Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:16:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960  (Đọc 88500 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2010, 07:19:46 am »

Quán triệt yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân đội trong giai đoạn mới, 78.100 cán bộ đã rời quân ngũ, chuyển về địa phương và sang công tác ở cơ quan dân sự. 143.000 người chuyển thành các đơn vị xây dựng kinh tế, lập các nông trường ở Điện Biên, Mộc Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn Tây, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, tham gia xây dựng khu công nghiệp Thái Nguyên, Việt Trì. Một bộ phận khác được tổ chức thành các đội xây dựng doanh trại, xây dựng các công trình quốc phòng, biên giới, bờ biển, làm đường chiến lược ở Tây Bắc. Các khu vực trên đây có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế và quốc phòng, đựoc coi là những khu vực phòng thủ quốc gia thời bình và căn cứ chống xâm lược nếu chiến tranh nổ ra. Đây là sự kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng.

Trong quá trình giảm quân số, Bộ Quốc phòng chưa lường hết sự diễn biến của tình hình đấu tranh ở miền Nam, nên đã chuyển một bộ phận lớn cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra xây dựng kinh tế, không giữ lại đúng mức các đơn vị đã từng nhiều năm chiến đấu ở chiến trường để sẵn sàng đưa các đơn vị đớ trở lại chiến trường miền Nam. Sau này do sự chi viện cho chiến trường miền Nam đã phải triệu tập anh em trở lại.

Tháng 3.1958, Bộ Quốc phòng quyết định thống nhất tổ chức biên chế, trang bị của lục quân và và đơn vị không quân, hải quân.

Bộ binh, thành phần chủ yếu của lục quân, biên chế thành bảy sư đoàn, sáu lữ đoàn, 12 trung đoàn độc lập gồm hơn chín vạn cán bộ chiến sĩ. Mỗi sư đoàn bộ binh được biên chế 8.689 người, gồm ba trung đoàn bộ binh, một trung đoàn pháo binh và các đơn vị bảo đảm, được trang bị 6.645 khẩu súng bộ binh, 200 khẩu pháo mặt đất và súng cối, 42 khẩu pháo cao xạ và 281 xe vận tải. Hai phần ba vũ khí bộ binh được đổi mới bằng các loại súng do các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ. Mỗi lữ đoàn bộ binh biên chế 3.500 người gồm bốn tiểu đoàn bộ binh, hai tiểu đoàn pháo binh và cao xạ cùng một số phân đội bảo đảm như thông tin, công binh, phòng hóa trinh sát, vận tải…

Bên cạnh bộ binh, các binh chủng pháo binh, phòng không, công binh, thông tin, vận tải, phòng hóa được biên chế thành các lữ đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn và đại đội. Ngày 21-3-1958 Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Phòng Không trên cơ sở tách Sư đoàn cao xạ 367 khỏi Bộ Tư lệnh pháo binh. tháng 8-1958 và tháng 3-1958 lần lượt hai trung đoàn tình báo phòng không và trinh sát ra đa được tổ chức. Đầu tháng 3-1959, các đài ra đa bố trí ở Điện Biên, Đồ Sơn, Trùng Quang (Nam Định), Quảng Xương (Thanh Hóa), Điền Lư (nam Quân khu IV) chính thức phát sóng trên toàn mạng, cảnh giới bầu trời Tổ quốc.

Bộ đội không quân biên chế 2000 người gồm một trung đoàn không quân vận tải và một số đơn vị khung, chuẩn bị đón nhận cán bộ chiến sĩ trung đoàn không quân chiến đấu đang học tập huấn luyện ở nước ngoài. Bộ đội Hải quân gồm hai đoàn tàu tuần tiễu ven biển, trang bị các pháo 40 và 20 mm và các dàn ra đa. Tháng 1-1959, Cục Không quân và Cục Hải quân được thành lập với nhiệm vụ giúp đỡ Bộ Quốc phòng tổ chức, chỉ đạo lực lượng không quân, hải quân, xây dựng quản lí các sân bay và hải cảng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên kĩ thuật và lực lượng hậu bị của hai quân chủng đang hình thành này.

Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, một số đơn vị quân, binh chủng được thành lập và trang bị nhiều loại vũ khí, khí tài tương đối hiện đại, làm tăng đáng kể hỏa lực, sức đột kích, khả năng cảnh giới và sức cơ động của quân đội ta.

Từ chỗ bộ binh chiếm đa số tuyệt đối, đến năm 1960, cơ cấu thành phần lực lượng và các mặt tổ chức, biên chế, được điều chỉnh một bước khá căn bản. Riêng tỉ lệ giữa bộ binh và các binh, quân chủng kĩ thuật xấp xỉ bằng nhau (51% trên 49%).

Tháng 8-1958, mở hội nghị xây dựng lực lượng hậu bị toàn miền Bắc để xây dựng, tiến hành đăng kí, quản lí, huấn luyện quân dự bị. Đến năm 1960, lực lượng hậu bị trong danh sách đăng kí của Bộ Quốc phòng là 7 vạn trong đó có 30.000 quân nhân phục viên, chuyển ngành, 78.000 đoàn viên Thanh niên Lao động.

Ngày 31-12-1958 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức thông qua Luật Nghĩa vụ quân sự và đến tháng 4-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh ban hành. Từ chế độ tòng quân tình nguyện chuyển sang chế độ nghĩa vụ quân sự là bước phát triển mới do sự nghiệp xây dựng quân đội củng cố quốc phòng. Chế độ nghũa vụ quân sự tạo điều kiện tăng cường lực lượng hậu bị, giảm bớt quân thường trực, tiết kiệm tài, lực cho công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, xây dựng tiềm lực quân sự.

*
*   *

Như vậy là trong gần sáu năm xây dựng trong hòa bình, khắc phục bao trở ngại khó khăn, nhân dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ do Hồ Chủ tịch đứng đầu đã khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghía đối với công nghiệp, nông nghiệp đưa kinh tế miền Bắc phát triển một bước quan trọng. Trên nền tảng kinh tế đó, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế cùng phát triển góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam có giảm về số lượng nhưng chất lương chiến đấu được nâng cao do nâng cao lòng yêu nước trên cơ sở giác ngộ giai cấp, do được huấn luyện bài bản về kĩ chiến thuật và do được trang bị vũ khí tốt trên cơ sở một nền quốc phòng toàn dân được củng cố vững chắc.

Đây là thời kì nhân dân ở miền Bắc sống phấn khởi, vui tươi, đầy tin tưởng ở tiền đồ cách mạng. Dù cuộc sống còn đang tìm tỏi thể nghiệm, nhưng mọi người mọi nhà sống chan hòa, ổn định trong chế độ xã hội mới, một xã hội mà áp ức bất công đã trở thành dĩ vãng, một xã hội mà đảng, chính quyền, dân nhất trí, người với người là bạn.

Trong sáu năm xây dựng, miền Bắc đã và đang trở thành căn cứ địa vững mạnh của của nước, chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh của cách mạng ở miền Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #41 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 07:03:07 am »

Chương V

CHUYỂN HƯỚNG PHƯƠNG THỨC  ĐẤU TRANH Ở MIÈN NAM

Chuyển hướng chỉ đạo phương thức đấu tranh

Trong tình hình Mỹ Diệm một mặt phá hoại Hiệp định Giơnevơ, khước từ tổng tuyển cử, một mặt tiến hành tố cộng diệt cộng man rợ, tàn sát khủng bố ác liệt ở miền Nam, nhân dân ta không thể đơn thuần đấu tranh chính trị nằm yên cho địch đơn phương dùng bạo lực phản cách mạng mà diệt trừ những người cách mạng, đem khủng bố trắng trùm lên khắp nông thôn và thành thị miền Nam.

Tháng 6/1956 trong Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị khẳng định: “Tính chất cuộc cách mạng của ta ở miền Nam là dân tộc và dân chủ, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là phản đế và phản phong”. Về phương pháp cách mạng, Bộ Chính trị chi rõ: “Hình thức đấu tranh của ta trong toàn quốc là đấu tranh chính trị, không phải là đấu tranh vũ trang. Nói như thế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng hình thức tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định, hoặc không tận dụng những lực lượng vũ trang của giáo phái chống Diệm”. Chủ trương của Bộ Chính trị là “phát triển lại các lực lượng vũ trang đến một mức độ nhất định… Tổ chức tự vệ phong trào quần chúng nhằm bảo vệ các cuộc đấu tranh và giải thoát cán bộ khi cần thiết”, “Phải củng cố các lực lượng vũ trang hiện có, xây dựng các căn cứ làm chỗ dựa, đồng thời xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh, làm điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang”(1).

Vào tháng 8/1956 đồng chí Lê Duẩn Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ từ Cà Mau qua Bến Tre lên Sài Gòn hoàn chỉnh dự thảo Đường lối cách mạng miền Nam. Văn phòng Xứ ủy dùng “bạch thư” gửi tài liệu đến các Liên Tỉnh ủy, phổ biến đến các Tỉnh ủy để tham khảo. Hội nghị lần thứ hai của Xứ ủy ở PhnômPênh đã đã thông qua Đường lối cách mạng miền Nam và gửi báo cáo Bộ Chính trị và Bác Hồ.

Bản Đề cương đặt cách mạng miền Nam là một bộ phận của cách mạng Việt Nam, cùng cả nước thực hiện 3 nhiệm vụ chung là củng cố miền Bắc thật vững chắc, đẩy mạnh đấu tranh cách mạng ở miền Nam, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập dân tộc và dân chủ trên cả thế giới.

“Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Ngô Đình Diệm, tay sai Mỹ, giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc, phong kiến, thiết lập ở miền Nam một chính quyền liên hiệp có tính chất dân tộc, dân chủ để cùng miền Bắc thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ nhân dân”.

“Như vậy, trong khi cùng đồng bào miền Bắc thực hiện mục đích là hòa bình, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước, nhân dân ta ở miền Nam còn theo đuổi mục tiêu riêng là đấu tranh để tự giải phóng khỏi ách thực dân phong kiến…”. “Để làm tròn nhiệm vụ lịch sử đó cần nhận rõ bản chất của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm. Chúng là đối tượng trực tiếp của cách mạng miền Nam phải đánh đổ”.

“Trên cơ sở nhận rõ mục đích yêu cầu, vị trí và đối tượng của cách mạng miền Nam, cần định ra đường lối phương pháp đấu tranh thích hợp để phát triển lực lượng, đẩy mạnh phong trào, đưa sự nghiệp cách mạng đến thành công…”. Muốn chống Mỹ, Diệm nhân dân miền Nam chỉ có con đường cách mạng, không có con đường nào khác”.

“Phong trào cách mạng thì dựa vào lực lượng chính trị, dựa vào bạo lực quần chúng, coi đó là chỗ dựa cơ bản, đồng thời sử dụng những phương tiện khác để đẩy mạnh phong trào cách mạng của nhân dân kể cả lợi dụng luật pháp và hiến pháp của địch”.

“Trong hai năm nay, ở khắp nông thôn miền Nam không lúc nào ngớt tiếng súng đạn đàn áp của Mỹ Diệm, không ngày nào những người yêu nước không bị tàn sát, nhưng tinh thần cách mạng của nhân dân vẫn vững vàng, quyết tâm của quần chúng bảo vệ cách mạng vẫn không lay chuyển.

“Phong trào đấu tranh chính trị trong hai năm qua ở nông thôn cũng như ở thành thị, chứng tỏ rằng quần chúng có rất nhiều khả năng cách mạng và đã sáng tạo ra nhiều hình thức đấu tranh rất phong phú chống Mỹ - Diệm. Nếu chúng ta nắm vững đường lối và vận dụng phương pháp đấu tranh một cách linh hoạt thì phong trào còn có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Mỹ Diệm dù tàn bạo và xảo quyệt cũng không dập tắt được.

“Có nhiều hình thức khác nhau để đánh đổ một chính quyền phản động, nhưng mọi chính quyền thù địch với nhân dân sụp đổ đều theo một quy luật chung: một chính quyền phản động nhất định sẽ sụp đổ khi mà đa số nhân dân không thể sống một cách bình thường dưới chính quyền ấy được nữa, khi mà đội quân tiên phong và đông đảo quần chúng cách mạng biểu thị quyết tâm vùng lên đánh đổ nó, khi mà bản thân bọn cầm quyền cũng không cai trị một cách bình thường được nữa. Tức là khi chính quyền của chúng bị suy yếu đến mức trở nên bất lực do sự xung đột giữa nhân dân với chúng ngày càng gay gắt, do sự khủng hoảng của chúng ngày càng nghiêm trọng, nhất là về chính trị, do mâu thuẫn  nội bộ bọn cầm quyền ngày càng sâu sắc và do tình hình thế giới phát triển không có lơi cho chúng”.


(1)Nghị quyết số 64N của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 19/6/1956.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #42 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 07:06:11 am »

Được Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6/1956 và Đề cương cách mạng miền Nam vạch đường, tháng 12/1956 Xứ ủy Nam Bộ họp hội nghị ở Phnôm Pênh mở rộng đến bí thư liên tỉnh ủy và một số bí thư tỉnh ủy ở miền Nam. Đồng chí Lê Duẩn ủy viên Bộ Chính trị và đồng chí Nguyễn Văn Linh quyền Bí thư Xứ ủy Nam Bộ chủ trì hội nghị. Hội nghị đề ra nhiệm vụ cho cách mạng miền Nam là phải dùng bạo lực khả năng giành chính quyền, trước mắt cần tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, lập các đội vũ trang bí mật, xây dựng các căn cứ miền núi, tranh thủ vận động cải tạo, tập hợp các lực lượng giáo phái bị Mỹ - Diệm đánh tan rã từng mảng đứng vào hàng ngũ nhân dân và lợi dụng danh nghĩa giáo phái li khai để diệt ác ôn.

Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của các đội vũ trang tuyên truyền do đồng chí Nguyễn Minh Đường chấp bút đã ghi: “Trong lúc toàn miền Nam đang đấu tranh chính trị như hiện nay chưa nên phát động chiến tranh du kích mà chủ trương hoạt động vũ trang tuyên truyền. Đội vũ trang tuyên truyền là đội vũ trang công tác. Cán bộ, đội viên tuyên truyền vạch mặt địch, phát động căm thù, xây dựng cơ sở cách mạng trong quần chúng, khống chế ác ôn và tình báo địch, tranh thủ sự đồng tình của binh lính, vận động binh lính và nhân viên ngụy quyền ủng hộ các cuộc đấu tranh của quần chúng, hạn chế đánh địch làm bộc lộ lực lượng. Về tổ chức thành lập từng tiểu đội, trung đội. ăn ở, đi lại, hoạt động thì phân tán từng tổ, từng tiểu đội nhưng phải thành lập trung đội có ban chỉ huy để quản lí đơn vị, tiến hành công tác chính trị và rèn luyện bộ đội. Trang bị phải gọn nhẹ. Nội dung huấn luyện gồm công tác tuyên truyền, giáo dục phát động quần chúng, vận động binh lính địch, nâng cao hiểu biết về Đảng và một số kĩ thuật quân sự”(1).

Như vậy là tiếp theo Nghị quyết Bộ Chính trị Trung ương Đảng (6/1956), Đề cương cách mạng miền Nam và nghị quyết Xứ ủy Nam Bộ đã khẳng định con đường phát triển của cách mạng ở miền Nam. Trước mắt trong tình hình hòa bình phát triển đã qua nhưng toàn dân khởi nghĩa chưa tới, Xứ ủy Nam Bộ đã tổ chức vũ trang tuyên truyền theo kinh nghiệm của đồng chí Hồ Chí Minh khi Người thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Thực tiễn tổ chức và hoạt động vũ trang tuyên truyền còn do sự sáng tạo của từng địa phương và diễn ra rất phong phú nhưng đều nằm tiến tới khởi nghĩa lật đổ chính quyền Mỹ - Diệm.

Tại Liên khu V, do sự khủng bố của địch và do các đảng bộ địa phương “nhận định không rõ đặc điểm khác nhau của từng vùng trong khu để vận dụng phương pháp đấu tranh thích hợp”(2) phong trào đấu tranh của nhân dân đồng bằng bị sa sút nặng.

Đầu năm 1958, Đồng chí Lê Duẩn Thường trực Ban Bí thư gặp một số đồng chí của Liên Khu ủy V. Đồng chí chỉ rõ: Liên Khu V có 3 vùng: đô thị, đồng bằng và Tây Nguyên. Tây Nguyên là vùgn có ý nghĩa và giá trị lớn về chính trị và quân sự. Tây Nguyên vững là đồng bằng Liên khu V vững. Trên cơ sở thực lực chính trị vững, phải nhanh chóng tổ chức lực lượng vũ trang với quy mô tiểu đội, cao nhất là trung đội hoạt động độc lập nhằm giữ buôn rẫy. Khi tình hình cho phép phát triển thành phong trào du kích kết hớp với lối đánh đặc công một cách linh hoạt. Phải khẩn trương xây dựng những khu vực tương đối an toàn làm căn cứ địa cho phong trào. Mặt khác phải đưa phong trào đấu tranh chính trị ở đồng bằng và thành thị lên(3).

Chấp hành chỉ đạo của đồng chí Lê Duẩn, mùa hè năm 1958 Liên khu V họp kiểm điẻm tình hình và đề ra những chủ trương, nhiệm vụ mới. Đồng chí Trần Lương Bí thư Liên khu ủy chủ trì hội nghị.

Hội nghị Liên khu ủy quyết định “đẩy mạnh xây dựng căn cứ Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh Trung Bộ. Lập cơ sở sản xuất, dự trữ gạo, muối, động viên nhân dân làm “rẫy cách mạng”, bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang; thành lập một số trung đội tập trung và tổ chức tự vệ ở các buôn, xã để bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng, giải thoát cán bộ bị địch bắt, diệt những tên ác ôn, phục hồi và mở rộng cơ sở chính trị”(4). Đây là những chủ trương đúng đắn và kịp thời đối với việc khôi phục và phát triển lực lượng vũ trang và phong trào ở miền núi Liên Khu 5.

Như vậy là ở Nam Bộ và sau đó là Liên khu V, bên cạnh việc xây dựng lực lượng chính trị, việc xây dựng các lực lượng vũ trang và xây dựng căn cứ địa đều được đặt ra. Điều đó đã được thực hiện tích cực, sáng tạo trên tình hình thực tế thiên thời, địa lợi, nhân hòa ở từng địa phương.


(1)Nghị quyết Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ tháng 12/1956. Lưu trữ Viện lịch sử quân sự Việt Nam.
(2)Nghị quyết hội nghị Liên khu ủy 5 mùa hè năm 1958. Lữu trữ Viện lịch sử quân sự Việt Nam.
(3)Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Lịch sử quân đội nhân dân tập II, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994. Trang 69.
(4)Nghị quyết Hội nghị Liên khu 5, mùa hè 1958.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 07:08:36 am »

Tại các tỉnh phía Tây sông Hậu

Vùng các tỉnh Cà Mau, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng từ đầu được sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Lê Duẩn Bí thư Xứ ủy khi đồng chí ở Năm Căn, Trần Văn Thời và Thới Bình. Ở các tỉnh này, các tỉnh ủy đã tổ chức ra các đơn vị Giải phóng quân bí mật lấy danh nghĩa là các đội bảo vệ hòa bình. Riêng Rạch Giá lấy tên là các đội Thanh Bình (thanh niên bảo vệ hòa bình). Đảng viên các chi bộ loại A, đoàn viên, thanh niên lao động hăng hái, dũng cảm được tuyển lựa vào Giải phóng quân. Thủ tục kết nạp vào Giải phóng quân như kết nạp vào Đảng. Từng cán bộ chiến sĩ tuyên thệ nhận nhiệm vụ Giải phóng quân do các Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức. Những năm đầu còn bí mật cả với xã ủy. Tổ chức theo tổ 3 người, 3 tổ thành một tiểu đội, 3 tiểu đội thành một trung đội. Ba ngày tổ sinh hoạt một lần, một tuần lễ tiểu đội học tập một lần. Các chiến sĩ học đường lố cách mạng miền Nam, 10 lời thề, 12 điều kỉ luật của Quân đội nhân dân Việt Nam, học công tác vận động quần chúng và ra sức rèn luyện võ nghệ, luyện tập quân sự. Các chiến sĩ phải sản xuất riêng hoặc cùng làm với gia đình để bảo đảm tự túc và góp cho đơn vị. Giải phóng quân được giao nhiệm vụ gips phần với phong trào địa phương nhưng còn phải giữ bí mật về nhiệm vụ và chức trách chiến sĩ Giải phóng quân của mình. Đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến trực tiếp hướng dẫn các tỉnh Cà Mau, CầnThơ, Kiên Giang xây dựng Giải phóng quân.

Việc xây dựng Giải phóng quân được tiến hành tích cực, nghiêm túc và thận trọng. Đến giữa năm 1956 mỗi tỉnh đã có nhiều đại đội. Tỉnh Rạch Giá có 9 đại đội, tỉnh Cà Mau 14 đại đội.

Đến đầu năm 1957 nhiều đơn vị giải phóng quân được chọn lọc, trang bị vũ khí, kết hợp với nhiều, ít anh em các đơn vị Hòa Hảo đi theo cách mạng mà thành lập các đơn vị vũ trang tuyên truyền mang danh là các đơn vị Hòa Hảo li khai. Ở Cần Thơ bên cạnh Tiểu đoàn Trần Hưng Đạo, Hòa Hảo li khai do Phan Văn Thục chỉ huy, có tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng, Phan Đình Phùng. Ở Sóc Trăng có Tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng. Ở Rạch Giá có Trung đoàn (tiểu đoàn) Lê Quang Vinh và Tiểu đoàn Ngô Văn Sở. Hoạt động của các đơn vị là vũ trang tuyên truyền trừ gian diệt ác.

Tháng 11/1957 đã diễn ra cuộc vũ trang đầu tiên. Liên tỉnh ủy miên Tây trực tiếp chỉ đạo trung đội của đồng chí Sáu Sơn thuộc Tiểu đoàn Ngô Văn Sở vũ trang công tác để rút kinh nghiệm. Trung đội vừa phục kích ở xóm Hậu Bối thì đội biệt kích ác ôn của quận Phước Long 12 tên do tên Rô chỉ huy hành quân bằng xuồng đi qua để về Phước Long. Ta bắn chét 2; bắt sống 9; thu 12 súng. Tên Rô chạy thoát. Diệt xong đội biệt kích khét tiếng gian ác, ngay trong đêm đơn vị Sáu Sơn phối hợp với một đơn vị Cần Thơ đột nhập vũ trang tuyên truyền ở thị trấn Ngã Năm gây ảnh hưởng lớn.

Đêm lễ sinh nhật Bác Hồ 19/5/1958, bộ đội Đinh Tiên Hoàng và Ngô Văn Sở Cà Mau ra mắt nhân dân. Ta khống chế đồn bót, hành quân đen nghịt kinh rạch. Tiếng loa vang, tiếng trống mõ báo động thôn xóm, làm nức lòng nhân dân. Bộ đội vào nhà kêu đúng tên, đúng thứ từng người trong nhà, biết việc nhà như người trong xóm, nhân dân rất tin phục. Kẻ địch hoảng sợ suốt đêm. Ở một số đồn bót binh lính tháo chạy hết. Một trung đội ta hành quân ở Ngọc Hiển, địch đếm đến 360 xuồng. Ở huyện Thới Bình, đến ngày 22/5, Trung đội 3 Đinh Tiên Hoàng mới kịp ra mắt nhân dân. 38 chiến sĩ mà địch đếm tới 770 người, mỗi người hai súng(1). Ta đột nhập vào Huyện Sử để giải thoát cho đồng chí Tường. Cả đồn giặc đã chạy hết, chúng đã thả đồng chí Tường.

Ngày 26/10/1958 địch tổ chức ngày quốc khánh. Hàng vạn người kéo đến biến này lễ địch thành ngày nhân dân vây đồn, vây quận lị. Ở Khánh Bình,Phong Lạc, Tân Phú, Tân Hòa… quần chúng xông vào đập phá trụ sở tề, hạ cờ ba que, tố cáo hành động giết người man rợ của Mỹ Diệm.

Báo cáo tháng 10/1958 của Hà Kỳ Nghiệp chỉ huy hiến binh An Xuyên viết “Dân chúng do Việt cộng xúi dục đã kéo đến uy hiếp chính quyền ở nhiều địa phương. chúng làm cho nhân dân huyện Thới Bình, Cái Nước, Đầm Dơi, Sông Đốc theo chúng(2).

Bộ đội Đinh Tiên Hoàng và Ngô Văn Sở cùng các đảng bộ địa phương diệt ác ôn. Trong thời kì này, những tên gian ác khết tiếng bị trừng trị: xã trưởng, cảnh sát, quận trưởng.

Ở Cái Nước, đoàn viên thanh niên lao động Năm Hạnh cùng tổ võ trang Ngô Văn Sở của đồng chí Tám Càm bất ngờ đột nhập nhà máy chà ngang cạnh nhà hội đồng xã Phú Mỹ, diệt tên Thân phản động ác ôn bằng một loạt đạn súng Colt 12 (3/3/1958).

Ở Đầm Dơi một đơn vị của Ngô Văn Sở đã diệt một loạt ác ôn: tên Hiếu chi bộ phong trào Cách mạng quốc gia, tên Tư Lê Hồng chủ ấp Tràm Con, tên Mên chỉ điểm ở Tân Đức. Quân địch đối phó với võ trang tuyên truyền bằng cách được tin “giáo phái” rút là chúng đến khủng bố nhân dân. Để dằn mặt chúng. Trung đội 2 Ngô Văn Sở sau khi vũ trang tuyên truyền ở Rạch Gốc rút đi, đã bí mật phục kích ở rạch Ông Định. Trên một trung đội 60 tên địch từ Năm Căn tiến vào trong một chiếc tàu cây. Vừa tầm lựu đạn, từ bờ rạch chiến sĩ ta nhả đạn. Tổ phóng lựu bắn trúng tàu. Địch chết 20 tên nhưng tàu địch chạy thoát. Từ đó chúng không còn bén mảng trở lại nơi bộ đội ta đã đến công tác.

Ở Thới Bình tổ trinh sát Đại đội 3 Đinh Tiên Hoàng hóa trang lính chủ lực ngụy gọi tên chủ ấp Khiêm từ cuộc họp xóm ra, loan báo với đồng bào về tội ác tên Khiêm rồi trừng trị.

Ở Trần Văn Thời ta đột nhập vào nhà, đọc bản án rồi xử bắn tên Bình, tên Hương, bắn chết tên Đạm ác ôn khi nó chạy qua sông.

Báo cáo tháng 8/1958 của tỉnh trưởng và trưởng công an An Xuyên lên cấp trên ghi: “Ngày 8/8/1958 bắt cựu hội viên cảnh sát Tân Hưng Tây. Ngày 18/8/1958 hạ sát bảo an Lê Văn Sáu, cảnh sát Nguyễn Phú Đoàn. Ngày 8 tháng 8 năm 1958 hạ sát Nguyễn Văn Danh cảnh sát Khanh An(3).


(1)Theo cung khai ccủa bọn chỉ huy địch ở Đầm Dơi, Thới Bình.
(2), (3)Hồ sơ địch lưu trữ tại Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Minh Hải.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #44 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 07:11:03 am »

Trận tiêu diệt tên Nguyễn Văn Danh là một trận tập kích bất ngò của Đại đội 3 Đinh Tiên Hoàng kết hợp với các đồng chí xã Khánh An. Ta dùng kế “điệu hổ li sơn” “trói” đồng chí Chín Chóp, chiều 8/8 chống xuồng tới thẳng đồn Cái Tàu, kêu cảnh sát Danh ra bắt Việt Cộng. Tên Danh và binh lính vừa chạy ra, lập tức người bị trói cùng anh em bắn chết nó. Trong khi đó cánh quân trên bộ ấp vào chiếm đồn Cái Tàu. Ta phá trại giam, giải phóng cho nhiều đồng bào, đồng chí bị địch bắt giữ.

Tháng giêng năm 1958 một bộ phận đơn vị Ngô Văn Sở bố trí phục kích ở Lung Lấm. Đại ủy Lê Phú Nhung quận trưởng Đầm Dơi cùng binh lính từ Tân Đức đi ôbo về đụng phải dây thép ta căng ngầm và chéo. Ôbo chạy lệch vào nơi ta phục kích. Ta bắn chết Lê Phú Nhung cùng mấy tên lính.

Ngày 18 tháng 3 năm 1959, một đơn vị Đinh Tiên Hoàng đón đường đánh tàu ở Vàm Cái Sắn diệt tên đại ủy Trần Văn Hai quận trưởng Thái Bình cùng tên chỉ huy trưởng cảnh sát và bốn dân vệ(1).

Trong vòng ha tháng, hai tên quận trưởng bị trừng trị làm cho bọn địch ở Cà Mau lo sợ hoảng hốt. Lúc này hầu hết các xã tổ chức du kích gọi là vũ trang tuyên truyền xã. Các đội vũ trang tuyên truyền xã kết hợp cùng các đơn vị Ngô Văn Sở, Đinh Tiên Hoàng hoặc hoạt động độc lập, đã cùng lực lượng chính trị binh vận của xã phối hợp hành động. Võ trang tuyên truyền từ gian diệt ác trở thành phong trào cách mạng của quần chúng.

Đầu 1957 hai Đảng bộ Rạch Giá và Hà Tiên vừa hợp nhất thành Tỉnh Đảng bộ Rạch giá thì mở đợt học tập Nghị quyết của Xứ ủy 12/1956, Ban Thường vụ tỉnh ủy Rạch Gái cho tập trung hai tiểu đoàn lại. Tiểu đoàn Ngô Sở hoạt động từ U Minh Thượng lên sông Cái Bé. Trung đoàn (tiểu đoàn) Lê Quang Vinh hoạt động ở Bắc sông Cái Bé lên Hà Tiên. Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang lúc này là diệt ác theo kế hoạch, vũ trang tuyên truyền xây dựng cơ sở am, lao động sản xuất để tự cung tự cấp giúp dân và đóng góp quỹ kháng chiến của Tỉnh ủy. Phương châm  hoạt động của hai đơn vị là phân tán, tập trung linh hoạt. Ngày dấu súng trà trộn trong nhân dân sản xuất, đêm lấy súng lên diệt ác, vũ trang tuyên truyền.

Cũng trong thời kì này, các tổ, đội bảo vệ tỉnh ủy và các huyện ủy cũng thành lập. Tỉnh ủy cho khai các hầm súng để lấy sùng trang bị cho lực lượng vũ trang và cán bộ trung, sơ cấp. Tỉnh ủy kết hợp với liên tỉnh ủy mở lớp đặc công cho tỉnh và các tỉnh bạn.

Từ giữa năm 1957, hai đơn vị vũ trang của tỉnh và các đội bảo vệ của huyện ủy bắt đầu hoạt động tích cực. Ta đột nhập vào các khu tập trung, xã lị, quận lị diệt hàng chục tên gian ác, trấn áp nhiều tên khác, vũ trang tuyên truyền xây dựng cơ sở cách mạng. Nổi bật là Tiểu đoàn Ngô Văn Sở đã kết hợp với địa phương diệt nhiều tên gian ác như Cả Đài ở Bảy Ngàn, tên Chống ở Ngọc Hà, chủ tịch Chung ở Bàn Tân Định, Huỳnh Văn Rớt chủ tịch hội tề xã Vĩnh Bình. Trong trận diệt tên Rớt tổ đặc công của đơn vị Ngô Văn Sở đã phải kiên trì phục kích 17 ngày, đến ngày 20 tháng 7 năm 1957 mới diệt được nó khi ngồi trên xuống máy đi thăm ruộng. Tên Rớt bị trừng trị làm cho uy thế của hội tề vùng U Minh bị suy sụp nghiêm trọng. Nhân dân phấn khởi đẩy mạnh phong trào nổi dậy phá kìm kẹp của địch ở nhiều xã.

Đến cuối năm 1957 các lực lượng vũ trang tỉnh và huyện dã điệt gần 200 tên ác ôn. Phong trào đấu tranh chính trị và binh vận phát triển mạnh. Nhân dân sáng tạo nhiều hình thức thích hợp với từng đối tượng để giáo dục binh sĩ, tranh thủ lung lạc sĩ quan, phân hóa hội tề. Do đó tinh thần ngụy quân, ngụy quyền sa sút rõ rệt. Hàn trăm binh sĩ rã ngũ, rất nhiều binh sĩ và sĩ quan ngụy đã công khai ủng hộ và bảo vệ các cuộc đấu tranh chính trị trực diện của quần chúng.

Ngày 15/7/1957 đồng chí Dũng Nam đồn trưởng đồn Chợ Mới (Giồng Riềng) cùng với bốn binh sĩ đã chiếm gọn đồn Ba Huân (Gò Quao) bằng cách dụ địch ra khỏi đồn đi đá banh rồi ập vô chiếm đồn, buộc toàn bộ sĩ quan và binh sĩ trong đồn đầu hàng. Số đầu hàng ta giáo dục rồi thả tại chỗ.

Cũng trong thời kì này, đồng chí Trần Văn Hóa (Bảy nghĩa) trưởng đồn Lung Lớn (Hà Tiên) cùng một số cơ sở nội tuyến đã khởi nghĩa diệt đồn, mang toàn bộ vũ khí về với Trung đoàn Lê Quang Vinh.

Có hàng chục đồn dân vệ và bảo an ở các huyện Gò Quao, Giồng Riềng, An Biên, Châu Thành do đồng chí ta làm đồn trưởng xin khởi nghĩa nhưng Tỉnh ủy chưa cho phép.


(1)Đoạn này dựa theo Minh Hải 30 năm chiến tranh giải phóng. NXB Mũi Cà Mau.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #45 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 07:12:25 am »

Sang năm 1958, phong trào đấu tranh chính trị và binh vận kết hợp võ trang tự vệ, diệt ác trong toàn tỉnh tiếp tục phát triển rộng mạnh.

Ngày 23/4/1958 đơn vị Thất Sơn thuộc Trung đoàn Lê Quang Vinh diệt đồn Vĩnh Điền bằng kì tập kết hợp nội ứng. Sau trận này bọn đồn bót và tề điệp ở vùng biên giới Hà Tiên co lại, cơ sở của ta hoạt động mạnh mẽ.

Trong thời kì này, nhân dân ta phá “khu trù mật” của địch ở thị trấn Dương Đông huyện đảo Phú Quốc, nhân dân phục vụ cho đồng chí Nguyễn Duy Khánh diệt tên quận trưởng Nguyễn Việt Nghĩa, một tên phản bội từng sát hại 38 cán bộ, đảng viên ở Phú Quốc. Sau khi diệt tên quận trưởng Nghĩa và một số tên tề xã, ấp, phong trào của nhân dân Phú Quốc chuyển lên mạnh mẽ.

Hoạt động vũ trang tuyên truyền diệt ác phá kìm cũng phát triển ở Sóc Trăng và Cần Thơ nhưng không đồng đều, mạnh mẽ như ở Rạch Giá, Cà Mau.

Ở Sóc Trăng, lực lượng vũ trang tỉnh diệt một đơn vị biệt kích nổi tiếng ác ôn và tên quận trưởng Phước Long.

Lực lượng vũ trang Cần Thơ thì liên tiếp diệt hai quận trưởng Ô Môn.

Một hình thái đấu tranh mới xuất hiện tại tỉnh Cà Mau nơi có phong trào võ trang tuyên truyền diệt ác trừ gian mạnh nhất lại có căn cứ rừng U Minh: Làng Rừng.

Đầu năm 1958 khi Mỹ Diệm phát động cái gọi là phong trào bảo vệ hương thôn đồng thời đưa lữ đoàn phòng vệ Tổng thống phủ làm nòng cốt hỗ trợ cho sự càn quét của “bảo vệ hương thôn”, quân địch đã gây nên phong trào khủng bố tràn ngập.

Trước tình hình đó, các đảng bộ đã chủ trương giải thoát cho các gia đình cách mạng bị địch dồn vào sát đồn bót để kiểm soát, truy ép, đàn áp. Thanh niên nhiều xã lập thành từng nhóm, từng tổ vũ trang tìm nơi có địa hình thuận lợi tự động tổ chức chiến đấu chống lại quân thù. Một số chiến sĩ bộ đội, du kích cũ không chịu nổi kìm ép của quân thù cũng lập chòi tránh né. Các trung đội của bộ đội Đinh Tiên Hoàng, Ngô Văn Sở đều đã có căn cứ trong rừng. Trong khi đó Xứ ủy do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư đã đồng ý cho vùng Nam U Minh đến rừng đước Năm Căn được nổi dậy chống giặc.

Tỉnh ủy Cà Mau do đồng chí Vũ Đình Liệu làm Bí thư đã quyết định tổ chức Làng Rừng. Hàng vạn dân có sự chỉ đạo của các xã ủy nổi dậy kéo vào rừng U Minh, rừng đước Năm Căn, các khu lõm lập nên các làng để tránh giặc, đánh lại giặc. Không chịu sống dưới sự khủng bố tàn sát của địch, nhân dân công khai không thừa nhận sự cai trị của cơ quan Mỹ Diệm, kéo vào dựng làng riêng, tổ chức kháng chiến.

Mười lăm Làng Rừng chính thức với 20 ngàn dân cùng nhiều làng rừng khác với khoảng 10 ngàn dân được lập nên trong và quanh rừng U Minh kéo xuống phía Nam, Đông Nam đến rừng đước Năm Căn. Các làng rừng được bố trí chặt chẽ để đánh lại quân địch càn quét, chặn bọn bảo vệ hương thôn vào càn phá.

Trong các Làng Rừng, nhân dân đùm bọc tương trợ nhau, khi lập làng các gia đình đem gạo, muối đủ ăn nhiều tháng. Vào làng thì tổ chức đánh cá, bắt tôm, săn thú, chăn nuôi, trồng trọt những cây ngắn ngày. Nhân dân dựng trạm xá, dừng trường, tổ chức học chữ, hoạt động văn hóa, văn nghệ, tổ chức cuộc sống đồng bào nói “theo chủ nghĩa xã hội”.

Các đội du kích được tổ chức, mỗi Làng Rừng của huyện Trần Văn Thời có từ 40 đến 60 du kích. Các làng đều có lò rèn, tổ vũ khí, có làng có 3 tổ. Quân địch mới mon men ở ngoài bìa rừng, chưa bao giờ đi sâu được vào làng. Làng Rừng vùng đước địch không đốt được. Làng Rừng U Minh, ta khai mương rãnh đề phòng cháy rừng. Các Làng Rừng đều có ban quản trị hoăc ban tự quản do chi bộ Làng Rừng lãnh đạo.

Khi có Làng Rừng tổ chức lãnh đạo của đảng bộ xã cũng thay đổi. Nơi tổ chức thành hai chi bộ, nơi 3 chi bộ. Chi bộ A Làng Rừng là chi bộ công khai, chi B lãnh đạo ở làng cũ nơi ta duy trì một số dân ở lại và khu dinh điền hay khu trù mật. Nơ tổ chức 3 chi bộ có thêm chi bộ vũ trang.

Làng Rừng là căn cứ cho ta xây dựng và rèn đúc vũ khí, là bàn đạp cho cán bộ bộ đội, du kích tỏa ra hoạt động vũ trang tuyên truyền, đánh địch. Với Làng Rừng liên hệ chặt chẽ với làng cũ ta tạo thế hỗ trợ lẫn nhau giữa vùng tranh chấp, vùng địch kèm với vùng căn cứ. Nhờ vậy mà phong trào cách mạng phát triển. Làng Rừng ngày một rộng, một đông đến năm 1959 đã lên đến hàng chục vạn người.

Các Làng Rừng là các làng độc lập tự do đầu tiên công khai dựng nên trong vùng Mỹ Diệm cai trị. Làng Rừng tiếng là tránh địch nhưng chứa đựng tư tưởng tiến công lớn. Đây là sự nổi dậy của nhân dân chống lại chính quyền địch, lập vùng tự do do chính mình quản lí, lập căn cứ địa, xây dựng lực lượng, làm bàn đạp tiến công quân thù. Với việc xây dựng Giải phóng quân - các đơn vị Ngô Văn Sở, Đinh Tiên Hoàng và đưa các lực lượng hoạt động vũ trang  tuyên truyền đây là mô hình: lực lượng vũ trang tuyên truyền và căn cứ địa để chuẩn bị khởi nghĩa.

Năm 1978 khi thăm Minh Hải đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: “Khi địch lê máy chém đi khắp miền Nam đưa sự tàn bạo của phát xít cùng cực thì ở Minh Hải này có hàng chục vạn thanh niên vào rừng U Minh. Một không khí cách mạng lại bùng lên, chính thực tế đó của Minh Hải đã giúp cho Trung ương thấy rõ cần phải và có thể phát động quần chúng vùng dậy đấu tranh”(1).

Tháng 10/1958, Xứ ủy triệu tập Hội nghị tại PhnômPênh. Trước sự phản ánh của các Liên Tỉnh ủy về sự hình thành “túi bất hợp pháp” ở các nơi, đồng chí Bí thư Xứ ủy Nguyễn Văn Linh giải đáp; “Trước tình hình này, trên cơ sở các lõm không hợp pháp, cho quần chúng nổi dậy vũ trang tự vệ, vũ trang đánh địch, tuyên truyền vũ trang. Lập làng rừng, những lõm chính trị có vũ trang, đó là những căn cứ cách mạng, căn cứ vũ trang diệt ác, tề, điệp, đánh địch chung quanh những căn cứ này”(2).


(1)Minh Hải 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975), NXB Mũi Cà Mau.
(2)Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945-1975), Sách đã dẫn - tr372.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #46 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 07:14:33 am »

Bước sang năm 1959, do sự phát triển của phong trào cách mạng ở miền Nam, cơ quan Mỹ Diệm lại gia tăng đàn áp, khủng bố.

Ngày 23/3/1959, Ngô Đình Diêm tuyên bố tình trạng chiến tranh ở miền Nam.

Ngày 6/5/1959, Diệm ban hành luật 10/59.

Ngày 3/7/1959, Diệm đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.

Địch lê máy chém đi khắp nơi chặt đầu người cách mạng. Phong trào bảo vệ hương thôn lại nổi lên hoành hành, nơi nơi không khí khủng bố tràn lan.

Ngày 17/5/1959 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị về việc chổng đạo luật phát xít 10/59, nhận định: “Sở dĩ địch phải dùng đến lực lượng quân sự quy mô, dùng chinh sách phát xít công khai trắng trợn như đạo luật vừa rồi để dối phó vói phong trào quần chúng vì địch đang thất bại hoàn toàn về chính trị. Địch đã bị động toàn bộ và ta tùy từng lúc, từng nơi có bị động đối phó, nhưng đứng trên toàn cục thì ta lại chủ động”(1).

Chỉ thị đề ra “Phát động phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ, rộng rãi đồng thời từng từng nơi, từng lúc phát triển hoạt động vũ trang tuyên truyền, làm thất bại chính sách đàn áp khủng bố chính quyền dộc tài phát xít Mỹ Diệm, đẩy chúng vào thế bị động, cô lập hơn nữa về chính trị. Chú ý khẩu hiệu kinh tế thết thực, hình thức mang tính chất cách mạng càng mạnh mẽ càng có lợi. Trong những trường hợp cần thiết, lực lượng vũ trang tuyên truyền có thể tiêu diệt từng bộ phận gian ác của địch”(2).

Tháng 8/1959, Liên tỉnh ủy miền Tây bàn về việc thi hành chỉ thị chống luật phát xít 10/59 đã quyết định chọn tỉnh Cà Mau và huyện An Biên (Rạch Giá) làm thí điểm lãnh đạo quần chúng nổi dậy khởi nghĩa. Đồng chí Trần Văn Bỉnh, Phó Bí thư Liên Tỉnh ủy trực tiếp tới tỉnh Cà Mau làm điểm thí điểm để lãnh đạo phong trào.

Trên cơ sở phong trào cách mạng của quần chúng mạnh mẽ, có lực lượng vũ trang là Tiểu đoàn Ngô Văn Sở, Đinh Tiên Hoàng và Làng Rừng, co sơ sở ta mạnh trong lòng địch, lại được đồng chí Trần Văn Bỉnh thông báo là Trung ương Đảng đã cho vũ trang khởi nghĩa, Tỉnh ủy Cà Mau phát động quần chúng khởi nghĩa.

Tỉnh ủy Cà Mau ra hiệu triệu kêu gọi nhân dân đứng dậy từ ác diệt gian, đánh đổ chính quyền Mỹ Diệm. Bản hiệu triệu vết:

“Cờ đỏ sao vàng tạm khuất bóng ở Miền Nam là do Mỹ Diệm phá hoại hiệp định Giơnevơ, phá hoại hiệp thương tổng tuyển cử. Chúng đem quân đội cảnh sát càn quét, giết hại đồng bào ta. Chúng cướp lại ruộng đất của chúng ta, chúng bắt con từ cha, vợ li khai chồng, chúng tàn sát dân ta, đập đầu người yêu nước, đem máy chém chặt đầu phanh thây người cách mạng. Chúng đem giết chóc đau thương đến với mọi gia đình.

Hỡi đồng bào, bấy lâu ngậm đắng nuốt hờn, đã đến lúc chúng ta phải vùng dậy. Chúng ta không thể sống dưới cảnh khủng bố, đàn áp, bị bắt, bị giết lúc nào không hay, sống nay chết mai.

Quân địch hung hăng tàn bạo nhưng sức mạnh chúng chỉ bề ngoài như bèo bọt trên mặt nước.

Đồng bào chiến sĩ hãy đứng lên!

Có súng cầm súng, có dao cầm dao, có gì cầm nấy, quyết diệt hết tụi gian ác, đập ta chính quyền vô đạo bạo ngược.

Hỡi thanh niên “bảo vệ hương thôn”, các bạn đừng để bọn cảnh sát ác ôn kìm kẹp các bạn, buộc các bạn đập đầu chính người thân các bạn. Hãy quay roi, gậy lại trói chúng nó, đập bể đầu chúng nó, những kẻ đã chém giết cha mẹ, bà con, cô bác chúng ta, đánh đúng những kẻ thù thật sự của các bạn, của nhân dân.

Hỡi đồng bào chiến sĩ hãy đứng lên!

Đất nước ta có bao nhiêu vị anh hùng cứu quốc, sự tích Tổng khởi nghĩa tháng Tám, kháng chiến chống Pháp còn đây, ngọn Hòn Khoai còn đó thì truyền thống quật cường bất khuất của nhân dân Bạc Liêu - Cà Mau đời đời bất diệt.

Tỉnh ủy Bạc Liêu - Cà Mau”(3).

Lời kêu gọi xúc động mạnh mẽ lòng dân, đáp ứng nguyện vọng bức xúc của đồng bào như nắng hạn gặp mưa rào. Toàn dân Cà Mau - Bạc Liêu như bể dầu nóng bỏng được châm ngọn lửa tiến công đã sục sôi bùng cháy, nổ bùng, điểm khởi từ U Minh, Đầm Bà Tường.

Huyện Trần Văn Thời do đồng chí Nguyễn Văn Đáng (Tư Hườn) làm Bí thư được chọn làm huyện điểm. Đồng chí Phan Ngọc Sến (Mười Kỷ) Phó Bí thư tỉnh ủy, Trưởng ban quân sự Tỉnh trực tiếp chỉ đạo ở đây.

Trận đầu là trận Vàm Cái Tàu xã Khánh An đêm 25 rạng 26 tháng 8 năm 1959. Bộ đội Đinh Tiên Hoàng do các đồng chí Năm Tân, Tám Lực chỉ huy kết hợp với lực lượng xã Khánh An được hai cơ sở binh vận làm nội ứng dẫn đường đánh vào nhà đồn trưởng và trại lính. Trận đánh kết thúc nhanh chóng. Ta diệt một số, một số tên chạy  thoát có đồn trưởng Nho, ta bắt sống 12, thu 57 súng, nhiều thùng đạn và lựu đạn.

Theo tiếng phát loa của cách mạng, nhân dân trống mõ, đèn đuốc, gậy cộc kéo đến mtítinh rầm rộ, tỏa đi vây bắt hỏi tộ những tên tay sai địch ra xét xử. Đồng bào trong khu trù mật Vàm Cái Tàu nổ dậy đốt sạch khu kéo về làng cũ. Lửa cháy khu tập trung sáng rực.

Chặn đánh một đại đội thủy quân lục chiến càn quét vào Cây Bàng, diệt nhiều tên, lấy súng, bộ đội Đinh Tiên Hoàng tiến công vào dinh điền Đồi Đức Mẹ diệt gọn một đại đội, bắt sống nhiều tên. Ta chiếm phá luôn khu dinh điền kiểu mẫu của Ngô Đình Diệm. Thuốc men, cụng cụ, xuồng ghe ta chở ba ngày không hết. Ta lấy được rất nhiều gạo chia cho đồng bào.

Các xã Trần Văn Thời: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Phong Lạc giải phóng hoàn toàn. Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Lâm giải phóng về cơ bản. Toàn huyện chỉ còn chi khu Rạch Ráng, đồn Sông Đốc, khu trù mật Khai Quang, khu dinh điền Khánh Lâm.

Huyện Cái Nước do các đồng chí Sáu Toàn, Sáu Vui làm bí thư và Phó Bí thư bắt đầu khởi nghĩa ở Phú Mỹ, Đầm Bà Tường, Lương Thế Trân. Đồng chí Vũ Đình Liệu (Tư Bình) Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo ở đây.

Tại Phú Mỹ, đội võ trang huyên với 20 súng máy, 130 mã tấu kéo đến nhập với 200 cây mã tấu của xã cùng đơn vị Ngô Văn Sở cùng nhân dân họp míttinh trong khi đội du kích bao vây đồn Vàm Đình. Nhân dân vùng dậy với khí thế dậy trời, tỏa ra đi bắt, trừng trị những tên ác ôn, đưa đi giáo dục những tên khác. Ta giải phóng hàng loạt bảo vệ hương thôn. Gậy gộc, dây, roi, đèn pin ném xuống muốn đầy một khúc kinh Bà Tường.

Quân thủy quân lục chiến đi ba tàu cây từ Đường Ven qua Mang Rổ, đến kinh Mười Hổ bắt anh Thời thương binh và anh Năm Tiến phụ trách căn cứ. Một đơn vị Ngô Văn Sở cùng du kích Tân Hưng bố trí phục kích ở Mang Rổ. Ta bắn chết và bị thương 31 tên, thu 1 tàu, 1 trung liên, 1 tôm xơn, 1 các bin, nhiều súng trường và thùng đạn, giải thoát được anh Thời.

Trận Mang Rổ đánh bọn thủy quân lục chiến, diệt nhiều địch, lấy tàu, lấy súng chấn động mạnh mẽ trong địa phương.


(1)Chỉ thị của Ban bí thư Trung ương về việc chống luật 10/59 của địch. Lưu trữ tại Văn phòng Trung ương Đảng.
(2)Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chống luật 10/59 của địch. Lưu trữ tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng - Hà Nội.
(3)Minh Hải 30 năm chiến tranh giải phóng, Sách đã dẫn - tr 126, 127.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #47 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 07:15:13 am »

Ở Lương Thế Trân đồng chí Sáu Toàn vừa nhận ở Tỉnh các bản Hiệu triệu về liền phát động xã Lương Thế Trân - Thạnh Phú nổi dậy. Có nội tuyến dẫn vào, đội võ trang tuyên truyền xã với 10 chiến sĩ cùng nhân dân nổi dậy diệt đồn Cái Nhum trong 5 phút, giết 5 tên, bắt số 7 tên. Một tiểu đội biệt kích địch từ Rau Dừa tới bị một đơn vị Ngô Văn Sở phục kích bắt sống.

Trận đánh đồn Chà Là tiêu diệt đại đội bảo an Triệu Quang Phục là một trận tập kích bất ngờ kết hợp với nội ứng. Nội tuyến ta có anh Hai Đen và ba nòng cốt. Đồng chí Sáu Vui Phó Bí thư Huyện ủy tập hợp 33 đồng chí phân nửa là xã ủy viên, chia làm ba cánh ngụy trang trong ba ghe chuối bất ngờ xung phong vào chính diện và bọc hậu, xuyên hông. Anh Hai Đen đưa ngay khẩu trung liên cho lực lượng xung phong phát triển. Ta đâm lê diệt Tên đồn trưởng. Binh lính: bộ phận ra hàng, bộ phận hoảng hốt vứt súng xuống sông chạy tán loạn. Ta thu 33 súng: 1 súng cối, 1 trung liên, 4 tôm xơn, 9 các bin, 3 phóng lựu… Địch chết 6, bị bắt 20.

Nhân dân khởi nghĩa làm chủ hầu hết các xã. Bọn đồn, tề xã hoang mang bỏ chạy. Địch chỉ còn đồn ở biệt khu Bình Hưng, Vàm Đình, Chà Là (đóng lại) và một số đồn điền trên lộ xe Cà Mau - Năm Căn.

Tại huyện Ngọc Hiển, cuộc khởi nghĩa do đồng chí Tư Chờ (Huỳnh Kim Tấn) Bí thư Huyện ủy lãnh đạo kết hợp với Đại đội 1 Ngô Văn sở. Cuộc đấu tranh ở đây rất găng từ khi ta giết quận trưởng Nhung. Một tiểu đoàn chủ lực càn quét liên tục kết hợp với tên quận trưởng Thăng đi khủng bố trả thù.

Ở Tạ An Khương, nhân dân nổi dậy cùng du kích bắt toàn bộ tề ấp, tề xã ác ôn, xếp thứ tự từng hàng theo mức tội ác. Từ các ấp nhân dân kéo đến, đi đầu là các gia đình có người bị chúng sát hại, đầu đội bát hương thờ tử sĩ. Cuộc nổi dậy biến thành cuộc tố cáo tội ác giặc, gây căm thù quân cướp nước, bán nước. Ta trừng trị những tên gian ác nhất, đưa đi giáo dục những tên chưa đáng tội chết. Một số khá đông được nhân dân giáo dục, thả tại chỗ.

Ở Tân Duyệt, nhân dân nổi dậy diệt ác ôn ở ấp rồi kéo về vây đồn chi khu Đầm Dơi.

Ở Tân Thuận, nhân dân toàn xã nổi dậy, trống mõ, vũ khí thô sơ, ống tre, khí đá cùng một đơn vị Ngô Văn Sở tước vũ khí dân vệ ở ấp tân Bình, bao bó đồn Tân Đức suốt 7 ngày đêm liền. Trước sức mạnh áp đáo của quần chúng, quân địch đầu hàng. Ta bắt 15 tên, thu 15 súng.

Trong cao trào nổi dậy, đồn Cái Keo khởi nghĩa. Cán bộ ta vận động cả trung đội địch diệt chỉ huy và ác ôn, phá đồn bốt mang toàn bộ súng  đạn, quân trang quân dụng rút về rừng Tân Thuận.

Ta phá tan khu dinh điền Tân Duyệt, đánh khu trù mật Cây Tàn, có tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 32 bảo vệ.

Ngày 12/11/1959, để đối phó với phong trào nổi dậy của quần chúng, địch phải điều tiểu đoàn 3 Bác Ái của Phủ Tổng thống tới chi viện. Tiểu đoàn Bác Ái là tiểu đoàn “con cưng” của Phủ Tổng thống. Binh lính của tiêu diệt đều gọi Ngô Đình Diệm bằng “anh Ba” và được Diệm tặng cho mỗi người một quả lựu đạn Mỹ MK2 đặt trong hộp để bảo vệ Tổng thống.

Tiểu đoàn 3 Bác Ái đóng quân ở ấp Thanh Tùng, cho một đại đội theo tàu đi vòa Kinh Năm. A phục kích ở Bến Dựa trên sông Cái Ngay, diệt gọn đại đội này và một tiểu đội bảo an dẫn đường, chiếm toàn bộ chiếc tàu. Ta bắt sống 50 tên, thu 133 súng: có 1 súng cối, 12 trung liên, 4 máy thông tin PRC10, rất nhiều đạn, lựu đạn MK2. Bên ta, 5 đồng chí hi sinh.

Trận Bến Dựa (12/11/1959 là trận đánh tiêu diệt địch gọn nhất, lớn nhất, lấy nhiều vũ khí nhất trong khởi nghĩa ở Đất Mũi, thúc đẩy mạnh phong trào tiến công và nổi dậy trong toàn tỉnh.

Sau trận Bến Dựa, ta phá tan khu trù mật Cây Tàn, khu trù mật ông Định.

Đúng ngày 6.1.1960, một đơn vị Ngô Văn Sở (vượt 20km đường biển) tiến công tiêu diệt một trung đội địch giải phóng Hòn Khoai. Triếp đó du kích địa phương cùng nhân dân tổng khởi nghĩa diệt và bám sát các đồn tề xã Viên An, Tân Ân.

Toàn huyện Đầm Dơi, địch chỉ còn chi khu tân Duyêt và hai đồn Năm Căn và Nhưn Miên.

Tại huyện Thới Bình, đồng chí Hai Phước Bí thư Huyện ủy vừa mang một bao cà roòng bản Hiệu triệu từ cứ của Tỉnh ủy về phổ biến cho các xã thì lập tức cao trào diệt ác phá kìm nổi lên ở Biển Bạch, Trí Phái, Tân lộc. Sáu Thi 17 tuổi cùng một lão nông “ôm hè” bắt lính ngụy lấy súng. Thanh niên nam nữ bảo vệ hương thôn quay lại bắt cán bộ liên đội, trung đội “phong trào”, giải tán các tổ chức địch lập ra. Ta diệt nhiều tên tề xã, tề ấp ác ôn.

Đồn Hai Ngó có cán bộ ta lãnh đạo bên trong, khởi nghĩa về với nhân dân cả trung đội. Anh Lê Minh Hoàng cùng du kích giả trang dân công, dùng búa tạ diệt đồn Giữa (Tân Lộc).

Ngày 11.11.1959, quân địch phản kích, đưa một tiểu đoàn thủy quân lục chiến, một đại đội bảo an, kéo theo 300 bảo vệ hương thôn tiến công ta ở Đồng Sậy. Một trung đội Đinh Tiên Hoàng cùng du kích lợi dụng địa hình phức tạp phá càn. Ta diệt gần trăm tên địch, thu nhiều súng trong trận và sau đó còn mò được trong cây cỏ dưới nước. Bên ta có 6 chiến sĩ hi sinh.

Địch tan trận càn, phong trào nổi dậy của quân ta và dân Thới Bình càng mạnh. Ta bao vây các đồn địch còn lại ở Huyện Sử, Cầu số 6 Tân Lộc.

Đến cuối quý 1 năm 1960, ở Cà Mau đã nắm quyền làm chủ hầu hết nông thôn, phá banh 4 khu trù mật, 4 dinh điền. Địch chỉ còn biệt khu Bình Hưng. Vùng giải phóng Cà Mau nối liền với các huyện Giá Rai, Phước Long (Sóc Trăng) và An Biên, Vĩnh Thuận (Rạch Giá) cũng đang nổi dậy. Trong nổi dậy  khởi nghĩa của Cà Mau, ta vừa biết dựa vào lực lượng quần chúng, vừa sử dụng lực lượng vũ trang, vừa sử dụng lực lượng binh vận phối hợp. Liên Tỉnh ủy đánh giá: tình hình phát triển quá nhanh và rộng, vượt qua sự ước lượng của Tỉnh ủy và Liên Tỉnh ủy.

Liên Tỉnh ủy quan tâm đến việc giữ thế hợp pháp của quần chúng. Tuy nhiên trong thực tiễn đấu tranh và qua Làng Rừng, quần chúng tự sắp xếp trong gia đình ai đi, ai ở, ai sống họp pháp, ai sống bất hợp pháp. Ta tiến hành tổ chức các đoàn thể quần chúng lập chính quyền tự quản xã, ấp do Nông hội phụ trách, tổ chức sản xuất lập ấp và xã chiến đấu bảo vệ xóm làng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #48 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 07:17:04 am »

Điểm chỉ đạo thí điểm thứ 2 của Liên Tỉnh ủy miền Tây là An Biên (Rạch Giá).

Tại Rạch Giá, trong cuộc họp tháng 8 năm 1959, Tỉnh ủy do đồng chí Lâm Văn Thê làm Bí thư đã quyết định chuyển hướng đấu tranh: từ đấu tranh chính trị kết hợp võ trang tự vệ, diệt ác chuyển hẳn sang đấu tranh chính trị và võ trang song song. Trước mắt vừa đẩy mạnh đấu tranh chính trị, binh vận vừa đẩy mạnh hoạt động võ trang. Lực lượng võ trang từ phân tán diệt từng tên gian ác chuyển lên tập trung diệt đơn vị và đồn bốt. Từ đó tạo thế mới và lực mới để tiến tới võ trang khởi nghĩa, phá banh thế kìm kẹp của địch, nhất là kìm kẹp ở cơ sở, giành lại uyền làm chủ đại bộ phận nông thôn.

Cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1959, các huyện ủy, cơ sở Đảng, các tổ chức quần chúng và lực lượng võ trang khẩn trương kiện toàn tổ chức. Mọi vũ khí sẵn có đem trang bị cho các cấp. Tổ công trường tỉnh thành lập. Trước mắt có thể sửa chữa súng máy, súng trường, sạc đạn, làm lựu đạn, súng ngắn, dụng cụ phẫu thuật… Tỉnh ủy cũng chỉ đạo cho hai đơn vị Ngô Văn Sở và Lê Quang Vinh đánh một số trận diệt đơn vị, đồn bốt và chi khu để hạ uy thế địch, kết hợp với lực lượng chính trị của quần chúng giành quyền làm chủ từng phần, từng khu vực quan trọng, tạo ra thế mới và niềm tin mới.

Về nhiệm vụ làm điểm cho Liên Tỉnh ủy, đồng chí Lâm Văn Thê đề nghị Liên Tỉnh ủy cho đánh tiểu khu Xẻo Rô. Đồng chí Phạm Thái Bường đồng ý nhưng nhắc phải chắc thắng, lưu ý phát động quần chúng nổi dậy, kết hợp diệt ác phá kìm các xã chung quanh và lấy tiền ở chi khu.

Hai đơn vị Ngô Văn Sở, Lê Quang Vinh đang đứng tên các địa bàn trọng yếu, có tinh thần chiến đấu, công tác và tổ chức kỉ luật rất tốt, liên hệ mật hiết với nhân dân và cơ sở. Quân số mỗi đơn vị có trên dưới 300 người, trong đó hơn một phần ba là đảng viên, các đại đội đều có chi bộ và chi đoàn. Mỗi đơn vị có bốn đại đội bộ binh và một đơn vị trinh sát đặc công, được trang bị chủ yếu là súng trường, vài khẩu trung liên, mìn và vài chục quả lựu đạn. Cán bộ tiểu đoàn đã kinh qua tác chiến trong kháng chiến chống Pháp.

Ngày 10.9.1959, đồng chí Nguyễn Tấn Thanh (Chín Cửu) Phó Bí thư Tỉnh ủy đến đơn vị Ngô Văn Sở (trực tiếp giao nhiệm vụ diệt chi khu Kiến An (Xẻo Rô).

Nhờ sự giúp đỡ của Đảng bộ và nhân dân xã Đông Yên, sau mười ngày đơn vị Ngô Văn Sở đã hoàn thành công tác trinh sát, các công tác chuẩn bị và phương án chiến đấu.

Địch trong chi khu có một đại đội bảo an, một trung đội dân vệ, một liên đoàn thanh niên cộng hòa, một lũ chỉ điểm chìm nổi và năm con chó săn. Ta tổ chức một lực lượng trực tiếp chiến đấu gồm 50 cán bộ chiến sĩ được lựa chọn, trang bị trung liên, súng trường và đa số là mã tấu.

Đêm 20.9, toàn bộ lực lượng chiến đấu đã vào được bên trong chi khu. Gần đến giờ nổ súng thì cơ sở báo tin là quận trưởng Lâm Quang Quận ra tỉnh chưa về. Đơn vị ta quyết định hão cuộc tiến công. Khi lui quân, ta xóa các dấu vết để đảm bảo bí mật.

Đêm 23.9, đặc công cắt rào mở đường cho bộ binh tiếp cận mục tiêu.

Đúng 0 giờ 5 phút ngày 24 tháng 9 năm 1959, tiếng súng trung liên phát lệnh cho toàn đơn vị xung phong. Các mũi nhọn nhanh chóng và đồng loạt chiếm các mục tiêu. Ngay trong những phút đầu tổ đặc công đã bắt sống Lâm Quang Quận. Tổ binh vận phát loa kêu gọi binh lính, sĩ quan hoặc đầu hàng hoặc chạy về phía chợ là hướng an toàn. Bị đánh bất ngờ, nhiều tên ác ôn đã bị diệt ngay từ đầu, quân địch trong chi khu rố loạn vội vã đầu hàng. Sau 15 phút chiến đấu ta đa chiếm lĩnh toàn bộ chi khu, giết chết trên 50 tên, bắt sống trên 50 tên, thu trên 50 súng gồm trung liên và trường tự động (garăng, cácbin), thu một số vàng và tiền.

Ta mở cửa trại giam, giải toát hơn 100 người bị chúng giam giữ. Ta dẫn quận trưởng Lâm Quang Quận ra chợ, tuyên án xử tử và cố ý đánh rơi một cuốn sổ tay trong đó có ghi tên những tên ác ôn ở quận và chi khu là cơ sở của ta. Sau đó địch thanh lọc 18 tên còn lại của dặc khu An Phước.

Nhân dân ba xã An Biên: Đông Yên, Tây Yên, Tây Thái nổi dậy, đánh mõ vang trời, uy hiếp tiht địch, giải tán tề, giải tán tổ chức thanh niên công hòa rồi kéo nhau về ruộng vườn cũ.

Hôm sau 25.9, hàng chục gia đình binh sĩ kéo đến tề xã, chi khu, đòi bồi thường nhân mạng chồng con, vận động binh lính rời bỏ hàng ngũ địch.

Trận đánh chi khu Xẻo Rô có tiếng vang lớn trong và ngoài nước. Báo Le Monde (Thế giới) của Pháp đưa tin và bình luận, cho đây là sự kiện báo hiệu sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm(1).

Đối với khu vực Sóc Trăng, Cần Thơ, Liên Tỉnh ủy chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang tự vệ, chống địch càn quét, đồng thời tiến hành tuyên truyền vũ trang, diệt ác, phá kìm, khôi phục và phát triển lực lượng cách mạng.

Ngày 19.5.1959, đội tuyên truyền vũ trang của ta đột nhập thị xã Cần Thơ, đồng thời quần chúng các huyện Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp và Kế Sách nổi dậy, sôi sục đấu tranh, làm rung động hệ thống cai trị của địch. Riêng nông dân Phụng Hiệp đòi giảm được 20 ngàn giạ lúa tô.

Tại Sóc Trăng, Phó bí thư Liên Tỉnh ủy Nguyễn Thành Thơ xuống chỉ đạo nổi dậy để xem sự đối phó của địch ra sao.

Ta vũ trang diệt ác, hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá khu trù mật Cổ Cò ở Mỹ Xuyên.

Ngày 04.11.1959, đội bảo vệ của Liên Tỉnh ủy do đồng chí Tư Mau chỉ huy kết hợp với du kích xã hóa trang kì tập, diệt đồn tề xã ở cù lao Phong Nẫm, một đồn trên kinh xáng Cái Côn và đồn An Lạc Thôn tại thị trấn Cái Côn, diệt một số ác ôn, thu 16 súng. Cù lao Phong Nẫm địch bỏ hơn 20 ngày sau mới dám đóng lại. Đội bảo vệ Liên tỉnh ủy còn phục kích diệt một đại đội địch ở Đại Thành (Phụng Hiệp) khi địch phản ứng đi càn.

Đến cuối quý I năm 1960 vùng giải phóng Cà Mau - U Minh đã được khôi phục một phần lớn và Liên Tỉnh ủy miền Tây đã có kế hoạch xây dựng thành căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống Mỹ.


(1)Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945-1975), Sách đã dẫn, tr.385.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2010, 09:11:38 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #49 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 07:58:18 am »

Tại khu vực Cù lao Sa - Vĩnh - Trà

Khu vực cù lao Sa Vĩnh Trà nằm giữa hai con sông, sông Tiền và sông Hậu, là thuộc địa bàn của hai tỉnh: Vĩnh Long và Trà Vinh, thuộc liên tỉnh ủy miền Tây. Các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành, và thị xã Sa Đéc nhập về tỉnh Vĩnh Long.

Nói về thời gian tháng 6.1955, khi Ngô Đình Diệm cho quân chính quy tiến công vào lực lượng giáo phái Hòa Hảo của Năm Lửa ở Cái Vồn, lực lượng Hòa Hỏa bị đánh tan tác. Ta vận động kêu gọi lính Hòa Hảo mang súng quay về với nhân dân.

Thực hiện chủ trương của Liên Tỉnh ủy, Tỉnh ủy, Cần Thơ(1) kịp thời lãnh đạo, duy trì lực lượng vũ trang Hòa Hảo chống Mỹ Diệm. Tỉnh ủy Cần Thơ đưa cán bộ đảng viên vào nắm chặt lực lượng Hòa Hảo vừa quay về với nhân dân, lấy danh nghĩa là Liên quân giáo phái chống Mỹ Diệm. Lực lượng này lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 77 do ông Phan Văn Thục (là cơ sở ta trong lực lượng Năm Lửa) làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Quang Hân - bí thư xã Đông Thành làm chính trị viên. Năm 1956, Tiểu đoàn 77 đổi tên là Tiểu đoàn Trần Hưng Đạo. Cũng năm 1956, đồng chí Nguyễn Quang Hân bị địch bắt. Đảng điều động đồng chí Nguyễn Văn Chính (Nguyễn Ký Ức) làm chính trị viên.

Tiểu đoàn Trần Hưng Đạo gồm 5 đại đội, hoạt động vũ trang tuyên truyền trong vùng ven sông Hậu, là vùng có đông đồng bào theo đạo Hòa Hảo, cán bộ chiến sĩ hòa nhập làm dân, sinh hoạt hằng ngày, đọc kinh, xá, như một tín đồ Hòa Hảo.

Liên Tỉnh ủy miền Tây chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền của Đảng mang tên Lực lượng giáo phái chống Mỹ diệm, lấy Tiểu đoàn Trần Hưng Đạo làm nòng cốt, phát triển thêm hai tiểu đoàn (thực chất hơn một đại đội) lấy tên là Đinh Tiên Hoàng và Phan Đình Phùng. Ông Phan Văn Thục được phong là tư lệnh Lực lượng giáo phái chống Diệm ở miền Tây và được điều về Cần Thơ nhận công tác. Liên Tỉnh ủy cũng điều hai Tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng và Phan Đình Phùng sang Cần thơ. Một phần của Tiểu đoàn Trần Hưng Đạo ở lại Vĩnh Long.

Nói về binh lính Hòa Hảo Năm Lửa khi bị quân Ngô Đình Diệm tấn công đã có cánh chạy về Tầm Vu (Mỹ Thuận), có cánh chạy về Đông Thành, Song Phú, Ngãi Tứ (Tam Bình và Trà Ôn). Có cơ sở cách mạng cùng nhân dân vùng Đông Thành, Song Phú, Ngãi Tứ vận động giúp đỡ họ. Kết quả một số về với gia đình, một số xin về nông thôn dựa vào dân, vào cách mạng chống lại Mỹ Diệm. Huyện ủy Trà Ôn kịp thời lãnh đạo đồng bào các xã Ngãi Tứ, Bình Ninh, Loan Mỹ tương trợ, giúp đỡ đồng bào Hòa Hảo đang hoạn nạn tản cư về xã mình.

Huyện ủy Trà Ôn (đóng tại Ngãi Tứ) quyết định thu số vũ khí của lính Hòa Hảo bỏ lại chôn giấu ở trong bưng. Suốt tám tháng tìm kiếm, chi bộ Ngãi Tứ tìm được 9 ghe súng mà lính Hòa Hảo chôn giấu. Số súng này sau đó trang bị cho tiểu đoàn Lý Thường Kiệt.

Phần còn lại của Tiểu đoàn Trần Hưng Đạo để lại cho Vĩnh Long thì binh lính Hòa Hảo cũ lần lượt rời ngũ. Tỉnh ủy chọn lọc các đồng chí Vệ quốc đoàn cũ và thanh niên nòng cốt cùng với cán bộ cốt cán của ta đưa vào trước đây thành lập tiểu đoàn vũ trang tuyên truyền của Tỉnh. Tháng 8.1957 tại Kinh Mười Thới, xã Tân Quới (Bình Minh) tỉnh ủy Vĩnh Long chính thức xác định là lực lượng vũ trang cách mạng lấy tên là Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt do đồng chí Nguyễn Văn Bế làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Ký Ức làm chính trị viên. Biên chế tiểu đoàn gồm 4 đại đội.

Tỉnh ủy Vĩnh Long giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt trong lúc mới thành lập như sau:

- Tuyên truyền, vạch trần âm mưu, tội ác của Mỹ Diệm đối với lực lượng giáo phái, tăng cường đoàn kết, củng cố xây dựng lực lượng giáo phái để kháng chiến.

- Vũ trang tuyên truyền nâng cao tinh thần yêu nước, giác ngộ cách mạng trong đồng bào tôn giáo.

- Diệt ác, hỗ trợ phong trào đấu tranh của quần chúng.

Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt về hoạt động ở vùng Hòa Hảo thuộc hai huyện Bình Minh và Lấp Vò, nơi mà trong kháng chiến chống Pháp, ta chưa gây dựng được cơ sở cách mạng. Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn bám vào dân, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân, không những lmà công tác vận động tuyên truyền mà còn giúp đỡ nhân dân trong cuộc sống. Tình quân dân ngày càng gắn bó. Quan hệ quần chúng nói chung và tín đồ Hòa Hảo nói riêng đố với cán bộ chiến sĩ ngày càng mật thiết. Có những tín đồ Hòa Hảo hỏi thẳng cán bộ chiến sĩ ta: “Mày nói thiệt đi, mày có phải là Cộng sản không? Vì lực lượng vũ trang của Hòa Hảo cũng không đối xử tốt với tín đồ và lễ độ  như chúng mày”. Có lúc cán bộ chiến sĩ đến  mượn nhà để ở, chủ nhà hỏi: “Mày là Cộng sản hay Hòa Hảo, nếu Hòa Hảo thì tao không cho, còn mày là Cộng sản thì ở mấy đứa, ở bao lâu cũng được”(2).

Đồng bào Hòa Hảo làm hầm bí mật nuôi chứa cán bộ, giấu tài liệu cả dưới khánh thờ Huỳnh giáo chủ. Nhiều nơi, đồng bào chẳng những nuôi chứa mà còn hướng dẫn, giúp đỡ bộ đội hoạt động, diệt ác, trừ gian. Có nơi đồng bào còn tự giác hướng dẫn ta diệt từng tên ác ôn một.

Quá trình bám vùng Hòa Hảo, Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt đã xây dựng, phát triển cơ sở, giới thiệu cho địa phương phát triển đảng viên, xóa nhiều ấp “trắng cơ sở Đảng”.

Vùng sâu cảu các xã Mỹ Thuận, Tân Quới, Thạnh Lợi, Phong Hòa (Bình Minh), Phú Long (Châu Thành), Hoà Thành, Long Hưng, Long Hậu, Tân Phước (Lấp Vò) đến năm 1958 đã hình thành vùng lõm kháng chiến. Cán bộ, bộ đội, du kích thường dựa vào vùng này để bung về các địa phương hoạt động.

Hoạt động của Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt trong vùng Hòa Hảo đã như một cuộc cách mạng biến đổi một vùng “trắng” thành vùng căn cứ của cách mạng.


(1)Trước dây vùng Cái Vồn thuộc địa phần tỉnh Cần Thơ.
(2)Lịch sử tỉnh Vĩnh Long (1732-2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, trang 294.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM