Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:37:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960  (Đọc 88492 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #30 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2010, 07:19:12 am »

Đối với khu trù mật, cái quan trọng là phá về nội dung. Ta lãnh đạo nhân dân các ấp lân cận kiếm cớ lẩn tránh, khi địch đến bắt dân dỡ nhà vào khu, nếu bị buộc vào khu thì vào rồi lại ra, vào thì đòi địch cấp đủ thứ, hoặc khi ở khi về. Các hộ dân nào bị dỡ nhà quy khu đều có chòi nơi vườn cũ để khi vào khi ra. Khi nào địch làm găng quá thì vào, bớt găng lại ra. Ta tổ chức cho đồng bào vào ấp thì thành lập ban để giáo dục lẫn nhau và làm nòng cốt để giúp đỡ bà con đấu tranh với địch, đối phó với địch. Chi bộ xã An Trường và các đoàn thể quần chúng của xã bảo đảm dù gom vào khu hay ở ngoài, người dân An Trường vẫn chí cốt với cách mạng.

Chi bộ xã quan tâm xây dựng vận động để trung đội phòng vệ khu trù mật trở thành lực lượng mà ta nắm được. Và thực tế có hàng chục cốt cán trong lực lượng này. Trung đội phòng vệ khu trù mật đã giúp đỡ cán bộ ta vào gặp gỡ đồng bào hoặc công tác trong khu. Cả đến lúc khu trù mật sắp khánh thành trung đội dân vệ vẫn đón đồng chí bí thư chi bộ xã và một số đồng chí cùng đi vào ngay nhà ban trị sự lên máy phóng thanh nói chuyện với đấu tranh trong khu.

Cũng nhờ vậy mà mỗi lần có sự đột nhật của du kích, bộ đội vào khu là có gia đình tự đốt nhà trong khu kéo về nhà cũ.

Khi khu trù mật Lo Co đã xây xong, tỉnh trưởng Vĩnh Bình (Trà Vinh) thỉnh cầu Ngô Đình Diệm xuống làm mễ khánh thành. Cả tuần lễ trước ngày khnáh thành, trời mưa ẩm ướt, đường sá lầy lội. Để đón Ngô Tổng thống, chúng bắt dân đốn trên 10.000 cây tre giồng của dân ở các xã Tan Trường, Huyền Hội, Bình Phú, Phương Thanh, tập trung cu li về chẻ tre, bện vỉ lót đường cho xe quan trên chạy. Tỉnh trưởng Vĩnh Bình tập trung lực lượng bảo an, tổng đoàn dân vệ, bảo vệ hương thôn, thanh niên nam nữ cộng hòa của 5 huyện tất cả 15.000 người đến đóng trại trước hai ngày để chuẩn bị đón rước.

Đúng ngày quy định, Ngô Đình Diệm chưa đến. Lại phải một phen vây ráp để giữ các lực lượng của 5 huyện ở lại và cho người về địa phương thu gạo, tiền tới mà nuôi lực lượng. Giữ lại cả vạn rưỡi người đóng trại 7 ngày đêm mới tới ngày làm lễ.

Ngày 6-9-1960, Ngô Đình Diệm sợ bị ám sát không dám đi, đã sai Bộ trưởng Bộ Lao động Huỳnh Liên Nghĩa cắt băng khánh thành, ba hoa ít lời khen ngợi rồi lên xe chuồn theo đường khác không dám trở lại con đường cũ(1).

Diệm không đến Lo Co xã An Trường cũng phải vì mấy tháng sau y bị bẽ mặt ở khu trù mật Cái Đôi xã Long Vĩnh cũng thuộc Trà Vinh.

Khánh thành khu trù mật Cái Đôi, tỉnh trưởng Vĩnh Bình tập trung ngụy quyền, lực lượng quân sự, cảnh sát của tỉnh, của quận Long Toàn và của hai xã Long Khánh, Long Vĩnh làm lễ khánh thành với tất cả sự long trọng và an ninh tuyệt đối.

Ngô Đình Diệm đích thân đến khai trương khu trù mật Cái Đôi. Khi y đi ngang nhà thờ Long Khánh vừa tới khu trù mật, cha sở, ban tề đã tề tưu đông đủ cùng với dân bị gom tới khá đông, thì ông Hai Tất chụp lấy dùng trống đánh một hồi trống dài. Bọn tề và tay sai cũng như Ngô Đình Diệm rất hoan hỉ. Tiếng trống vừa dứt thì ông Hai Tất hô to “Đả đảo Ngô Đình Diệm” “Ủng hộ Hồ Chí Minh”. Bọn tay sai như muốn chui xuống đất còn ông Hai Tất nhanh chân bỏ chạy vào rừng vừa chạy ông vừa thách thức  địch “coi đây mà theo”(2).

Khu trù mật Lo Co chỉ tồn tại không lâu sau khi cắt băng khánh thành. Vùng đất Lo Co cùng toàn xã An Trường được giải phóng sau 45 ngày đồng khởi đợt 14-9-1960 của quân và dân ta ở An Trường. Dân trong khu tự nổi dậy, tự phá dỡ, đốt nhà, ai về nhà nấy.

Việc xây dựng khu trù mật lớn, điển hình Vị Thanh - Hỏa Lựu còn tàn bạo và man rợ hon nhiều lần. Đây là khu trù mật thứ 18 được lập ở miền Tây Nam Bộ, tập trung dân toàn huyện Long Mỹ gồm 16 xã, 86 ấp. Khu trù mật dài 7km, ngang 4km, bắt đầu khởi công từ ngày 12-9-1959, khánh thành ngày 2-3-1960, gom được 60.000 dân, 12 ngày hộ.

Địch huy động dân làm xâu hơn 1 triệu ngày công, đào đắp trên 70 km kinh, mương và 2 hồ nước để lấy 2,6 triệu mét khối đất, san lấp mặt bằng và đắp lộ Vị Thanh - Hỏa Lựu dài 7km. Bao nhiêu ruộng vườn trong khu đều bị sang bằng; hàng nghìn mồ mả bị đào xới. Hằng ngày có trên 10 ngàn lao động làm xâu, lúc cao điểm trên 20 ngàn người… Dân từ 18 đến 45 tuổi đi xâu 15 ngày, nếu không phải đóng từ 10.000 đến 15.000 đồng. Làm việc dưới trời nắng gắt, năng nhọc, thiếu nước uống, nhiều người ngất xỉu, tai nạn xảy ra luôn, lại thêm bệnh tật truyền nhiễm. Tại khu vực Hồ Sen đa có 30 người chết, ở những khu vực khác cũng có tình trạng tương tự. Tại khu vực Phước Long, địch bắt dân đào kinh, có người đang làm bị đứt ruột chết, ho nên dân gọi là “Kinh Đứt Ruột”. Khi đào Kinh 13, dân bị bọn chỉ huy đánh bằng củ tre, nên dân đặt tên là “Kinh Củ Tre”.

Để đuổi nhà tập trung dân toàn huyện Long Mỹ, địch mở 88 cuộc càn  quét lớn và hàng trăm cuộc biệt kích, giết và thủ tiêu 420 người. Nhà nào không dời thì đốt bỏ, gia đình nào cưỡng lại thì bắn bỏ, gia đình nào có người đi kháng chiến hoặc có con trốn lính thì chúng bắt ở quanh đồn.

Trong quá trình lập khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, địch đã có những hành động cực kì man rợ. Chúng giết người bằng cách mổ bụng, moi gan, lấy mật, chặt đầu người làm banh đá chơi; khoét hậu môn rồi xô chạy cho lòi ruột, làm trò đùa. Bọn chỉ huy ngồi trên cầu hóng mát, thấy hai nữ thanh niên chèo xuồng dưới kinh, chúng treo giải thưởng, tên lính nào bắn trúng người thì được thưởng 1 điếu thuốc. Chỉ vì 2 điếu thuốc mà chúng đã bắn chết 2 mạng người!

Chúng nhốt người trong chuồng chó, phải bò bốn chân; chúng mổ người có chửa lấy thai để diệt cộng sản từ trong trứng. Cả bà lão mù lòa cũng bị chúng giết, thả trôi sông.

Chúng còn dùng dây kẽm xâu qua bàn tay hàng chục người, dồn người bị trói vào hố, vào thùng phuy đổ nước sôi cho đến chết hoặc buộc đá neo dưới sông.

Anh Trần Khánh Mỹ, cán bộ tuyên huấn Tỉnh ủy Rạch Giá đã làm bài thơ, có đoạn:

Ai về Long Mỹ, Vị Thanh
Nhìn nhà nhìn cửa tan tành mà đau
Mả mồ bị cuốc bị đào
Vườn không nhà trống đượm màu tóc tang
Đầy đường những tiếng oán than!
Mỹ - Ngụy gieo họa, xóm làng tả tơi…



(1)Theo Huyện ủy Càng Long: Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và quân dân huyện Càng Long anh hùng (1930-1975). XB năm 2000. tr.133-135.
(2)Theo: Huyện ủy Duyên Hải: Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Duyên Hải (1930-1975). Ban Tuyên giáo Huyện ủy Duyên Hải xuất bản năm 2000. Tr.118-199.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #31 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2010, 07:19:47 am »

Ba nơi địch giết người nhiều nhất là sân vận động thị trấn Long Mỹ, lộ quẹo Vị Thanh và chợ Nàng Mau. Có đêm ở Long Mỹ, địch giết 173 người; có ngày ở Vị thanh chúng sát hại 79 người. Tại chợ Nàng Mau có một hố chôn 60 xác. Ở xã Vĩnh Thuận Đông có ngày “giỗ hội” 45 gia đình.

Xác người trôi lềnh bênh trên kinh, rạch, không người chôn cất. Chủ đáy không dám xuống đáy. Đồng bào không dám dùng nước sông.

Tiên Thiếu tá Trần Cửu Thiên quận trưởng Long Mỹ, khét tiếng giết người đã giết 300 người. Tên Minh Thành cảnh sát trưởng, đoàn trưởng dân vệ Long Mỹ, giết 1000 người.

Chỉ trong 15 tháng từ đầu năm 1959 đến tháng 3-1960 bọn giặc đóng ở đây đã tàn sát 3000 người, hàng nghìn người khác bị tra tấn, giam giữ, vùng Long Mỹ trở nên hoang vắng, không khói nấu cơm, không tiếng chó sủa, không tiếng gà gáy, không tiếng khóc trẻ thơ.

Cơ sở cách mạng chỉ còn Huyện ủy, Bí thư chi bộ xã, một số đảng viên lộ mặt bám vào lùm bụi, ngày đêm ăn ở bí mật, luôn luôn cảnh giác đề phòng bọn biệt kcíh. Tuy vận vẫn tìm mọi cách nối cơ sở trong khu trù mật.

Ngày 14-3-1960, địch làm lễ khánh thành khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, có Ngô đình Diệm, nhiều bộ trưởng, các tỉnh trưởng đồng bằng Sông Cửu Long đến dự.

Cắt băng khánh thành, Ngô Đình Diệm hết lời ca tụng ý nghĩa tốt đẹp của khu trù mật là xây dựng một xã hội thực thi công bằng và bác ái.

Nhưng tờ Đại Việt xuất bản ở Pháp (3-1960) viết: “Chỉ có ông Ngô Đình Diệm hả lòng, hả dạ mỗi khi khánh thành khu trù mật, chớ các tỉnh trưởng, họ hiểu rõ sự thực hơn. Họ lấy làm lo sợ sự oán giận của nhân dân. Họ vừa họp lại, báo cáo với bộ trưởng Lâm Lễ Trình rằng khu trù mật là thất nhân tâm”.

Trần Văn Đỗ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Diêm tuyên bố: “Tôi 100% chống khu trù mật”.

Liên Tỉnh ủy Tây Nam Bộ và Tỉnh ủy Cần Thơ tập trung chỉ đạo, tăng cường cán bộ, lực lượng vũ trang để phá khu trù mật này.

Từ tháng 9-1959 đến đầu tháng 2-160 ta đấu tranh chống địch bắt dân đi làm xây dựng và chống địch tập trung dân vào khu trù mật. Cuối tháng 2-1960 ta bắt đầu phá khu trù mật đưa dân về ruộng vườn cũ. Đêm 23-2-1960, 192 gia đình ở Tràm Cửa nỏi dậy ở khu Hồ Sen. Ngày 25-2-1960, 2.200 gia đình ven sông Nước Đục nổi dậy trở về ruộng vườn cũ. Tháng 3, 4-1960, lực lượng tỉnh Cần Thơ phối hợp với huyện Long Mỹ phá hủy chiếc xáng thổi, diệt 1 trung đội địch ở Hỏa Lựu, đánh chìm một chiếc xáng trên kênh Xà No, diệt 70 tên, diệt đồn Hỏa Lựu, đồn Chợ, đồn Nàng Mau, diệt bọn cảnh sát trong thị trấn Long Mỹ.

Trong đợt đồng khởi 14-9-1960, lực lượng vũ trang tỉnh Cần Thơ diệt hàng trăm lính ngụy, cùng nhân dân nổi dậy phá tan khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, trở về ruộng vườn cũ. Một số tên gian ác đã bị trừng trị. Tên cảnh sát trưởng Minh Thành chạy trốn, đi tu ở vùng Đất Đỏ (Bà Rịa). Khi miền Nam giải phóng, ta bắt y giam tại Long Mỹ và y đã chết trong trại giam.

Do sự mất nhan tâm gây oán hờn và sự chống đối của nhân dân, hầu hết các khu trù mật đều bị phá vào năm 1960 trong phong trào Đồng khởi của nhân dân.

Chính quyền Ngô Đình Điệm đã thực hiện bốn quốc sách - chương trình ở Nam Việt Nam nhưng kết quả ra sao?

Nhật kí Lầu Năm góc viết: Bản đánh giá tình hình của sứ quán Mỹ tháng 1-1960 nhận xét:

“Tuy Chính phủ Việt Nam đã cố gắng đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội của dân nông thôn… song những chươg trình này hình như chỉ phần nào gây được sự ủng hộ Chính phủ trong thực tế chúng đã đem lại sự căm thù ở nhiều trường trường hợp… Chúng ta có thể tóm tắt tình hình như thế này: Chính phủ đối xử với dân chúng với thái độ nghi ngờ và dọa nạt, và đã được đền đáp gằng một sự thờ ơ và lòng căm thù”.

Ở một đoạn khác Nhật kí Lầu Năm Góc lại ghi:

“Ngô Đình Diệm cũng không lãnh đạo được dân chúng ở thành phố hoặc giới trí thức…”.

Như vậy là sử dụng một chính quyền mạnh do Mỹ dựng lên và cả một bộ máy quân sự, chính trị, cảnh sát gián điệp đồ sộ, với vũ khí và tiền bạc của Mỹ, Mỹ Diệm đã thực thi bốn quốc sách lớn hòng thu phục nhân dân miền Nam theo chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ. Nhưng các quốc sách của Mỹ Diệm thực tế lại đem lại oán hờn và lòng căm thù của nhân dân và đều đã thất bại thảm hại.

Vả lại, không chính sách thực dân kiểu mới nào, che dấu đến đâu có thể lường gạt, chinh phục được người dân Nam Việt Nam giầu lòng yêu nước, được rèn luyện trong đấu tranh cách mạng lâu dài, dũng cảm kiên cường bất khuất thiết tha với độc lập tự do và thống nhất đất nước theo con đường mà cách mạng đã vạch ra.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #32 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2010, 07:09:09 am »

Chương IV

CỦNG CỐ MIỀN BẮC
(*)

Sau khi quân Liên hiệp Pháp rút khỏi Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và ta hoàn thành chuyển quân tập kết, miền Bắc Việt Nam với thủ đô là Hà Nội thuộc quyền quản lí của chính quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Miền Bắc trở thành hậu phương cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở tiền tuyến miền Nam. Không có hậu phương vững mạnh thì tiền tuyến không thể chiến thắng kẻ thù.

Hồ Chủ tịch nói: “Muốn dựng ngôi nhà tốt phải xây NỀN cho thật vững.

Muốn cây được mạnh, lá được tươi, hoa được đẹp, quả được tốt, thì phải ra sức chăm sóc vun xới gốc cây.

Miền Bắc là cái NỀN cái GỐC của cuộc đấu tranh hoàn thành giải phóng dân tộc, thực hiện thống nhất nước nhà”.

Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch ngay từ đầu đã xác định miền Bắc là nền tảng của cuộc đấu tranh của cả nước.

Để hoàn thành độc lập và dân tộc, thống nhất đất nước, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa II) chỉ rõ: “điều cốt yếu là phải ra sứ củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân miền Nam”(1). Hội nghị cũng khẳng định: “Miền Bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể trong tình huống nào, miền Bắc cũng phải được củng cố”(2).


(*)Chương này viết dựa vào tư liệu: Viện LSQSVN - Tập II Chuyển chiến lược. Sách đã dẫn.
(1), (2)Nghị quyết Hội nghị trung ướng lần thứ 8 (8-1955), Văn kiện lịch sử Đảng Trường Nguyễn Ái Quốc ấn hành tập 9 trang 66-67.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #33 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2010, 07:12:28 am »

Hoàn thành cải cách ruộng đất - Khôi phục kinh tế

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 mở rộng đã quyết nghị: “Để củng cố miền Bắc, trước hết cần hoàn thành cải cách ruộng đất… vì có đẩy mạnh cải cách ruông đất mới đoàn kết được đại đa số nhân dân, củng cố được công nông liên minh, củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, mới có thể khôi phục kinh tế một cách nhanh và có thêm điều kiện tăng cường quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng”(1).

Trong kháng chiến chống Pháp, ta mới tiến hành thí điểm cải cách ruộng đất và tiến hành đợt 1 trên 53 xã thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hóa. Hòa bình lập lại ta còn tiến hành 4 đợt nữa mới hoàn thành. Các đợt 2, 3, 4 tiến hành đến tháng 12-1955 được thực hiện cơ bản trong vùng giải phóng cũ trong hoàn cảnh ta chuyển quân tập kết và kẻ địch tiến hành cưỡng ép di cư.

Trong điều kiện đất nước tạm chia làm hai miền, mọi chính sách ta thực hiện ở miền Bắc phải “chiếu cố miền Nam”. Để tranh thủ mọi lực lượng yêu nước ở cả hai miền Nam - Bắc mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng và Nhà nước ta chủ trương sửa đổi một số điểm trong luật cải cách ruộng đất và phương thức thi hành luật. Nhà nước mở rộng diện trưng mua và hiến ruộng của những địa chủ không phạm tội ác chống phá cách mạng, kể cả ruộng đất của các chủ đồn điền Pháp và những địa chủ người Việt Nam đã hợp tác với Pháp trong thời kì chiến tranh. Đồng thời ta có chính sách và biện pháp sát hợp tùy theo thái độ chính trị của từng bộ phận địa chủ khác nhau.

Đợt 5 cải cách ruộng đất bắt đầu từ tháng 12-1955 đến tháng 7-1956 thì kết thúc, được tiến hành trên 1.720 xã thuộc 20 tỉnh và hai thành phố, trong những vùng trước đó không lâu còn là vùng bị địch chiếm. Ta đã chia 334.000 hecta ruộng đất tịch thu, trưng thu, trưng mau của điah chủ cho hơn hai triệu gia đình nông dân.

Cuộc cải cách ruộng đất đã được tiến hành khẩn trương trong hơn 3000 xã thuộc 22 tỉnh(2). Hàng vạn cán bộ, bộ đội được huy động về nông thôn tham gia các đoàn, đội vận động quần chúng tiến hành cải cách ruộng đất.

Từ nô lệ làm thuê người nông dân ở miền Bắc đã có ruộng đất và làm chủ nông thôn, mơ ước ngàn đời của họ đã được thực hiện. Giai cấp địa chủ bị xóa bỏ và người địa chủ trơ thành người lao động. Đó là thắng lợi của cải cách ruộng đất, là thành tựu to lớn của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc.

Cải cách ruộng đất ở miền Băc, xóa bỏ giải cấp địa chủ, xóa bỏ hình thức bóc lột phong kiến, bóc lột tô tức, làm cho nông dân có ruộng cày, làm chủ nông thôn có một sức hút lớn đối với nông dân miền Nam đang bị chính sách cải cách điền địa của chính quyền Mỹ - Diệm cướp lại ruộng đất của họ.

Trong quá trình cải cách ruộng đất, khi đợt 5 sắp kết thúc, Đảng nhận ra những sai lầm phạm phải trong phát động quần chúng cải cách ruông đất và chỉnh đốn tổ chức.

Nguyên nhân sai lầm là do không nắm vững biến đổi về sở hữu ruộng đất, về giai cấp địa chủ và chế độ phong kiến ở nông thôn miền Bắc sau 1954. Thực tế là “trước khi tiến hành cải cách ruộng đất, giai cấp địa chủ, chế độ phong kiến đã căn bản bị xóa bỏ và mục tiêu người cày có ruộng đã căn bản được thực hiện với tỉ lệ hơn 2/3 ruộng đất đã về tay nông dân, với quyền làm chủ của nông dân ở nông thôn đã được thực hiện từ Cách mạng tháng Tám”.

Mặt khác, ta không giữ vững đường lối độc lập tự chủ, áp dụng máy móc, giáo điều kinh nghiệm của nước ngoài, nên trong chỉ đạo đã cường điệu tính chất đấu tranh giai cấp ở nông thổn, ngả sang tả, đánh nhầm vào nội bộ nông dân, đặc biệt là tầng lớp trung nông lớp trên, không chú ý tới những địa chủ đã có công ủng hộ kháng chiến hoặc có con em tham gia kháng chiến… Trong chỉnh đốn tổ chức đã vi phạm Điều lệ và nguyên tắc của Đảng, “phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài nhiều mặt”(3), đã xử lí oan nhiều cán bộ, đảng viên, gây không khí căng thẳng ở nhiều vùng nông thôn. Hậu quả sai lầm này đã làm cho lực lượng Đảng bị tổn thất nặng, làm cho đảng viên và cán bộ hoang mang và hoài nghi chính sách của Đảng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống và chí khí đấu tranh của các đảng bộ, đến tình đoàn kết trong Đảng ,trong chính quyền, trong Mặt trận khiến cho uy tín của Đảng bị giảm sút trong quần chúng, quan hệ giữa Đảng và quần chúng bị ảnh hưởng rất nhiều”(4) .


(1)Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 tháng 3-1955. Văn kiện lịch sử Đảng, trang 44.
(2)Trước đợt 4 ta chia cho nông dân 476.000 hécta.
(3)Kết luận của Bộ Chính trị về một số vấn đề lịch sử Đảng thời kì 1954-1958, ngày 25-5-1994.
(4)Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 10 tháng 9 năm 1956.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #34 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2010, 07:13:50 am »

Tháng 4-1956, Đảng ra chỉ thị sửa chữa những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Ngày 18-8-1956 Chru tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới đồng bào nông thôn và toàn thể cán bộ đảng viên, nói rõ những thắng lợi của cải cách ruộng đất và vạch ra những sai lầm, khuyết điểm trong việc thực hiện và hướng sửa chữa sai lầm của Trung ương Đảng và Chính phủ.

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 9-1956 đã kiểm điểm và chỉnh đốn tổ chức. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nghiêm khắc kiểm điểm, công khai thừa nhận khuyết điểm trước toàn Đảng, toàn dân. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xử lí kỉ luật những đồng chí Trung ương trực tiếp chỉ đạo cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức.

Đảng và Nhà nước phái gần một vạn cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam về những vùng nông thôn cùng chính quyền các đoàn thể cách mạng và quần chúng nhân dân sửa sai, ổn định tình hình, khôi phục và giữ vững sản xuất.

Thái độ nghiêm khắc và công khai thừa nhận sai lầm, tìm ra nguyên nhân, định rõ trách nhiệm, kiên quyết sửa chữa sai lầm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ được nhân dân đồng tình và ủng hộ. Đến cuối năm 1957, về cơ bản công việc sửa sai đã hoàn thành, lấy lại được niềm tin của quần chúng đối với Đảng.

Hoàn thành cải cách ruộng đất, tiến hành có kết quả việc sẳ sai đã đem lại chuyển biến lớn trong nông thôn. Đó là tiền đề quan trọng cho việc khôi phục và phát triển nông nghiệp, cải tạo và đổi mới nông thôn miền Bắc.

Cùng với cuộc vận động cải cách ruộng đất, Đảng và Nhà nước động viên mọi năng lực hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định và bước đầu cải thiện đời sống nhân dân. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 chỉ rõ: “Phải đặc biệt coi trọng việc nâng cao mức sống của nhân dân về vật chất và tinh thần, nhất là nhân dân lao động ở thôn quê và thành thị vì đó là điều kiện cần thiết để củng cố miền Bắc và tranh thủ miền Nam một cách có hiệu quả”(1).

Phục hồi nông nghiệp lúc này là khâu chính cảu nhiệm vụ khôi phục kinh tế. Tháng 2-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào và cán bộ thi đua tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm. Người chỉ rõ: “Hiện nay nhiệm vụ vẻ vang của đồng bào là phải ra sức thi đua khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp để làm cho đồng bào nông dân ấm no, để cung cấp cho quân đội, để đảm bảo tiếp tế cho các thành thị, để đẩy mạnh việc khôi phục kinh tế nước nhà”(2).

Phục hồi nông nghiệp lúc này là khâu chính cảu nhiệm vụ khôi phục kinh tế. Tháng 2-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào và cán bộ thi đua tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm. Người chỉ rõ: “Hiện nay nhiệm vụ vẻ vang của đồng bào là phải ra sức thi đua khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp để làm cho đồng bào nông dân ấm no, để cung cấp cho quân đội, để đảm bảo tiếp tế cho các thành thị, để đẩy mạnh việc khôi phục kinh tế nước nhà” .

Nhà nước tập trung nguồn vốn, huy động lực lượng khôi phục hệthống đê điều, sửa chữa và làm mới các công trình thủy lợi. Trên 3000km đê điều bị phá trong chiến tranh được tu bổ. Ta sửa chữa 12 công trình thủy lợi lớn bị phá trong chiến tranh, xây dựng một số công trình tưới tiêu mới, đào đắp hàng chục vạn mét khối đất, phát động nông dân tích cực đào mương, khơi nghòi, khai hoang phục hóa.

Được sự khuyến khích, giúp đỡ của Nhà nước và nhờ sức sản xuất được giải phóng khỏi quan hệ sản xuất cũ, nông nghiệp miền Bắc trong ba năm (1955-1957) đã được khôi phục và có bước phát triển cả về diện tích và năng suất, cả về trồng trọt, chăn nuôi và nghề phụ. Phong trào làm thủy lợi và khai hoang, phục hóa đã đưa diện tích trồng cây được tưới nước lên 628.000 hecta vượt xa mức cao nhất trước đây 326.000 hécta năm 1939. Diện tích đất trồng cây toàn miền Bắc đến cuối năm 1957 tăng lên 1.500.000 héc ta trên mức 2.129.700 héc ta năm 1939. Lúa năm 1939 là 2,4 triệu tấn đến năm 1957 lên tới 3,95 triệu tấn. Khoai tăng 70%, lạc tăng 29%, bông tăng 19%. Chăn nuôi trâu bò đạt mức 2,1 triệu con. Nhiều nghề phụ ở nông thôn như gốm, mộc, rèn, đúc, dệt… hồi phục và có phát triển.

Sau ba năm, nông thôn miền Bắc hồi sinh, khởi sắc.


(1)Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (8-1955), trang 67.
(2)Hồ Chí Minh toàn tập, Xuất bản lần thứ hai. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1996, Tập 8, trang 461.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #35 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2010, 07:14:17 am »

Về công nghiệp ở miền Bắc lúc ta tiếp thu sản xuất rất thấp kém. Một số nhà máy bị đình đốn do địch gỡ máy móc mang đi. Để nhanh chóng khôi phục công nghiệp, thủ công nghiệp, Đảng và Nhà nước cho phát triển các cơ sở sản xuất quốc doanh và một số ngành sản xuất phục vụ dân sinh như vải, giấy, xà phòng… Công nghiệp quốc doanh tập trung phục hồi, mở rộng và xây dựng các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu thiết yếu đời sống nhân dân: nàh máy chè Phú Thọ, diêm Thống Nhất, thuốc lá Thăng Long, gỗ dán Cầu Đuống, cá hộp Hải Phòng, các nhàm áy cao su, xà phòng, đồ sắt tráng men, bóng đèn, phích nước… Các nước xã hội chủ nghĩa đã giúp đỡ về vốn, kĩ thuật, chuyên gia, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc có sự giúp đỡ quan trọng và có hiệu quả. Nhờ đó, chúng ta đã xây dựng được một số cơ sơ sản xuất tư liệu sản xuất phục vụ công nghiệp và nông nghiệp, trong đó đã khởi công xây dựng nhà máy Cơ khí Hà Nội, cơ sở đầu đần của công nghiệp chế tạo máy.

Trải qua thử thách trong chiến tranh, đội ngũ cán bộ, công nhân, nhân viên từng bước trưởng thành, phát huy khí thế chiến thắng, ý chí tự lực tự cường, ngày đêm bám máy, bám công trường duy trì, khôi phục, mở rộng sản xuất. Ta đã duy trì, mở rộng sản xuất 18 xí nghiệp ra đời trong kháng chiến, khôi phục 10 xí nghiệp sau hòa bình, duy trì khôi phục các nhà máy điện nước và các mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả. Ta còn đưa vào hoạt động hàng chục xí nghiệp mới…

Kết quả là ta đã đưa giá trị tổng sản lượng công nghiệp từ 1,5% tổng sản lượng công- nông nghiệp năm 1954 lên 24% năm 1957. Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp năm 1957 đạt mức năm 1939.

Nhà nước đầu tư vào giao thông, vận tải, bưu điện một số vốn khá lớn. Ngày giải phóng, màng lưới giao thông miền Bắc bị phá hoại, thương tổn nặng nề. Nền đường bị đào xẻ, sạt lở, đường ray bị bóc dỡ, cầu cống, nhà ga bị phá sập, luồng sông, cửa biển bị bồi lấp, phương tiện vận tải, bốc dỡ cũ kĩ, hen gỉ, thiếu phụ tùng thay thế. Trong số 1.152km đường sắt chỉ có 118km có thể sử dụng.

Trong ba năm khôi phục, lần lượt bốn tuyến đường sắt với tổng chiều dài 657km, 75 ga, 168 cầu cống đã được phục hồi, nối thủ đô với các miền đất nước. Ta đã khôi phục được 1.624km, sửa chữa lớn 1.660km và làm mới gần 600km đường trục chính ôtô, đường giao thông liên tỉnh, cải tạo, nâng cấp làm mới 583km đường miền núi. Ta cũng đã nạo vét hơn sáu triệu mét khối sa bồi ở cửa sông đưa hai cảng lớn Hải Phòng và Bến Thủy vào hoạt động. Dọc các luồng sông Thao, sông Luộc, sông Thương… nhân dân đôi bờ dỡ thác, phá ghềnh, bỏ “kè kháng chiến”, tạo điều kiện cho thuyền bè xuôi ngược, nối kết miền núi với đồng bằng.

Các tuyến điện thoại, điện báo, đường thư và công văn từ trung ương tới địa phương, các đường dây liên tỉnh và nội tỉnh được phục hồi, xây dựng. Liên lạc quốc tế cũng được thiết lập.

Nhà nước chú trọng tăng cường phương tiện vận tải quốc doanh, khuyến khích thành phần vận tải tư nhân. Từ 30 đầu xe trong thời kì kháng chiến đến năm 1956 đã 390 xe.

Nhà nước và nhân dân đã nang khối lượng vận chuyển từ 21,1 triệu tấn và 201 triệu tấn/km năm 1955 lên 55 triệu tấn và 367 triệu tấn/km đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi với đồng bằng.

Kết quả khôi phục kinh tế thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, giáo dục, y tế. Sau năm 1954, số người thất học, mù chữ từ độ tuổi 12 đến 50 trên miền Bắc lên tới 3,5 triệu, phần nhiều ở vùng địch chiếm cũ. Nhiệm vụ cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân là xóa bỏ thực trạng này. Lần thứ hai trong lịch sử của chế độ dân chủ cộng hòa, “diệt giặc dốt” trở thành một phong trào quần chúng mạnh mẽ, nhanh chóng thanh toán nạn mù chữ trong nhân dân.

Nhà nước quyết định thống nhất hai hệ thống giáo dục ở vùng tự do và vùng tạm bị chiếm thành hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm. Nhiều trường cấp I, cấp II, cấp III được mở thêm ở đồng bằng, miền núi. Mười tám trường nội trú được mở cho 15.000 học sinh miền Nam ở cấp I, cấp II. Chăm lo tới việc học hành của con em các dân tộc ít người, Chính phủ thiết lập hệ thống giáo dục từ cấp khu đến cơ sở, mở trường sư phạm mièn núi, khuyến khích giáo viên miền xuôi lên dạy học ở miền ngược. Năm học 1956-1957 toàn miền Bắc có 65 vạn học sinh trong đó 60.000 là con em các dân tộc ít người (chiếm 3,2% số dân các dân tộc).

Đảng và Chính phủ chủ trương đẩy mạnh bổ túc văn hóa cho cán bộ, công nhân viên, quân đội và nhân dân. Trong các sĩ nghiệp, cơ quan, đơn vị quân đội các lớp bổ túc được mở đều đặn mỗi tuần hai tối. Năm 1956, Chính phủ mở các trường bổ túc công nông bồi dưỡng văn hóa cho cán bộ và thanh niên công nông để thi vào các trường đại học, trung học chuyên nghiệp.

Nhiều trường đại học, trung học chuyên nghiệp ra đời, đào tạo cho đất nước hàng ngàn cán bộ khoa học kĩ thuật, quản lí kinh tế, văn hóa, xã hội. Các trường Đại học Tổng hợp, Đại học Bách khoa, Đại học Nông lâm, Cao đẳng Mỹ thuật được thành lập bên cạnh Đại học Y Dược, Đại học Sư phạm đã có từ trước. Năm 1955-1956 toàn miền Bắc có 3.750 học sinh trung học chuyên nghiệp, 1.140 sinh viên Đại học. Năm 1956-1957 số sinh viên đại học tăng lên 3.860.

Về mặt chăm lo sức khỏe cho nhân dân, phong trào “về sinh yêu nước” được phát động từ thành thị tới nông thôn. Cán bộ nhân viên ngành y tế về tận các làng bản xa xôi khám chữa bệnh cho nhân dân. Mạng lưới y tế bước đầu hình thành với 50 bệnh viện, 13 cơ sở đieu dưỡng, 350 nhà hộ sinh và 5000 ban phòng bệnh. Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm đã từng gây tai vạ cho bao gia đình dần dần được ngăn chặn. Tại các vùng mới giải phóng, các đội điều trị mở các đợt khám, chữa bệnh hoa liễu, góp phần khắc phục loại bệnh xã hội này.

Trong không khí chiến thắng và hòa bình lập lại, đời sống văn háo có bước phát triển vượt bậc. Giao lưu văn hóa giữa các miền được coi trọng. Các đội chiếu phim lưu động phát triển rộng rãi phục vụ đồng bào nông thôn, miền núi, các xí nghiệp nhà máy, nông trường. Các đoàn văn công trung ương và các tỉnh, các đoàn văn công của quân đội, các quân khu, sư đoàn được thành lập biểu diễn liên tục ca, múa, hát, kịch gây không khí vui sống khắp nơi. Lúc này các đội chiếu phim các đoàn đội văn công biểu diễn phục vụ nhân dân và chiến sĩ không thu tiền. Các xã thôn cũng lập các đội văn nghệ nghiệp dư không chỉ diễn các tích trò truyền thống mà còn dựng các tiếu mục ca ngợi cuộc sống mới, ca ngợi lao động, ca ngời các gương anh hùng liệt sĩ vì nước hi sinh. Đời sống văn hóa phong phú cũng nói lên thành công của ba năm khôi phục kinh tế.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #36 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2010, 07:15:40 am »

Cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa

Tháng 4.1958 trong kì họp Quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “… từ ngày hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta đã từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ trước mắt của toàn dân ta là ra sức xây dựng và củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, nhằm xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”(1).

Tháng 11-1958 Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) quyết định đồng viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trên miền Bắc tiến hành ba năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế, phát triển văn hóa (1958-1960) với ba nhiệm vụ cơ bản:

1. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp làm khâu chính, chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề lương thực, đồng thời rất chú trọng sản xuất công nghiệp, hết sức tăng thêm các tư liệu sản xuất và giải quyết phần lớn hàng tiêu dùng.

2. Ra sức cải tạo công nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội, khâu chính là đẩy mạnh hợp tác hóa nông nghiệp, đồng thời tích cực phát triển và củng cố thành phần kinh tế quốc doanh.

3. Trên cơ sở sản xuất phát triển, nâng cao thêm một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, nhất là nhân dân lao động và tăng cường củng cố quốc phòng.

Nông nghiệp và nông thôn miền Bắc sau cuộc cải cách ruộng đất có nhiều chuyển biến  sâu sắc do dân cày có ruộng. Hoàn cảnh hòa bình gắn với quá trình cải cách ruộng đất, khôi phục sản xuất, các tổ vần công, đổi công xuất hiện nhiều trở thành phong trào quần chúng ở nông thôn. Giữa năm 1958, 41% hộ nông dân đã vào tổ đổi công và 134 hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp được xây dựng.

Để cải tạo phát triển nông nghiệp, Đảng và Nhà nước chủ trương tiến hành cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, coi đó là con đường đưa nông dân miền Bắc đến ấm no, hạnh phúc. Nội dung cuộc vận động gồm ba mặt: cải tạo quan hệ sản xuất, cải tiến kĩ thuật, giáo dục tư tưởng. Nguyên tắc xây dựng hợp tác xã được xác định là: tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ. Hợp tác hóa phải kết hợp với cải tiến kĩ thuật và phát triển sản xuất, hợp tác hóa phải đi đối với thủy lợi hóa và tổ chức lại sản xuất. Đối với miền núi, những chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước về hợp tác hóa và cải cách dân chủ được sát hợp với tình hình cụ thể về ruông đất, giai cấp và tập quán của đồng bào dân tộc từng nơi.

Để hỗ trợ cho nông dân và tạo điều kiện cho hợp tác xã phát huy tính hơn hẳn so với sản xuất cá thể, Đảng, Chính phủ ban hành nhiều chinh sách thiết thực: chính sách tín dụng góp vốn cho hợp tác xã phát triển sản xuất, chinh sách mậu dịch, ưu tiên mua hàng, bán hàng cho hợp tác xã, chính sách thuế nông nghiệp đối với ruộng đất của hợp tác xã, chính sách khuyến khích các hợp tác xã phát triển nghề phụ, chính sách tiền công và phân bố nhân lực, chính sách hướng dẫn và giúp đỡ kĩ thuật cho hợp tác xã.

Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn Dân việc cải tạo nông nghiệp tiến hành thuận lợi. Từ 134 hợp tác xã vào mùa thu năm 1958 đến tháng 11-1960, hợp tác xã hình thành hầu khắp các vùng nông thôn miền Bắc ở cả vùng đồng bào các dân tộc có đạo, bao gồm 41.401 hợp tác xã với 86% tống số hộ và 76% diện tích đất canh tác. Tuyệt đại đa số còn là hợp tác xã bậc thấp, quy mô nhỏ, trong đó ruộng đất, trâu bò, nông cụ vẫn thuộc sở hữu của hộ xã viên, nhưng do hợp tác xã thống nhất quản lĩ và sử dụng. Xã viên được hưởng 25 đến 30% số hoa lợi tính theo giá trị tài sản mà họ góp vào. Vào hợp tác xã, thu hoạch của người nông dân xã viên được nâng lên hơn nhiều so với sản xuất cá thế. Tuy vậy cái “xiềng ba sào” bình quân ruộng đất quá thấp - 0,4ha/hộ canh tác vẫn bó hợp tác xã cũng như xã viên.

Bên cạnh hợp tác xã, Nhà nước tiếp thu các đồn điền của thực dân Pháp và những Việt gian bỏ lại, thành lập 15 nông trường quốc doanh. Ngoài ra một số đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ khai hoang, lập 29 nông trường quân đội. Riêng cán bộ miền Nam tập kết tổ chức 10 liên đoàn sản xuất nông nghiệp, ba tập đoàn đánh cá. Phần lớn các nông trường phân bố trên những khu vực kết hợp được cả kinh tế và quốc phòng.

Hợp tá hóa căn bản hoàn thành vào cuối năm 1960 tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển, góp phần vào công cuộc kiến thiết miền Bắc và sẵn sàng chi viện nhân, tài, vật lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Đi đôi với phong trào hợp tác hóa trong nông nghiệp Đảng và Nhà nước tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, tiểu thủ công nghiệp và những người buôn bán nhỏ.

Đảng đã đề ra và giải quyết tốt các chính sách liên quan tới quyền lợi kinh tế, chính trị của nhà tư sản nên đại đa số các nhà tư sản đã tiếp thu và thực hiện chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh trong diện cải tạo, bao gồm 889 cơ sở công nghiệp, 933 cơ sở thương nghiệp, 313 cơ sở vận tải đã được tổ chức thành các xí nghiệp công tư hợp doanh, các xí nghiệp hợp tác, các hợp tác xã thủ công nghiệp, 13.112 công nhân từ làm thuê trở thành chủ nhân của các xí nghiệp, 1732 nhà tư sản và 500 người trong gia đình họ được sắp xếp việc làm, trở thành người lao động, 119 người được bố trí vào ban Giám đốc các xí nghiệp.

Việc cải tạo thủ công nghiệp và những người buôn bán nhỏ cũng được đặt ra khi Đảng, Nhà nước chủ trương cải tạo các thành phần kinh tế. Đến năm 1960, miền Bắc đã xây dựng được 2.760 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp thu hút 87.969 thợ thủ công và con đường làm ăn tập thể, đã chuyển hơn năm vạn người buôn bán nhỏ sang khu vực sản xuất. Số còn lại trong tầng lớp tiểu thương được tổ chức thành các hợp tác xã thủ công nghiệp, hợp tác xã mua bán… đều được xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ.

Nhà nước đầu tư vào công nghiệp, 544,5 triệu đồng trong ba năm 1957-1960, 130 công trình trên hạn ngạch được xây dựng và mở rộng trong thời kì này: Khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên, Nhà máy điện Vinh, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Uông Bí, Nhà máy cơ khí Hà Nội, Nhà máy Xúpephốt phát Lâm Thao, Nhà máy phân lân Văn Điển, Nhà máy phân đạm Bắc Giang, Nhà máy hóa chất Việt Trì, Nhà máy chế tạo công cụ, Xưởng đóng tàu Bạch Đằng. Một loạt các hầm mỏ tiếp tục được khôi phục, xây dựng và mở rộng thêm: mỏ than Hòn Gai, Mạo Khê, Làng Cẩm, mỏ Apatit Lào Cai, mỏ thiếc Tĩnh Túc, mõ kẽm Chợ Điền.

Công nghiệp hàng tiêu dùng thời kì này phát triển đảm bỏa phần lớn nhu cầu thiết yếu cho nhân dân như: dệt vải, dệt kim, đồ dùng gia đình, diêm, xà phòng, đồ nhựa, đồ sắt tráng men… Một số cơ sở công nghiệp nhẹ bắt đầu được khởi công xây dựng: Nhà máy đường Vạn Điểm, Nhà máy Giấy Việt Trì, Nhà máy Dệt 8-3, Nhà máy bóng đèn, phích nước, Nhà máy mì chính, hoa quả hộp.

Đi đôi với công nghiệp trung ương, Nhà nước quan tâm xây dựng công nghiệp địa phương. đến năm 1960, trong tổng số 1012 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh và công ti hợp doanh, có 203 xí nghiệp trung ương và 7809 công nghiệp địa phương. Ngoài 809 xí nghiệp, công nghiệp địa phương còn 2.706 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp phân bố rộng rãi trên cả nước. Việc công nghiệp địa phương hình thành và ngày càng phát triển tạo ra khởi nghĩa sử dụng các nguồn tài nguyên và sức lao động tại chỗ, đáp ứng đáng kể nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân địa phương.


(1)Hồ Chí Minh Toàn tập, Xuât bản lần thứ hai. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1996 tập 9, tr156.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #37 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2010, 07:16:13 am »

Sau ba năm cải tạo và phát triển kinh tế, nền công nghiệp non trẻ ở miền Bắc đã có bước phát triển về nhiều mặt. Giá trị sản lượng công nghiệp trong tổng giá trị kinh tế quốc dân tăng từ 31,4% năm 1957 lên 41% năm 160, tỉ trọng công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất  từ 23,5% tăng lên 35,2%, công nghiệp hiện đại từ 12,8% tăng lên 23,7%. Đặc biệt thời kì này công nghiệp quốc doanh tăng mạnh, từ 67%  lên 90% (không kể tiểu thủ công nghiệp) thực sự giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp cho đất nước một khối lượng sản phẩm quan trọng, trong đó có những sản phẩm trước đây phải nhập từ nước ngoài với giá đắt.

Nhà nước dành 215 tống số vốn đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất cho ngành giao thông, vận tải và bưu điện. Với vốn này ngành giao thông vận tải và bưu điện tiếp tục khôi phục, tu bổ và làm mới nhiều tuyến đường sắt, đường bộ, hệ thống cầu tàu. Ta phát triển mạng lưới điện thoại quốc gia và liên tỉnh, lắp đặt trạm điện thoại 3000 số và hàng loạt tổng đài. Ta sửa chữa, đóng mới và mua thêm nhiều phương tiện giao thông vận tải. Với chủ trương trung ương và địa phương cùng làm, mạng đường sá nông thôn, đồng bằng, miền núi được mở mang, tu bổ bao gồm hàng ngàn kilômét đường vận tải cơ giới, thô sơ. Ở nông thôn, phong trào “giải phóng đôi vai” ‘cải tạo đường làng”… đã được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

Phát triển nông nghiệp vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước song song với việc củng cố quan hệ sản xuất mới. Nhà nước đầu tư vào nông nghiệp 180 triệu đồng trong ba năm (1958-1960), cho nông dân vay 158 triệu đồng, cung cấp 30 vạn tấn phân hóa học, súa vạn con trâu bò, bốn triệu nông cụ các loại. Các trường đào tạo cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật nông lâm được mở, đồng thời cán bộ kĩ thuật nông nghiệp được cử về giúp đỡ nông dân áp dụng kĩ thuật canh tác mới. Nhà nước đầu tư xây dựng 15 công trình thủy lợi vừa và lớn. Lớn nhất là công trình đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải, công trình tưới tiêu nước cho ba tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Ngày 1-10-1958 công trình được khởi công. Bộ Tổng Tham mưu đã điều động các sư đoàn chủ lực của Bộ và lực lượng của Quân khu Tả ngạn, Hữu ngạn cùng với 1000 cán bộ, chiến sĩ binh chủng công binh tham gia xây dựng công trình đại thủy nông này.

Cùng với sự hỗ trợ của quân đội, nông dân miền Bắc đã bỏ ra hàng trăm triệu ngày công cải tạo, xây dựng hệ thống nội đồng, cải tạo đường làng, đường liên hương, liên xã, dưa diện tích đất trồng cấy có nước tưới lên 70%. Gần 1/5 diện tích ruộng thường xuyên úng ngập được khắc phục. 45.000 hecta đất canh tác một vụ chuyển sang hai vụ.

Với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự tác động tích cực của phong trào hợp tác hóa và những nỗ lực của nông dân tập thể, trong ba năm nông nghiệp miền Bắc phát triển với tốc độ cao. Năm 1956 tổng sản lượng lương thực đạt mức 5 triệu tấn. Năm 1960 tổng sản lượng đạt mức gần 6 triệu tấn mặc dù mất mùa. Nói chung, hàng năm giá trị sản lượng nông nghiệp tăng bình quân 5,6%/

Công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải đều đạt bước tiến quan trọng một phần cũng nhờ vào sự hỗ trợ tích cực của các ngành tài chính, ngân hàng, nội thương, ngoại thương. Thời kì này thương nghiệp quốc doanh vương lên chiếm lĩnh thị trường đạt 93,6% tổng mức lưu chuyển bán buôn và 51% tổng mức lưu chuyển bán lẻ. Nếu kể hợp tác xã mua bán, đến năm 1960, thương nghiệp xã hội chủ nghĩa chiếm tỉ trọng 77,5% tổng mức lưu chuyển bán lẻ trên toàn bộ thị trường miền Bắc. Cung cách và thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên thương nghiệp thực sự được nhân dân tin cậy. Nên thương nghiệp mới thực sự trở thành người người nội trợ đảm đang cho xã hội, nhân dân và quân đội.

Hoạt động tổ chức, ngân hàng, ngoại thương do Nhà nước độc quyền quản lí, điều hành đã phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng miền Bắc. Tài chính, ngân hàng đã cố gắng bồi đắp và cân tằng thu chi, đảm bảo vốn ngân sách tập trung cho kế hoạch xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoại thương từng vước mở rộng, tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa, để xây dựng đất nước. Trong ba năm 1958-1960 Nhà nước tăng cường nhập khẩu nhóm tư liệu sản xuất giảm bớt việc nhập các sản phẩm tiêu ùng từ 35% năm 1957 xuống còn 15% năm 1960 nhờ sự tăng trưởng của công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp trong nước.

Trên nền tảng của những biến đổi trong đời sống chính trị, kinh tế, sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế miền Bắc tập trung vào việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Hệ thống gia đình hình thành trong ba năm khôi phục kinh tế, đến đây được củng cố, phát triển, bao gồm các nhà trường phổ thông (3 cấp), các trường bổ túc công nông, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp. Ngoài các trường đại học, trung học chuyên nghiệp đã có, đến năm 1959 Nhà nước mở thêm Trường Đại học Sư phạm Vinh, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính, đưa tổng số Đại học lên tám trường với 50 ngành học. Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng tới việc học hành của con em nhân dân lao động, phụ nữ, con em dân tộc thiểu số. Nhà nước ban hành chính sách khuyến khích giáo viên từ miền xuôi lên miền núi dạy học.

Nền văn hóa mới phát triển trên cơ sở của văn hóa trong kháng chiến trở nên đa dạng và phong phú, kết hợp truyền thống và hiện đại đang hình thành. Đó là nền văn hóa yêu nước, yêu nhân dân lao động. Đại đa số các văn nghệ sĩ đã từng đi qua một thời chiến tranh góp phần hun đúc tinh thần yêu nước, yêu nhân dân, lòng căm thù giặc, đến đây lại góp phần  hun đúc ý chí, tình cảm cách mạng, niềm tin vào ngày mai tươi sáng, bồi đắp lòng yêu nước, yêu thương giai cấp, yêu đồng chí, đồng bào, yêu thương miền Nam đang chịu thương đau - một miền Nam “đi trước, về sau”, thủy chung, kiên cường, bất khuất.

Màng lưới y tế bảo vệ sức khỏe nhân dân phát triển nhanh chóng, hình thành rộng khắp.  Đến năm 1960, toàn miền Bắc đã có 263 bệnh viện, 3000 trạm y tế, nhà hộ sinh. Các dịch bệnh được tích cực phòng trừ. Phong trào thể dục thể tao kể cả các môn thê thao quốc phòng, phát triển mạnh ở trường học các cơ quan và đơn vị quân đội góp phần nâng cao sức khỏe và ý thức quốc phòng trong nhân dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #38 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2010, 07:17:14 am »

Củng cố chính quyền - Xây dựng quân đội nhân dân:

Để củng cố chính quyền, việc nâng cao sức mạnh và khả năng lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa quyết định, Đảng đặc biệt coi trọng việc xây dựng Đảng về tư tưởng và tổ chức. Về tư tưởng thời kì này Đảng coi trọng công tác lí luận. Về tổ chức coi trọng việc chỉnh đốn tổ chức Đảng, kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Đảng, tích cực sửa đổi lề lối làm việc và phương pháp lãnh đạo, đi sát thực tế, gắn bó mật thiết với nhân dân, đẩy mạnh phê bình và tự phê bình, mở rộng dân chủ nội bộ. Phương hướng nhiệm vụ công tác cán bộ được Hội nghị lần thứ 7 của Tư Đảng khóa II) đề ra như sau: “Mạnh dạn cất nhắc cán bộ, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ công, nông một cách thường xuyên trong công tác hằng ngày; lựa chọn cán bộ cho thích hợp với từng công tác, tập trung lực lượng, bố trí cán bộ để đảm bảo thực hiện chu đáo những công tác chính trị. Thực hiện về thống nhất quản lí cán bộ. Cần lập Ban Kiểm tra Trung ương , và ngành nào cũng phải tổ chức việc kiểm tra của mình để kiểm tra một cách có trọng điểm việc thi hành những chính sách của Đảng và Chính phủ”(1).

Đảng lựa chọn và bổ nhiệm các dav vào các chức vụ quan trọng của bộ máy Nhà nước và các cấp chính quyền. Đảng thông qua các tổ chức đảng đoàn ở Hội đồng Chính phủ và các cơ quan, bộ máy khác của Nhà nước, của Mặt trận đẻ thực hiên sự lãnh đạo của mình. Chuển sang thời bình, đòi hỏi đội ngũ cán bộ cảu Đảng phải nâng cao năng lực lãnh đạo về kinh tế. Do đó các cấp ủy viên các cấp và đội ngũ cán bộ của Đảng được học tập chính sách kinh tế, tài chính và nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài.

Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (được bầu từ đầu năm 1946) vẫn họp dịnh kì để nghe Chính phủ trình bày về tình hình trong nước và quốc tế, xét duyệt và thông qua các chủ trương, chính sách, các kế hoạch kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước. Ngày 20-9-1955, Quốc hội họp kì thứ 5 đã cử đồng chí Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng Chính phủ.

Các Ủy ban kháng chiến - hành chính trong kháng chiến từ tháng 9-1954 được đổi thành Ủy ban hành chính. Hệ thống chính quyền địa phương các cấp được chỉnh đốn một bước trong những năm đầu hòa bình lập lại. Đảng, Nhà nước đã tổ chức nhiều khóa học chính trị, mở các lớp bổ túc văn hóa để nhanh chóng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã và cấp huyện. Từ tháng 7-1957 thông qua việc Quốc hội ban hành Sắc luật số 4/SL, sẽ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp đều đặn trên toàn miền Bắc. Hội đồng nhân dân cử ra Ủy ban hành chính cùng cấp, chức năng chủ yếu của Ủy ban hành chính là quản lí kinh tế và xã hội.

Nhằm dẩy mạnh việc dân chủ hóa ngành tư pháp, tháng 4-1958, Quốc hội quyết định thành lập Tòa án nhân dân tối cao và Viện Công tố nhân dân.

Khối đại đoàn kết toàn dân là chỗ dựa, là sức mạnh của chính quyền được củng cố và mở rộng. Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc họp tại Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 15-9-1955 đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay cho Mặt trận Liên Việt trước đây. Đại hội đã bầu ra Ủy ban Trung ương do đồng chí Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch và thông qua Cương lĩnh và Điều lệ Mặt trận. Tuyên ngôn và Cương lĩnh Mặt trận thể hiện nguyện vọng, ý chí của mọi người Việt Nam yêu nước là đại đoàn kết để hoàn thành sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh.

Trong Mặt trận Tổ quốc, các tộc người thiểu số được đặc biệt qun tâm. Các cơ quan trung ương và địa phương đều có đại biểu các tộc người. Đảng, Nhà nước đã ban hành những chính sách nhằm phát triển kinh tế, văn hóa miền núi. Đảng, Nhà nước luôn thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, không can thiệp vào các hoạt động tôn giáo, không xâm phạm đến tài sản và lợi ích hợp pháp của nhà thờ, nhà chùa, nhà chung.

Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh được sự đồng tình ủng hộ nhiệt tình của các tần lớp xã hội. Nhờ đó, sự nhất trí về chính trị, tinh thần trong nhân dân được tăng cường, khối đoàn kết toàn dân được mở rộng trên cơ sở liên minh công nông được củng cố tăng cường.

Ngày 31-12-1959 sau  gần ba năm soạn thảo và công bố dự thảo để toàn dân thảo luận, Hiến pháp mới của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được Quốc hội thông qua. Lời nói đầu của Hiến pháp mới xác định: “Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo. Hiến pháp mới công bố: đất nước Việt Nam là một khối Bắc - Nam thống nhất không thể chia cắt (Điều 1). Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân (Điều 4). Tất cả các cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân (Điều 6). Hiến pháp định hướng phát triển của miền Bắc là: Tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nề kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học và kĩ thuật tiên tiến” (Điều 9).

Ngày 1-1-1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thi hành Hiến pháp mới. Tháng 5-1960, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa II được tiến hành trên toàn miền Bắc. Các đại biểu miền Nam trong Quốc hội khóa I được lưu nhiệm.

Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa II đã bầu

Chủ tịch nước   : Hồ Chí Minh
Phó Chủ tịch   : Tôn Đức Thắng
Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Trường Chinh
Thủ tướng Chính phủ: Phạm Văn Đồng

Quốc hội cử Hội đồng Quốc phòng, thông qua các đạo luật về tổ chức Quốc hội, Hồi đồng Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao.

Những hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta với chính sách ngoại giao hòa bình và hữu nghị với các dân tộc, chăm lo củng cố và phát triển sự hợp tác tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa, làm hết sức mình cho tình đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa và trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, càng nâng vị thế của nước Việt Nam Dân chủ cộng hóa trên trường quốc tế.


(1)Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (mở rộng từ ngày 3 đến 12-3-1955) Văn kiện lịch sử Đảng - Tập 9. Trang 53.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #39 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2010, 07:19:09 am »

Về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, Nghị quyêt Bộ Chính trị thang 9-1954 chỉ rõ: Quân đội nhân dân là trụ cột chủ yếu nhất, chắc chắn nhất để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình: “Cho nên tăng cường quân đội nhân dân là nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng, Chính phủ và toàn thể nhân dân ta. Cần phải xây dựng Quân đội nhân dân thành một quân đội cách mạng, chính quy, tương đối hiện đại”(1).

Trước đình chiến, Quân đội nhân dân có bảy đại đoàn, tám trung đoàn, 54 tiểu đoàn, 258 đại đội, 175 trung đội, tổng cộng 33 vạn cán bộ chiến sĩ. Trang bị vũ khí chủ yếu bằng súng trường, lựu đạn, trung liên và cối 81, chất lượng kém, không đồng bộ. Những năm kháng chiến, bộ đội ta phân tán, chiến đấu và công tác trên các chiến trường nên biên chế tổ chức, trang bị, điều lệnh của bộ đội thiếu thống nhất. Vì vậy, trong khi cùng toàn đảng tàn dân ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước ổn định tình hình, giúp nhân dân địa phương tháo gỡ bom mìn, phục hồi sản xuất, quân đội gấp rút chấn chỉnh về mọi mặt.

Các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320, 325 thành lập trong kháng chiến chống Pháp được đổi tên thành các sư đoàn bộ binh. Bộ đội miền Nam tập kết, bộ đội tình nguyện ở Lào, Campuchia và một số đơn vị chủ lực khu, bộ đội địa phương tỉnh, huyện trên miền Bắc được biên chế thành ba sư đoàn 75, 45, 349. Lực lượng phòng không biên chế một sư đoàn cao xạ 367. Một số đơn vị chủ lực và địa phương thuộc vùng ven biển xây dựng thành năm trung đoàn, một tiểu đoàn phòng thủ bờ biển. Bộ đội địa phương các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hải Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu biên chế thành 10 tiểu đoàn, 7 đại đội và 15 trung đội làm nhiệm vụ bảo vệ nội địa.

Biên chế một sư đoàn bộ binh có ba trung đoàn bộ binh, một trung đoàn pháo binh hỗ hợp và một số đơn vị vận tải, công binh, thông tin. Các sư đoàn chủ lực trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh, các lực lượng phòng thủ giới tuyến, phòng thủ biên giới, hải đạo được trang bị các loại vũ khí, khí tài do các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ.

Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu còn thành lập hai thủy đội Sông Lô và Bạch Đằng, những viên gạch đầu tiên, tiền thân của lực lượng tàu chiến đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 3-3-1955, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Ban nghiên cứu sân bay để chỉ huy các chuyến bay hằng ngày, giúp Bộ Tổng tham mưu nghiên cứu những nội dung và tổ chức, xây dựng lực lượng không quân cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngày 7-5-1955, Cục Phòng thủ bờ biển trực thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh được tổ chức, giúp Tổng tư lệnh chỉ huy bộ đội phòng thủ bờ biển, đào tạo cán bộ, nhân viên, thủy thủ và xây dựng các thủy đội phòng thủ bờ biển.

Cuối năm 1954, các đơn vị trong toàn quân bước vào đợt huấn luyện quân sự đầu tiên trong thời bình với chương trình và nội dung huấn luyện thống nhất, đặc biệt là kĩ thuật, chiến thuật cáp phân đội. Bộ Tổng tham mưu khẩn trương tổ chức biên soạn điều lệnh kỉ luật. Các điều lệnh khác lần lượt được ban hành và đưa vào thực hiện giữa năm 1956.

Công tác Đảng, công tác chính trị tập trung vào việc giáo dục cho cán bộ chiến sĩ về giác ngộ giai cấp, giác ngộ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời chú trọng giáo dục cho bộ đội tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân và ý thức tổ chức kỉ luật. Các đơn vị miền Nam tập kết và bộ đội tình nguyện được tổ chức học tập về chính sách ruộng đất của Đảng, Nhà nước. Cán bộ cao cấp, trung cấp toàn quân được học tập về chủ nghĩa Mác - Lênin. Việc nâng cao trình độ văn hóa cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ được đặt ra hết sức cấp thiết. Cán bộ sơ cấp, trung cấp trong quân đội luân phiên tập trung học văn hóa tại trường văn hóa quân đội, cán bộ từ trung đội trở xuống và chiến sĩ học bổ túc văn hóa tại chức. Hệ thống nhà trường quân đội từng bước phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng về dạy và học. Sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện trực tiếp của Đảng trong quân đội được tăng cường.

Năm 1957, Hội nghị lần thứ 12 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) quyết nghị các vấn đề xây dựng quân đội, tổ chức quốc phòng trong giai đoạn mới. Hội nghị xác định nhiệm vụ của quân đội là: “Bảo vệ công cuộc củng cố và xây dựng miên Bắc tiến lên chủ nghãi xã hội, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước, sẵn sàng đập tan âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, chủ yếu là đế quốc Mỹ và tay sai”(2).

Kế hoạch 5 năm xây dựng quân đội (1955-1959) của Bộ Tổng tham mưu đặt mục tiêu là: “Thực hiện và hoàn thành kế hoạch xây dựng Quân đội nhân dân, làm cho quân đội trở thành một quân đội cách mạng, chính quy, tương đối hiện đại, đồng thời đặt cơ sở đauìa tiên cho các quần chúng và binh chủng khác”.

Tháng 3-1958, Tổng Quân ủy quyết định điều chỉnh một số nội dung xây dựng quân đội. Theo đó thời gian thực hiện kế hoạch tăng thêm một năm (đến năm 1960) cho phù hợp với thời gian của kế hoạch ba năm cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa.

Những nội dung được điều chỉnh là:

1. Giảm bớt tổng quân số đi đôi với việc nâng cao chất lượng toàn diện của bộ đội tập trung, cải tiến trang bị, vũ khí, xây dựng các đơn vị binh chủng, thực hiện các chế độ chính quy.

2. Tận dụng khả năng xây dựng kinh tế của quân đội.

3. Xúc tiến việc đào tạo cán bộ, xây dựng các nhà trường quân sự.

4. Đẩy mạnh công tác huấn luyện và nghiên cứu khoa học quân sự.

Ngoài ra Tổng Quân ủy còn xác định rõ những biện pháp nhằm tăng cường kháng chiến phòng thủ miền Bắc, chuẩn bị mọi mặt đối phó nếu chiến tranh xảy ra, xây dựng Tây Bắc và miền Tây khu IV thành căn cứ địa vững chắc, ra sức xây dựng lực lượng dự bị.


(1)Văn kiện lịch sử Đảng - Tập 9. Trang 29.
(2)Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (khóa II). Những  sự kiện lịch sử Đảng, NXB. Thông tin lí luấn. Hà Nội 1982. Tập 4. Tr38.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM