đại đội vạch chủ trương, biện pháp đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho công nhân, ra kiến nghị đòi nhà cầm quyền Sài Gòn trả tự do cho chủ tịch và thư kí nghiệp đoàn ngành cùng những công nhân đang bị giam giữ. Cuộc đấu tranh của công nhân và những kiến nghị yêu sách thiết thực của đại hội ngành hỏa xa đưa ra, được nghiệp đoàn công nhân các ngành khác ở Sài Gòn và một số thành phố, thị xã khác đồng tình ủng hộ, hưởng ứng. Cũng trong thời gian này, công nhân thương cảng Sài Gòn cũng liên tiếp đình công, lãn công, đưa yêu sách đòi chủ cảng điều chỉnh lương, trả tiền phục cấp đắt đỏ, chống đánh đập, đuổi việc, làm cho thương cảng tê liệt nhiều ngày, gây ách tắc lưu thông cảng, lưu thông hàng hóa.

Cùng với công nhân hỏa xa, thương cảng, công nhân các nàh máy điện Sài Gòn, Tân Sơn Nhất, được sự hưởng ứng của công nhân nhà máy điện Vĩnh Long, Đà Nẵng, cũng tích cực đấu tranh. Do được tổ chức chặt chẽ và chuẩn bị chu đáo lại thuộc ngành thiết yếu, phong trào đấu tranh của công nhân ngành điện đã giành được những thắng lợi quan trọng. Tiếp đó, các nghiệp đoàn thuộc Liên hiệp các nghiệp đoàn công nhân thuộc thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn đã liên tiếp lãnh đạo công nhân mình đấu tranh đòi tự do hội họp đòi chính quyền tôn trọng và bảo vệ quyền lợi cho các nghiệp đoàn, chống việc bắt giữ, thủ tiêu các cán bộ nghiệp đoàn. Các nghiệp đoàn ban bố những nội quy hoạt động, yêu cầu chính quyền chấp nhận, đòi được cấp chứng nhận để các nghiệp đoàn được công khai hoạt động hợp pháp.

Hòa nhịp với phong trào đấu tranh của công nhân ngành hỏa xa và công nhân Sài Gòn, công nhân các đồn điền cao su liên tục đấu tranh với giới chủ và nhà cầm quyền đòi cải thiện đời sống, cải tiến chế độ làm việc, chống bắt giữ và thủ tiêu những cán bộ nghiệp đoàn và những công nhân nòng cốt và tích cực. Chỉ trong năm 1957, công nhân các đồn điền ở Biên Hòa, An Lộc, Minh Thạnh, Dầu Tiếng… đã tổ chức hơn 70 cuộc đấu tranh hợp pháp, bán hợp pháp và không hợp pháp. Để thống nhất hành động, cuối năm 1957, công nhân các đồn điền các tỉnh miền Đông Nam Bộ tổ chức đại hội đại biểu, bầu ra cơ quan lãnh đạo thống nhất trong toàn ngành. Sau khi  đại hội kết thúc hàng vạn công nhân các đồn điền Xa Cam, Xa Cát, Xa Trạch, Dầu Tiếng, Lộc Ninh, Phước Hòa, Tây Ninh… đã tổ chức đấu tranh đòi quyền sống, quyền làm việc, chống bắt bớ, đánh đập sa thải công nhân, đòi quyền tự trị cho các nghiệp đoàn… Trước sức đấu tranh của công nhân trên quy mô lớn, giới chủ đồn điều cũng như ngụy quyền miền Nam lúng túng. Chúng phải chấp nhận nhiều yêu sách hợp lí của công nhân.

Đỉnh cao của phong trào chính trị của công nhân và sự đoàn kết của công nhân, nông dân và trí thức là cuộc xuống đường biểu dương lực lượng của hơn 500.000 công nhân. nông dân, trí thức và các tầng lớp lao động khác thuộc 144 nhà máy, xí nghiệp và vùng nông thôn ngoại thành Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định ngày 01/05/1958. Những người biểu tình đưa ra khẩu hiệu đòi chính quyền không được khủng bố, bắt giam, thủ tiêu những người kháng chiến cũ, đòi quyền tự do hội họp, đòi cải thiện chế độ làm việc và tiền lương cho công nhân, viên chức, đòi đã cải cách điền địa thì phải làm triệt để, đem lại ruộng đất cho nông dân. Cuộc xuống đường biểu dương lực lượng được chính quyền cho phép đã làm cho chính quyền Mỹ Diệm phải hoảng sợ.

Trận đánh quận lị Dầu Tiếng (10/10/1958) là trận đánh lớn nhất của ta từ đình chiến 1954 đến đây. Lúc này ở trên Xứ, đồng chí Nguyễn Văn Linh Bí thư Xứ ủy sau khi báo cáo ra Bộ Chính trị Trung ương về sự tàn bạo man rợ gia tăng của địch đã nhận được điện của Ban Bí thư Trung ương Đảng ta “có đánh, cho nổi dậy”. Đề nghị của Bộ chỉ huy lực lượng vũ trang Miền xin đánh Dầu Tiếng nhanh chóng đượcchấp thuận, mặc dầu đây là một trận tấn công khá lớn, đánh vào một thị trấn quận lị cách Sài Gòn chưa đến 70km đường chim bay.

Lực lượng địch ở quận lị Dầu Tiếng có hai tiểu đoàn Cộng hòa thuộc Sư đoàn 3, một đại đội và một trung đội bảo an, lực lượng cảnh sát, dân vệ tại chỗ.

Lực lượng ta gồm bộ đội Miền (C500, Bình Xuyên có thêm các đơn vị Thủ Dầu Một, Biên Hòa do đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến và đồng chí Lâm Quốc Đăng chỉ huy.

Ta khống chế địch ở Bến Củi bên tả ngạn sông Sài Gòn và tiến công vào quận lị Dầu Tiếng ở hữu ngnạ. Bộ đội đặc công của C500 mở cửa đột phá, cảm tử đánh pêta sào dựng đứng diệt đồn chính. Trong khi đó các đại đội bộ binh quét lực lượng địch ở bên ngoài và diệt gọn một đại đội địch đến tiếp viện. Cánh bộ đội Thủ Dầu Một từ Thanh An, Thanh Tuyền đánh lên diệt các đồn lẻ công an, cảnh sát.

Sau 30 phút chiến đấu, ta nhanh chóng làm chủ trận địa. Hàng chục xe chở cao su được huy động cở súng đạn, gạo muối, hàng hóa, thực phẩm về căn cứ. Súng chất thành đống, đồng hồ đựng từng cần xé, tiền đầy 10 két sắt. Trên 500 địch bị giết và bị bắt sống. Ta thu được 250 súng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 06:36:29 am »

Tin Mỹ nói: “Một đại đội quân chính quy bị đại bại”.

Đồng bào, công nhân 28 làng sở hoan nghênh, cổ vũ bộ đội. Chủ sở Dầu Tiếng trốn chạy. Cả quân địch ở Bến Củi bên kia sông cũng hoảng sợ rút chạy. Quân địch đóng ở 20 đồn bót xung quanh Dầu Tiếng hoang mang bỏ chạy.

Trận Dầu Tiếng (10/10/1958) là trận đánh lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng minền Nam, thể hiện bước phát triển mới về thế và lực của cách mạng.

Trận Dầu Tiếng có tiếng vang lớn đồng thời cung cấp nhiều vũ khí, vật chất tiền bạc cho ta xây dựng phát triển lực lượng, củng cố và mở rộng căn cứ.

Sáng 11/10/1958, tướng Nguyễn Văn Là của Việt Nam Cộng hòa đến Dầu Tiếng xem xét tình hình. Trưởng ban công an cảnh sát sống sót báo tin là Bình Xuyên đánh. Tướng Là nhận xét: đây không phải là Bình Xuyên mà là những người chỉ huy thao lược của quân đội miền Bắc. Đây là một trận đánh giương công, đây là một trận nghiên cứu của Cộng sản(1).

Trận Nhà Xanh Biên Hòa ngày 8 tháng 7 năm 1959 là trận đầu đánh Mỹ.

Có một vấn đề thuộc tâm lí xã hội là cho đến giữa năm 1959 mà còn nhiều người chưa thấy rõ kẻ thù chủ yếu của nhân dân ta là đế quốc Mỹ. Long căm thù của nhân dân tập trung vào anh em Ngô Đình Diệm người đề ra quốc sách “Tố cộng diệt cộng”. Sự ra đời của Luật 10/59 và việc đưa máy chém đi khắp nơi chặt đầu người yêu nước làm cho lòng căm thù bọn ngụy càng tăng. Chủ trương của Bộ chỉ huy lực lượng vũ trang của Xứ ủy (Miền) là mở một trận đánh thẳng vào bọn cố vấn Mỹ.

Đồng chí Lâm Quốc Đăng, xuống gặp đồng chí Ngô Bá Cao Bí thư tỉnh ủy Biên Hòa thì được đồng chí Cao cho biết là có thể đánh bọn cố vấn MAAG Mỹ ở Biên Hòa và địa phương sẽ hết lòng phối hợp và phục vụ.

Nhà Xanh Biên Hòa trước đây là trại cưa được sửa chữa thành câu lạc bộ của bọn cố vấn Mỹ thuộc MAAG ở thị xã Biên Hòa. Hàng ngày, nhất là vào các ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ, có nhiều sĩ quan, cố vấn Mỹ kéo đến Nhà Xanh để nhậu nhẹt, ăn chơi, coi phim, khiêu vũ… Chúng đến bằng xe du lịch loại nhỏ và xe con, trên xe chở từ 2 đến 4 người. Sĩ quan cố vấn Mỹ đề mặc đồ xivin. Khi ăn chơi xong đến khuya có nhiêu tên lên xe về, một số lại nghỉ đến sáng hôm sau mới về.

Về bố phòng, xung quanh Nhà Xanh có hàng rào kẽm gai nhưng không chắc chắn, có nhiều lỗ hỏng do trâu, bò phá rào vào ăn cỏ. Xung quanh Nhà Xanh có lính bảo an ăn ở và canh gác đêm ngày.

Một tuần trước khi diễn ra trận đánh, 6 đồng chí đội đặc biệt do đại đội trưởng Năm Hoa (vốn là người chỉ huy biệt động đội thị xã Biên Hòa trước đây) chỉ huy về ém quân ở rừng Gò Me cách nhà má Xuân, cơ sở do Thị xã ủy giới thiệu, khoảng 100 mét. Hằng ngày má Xuân đi chợ lo ăn uống cho anh em. Cơ sở họp pháp trực tiếp trinh sát khu Nhà Xanh phục vụ cho đội là đồng chí Nguyễn Văn Lũy vốn ra vào Nhà Xanh dễ dàng do quen người lính gác cổng.

Khoảng 7 giờ tối ngày 8.7.1959, toàn bộ 6 người mặc quần áo lính bảo an (do cơ sở ta trong lính bảo an là Dương Văn Tôn cho mượn) vũ trang 2 tiểu liên, 4 các bin và mỗi người hai trái mìn tự tạo, bí mật đột nhập vào Nhà Xanh. Trong Nha Xanh hôm ấy là thứ tư nên chỉ có 6 cố vấn Mỹ, không đông như đêm thứ bảy, chủ nhật, Chúng đang xem phim.

Khi đoạn phim vừa chấm dứt, đèn vừa sáng lên là ta đánh động. Các chiến sĩ chái tiểu liên và các bin bắn thẳng vào bọn Mỹ, tiếp đó liệng 2 quả mìn, mìn nổ rất đanh.

Klhi trong Nhà Xanh phát ra tiếng nổ, lính bảo an và bảo vệ tưởng rằng bọn cố vấn Mỹ ăn nhậu rồi đánh nhau nên còn chần chừ mấy phút đến khi vài tên Mỹ rú xe chạy ra, chúng mới tiếp ứng cho Nhà Xanh.

Các chiến sĩ ta nhanh chóng bí mật rút lui theo sườn trái Nhà Xanh, ra sân banh (nay là nhà máy giấy Tân Mai) đi qua Lộ 15, đường sắt rồi vượt sông Đồng Nai về chiến khu Đ mang theo một chiến sĩ bị thương. Đồng chí chiến sĩ hi sinh ta đành phải bỏ lại.

Kết quả là hai cố vấn Mỹ chết, một cố vấn Mỹ bị thương. Hai tên chết là Daler Bwí và Chester M.Ovmand. Đây là hai sĩ quan Mỹ bị chết đầu tiên ở Việt Nam và là hai người đứng đầu danh sách ghi trên đài tưởng niệm các cụu chiến binh của cuộc chiến tranh Việt Nam ở Washington. Người bị thương là đại úy Howard Baston ở Plairsburg.

Quốc hội Mỹ lên tiếng “phải bảo vệ cố vấn Mỹ”. Đại sứ Mỹ Dước-bao (Durbrrow) lúc đó ở Sài Gòn kêu lên rằng: “Cộng sản và những lực lượng còn lại của giáo phái tập họp lại và tăng cường hoạt động”(2).

Trận Nhà Xanh sở dĩ tiến hành được và giành thắng lợi trước hết là nhờ cơ sở cách mạng và binh vận của ta ở thị xã Biên Hòa xây dựng nên. Nó cũng nói lên là ở các đô thị ở miền Đông ta có cơ sở cách mạng và binh vận mạnh sẵn sàng hỗ trợ cho lực lượng vũ trang tiến công quân thù.

Trận Nhà Xanh Biên Hòa tiếp theo trận Dầu Tiếng làm cho Mỹ Diệm càng sợ lực lượng vũ trang cách mạng kết hợp với lực lượng giáo phái chống đối ở Đông, Bắc Sài Gòn.


(1)Theo báo cáo của đồng chí Lâm Quốc Đăng với Ban nghiên cứu Lịch sử Quân đội năm 1970. Hồ sơ lưu Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.
(2)Bécna Phôn (Bernard Fall) - Hai cuộc chiến tranh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 06:38:42 am »

Tại vùng rừng núi khu V

Vĩnh Thạnh là huyện miền núi phía Tây tỉnh Bình Định, diện tích 140km2, dân số hơn 5.300 người, phần đông là dân tộc Ba Na. Số đảng viên cũ ở lại có 50 đồng chí. Huyện ủy do đồng chí Trọng làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Trung Tín Phó Bí thư. Đồng bào các dân tộc ở đây hiểu rõ cách mạng, biết Bác Hồ thương người Thượng như người Kinh, làm cho người Thượng hết khổ. Đồng bào ra sức giữ bí mật, nuôi dưỡng và che chở những đảng viên, cán bộ “nằm vùng” thoát khỏi các chiến dịch tố cộng, những trận ruồng bố của địch.

Không tìm được “cộng sản nằm vùng”, tháng 11.1957 địch chuyển sang gom dân dồn về các ấp giáp vùng xuôi để cắt đứt mối liên hệ giữa dân với Đảng. Kế hoạch của dịch sẽ gom 6 xã ở rìa rừng về quận lị. Trước tiên là hai làng Tà Lộc, Tà Léc. Địch bắt các già làng về đồn thuyết phục. Các già làng đưa ra nhiều lí do về phong tục, tập quán, kiêng cữ, về phong tục canh tác của người dân tộc để từ chối. Tên quận trưởng Vĩnh Thạnh không chấp nhận, phái bọn tay chân và cảnh sát về từng làng vừa dụ dỗ, vừa khủng bố. Y cấm mua bán giữa người Kinh và người Thượng, cấm phát rẫy làm nương, cấm đi thăm hỏi lẫn nhau giữa người làng này với người làng khác. Đời sống kinh tế vật chất của đồng bào khốn khó đến cùng cực. Đồng bào Tà Lộc, Tà Léc, luôn luôn nuôi một ý nghĩ “không bỏ cái núi cái rừng”, phải chạy vào rừng, dù khổ cũng được, không xuống xuôi.

Tháng 11-1598, tên quận trưởng Vĩnh Thạnh cho cảnh sát Bok Chua, già làng của Tà Lốc, Tà Léc, ép phải kí nhận đưa dân xuống. Già làng và đồng bào Ba Na phải tìm kế trì hoãn, nhận xuống xuôi nhưng phải sau Tết âm lịch và yêu cầu phải để cho dân phát rẫy, xuống vùng xuôi mua bán tự do. Địch chấp nhận yêu sách và hẹn đúng ngày 4 tháng giêng, già làng phải đưa dân xuống. Lợi dụng thời gian hòa hoãn, đồng bào phát rẫy, mua muối, gạo, vải, dao rựa tích trữ, lập kho sâu trong rừng cất giấu. Chỉ trong mấy tháng, đồng bào đã chuẩn bị lương thực, muối… cho ba năm.

Ngày 6.2.1959, đúng ngày 29 tháng chạp năm Mậu Tuất, chri còn 4 ngày nữa là đến hẹn phải xuống quận, nhân dân làng Hà Ri, Tà Lốc, Tà Léc bỏ làng cũ chạy lên Dakló nơi rừng núi hiểm trở, lập làng mới. Tiếp theo, các làng Tà Diệt, Kon Rơn, Kon Ria, Kon Rịt, Kon Đơn, Bờ Nâm cũng nhất tề dời làng sâu vào rừng, sống bất hợp với địch.

Đến khi các xã Vinh Hiệp, Vĩnh Hảo nổi dậy, Huyện ủy Vĩnh Thạnh chủ trương chỉ bố phòng bảo vệ phía trong để địch có thể đi vào làng cũ, tránh gây căng thẳng, tạo điều kiện hòa hoãn hợp pháp được mức nào hay mức ấy. Nhưng quần chúng không đồng ý, họ đặt chông, thò, cạm bẫy, bố phòng chặt chẽ cả các làng cũ và làng mới, ở cả vùng thấp và vùng co. Đồng bào cho rằng nến để địch vào được làng cũ, chúng sẽ lấn tới gom các làng vùng cao. Mỗi làng còn lập được một tiểu đội tự vệ để tuần tra, canh gác ngày đêm, sẵn  sàng chiến đấu. Giữa tháng 3 và đầu háng 4, địch đem quân đánh phá các làng Hà Ri, Tà Lốc, Tà Léc, nhân dân xã Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo đã đoàn kết chiến đấu diệt nhiều địch, buộc chúng phải rút lui.

Địch liên tục càn quét Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo, chúng đốt sách các rẫy lúa non, triệt đường tiếp tế từ đồng bằng lên, gây muôn vào khó khăn cho nhân dân. Nhưng quần chúng và lực lượng cách mạng không lùi bước.

Khong đánh được làng Tà Lốc, Tà Léc, Hà Rì, địch xoay sang dụ dỗ, mua chuộc bằng cách rải truyền đơn kêu gọi “điều đình”. Biết được ý đồ địch muốn xoa dịu, Huyện ủy Vĩnh Thạnh chủ trương đưa Vĩnh Hảo ra thế hợp pháp để bớt căng thẳng, tranh thủ thời gian chuẩn bị thêm lực lượng và lương thực. Nhưng khi Vĩnh Hảo ra hợp pháp thì bị địch o ép, trả thù.

Tháng 4.1959, đồng bào tám làng Vĩnh Hảo nổi dậy chống Diệm lần thứ hai. Cuộc nổi dậy lần này lôi kéo các làng vùng cao huyện Vĩnh Thạnh cùng nổi dậy. Trên toàn huyện, gần 60 làng lớn nhỏ với hơn 5000 dân đã giành được quyền làm chủ, đấu tranh công khai với địch, trừ bốn làng giáp huyện Hoài Ân chưa nổi dậy.

Có kết quả và kinh nghiệm đấu tranh của Vĩnh Thạnh, Tỉnh ủy Bình Định mạnh dạn chủ trương: kiên quyết giữ vững và phát triển thành quả của cuộc nổi dậy, phát động toàn tỉnh đấu tranh chống địch. Vĩnh Thạnh lại đánh bại hai cuôc càn của địch, giữ vững phong trào. Các xã kế cận thuộc các huyện An Lão, Bình Khê, Hoài Ân, nhân dân cũng bắt đầu rào làng chiến đấu, lập các đội, tổ vũ trang tự vệ, vũ trang công tác.

Nếu cuộc nổi dậy của đồng bào Vĩnh Thạnh bắt đầu từ hôm 29 tết thì cuộc nổi dậy của 5000 dân khu tập trung B’Râu thuộc huyện Bác Ái, Ninh Thuận phá khu tập trung về núi lại xảy ra vào đêm 30 Tết (7.02.10959), nhân lúc bọn bảo an chốt giữ khu tập trung về nhầ ăn tết.

Có khởi nghĩa của B’Râu, tháng 4.1959, Đảng bộ Bác Ái lại lãnh đạo đồng bào khu tập trung Tầm Ngân nổi dậy.

Để giữ vững thành quả của cuộc nổi dậy, Huyện ủy Bác Ái đã chọn 30 thanh niên lập đơn vị vũ trang đầu tiên của Huyện và tổ chức các tổ, đội thanh niên bảo vệ, gấp rút xây dựng làng chiến đấu tăng gia sản xuất, ổn định đời sống.

Sau ngày khu tập trung B’Râu và Tầm Ngân bị phá, địch liên tục bao vây đánh phá căn cứ Bác Ái nhưng vô hiệu trước căn cứ lòng người và căn cứ cây rừng của nhân dân Bác Ái.

Phong trào nổi dậy dời làng từ Vĩnh Thạnh, Bác Ái lan đến các vùng đồng bào Thượng ở Tây Nguyện. Tháng 4.1959, ở Tà Boóc, huyện 40 (nay là huyện Đắc Lây) tỉnh Kon Tum quần chúng tổ chức cắm chống, bao vây đồn Tà Boóc ngăn không cho địch vào làng. Địch phá, dân lại cắm chông, rào làng, cứ thế giằng co nhau. Nhân lúc một tiểu đội lính vào làng quấy phá, nhân dân lập mưu chuốc rượu, diệt bốn tên thu ba súng. Chị Y Ngà là người phụ nữ dũng cảm, lập công đầu. Lúc địch say rượu, chị xông đến ôm chặt tên trung úy chỉ huy, cho chồng chém đầu. Số địch còn lại chạy khỏi Tà Boóc. Nhân dân nổi lửa đốt làng, dời vào rừng, lập làng mới chống địch.

Đặc biệt mạnh mẽ là phong trào nổi dậy làm chủ địa phương của đồng bào dân tộc miền Tây Quảng Ngãi.

Miền Tây Quảng Ngãi hợp thành bởi bốn huyện miền núi Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long,Ba Tơ, có diện tích hơn 4.600 km2. Lưng dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi đây núi non trung điệp, dàn trải ra như xây thành đắp lũi, án ngữ cả ba mặt Bắc, Tây, nam. Đây cũng là nơi đầu nguồn và là nơi giao hội của các con sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Cau, chảy về đồng bằng. Địa thế hiểm trở để hơn 90 ngàn đồng bào các dân tộc H’Rê, Cor, Cà Dong, Cà Rá, Kinh quần tụ sinh sống và gắn bó nhau trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và nội phản suốt cả thế kỉ, làm cho tên núi, tên sông thành địa danh lịch sử. Ở đây đã diễn ra cuộc khởi nghĩa Ba Tơ giành quyền từ tay phát xít Nhật, mở đầu cho cuộc tổng khởi nghĩa mùa thu 1945 ở Trung Trung Bộ. Trong kháng chiến chống Pháp, đồng bào đã xây dựng miền Tây Quảng Ngãi thành căn cứ kháng chiến mạnh cả về quân sự chính trị. Đồng bào các dân tộc ở đây trung thành với cách mạng, với Bok Hồ, dù cho “sông cạn, đá mòn” lòng chung thủy ấy cũng không hề thay đổi.

Từ ngày đình chiến, sau khi rút vào hoạt động bí mật, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đặt cơ quan lãnh đạo tại đây. Tỉnh ủy lại nhân lúc địch tập trung đánh phá ở đồng bằng đã nhân cơ hổi ấy mà củng cố, phát triển cơ sở cách mạng ở miền núi.

Trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống địch “tố cộng diệt cộng”, nhân dân các dân tộc trước sau vẫn giữ lòng trung thành với cách mạng. nơi nào địch đán phá ác liêt, nơi ấy nhân dân càng phát huy sáng kiến để đấu tranh chống lại chúng, bảo vệ thành quả cách mạng.

Trong các đợt tố cộng, quân địch bắt nhân dân nói xấu cách mạng, tố cáo “cán bộ nằm vùng”. Có thể nói ở miền Tây Quảng Ngãi không có người dân nào khai báo với giặc về cán bộ cách mạng. Đặc biệt nhân dân nhất định không tố giác những cán bộ cách mạng tham gia chính quyền ngụy. Đồng bào Cor đã biến những buổi lễ tố cộng thành lễ nhắc nhở côg lao của Đảng, của cách mạng. Bằng nhiều cách họ nói rõ Đảng đã bảo vệ nhân dân, giúp dân sản xuất trồng quế, xóa bỏ mê tín, dạy dân ăn ở vệ sinh, học văn hóa. Ở Trà Bồng, ở trên rẫy, trước nhà sàn, bên bếp lửa, ngay cạnh đồn giặc nhân dân ngang nghiên trao đổi những bài xa ru dộng viên nhau:

“… Này đồng bào ơi, này thanh niên ơi!
Mặt trời xưa nay không đổi
Ta không thể có hai mặt trời
… Mặt trời luôn sáng trên núi rừng sông nước
Ta vững tin mặt trời đoàn kết đấu tranh
Ta hát lên bài ca mặt trời…”


Mặt trời là từ rất thiêng liêng mà nhân dân ta dùng để gọi Đảng, gọi cách mạng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 06:39:30 am »

Chống lại các cuộc khủng bố, bắt bớ, nhân dân Trà Bồng đã huy động cả làng ra níu áo, xô xát với binh lính địch, khiến chúng phải chùn tay. Khi Mỹ Diệm giở đủ thủ đoạn mị dân, dụ dỗ mua chuộc bằng cách tung ra ít hàng bố thí. Lợi dụng cơ hội đó lấy có ngụy quyền hạn chế việc đi lại, mua bán làm ăn, dân kéo lên quận lị đòi được cung cấp gạo, muối, nông cụ. Địch ra lệnh cho dân phải đi nhặt truyền đơn đưa về trụ sở ngụy quyền. Dân dựa vào lệnh đó không rải truyền đơn nữa mà đem truyền đơn binh vận trao tay binh lính.

Đối phó với việc địch thiết lập và củng cố chính quyền ở thon xã, nhân dân các dân tộc miền Tây Quảng Ngãi đã dựa vào sức mạnh chính trị của mình, dựa vòa phong tục tập quán cố truyền để kiên quyết chống lại.

Ở Trà Bồng, lúc đầu địch âm mưu đưa những người xấu trong tầng lớp trên chỉ định họ đứng ra lập bộ máy cai trị. Nhân dân đã lợi dụng tính chất dân chủ giả hiệu của địch, đề cử người ra làm. Ở các xã địch bắt dân phải lập tề thì dân chỉ báo các danh sách hội đồng xã lấy lệ, quyết không để cho ngụy quyền có thể hoạt động được. Trong thực tế, ở các xã vùng cao Trà Bồng, vùng cao Sơn Hà, nhân dân đã đấu tranh kiên quyết không có địch lập bộ máy kìm kẹp.

Chính nhờ cuộc đấu tranh mềm dẻo, kiên trì nhưng kiên quyết của đồng bào các dân tộc mà ở các huyện miền núi, chỉ trừ một số xã thôn sát các quận lị, còn thì bộ máy ngụy quyền lập ra vẫn do ta khống chế. Nhiều xã còn do ta làm chủ. Có nơi ngụy quyền cấp quận có người của ta đưa ra làm.

Giữa năm 1956, Mỹ Diệm bắt nhân dân các thôn xã cử đại diện về quận lị Trà Bồng để làm lễ đâm trâu ăn thề trung thành với “Ngô Tổng thống”. Họ đã biến buổi đó thành một buổi ca ngợi công ơn cách mạng. Lúc sắp sửa đâm trâu, một già làng đã hát theo điệu Cơ tu (điệu ca tế thần) những lời bóng gió:

“Trâu này là trâu của đồng bào.
Núi, nước đã nuôi trâu khôn lớn,
Trâu ăn cỏ núi, có núi có ánh sáng mặt trời.
Trâu uống nước suối, nước suổi ngời sáng mặt trời.
Ta nhớ ông trời…
Ta thương ông trời, công ơn trời biển nhiều hơn lông trên mình trâu.
Núi, nước, nhân dân chỉ có một mặt trời.
Mặt trời trở về vặn cổ hết lũ chúng bay”.


Mỹ Diệm bắt dân lập danh sách gia đình, chụp ảnh làm thẻ căn cước, họ vin lí do sợ ma để không làm. Địch lùng sục vào thôn, họ đặt ra việc kiêng cữ, cấm đi lại, không cho chúng muốn làm gì thì làm. Thậm chí có lúc địch bắt treo ảnh Diệm, treo cờ ba que, thì họ treo ngoài chuồng lợn, treo ngược trong bếp và nói là theo phong tục, treo trong nhà ma bắt chết cả làng.

Trong giai đoạn này, nhân dân miền Tây Quảng Ngãi không chỉ đấu tranh chính trị đơn thuần mà có mòi vũ trang, chuẩn bị cho đấu tranh kết hợp. Trước sự đánh phá ác liệt của địch, dựa vào địa thế thuận lợi của núi rừng, số đông thanh niên đã tổ chức lánh ra rừng, ra rẫy. Các trại bí mật, sống bất hợp pháp của thanh niên được phát triển trên cả bốn huyện mièn núi. Ở những trại này, họ được sự lãnh đạo trực tiếp của cán bộ, được tổ chức thành đội ngũ để học văn hóa, chính trị, quân sự. Họ trở thành lực lượng xung kích trong phong trào ở làng xã, đảm nhiệm việc liên lạc, trinh sát, bảo vệ cơ quan, cán bộ. Họ còn cắm chông, gài bẫy ngăn địch lùng sục và là nòng cốt trong việc bảo vệ làng xã. Cũng chính tại các trại bí mật nhày, cùng với việc học tập quân sự thanh niên dần dần được trang bị vũ khí thô sơ, mầm mống của lực lượng vũ trang quần chúng.

Từ năm 1957 trở đi, sau khi tạm củng cố được chính quyền tay sai ở đồng bằng, Mỹ Diệm tập trung lực lượng lên miền Tây Quảng Ngãi. Một chiến dịch tố cộng mới lấy tên chiến dịch “đồng tâm diẹt cộng” được mở ra đánh mạnh vào nơi đứng trụ của các cơ quan lãnh đạo của tỉnh nơi vùng đồng bằng dân tộc mà chúng đã tiêu hao bao nhiêu tiền của vẫn không dập tắt được phong trào cách mạng. Lần này lên miền núi, Mỹ Diệm thực hiện chính sách khủng bố tàn bạo chưa từng thấy nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, quyết nhổ sạch cơ sở cách mạng, chiếm cho được địa bàn quan trọng này. Riêng ở Trà Bồng, bên cạnh một trung đoàn lính quốc gia, chúng còn tung thêm 1200 lính Hrê để tăng cường đàn áp, khống chế nhân dân.

Rút kinh nghiệm các lần tiến công trước, quân địch không càn quét tràn lan mà tập trung từng tổng, từng xã. Trước hết chúng tập trung lấn chiếm các xã đông người Kinh, đánh rộng ra các xã quanh quận lị, rồi tiến lên các xã vùng cao. Trong một đợt khủng bố ở hai xã Trà Sơn, Trà Thủy, địch giết một lúc 13 người, bắt đi nhiều người khác… chúng đốt sạch nhiều nóc ở Trà Dục, Trà Lãn, Trà Khê… khiến dân phải bỏ làng, bỏ rẫy.  Trong đợt đầu tiến lên Trà Bồng lần này địch cướp của dân 101 con trâu, tàn phá 3 triệu cây quế, gây nên oàn thù chồng chất.

Sau các chiến dịch đàn áp khủng bố liên miên, bọn phản động ở các địa phương được dịp nổi dậy tiếp tay cho quân đội ngụy đánh phá phong trào của quần chúng. Nhờ vậy Mỹ Diệm khống chế được hầu hết các vùng ruộng. Ở vùng rẫy, mặc dầu không nắm được dân nhưng chúng cũng thiết lập được chính quyền tay sai. Vì thế hầu hết cơ sở cách mạng đều bị đàn áp, hầu hết đảng viên, cán bộ đều bị truy lùng, khủng bố. Cảnh tượng lùng bắt, tra tấn, chặt đầu, chôn sống cán bộ, uy hiếp mua chuộc những người chúng nghi ngờ diễn ra hằng ngày.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 06:41:19 am »

Lập được chính quyền, địch tổ chức kìm kẹp, khống chế nhân dân rất chặt chẽ. Chúng tiến hành chính sách di dân, đưa dân nghèo và cán bộ kháng chiến cũ vào các khu diện điền để tách dân với cách mạng. Chúng lập thêm nhiều đồn bót, tăng quân cho các quận lị, bịt chặt các cửa khẩu, cấm ngặt việc đi lại từ nơi này sang nơi khác. Chúng bắt thanh niên nam nữ các dân tộc đi đắp đường, xây đồn bót. Riêng Trà Bồng chúng bắt dân đi phu xây các đồn Na Hom, Trà Cù, Trà Xinh, Trà Khe, Eo Chim, Đá Líp, Eo Reo… Các đồn mới cùng vói các đồn cũ hình thành một hệ thống đồn bót bủa vây và ngăn chặn các ngả đường ra vào của huyện Trà Bồng.

Chúng đưa lên miền núi bọn công dân vụ, các đoàn xây dựng nông thôn để lập danh sách từng nhà, chụp ảnh từng người, bắt dân làm thẻ căn cước. Những ai mặc quần áo ngăn, chắt tóc ngắn, ăn nói hoạt bát đều bị nghi ngờ là cộng sản, đều bị bắt tra khảo hoặc bắn chết. Chúng tăng cường lực lượng gián điệp, chỉ điểm, phục kích các đường hẻm để phục bắt cán bộ. Chúng cấm dân chúng ban đêm không được sưởi lửa, không được tụ tập đông người, không được mang cơm ra rẫy. Chúng tịch thu mọi giáo mác, cung nỏ. Chúng cấm nhân dân ăn cơm bằng bát đũa, cắt tóc ngắn, nằm chiếu, học chữ, ca hát… nhằm thủ tiêu mọi ảnh hưởng của cách mạng.

Đây là thời kì phong trào cách mạng ở các huyện miền núi bị tổn thất nặng nề nhất. Nhiều cán bộ thoát li bị bắt, nhiều cơ sở cách mạng bị vỡ, liên lạc giữa tỉnh và huyện, giữa các huyện nhiều lúc bị đứt quãng. Nhân dân phải sống trong cảnh khó khăn trăm bề.

Nhưng địch càng khủng bố ác kiệt, phong trào cách mạng càng được tôi luyện. Nó vẫn phát triển cả bề sâu lẫn bề rộng. Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã nhauh chóng và kịp thời chỉ đạo các huyện, xã vận dụng và kết hợp chặt chẽ cả ba hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp, bất hợp pháp đồng thời chú ý đúng mức việc sử dụng một số hình thức đấu tranh có tính chất vũ trang tự vệ đã có như diệt ác ôn, gián điệp, thám báo, biệt kích xâm nhập vào vùng căn cứ. Tỉnh ủy còn chủ trương lãnh đạo nhân dân tổ chức bảo vệ nương rẫy, thôn xóm theo cách nửa hợơ pháp, vận động đông đảo thanh niên thoát li thôn xóm. Vừa để bảo vệ họ chống giặc bắt lính, vừa sử dụng lực lượng đó dần dần từng bước đưa phong trào lên theo hướng vũ trang mạnh mẽ(1).

Nhân dân các dân tộc nhiệt liệt hưởng ứng. Nhiều thôn xã miền núi hình thành các đội vũ trang dưới hình thức các nhóm diệt ác, các nhóm “trả đầu’. Một số xóm, nóc tự đứng lên diệt bọn quan về làng, cướp súng địch rồi tự đốt làng chạy lên núi bất hợp pháp chống địch. Họ tổ chức cắm chông, đào hầm, gài bẫy trên đường lớn, chủ động phục kích và tập kích đánh các tốp địch đi lẻ.

Chính trong lúc phong trào Quảng Ngãi đang sôi lên sau các chiến dịch “đồng tâm diệt cộng” của Mỹ Diệm thì Tỉnh nhận được “Đề cương cách mạng miền Nam” của đồng chí Lê Duẩn. Những người lãnh đạo ở Quảng Ngãi nhanh chóng xác định phương hướng rõ rệt để đưa phong trào lên. Tỉnh ủy Quảng Ngãi khẳng định quyết tâm kinh nghiệm giành chính quyền.

Tháng 2/1958, đúng vào Tết Âm lịch, Tỉnh ủy họp tại trung tâm căn cứ Trà Bồng, chủ trương đối với miền núi đẩy mạnh việc xây dựng căn cứ du kích, đồng viên tổ chức các đội vũ trang tự vệ ở các xã. Riêng những thôn xã vùng cao, khi tình hình thuận lợi, có thể tiến hành khởi nghĩa mà không cần phải hỏi ý kiến của tỉnh. Về việc xây dựng lực lượng vũ trang, cho các địa phương thành lập lực lượng vũ trang, rút thanh niên lên vùng cao, cho đào súng, lấy súng. Về kinh tế, Tỉnh ủy đặt vấn đề tự túc, xây dựng cơ sở vật chất, thành lập những đội nông binh, chuẩn bị lương thực dự trữ (muối, gạo, vải, thuốc) lâu dài ít nhất là ba năm.

Đồng chí Trần Nam Trung - Bí thư Khu ủy Khu 5 nhân lúc Tỉnh ủy xin ý kiến đã phát biểu: “Nhận định của Tỉnh là đúng. Đứng trước kẻ thù tàn bạo đang quyết dùng bạo lực để tiêu diệt cách mạng, không tiến hành đấu tranh bằng bạo lực cách mạng của quần chúng, không từng bước kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang thì không thể giữ vững và phát triển phong trào…”.

“Đối với vùng cao, khi có điều kiện cho phép, Tỉnh có thể phát động quần chúng nổi dậy, diệt ác ôn, xóa ngụy quyền, thiết lập chính quyền nhân dân cách mạng…”.

Ngày 07.07.1958, Đại hội nhân dân các dân tộc Trà Bồng họp tại Gò Rô thuộc xã Trà Phong, có 200 đại biểu của các dân tộc Hrê, Cor, Cà Dong, Kinh của bốn huyện miền Tây đến dự. Các cụ Tài, cụ Vinh, cụ Triều, cụ Kiến, cụ Bung, cụ Nà, cụ Chim… là những cụ già làng yêu nước, những lãnh đạo nghĩa quân trước Cách mạng tháng Tám, khi Diệm đến đã rút vào rừng sâu sống bất hợp tác với quân thù, xây dựng căn cứ, chờ ngày kháng chiến. Cù Gia đã quá 100 tuổi, người đã từng đem nghỉa quân theo Việt Minh cướp chính quyền ở châu lị và là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến đầu tiên của huyện Trà Bồng không về được, đã cử con mình là ông Noa cũng là một lãnh tụ nghĩa quân đến dự đại hội nói lên ý chí người Cor “Chơa bao giờ chịu khuất phục quân thù”. Phó Nía người giàu có nhất, suốt đời chống ngoại xâm từ vùng cao Sơn Hà xuống, Đinh Cày, bí thư Huyện ủy từ vùng thấp Sơn Hà lên, và nhiều đại biểu từ Ba Tơ, Minh Long đã đem đến cho đại hội tình đoàn kết keo sơn xung quanh Đảng và Bok Hồ của các dân tộc Tây Quảng Ngãi.

Bốn ngày đêm liền, Đại hội sôi nổi lên án Mỹ Diệm, tán thành chủ trương của Đảng chuẩn bị sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền. Ông Noa, ngừoi đã từng bắn chết tên quan hai Pháp ở vùng cao Trà Bồng nói: “Phải đánh Mỹ Diệm sớm chừng nào hay chừng ấy. Mỹ Diệm như cây chùm gửi để lâu rễ mọc nhiều khó chặt. Có cách mạng, có Bok Hồ lãnh đạo, Kinh - Thượng đoàn kết cùng đánh thì nhất định thắng. Nếu không đánh thì không hể đoàn kết được nhân dân, không thể bảo tồn được lực lượng”(2).

Cuối cùng Đại hội ra lời kêu gọi: các dân tộc anh em phải đoàn kết xung quanh Bác Hồ, đồng lòng hợp sức đánh đổ Mỹ Diệm. Mọi người không phân biệt dân tộc, già trẻ, gái trai phải tham gia lực lượng võ trang, luyện tập quân sự, làm vũ khí… sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền”.

Đại hội cũng gửi một lá thư cho những người lầm đường lạc lối.

Đại hội Gò Rô là “Hội nghị Diên Hồng” chống Mỹ cứu nước của nhân dân các dân tộc miền Tây Quảng Ngãi.


(1)Cao Văn Lượng - Phạm Quang Toàn - Quỳnh Cư: Tìm hiểu phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam. NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1981. Trang 140-149.
(2)Theo báo cáo của Đại hội Gò Rô ngày 07/07/1958. Tài liệu lưu trữ Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng và Bảo tàng Quảng Ngãi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 06:41:51 am »

Sau đại hội, nhân dân các dân tộc từ vùng cao đến vùng thấp miền Tây Quảng Ngãi khẩn trương củng cố, xây dựng các cưn cứ, tích trữ vật chất, tìm đào vũ khí, sẵn sàng chờ lệnh cấp trên. Nhưng cuộc nổi dậy trừ gian diệt ác nổ ra ở nóc ông Vinh, nóc cụ Triều, ông Dinh ở Trà Lãnh, nóc ông Lùn, ông Chim xã Trà Khê. Những cuộc nổi dậy lẻ tẻ đó chứng tỏ nhân dân không chịu nổi sự đàn áp của địch, họ phải chống lại kẻ thù.

Ngày 03.03.1959, tại xã Trà Thọ, vào lúc nửa đêm, đơn vị vũ trang 339 được thành lập. 33 cán bộ chiến sĩ (2 thanh niên Cor) làm lễ tuyên thệ dưới cờ Tổ quốc, thề “Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để đánh đổ Mỹ Diệm, giành chính quyền về tay nhân dân”. Sáng hôm sau có thêm 10 thanh niên từ các nơi đến gia nhập, nâng tổng số đơn vị 339 lên 43 người.

Tháng 6/1959, Nghị quyết 15 của Trung ương đến với Quảng Ngãi như là sự phê chuẩn chủ trương và biện pháp đấu tranh của Tỉnh ủy, làm cho các đồng chí lãnh đạo Tỉnh hoàn toàn yên tâm, tin tưởng, giải quyết hết mọi lo lắng, băn khoăn.

Chính vào thời kì này, Mỹ Diệm chuẩn bị tiến hành bầu cử quốc hội bù nhìn khóa II. Ở miền Tây Quảng Ngãi chúng đưa sư đoàn 22 về đây đánh phá ác liệt hỗ trợ cho các đoàn “chiến tranh chính trị” để tuyên truyền mua chuộc người dân đi bỏ phiếu.

Tỉnh ủy Quảng Ngãi đưa ra khẩu hiệu “chống bầu cử” và chủ trương cho miền Tây kiên quyết tẩy chay cuộc bầu cử của địch, còn ở miền xuôi thì dùng hoạt động vũ trang để phá bầu cử, tạo cho dân cớ để không đi bỏ phiếu. Riêng vùng cao Sơn Hà Trà Bồng kiên quyết đấu tranh không cho địch tổ chức bầu cử, nếu bị đàn áp thì phát động quần chúng vũ trang khởi nghĩa.

Ngày 19/08/1959, tại xã Sơn Lập, huyện Sơn Hà, Tỉnh ủy Quảng Ngãi thành lập đơn vị vũ trang thứ hai. Đơn vị 89 có 36 người đông nhất là người Re và Cà Dong.

Đến ngày 02/09/1959 lại thành lập đơn vị vũ trang thứ ba lấy phiên hiệu là Đơn vị 299. Cuối năm lại thành lập thêm V9 và V12.

Vấn đề quan trọng lúc bấy giờ là giải quyết vấn đề trang bị cho lực lượng vũ trang. Tỉnh ủy cho tìm đào các hầm súng đã chôn khi tập kết ra Bắc. Ta chỉ tìm đào được hầm súng ở Ba Tơ có 42 súng trường, 3 trung liên và một số súng ngắn.

Về phía địch, cảm giác thấy nhân dân ngấm ngầm chống đối cuộc bàu cử, chúng đã tăng cường lực lượng để uy hiếp quần chúng. Ai tỏ thái độ chống đói liền bị bắt về quận tra hỏi, đánh đập. Hành động đó càng gây thêm căm phẫn trogn nhân dân. Bởi vậy, ngay trước ngày bầu cử, thanh niên các xã Trà Quân, Trà Khê, Trà Lãnh, Trà Nham, Trà Phong đã sắm sửa gậy gộc, giáo, mác, vót thêm tên, ná bố trí đánh địch. Trong lúc đó nhân dân khẩn trương cất giấu lương thực, chuẩn bị dời làng. Cụ Gia, lãnh tụ nghĩa quân ngày xưa, bàn kế  dụ địch ra rừng, ra rẫy mà diệt chúng, tránh thiệt hại cho thôn nóc.

Ngày 26/08/1959, bọn ác ôn lên Xóm Rừng và Trà Lãnh để truy bức quần chúng. Nhân dân có các lực lượng vũ trang phối hợp đã bao vây nhà chúng trú quân, bí mật cắm chông xung quanh nhà. Rồi phóng lửa đốt cháy nhà nhằm diệt bọn chúng. Bọn ác ôn kinh hoàng tháo chạy và bị đánh tơi bời ở Trà Phong trước khi về bót.

Ngày 27/08/1959, địch hung hăng đưa quân lên Trà Phong trả thù. Cúng phục kích giết chết một thanh niên và bắn bị thương hai người khác. Tin địch giết thanh niên đổ dầu vào lửa làm cho không khí khởi nghĩa sôi sục.

Đúng ngày 28/08/1959, ngày bầu cử quốc hội của giặc, ngay từ sáng sớm nhân dân kéo ra rẫy ra rừng tẩy chay cuộc bầu cử. Ở lại thôn chỉ còn các cụ già, phụ nữ và trẻ em được tổ chức thành lực lượng đấu tranh trực diện với địch. Trong khi ấy cũng từ sáng sớm, địch dàn quân về các thôn xã cùng bọn ngụy quyền ác ôn dí súng thúc dân đi bỏ phiếu. Chúng đánh đập dã man những ai chống lại cuộc bầu cử. Tuy vậy không một ai chùn bước. Các chị phụ nữ xúm lại tranh luận: “Chính phủ cho quân đội càn quét, đánh phá khắp nơi, cấm đi lại, cấm mua bán, trao đổi hàng  hóa cho nên dân nghèo đói không có cơm ăn áo mặc, đi bỏ phiếu ở xa làng, xa rẫy không được”. Địch hò nhau kéo ra rừng, ra rẫy bắt dân quay về đi bỏ phiếu.

Ở xã Trà Phong, cụ già Lượm và mấy người khác đi ra rẫy bị chặn đường bắt trở về. Sau cuộc đấu lí đã xảy ra xô sát. Nhân dân đã đâm chết hai tên địch ngay tại chỗ và “tét” lên báo hiệu cho nhân dân quanh vùng ứng cứu. Sáu tên địch còn lại định tháo chạy, nhưng thấy bốn phía đều có tiếng hú nên trốn vào nóc của dân để tránh. Nhân dân và du kích lập tức bao vây gọi hàng. Mấy tên ngoan cố liều chết phá vây đã bị đâm chết tại chỗ. Thanh niên thừa thắng xông vào giết gọm những tên còn lại. Từ Tà Phong, tiếng “tét”, tiếng hú, tiếng tù và, tiếng phong la nhất loạt nổi lên náo động, lan nhanh ra cả một vùng rộng lớn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 06:43:21 am »

Cuộc khởi nghĩa ở Trà Bồng bùng nổ

Hiệp đồng với Trà Phong, thanh niên bị địch đón đường bắt đi thình lình ôm vật bắt sống 6 tên địch, giết 2 tên khác. Khi địch tiến vào thôn Jié xã Trà Khê, nhân dân và du kích chủ động đánh địch. Nhiều cuộc vật lộn diễn ra trên đường địch chạy trốn. Một mình anh Mân vật ngã liền mấy tên địch. Cuối cùng địch bị diệt 6 tên. Ở Trà Nham, nhân dân dụ địch vào sâu trong hang núi rồi phục kích bắt gọn cả toán giặc.

Hầu hết các xã vùng cao Trà Bồng khi nghe hiệu lệnh báo động của các xã bạn phát đi, nhân dân đã nhất tề đổ ra đường chủ động tấn công vào các toán địch đi lùng sục. Cả Trà Bồng bừng bừng khí thế quật khởi ngút trời. Chiêng, trống, cồng, phèng la bao lâu cất giấu được đem ra đánh hợp thanh bản hòa tấu khính lệ trai tráng nhằm vào quân thù mà đánh, mà đạp phăng bộ máy kìm kẹp giành chính quyền về tay nhân dân.

Nhân dân và lực lượng thanh niên vũ trang các xã Trà Phong, Trà Lãnh, Trà Quân, Trà Sơn, Trà Nham, Trà Khê nhất loạt nổi dậy, vây diệt bọn cảnh sát ác ôn, nổi trống mõ, rút tù và liên thồi, vang  động núi rừng uy hiếp tinh thần binh lính địch. Các đơn vị vũ trang, các đội du kích cổ quàng khăn đỏ, lưng đeo cuộn dây, tay chắc súng, tên ná, mả tấu từ các “trại sản xuất” bí mật, tiến đánh quân địch tháo chạy rồi cùng nhân dân cắm chông gài bẫy, rấp đường. Quân địch ở hai đồn Đá Líp, Tà Đạt khiếp sợ bỏ cả đồn và hòm phiếu chạy về quận lị. Chiều 28/8 nhân dân và các lực lượng vũ trang  truy lùng bọn ác ôn còn lẩn trốn, dẹp tiếp các trụ sở ngụy quyền. Trước khí thế xung thiên của quần chúng cách mạng, địch bỏ đồn Tâm Rung và Nước Vóc. Cuối ngày 28/8 địch ở Trà Bồng chỉ còn ba vị trí: Eo Chim, Eo Reo, quận lị. Ngày 29/8 nhân dân và du kích bao vây Eo Chim và Eo Reo. Ta phá nguồn nước uống, bắn tên thuốc độc vào đồn. Ngay 30/8, một đại đội  địch đến giải vây cho Eo Chim. Đơn vị 339 và các nhóm vũ trang đánh diêt 9 tên, thu 6 súng làm cho đơn vị đến giải vây phải rút chạy. Nhân dân và du kích đốt lửa quanh đồn, đánh chiêng trống, rúc tù và uy hiếp. Trước ngày này 31/8, lực lượng cách mạng giải phóng Eo Chim, Eo Reo. Ở vùng chung quanh quận lị đồng bào Kinh nổi dậy xóa bỏ các hình thức kìm kẹp của địch. Hai tên quận trưởng, quận phó Trà Bồng khiếp sợ trốn chạy về tỉnh.

Từ vùng cao Trà Bồng, cuộc khởi nghĩa lan nhanh sang các huyện Sơn Trà, Ba Tơ, Minh Lng.

Ở Sơn Hà, địch không tổ chức bầu cử sớm hai ngày như ở Trà Bồng mà tiến hành bầu cử đúng ngày 30.8.1959. Chúng ép dân xuống quận lị cách hai ngày đi bộ để bỏ phiếu. Dân chống lại. Địch đe dọa bắn bỏ và đàn áp. Lập tức, nhân dân ở 9 xã nhất tề nổi dậy đánh địch, cắm chông, gài bẫy. Ngày 2.9 một đại đội địch đến xóm anh Thiết, chúng bị sa bẫy chết và bị thương một số, bọn còn lại chạy về quận lị Sơn Hà. Ban lãnh đạo huyện nhận định thế nào địch cũng đem quân đến trả thù, đã động viên nhân dân xiết chặt hàng ngũ, chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng đấu tranh trực diện với địch. Đơn vị 89 được lệnh nhanh chóng triển khai lực lượng ở các điểm xung yếu, cùng du kích chiến đấu hỗ trợ cho nhân dân đấu tranh chính trị với địch. Vừa chuẩn bị lực lượng vũ trang và cùng nhân dân tranh thủ thời gian trước khi địch đến, đánh diệt bọn ngụy quyền cơ sở, xóa bỏ các tổ chức kìm kẹp của chúng ở làng xã, lập chính quyền nhân dân tự quản, làm mất chỗ dựa bên trong của quân ngụy. Ngày 5.9 quân địch từ quận lị kéo lên bị ta chăn đánh, chúng buộc phải lui quân chám dứt cuộc càn.

Ở Minh Long, các xã vùng cao Long Quang, Long An, Long Môn, nhân dân nhanh chóng xóa bỏ ngụy quyền và các hình thức kìm kẹp của địch, tổ chức bố phòng, chuẩn bị chống càn. Các ban tự quản thôn, xã được thiết lập. Một vùng đất đai rộng lớn được huyện Minh Long giải phóng.

Ở Ba Tơ, các xã Ba Lễ, Ba Lục, Ba Dích, Ba Nam không có chính quyền địch, nhân dân đã đứng lên lập chính quyền cách mạng. Các xã Ba Liêu, Ba Khâm, Ba Lương, Ba Trang giáp vùng trung châu, nhân dân nổi dậy diệt ác ôn, đốt cơ quan ngụy quyền xã, thành lập các đội du kích, bố phòng, chuẩn bị đánh địch từ huyện Đức Phổ lên. Ở các xã phía bắc là Ba Điềm, Ba Gia, Ba Tăng nhân dân nổi dậy diệt ác, xóa bỏ ngụy quyền.

Trong các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa giành quyèn làm chủ, nhân dân các dân tộc ở miền Tây Quảng Ngãi đã kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị với binh vận. Nhờ đó nhân dân đã làm tan rã các đơn vị dân vệ ở xã thôn, đã kêu gọi được một tiểu đội lính người Hrê mang 15 khẩu súng trở về với cách mạng. Ở xã Sơn Thanh, Sơn Rinh các đơn vị được nhân dân giác ngộ đã diệt bọn tề xã rồi mang súng theo cách mạng.

Để giữ vững thành quả cuộc khởi nghĩa, ngày 6.9.1959, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi và Ban Cán sự miền Tây họp hội nghị bất thường đánh giá toàn bộ tình hình và chủ trương.

- Đối với Trà Bồng kiên quyết phát động chiến tranh du kích, giữ vững các xã có điều kiện (cơ sở Đảng mạnh, quần chúng giác ngộ dũng cảm, lãnh đạo quyết tâm, địa thế thuận lợi), đánh bại bọn địch càn quét, xây dựng thành căn cứ địa vững chãi. Ra sức phá chủ trương cấy lại ngụy quyền của địch, kiên quyết trừ khử bọn ác ôn ngóc dầu dậy. Củng cố dân quan du kích, đẩy mạnh sản xuất tự túc. Lãnh đạo nhân dân vùmg thấp trở lại thế hợp pháp, đẩy mạnh đấu tranh chính trị, binh vận, buộc địch để cho nhân dân tự do làm ăn sinh sống và giữ các hình thức tự vệ chống phá rừng, cử người của ta ra quản lí thôn xã.

- Đối với Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ phải nhanh chóng đưa phong trào lên mạnh hơn nữa, trực tiếp hỗ trợ cho Trà Bồng. Các vùng cao, nơi nào có đủ điều kiện thì lãnh đạo quần chúng tiếp tục nổi dậy xóa ngụy quyền, lập chính quyền nhân dân tự quản. Tăng cường hoạt động quân sự diệt ác, phá tề, tiến công vào nơi địch sơ hở, phân tán lực lượng địch.

- Đối với vùng thấp của 4 huyện miền Tây thì lãnh đạo nhân dân kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận, phá thế kìm kịp của địch. Xã nào xa đồn địch thì tranh thủ mọi cơ hội đưa hoạt động quân sự sâu vào vùng địch để hỗ trợ cho Trà Bồng.

Ngày 7.9.1959, Mỹ Diễm đưa Sư đoàn 22 ngụy từ ba hướng Bắc, Đông, Nam tiến công vào Trà Bồng, vùng cao Sơn Hà nhằm tiêu diệt lực lượng kinh nghiệm. ý đồ của địch là sẽ hội quân tại xã Trà Phong, phục hội lại các tổ chức ngụy quyền, quét sạch cộng sản khỏi miền Tây. Nhưng đến cuối tháng 9 địch vẫn không tiến lên được, chúng phải co lực lượng chiếm đóng các đồn cũ Eo Chim, Eo Reo, Long Ngữ, Tà Lạt, Đá Líp. Lực lượng vũ trang, bán vũ trang của ta bám sát, bao vây, bắn tỉa, tập kích. Địch nống ra ngoài gặp chông thò, mang cung, bẫy đá, tên độc. Thương vong của địch ngày càng nhiều, tinh thần binh lính địch rã rời, chán nản. Trong khi đó những cuộc đấu tranh chính trị của đồng bào liên tiếp nổ ra, họ kéo cả vào nơi đóng quân địch, vào quận lị đòi cứu đói, cứu đau, đòi phải rút quân khỏi miền Tây để đồng bào đi làm rẫy, làm nương, kiếm sống. Trước đấu tranh chính trị, quân sự của nhân dân, địch rút khỏi Tà Lạt, Đá Líp. Đến giữa tháng 10 chúng rút đồn Eo Chim và Eo Reo. Ta thu hồi đất đai bị chúng chiếm đóng lại, 40 xã thuộc các huyện miền Tây được giải phóng, tạo nên thế đứng vững chắc của cách mạng trên địa bàn rừng núi hiểm trở, rộng lớn, làm bàn đạp để đẩy mạnh đấu tranh xuống vùng đồng bằng, duyên hải.

Cuiộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi là đỉnh cao của phong trào đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị của nhân dân Quảng Ngãi và nhân dân các dân tộc ở vùng rừng núi lúc gấy giờ. Đây là một cuộc khởi nghĩa độc đáo kết hợp đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị với binh vận kiểu riêng biệt của đồng bào các dân tộc trung thành rất mực với cách mạng và Bác Hồ, không đội trời chung với bọn cướp nước và bán nước, trên địa bàn hiểm trở thuộc dãy Trường Sơn hùng vĩ.

Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi đã diễn ra gần như đồng thơi với khởi nghĩa ở tỉnh Cà Mau nhưng không mở rộng được như ở Cà Mau, cùng với rừng U Minh nổi sóng là cả một vùng đồng bằng sục sôi cách mạng.

Về khởi nghĩa Trà Bồng, G.Sáppha viết trong cuốn Hai cuộc chiến tranh của Việt Nam từ Vallluy đến Oetmolen như sau:

“Mọi việc khởi đầu vào tháng 8/1959 tại tỉnh Quảng Ngãi trung phần Việt Nam… Quân đội chính phủ đến tái chiếm vùng này và thi hành một chính sách sắt thép để trừng phạt các bộ lác đã ủng hộ Việt Minh. Những cách đối xử dã man nhất được áp dụng khiến người ta liên tưởng đến cách đối xử của người Mỹ đối với dân da đỏ ở thế kỉ XIX… Dân tộc Cor chính là những người đầu tiên đứng lên làm loạn. Họ đã tàn sát cả một đồn binh quốc gia trong trận Trà Bồng và cướp đoạt 54 khẩu sung.

Sôi sục trước tấm gương của dân tộc Cor, các bộ lạc lân cận đã liên kết với những người khởi nghĩa. Một cuộc chiến tranh du kích đã thực sự diễn ra giữa dân Thượng và lính của Diệm….”(1).


(1)Gioocgiơ Sáppha: Hai cuộc chiến tranh  của Việt Nam từ Vallluy đến Oetmolen, Paris, La table ronde Tập I, 1969.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 06:03:06 am »

Chương V

ĐỒNG KHỞI LÊN CAO TRÀO

Nghị quyết 15, một quyết định lịch sử

Đầu tháng 9.1956, theo ý kiến Bác Hồ, đồng chí Lê Đức Thọ viết thư vào Sài Gòn trao tận tay đồng chí Lê Duẩn để đón đồng chí ra Bắc. Nhưng đồng chí Lê Duẩn phải theo tàu biển từ Campuchia ra Hồng Kông, sang Quản Châu đến 4.6.1957 mới về đến Hà Nội.

Ra Hà Nội, đồng chí Lê Duẩn được Bác Hồ giao làm công việc của Tổng Bí thư Đảng và trực tiếp chỉ đạo miền Nam. Đồng chí Lê Duẩn trình lên Bác và Bộ Chính trị bản Đề cương cách mạng miền Nam với tinh thần cách mạng miền Nam phải tiến lên theo con đường Cách mạng tháng Tám và báo cáo cụ thể với Bộ Chính trị về tình hình địch, ta và ý kiến, nguyện vọng của đảng viên, quần chúng trong Nam đề nghị phát động đấu tranh vũ trang. Ý kiến của đồng chí Lê Duẩn là: “Ban đầu thì miền Nam nổi dậy nhưng cuối cùng phải sức manh của cả nước mới cản được đế quốc”(1). Nhưng vào lúc ấy nhiều đồng chí trong Bộ Chính trị chưa đồng tình.

Đánh giá cao Đề cương cách mạng miền Nam, Bác Hồ giao cho đồng chí Lê Duẩn chuẩn bị một nghị quyết về cách mạng miền Nam điều mà trước đó Bác đã giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm. Đồng chí Lê Duẩn đã xin thêm ý kiến của Bác, trao đổi với các đồng chí lãnh đạo các chiến trường và đã cùng nhiều đồng chí lãnh đạo và cán bộ nghiêm túc chuẩn bị cho nghị quyết mới.

Chưa có một dự thảo nghị quyết nào của Trung ương được chuẩn bị công phu như nghị quyết này.

Lúc này, chiều hướng cơ hội tả hữu khuynh đang phát triển và tác động đến phong trào cộng sản quốc tế. Về con đường giải phóng miền Nam nhiều đồng chí lãnh đạo các nước anh em có những ý kiến khác ta. Bảo vệ hòa bình, chúng sống hòa bình với bất cứ giá nào, đốm lửa nhỏ có thể đốt cháy cả cánh đồng… Việt Nam  phải thi đua kinh tế, xây dựng kinh tế miền Bắc cho hơn hẳn kinh tế miền Nam mà thống nhất đất nước. Đó là ý kiến của nhiều nhà lãnh đạo Liên Xô. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ trương từ đầu là cách mạng Việt Nam phải trường kì mai phục. Phải mai phục 10 năm, 20 năm, thậm chí cả 100 năm. Đây không chỉ là sự góp ý mà còn là sức ép của một “đảng anh em môi hở răng lạnh”, một nước láng giềng to lớn đã và đang viện trợ to lớn và nhiều mặt cho đất nước ta.

Trong tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trung ương Đảng, Chính phủ đều phải ngày đêm suy nghĩ để vạch ra chủ trương và phương pháp, bước đi cho cách mạng miền nam sao cho giành được thắng lợi mà ít tổn thất nhất, lại phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế, bảo đảm được đoàn kết quốc tế và tranh thủ được sự giúp đỡ, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và phong trào hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Vào cuối năm 1958, tình hình miền Nam hết sức căng thẳng. Các cuộc đánh phá khủng bố của chính quyền Diệm đối với nhân dân đã đến đỉnh cao về mức độ khốc liệt và tính chất man rợ. Những người đảng viên cộng sản, những người yêu nước bị truy lùng ráo riết. Cơ sở Đảng bị tổn thất nặng nề. Hằng ngày, hằng giờ, nơi nơi đầu rơi máu chảy.

Sự chịu đựng của nhân dân đã đến giới hạn cuối cùng, họ đòi Diệm gây nợ máy phải trả bằng máu. Nông dân xã Hòa Hội tỉnh Tây Ninh đã kí tên vào bức tâm thư gửi lên Bác Hồ báo cáo “Nhân dân bị khủng bố, cán bộ bị giết hại, xin cho bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc trở về đánh giặc cứu dân”. Trong một cuộc míttinh có cụ già nghẹn ngào, uất ức nói: “Bác Hồ ơi!, Mỹ Diệm nó độc ác quá lắm rồi, Bác cho phép đồng bào băm nát đầu chúng nó”. Ở tỉnh Thủ Dầu Một có 30 lão nông gửi thư lên Xứ ủy, chất vấn rằng: “Tình hình như vậy không biết Xứ ủy có báo cáo lên Trung ương, lên Bác Hồ hay không?”. Các cụ yêu cầu Xứ ủy gửi bức thư đó ra cho Bác Hồ và đề nghị cho đấu tranh vũ trang trở lại, nếu không thì không thể thắng được(2). Đây là nguyện vọng thiết tha của nhân dân miền Nam ruột thịt.

Ý nguyện đó đã thôi thúc các cấp ủy Đảng ở Nam Bộ, khu V và những đảng viên, cán bộ “nằm vùng” hoạt động ở cơ sở mạnh dạn lãnh đạo quần chúng tìm kiếm vũ khí, tăng  cường vũ trang, chủ động nổi dậy ở những nơi có đủ điều kiện mặc dù chưa có ý kiến của Trung ương.

Nổi bật nhất trong thời kì này là ba sự kiện lịch sử quan trọng.

Ở Cà Mau, hàng chục vạn dân kéo vào U Minh và Năm Căn lập nên hàng chục “làng rừng” công khai chống lại chính quyền địch lập vùng tự do do mình quản lí, xây dựng cnă cứ dịa, xây dựng lực lượng để tấn công lại quân thù.

Ở Thù Dầu Một, lực lượng vũ trang cách mạng đã tiến lên tiêu diệt được chi khu quận lị Dầu Tiếng thu súng hàng đống, tiền mười két sắt (11.10.1958).

Ở miền Tây Quảng Ngãi đã diễn ra Đại hội Gò Rô của đồng bào các dân tộc (7.7.1958) kêu gọi các dân tộc anh em đoàn kết xung quanh Bác Hồ, đồng lòng hợp sức để đánh đổ Mỹ Diệm. Mọi người không phân biệt dân tộc, già, trẻ, gái, trai… phản sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền.


(1)Phát biểu của đồng chí Lê Duẩn với cán bộ miền Nam tập kết cuối tháng 6.1957 tại Khai Tri Tiến Đức.
(2)Theo Miền Đông Nam Bộ kháng chiến - Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội 1993, Tập III trang 69.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 06:03:40 am »

Bước vào năm 1959, cả dân tộc ta đứng trước một quyết định hệ trọng.

Ngày 13.1.1959, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) mở rộng khai mạc tại Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ tọa của Hồ Chủ tịch và đồng chí Lê Duẩn.

Dự Hội nghị có các đồng chí Trung ương, các đồng chí chuyên viên về miền Nam của Trung ương và nhiều đồng chí lãnh đạo các địa phương Khu V, Nam Bộ. Các đồng chí Phan Văn Đáng, Phạm Văn Sô Xứ ủy Nam Bộ, đồng chí Trần Lương, Võ Chí Công Khu V đã vượt qua hàng nghìn cây số ken dày đồn bót địch, kịp tới Hà Nội dự hội nghị. Các đồng chí lãnh đạo địa phương đã đưa về đây tình hình nóng hổi, tinh thần cách mạng kiên cường, kinh nghiệm đấu tranh, nguyên vọng của nhân dân và các đảng bộ miền Nam.

Nội dung báo cáo, sự nhận định tình hình, các vấn đề đề xuất về đường lối, phương pháp cách mạng, được chuẩn bị gần hai năm dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Duẩn.

Hội nghị Trung ương đã nghiên cứu trao đổi phân tích kĩ về tình hình ta và địch, khảo sát khả năng và lực lượng cách mạng, tình ra đường lối, phương pháp cách mạng thích hợp nhất cho miền Nam.

Vấn đề nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng, vấn đề kẻ thù chủ yếu nhanh chóng được thống nhất. Những vấn đề gay cấn phải trao đổi nhiều, đấu tranh đi lại là:

- Đánh giá địch, đánh giá đế quốc Mỹ.

- Cách mạng miền Nam, chiến tranh cách mạng và vấn đề bảo vệ hòa bình chung.

- Phương pháp cách mạng ở miền Nam.

Chưa có hội nghị nào của Trung ương được chuẩn bị công phu, trao đổi sôi nổi, kĩ lưỡng như hội nghị nào. Tranh luận ráo riết tưởng chừng không ngày nghỉ, giờ nghỉ.

Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương (khóa II) tiến hành suốt cả tháng trời từ giữa tháng giêng đến giữa tháng tháng hai năm 1959.

Hội nghị nhận định: Sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào miền Nam nước ta hình thành trong cả nước một thế mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là nhân dân Việt Nam đang mong muốn hòa bình, thống nhất, để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và tiến lên chủ nghĩa xã hội, một bên là chủ nghĩa đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đang âm mưu phá hoại hòa bình, phá hoại thống nhất, ngăn cản cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam và đe dọa công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở mièn Bắc. Đó là đặc điểm của tình hình Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc này.

Mâu thuẫn chủ yếu trong cả nước là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Mâu thuẫn đó phản ánh mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc Mỹ và lực lượng phản động trong nước chống độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, đồng nhất phản ánh mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng hòa bình, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới với thế lực đế quốc gây chiến trong khu vực Đông Nam Á.

Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới do giai cấp công nhân lãnh đạo. Vị trí của cách mạng Việt Nam là đứng hẳn trong phe xã hội chủ nghĩa đồng thời đứng trong mặt trận các dân tộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và hòa bình dân chủ trên thế giới.

Nước ta ở vị trí tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á. Đế quốc Mỹ đang âm mưu dùng vị trí đó để tấn công phe xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam có quan hệ trực tiếp đến việc củng cố và phát triển lực lượng phe xã hội chủ nghĩa làm cho khu vực xã hội chủ nghĩa càng rộng lớn vững mạnh, tăng thêm khả năng chống lại âm mưu chuẩn bị chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc. Ngược lại sự thắng lợi và hùng mạnh của phe xã hội chủ nghĩa có quan hệ trực tiếp đến công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và và là một bảo đảm chắc chắn cho hòa bình, độc lập dân tộc của các nước.

Nước ta là nước thuộc địa đầu tiên ở Đông Nam Á đánh bại chủ nghĩa thực dân và đang xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước. Thắng lợi của cuộc đấu tranh thống nhất Việt Nam có tác dụng cổ vũ, hỗ trợ cho phong trào cách mạng Đông Nam Á, góp phần làm thay đổi tương quan lực lượng giữa chủ nghĩa thực dân đế quốc và phong trào các dân tộc đấu tranh cho độc lập dân chủ và hòa bình thế giới. Ngược lại mỗi thắng lợi của phong trào này làm suy yếu lực lượng thực dân đế quốc, có lợi cho cuộc đấu tranh thống nhất nước ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 06:07:25 am »

Hội nghị Trung ương đề ra nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam là: “Tăng cường đoàn đết toàn dân, kiên quyết đấu tranh để giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, ra sức củng cố miền Bắc và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất độc lập, dân chủ và giầu mạnh; tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”(1).

Hội nghị vạch rõ: “Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là củng cố và phát huy thắng lợi đã giành được, là xây dựng cơ sở vững chắc để thực hiện thống nhất nước nhà”, “Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ chế độ đế quốc và nửa phong kiến ở miền Nam để thực hiện thống nhất nước nhà” “Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới”.

Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở miền Nam được đề ra như sau:

“Nhiệm vụ cở bản là giải phóng miền Nma khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

“Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”.

Về con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam ở miền Nam, Trung ương Đảng nhận định không thể đi ra ngoài quy luật chung của cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa là dùng bạo lực. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là “Lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”(2).

Về chế độ thống trị của Mỹ Diệm dựa vào vũ lực để tồn tại, mà ta thì phải dựa voào lực lượng quần chúng, lấy lực lượng quần chúng để đánh đổ chúng, cho nên muốn đạt được mục tiêu đó, cần phải có một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ “Phải tích cực xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng cách mạng thì mới có điều kiện nắm lấy thời cơ thuận lợi và giành lấy thắng lợi cuối cùng”.

Về khả năng hòa bình phát triển, Trung ương Đảng cho rằng rất ít vì Mỹ Diệm quyết tâm bms lấy mièn Nam, chúng không thể tự nguyện từ bỏ chính quyền, từ bỏ hành động bạo lực.

Quá tình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam là quá trình xây dựng, củng cố phát triển phong trào quần chúng đấu tranh chính trị từ hình thức thấp đến hình thức cao, đẩy lùi địch từng bước tiến đến làm lay chuyển tận gốc chính quyền đó, “cuối cùng phát động quần chúng khởi nghĩa đánh đổ chế độ Mỹ Diệm khi có thời cơ thuận lợi ở trong nước và trên thế giới”.

Hội nghị Trung ương có dự kiến rằng vì đế quốc Mỹ là đế quốc hiếu chiến nhất, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam “có khởi nghĩa chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kì. Trong tình hình đó cuộc  đấu tranh sẽ chuyển sang một cục diện mới: đó là chiến tranh trường kì giữa ta và địch và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta”.


(1)Đảng Lao động Việt Nam - Nghị quyét Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) trang 6, 7, 9.
(2)Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 trang 26, 27, 28.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM